Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Khảo sát lỗi chính tả phụ âm đầu của học sinh lớp 4 5 trong nhà trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TRẦN KIM NGÂN

KHẢO SÁT LỖI CHÍNH TẢ PHỤ ÂM ĐẦU
CỦA HỌC SINH LỚP 4 - 5 TRONG
NHÀ TRƢỜNG TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình giúp đỡ
em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện giúp em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. LÊ THỊ THÙY
VINH cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong quá trình nghiên cứu để em
hoàn thành khóa luận này.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Trường Tiểu học Lê
Ngọc Hân, các em học sinh khối 4 - 5 đã giúp đỡ, để em có sự thành công
trong khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và năng lực có hạn nên không
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày



tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Trần Kim Ngân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Khảo sát lỗi chính tả phụ âm đầu của học
sinh lớp 4-5 trong nhà trường Tiểu học’’ là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dựa trên sự đóng góp của TS. Lê Thị Thùy Vinh. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này là xác thực, chưa từng được
công bố ở bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Trần Kim Ngân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................... 6
1.1. Một số vấn đề lí thuyết chung về chính tả ................................................. 6
1.1.1. Khái niệm về chính tả ............................................................................. 6
1.1.2. Chính tả chữ Quốc ngữ ........................................................................... 7
1.1.3. Chuẩn chính tả....................................................................................... 11
1.1.4. Các lỗi chính tả thường gặp .................................................................. 13
1.1.4.1. Lỗi chính tả do sai quy định chính tả hiện hành ................................ 14
1.1.4.2. Lỗi chính tả do không nắm vững nội dung ngữ nghĩa của từ ............ 14
1.1.4.3. Lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ................. 15
1.1.5. Những nguyên tắc dạy học chính tả ...................................................... 17
1.1.5.1. Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực ............................................... 17
1.1.5.2. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức 18
1.1.5.3. Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp
tiêu cực ............................................................................................................ 19
1.1.6. Chính tả phụ âm đầu ............................................................................. 20
1.2. Đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh Tiểu học .......................................... 23
1.2.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học ................................................. 23
1.2.2. Đặc điểm sinh lí của học sinh Tiểu học ................................................ 25
1.3. Thực trạng dạy và học chính tả phụ âm đầu trong nhà trường Tiểu học ..... 26


1.4. Khái quát về lỗi chính tả phụ âm đầu của học sinh trong nhà trường Tiểu
học ................................................................................................................... 27
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH
TẢ PHỤ ÂM ĐẦU CỦA HỌC SINH LỚP 4 - 5 TRƢỜNG TIỂU HỌC LÊ
NGỌC HÂN, THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI ............................ 29
2.1. Thực trạng lỗi chính tả phụ âm đầu của học sinh khối lớp 4 - 5 trong nhà
trường Tiểu học ............................................................................................... 29
2.1.1. Thực trạng lỗi chính tả phụ âm đầu của học sinh khối lớp 4 ................ 29
2.1.2. Thực trạng lỗi chính tả phụ âm đầu của học sinh khối lớp 5 ................ 35

2.1.3. So sánh và nhận xét về thực trạng lỗi chính tả phụ âm đầu giữa khối lớp
4 và khối lớp 5 ................................................................................................. 40
2.2. Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả phụ âm đầu của học sinh khối
lớp 4 - 5 trong nhà trường Tiểu học ................................................................ 43
2.2.1. Luyện phát âm ....................................................................................... 44
2.2.2. Ghi nhớ các mẹo chính tả...................................................................... 44
2.2.3. Làm các bài tập chính tả........................................................................ 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Lỗi chính tả phụ âm đầu tr/ch của học sinh khối lớp 4 .................. 30
Bảng 2.2. Lỗi chính tả phụ âm đầu r/d/gi của học sinh khối lớp 4 ................. 31
Bảng 2.3. Lỗi chính tả phụ âm đầu l/n của học sinh khối lớp 4 ..................... 32
Bảng 2.4. Lỗi chính tả phụ âm đầu s/x của học sinh khối lớp 4 ..................... 34
Bảng 2.5. Lỗi chính tả phụ âm đầu tr/ch của học sinh khối lớp 5 .................. 35
Bảng 2.6. Lỗi chính tả phụ âm đầu r/d/gi của học sinh khối lớp 5 ................. 36
Bảng 2.7. Lỗi chính tả phụ âm đầu l/n của học sinh khối lớp 5 ..................... 37
Bảng 2.8. Lỗi chính tả phụ âm đầu s/x của học sinh khối lớp 5 ..................... 39
Bảng 2.9. So sánh lỗi chính tả phụ âm đầu của học sinh 2 khối 4 và 5 .......... 40
Biểu đồ 2.1. Lỗi chính tả phụ âm đầu của học sinh khối 4 ............................. 42
Biểu đồ 2.2. Lỗi chính tả phụ âm đầu của học sinh khối 5 ............................. 42


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quan trọng trong đời sống hàng
ngày của người Việt. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học nói riêng và nhà

trường phổ thông nói chung hiện nay, tiếng Việt là công cụ chủ yếu để dạy và
học. Vì thế, người học cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt để nâng
cao nhận thức, cảm xúc thẩm mĩ, sử dụng tiếng Việt một cách hợp lí phù hợp
với từng hoàn cảnh để học tập và làm việc đạt được hiệu quả tối ưu.
Tiếng Việt là một môn học có vị trí quan trọng trong nhà trường Tiểu
học. Đây là môn học vừa có vai trò trang bị cho học sinh công cụ ngôn ngữ,
vừa có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học về tiếng
Việt, những kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học sinh tự hoàn thiện nhân cách
của mình ở phương diện ngôn ngữ và văn hóa. Mục đích của dạy học tiếng
Việt trong nhà trường Tiểu học là dạy cho học sinh biết sử dụng tiếng Việt để
giao tiếp và mở rộng tầm hiểu biết thông qua việc hình thành và phát triển các
kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Mỗi tiết học tiếng Việt có nhiệm vụ phát triển
năng lực trí tuệ cho học sinh, rèn luyện cho các em phương pháp suy nghĩ,
làm việc tích cực cũng như giáo dục nhân cách cho các em. Để phát triển các
kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em, môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu
học được chia thành nhiều phân môn, mỗi phân môn giải quyết những nhiệm
vụ riêng biệt. Đối với học sinh Tiểu học, có thể nói kĩ năng viết là một trong
bốn kĩ năng quan trọng và cần thiết nhất đối với các em. Phân môn Chính tả
là phân môn giúp học sinh viết đúng, đẹp và chính xác.
Phân môn Chính tả giúp hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử
dụng tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh những thao tác tư duy cơ
bản; hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp như: tính cẩn thận,
kiên trì, chính xác; bồi dưỡng cho học sinh có những tình cảm yêu quý đối

1


với tiếng Việt nói chung, chữ viết của tiếng Việt nói riêng. Trong nhà trường
Tiểu học, phân môn Chính tả có nhiệm vụ giúp cho học sinh nắm vững các
quy tắc chính tả và hình thành, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chính tả.

Trong xu thế văn hóa giao tiếp hiện nay việc trao đổi thông tin chủ yếu
dựa vào văn bản, chính tả có vai trò rất quan trọng. Do vậy, việc uốn nắn, tạo
thói quen viết đúng chính tả cho học sinh ngay từ trong nhà trường Tiểu học
rất cần thiết. Có thể nói, trong giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi - giai đoạn nền
móng, học sinh có thể dễ dàng nắm bắt những quy tắc viết đúng chính tả, có
thể sửa chữa những lỗi sai một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong nhà trường
Tiểu học hiện nay, học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả trong đó có lỗi chính
tả phụ âm đầu. Từ tình hình đó, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát lỗi chính tả phụ âm đầu của học sinh lớp 4 - 5 trong nhà
trƣờng Tiểu học” để tìm hiểu những lỗi sai chính tả phụ âm đầu phổ biến, từ
đó đề xuất những giải pháp giúp khắc phục tình trạng này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ông cha ta có câu “Nét chữ nết người” cho thấy tầm quan trọng của
chữ viết trong việc hình thành và xây dựng nên nhân cách con người.Vấn đề
chữ viết, viết thế nào cho chuẩn, cho đẹp là vấn đề luôn được xã hội quan
tâm.
Đã từ lâu, vấn đề chính tả được rất nhiều tác giả quan tâm, đã có nhiều
công trình nghiên cứu trong nước đề cập tới vấn đề này. Các tác giả đã đề cập
tới nhiều vấn đề chính tả khác nhau.
Cố GS Hoàng Tuệ trong Vấn đề chuẩn ngôn ngữ qua lịch sử ngôn
ngữ học có đưa ra nhận xét: “Trong đời sống xã hội ở địa phương, tiếng địa
phương, giọng địa phương là thân thương và luôn luôn quan trọng về kinh tế,
văn hóa, nghệ thuật”. Mỗi địa phương, vùng miền có những cách phát âm
mang đặc trưng của mình, đó là đặc trưng phương ngữ của mỗi vùng miền.

2


Vấn đề mà tác giả muốn mang đến đó chính là khắc phục những lỗi do
phương ngữ tạo ra.

Trong cuốn Chữa lỗi chính tả cho học sinh (Nhà xuất bản giáo dục1982), tác giả Phan Ngọc đã giới thiệu một số phương pháp chữa lỗi chính tả
cho học sinh như: tập phát âm cho đúng, nhớ từng từ một, dùng mẹo, dựa vào
lịch sử.
Trong cuốn Muốn đúng chính tả, GS.Nguyễn Lân đã đề cập tới một
số nguyên tắc về chính tả cũng như từ vị chính tả.
Trong Tạp chí ngôn ngữ số 1 tác giả Hoàng Phê đã bàn về Một số
nguyên tắc giải quyết vấn đề chuẩn hóa chính tả. Tác giả đã nghiên cứu
nhiều quy định về cách viết chính tả, cách viết hoa và cách phiên âm tiếng
nước ngoài.
Tác giả Hoàng Anh có cuốn Sổ tay chính tả, trong cuốn sách này tác
giả đã đề cập đến một số mẹo nhằm khắc phục lỗi chính tả và các cặp lỗi
chính tả tiêu biểu.
Trong cuốn giáo trình Tiếng việt thực hành A, tác giả Nguyễn Minh
Thuyết (chủ biên) đã tìm hiểu quy tắc viết hoa và quy tắc phiên âm tiếng nước
ngoài, cách chữa lỗi thông thường về chính tả đồng thời tác giả cũng đã đưa
ra các mẹo luật để khắc phục lỗi chính tả.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đây chỉ mới đề cập tới các
vấn đề chính tả nói chung mà chưa sâu vào nghiên cứu các lỗi chính tả mà
học sinh thường xuyên gặp phải cụ thể là lỗi phụ âm đầu ở học sinh Tiểu học.
Vì thế đề tài “Khảo sát lỗi chính tả phụ âm đầu của học sinh lớp 4 - 5
trong nhà trƣờng Tiểu học” mà chúng tôi lựa chọn vẫn tìm được hướng đi
riêng. Chúng tôi mong muốn có thể đưa ra các biện pháp giúp các em viết
đúng chính tả, từ đó góp phần giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát tình trạng mắc lỗi chính tả phụ âm đầu

(tr/ch;r/d/gi;l/n;s/x) của học sinh Tiểu học, cụ thể là học sinh khối lớp 4 - 5
trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, khóa luận đã
đề xuất một số giải pháp để khắc phục loại lỗi này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đã giải quyết những nhiệm vụ như sau:
Đọc, hệ thống những vấn đề lí luận về chính tả, lỗi chính tả.
Thống kê, xử lí các tư liệu về chính tả phụ âm đầu lớp 4 - 5 trong
trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Nguyên nhân và biện pháp sửa lỗi chính tả phụ âm đầu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là lỗi chính tả phụ âm đầu của học
sinh Tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung phân môn Chính tả lớp 4 - 5 trong nhà trường Tiểu học.
Xử lí tư liệu thống kê để thấy được thực trạng chính tả phụ âm đầu ở
học sinh Tiểu học cụ thể là học sinh lớp 4 - 5 ở trường Tiểu học Lê Ngọc
Hân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết được những nhiệm vụ trên, chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp sau:
Phương pháp điều tra: tiến hành điều tra để thu thập những số liệu về
các lỗi chính tả phụ âm đầu mà học sinh thường gặp phải thông qua một hệ
thống câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn.

4


Phương pháp thống kê: dựa vào phiếu bài tập của các em để thống kê
tất cả các lỗi sai về phụ âm đầu l/n;tr/ch;r/d/gi;s/x. Từ đó, chúng tôi rút ra

nhận xét và dựa vào thực trạng đó để đưa ra các biện pháp sửa chữa lỗi chính
tả phụ âm đầu ở học sinh.
Phương pháp so sánh: từ kết quả điều tra chúng tôi so sánh tỉ lệ mắc lỗi
chính tả phụ âm đầu giữa học sinh khối lớp 4 và học sinh khối lớp 5.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng đã sử dụng các
phương pháp như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp phân loại, phương pháp đàm thoại,phương pháp đọc sách…một cách
hợp lí để đạt được hiệu quả tốt nhất.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết thúc, danh mục Tài liệu tham khảo, cấu trúc
của khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng và giải pháp khắc phục lỗi chính tả phụ âm đầu
của học sinh lớp 4 - 5 Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, thành phố Lào Cai,
tỉnh Lào Cai.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số vấn đề lí thuyết chung về chính tả
1.1.1. Khái niệm về chính tả
Thuật ngữ chính tả theo nghĩa gốc là “phép viết đúng” hoặc “lối viết
hợp với chuẩn” tuy nhiên đã có nhiều tác giả đưa ra các quan niệm khác nhau
về vấn đề này.
Trong cuốn Giáo trình Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành, các tác giả
Lã Thị Bắc Lý, Phạm Thị Hồng Xuân, Nguyễn Thị Thu Nga đã đưa ra khái
niệm chính tả như sau: “Chính tả là việc viết đúng chữ viết theo chuẩn mực:
viết đúng các âm, các thanh trong âm tiết, viết hoa, viết các chữ số, viết các từ

ngữ mượn từ tiếng nước ngoài theo đúng chuẩn mực”. [3;23]
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Giáo trình ngôn ngữ đã đưa ra
khái niệm chính tả một cách cụ thể, hệ thống “Chính tả (orthography) là hệ
thống chuẩn cho chữ viết của một ngôn ngữ. Nó gồm một hệ thống chữ viết
(writing system) đặc biệt, một hệ thống chuẩn của cách viết (spelling) và một
hệ thống chuẩn của dấu chấm câu (punctuation). Hệ thống chữ viết là một hệ
thống dấu hiệu có tính quy ước, lâu bền để thể hiện một ngôn ngữ. Chữ ghi ý
(ideographic writing) khác với chữ ghi âm (phonographic writing). Chữ ghi
âm lại chia ra chữ ghi âm tiết (syllabic writing) và chữ ghi âm tố (sound
writing). Chữ viết ABC (alphabetic writing) là loại chữ ghi cả nguyên âm lẫn
phụ âm. Trong mỗi ngôn ngữ, hệ thống quy ước để trình bày các từ riêng biệt
trong chữ viết là hệ thống cách viết của nó”.
Trong cuốn Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 4, Nguyễn Minh Thuyết
(chủ biên), PGS.TS. Hoàng Hòa Bình quan niệm: “Chính tả (chính : đúng, tả :
viết) theo nghĩa rộng là những quy định về cách viết đúng đối với mỗi từ ngữ,

6


bao gồm cả tên người, tên địa lí, tên các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, các từ
ngữ phiên âm tiếng nước ngoài, và sử dụng các dấu câu,…”. [8;103]
Tác giả Lê A trong cuốn Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học đã đề cập
tới “Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của
một ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách phiên âm tên riêng nước ngoài…
Nói cách khác, chính tả là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ; mục
đích của nó là làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, bảo đảm
cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất nội dung cơ bản. Chính tả
trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng quy
tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân”. [1;114]
Trong cuốn Dạy học chính tả ở Tiểu học hai tác giả Hoàng Văn Thung,

Đỗ Xuân Thảo đã đưa ra khái niệm về chính tả như sau: “Chính tả là viết
đúng hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển lời nói sang dạng
thức viết”. [6;5]
Chính tả hiểu đơn giản là nó mang tính chất bắt buộc, không cho phép
sự sáng tạo cá nhân (trừ trong văn chương). Chính tả là phép viết đúng hoặc
lối viết hợp với chuẩn hay nói cách khác là việc tiêu chuẩn hóa chữ viết của
một ngôn ngữ. Yêu cầu cơ bản của chính tả là phải thống nhất cách viết các từ
cụ thể trên phạm vi toàn quốc và trong tất cả các loại hình văn bản viết.
Trong phạm vi khóa luận này chúng tôi sử dụng khái niệm chính tả của
các tác giả Lã Thị Bắc Lý, Phạm Thị Hồng Xuân, Nguyễn Thị Thu Nga để
tiến hành nghiên cứu.
1.1.2. Chính tả chữ Quốc ngữ
Mỗi đất nước đều có chữ viết riêng của mình, đó là nét đặc trưng, văn
hóa của mỗi quốc gia. Chữ Quốc ngữ là chữ viết quốc gia chính thức của
nước ta. Chữ Quốc ngữ được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực giao tiếp
dưới dạng chữ viết. Nó được sử dụng rộng rãi trong nhà trường, trong hoạt

7


động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh. Chính tả chữ Quốc ngữ
là những quy định, chuẩn mực bắt buộc người sử dụng phải tuân theo nó. Vì
vậy mỗi người Việt Nam khi viết cần có thói quen, ý thức rèn luyện thường
xuyên để thể hiện sự tôn trọng đối với những quy tắc của chữ viết. Chữ Quốc
ngữ trải qua nhiều giai đoạn lịch sử mới hoàn thiện như chữ viết ngày hôm
nay mà chúng ta đang sử dụng. Việc rèn luyện chữ viết đúng, đẹp thể hiện
tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với những di sản quý báu của dân
tộc đó là tiếng nói và chữ viết.
Để viết đúng, chính xác chữ Quốc ngữ người sử dụng cần quan tâm tới
một số vấn đề sau:

* Vấn đề đầu tiên cần phải đề cập đến là viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ.
Ngay từ các lớp Tiểu học, học sinh đã được học kĩ lưỡng về vấn đề này. Nhất
là đối với phân môn Tập viết và phân môn Chính tả là những phân môn trực
tiếp rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay nhiều người
trưởng thành vẫn mắc phải.
* Một vấn đề khác mà người sử dụng cần quan tâm đó là viết đúng
chính tả, chính tả chữ Quốc ngữ là chính tả ngữ âm học. Khi sử dụng tiếng
Việt, người sử dụng tránh viết theo âm địa phương, theo sự phát âm cá nhân
mà cần viết theo âm chuẩn của tiếng Việt. Người viết cần tuân thủ các quy
định hiện hành của chữ Quốc ngữ mặc dù chữ Quốc ngữ vẫn còn tồn tại một
số hạn chế.
Ví dụ:
iê viết sau âm đầu, trước âm cuối: tiền, biến…
yê viết sau âm đệm, trước âm cuối: thuyền, luyến… hoặc viết trong
trường hợp sau khi mở đầu âm tiết: yếm, yên…
* Viết hoa theo đúng các quy tắc viết hoa hiện hành. Từ tháng 11/1980
Bộ Giáo dục Việt Nam nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố “Một số

8


quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục” đây là cơ sở
quan trọng giúp thống nhất chính tả trong cả nước. Có thể chia việc viết hoa
và ba nhóm chính:
- Viết hoa chữ cái đầu câu, đầu đoạn, đầu bài.
- Biểu thị sự tôn kính, tôn trọng, ngợi ca
- Viết hoa tên riêng Việt Nam, tên riêng nước ngoài (tên người, tên địa
lí, tên cơ quan, đoàn thể, tổ chức).
* Quy định về việc viết các từ, thuật ngữ tiếng nước ngoài. Các từ đó
bao gồm tên người, tên địa danh, các thuật ngữ khoa học, chính trị, văn

hóa…Việc viết các từ và thuật ngữ tiếng nước ngoài có bốn cách biểu hiện
khi viết:
Thứ nhất, cách viết theo nguyên ngữ được dùng trong sách báo, tài liệu
khoa học, tạp chí chuyên môn. Đây là cách viết đảm bảo độ chính xác nhưng
khó thực hiện do nhiều chữ viết ngôn ngữ gốc không thuộc hệ La tinh (Nhật
Bản, Trung Quốc…), do đó khó đọc, khó viết.
Ví dụ: moorpheme, acid…
Thứ hai, cách viết chuyển tự được dùng trong các tài liệu chuyên môn.
Cách viết này căn cứ vào chữ của ngôn ngữ gốc sau đó chuyển tương đương
sang chữ Việt. Khi chuyển tự, viết liền cả từ, không dùng dấu gạch nối giữa
các âm tiết, không đánh dấu thanh. Đây là cách khó có thể thực hiện vì nhiều
chữ viết của ngôn ngữ gốc không theo nguyên tắc biểu âm hay nguyên tắc
biến âm. Mỗi chữ ghi bằng âm tiết mà không ghi âm vị.
Ví dụ: axit, bazơ…
Thứ ba, dịch nghĩa các từ nước ngoài rồi viết bằng các từ Việt tương
ứng về nghĩa. Cách dịch nghĩa được dùng trong sách, giáo trình, tạp chí
chuyên môn…Việc dịch nghĩa có ưu điểm lớn nhất là dễ đọc, dễ in, dễ viết.
Tuy nhiên, việc dịch nghĩa khó có thể đạt được độ chính xác và đồng thuận từ

9


tất cả mọi người do mỗi người có những cách dịch sử dụng những cách diễn
đạt khác nhau. Đặc biệt, đối với thuật ngữ của các ngành khoa học việc dịch
nghĩa đạt được độ chính xác cao là rất khó.
Ví dụ: Dụng học (pragmatics): “Việc nghiên cứu cách thức sử dụng
ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục tiêu cụ thể”
(Hồ Mỹ Huyền - Trúc Thanh)
Thứ tư, cách phiên âm sang tiếng Việt được dùng trong sách báo phổ
cập. Cách phiên âm mang nhiều ưu điểm là dễ đọc, dễ hiểu, dễ in, nhưng hiện

nay vẫn chưa thống nhất về các vấn đề như : phiên âm từ ngôn ngữ gốc hay
đã qua ngôn ngữ trung gian, khi phiên âm ta có tách rời từng âm tiết không,
giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có dùng dấu gạch nối hay không, các
âm tiết có đánh dấu thanh hay không…Xu hướng chung là khi phiên âm ta
tách rời từng âm tiết, giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có dấu gạch
nối, các âm tiết có đánh dấu thanh.
Ví dụ: Mát - xcơ - va…
* Vấn đề viết tắt: trong quá trình viết cho cá nhân mình đọc có thể sử
dụng các kí hiệu viết tắt nhưng khi viết tắt cho người khác đọc cũng cần phải
tuân theo những quy định chung, những chữ đầu tiên trong văn bản cần ghi
chú đầy đủ để người đọc có thể hiểu.
Ví dụ: ĐHSP (Đại học Sư phạm), NXBGD (Nhà xuất bản Giáo dục)…
Việc viết tắt mang nhiều ưu điểm, giúp người sử dụng giảm bớt thời
gian khi viết, tuy nhiên việc viết tắt không thể tùy tiện, trường hợp nào cũng
mang ra sử dụng chẳng hạn: không viết # (khác), 0 (không)…
* Dùng các kí hiệu chữ viết phụ trợ (dấu câu, dấu đánh thứ tự, kết cấu
văn bản). Các dấu câu cần dùng theo quy tắc chung còn các dấu đánh thứ tự
cần dùng tương ứng với từng cấp độ mà người viết thể hiện trong văn bản.

10


1.1.3. Chuẩn chính tả
Một ngôn ngữ văn hóa không thể không có chính tả thống nhất, chính tả
có thống nhất thì ngôn ngữ viết mới không bị trở ngại giữa các thế hệ, giữa các
địa phương trên cả nước. Chuẩn chính tả là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết
của ngôn ngữ. Người sử dụng tiếng Việt phải tuân theo những quy định này.
Chuẩn chính tả bao gồm chuẩn viết hoa, chuẩn viết các âm (nguyên âm, phụ
âm, bán âm), chuẩn đánh dấu thanh, chuẩn phiên âm từ và thuật ngữ vay mượn.
Ngày nay, các quy định về chuẩn viết hoa đang dần dần được chấp

nhận và trở thành thói quen khi viết. Đối với tên riêng Việt Nam, khi viết tên
người viết hoa tất cả các chữ cái đầu của tất cả âm tiết chỉ họ, tên đệm, tên…
(Chu Văn An, Nguyễn Tất Thành…). Viết hoa chữ cái đầu tiên của tên cơ
quan, đoàn thể, tổ chức và viết hoa đối với những chữ cái đầu của tổ hợp
mang ý nghĩa khu biệt riêng (Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào
tạo…). Đối với tên riêng nước ngoài khi phiên âm trực tiếp ra Hán Việt thì tên
riêng nước ngoài viết theo quy tắc như đối với viết hoa tên riêng Việt Nam
(Thượng Hải, Mao Trạch Đông…). Trường hợp khi phiên âm trực tiếp ra
tiếng Việt thì những chữ cái đầu của tên, họ viết hoa và đánh dấu thanh theo
cách đọc các âm tiết, giữa các âm tiết của bộ phận tên người, tên địa danh có
sử dụng dấu gạch nối (In-đô-nê-xi-a, Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen…).
Chữ Quốc ngữ còn một số điểm hạn chế như không đảm bảo nguyên
tắc âm vị học trong khi viết nghĩa là một âm vị được ghi bằng một con chữ,
có một số âm vị được thể hiện bằng nhiều con chữ. Thực trạng này hiện nay
được khắc phục bởi những quy định bổ sung trong hệ thống quy định chính tả
tiếng Việt. Những quy định này bắt buộc người sử dụng tiếng Việt phải ghi
nhớ. Đối với đánh dấu thanh phải đánh dấu thanh trên hoặc dưới âm chính,
trong trường hợp âm chính là nguyên âm đôi nếu âm tiết không có âm cuối thì
đánh ở chữ cái thứ nhất (múa, lửa…) và đánh ở chữ cái thứ hai khi âm tiết có
âm cuối (tuyến, hướng…).

11


Chuẩn viết phiên âm từ và thuật ngữ vay mượn phức tạp hơn, hiện nay
tồn tại hai cách viết. Cách viết thứ nhất đó là phiên âm âm tiết hóa, nghĩa là
có sử dụng dấu gạch nối giữa các âm tiết của từ (Cam-pu-chia, An-giê-ri…).
Ngược lại, cách viết thứ hai là viết liền các âm tiết hay còn gọi là phiên âm từ
hóa (Canada, Paris…).
Chuẩn chính tả bao gồm một số đặc điểm chính như tính chất bắt buộc,

ổn định, ít thay đổi. Cụ thể như sau:
Tính chất đầu tiên có thể kể đến đó là tính chất bắt buộc. Chính tả tiếng
Việt mang tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, không được mang tính chất
sáng tạo cá nhân. Điều đó nghĩa là người viết bắt buộc phải tuân theo đúng
quy định khi viết. Chữ viết có thể chưa hợp lí nhưng khi đã thừa nhận là
chuẩn chính tả thì người viết không được viết khác đi. Trong chính tả không
có hợp lí - bất hợp lí mà chỉ tồn tại đúng - sai, có lỗi - không có lỗi. Nói đến
chuẩn chính tả là nói đến tính chất pháp lệnh, yêu cầu cao nhất đối với chính
tả là sự thống nhất trong cách viết mọi văn bản, cách viết của tất cả địa
phương, cùng miền đều phải thống nhất.
Do chuẩn chính tả mang tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối nên nó ổn
định, ít thay đổi như chuẩn ngữ âm, chuẩn từ vựng và chuẩn ngữ pháp. Tính
ổn định, ít thay đổi khiến cho nó trở thành bất di bất dịch, từ thời đại này sang
thời đại khác. Điều này làm cho chính tả lạc hậu so với sự phát triển ngữ âm.
Tạo nên sự mâu thuẫn giữa ngữ âm hiện đại và chính tả cổ điển, làm cho
chính tả trở nên rắc rối hơn. Nói cách khác chuẩn chính tả mang tính ổn định
và cố hữu khá cao.
Bên cạnh tính bắt buộc, ổn định, ít thay đổi chính tả cũng có những
biến đổi nhất định. Những chuẩn chính tả cũ, lỗi thời không phù hợp nữa sẽ
được thay thế dần bằng những chuẩn chính tả mới. Theo quá trình phát triển
của đất nước, bên cạnh lối viết cũ, mẫu mực, tuân thủ quy định chính tả đã

12


xuất hiện những cách viết mới song song với nó (anh dũng - anh zũng, Vũng
Tàu - Zũng Tàu, dòng thác - giòng thác…). Xuất hiện nhiều cách viết khác
nhau như vậy làm cho chính tả càng thêm phức tạp hơn. Do vậy vấn đề chuẩn
hóa chính tả vô cùng cần thiết và quan trọng.
Ngoài ra, chuẩn chính tả thường mang tính truyền thống và theo số

đông. Xuất phát điểm của chuẩn chính tả là từ những thói quen phổ biến trong
đời sống xã hội, do vậy, thực chất chuẩn chính tả là kết quả của quá trình
chọn lọc chặt chẽ giữa nhiều hình thức chính tả tồn tại trong xã hội.
1.1.4. Các lỗi chính tả thƣờng gặp
Lỗi chính tả của người viết chữ Quốc ngữ nói chung, học sinh nói riêng
từ xưa đến nay vẫn luôn là vấn đề gây nhức nhối, được nhiều người trong xã
hội quan tâm. Không chỉ học sinh Tiểu học mà học sinh Trung học cơ sở,
Trung học phổ thông tuy đã trải qua nhiều năm học, được rèn luyện chữ viết
thường xuyên nhưng khi viết vẫn còn mắc nhiều lỗi. Tình trạng đáng báo
động này không chỉ tồn tại trên một địa phương trên cả nước mà còn ở khắp
nơi, từ trong Nam, ngoài Bắc. Đã có rất nhiều tờ báo, tạp chí đã đề cập tới
tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả. Có rất nhiều tác giả đã lên tiếng về
tình trạng này, tác giả Nguyễn Đức Dương viết: “Tại sao mãi tới giờ, sau gần
mười sáu năm cải cách giáo dục, học sinh chúng ta vẫn còn viết sai chính tả
và sai nhiều đến như vậy?’’. Tác giả Hoàng Trọng Canh cho biết: “Theo điều
tra sơ bộ của chúng tôi tại mười trường tiểu học ở địa bàn hai tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh thì sai chính tả đang là một chứng bệnh phổ biến trong học sinh
(…). Qua 3446 bài tiếng Việt của học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 thì có tới 3171
bài sai chính tả (chiếm 92%). Theo tác giả Hà Quang Năng, “Trong bài kiểm
tra của 728 học sinh lớp 5 thuộc 4 trường Tiểu học (trường Lê Văn Tám của
quận Hai Bà Trưng, trường Trần Quốc Toản của quận Hoàn Kiếm, trường
Yên Hòa và trường Trung Hòa ở Từ Liêm, Hà Nội có tới 3238 lỗi chính tả,

13


trung bình mỗi bài có trên 4 lỗi, trong đó bài mắc lỗi nhiều nhất là 69 lỗi”
[1;115]. Để khắc phục tình trạng này người giáo viên cần phân loại các loại
lỗi chính tả thường gặp ở học sinh, sau đó dựa vào tần số xuất hiện của các
loại lỗi mà đưa ra các bài tập chính tả sao cho phù hợp. Có thể nói tới các loại

lỗi chính tả phổ biến sau:
1.1.4.1. Lỗi chính tả do sai quy định chính tả hiện hành
Đây là loại lỗi do người viết không nắm được những quy định chính tả
hiện hành.
Ví dụ:
+ Viết hoa sai: Nguyễn văn Nam, trường Tiểu học xuân hòa…
+ Viết sai các kí hiệu ghi cùng một âm: cái cính ( c không viết trước
nguyên âm i), con ghà (gh không viết trước nguyên âm a)…
+ Đánh sai vị trí dấu thanh (đặc biệt đối với các vần có chứa nguyên âm
đôi): miá, túyên…
Để giúp học sinh khắc phục lỗi này, giáo viên cần giúp học sinh ghi
nhớ các quy định chính tả tiếng Việt hiện hành.
1.1.4.2. Lỗi chính tả do không nắm vững nội dung ngữ nghĩa của từ
Trên thực tế, có rất nhiều học sinh phát âm chính xác nhưng vẫn viết sai
chính tả do không nắm vững nội dung ngữ nghĩa của từ. Do vậy, việc nắm được
nghĩa của từ rất quan trọng. Học sinh dễ dàng nhầm lẫn nếu không nắm rõ nghĩa
của từ. Ví dụ, khi giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là “za”, khi đó học
sinh có thể sẽ lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này.
Nhưng nếu giáo viên đọc gia vị hoặc da dẻ, khi giáo viên đọc trọn vẹn từ như
vậy học sinh có thể dựa vào nghĩa của từng từ và dễ dàng viết đúng chính tả.
Ví dụ:
+ Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thường đi với ch:
cha, chú, cô…

14


+ Tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến nấu nướng, ăn uống thường
đi với x: xôi, cái xoong, cái xiên nướng thịt,…
1.1.4.3. Lỗi chính tả do ảnh hƣởng của cách phát âm địa phƣơng

Trên lãnh thổ nước ta tồn tại ba vùng phương ngữ (phương ngữ Bắc Bộ,
phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam bộ) mỗi vùng phương ngữ có đặc điểm
phát âm riêng biệt. Đối chiếu với âm, ta thấy cách phát âm của ba vùng phương
ngữ chính đều còn có những chỗ còn sai lệch, khác với phát âm chuẩn.
* Phương ngữ Bắc Bộ
Người Bắc Bộ phát âm đầy đủ 6 dấu thanh, âm đầu vần, âm chính, âm
cuối nhưng thường viết sai nhóm phụ âm đầu lưỡi cong và viết lẫn phụ âm l,
n. Hiện tượng này xảy ra bởi trong khi nói người ở Bắc Bộ đã bỏ thói quen
quặt lưỡi. Nhóm phụ âm đầu lưỡi cong bị mất đi trong phương ngữ Bắc Bộ.
Do thói quen phát âm, đã xảy ra hiện tượng sai chính tả, những âm tiết có phụ
âm tr được viết thành ch, phụ âm s được viết thành x hoặc ngược lại, phụ âm r
được viết thành d, gi và trong d, gi cũng không phân biệt với nhau.
Ví dụ: cái loa đọc thành cái noa
trịnh trọng đọc thành chịnh chọng
* Phương ngữ Bắc Trung Bộ
Người thuộc phương ngữ Bắc Trung Bộ viết đúng phụ âm đầu, âm đầu
vần, âm chính, âm cuối. Phát âm rõ các âm quặt lưỡi và các vần ưu, ươu. Tuy
nhiên, phát âm không đủ 6 dấu thanh, có sự nhầm lẫn giữa các cặp thanh điệu
đó là thanh hỏi - thanh ngã, thanh ngã - thanh nặng. Do ảnh hưởng của cách
phát âm địa phương, đọc sai dẫn đến viết sai.
Ví dụ: lên xã đọc thành lên xả
* Phương ngữ Nam Trung Bộ - Nam Bộ
Học sinh phát âm theo phương ngữ này ít viết sai phụ âm đầu (trừ phụ
âm v viết thành d), nhưng cũng giống như phương ngữ Bắc Trung Bộ trong

15


cách phát âm học sinh có sự nhầm lẫn giữa các cặp thanh điệu (thanh hỏi thanh ngã). Học sinh viết sai ở các vần có phụ âm cuối n, t và các vần có chứa
nguyên âm đôi.

Ví dụ: văn hóa đọc thành dăn hóa
vui lên đọc thành dui lên
Cách phát âm của mỗi vùng phương ngữ có những ưu việt và hạn chế
riêng. Vấn đề thống nhất chuẩn mực phát âm tiếng Việt rất quan trọng. Các
nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau về điểm
âm chuẩn, chuẩn mực phát âm tiếng Việt. Đại đa số các ý kiến đều thống nhất
chọn cách phát âm của khu vực Hà Nội, cụ thể là cách phát âm của người Hà
Nội gốc làm chuẩn mực cho ngôn ngữ tiếng Việt. Trong đó, có bổ sung thêm
các âm quặt lưỡi và vần ưu/ươu.
Căn cứ để chọn cách phát âm của người Hà Nội gốc làm chuẩn mực
phát âm tiếng Việt xuất phát từ nhiều nguyên nhân hợp lí như: tiếng nói của
người Hà Nội gốc nhẹ nhàng, dễ nghe, ở đây có nhiều triều đại phong kiến
đóng đô, hơn nữa Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị
của cả nước. Trong ba miền đất nước, người miền Bắc phát âm dễ nghe, phát
âm đầy đủ sáu dấu thanh, khi nói người miền Bắc nói chậm hơn người miền
Trung và miền Nam.
Ngoài lỗi chính tả do 3 nguyên chính trên, có thể kể đến một số nguyên
nhân khác như: lỗi do sự cẩu thả của người viết, lỗi do hạn chế của chữ Quốc
ngữ, lỗi do không nắm vững quy tắc ghi âm của chữ Quốc ngữ, lỗi do áp lực
kết cấu tiếng Việt, lỗi chính tả do học sinh không nắm vững cấu trúc âm tiết
tiếng Việt,…Học sinh mắc lỗi chính tả do nhiều nguyên nhân, để khắc phục
các loại lỗi chính tả cho học sinh, giáo viên cần phân loại các lỗi chính tả, sử
dụng phương pháp thống kê đặt yêu cầu phù hợp với việc sửa lỗi chính tả
tương ứng với tần số xuất hiện của từng loại lỗi.

16


1.1.5. Những nguyên tắc dạy học chính tả
Nguyên tắc dạy học chính tả là sự vận dụng và cụ thể hóa các nguyên tắc

dạy học tiếng Việt nói chung cho phù hợp với nhiệm vụ của phân môn. [4;118]
1.1.5.1. Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực
Dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung giảng dạy chính tả phải sát
với phương ngữ. Cụ thể, dựa trên thực tế mắc lỗi chính tả học sinh ở các khu
vực, vùng miền người dạy xác định trọng tâm giảng dạy phù hợp. Cách phát
âm của địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến việc viết chính tả của học sinh.
Chính tả tiếng Việt về căn bản là thống nhất, tuy nhiên do tiếng Việt có nhiều
phương ngữ nên bên cạnh tính thống nhất chúng cũng có những nét riêng biệt,
đặc biệt là cách phát âm. Đặc điểm phát âm của từng vùng khác nhau khác
với phát âm chuẩn nên dẫn tới cách viết sai chính tả.
Ở phương ngữ Bắc Bộ: học sinh thường phát âm sai, nhầm lẫn giữa các
cặp phụ âm đầu: tr/ch; s/x; r/d/gi và vần ưu/iu; ươu/iêu…
Ví dụ: trung bình viết thành chung bình
sao chép viết thành xao chép
con hươu viết thành con hiêu
Ở phương ngữ Bắc Trung Bộ: thường viết sai dấu thanh do không
phân biệt được thanh hỏi - thanh ngã.
Ví dụ: que củi viết thành que cũi
Ở phương ngữ Nam Trung Bộ - Nam Bộ: xảy ra hiện tượng đồng nhất
hóa hai phụ âm đầu /v/ và /z/ khi phát âm, đồng nhất hóa hai cặp phụ âm cuối
/n/, /ng/ và /t/, /k/. Ngoài ra, khi phát âm không có sự phân biệt tay và tai.
Ví dụ: luôn luôn viết thành luông luông
tuốt tuột viết thành tuốc tuộc
Mỗi vùng phương ngữ có những đặc trưng riêng biệt. Do đó, trong quá
trình giảng dạy giáo viên cần chú ý vận dụng nguyên tắc dạy học chính tả

17


theo địa phương, khu vực. Trước khi tiến hành giờ dạy trên lớp giáo viên phải

tiến hành điều tra để biết được những lỗi học sinh lớp mình thường xuyên
mắc phải, từ đó điều chỉnh trọng tâm tiết học cho phù hợp. Vận dụng nguyên
tắc này đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo. Đối với những nội
dung mà học sinh trong lớp không hoặc ít mắc phải giáo viên có thể lược bớt
hoặc tìm các dạng bài thay thế phù hợp với học sinh.
1.1.5.2. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý
thức
Phương pháp có ý thức được hiểu là phương pháp hình thành các kĩ xảo
cho học sinh dựa trên cơ sở là sự vận dụng có ý thức các mẹo luật chính tả và
các quy tắc chính tả nhất định. Phương pháp có ý thức giữ vị trí quan trọng
trong việc giúp học sinh nắm vững các mẹo luật chính tả, các quy tắc chính tả
, là cơ sở để hình thành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả. Phương pháp không có ý
thức là phương pháp hình thành kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua việc
lặp lại những hành động mà không cần hiểu quy luật của chúng, phương pháp
này giúp củng cố trí nhớ máy móc của học sinh ở mức độ nhất định. Trong
quá trình dạy học chính tả cần phối hợp hai phương pháp chính tả có ý thức
và chính tả không có ý thức một cách hợp lí nhằm đạt được hiệu qủa tối ưu.
Trong nhà trường phương pháp có ý thức được sử dụng chủ yếu trong quá
trình dạy học. Phương pháp không có ý thức cần được khai thác, sử dụng hợp
lí nhất là đối với học sinh những lớp đầu Tiểu học thông qua những kiểu bài
như tập chép, tập viết… Các kiểu bài này giúp học sinh nhanh chóng làm
quen với hình thức các con chữ từ đó tiếp thu bài học dễ dàng hơn. Đối với
học sinh ở những lớp đầu Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, đây được coi là
tiền đề, điểm xuất phát giúp học sinh làm quen với hệ thống chữ viết tiếng
Việt.

18


Để khai thác, sử dụng tốt phương pháp có ý thức giáo viên cần được

trang bị những kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa có liên quan đến
chính tả. Cụ thể, giáo viên cần vận dụng tốt kiến thức về các quy tắc chính tả
tiếng Việt; những kiến thức về ngữ âm học tiếng Việt được vận dụng để phân
loại lỗi sai của học sinh; đặc biệt vận dụng những kiến thức về “mẹo” chính
tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát.
Ví dụ: âm |k| ghi bằng ba chữ cái
+ Ghi bằng là k khi nó đứng trước nguyên âm hàng trước như i, e, ê hay
nguyên âm đôi iê.
+ Ghi bằng q khi nó đứng trước âm đệm u.
+ Ghi bằng c khi đứng trước các nguyên âm còn lại a, ă, u, ơ…
Dựa vào những kiến thức về từ vựng, ngữ nghĩa có thể xác lập các
“mẹo’’ chính tả.
Ví dụ: đồ dùng trong gia đình nông dân viết với ch chứ không viết với
tr: cái chổi, cái chăn,…
Trong quá trình dạy học chính tả, cần phát huy tính có ý thức điều này
sẽ tiết kiệm thời gian, mang lại kết quả nhanh chóng, đặc biệt gây được hứng
thú đối với học sinh. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả
không có ý thức là nguyên tắc cơ bản trong việc dạy chính tả cho học sinh,
cần phối hợp linh hoạt giữa hai phương pháp để mang lại hiệu quả cao trong
dạy học.
1.1.5.3. Nguyên tắc phối hợp giữa phƣơng pháp tích cực với phƣơng
pháp tiêu cực
Phương pháp tích cực là cách dạy giúp học sinh hình thành một cách có
ý thức hoặc không có ý thức những kĩ năng nói, viết đúng ngay từ đầu.
Phương pháp “tiêu cực” là cách dạy trong đó giáo viên giúp học sinh phát

19



×