Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Biện pháp phòng tránh hiện tượng bắt nạt cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 87 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
--------

ĐỖ THỊ HUYỀN

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH HIỆN TƯỢNG
BẮT NẠT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tâm lí học Tiểu học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Lê Thanh Hà

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại
học sư phạm Hà Nội 2. Đặc biệt thầy giáo Thạc sĩ Lê Thanh Hà là thầy đã
trực tiếp hướng dẫn em thực chuyên đề này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn BGH, Hội đồng sư phạm và các em học
sinh trường tiểu học Đồng Xuân thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Do kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế, đề tài chưa thực sự hoàn
thiện. Kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, của bạn bè và
đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn.
Hi vọng với chuyên đề này phần nào sẽ đóng góp tích cực trong quá
trình nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, tạo môi trường thân thiện cho
các em.
Xin chân thành cám ơn!


Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Ngƣời viết

Đỗ Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Lê Thanh Hà. Khóa luận với đề
tài Biện pháp phòng tránh hiện tượng bắt nạt cho học sinh Tiểu
hoc chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác. Nếu có gì sai phạm, người viết sẽ chịu mọi hình thức kỷ
luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2018
Tác giả khóa luận
Đỗ Thị Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 3
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
Chương 1. HIỆN TƯỢNG BẮT NẠT Ở HỌC SINH LỨA TUỔI
TIỂU HỌC ......................................................................................................... 5
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................... 5
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 5

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ......................................................... 8
1.2. Bắt nạt và bị bắt nạt .............................................................................. 10
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................ 10
1.2.2. Đặc điểm ........................................................................................ 13
1.3. Các hình thức bắt nạt ............................................................................ 16
1.3.1. Bắt nạt về thể chất ......................................................................... 17
1.3.2. Bắt nạt quan hệ .............................................................................. 18
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bắt nạt và bị bắt nạt .................................... 19
1.4.1. Do gia đình .................................................................................... 19
1.4.2. Do môi trường học đường ............................................................. 20
1.4.3. Do đặc điểm tâm lí cá nhân ........................................................... 21
1.5. Đặc điểm của học sinh Tiểu học ...........Error! Bookmark not defined.
1.5.1. Đặc điểm về nhận thức của học sinh tiểu học Error! Bookmark not defined.
1.5.2. Đặc điểm về nhân cách của học sinh tiểu họcError! Bookmark not defined.
1.6. Hậu quả của bắt nạt...............................Error! Bookmark not defined.
Chương 2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CỦA HIỆN TƯỢNG BẮT
NẠT Ở HSTH .................................................................................................. 30


2.1. Một số đặc điểm về khách thể và địa bàn nghiên cứu .......................... 30
2.1.1. Một số đặc điểm về khách thể ........................................................ 30
2.1.2. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ................................................. 30
2.2. Quy trình thu thập dữ liệu ..................................................................... 32
2.3. Phân tích định tính ................................................................................ 32
2.3.1. Ý kiến của HS về bắt nạt ................................................................ 32
2.3.2. Ý kiến của HS về nguyên nhân bắt nạt .......................................... 34
2.3.3. Ý kiến của HS về đặc điểm người bị bắt nạt .................................. 36
2.4. Phân tích định lượng về hiện tượng bắt nạt qua thang đo bắt nạt ........ 38
2.4.1. Bị bắt nạt về thể chất ..................................................................... 38
2.4.2. Bị bắt nạt về giá trị ........................................................................ 40

2.4.3. Bị bắt nạt về quan hệ ..................................................................... 42
2.4.4. Bị bắt nạt sở hữu ............................................................................ 43
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH HIỆN TƯỢNG
BẮT NẠT CHO HỌC SINH LỨA TUỔI TIỂU HỌC ................................... 47
2.1. Nguyên tắc của việc đề xuất biện pháp phòng tránh hiện tượng bắt
nạt cho HS lứa tuổi tiểu học ........................................................................ 47
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ............................................... 47
2.1.2. Đảm bảo tính thống nhất giữa giáo dục ý thức, thái độ và
hành vi...................................................................................................... 47
2.1.3. Đảm bảo việc tôn trọng nhân cách kết hợp với yêu cầu cao......... 47
2.1.4. Đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi TH ........ 48
2.1.5. Đảm bảo tính khả thi ..................................................................... 48
2.2. Một số biện pháp phòng tránh .............................................................. 48
2.2.1. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.......................... 48
2.2.2. Giáo dục thông qua hoạt động tập thể, tiết ngoài giờ lên lớp ...... 50
2.2.3. Cung cấp tài liệu về bắt nạt học đường, thành lập phòng tư
vấn gỡ rối ................................................................................................. 52


2.2.4. Tăng cường tính tự tin, khả năng đối mặt với thách thức của
học sinh .................................................................................................... 53
2.2.5. Đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc tạo sự đoàn
kết, gắn bó trong lớp học ......................................................................... 55
2.2.6. Đề xuất giáo án mẫu dạy kĩ năng sống phòng tránh hiện tượng
bắt nạt cho HSTH .................................................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66
PHỤ LỤC



DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Lựa chọn của học sinh về khái niệm bắt nạt ...................................32
Bảng 2.2: Ý kiến của học sinh về nguyên nhân bắt nạt ...................................33
Bảng 2.3. Ý kiến của HS về đặc điểm người bị bắt nạt...................................35
Bảng 2.4. Số lượng và phần trăm các phương án lựa chọn trong tiểu thang
đo bắt nạt về thể chất .......................................................................37
Bảng 2.5. Số lượng và phần trăm các phương án lựa chọn trong tiểu thang
đo bắt nạt về giá trị ..........................................................................39
Bảng 2.6. Số lượng và phần trăm các phương án lựa chọn trong tiểu thang
đo bắt nạt về quan hệ .......................................................................41
Bảng 2.7. Số lượng và phần trăm các phương án lựa chọn trong tiểu thang
đo bắt nạt về sở hữu .........................................................................42


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ số HS điều tra tại trường TH Đông Xuân ...........................30
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ phần trăm nam và nữ ..........................................................30
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ số HS gặp phải hiện tượng bắt nạt ......................................32
Biểu đồ 2.4. Nguyên nhân bắt nạt qua lựa chọn của học sinh .........................34
Biểu đồ 2.5. Đặc điểm của người bị bắt nạt qua lựa chon của học sinh..........36
Biểu đồ 2.6: Điểm trung bình mức độ bắt nạt về thể chất ...............................38
Biểu đồ 2.7: Điểm trung bình mức độ bắt nạt về giá trị ..................................40
Biểu đồ 2.8: Điểm trung bình mức độ bắt nạt về quan hệ ...............................41
Biểu đồ 2.9: Điểm trung bình mức độ bắt nạt về sở hữu.................................43


BẢNG DANH TỪ VIẾT TẮT

GV


Giáo viên

HS

Học sinh

HSTH

Học sinh tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Hiện nay ở nước ta, vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần cho
người dân ngày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là trẻ em. Nếu như
vài năm trước đây, xã hội dư luận thường quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ

trẻ em dưới góc độ người lớn làm tổn thương trẻ như: lạm dụng sức lao động,
bạo lực tinh thần, đánh đập, lạm dụng tình dục thì trong những năm gần đây
báo chí và dư luận cũng bắt đầu quan tâm tới việc trẻ bị chính bạn cùng lứa
gây tổn thương. Một trong số đó là hiện tượng bắt nạt xảy ra trong các nhà
trường tiểu học. Hiện tượng bắt nạt có thể khiến môi trường học đường trở
nên kém thân thiện, thậm chí kém an toàn cho học sinh. Bắt nạt cũng có thể
để lại những hậu quả lâu dài cho cả học sinh bị bắt nạt và học sinh đi bắt nạt.
Ngoài ảnh hưởng xấu đến học tập, vấn đề này còn gây hại lớn đến sự phát
triển của trẻ về mặt xã hội và cảm xúc. Các em dễ bị trầm cảm, luôn có cảm
giác thấp kém và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống ngay cả lúc đã trưởng
thành. Đặc biệt với học sinh giai đoạn tiểu học, các em yếu đuối về mặt thể
chất, nhút nhát, khó thích ứng nên thường hứng chịu hậu quả nặng nề nhất.
Có thể thấy rằng vấn đề học sinh bắt nạt nhau đã rung nhiều hồi chuông
báo động trong xã hội. Điều đặc biệt là hững học sinh này đều đang ở lứa tuổi
vị thành niên - độ tuổi mà các em đang hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất
về nhân cách. Trên báo Dân trí (15/3/2010) có bài viết: “Hàn Quốc: Nạn bắt
nạt gia tăng ở trường tiểu học” đưa ra kết quả khảo sát được thực hiện bởi
Quỹ Phòng chống bạo lực thanh thiếu niên cho thấy 22% trong số 4.073 học
sinh ở 64 trường tiểu học và trung học cho biết từng bị bắt nạt ở trường.
Khoảng 63% các nạn nhân chịu sự bắt nạt lần đầu tiên khi đang học tiểu học.
Trên trang web điện tử ở báo zing.vn (02/11/2016) có bài viết: “Bạo lực ở học
đường ở Nhật Bản tăng cao kỉ lục” thông tin về cuộc khảo sát của Bộ Giáo

1


dục Nhật Bản cho thấy, số vụ bắt nạt ở cấp tiểu học và trung học tăng lên mức
kỉ lục là 224.540 trường hợp trong năm 2015, tăng hơn 36.400 trường hợp so
với năm trước. Ở cấp Tiểu học, số trường hợp bị bắt nạt tăng từ 28.456 lên
hơn 151.000 vụ trong 12 tháng. Trong khi đó, cấp THCS xảy ra 59.422 vụ, ở

cấp THPT là 12.600 vụ. Trong số này, hình thức bắt nạt bằng lời nói như chế
giễu, trêu chọc, vu khống, chửi thề và đe dọa chiếm nhiều nhất với 63,5 %.
Ngoài ra, học sinh còn sử dụng máy tính và điện thoại di động để nói xấu, xúc
phạm các bạn khác, chiếm 4,1 %. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và
Đào tạo đưa ra (2016) trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc
học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng
theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì
có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học
vì đánh nhau;... Tình trạng bắt nạt trong trường học đã và đang diễn ra nóng
bỏng trên khắp cả nước ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau, mức độ
ngày càng gia tăng, hậu quả nghiêm trọng.Thực tế cho thấy hiện tượng bắt nạt
đang chuyển dần xuống lứa tuổi nhỏ hơn là giai đoạn tiểu học. Tuy nhiên hiện
nay ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu về hiện tượng này ở lứa tuổi tiểu
học mà đa phần cho lứa tuổi THCS và THPT. Vì vậy việc đưa ra các biện
pháp phòng tránh hiện tượng bắt nạt cho HSTH ngày càng trở nên cấp thiết,
nhằm tạo môi trường học đường thân thiện và an toàn cho trẻ, giúp các em
phát triển toàn diện về nhân cách
Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định thực hiện đề tài: “Giải pháp
phòng tránh hiện tượng bắt nạt cho học sinh lứa tuổi tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp phòng tránh hiện tượng bắt nạt cho học sinh lứa tuổi
tiểu học

2


3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phòng tránh hiện tượng bắt nạt
cho học sinh lứa tuổi tiểu học

3.2.

Khách thể nghiên cứu: Học sinh lứa tuổi tiểu học

6. Phạm vi nghiên cứu

- Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Đồng Xuân
- Nội dung nghiên cứu: Biện pháp phòng tránh hiện tượng bắt nạt cho học
sinh lứa tuổi tiểu học
4. Giả thuyết nghiên cứu

Nếu xây dựng được các biện pháp phòng tránh hiện tượng bắt nạt cho
HSTH sẽ tạo môi trường học tập thân thiện và an toàn cho trẻ, tạo điều kiện
cho HS phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ và tâm hồn đạo đức trong sáng
lành mạnh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

 Tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về bắt nạt, nguyên
nhân của bắt nạt và đặc điểm của nạn nhân bị bắt nạt.
 Dùng thang đo để điều tra tình trạng bắt nạt trên học sinh để từ đó
thấy được tương quan giữa bắt nạt và các nguyên nhân
 Đề xuất biện pháp phòng tránh hiện tượng bắt nạt cho HS lứa tuổi tiểu học
6. Phạm vi nghiên cứu

 Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Đồng Xuân
 Nội dung nghiên cứu: Biện pháp phòng tránh hiện tượng bắt nạt cho
học sinh lứa tuổi tiểu học
7. Phƣơng pháp nghiên cứu

 Phương pháp phân tích tài liệu: Tìm hiểu những nghiên cứu và số liệu

sẵn có từ các bài báo khoa học, các luận văn, luận án, các trang web của các
tổ chức y tế, các viện nghiên cứu và các trường đại học.
 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thang đo bắt nạt, thang đo nguyên
nhân bắt nạt và thang đo bắt nạt (dành cho nạn nhân).

3


 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu bằng xác suất thống kê: Sử dụng
phần mềm Excel để nhập dữ liệu và phần mềm SPSS để phân tích và vẽ biểu đồ.

4


Chƣơng 1. HIỆN TƢỢNG BẮT NẠT Ở HỌC SINH
LỨA TUỔI TIỂU HỌC
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Bắt nạt được cho là đã tồn tại từ khi có những ghi chép đầu tiên của con
người. Các hình thức nguyên thủy nhất của bắt nạt có thể là việc ai đó đánh
hoặc đá người khác hoặc nói những điều xấu về người khác gây tổn hại đến
họ. Trong khoảng ba thập kỉ qua, bắt nạt được xem như một mối đe dọa
nghiêm trọng cho sự an toàn của cuộc sống đặc biệt là trong môi trường học
đường. Ở nhiều nước trên thế giới, tình hình bắt nạt giữa học sinh với học
sinh là vấn đề bức xúc của xã hội, được các nhà tâm lí học và giáo dục học
đặc biệt quan tâm. Các tác giả trên thế giới nghiên cứu vấn đề về khái niệm
bắt nạt, đặc điểm đối tượng bắt nạt, khảo sát tình trạng bắt nạt, nguyên nhân,
hậu quả và biện pháp can thiệp. Tập trung vào xác định khái niệm bắt nạt, bị
bắt nạt giữa học sinh với học có nhà tâm lí học Rigby (2002), Olweus (2001),
Nansel và Overpeck (2003). Trong đó Olweus đã đưa ra khái niệm chung

nhất, bắt nạt trong trường học như một hành vi tiêu cực lặp đi lặp lại, có ý
định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh,
người khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân. Một số nhà nghiên cứu nước
ngoài như Scholte (2005), van Aken và van Lieshout (1997), Andreou (2000),
Bollmera, Harris và Milicha (2005) đã bắt đầu tìm hiểu đặc điểm nhân cách
của thủ phạm và nạn nhân của bắt nạt. Các tác giả đã tìm thấy một số mối liên
hệ giữa bắt nạt và đặc điểm nhân cách như người bắt nạt thường có xu hướng
và hung hăng, thù địch trong khi nạn nhân thường có xu hướng kém tự tin,
thu mình và hay lo lắng.
Các cuộc khảo sát về tình trạng bắt nạt giữa học sinh với học sinh của
Hsi-Sheng Wei và các cộng sự, Crai và Harel, Due v. Holstei, Huang… cho

5


thấy tỉ lệ bắt nạt học đường ở các nước là khác nhau. Dữ liệu từ khảo sát quốc
tế của Crai và Harel gần đây cho thấy rằng học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 15 bị
lạm dụng ở 30 nước khác nhau có tỉ lệ dao động từ 9% đến 73 %. Theo điều
tra của Tổ chức quan sát vấn đề bạo lực học đường quốc tế được thực hiện
cho UNICEF năm 2011 có 700.600 học sinh Pháp , từ cấp một đến cấp ba
hiện là nạn nhân của trò bắt nạt. Trong số đó, 383.830 học sinh bị bắt nạt
nghiêm trọng. Cụ thể hơn có 12% học sinh cấp một ( lớp 3, lớp 4, lớp 5) bị
bắt nạt, nghĩa là 295.600 học sinh cấp một trên tổng số 2.463.065. Trong đó
5% học sinh, nghĩa là 123.000 học sinh lớp 2 đến lớp 6 bị bắt nạt nghiêm
trọng. Có 10% học sinh cấp hai bị bắt nạt, nghĩa là 332.000 học sinh cấp hai
trên 3.332.000 và trong đó 7% học sinh cấp hai (233.000) bị bắt nạt nghiêm
trọng ( Theo điều tra của Ban đánh giá, kế hoạch và hiệu suất (Depp) thực
hiện vào năm 2011 và 2013). Có 3,4% học sinh cấp ba bị bắt nạt, nghĩa là
73.000 học sinh cấp ba trên tổng số 2.140.900 và trong đó 1,3% học sinh cấp
ba (27.830) bị bắt nạt nghiêm trọng [10 tr. 175]. Những con số trên cho thấy

học sinh cuối cấp một và cấp hai có nguy cơ bị bắt nạt nhiều nhất.
Những nghiên cứu về đối tượng bắt nạt gồm những tác giả như
Salmivalli, Pepler và Olweus, Salmivalli (1997) phân chia và mô tả các vai
trong trò bắt nạt giữa học sinh với học sinh: thứ nhất là kẻ đầu trò. Đó là
người tổ chức cả nhóm và khởi đầu quá trình bắt nạt. Thứ hai là kẻ a dua người tham gia vào quá trình bắt nạt khi nó đã bắt đầu. Thứ ba là kẻ cổ vũ người tham gia vào quá trình bắt nạt như xem, cười, hoặc có những hình thức
khuyến khích thụ động khác. Thứ tư là kẻ ngoài cuộc - những người trong
nhóm bạn nhưng tỏ ra không quan tâm đến vụ bắt nạn. Thứ năm là kẻ chống
trả - người kêu gọi sự giúp đỡ, yêu cầu dừng lại sự bắt nạt, trực tiếp giúp đỡ
nạn nhân. Thứ năm là nạn nhân - người bị bắt nạt.

6


Một số tác giả tập trung tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng bắt nạt giữa
học sinh với học sinh. Theo hướng này có các nhà nghiên cứu như: Topcu,
Erdur-Baker, Capa-Aydin, Dulmus, Robinson, Sabrina, Zehra. Các tác giả
cho rằng có rất nhiều yếu tố có liên quan đến hành vi bắt nạt và bạo lực học
đường giữa học sinh với học sinh như: giới tính, những hành vi vi phạm quy
tắc, luật lệ, cách ứng xử của giáo viên. Çetinkaya và đồng sự (2009) cho rằng:
điều kiện kinh tế gia đình có liên quan đến hành vi bạo lực học đường giữa
học sinh với học sinh. Trong số trẻ em bị bắt nạt, tỷ lệ trẻ có điều kiện kinh tế
khó khăn cao hơn trẻ em có điều kiện kinh tế khá. Bắt nạt cũng có mối liên hệ
có ý nghĩa với mức sống, tuổi, nghề nghiệp của cha, số anh chị em trong gia
đình. Những nét đặc biệt ở hình dáng của một số học sinh cũng là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự bắt nạt. Robinson, Sabrina cho rằng: thừa cân
và béo phì là nạn nhân của bắt nạt. Thanh thiếu niên béo phì có nguy cơ là
nạn nhân của bắt nạt cao bởi vì những bạn cùng lứa nhìn nhận họ như một sự
khác biệt và người không ai ưa.
Tìm hiểu về hậu quả của bắt nạt có rất nhiều nhà nghiên cứu như
Gilmartin, Bulack, Williams, Bagley, Sabrina… các nhà nghiên cứu đều

khẳng định bắt nạt có ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh. Trẻ bị bắt nạt có thể
học hành sa sút, hạn chế các cơ cơ hội giao lưu và kết bạn dẫn đến kĩ năng xã
hội kém. Bằng chứng cho thấy những kẻ bắt nạt và nạn nhân có nguy cơ gia
tăng trầm cảm và lo lắng, cảm giác tuyệt cọng và lòng tự trọng thấp, không
tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Trong nhiều trường hợp còn dẫn
đến tự tử.
Các nhà nghiên cứu Gary D.Gootfredson, Denise C. Gottfred, Shure
Spivak nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn rối loạn hành vi. Feindler,
Marriott và Iwata giới thiệu hai hướng can thiệp chính đối với bắt nạt học
đường. Hướng thứ nhất can thiệp kiểm soát môi trường trường học, lớp học

7


và nhà trường như tạo ra quy tắc luật lệ rõ ràng và công bằng trong nhà
trường. Hướng thứ hai can thiệp lên sự thay đổi cá nhân. Đó là can thiệp thay
đổi hành vi, suy nghĩ, thái độ và niềm tin của các học sinh trong nhà trường.
Các chương trình được xây dựng dựa trên các kĩ thuật nhận thức hành vi
nhằm giúp học sinh nhận biết tốt hơn về những tình huống có thể dẫn đến bạo
lực và các biện pháp phòng chống. Một số chương trình cơ bản là kĩ năng giải
quyết vấn đề liên nhân cách ( ICPS Shure và Spivak 1979,1980,1982), con
đường FAST( nhóm nghiên cứu rối loạn hành vi,1990) Kiểm soát sự tức giận
(Feindler, Marriott và Iwata)
Như vậy, hiện tượng bắt nạt được rất nhiều nhà tâm lí, giáo dục học rất
quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đã tìm hiểu và phát hiện ra
nhiều phương diện của vấn đề cả về lí luận và thực tiễn bao gồm các khái
niệm, thực trạng, đối tượng, nguyên nhân, hậu quà và biện pháp can thiệp đối
với tình trạng bắt nạt học đường.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Trong thời gian gần đây, bắt nạt là một hiện tượng xã hội được đề cập

nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và đang trở thành vấn đề
gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam. Hàng ngày, hàng giờ, các trang báo
điện tử đều cập nhật những thông tin, vụ việc liên quan đến vấn đề này.
Tuy nhiên những nghiên cứu có tính hệ thống, sử dụng các phương pháp
khoa học còn hạn chế đề cập đến các vấn đề về thực trạng, nguyên nhân và
biện pháp can thiệp.
Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường được viện Y học - Xã hội
học phối hợp với tổ chức từ thiện Plan Việt Nam thực hiện từ tháng 3 đến
tháng 9/2014 với 3.000 học sinh của 30 trường trung học cơ sở , trung học
phổ thông ở Hà Nội. Theo đó, có khoảng 80% học sinh cho biết từ trước đến
nay đã bị bạo lực giới trong trường ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng

8


6 tháng qua. Trong đó, bạo lực về tinh thần như mắng chửi, đe dọa, bắt nạt,
đặt điều, sỉ nhục… chiếm tỉ lệ cao nhất là 73%. Bạo lực về thể chất như tát,
đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập… chiếm 41 % (Lam Ngọc, 2016).
Trong một cuộc nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học
với mẫu khảo sát 200 phiếu tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội)
và phỏng vấn sâu 5 học sinh, kết quả cho thấy: có 96,7% số học sinh được hỏi
cho rằng ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ
bạo lự trong nữ sinh là: 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên và
17,3% không thường xuyên. Không chỉ dừng lại ở đó, có tới 64% các em nữ
thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý hầu
hết các vụ đánh nhau lần đầu tiên diễn ra trong khuôn. Nghiên cứu tác giả
Trần Văn Công và Bahr Weiss, David Cole (2009 thực hiện trên 400 học sinh
ở một trường tiểu học nông thôn và một trường trung học ở trung tâm bang
Tennessee, Mỹ, trong đó 100 học sinh lớp 3, 96 học sinh lớp 4, 100 học sinh
lớp 5 và 104 trẻ lớp 6. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng 25.5% trẻ thường xuyên

bị ít nhất một hình thức bắt nạt ẩn/quan hệ như bị nói xấu, tung tin đồn;
10.75% trẻ thường xuyên bị ít nhất một hình thức bắt nạt ngoài/cơ thể
nhưđấm, đá, đánh. 28.75% trẻ thường xuyên bị ít nhất một hình thức bắt nạt
nào đó ở bắt nạt ẩn/quan hệ hoặc bắt nạt ngoài/cơ thể; 7.25% trẻ thường
xuyên bị bắt nạt cả ẩn/quan hệ và ngoài/cơ thể, ít nhất một hình thức bắt nạt ở
mỗi loại. Nếu tính cả hai hình thức bị bắt nạt, tỉ lệ sẽ là 28.75%. Như vậy, cứ
khoảng 3 em học sinh thì có 1 em bị ít nhất một hình thức bắt nạt nào đó.
Nghiên cứu này cũng chỉ rõ nữ giới bị bắt nạt ẩn/quan hệ nhiều hơn nam và bị
bắt nạt ngoài/cơ thể ít hơn nam. Nói cách khác, nam bị bắt nạt về mặt cơ thể,
bạo lực nhiều hơn nữ và ít bị bắt nạt hơn về mặt lời nói, quan hệ. (Trần Văn
Công Bahr Weiss, David Cole, 2009) Một nghiên cứu khác về hiện tượng bị
bắt nạt đã được thực hiện bởi hai tác giả Phạm Thị Ánh, Nguyễn Thị Si với đề

9


tài “Quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh phổ
thông”. Nghiên cứu này được thực hiện trên 161 học sinh từ 3 trường Tiểu
học và 1 trường trung học cơ sở thuộc các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà
Nội. Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận: “Tỉ lệ trẻ bị bắt nạt là đáng báo động:
trong số 100 trẻ thì có 38 trẻ (hơn 1/3) thường xuyên hoặc luôn luôn bị ít nhất
một hình thức bắt nạt. Phổ biến nhất là bắt nạt về các mối quan hệ như bêu
xấu, làm bạn bè xa lánh.” [9 tr. 36]
Như vậy, chúng ta nhận thấy, ở Việt Nam, hiện nay đã có những bài viết
về hiện tượng bị bắt nạt và bước đầu đã có những nghiên cứu khoa học
về hiện tượng này. Tuy nhiên, những tài liệu này đều là những bài viết tổng
hợp hoặc được biên dịch từ tài liệu nước ngoài, hoặc là nghiên cứu viết bằng
tiếng Việt nhưng thực hiện trên khách thể nước ngoài… Hơn nữa, có thể nhận
thấy hiện tượng bắt nạt và bị bắt nạt mới chỉ được đề cập rải rác ở các báo,
những công trình nghiên cứu khoa học về hiện tượng này hầu như chưa có.

Trong khi đó, đây là một hiện tượng khá phổ biến ở học sinh Việt Nam. Các
nghiên cứu chưa nêu bật hậu quả về mặt tâm lí nặng nề của những học sinh bị
bắt nạt. Chính vì vậy những biện pháp đề ra mới chú ý đến yếu tố khách quan,
chưa chú ý đến hỗ trợ tâm lí cho người trực tiếp liên quan đến bắt nạt.
1.2. Bắt nạt và bị bắt nạt
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Bắt nạt
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, bắt nạt được hiểu là cậy thế,
cậy quyền dọa dẫm để làm cho phải sợ, ví dụ như bắt nạt trẻ con, ma mới bắt
nạt ma cũ [8 tr. 56]. Ở nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề bắt nạt.
Mỗi tác giả có nhiều quan niệm cũng như cách hiểu khác nhau về vấn đề này.
Dan Olweus đã đưa ra định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt nạt trong
trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của

10


một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó
khăn trong việc tự bảo vệ bản thân”[4 tr. 134] Milton Keynes (1989) định
nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại một cách hiếu chiến để cố ý
làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người khác. Bắt nạt là đặc
trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt được quyền lực
trên người khác” [12]. Tác giả Banks (1997) cho rằng bắt nạt bao gồm những
hành vi trực tiếp như trêu chọc, chửi mắng, đe dọa, đánh, và chiếm đồ của nạn
nhân bị bắt nạt. Theo Ahmad & Smith (1994) và Smith & Sharp (1994) học
sinh nam thường liên quan tới các hình thức bắt nạt trực tiếp. Ngược lại, học
sinh nữ thường liên quan tới các hình thức gián tiếp, tập trung vào việc làm
tổn hại quan hệ của nạn nhân với bạn bè khác qua phát tán tin đồn và cô lập
nạn nhân. Cụ thể hơn là những hành vi nói xấu sau lưng, “buôn dưa lê bán
dưa chuột”, hướng người khác có cùng cái nhìn đố kị và tiêu cực về phía

đối phương, làm cho đối phương bị mọi người ghét, ác cảm, không chơi
cùng. Batsche & Knoff và Olweus (1994) cho rằng thành tố then chốt của
bắt nạt, kể cả trực tiếp hay gián tiếp, là những hăm dọa về cơ thể và tâm lý
xuất hiện lặp lại có thể tạo ra những mẫu hành vi quấy rầy và lạm dụng nạn
nhân. Rigby (1998) cho rằng bắt nạt là bất cứ hành vi nào có ý định làm
tổn thương người khác về cơ thể hay cảm xúc. Nó bao gồm không chỉ
những hành động nhìn thấy được như đấm, đá, gọi tên và trêu chọc mà còn
phát tán tin đồn, chế nhạo các khuyết tật về cơ thể, giễu cợt về sắc tộc, ngăn
không cho chơi với nhóm bạn, làm nhục, hoặc kể cho người khác chuyện mà
nạn nhân muốn giấu (Salmon, James, Cassidy & Javolyoes, 2000). Bắt nạt
xuất hiện khi một học sinh ngoan cố và lặp lại việc thể hiện sức mạnh đối với
người khác với mục đích thù địch và có ý làm hại (Lumsden, 2002). Thuật
ngữ "bắt nạt" chứa đựng một diện rộng các hành vi cơ thể và lời nói theo cách
gây hấn hoặc chống đối xã hội. Bắt nạt có thể bao gồm sỉ nhục, trêu chọc, lạm

11


dụng về từ ngữ hay cơ thể, đe dọa, làm nhục, quấy rầy và tấn công. Các
nghiên cứu trước đây thường tập trung vào bắt nạt bên ngoài/cơ thể, thường
nhấn mạnh hành vi của nam giới. Gần đây các nghiên cứu mở rộng ra và bao
gồm cả bắt nạt ẩn/quan hệ, có lẽ là toàn diện hơn trong việc mô tả bắt nạt mục
tiêu cả ở nữ và nam (Crick và cộng sự, 1999). Bắt nạt bên ngoài cơ thể
xuất hiện khi một đứa trẻ bị làm hại hay điều khiển bởi các đe dọa và tổn hại
cơ thể (Crick & Bigbee, 1998). Bắt nạt ẩn/quan hệ là hành vi có mục đích làm
hại các mối quan hệ bạn bè, phá vỡ tình bạn, và làm phát tán tin đồn xấu
(Crick & Bigbee, 1998; Grotpeter & Crick, 1996; Hawker & Boulton,
2000). Như vậy, có thể hiểu “Bắt nạt là bất cứ hành vi hay lời nói nào đó lặp
đi lặp lại cố tình gây tổn thương đến cơ thể hoặc tâm lý của người khác, vì thế
thường làm nạn nhân sợ sệt và lo lắng thường xuyên; thường có sự chênh lệch

về quyền lực. Kẻ bắt nạt thường to lớn hơn, đông hơn, về số lượng, khéo léo,
nhanh nhẹn hơn, học giỏi hơn đến từ gia đình giàu có thế lực hơn.
1.2.1.2. Bị bắt nạt
Năm 1991, trong nghiên cứu của mình Olweus đã đưa ra định nghĩa
về bị bắt nạt như sau: một đứa trẻ bị bắt nạt hoặc là nạn nhân của hiện tượng
bắt nạt khi nó thường xuyên bị hứng chịu những hành động tiêu cực của một
đứa trẻ hoặc một nhóm những đứa trẻ khác. Đó là hành động tiêu cực mà
người nào đó cố tình hoặc chủ ý gây ra, gây tổn thương hoặc làm cho người
khác lo lắng bằng cách sử dụng sức mạnh thể chất, từ ngữ hoặc bằng cách nào
đó như nét mặt, cử chỉ điệu bộ tiêu cực và cố ý loại ra khỏi nhóm [4 tr.
36]. Trong một nghiên cứu khác có tên “Bản chất và hậu quả của việc bị bắt
nạt bởi những bạn cùng trang lứa” tác giả Stephen E. Brock đã đưa ra định
nghĩa về bị bắt nạt như sau: bị bắt nạt bởi bạn cùng trang lứa là hậu quả của
những hành động gây hấn cố ý của một hoặc một nhóm bạn cùng trang lứa
được tạo ra từ sự chênh lệch về số lượng hoặc sức mạnh đối với những người

12


bị bắt nạt. Mục tiêu của những người bắt nạt là gây tổn hại đến thân thể hoặc
các mối quan hệ xã hội. Những trẻ bị bắt nạt có thể hoặc không thể có khả
năng ứng phó với những hành vi gây hấn này. Cũng như hậu quả của những
hành vi gây hấn, những trẻ bị bắt nạt có thể bị làm tổn thương, bị lạm dụng
hoặc giảm lòng tự trọng. Những hành vi này diễn ra trong một thời gian nhất
định. Qua những nghiên cứu ở trên, chúng ta có thể hiểu “Bị bắt nạt là
việc một cá nhân hay một nhóm người nào đó bị tổn thương về mặt thể
chất hoặc tâm lý do hành vi hoặc lời nói cố ý được lặp đi lặp lại của người
khác gây ra. Những học sinh bị bắt nạt thường là những em yếu đuối về thể
chất, hiền lành, không hòa đồng, có sự khác thường về hình dạng cơ thể, có
hoàn cảnh gia đình đặc biệt”.

1.2.2. Đặc điểm
1.2.2.1. Đặc điểm của bắt nạt
Bất cứ học sinh nào cũng có thể bị lôi kéo vào những vụ bắt nạt. Hiện
tượng bắt nạt phổ biến ở trẻ em từ tiểu học đến THPT. Tuy nhiên, hiện tượng
này cũng có ở trẻ mẫu giáo nhưng ít phổ biến hơn. Tỷ lệ về giới tính ở các
dạng bắt nạt đều phù hợp cho cả trường Tiểu học và THCS (Rivers và Smith,
1994). Các nhà nghiên cứu như Perry và cộng sự (1988) cho rằng có hai loại
bắt nạt là bắt nạt thể chất và bắt nạt lời nói. Ông cũng chỉ ra rằng bắt nạt trực
tiếp về mặt thể chất giảm đi theo độ tuổi; tuy nhiên bắt nạt lời nói không giảm
mà còn tăng lên ở mọi độ tuổi. Nhưng các báo cáo đã chỉ ra rằng bắt nạt giảm
đi theo độ tuổi, tức là trẻ càng lớn thì càng ít bị bắt nạt. Genta và cộng sự
(1996) chỉ ra rằng tỷ lệ bắt nạt giảm đi theo độ tuổi ở tất cả các dạng bắt nạt:
bắt nạt thể chất, bắt nạt lời nói trực tiếp và bắt nạt gián tiếp. Các nghiên cứu
đều khẳng định bắt nạt có ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, ở nữ giới thì phổ biến
về hình thức bắt nạt về lời nói, trong khi đó, ở nam giới thì lại bắt nạt về thể
chất nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là, học sinh nam có xu hướng sử dụng

13


những hành vi bạo lực như: đấm, đá, đẩy…làm người khác bị thương về mặt
thể chất. Trong khi đó, nữ giới lại có xu hướng làm tổn thương người khác
bằng lời nói. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những nhóm học sinh bắt nạt thường
có xu hướng quấy rối và sử dụng những kiểu bạo lực khác để dành vị thế xã
hội đối với những nhóm bạn cùng trang lứa và sự thừa nhận của nhóm
(Baldry, 1998). Sự đồng tình của những người bạn cùng trang lứa cho những
hành vi bắt nạt có ý nghĩa như là dấu hiệu bắt đầu cho những cuộc chiến và
phá vỡ lớp học (Boulton& Smith, 1994). Menesini, Melan và Pignatti (2000)
đã quan sát sự tương tác giữa những học sinh bắt nạt với những học sinh bị
bắt nạt và quyền lực trong các trò chơi liên quan đến sự cạnh tranh và sự hợp

tác. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng những đứa trẻ bắt nạt có xu hướng
chỉ huy nhiều hơn những đứa trẻ bị bắt nạt, đồng thời chúng cũng có cảm giác
tự mãn nhiều hơn. Một điều thú vị nữa là, Menesini và cộng sự (2000) đã phát
hiện ra rằng những đứa trẻ bắt nạt không biểu lộ những hành vi hung tính;
đúng hơn là những hành vi hung tính hầu như thể hiện rất ít trong suốt trò
chơi. Byrne (1994) đã nêu lên rằng những đứa trẻ bắt nạt có xu hướng bốc
đồng hơn những đứa trẻ bị bắt nạt và chúng không ý thức được về những
chuẩn mực xã hội. Nghiên cứu của Bowers, Smith và Binney năm 1992 cũng
như nghiên cứu của Berdondini và Smith năm 1996 đã chỉ ra những đứa trẻ
bắt nạt thường sống trong gia đình thường thiếu vắng sự có mặt của người bố.
Những đứa trẻ này, cả nam và nữ, chúng có khuynh hướng ít được khuyến
khích, ủng hộ trong gia đình của mình (Bower và cộng sự, 1992). Mức độ
giao tiếp thấp có xu hướng tương quan với mức độ bắt nạt cao ở trẻ nam,
nhưng không có xu hướng tương quan với mức độ bắt nạt cao ở trẻ nữ ở cùng
một độ tuổi (Rigby, 1994). Hơn nữa, Rigby đã chỉ ra rằng những đứa trẻ bắt
nạt có nhiều khả năng được sinh ra ở những gia đình mà ít có sự quan tâm
chăm sóc về mặt tâm lý. Similary, Baldry và Farrington (2000) cho biết

14


những đứa trẻ bắt nạt có xu hướng thiếu sự động viên khuyến khích của bố
mẹ. Mặt khác, những bậc cha mẹ này thường là những người độc đoán và rất
nghiêm khắc.
Như vậy bắt nạt xảy ra xảy ra ở các độ tuổi khác nhau bắt đầu từ khi trẻ
đến trường đặc biệt vào giai đoạn cuối Tiểu học và THCS. Trong một hoàn
cảnh thích hợp nào đó dù là con trai hay con gái đều có thể trở thành kẻ bắt
nạt. Học sinh nam có xu hướng bắt nạt thể lực như đấm, đá, dùng vũ lực; học
sinh nữ bắt nạt bằng lời nói để gây tổn thương người khác như bôi nhọ hoặc
chọc tức. Thường có sự chênh lệch về quyền lực giữa kẻ bắt nạt và người bị

bắt nạt. Kẻ bắt nạt thường có xu hướng chỉ huy, bốc đồng, cảm giác tự mãn
khi điều khiển được người khác. Chính sự chênh lệch đó khiến học sinh
không dám chống lại và giữ kín chuyện bị bắt nạt. Từ đó dẫn đến những ảnh
hưởng tiêu cực với người bị bắt nạt như sợ sệt, trầm cảm, lo lắng. Nếu trẻ nhờ
đến sự can thiệp của phụ huynh hay giáo viên thì kẻ bắt nạt càng có hành vi
bắt nạt nhiều hơn.
1.2.2.2. Đặc điểm của người bị bắt nạt
Trẻ bị bắt nạt xuất hiện khi có những trẻ đi bắt nạt. Nghiên cứu chỉ ra trẻ
bị bắt nạt thường nhỏ hơn và yếu hơn so với trẻ bắt nạt. (Hoover và Hazler,
1001; Olweus, 1991, 1997). Voss và Mulligan (2000) đã chỉ ra rằng những
đứa trẻ thấp bé thường bị bắt nạt gấp hai lần so với những đứa trẻ cao lớn.
Stephenson và Smith (1990) cũng cho thấy những đứa trẻ bị bắt nạt có
xu hướng thiếu “sức mạnh thể chất”. Hơn nữa, khi nói về cảm giác thua kém
về mặt thể chất, những trẻ bị bắt nạt thường tin rằng chúng ít có khả năng
hơn những người bạn cùng trang lứa (Austin và Joseph, 1996; Boulton và
Smith, 1994; Callaghan và Joseph, 1995; Mynard và Joseph, 1997). Những
trẻ bị bắt nạt thường bị trầm cảm nhiều hơn (Austin và Joseph, 1996; Craig,
1998; Kaltiala Heino và cộng sự, 1999; Neary và Joseph, 1994), ít có cảm

15


giác hạnh phúc đối với bản thân mình và trong những tình huống khác nhau
(Slee và Rigby, 1993; Slee, 1995). Cleary (2000) cho rằng những người trước
đây đã bị bắt nạt thì có ý tưởng tự sát hoặc ý tưởng giết người nhiều hơn so
với những người chưa bị bắt nạt.
Như vậy, có thể nhận thấy những trẻ bị bắt nạt thường là trẻ người
bé hơn yếu hơn những trẻ bắt nạt. Mặt khác, những trẻ này thường có cảm
giác yếu kém về mặt thể chất và năng lực của bản thân. Những trẻ bị bắt nạt
cũng là những người bị nhiều tổn thương về mặt tâm lý. Các em rất dễ bị trầm

cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những điều này sẽ gây khó khăn trong
việc giao tiếp, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống ngay cả khi đã trưởng
thành. Những đứa trẻ gái có mức độ giao tiếp ít với các thành viên trong gia
đình có xu hướng bị bắt nạt nhiều hơn là đi bắt nạt (Ribly, 1994). Horne,
Glaser và Sayger (1994) mô tả những người bị bắt nạt là những người khép
kín trong các mối quan hệ gia đình, đặc biệt là trong mối quan hệ với mẹ. Do
vậy, chúng giảm khả năng thiết lập các mối quan hệ với những bạn cùng trang
lứa, từ đó tăng nguy cơ bị bắt nạt.
Những người bị bắt nạt có khả năng trở thành người đi bắt nạt hơn
những người chưa bị bắt nạt (Perren & Hornung, 2000). Các em này có những
đặc điểm giống đại đa số những trẻ bị bắt nạt khác như yếu đuối về thể chất,
rụt rè nhút nhát, không có kỹ năng kết bạn nên ít bạn bè, thường tách biệt,
luôn cảm thấy thiếu sự hỗ trợ chung quanh nên dễ sợ hãi, và thiếu tự tin vào
khả năng và sức mạnh của chính mình. Những em này cũng thường là trẻ
khuyết tật hoặc được cha mẹ bảo vệ thái quá nên thiếu độc lập.
1.3. Các hình thức bắt nạt

Chúng ta nhận thấy rằng học sinh bị các bạn cùng trang lứa bắt nạt bằng
nhiều cách khác nhau: đánh, doạ đánh, chửi mắng, gọi bằng biệt danh xấu, cách
ly, cô lập…Có nhiều kiểu phân loại hành vi bị bắt nạt khác nhau. Trong nghiên

16


×