Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

phát huy tính tự lực sáng tạo của học sinh trong phân môn tập làm văn ở trường thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.52 KB, 6 trang )

A-PHẦN MỞ ĐẦU:
1-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là ở
phân môn Tập làm văn nhằm tích cực hóa hoạt động học tập,
phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực của học sinh là
vấn đề cấp thiết hiện nay.
Đối với học sinh lớp 6, do mới bước vào bậc THCS nên
các em chưa vững vàng trong việc học Văn. Các em chưa tự tư
duy, sáng tạo trong bài làm của mình: Thậm chí ngay cả khi
lên những lớp lớn hơn, học sinh cũng không đủ năng lực thể
hiện những suy nghó, nhận xét của mình bằng một bài viết.
Chính vì thế, trong giờ Tập làm văn, các em thường không
phát huy tính tự lực của mình mà tìm đủ mọi cách để được
điểm cao như: học thuộc bài văn mẫu, chép bài của bạn…Rõ
ràng, việc học sinh làm bài văn một cách máy móc, rập khuôn
đang là một thực tế đáng lo ngại trong nhà trường hiện nay.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Văn-Tiếng Việt, với tinh
thần trách nhiệm vì sự nghiệp giáo dục để thế hệ trẻ phát
triển một cách toàn diện, tôi rất quan tâm đến chất lượng học
tập của các em ở bộ môn Văn nói chung và phân môn Tập làm
văn nói riêng.
Vì những lý do trên, với kinh nghiệm bản thân và kiến
thức hiện có, tôi quyết đònh chọn đề tài “PHÁT HUY TÍNH
TỰ LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG PHÂN
MÔN TẬP LÀM VĂN Ở TRƯỜNG THCS”
II-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thực hiện phương pháp phỏng vấn, trao đổi với tổ
chuyên môn, giáo viên trực tiếp giảng dạy, học sinh ở các khối
6, 7, 8, 9 kể cả cha mẹ các em học sinh về việc tạo điều kiện
cho việc học Văn của các em.
B-NỘI DUNG:


1-Tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tình
trạng học sinh yếu kém môn Tập làm văn:
-Trong những tiết học Văn, giáo viên chỉ truyền cảm
thụ mà không tạo ra hoạt động chủ động học tập của học sinh.
Học sinh có thể nghe say sưa nhưng vì không phát huy được
tính chủ động của mình nên việc cảm thụ còn hạn chế. Qua
thực tế cho thấy người dạy thường đi theo lối suy nghó chủ
quan thích đào sâu mở rộng kiến thức đôi khi vì sợ gọi các em
trả lời sẽ làm mất thời gian nên nghó rằng các em chỉ cần im
lặng lắng nghe là đủ. Do đó chúng ta đã vô tình biến tiết học
Giảng văn thành giờ cung cấp bài Tập làm văn mẫu. Ở đây,
tôi không hề phủ nhận sự cố gắng, sự nhẫn nại, sự trăn trở
tìm tòi đáng q và đáng phục của các thầy, cô trong hoàn
cảnh hiện nay. Nhưng chúng ta vẫn thường nói với học sinh
rằng văn chương là khám phá và sáng tạo như lời M.Gorki
khuyên các nhà văn mà bác Phạm Văn Đồng đã nhắc lại với
rất nhiều hứng khởi: “Bạn hãy giữ lấy cái gì là riêng của
mình, hãy săn sóc làm sao cho nó phát triển tự do. Lúc một
người không có cái gì là riêng của mình thì phải thấy ở người
đó chẳng có gì hết”. Rõ ràng, phải có những kiến thức cần
thiết thì học sinh mới có thể viết nên một bài Tập làm văn.
-Trong tiết Tập làm văn, khi các em bộc lộ cảm thụ
riêng về tác phẩm không phải bao giờ cũng nhận đïc sự đồng
tình về phía Thầy, Cô. Vì vậy các em buộc phải viết theo các
khuôn mẫu có sẵn để không bò điểm kém. Cho nên, dù các em
có những suy nghó mới cũng không dám đưa vào vài viết của
mình.
-Hôm nay, trên thò trường tài liệu tham khảo về làm
văn, bài văn mẫu lại được cho ra đời ồ ạt và có phần hỗn tạp.
Điều này dễ khiến nhiều học sinh lười biếng suy nghó.

2
-p lực về điểm số, thi cử làm cho học sinh bò ức chế về
mặt tâm lý khi đi thi, các em dường như chỉ thuộc lòng những
bài văn mẫu mà chưa tự suy nghó, khám phá và sáng tạo.
-Theo tâm lý chung của nhiều học sinh hiện nay (kể cả
các bậc phụ huynh) thường chú tâm rèn luyện những môn
Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ mà xem nhẹ môn Văn vì cho đó là
việc học không cần thiết cho việc chọn nghề trong tương lai.
Khi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
học sinh xem nhẹ môn Tập làm văn, tôi đã đề ra một số biện
pháp khắc phục nhằm hạn chế phần nào tình trạng trên.
2-Biện pháp thựïc hiện:
Trong những cuộc họp tổ chuyên môn, tôi và các đồng
nghiệp ở trường đã bàn bạc, thảo luận để nâng cao chất lượng
bộ môn Văn-Tiếng Việt nói chung và Tập làm văn nói riêng.
Đồng thời chúng tôi đã đóng góp ý kiến để giúp học sinh có sự
say mê đối với môn học, khuyến khích các em phát huy tính
tích cực sáng tạo của mình. Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp
của đồng nghiệp, tôi quyết đònh đưa ra một số biện pháp sau:
a-Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu một tác phẩm văn
học, không chỉ có nhiệm vụ làm sao cho học sinh lónh hội được
cái hay, cái đẹp của một số tác phẩm quy đònh mà còn phải
thông qua đó làm cho các em có khả năng thưởng thức, đánh
giá được cái hay cái đẹp, các tác phẩm văn học nói chung.
Muốn vậy, ta phải hiểu biết học sinh để dạy học sinh hiểu
biết, hiểu sự rung động của các em để dạy các em rung động.
Và theo tôi nghó trong tiết giảng văn, giáo viên không nên đọc
cho học sinh chép lại giáo án của mình mà nên hướng dẫn học
sinh tự ghi lại theo sự cảm nhận của mình. Vì nếu đọc-chép
thì học sinh chỉ cần ghi chép đầy đủ mà yên tâm đối phó với

các kỳ thi. Và như vậy là vô tình ta đã dùng “Văn mẫu” để dạy
học sinh. Học sinh sẽ học văn mẫu và ghi lại khi gặp đề bài
kiểu này, các em thường làm bài rất giống nhau. Thế là ta đã
biến tiết học giảng văn thành giờ cung cấp bài văn mẫu trong
khi đó chúng ta lại khuyên các em không nên sử dụng bài văn
mẫu. Tôi rất tâm đắc ý kiến của nhà văn Phạm Hổ: “Thầy Cô
dạy Văn nên giúp các em tự cảm thụ trước rồi mới bổ sung
thêm những cảm thụ của riêng mình để các em tham khảo và
3
cuối cùng là để các em tự thu hoạch lấy. Có tự thu hoạch thì
mới thành vốn riêng, mới nhớ mãi, nhớ kỹ được”.
b-Trong tiết Tập làm văn, tôi hướng dẫn học sinh cách
viết một bài văn hoàn chỉnh (quá trình này được thực hiện
xuyên suốt trong các tiết dạy của chương trình). Tôi luôn nhắc
nhở các em ngoài những yêu cầu cơ bản về kiến thức, các em
cần bộc lộ những kỷ năng riêng và những cảm thụ riêng về
tác phẩm. Bởi vì, một bài văn hay thì phải làm sao cho văn
mình có một sự sáng tạo.
Sự chủ động sáng tạo của học sinh rất quan trọng. Vì
thế tôi luôn tìm cách tác động, giúp học sinh tạo thành thói
quen tự giác, độc lập trong làm văn. Tôi chỉ đóng vai trò
hướng dẫn, nhận xét bổ sung những gì thiếu sót, động viên
học sinh phải tự tin khi làm bài.
c-Trong những tiết trả bài viết Tập làm văn, tôi luôn
khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Điều tôi luôn tâm
niệm là phải biết động viên trân trọng cảm nhận riêng trên
trang viết của học trò mình những suy nghó có thể còng vụng
dại. Đặc biệt tôi luôn cân nhắc, xem trọng những lời phê trong
bài làm của học sinh. Đối với những cảm xúc chân thật của
các em, cũng như khi các em khám phá được những ý tưởng

mới, tôi luôn động viên các em bằng những câu “Bài viết giàu
cảm xúc” hay “Có nhiều sáng tạo, cần cồ gắng phát huy hơn”;
“Diễn đạt khá, có nhiều ý hay”, “Kiến thức phong phú”. Đối
với những đoạn học sinh tự làm nếu có sai sót, tôi chỉ nhắc
nhở nhẹ nhàng nhằm động viên các em cố gắng. Quan trọng
là tránh những lời phê gây ấn tượng xấu đối với các em: “Diễn
đạt lủng củng”; “Diễn đạt chưa đủ thuyết phục”. Vì như thế,
các em sẽ không dám bày tỏ những suy nghó của mình mà lại
chép theo những đoạn văn mẫu. Ben cạnh đó, tôi luôn phê
phán nghiêm khắc đối với những học sinh sao chép tài liệu,
không tự lực làm bài để những lần sau các em sẽ có sự phấn
đấu tự lực sáng sáng tạo.
d-Khi gọi học sinh trả bài, tôi không yêu cầu học học
sinh nói nguyên văn các ý đã chép hoặc học thuộc những bài
văn làm sẵn mà khuyến khích học sinh nói về cảm nhận của
em về tác phẩm (Phần này tôi thường cho các em viết sau khi
học xong một tác phẩm văn học).
4
e-Đối với những lớp được phân công giảng dạy, tôi yêu
cầu mỗi học sinh phải có quyển sổ tay văn học, sổ này dùng
ghi chép những lời văn hay, ý đẹp mà các em sưu tầm và
những ý tưởng mới do Thầy, Cô giảng dạy hay các em đọc
được trong sách báo. Đồng thời phải nắm được sự chênh lệch
về mặt trình độ của học sinh các lớp mình trực tiếp giảng dạy
nhằm phân loại đối tượng để có kế hoạch phụ đạo hay bồi
dưỡng thích hợp (phần nầy được tôi ghi hẳn vào sổ theo dõi và
xử lý kết quả kiểm tra).
f-Thường xuyên liên hệ với bộ phận Thư viện nhà
trường để có thể yêu cầu bổ sung kòp thời những loại sách báo
hướng dẫn, sách tham khảo, những tác phẩm có giá trò để học

sinh tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức văn học.
g-Đem ra bàn bạc thống nhất trong tổ chuyên môn để
có sự hỗ trợ về mặt tinh thần và giúp cho việc thực hiện được
đồng bộ ở 4 khối.
3-Kết quả đạt được:
Với những biện pháp trên, tôi đã khắc phục được những
hạn chế mà trong thời gian qua bản thân tôi và các đồng
nghiệp đều mắc phải. Đồng thời đạt được những kết quả sau:
-Học sinh tự tin, mạnh dạn chuẩn bò ý tưởng cho bài
sắp học. Vào lớp, trong những tiết tập miệng Tập làm văn các
em đã dám nêu ra những suy nghó riêng của mình để đóng góp
xây dựng bài, các em không còn rụt rè, nhút nhát vì sợ bạn
cười trước những ý tưởng đôi khi chưa đúng lắm của mình.
-Không còn tình trạng sử dụng tài liệu, học thuộc lòng
những bài văn mẫu trong sách. Các em đã biết trân trọng
những điểm số dù chưa cao nhưng lại chính do tinh thần tự
lực của mình làm ra.
-Khi làm bài viết Tập làm văn, các em đã có cố gắng
suy nghó, tự tìm tòi những ý tưởng cho riêng mình vì biết rằng
những ý tưởng đó sẽ được giáo viên động viên, khuyến khích.
-Ngoài giờ chính khóa, các em thường xuyên tới Thư
viện của trường để tìm đọc những tài liệu có liên quan nhằm
mở rộng vốn hiểu biết để làm tốt phân môn Tập làm văn.
-Qua những tiết ngoại khóa như báo cáo chuyên đề đố
vui ôn tập về bộ môn Văn, tôi nhận thấy các em tham gia một
5
cách tự nguyện, thích thú lắng nghe hay xung phong trả lời
với vốn kiến thức vô cùng phong phú.
C-KẾT LUẬN:
Trên đây là những suy nghó của tôi trong việc “Phát huy

tính tự lực sáng tạo của học sinh trong môn Tập làm văn ở
trường THCS”. Trong quá trình thực hiện có đạt hiệu quả
nhưng cũng chưa phải là biện pháp tốt nhất và hoàn chỉnh
nhất.
Mong rằng đây là gợi ý để quý đồng nghiệp có suy nghó
và đóng góp nhằm góp phần tạo điều kiện cho học sinh yêu
thích môn Văn, đặc biệt là học tập phân môn Tập làm văn có
hiệu quả hơn.


6

×