Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Dạy học tính từ trong phân môn tập đọc và tập làm văn cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

VŨ THANH THÙY

DẠY HỌC TÍNH TỪ
TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC VÀ
TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

VŨ THANH THÙY

DẠY HỌC TÍNH TỪ
TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC VÀ
TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. PHẠM THỊ HOÀ


HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trƣờng Đại
học sƣ phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo
điểu kiện trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS Phạm
Thị Hòa, ngƣời đã hƣớng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa luận của mình.
Với điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế,
chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
đƣợc sự góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận này
đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Vũ Thanh Thùy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Dạy học tính từ
trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn cho học sinh lớp 5” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu và kết quả trong khóa luận
là hoàn toàn trung thực. Trong tiến hành thực nghiệm khóa luận, chúng
tôi có tham khảo những thành tựu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu
đi trƣớc.

Đề tài này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Vũ Thanh Thùy


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
HS

: Học sinh

GV

: Giáo viên

SGK

: Sách giáo khoa

TV

: Tiếng Việt

LT & C

: Luyện từ và câu

TT


: Tính từ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề...................................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 3
5. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4
8. Cấu trúc khóa luận ............................................................................................................. 4
NỘI DUNG ................................................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ TIỄN ...................................................... 5
1.1.Cơ sở lí luận ....................................................................................................................... 5
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ .............................................................................. 5
1.1.2. Cơ sở tâm lí .................................................................................... 8
1.1.3. Cơ sở giáo dục .............................................................................. 11
1.2.Cở sở thực tiễn ................................................................................................................ 15
1.2.1. Nội dung dạy học tính từ trong chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học 15
1.2.2. Thực trạng về khả năng nhận biết tính từ của học sinh lớp 5 ...... 20
1.2.3. Thực trạng về khả năng sử dụng tính từ của học sinh lớp 5 ........ 24
1.3.Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................................... 27
CHƢƠNG 2:TÌM HIỂU HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG TÍNH TỪ
TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC .............................................................................. 28
2.1. Thống kê và phân loại các tính từ đƣợc sử dụng trong các văn bản Tập
đọc lớp 5.................................................................................................................................... 28
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tính từ chỉ mức độ trong các văn bản Tập



đọc ............................................................................................................................................... 41
2.2.1 Hiệu quả sử dụng tính từ trong văn bản tả cảnh ............................. 42
2.2.2. Hiệu quả sử dụng tính từ trong văn bản tả cây cối ........................ 43
2.2.3. Hiệu quả sử dụng tính từ trong văn bản tả ngƣời .......................... 45
2.2.4. Hiệu quả sử dụng tính từ trong văn bản tả con vật ........................ 46
2.3. Hiệu quả sử dụng tính từ trong phép so sánh .................................................... 48
2.4. Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................... 50
CHƢƠNG 3: HƢỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 SỬ SỤNG TÍNH TỪ
TRONG BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ...................................................................... 51
3.1.Các đề bài trong kiểu bài tập làm văn miêu tả trong SGK Tiếng Việt 5. 51
3.2. Xây dựng bài tập lựa chọn tính từ phù hợp với các đối tƣợng miêu tả cụ
thể ................................................................................................................................................ 53
3.2.1. Dạng bài tập lựa chọn tính từ điền vào chỗ trống........................... 54
3.2.2. Dạng bài tập thay thế tính từ đã cho ............................................... 55
3.2.3 Dạng bài tập sửa lỗi dùng tính từ ..................................................... 57
3.3. Hƣớng dẫn học sinh sử dụng các tính từ chỉ mức độ trong Tập làm văn
....................................................................................................................................................... 57

3.3.1. Hƣớng dẫn học sinh sử dụng tính từ chỉ mức độ trong tả cảnh ...... 58
3.3.2. Hƣớng dẫn học sinh sử dụng tính từ chỉ mức độ trong tả ngƣời .... 62
3.3.Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................................... 70
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 72
PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 73


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Đảng ta đã xác định con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển xã hội và xác định: Giáo dục Tiểu học nh m giúp học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, th m m và các k năng cơ bản, góp phần hình thành nhân
cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ ngh a... Bậc học Tiểu học là bậc học
nền tảng tạo cơ sở cho HS phát triển và học tiếp các bậc học tiếp theo.
Ở bậc Tiểu học Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần
thiết nhất. Bên cạnh việc học toán để phát triển tƣ duy logic cho con, việc học
tiếng việt sẽ giúp các con hình và phát triển tƣ duy ngôn ngữ. Thông qua môn
Tiếng Việt, các con sẽ đƣợc học cách giao tiếp, truyền đạt tƣ tƣởng, cảm xúc
của mình một cách chính xác và biểu cảm. Khi học Tiếng Việt ở tiểu học học
sinh đƣợc cung cấp những kiến thức về ngôn ngữ nhƣ: kiến thức về ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp, tu từ học – phong cách học tiếng Việt, giữ gìn sự trong
sáng giàu đẹp của tiếng Việt. Trong phần ngữ pháp tiếng Việt thì từ loại
chiếm vị trí quan trọng, trong đó tính từ là một trong những từ loại chiếm số
lƣợng lớn trong hệ thống từ vựng. Việc nắm rõ các tính từ giúp học sinh hoàn
thiện và phát triển k năng giao tiếp cũng nhƣ làm phong phú vốn từ cho học
sinh.
Hiện nay học sinh tiểu học đƣợc học tính từ thông qua phân môn luyện từ
và câu, chƣa chú trọng vào việc cho học sinh thực hành. Tuy nhiên kiến thức
về tính từ đối với học sinh tiểu học còn khá trừu tƣợng và việc để học sinh có
thể vận dụng tính từ vào trong giao tiếp còn gặp nhiều khó khăn. Cho nên
phải có những phƣơng pháp để dạy học tính từ có hiệu quả.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Dạy học tính từ
trong phân môn Tập dọc và Tập làm văn cho học sinh lớp 5”

1


2. Lịch sử vấn đề

Dạy và học từ loại tiếng Việt nói chung và tính từ nói riêng là một
nhiệm vụ khó khăn và đã đƣợc không ít các nhà giáo dục nghiên cứu, tìm
hiểu. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi chƣa tìm thấy công trình
nghiên cứu nào chuyên xem xét về dạy học tính từ cho học sinh Tiểu học.
Trong một số giáo trình Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học cũng đề
cập đến việc dạy từ loại tính từ cho HS nhƣng chỉ viết ở mức sơ bộ.
Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học và Sau Đại học, chúng tôi thấy có
một số công trình bàn về việc dạy từ loại nói chung trong đó có đề cập đến
việc dạy học tính từ. Tiêu biểu là luận văn Thạc s của tác giả Lê Thị Lan Anh
(2006) – Từ loại và việc dạy từ loại cho học sinh tiểu học. Tác giả đã tập
trung nghiên cứu về từ loại. Tuy nhiên, do mục đích đặt ra là dạy học tất cả
các từ loại cho học sinh tiểu học nói chung nên tác giả chƣa thể nghiên cứu
k và đào sâu vào việc dạy học tính từ cho học sinh ở các khối lớp cụ thể.
Một số đề tài khóa tốt nghiệp Đại học tập trung đến việc dạy học tính từ
ở Tiểu học.
Khóa luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Thanh Hậu (2015) – Rèn
kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học. Tác giả đã tập trung nghiên
cứu về tính từ, đƣa ra một số biện pháp rèn luyện k năng sử dụng tính từ
nhƣng tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ chung và mới chỉ là rèn luyện trong
chính phân môn Luyện từ và câu.
Khóa luận tốt nghiệp đại học của Đào Thị Phƣơng Trà (2016) – Bồi
dưỡng vốn hiểu biết về tính từ qua phân môn Tập đọc và Tập làm văn cho học
sinh lớp 4. Đề tài này đã tập trung vào dạy học tính từ trong khối lớp cụ thể và
dạy tích hợp trong liên môn Tập đọc và Tập làm văn. Nhƣng tác giả chú trọng
vào việc học sinh có thể phân biết tính từ trong hệ thống từ loại, phân loại tính
từ theo đặc điểm về tính chất của sự vật, hiện tƣợng.

2



Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các công trình trên, đề tài “Dạy học tính
từ trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn cho học sinh lớp 5” của chúng tôi
nghiên cứu từ loại tính từ ở một khía cạnh khác, nh m giúp học sinh nhận
diện, cảm hiểu hiệu quả sử dụng của tính từ chỉ mức độ, từ đó sử dụng tính từ
cho đúng, cho hay phù hợp với từng đặc trƣng riêng biệt của đối tƣợng khi
làm các bài tập làm văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí lí luận và thực tiễn, đề tài này tập trung xây dựng các biện
pháp dạy tính từ cho học sinh trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn nh m
nâng cao chất lƣợng học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống các vấn đề lí thuyết và tìm hiểu cơ sở thực tiễn.
- Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu hiệu quả sử dụng các tính từ chỉ mức độ
trong văn bản tập dọc.
- Các biện pháp hƣớng dẫn học sinh sử dụng các tính từ chỉ mức độ
trong tập làm văn.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Tính từ đƣợc sử dụng trong văn bản tập đọc và tập làm văn.
6. Phạm vi nghiên cứu
a. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu cách sử dụng các tính từ chỉ mức độ trong các văn bản tập
đọc và tập làm văn cho học sinnh lớp 5.
b. Giới hạn đối tượng khảo sát
Chúng tôi giới hạn việc khảo sát trên đối tƣợng học sinh lớp 5 trƣờng
Tiểu học Xuân Hòa, Phúc Yên, V nh Phúc.

3



7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, thống kê
- Phƣơng pháp phân tích tổng hơp
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chƣơng :
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
- Chƣơng 2: Tìm hiểu hiệu quả việc sử dụng tính từ trong các văn bản
Tập đọc lớp 5
- Chƣơng 3: Hƣớng dẫn học sinh sử dụng tính từ trong bài tập làm văn
miêu tả

4


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ TIỄN
Cơ sở lí luận

1.1.

1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ
Có rất nhiều tài liệu khoa học nghiên cứu về từ loại nói chung và tính từ
nói riêng nhƣng chúng tôi chọn tài liệu “Giáo trình Tiếng Việt 3” của GS. TS.
Lê A (chủ biên) làm chỗ dựa khoa học cho đề tài nghiên cứu của mình vì
công trình này đƣợc sử dụng nhiều trong quá trình giảng dạy và học tập về từ
loại. Bản mà chúng tôi sử dụng là bản đƣợc chỉnh sửa, xuất bản gần đây nhất.
1.1.1.1. Đặc điểm của tính từ
 Về ý ngh akhái quát
Tính từ là những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng

thái.
 Về khả năng kết hợp
Tính từ có khả năng kết hợp với các phụ từ tƣơng tự nhƣ động từ. Tuy
nhiên, tính từ ít kết hợp với phụ từ cầu khiến, phần lớn tính từ dễ kết hợp với
phụ từ chỉ mức độ.
Ví dụ:
Phụ từ

Tính

Nhóm phụ từ

Ví dụ

từ

- Chỉ thời-thế

-sẽ, đã, …

tốt

- Chỉ sự khẳng định/ phụ định

-không, chẳng, …

đẹp

- Chỉ sự tiếp diễn, tƣơng tự, đồng -vẫn, cũng, …
-rất, hơi, …


nhất
- Chỉ mức độ





5

mới
hay


 Về chức năng ngữ pháp
Tính từ có thể làm vị ngữ trực tiếp
Ngoài ra, tính từ còn có thể đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp khác
trong câu: bổ ngữ, định ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ.
Ví dụ:
- Làm vị ngữ: Về đêm, cảnh vật thật im lìm.
- Làm định ngữ: Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến thoáng
đỗ rồi bay đi.
- Làm bổ ngữ: Anh ta nói giỏi như một nhà hùng biện.
- Làm chủ ngữ: Sạch sẽ là mẹ sức khỏe.
- Làm trạng ngữ: Nhẹ nhàng và từ tốn, cô giáo đã cho chúng tôi một
bài học thấm thía.
1.1.1.2. Các tiểu loại cơ bản
a. Căn cứ vào ý nghĩa khái quát, có thể phân biệt hai loại tính từ:
 Những tính từ biểu hiện các đặc điểm về tính chất
Những đặc điểm này không thể lƣợng hóa đƣợc mà chỉ có thể đƣợc sắc

thái hóa. Đó là các nhóm tính từ:
- Chỉ màu sắc: đỏ, tím, vàng, đen, xanh lè, xanh um, xanh biếc, xanh
ngắt,…
- Chỉ kích thƣớc, hình dáng: to, nhỏ, lớn, bé, dài, ngắn, méo, méo mó,
tròn, tròn trĩnh, tròn trặn, ...
- Chỉ mùi vị: cay, đắng, ngọt, ngọt ngào, bùi, thơm, thơm tho, hôi, hôi
hám,…
- Chỉ tính chất vật lí: cứng, mền, dẻo, căng, chùng, nhão, nát,…
- Chỉ ph m chất của sự vật: tốt, xấu, đẹp, xinh, hay,dở, tồi, cao thượng,
đêhèn, xấu xa,…

6


- Chỉ đặc trƣng tâm lí – tình cảm: hiền, ác, dữ, lành, nóng nảy, phúc hậu,
đôn hậu,…
- Chỉ đặc điểm sinh lí: yếu, khỏe, mạnh, cường tráng, tráng kiện, ốm
yếu,…
- Chỉ đặc điểm trí tuệ: ngu đần, ngu ngốc, thông minh, mưu trí,…
- Chỉ cách thức hoạt động: nhanh, nhanh nhảu, nhanh nhẹn, chậm, chậm
chạp, chậm rãi, vững, thạo,…
 Những tính từ chỉ đặc điểm về lƣợng
- Những đặc điểm này thƣờng đƣợc lƣợng hóa nhờ thành tố phụ chỉ
lƣợng đứng sau. Ví dụ:
+ cao mười lăm mét
+ rộng bốn mẫu
+ nặng hai mươi tấn
b. Căn cứ vào nét nghĩa mức độ và khả năng thể hiện ý nghĩa mức độ nhờ các
thành tố phụ, có thể phân biệt hai nhóm tính từ:
 Tính chất chỉ đặc điểm, tính chất có thang độ khác nhau

- Các tính từ này có khả năng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ ở trƣớc
hoặc ở sau. Ví dụ:
+ cực kì anh dũng
+ rất đẹp
+ vô cùng thông minh
+ hấp dẫn cực kì
+ cao quá
- Những từ này cũng có thể kết hợp với thành tố phụ sau khác, có ý
ngh a miêu tả mức độ. Ví dụ:
+ đẹp như tiên, nhanh như cắt
+ cao đến đầu, sâu đến ngực

7


+sâu thăm thẳm, cao vời vợi, tối om mom
 Tính từ chỉ đặc điểm không phân biệt theo thang độ khác nhau
Các tính từ này không kết hợp với phụ từ chỉ mức độ. Nhóm này có hai
loại:
- Các tính từ chỉ đặc điểm phân hóa thành hai cực rõ rệt, giữa hai cực đó
không có thang độ chuyển tiếp.
Ví dụ: đực / cái, trống / mái, riêng / chung, …
- Các tính từ đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức ghép, trong đó các hình vị
đi sau vừa sắc thái hóa cho hình vị đi trƣớc, vừa chỉ mức độ cao nhất của đặc
điểm tính chất mà hình vị trƣớc biểu hiện.
Ví dụ: xanh lè, xanh ngắt, xanh um, đen kịt, trắng muốt, đỏ au, thơm
phức, vàng xuộm, tím ngắt, …
Ở trên chúng tôi đã trình bày về hai cách phân loại, nhƣng chúng tôi chỉ
chọn cách phân loại thứ hai làm chỗ dựa để khảo sát các loại tính từ qua cách
dùng của các nhà văn, nhà thơ trong các văn bản tập đọc, từ đó hƣớng dẫn học

sinh học tập cách dùng tính từ sao cho hiệu quả. Đồng thời những hiểu biết về
tính từ này cũng là chỗ dựa để chúng tôi dạy học sinh biết dùng tính từ trong
văn miêu tả nói riêng và tập làm văn nói chung.
1.1.2. Cơ sở tâm lí
1.1.2.1.Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học
Lứa tuổi học sinh tiểu học bao gồm các em học sinh đang theo học từ
lớp 1 đến lớp 5, tức là từ 6-7 tuổi đến 11-12 tuổi. Ở độ tuổi này sự phát triển
về chiều cao, cân nặng không phát triển nhanh nhƣ tuổi mẫu giáo, nhƣng hệ
xƣơng đang ở thời kì cốt hóa, hệ xƣơng đang phát triển đặc biệt là các bắp thịt
lớn do vậy các em thích đùa nghịch vận động mạnh, các em không thích làm
công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và c n thận. Vì vậy việc rèn luyện k năng và k xảo
đòi hỏi phải kiên trì và bền bỉ.

8


So với tuổi mẫu giáo thì não và thần kinh của học sinh có sự biến đổi to
lớn về khối lƣợng và chức năng.Não của trẻ lên 7 đạt 90% trọng lƣợng của
não ngƣời lớn.Đến năm 11-12 tuổi thì phát triển tƣơng đƣơng trọng lƣợng của
não ngƣời lớn.Sự phát triển của não về cấu tạo và chức năng không đồng đều
nên khả năng kìm chế của các em còn rất yếu, hƣng phấn mạnh do đó ở độ
tuổi này các em rất hiếu động.
Hệ thần kinh cấp cao đang dần đƣợc hoàn thiện nhƣng có sự mất cân
đối giữa tín hiệu tƣ duy cụ thể và tín hiệu tƣ duy trừu tƣợng. Lứa tuổi này
hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, sau đó là hoạt động vui chơi. Hoạt
động học tập rất quan trọng và có ý ngh a to lớn đối với các em. Đây là sự
biến đổi trong đời sống đó là lần đầu tiên đƣợc cắp sách đến trƣờng, đƣợc tiếp
xúc nhiều thầy cô và bạn bè mới. Hoạt động học tập là hoạt động hoàn toàn
mới, hoạt động chủ đạo, giúp trẻ hình thành năng lực nhờ đó mà phát triển
tâm lí nhân cách.

Ngoài hoạt động học tập ở lữa tuổi này còn có hoạt động khác nhƣ vui
chơi, lao động. Các hoạt động này có vai trò quan trọng đối với sụ phát triểm
của tiểu học. Nhu cầu nhận thức khám phá thế giới luôn đòi hỏi học sinh phải
tìm tòi, sáng tạo. Mức độ, tính chất và phạm vi hoạt động nhận thức của học
sinh Tiểu học đƣợc bộc lộ ở các quá trình sau:
- Cảm giác:
Các quá trình cảm giác về sự vật hiện tƣợng bên ngoài có sự phát triển
khá nhanh. Những cảm giác thu đƣợc đã trở thành “vật liệu” để trở thành tri
thức mới. Ở độ tuổi này năng lực cảm giác của học sinh còn yếu.
- Tri giác:
Tri giác của học sinh tiểu học phát triển khá nhanh đặc biệt là tri giác
các thuộc tính bên ngoài của sự vận động hiện tƣợng. Tri giác không chủ định
chiếm ƣu thế .Giai đoạn đầu lứa tuổi tri giác của các em còn phiến diện một

9


chiều chƣa đầy đủ và đƣợc chi tiết.Càng về cuối độ tuổi tri giác của các em
ngày càng đầy đủ và trọn vẹn hơn. Một số em bộc lộ khả năng quan sát các sự
vật hiện tƣợng nhanh, chính xác đầy đủ. Những hiểu biết về năng lực tri giác
của các em cho chúng ta thấy khả năng nhận diện và hiểu biết về đặc điểm
trạng thái, tính chất của đối tƣợng mà các em quan sát đƣợc ngày càng tăng
theo độ tuổi. Đặc điểm này tạo điều kiện cho giáo viên giúp học sinh nhận
diện tính từ trong Tập đọc và sử dụng từ loại này trong viết văn thuận lợi hơn.
- Ghi nhớ:
Ở độ tuổi này hai loại ghi nhớ đều phát triển mạnh.Đầu độ tuổi các em
thiên về gi nhớ trực quan giàu hình ảnh ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng các
tri thức có trong sách vở.
Càng về cuối độ tuổi thì ghi nhớ về từ ngữ và ghi nhớ về hình tƣợng
càng phát triển. Nhiều em thể hiện nhớ nhanh nhớ nhiều. Tuy nhiên có những

em không nhớ đƣợc tài liệu do không hiểu kiến thức hoặc không chú ý học
tập. Từ khả năng ghi nhớ của học sinh, chúng tôi thấy việc hƣớng dẫn các em
nhận biết hiệu quả sử dụng tính từ trong các văn bản tập đọc để các em ghi
nhớ và học tập trong viết văn là việc làm cần thiết và có cơ sở khoa học.
1.1.2.2. Khả năng tiếp nhận của học sinh tiểu học trong hoạt động giao tiếp
bằng tiếng Việt
Thông qua hoạt động giao tiếp b ng tiếng Việt, học sinh thổ lộ tâm tƣ,
tình cảm của mình với mọi ngƣời xung quanh. Đúng nhƣ N.K.A Usinxki đã
nhận định: Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi ngƣời xung quanh
nó duy nhất thông qua tiếng mẹ đẻ và ngƣợc lại, thế giới xung quanh đứa trẻ
đƣợc phản ánh trong nó thông qua chính công cụ này.
Dựa vào những đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học mà chƣơng trình
Tiếng Việt ở Tiểu học đƣa ra mục tiêu giao tiếp b ng tiếng Việt là hình thành
các k năng: nghe, nói, đọc, viết lên hàng ƣu tiên. Nhƣ vậy dạy học theo quan

10


điểm giao tiếp b ng tiếng Việt là mục đích số một của việc dạy học Tiếng
Việt ở Tiểu học.
Việc chúng tôi dạy học sinh nhận biết tính từ và hiệu quả sử dụng tính từ
trong các văn bản tập đọc để từ đó giúp các em biết sử dụng tính từ trong tập
làm văn là có căn cứ từ khả năng tiếp nhận của các em trong hoạt động giao
tiếp.
1.1.3. Cơ sở giáo dục
1.1.3.1. Mục tiêu dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học
Dựa trên những đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học mà mục tiêu dạy
học tiếng Việt ở Tiểu học đƣợc xác định nhƣ sau:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các k năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trƣờng hoạt động

lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao
tác tƣ duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con ngƣời, văn hóa, văn học Việt Nam
và nƣớc ngoài.
- Bồi dƣỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt
Nam xã hội chủ ngh a.
1.1.3.2. Những nguyên tắc dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học
 Nguyên tắc phát triển lời nói
Nguyên tắc này yêu cầu:
- Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp
làm mục đích, tức là hƣớng vào việc hình thành các k năng: nghe, nói, đọc,
viết cho học sinh.

11


- Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đƣa
chúng vào các đơn vị lớn hơn
- Phải tổ chức hoạt động nói năng của học sinh để dạy học tiếng Việt,
ngh a là phải sử dụng giao tiếp nhƣ một phƣơng pháp dạy học chủ đạo ở Tiểu
học.
 Nguyên tắc phát triển tƣ duy
Nguyên tắc này yêu cầu:
- Phải chú ý rèn luyện các thao tác và ph m chất tƣ duy trong giờ dạy
tiếng Việt.
- Phải làm cho học sinh thông hiểu ý ngh a của các đơn vị ngôn ngữ.
- Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm đƣợc nội dung các vấn đề cần nói,
viết và biết thể hiện nội dung này b ng phƣơng tiện ngôn ngữ.

 Nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm tâm lí và trình độ tiếng mẹ đẻ của
học sinh
Nguyên tắc này yêu cầu:
- Việc dạy học tiếng phải chú ý đến đặc điểm tâm lí của học sinh, đặc
biệt là bƣớc chuyển khó khan từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang
hoạt động học tập.
- Việc dạy học tiếng phải dựa trê sự hiểu biết chắc chắn về trình độ tiếng
mẹ đẻ vốn có của học sinh.
- Sự vận dụng nguyên tắc này khi dạy tiếng Việt với tƣ cách là tiếng mẹ
đẻ và tƣ cách là ngôn ngữ thứ hai có khác nhau.
Trƣớc hết, với những học sinh ngƣời Việt, khi nghiên cứu tiếng Việt, học
sinh tiếp xúc với một đối tƣợng quen thuộc, gắn bó trực tiếp với cuộc sống
h ng ngày của các em. Trƣớc khi đến trƣờng, các em đã nắm hai dạng hoạt
động nói và nghe, các em đã có một vốn từ và quy tắc ngữ pháp nhất định. Vì
vậy, cần phải điều tra, nắm vững vốn tiếng Việt của học sinh theo từng lớp,

12


từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung, kế hoạch và phƣơng pháp dạy
học. Đó là yêu cầu thứ nhất của việc thực hiện nguyên tắc.Yêu cầu thứ hai là
phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Tiếng
Việt.Yêu cầu thứ ba là giáo viên phải phát huy những mặt tích cực về lời nói
của các em trong quá trình học tập.
 Nguyên tắc giao tiếp
- Nguyên tắc này đòi hỏi việc dạy học từ, câu n m trong quỹ đạo dạy
tiếng nhƣ một công cụ giao tiếp, nh m thực hiện mục tiêu của chƣơng trình
Tiếng Việt Tiểu học mới: hình thành và phát triển ở học sinh k năng sử dụng
tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và để giao tiếp trong các môi
trƣờng hoạt động của lứa tuổi. Quan điểm giao tiếp chi phối nội dung chƣơng

trình môn Tiếng Việt nói chung cũng nhƣ phân môn Luyện từ và câu nói
riêng.
 Nguyên tắc tích hợp
- Không có vốn từ phong phú, không hiểu ngh a và đặc điểm ngữ pháp
của từ thì không thể đặt câu đúng, đồng thời, nếu không nắm vững quy tắc đặt
câu dù có vốn từ phong phú, dù nắm chắc ngh a của từ vẫn không trình bày
đƣợc ý kiến của mình một cách đúng đắn, rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy, việc
luyện từ và luyện câu không thể tách rời. Bên cạnh đó, các bộ phận của
chƣơng trình Luyện từ và câu nhƣ từ, cấu tạo từ, từ loại, câu, các thành phần
câu, các kiểu câu và liên kết câu cũng phải đƣợc nghiên cứu trong sự gắn bó
thống nhất.
- Mặt khác, do lƣợng từ và câu mà học sinh thu nhận đƣợc trong giờ
Luyện từ và câu là rất nhỏ so với các giờ học khác cũng nhƣ các hoạt động
trong và ngoài nhà trƣờng, cho nên không thể dạy học từ và câu bó hẹp trong
tiết Luyện từ và câu mà đòi hỏi phải đƣợc thực hành mọi lúc, mọi nơi, trong
tất cả các phân môn khác của môn Tiếng Việt và trong tất cả các môn học.

13


 Nguyên tắc trực quan
- Nguyên tắc trực quan đƣợc xây dựng còn dựa vào thống nhất giữa trừa
tƣợng và cụ thể trong ngữ pháp. Đặc điểm của việc vận dụng nguyên tắc trực
quan trong dạy từ là ở chỗ: từ một tổ hợp kích thích nghe, nhìn, vận động, cấu
âm, Thực hiện nguyên tắc trực quan trong việc dạy ngh a từ là cần làm sao
trong giải ngh a, việc tiếp nhận của học sinh không đƣợc phiến diện mà hình
thành trên cơ sở của sự tác động qua lại của những cảm giác khác nhau: nghe,
nhìn, phát âm, viết.
 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của từ, câu trong dạy học
- Những thành tựu nghiên cứu trong ngôn ngữ học về bản chất ngh a của

từ, cấu tạo từ, các lớp từ, bản chất cấu tạo của câu, các kiểu câu, liên kết câu
là cơ sở để dạy các bài lí thuyết về từ và câu. Chúng ta nắm đƣợc và cho học
sinh từng bƣớc làm quen với các khái niệm ngh a của từ, từ nhiều ngh a, đồng
ngh a, trái ngh a, cấu tạo câu, các kiểu câu. Mặt khác dựa vào kiến thức từ
vựng học, ngƣời ta đã xác lập những nguyên tắc để dạy từ theo quan điểm
thực hành, hay nói cách khác, làm giàu vốn từ cho học sinh. Dạy từ nhất thiết
phải tính đến đặc điểm của từ nhƣ một đơn vị ngôn ngữ: quan hệ trực tiếp của
từ với thế giới bên ngoài.
Quá trình dạy tính từ cho học sinh lớp 5 mà chúng tôi triển khai trong đề
tài đã chú ý dạy cả hai k năng l nh hội và sử dụng tính từ trong giao tiếp. Quá
trình này đảm bảo nguyên tắc phát triển tƣ duy (làm cho học sinh thông hiểu
kiến thức tính từ trƣớc khi dùng chúng). Quá trình này cũng đảm bảo nguyên
tắc giao tiếp, nguyên tắc tích hợp, tích cực... Bởi vì kiến thức tính từ đƣợc dạy
trong liên môn và dƣới dạng hệ thống bài tập thực hành.
Vì vậy có thể nói các nguyên tắc dạy học mà chúng tôi trình bày ở trên
chính là các cơ sở khoa học vững chắc để chúng tôi triển khai các nhiệm vụ
của đề tài.

14


1.2. Cở sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung dạy học tính từ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học
1.2.1.1. Nội dung dạy học tính từ trong phân môn Luyện từ và câu
a. Nội dung dạy học tính từ trong phân môn LT & C lớp 2-3
Trong chƣơng trình dạy học Luyện từ và câu lớp 2- 3 học sinh chƣa
đƣợc gọi tên về từ loại nói chung cũng nhƣ là tính từ nói riêng. Các em mới
chỉ đƣợc học và tìm những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt động,
trạng thái.
Ví dụ 1: Bài tập 1 tiết LT & C trong tuần chủ điểm 20 Tiếng Việt lớp 2

Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để chỉ thời tiết của từng mùa
(nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mƣa phùn, gió bấc, se se lạnh, oi nồng)
- Mùa xuân:

- Mùa thu:

- Mùa hạ:

- Mùa đông:

Ví dụ 2: Bài tập 1 tiết LT & C trong tuần chủ điểm 14 Tiếng Việt lớp 3
Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau:
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lƣợn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu.
Định Hải
b. Nội dung dạy học tính từ trong phân môn LT & C lớp 4
Ở lớp 4 các em đã bắt đầu đƣợc học các bài dạy khái niệm về từ loại
trong đó có tính từ.
Trong phân bố chƣơng trình dạy học về tính từ trong SGK Tiếng Việt 4
có 2 bài: Tính từ (tuần 11 trang 110 tập) và bài Tính từ (tiếp theo) (tuần 12

15


trang 123 tập 1). Hai bài này đƣợc học trong 2 tiết , tiết 1 là kiểu bài lí thuyết ,
tiết 2 là kiểu bài thực hành.

c. Nội dung dạy học tính từ trong phân môn LT & C lớp 5
Lên đến lớp 5 các em tiếp tục đƣợc học về từ loại ở một số tiết LT & C.
Trong đó tính từ chỉ đƣợc nhắc lại ở một tiết Ôn tập trong phân môn LT & C
Tiếng Việt 5 (trang 142) trong kiểu bài thực hành.
Qua đó, ta thấy tính từ đƣợc dạy trong SGK Tiếng Việt tiểu học chƣa
nhiều, vì vậy nội dung về tính từ chƣa đƣợc khai thác sâu để học sinh hiểu và
vận dụng kiến thức này vào bài tập cũng nhƣ sử dụng tính từ trong đời sống.
Từ đó, chúng tôi nhìn nhận đƣợc vấn đề cần phải xem xét và nghiên cứu để
đƣa ra biện pháp phù hợp, nâng cao khả năng sử dụng tính từ cho học sinh.
1.2.1.2. Nội dung tích hợp dạy tính từ trong phân môn Tập đọc
a. Hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh tìm hiểu về tính từ trong phân môn
Tập đọc 5
STT

1.

TÊN BÀI TẬP ĐỌC

NỘI DUNG CÂU HỎI

Quang cảnh làng mạc 1. Kể tên những sự vật trong bài có màu
ngày mùa

vàng và từ chỉ màu vàng đó.
(Từ tìm đƣợc: vàng xuộm, vàng hoe, vàng
lịm, vàng ối, vàng xọng, vàng giòn, vàng ối,
vàng tươi, chín vàng, vàng mượt, vàng mới,
một màu vàng trù phú, đầm ấm.)
2. Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài
và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì.

Trả lời:
Từ

Gợi cảm giác

lúa:

màu vàng đậm, lúa vàng

vàng xuộm

xuộm là lúa đã chín.

16


nắng:

màu vàng nhạt, tƣơi, ánh

vàng hoe

lên; nắng vàng hoe giữa
mùa đông là nắng đẹp,
không gay gắt, nóng bức.

xoan:

màu vàng của quả chín,


vàng lim

gợi cảm giác rất ngọt.



mít,

chuối:

lá vàng rất đậm, đều khắp
mặt lá.

vàng ối
tàu đu đủ, lá màu vàng sáng.
sắn héo:
vàng tƣơi
quả chuối:

màu đẹp tự nhiên của quả

chín vàng

chín.

bụi mịa: vàng màu vàng gợi cảm giác
xọng

mọng nƣớc


rơm, thóc:

màu vàng của vật đƣợc

vàng giòn

phơi già nắ g, tạo cảm
giác giòn đến có thể gãy
ra.

gà, chó: vàng màu vàng gợi tả những
mƣợt

con vật béo tốt, có bộ lông
óng ả, mƣợt mà.

mái nhà rơm: vàng và mới
vàng mới
tất cả:

17

màu vàng của giàu có, ấm


vàng trù phú, no.
đầm ấm
2. Một chuyên gia máy
xúc


Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt
khiến anh Thủy chú ý?
(Trả lời: vóc ngƣời cao lớn; mái tóc vàng
ửng lên như một mảng nắng; thân hình chắc,
khỏe trong bộ quần áo xanh công nhân;
khuôn mặt to, chất phác.

3. Đất Cà Mau

Ngƣời dân Cà Mau có tính cách nhƣ thế
nào?
(Trả lời: Ngƣời Cà Mau thông minh, giàu
nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe
những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông
minh của con ngƣời.)

4. Chuyện một khu vƣờn
nhỏ

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có
nhũng đặc điểm gì nổi bật?
(Trả lời: cây quỳnh- lá dày, giữ đƣợc nƣớc;
cây hoa ti gôn- thò những cái râu, theo gió
ngọ nguậy nhƣ nhũng cái vòi voi bé xíu; cây
hoa giấy - bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng; cây
đa Ấn Độ - bật ra nhũng búp đỏ hồng nhọn
hoắt, xòe nhũng lá nâu rõ to.)

5. Cao B ng


Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh
nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu
của ngƣời Cao B ng?
(Từ tìm đƣợc: rất thương, rất thảo, lành như
hạt gạo, hiền như suối trong.)

18


×