Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Chất thơ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.81 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

TĂNG THỊ HOA

CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

TĂNG THỊ HOA

CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH

HÀ NỘI, 2019




LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thị Tuyết Minh - giảng viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các
thầy, cô trong tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức và tạo điều kiện tốt
nhất để tôi có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè để tôi
có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Tăng Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Tăng Thị Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 4
7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI VÀ
TÁC GIẢ NGUYỄN NGỌC TƯ.................................................................... 5
1.1 Khái niệm chất thơ ...................................................................................... 5
1.2 Chất thơ trong văn xuôi............................................................................... 7
1.3 Tác giả Nguyễn Ngọc Tư và thể loại truyện ngắn .................................... 10
1.3.1 Tác giả Nguyễn Ngọc Tư ....................................................................... 10
1.3.2 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong văn xuôi Việt Nam đương đại .... 11
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CHẤT THƠ TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ ..................................................... 15
2.1 Nhan đề giàu chất thơ................................................................................ 15
2.2 Tình huống truyện hàm chứa chất thơ ...................................................... 17
2.3 Cốt truyện tâm lí........................................................................................ 22
2.4 Thế giới nhân vật với đời sống cảm xúc, cảm giác phong phú ................ 25
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHẤT THƠ TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ ..................................................... 33

3.1 Không gian nghệ thuật .............................................................................. 33
3.2 Ngôn ngữ giàu chất thơ ............................................................................. 37
3.3 Giọng điệu đậm chất thơ ........................................................................... 41
KẾT LUẬN .................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, giao thoa thể loại luôn là một hiện tượng có tính chất quy
luật trong văn học. Thể loại này vay mượn đặc điểm của những thể loại khác để
tăng sức biểu đạt, biểu cảm. Thể loại truyện ngắn cũng không nằm ngoài quy
luật đó. Đặc biệt, như một số người nhận xét, truyện ngắn là thể loại có rất nhiều
ưu thế để dung nạp chất thơ. O’Connor (nhà văn Inland) khẳng định: “Truyện
ngắn rất gần với thơ ở chỗ phải ngắn gọn, súc tích” [16-tr.338]. Nhà văn Ma
Văn Kháng, Bùi Bình Thi, Nguyễn Kiên nhấn mạnh rằng: truyện ngắn “cần
có men”, cần “tỏa hương, rủ rê, dẫn dắt, quyến rũ” thực chất cũng chính là
nhấn mạnh chất trữ tình trong mỗi tác phẩm [16-tr.291]. Tất nhiên, để đi tìm
chất thơ trong truyện ngắn là điều không dễ dàng. Nhà văn Nguyễn Kiên nói:
“Đi tìm chất thơ trong truyện ngắn là đi tìm cái ta có thể cảm thấy, nếu chỉ ra
nó rành mạch, phân tích nó, lập tức nó trở nên mơ hồ” [16-tr.295].
Sau năm 1975, nền văn học Việt Nam nói chung và thể loại truyện
ngắn nói riêng phát triển rất đa dạng với những cây bút độc đáo như: Trần
Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh,
Nguyễn Quang Thiều... Họ nổi bật với những phong cách sáng tác, giọng điệu
riêng nhưng đều tựu trung lại ở chất trữ tình, chất thơ chảy trong mỗi tác
phẩm. Một trong số đó phải nhắc đến nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, cây bút trẻ
đã mang đến một luồng gió mới cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại với
những tác phẩm tiêu biểu như: Cánh đồng bất tận (2005), Ngọn đèn không tắt
(2000), Giao thừa (tập truyện ngắn, 2003, tái bản 2012), Nước chảy mây trôi

(tập truyện ngắn và ký, 2004), Không ai qua sông (tập truyện ngắn, 2016).
Các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được đánh giá cao bởi cái nhìn đầy hiện
thực về cuộc sống, về con người trong thời đại đổi mới nhưng để những hiện
thực đó đi được vào trong lòng độc giả thì phải nhờ đến chất thơ, chất trữ tình
thấm đượm trong mỗi tác phẩm.
Tìm hiểu về chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi hi
vọng rằng sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về đặc điểm truyện ngắn của tác giả và
mang lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ.
1


2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn nữ thành công của văn
học đương đại. Hàng loạt truyện ngắn của chị ra đời đều được đông đảo quần
chúng đón nhận và đạt nhiều giải thưởng. Mỗi câu chuyện là mỗi mảnh ghép
của cuộc sống giản dị, gần gũi mà để lại trong lòng người đọc những ấn tượng
mạnh, khó phai mờ. Do đó, cái ấn tượng trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là
sự mộc mạc, chân chất trong từng tác phẩm. Vì vậy, nó trở thành đề tài
nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học.
Nhà nghiên cứu Trần Hữu Dũng gọi Nguyễn Ngọc Tư là “đặc sản miền
Nam” [4], bởi văn chương Nguyễn Ngọc Tư mang đậm chất Nam bộ, từ việc
sử dụng phương ngữ mộc mạc, giọng điệu giản dị dân dã của miền Nam đến
việc lựa chọn tình tiết, cốt truyện cũng trung thành tuyệt đối với cái “tình tự”
của mảnh đất Nam bộ. Chính đặc trưng đó cũng là đề tài để các nhà phê bình
nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc độ văn hóa. Nguyễn Trọng
Bình cho rằng: “Khuynh hướng thẩm mỹ trong sáng tạo nghệ thuật của
Nguyễn Ngọc Tư - khuynh hướng thổi vào tác phẩm những phẩm chất và giá
trị văn hóa của dân tộc, của quê hương (cụ thể ở đây là những nét đẹp văn
hóa nơi vùng đất cực Nam của tổ quốc)” [2].
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết khác về Nguyễn Ngọc Tư như: Sông

nước Hậu giang và Nguyễn Ngọc Tư (Kiệt Tấn); Không gian sông nước trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Thụy Khuê); Nguyễn Ngọc Tư: Tôi như kẻ
đẽo cày giữa đường (Võ Đắc Danh); Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư (Phạm Thị Thúy - khóa luận tốt nghiệp)...
Tuy nhiên, tác phẩm khiến cho độc giả và giới nghiên cứu chú ý đến
chất thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có lẽ bắt đầu từ Cánh đồng
bất tận. Tác giả Đào Duy Hiệp đã có một bài viết về chất thơ trong truyện
ngắn Cánh đồng bất tận. Ở đó, ông khẳng định: “Cánh đồng bất tận là một
bài thơ bằng văn xuôi. Chất thơ đó nằm trong sự lặp lại ở các cấp độ từ ngữ,
hình ảnh thấm tình người được diễn đạt bằng một giọng văn dung dịch, hiền
lành” [7]. Theo tác giả, chất thơ trong truyện ngắn được thể hiện bởi sự xuất
hiện của nỗi nhớ triền miên và hình ảnh ẩn dụ cánh đồng, dòng sông mênh
mang sóng nước. Tuy bài viết mới chỉ dừng lại ở những khám phá ban đầu,
2


chưa đi sâu nghiên cứu về chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhưng
nó đã gợi lên một cách tiếp cận mới đối với truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Trong bài Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy và
Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Phạm Thùy Dương đã nghiên cứu sâu về giọng điệu
xót thương trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Trong đó, tác giả viết:
“Gắn với cảm hứng cảm thương là giọng điệu cảm thương, xót xa với những
số phận con người nhỏ bé. Chỉ khi thực sự xúc động, trái tim đập những nhịp
đập chân thành, nồng nhiệt, người nghệ sĩ mới tạo được tiếng nói, giọng điệu
có sức truyền cảm lớn” [5]. Có thể nói, giọng điệu và ngôn ngữ là những
phương diện biểu hiện chất thơ một cách rõ nét và được độc giả cảm nhận
nhiều nhất trong những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư. Tác giả Minh Thi đã
từng giới thiệu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên báo Lao động: “Lối
hành văn của Nguyễn Ngọc Tư trong Gió lẻ phức tạp hơn nhiều so với Cánh
đồng bất tận, đa nghĩa hơn, giàu chất thơ hơn” [17]. Điều đó cho thấy, càng

về sau, các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư càng bộc lộ rõ nét những phương
diện, khía cạnh của chất thơ, tạo nên một phong cách dịu dàng, nữ tính, không
thể bị trộn lẫn với bất kì ai của cây bút miền sông nước.
Nhìn chung, các công trình trên đã ít nhiều đề cập đến đặc trưng truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình
nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về một trong những khía cạnh nổi bật của văn
xuôi nói chung và của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói riêng đó là: chất thơ
trong truyện ngắn. Đó chính là khoảng trống để chúng tôi nghiên cứu và thực
hiện đề tài khóa luận của mình: Chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các phương diện biểu hiện chất
thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
Phạm vi nghiên cứu là truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong ba tập
truyện ngắn: Ngọn đèn không tắt do NXB Trẻ xuất bản năm 2000, Cánh đồng
bất tận do NXB Trẻ xuất bản năm 2005, Khói trời lộng lẫy do NXB Trẻ xuất
bản năm 2010.

3


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài Chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng
tôi muốn tiếp tục nghiên cứu, làm rõ những đóng góp của nhà văn trong thể
loại truyện ngắn. Từ đó, có thể khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò cũng như
những đóng góp của nhà văn trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp hệ thống
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp khảo sát thống kê

Phương pháp nghiên cứu liên ngành
6. Đóng góp của khóa luận
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên
nhiều phương diện cả về nội dung và hình thức. Thông qua khóa luận này,
bên cạnh việc hiểu rõ hơn về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn của chị,
chúng tôi còn hi vọng sẽ đóng góp thêm một hướng nghiên cứu khác về
truyện ngắn của tác giả, đó là: Chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Quan niệm về chất thơ trong văn xuôi và tác giả Nguyễn Ngọc Tư
Chương 2: Các phương diện biểu hiện chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
QUAN NIỆM VỀ CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI
VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN NGỌC TƯ
1.1 Khái niệm chất thơ
Thông thường khi nói về chất thơ, người ta thường cho rằng nó thuộc
về yếu tố nội dung. Tuy nhiên chất thơ lại là một khái niệm có nội hàm rộng,
rộng hơn khái niệm thơ và tùy vào từng hoàn cảnh sử dụng khác nhau có thể
hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Thật vậy, chất thơ là một khái niệm rộng hơn thơ, khái niệm thơ nằm
trong chất thơ, là một bộ phận của chất thơ. Trong khi thơ là một thể loại
riêng biệt thì chất thơ lại là một đặc trưng của văn học. Vì vậy nó có thể có ở

nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, kí, kịch… Nhìn chung, chất thơ có
nguồn gốc từ trong thơ ca, vốn là đặc tính tất yếu của thơ ca. Phương Lựu
trong cuốn Lí luận văn học đã dẫn ra ý kiến của Diệp Tiếp - nhà phê bình văn
học Trung Quốc đời Thanh: “Cái lí có thể nói, ai cũng nói được đâu cần nhà
thơ nói lên. Cái việc có thể chứng kiến ai cũng kể lại được. Phải có những cái
lí không thể nói, có những việc không thể kể lại được khi gặp thì chỉ ngầm
hiểu qua hình dung có ý nghĩa mà lí và việc đã tường như thế” [11]. Trong
cuộc sống có những điều, những việc được coi là hiển nhiên, là những lí lẽ mà
ai cũng có thể hiểu và nói đến. Những điều đơn giản và rành mạch như vậy
hoàn toàn không cần đến nhà văn phải dùng lời lẽ để diễn tả. Tuy nhiên, cuộc
sống lại muôn hình vạn trạng, mà phức tạp nhất có lẽ là nội tâm con người.
Đó là thứ khó có thể diễn tả một cách rõ ràng mà chỉ có thể dùng hình ảnh, từ
ngữ để gợi tả giúp người đọc hình dung ra điều mà tác giả muốn nói đến. Trần
Thùy Mai quan niệm về nghề viết như sau: “Viết để được tồn tại trong những
cảnh đời khác, được sống những gì mơ ước, được nói đến những điều không
nói giữa đời thường, là một cách thoát ra khỏi sự hữu hạn của đời người”
[10]. Rõ ràng thơ văn không diễn tả cụ thể tâm hồn, tình cảm con người ra
sao, tình người như thế nào mà thông qua những từ ngữ, hình ảnh giàu sức
5


gợi để mở ra cho người đọc những suy nghĩ, liên tưởng độc đáo. Đó không
phải là những thứ, những tình cảm dễ dàng nói ra trong cuộc sống mà chỉ có
thể cảm nhận. Để từ đó người đọc có thể thấy được cái hay, cái đẹp, cái giá trị
tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm trong những trang văn của mình. Như vậy,
chất thơ trong tác phẩm không phải chỉ do tác giả tạo nên mà còn xuất phát từ
chính những cảm nhận, rung động từ phía độc giả.
Chất thơ trong mỗi tác phẩm đều mang tính chủ quan của từng người
nghệ sĩ. Chính trong bản thân nó đã có sức gợi tả, sức lan tỏa làm rung động
trong tâm hồn người đọc những xúc cảm thẩm mĩ đặc biệt. Do đó, chất thơ

trong mỗi tác phẩm được biểu hiện ở cả hai phương diện nội dung và hình
thức. Chất thơ được thể hiện ở mạch kết cấu, nội dung của văn bản, ở từng chi
tiết, rung động tinh tế từ tâm hồn nhân vật, ở trong cả giọng điệu và ngôn ngữ
nghệ thuật. Chất thơ chính là làn gió tươi mát thổi vào những trang văn làm
cho những từ ngữ không bị khô cằn, nghèo nàn. Nó giúp cho trí tưởng tượng
của độc giả trở nên phong phú hơn. Không chỉ đánh thức trí tưởng tượng mà
nó còn có tác dụng giáo dục, hướng con người đến những giá trị thẩm mĩ tốt
đẹp, cho con người niềm tin vào cuộc sống và an ủi những tâm hồn đã bị tổn
thương. Vì thế, có thể nói rằng: “Chất thơ chân chính ở mỗi thời đại gắn liền
với lí tưởng và khát vọng của đông đảo quần chúng nhân dân” [1]. Chất thơ
được coi là một phạm trù riêng của văn học, là một trong những yếu tố quan
trọng làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo ở mỗi nhà văn. Bên cạnh đó, nó
còn phản ánh từng khuynh hướng, từng thời đại văn học của một dân tộc. Nó
thể hiện một xu hướng thẩm mĩ, một trào lưu văn học, thái độ, đánh giá đối
với các giá trị thẩm mĩ và tất nhiên, nó cũng có sự biến đổi theo thời gian
giống như các xu hướng của văn học. Do đó, tìm hiểu về chất thơ trong một
tác phẩm ta không chỉ thấy được tư tưởng, quan niệm của tác giả mà còn có
thể hiểu được xu hướng, thị hiếu thẩm mĩ của một thời đại, dân tộc ở từng giai
đoạn nhất định.
Để tìm hiểu về chất thơ, bên cạnh những biểu hiện, đặc trưng nổi bật
của nó, chúng ta không thể không nhắc đến các nhân tố để tạo nên chất thơ.
Chất thơ được tạo nên từ rất nhiều nhân tố phức tạp, bởi nó gắn với những
cung bậc cảm xúc của con người, những thước phim sống động của cuộc sống
6


muôn màu, muôn vẻ, của cái đẹp và trí tưởng tượng… Các nhân tố tạo nên
chất thơ có ở rất nhiều thể loại khác nhau nhưng nó được biểu hiện rõ ràng và
thường xuyên nhất là ở trong thơ.
Tóm lại, có thể hiểu định nghĩa về chất thơ một cách rất linh hoạt như

sau: Trên phương diện về mĩ học, chất thơ chính là cái đẹp trong tâm hồn,
trong cuộc sống và hơn nữa là có một lí tưởng sống cao đẹp; Ở phương diện
cảm hứng, chất thơ được gắn liền với cảm hứng bay bổng, lãng mạn và trên
phương diện về ngôn ngữ, chất thơ chính là tính nhạc, tính họa trong ngôn từ,
lời văn.
1.2 Chất thơ trong văn xuôi
Như đã nói ở trên, chất thơ là khái niệm rộng và nó có thể có ở nhiều
thể loại, không nhất thiết chỉ có ở trong thơ. Do đó, nó đã thể hiện một đặc
trưng nổi bật của văn học đó là sự giao thoa giữa các thể loại. Và chất thơ
trong văn xuôi chính là sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi. Từ điển văn học
(Đỗ Đức Hiểu chủ biên) định nghĩa: “Chất thơ không phải là cái thuần túy
đối lập hoàn toàn với văn xuôi mà là cái tỏa sáng trên văn xuôi. Chất thơ của
văn xuôi là một phạm trù có nội hàm rộng rãi nhưng trước hết nó là những
cảm xúc chất chứa những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ
trong ngôn từ hàm súc giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [8-tr.1341].
Định nghĩa trên đã khẳng định sự thể hiện của chất thơ trong văn xuôi.
Chất thơ không đối lập mà còn hòa quyện trong văn xuôi, làm cho câu văn
mềm mại và đặc biệt là thể hiện được tư tưởng, tình cảm, những cảm xúc tinh
tế nhất của người viết. Mặt khác, để chất thơ thể hiện được những tình cảm ấy
thì nó lại đòi hỏi người viết phải sử dụng những ngôn từ giàu hình ảnh, có sức
gợi tả, có nhịp điệu để tác phẩm không trở nên khô khan, đọc văn mà mượt
mà như thơ.
Trong bất kì tác phẩm nào thì yếu tố đầu tiên cần xây dựng là cốt
truyện, nhân vật, ý nghĩa, tư tưởng. Tuy nhiên, nếu một tác phẩm chỉ được
xây dựng bởi cái khung đơn sơ đó thì không thể trở thành một tác phẩm văn
học và rất khó được tiếp nhận. Vì vậy, để tác phẩm trở nên có sức hút, có
chiều sâu, có cái hồn riêng thì cần xây dựng những yếu tố trên bằng chất thơ.
7



Nhờ có chất thơ, người đọc sẽ bị cuốn hút và để tìm hiểu được những lớp
nghĩa trong tác phẩm, độc giả phải thực sự để tâm, cảm nhận từng chi tiết,
từng câu chữ trong đó. Chính chất thơ trong tác phẩm làm cho tâm hồn người
đọc phong phú với những cảm xúc mới lạ, cảm nhận được sâu sắc cái hay, cái
đẹp, tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ muốn truyền tải.
Chất thơ trong văn xuôi được hình thành từ chính sự kết nối giữa văn
xuôi và thơ ca. Trên thực tế, đã có rất nhiều nhà văn bậc thầy về truyện ngắn
cho rằng truyện ngắn thực chất rất gần với thơ ca, thậm chí nói truyện ngắn là
một cấu trúc đặc biệt của thơ cũng không có gì là quá đáng. Pautôpxki từng
nói: “Cái chính là ở chỗ khi văn xuôi đạt tới mức hoàn thiện toàn mĩ thì về
bản chất nó thực sự là thơ” [21]. Như vậy, khi văn chương thực sự đạt đến
cảnh giới cả về nội dung và ngôn từ thì nó chính là những vần thơ mềm mại,
chảy mượt mà trong trái tim người đọc. Ở châu Âu, người ta cho rằng thể loại
văn xuôi mới bắt đầu có từ thời Phục hưng. Riêng ở nước ta, thể loại văn xuôi
đúng nghĩa bắt đầu hình thành từ thế kỉ XX. Trong khi đó, tất cả các ngành
nghệ thuật khi mới bắt đầu hình thành đều phải có sự học hỏi, tiếp thu các
ngành nghệ thuật ra đời trước, và với văn xuôi, thơ là chỗ dựa đầu tiên không
thể thiếu bởi khi văn xuôi chưa ra đời thì thơ chính là tất cả của văn chương.
Chính sự học hỏi, tiếp thu và vận dụng từ thơ vào văn xuôi đã tạo nên chất
thơ trong văn xuôi. Nghiên cứu về chất thơ trong văn xuôi chính là đi tìm
những đặc trưng của thơ ca đã được vận dụng trong văn xuôi để làm phong
phú thêm cho sự biểu đạt của những trang văn bất hủ. Cụ thể, đó là nghiên
cứu những tâm tư, tình cảm chủ quan, sâu kín của người nghệ sĩ, trân trọng
những ước mơ, tình cảm lãng mạn, bay bổng bằng ngôn từ hàm súc, giàu hình
ảnh, nhạc điệu.
Chất thơ có vai trò đặc biệt quan trọng trong văn xuôi. Chất thơ được
đưa vào văn xuôi chủ yếu mang lại ba tác dụng chính. Đối với bản thân tác
phẩm, nó mang lại cho những trang văn sự mềm mại, thơ mộng, sức lay động
lòng người. Thực tế, văn chương là tái hiện lại cuộc sống, những hiện thực về
cuộc đời, con người nhưng nếu chỉ toàn hiện thực trần trụi thì văn học sẽ trở

nên khô cằn, thô thiển, không thể nào chạm tới trái tim người đọc. Đối với tác
giả, chất thơ chính là phương tiện hữu hiệu để người nghệ sĩ truyền tải những
8


tư tưởng, tình cảm, những băn khoăn, trăn trở của mình trước cuộc đời. Đối
với độc giả, nó là con đường lôi cuốn người đọc đến với tác phẩm, đưa văn
xuôi vào trái tim người đọc một cách đầy tinh tế, sâu sắc mà rất nhẹ nhàng.
Như vậy, có thể khẳng định rằng chất thơ chính là yếu tố không thể thiếu
trong văn xuôi. Đến nay nó vẫn được các nhà văn vận dụng một cách tinh tế
để tạo nên những kiệt tác văn chương.
Chất thơ trong văn xuôi được kết tinh trên hai phương diện biểu hiện là
phương diện nội dung và phương diện hình thức. Nội dung của một tác phẩm
được thể hiện bởi các yếu tố cảm hứng, đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân
vật... Vì vậy, khi nói một tác phẩm có nội dung đậm chất thơ thì có nghĩa là
các yếu tố trên trong một tác phẩm cũng rất giàu chất thơ. Khi một văn nhân
nảy sinh trong mình cảm hứng trước cái đẹp, rung động trước những vẻ đẹp
của con người và thiên nhiên thì cảm hứng đó cũng mang đậm chất thơ. Cảm
hứng mang đậm chất thơ cũng sẽ chi phối việc lựa chọn chủ đề, đề tài cho tác
phẩm. Những chủ đề, đề tài trong các tác phẩm thường phản ánh những hiện
thực của cuộc sống, vì vậy nó thường mang tính khách quan. Tuy nhiên, để
lựa chọn đi sâu vào khai thác là do ý thức chủ quan của người nghệ sĩ.
Thường khi lựa chọn chủ đề thì những chủ đề mang tính li kì, kịch tính sẽ khó
tạo nên chất thơ mà ngược lại, những chủ đề xoay quanh cuộc sống giản dị,
những điều nhẹ nhàng, lặng lẽ, ngọt ngào sẽ dễ tạo nên một tác phẩm đậm
chất thơ.
Về phương diện hình thức, yếu tố quan trọng phải kể đến là ngôn từ.
Để có thể tạo nên một ngôn ngữ đậm chất thơ thì phải dựa vào sự hiểu biết,
tài năng nghệ thuật của mỗi nhà văn trong cách sử dụng ngôn từ giàu hình
ảnh, giàu nhạc tính. Điều đó đồng nghĩa với việc người nghệ sĩ phải biết vận

dụng tối đa các biện pháp nghệ thuật, các hình tượng, biểu tượng nghệ thuật
độc đáo, giàu chất thơ. Việc đó giúp cho truyện ngắn đảm bảo được tính chất
cô đọng hàm súc, khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng nơi người đọc.
Chất thơ là yếu tố quan trọng để truyền tải tình cảm, cảm xúc, đồng
thời có sức lay động con người, cảm hóa con người. Chất thơ giúp cho người
đọc cảm nhận được những tư tưởng, tình cảm của tác giả, từ đó có sự thấu
hiểu và đồng cảm với những tiếng lòng của người nghệ sĩ. Ngoài việc bày tỏ
9


tình cảm, giống như thơ ca, chất thơ còn mang giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con
người, giáo dục nhân cách con người. Giá trị nhân văn của chất thơ trong tác
phẩm văn học có tác dụng định hướng con người trong sự hoàn thiện nhân
cách. Trong cuộc đời của con người bên cạnh những niềm vui, những phút
giây bình yên thì cũng phải có những chông gai, khó khăn, đau buồn. Chính
những lúc khó khăn ấy, nếu như con người được tiếp cận với chất thơ, tâm
hồn con người được tiếp cận với cái đẹp thì người đọc sẽ như được dẫn lối,
được soi sáng để tìm được con đường đi đúng đắn, vượt qua mọi khó khăn,
cám dỗ của cuộc đời. Chất thơ giúp cho tâm hồn của con người được an yên,
thư thái, quên đi những nỗi lo hay đau khổ trong cuộc sống. Đó chính là giá
trị nhân văn mà chất thơ nói riêng và văn học nói chung mang lại cho con
người.
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát rằng chất thơ là một phạm trù
riêng của văn học, không chỉ có ở trong thơ ca mà còn có trong thể loại văn
xuôi. Ngày nay, khi thể loại văn xuôi đang trở nên thịnh hành thì chất thơ
càng đóng vai trò không thể thiếu để có thể tạo nên những tác phẩm đi sâu
vào lòng người. Có thể khẳng định rằng, chất thơ là kết tinh của những cái
đẹp, những cảm xúc sâu lắng, khát vọng vươn tới cái đẹp của con người. Nó
chính là yếu tố quan trọng trong văn học, giúp cho tác phẩm văn học trở nên
có giá trị, nuôi dưỡng tâm hồn và giáo dục nhân cách cho con người.

1.3 Tác giả Nguyễn Ngọc Tư và thể loại truyện ngắn
1.3.1 Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư sinh ngày 1 tháng 1 năm 1976, quê ở xã Tân Duyệt,
huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nông dân. Chị là một nữ nhà
văn của Hội Nhà văn Việt Nam. Những tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Ngọc
Tư là các truyện ngắn viết về tình bạn ở nơi đồng quê đã được đăng trên tạp
chí Văn nghệ Bán đảo Cà Mau.
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn nữ thuộc thế hệ hậu chiến. Từ khi bắt
đầu sự nghiệp cầm bút của mình, nữ nhà văn đã lần lượt cho ra đời rất nhiều
tác phẩm có giá trị và khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn Việt Nam.
In dấu sâu đậm nhất trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là thể loại truyện
10


ngắn với các tập truyện ngắn ra đời được độc giả đón nhận: Ngọn đèn không
tắt - 2000; Biển người mênh mông - 2003; Giao thừa - 2003, tái bản 2012;
Đau gì như thể - giải ba cuộc thi truyện ngắn của Báo Văn nghệ năm 2004 2005; Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 2005; Cánh đồng bất tận - 2005; Sầu
trên đỉnh Puvan - 2007; Gió lẻ và 9 câu chuyện khác - 2008; Khói trời lộng
lẫy - 2010; Bánh trái mùa xưa - 2012; Đảo - 2014; Trầm tích - 2014, ra chung
với Huệ Minh, Lê Thuý Bảo Nhi, Thi Nguyễn; Không ai qua sông - 2016; Cố
định một đám mây - 2018.
Bên cạnh thể loại truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư còn viết tản văn, tiêu
biểu với các tác phẩm: Sống chậm thời @ - 2006, đồng tác giả với Lê Thiếu
Nhơn; Yêu người ngóng núi - 2009; Gáy người thì lạnh - 2012; Đong tấm
lòng (gồm hơn 30 tản văn), Nhà xuất bản Trẻ - 2015.
Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tản văn, Nguyễn Ngọc
Tư cũng để lại ấn tượng qua một số tạp bút: Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư - 2005;
Ngày mai của những ngày mai - 2007; Biển của mỗi người - 2008. Ngoài ra, cô
cũng viết tiểu thuyết, nổi bật với tác phẩm Sông - 2012 và tập thơ Chấm - 2013.
Với tài năng và niềm đam mê cháy bỏng cho nghề cầm bút, Nguyễn

Ngọc Tư đã gặt hái được những thành công nhất định trong sự nghiệp của
mình. Với tác phẩm Ngọn đèn không tắt, năm 2000 chị được Giải I trong Cuộc
vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II và giải Mai vàng cho Nhà văn xuất
sắc, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - nghệ thuật Việt Nam, năm
2001 được Giải B ở Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2003, chị được bình chọn là
một trong "Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002". Đặc biệt, với
tác phẩm Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư giành được Giải thưởng Hội
nhà văn Việt Nam năm 2006 và giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội
Quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin tại Đức (Litprom) bình chọn.
1.3.2 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong văn xuôi Việt Nam đương đại
Truyện ngắn là một trong những thể loại linh động, luôn thay đổi, thích
ứng phù hợp với từng hoàn cảnh, lịch sử xã hội. Sau năm 1975, truyện ngắn
được dịp phát triển nở rộ và đạt được những thành công nhất định. Có thể nói,
thế kỉ XX là thế kỉ truyện ngắn có cơ hội phát triển vượt trội so với các thể
11


loại khác với sự xuất hiện của hàng loạt cây bút mới như: Nguyễn Huy Thiệp,
Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư, Phan
Thị Vàng Anh… Nổi bật trong những cây bút truyện ngắn không thể không
kể đến sự đóng góp của những nhà văn nữ. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến
Nguyễn Ngọc Tư, một trong những cây bút miền Nam thành công trong thể
loại truyện ngắn. Nguyễn Ngọc Tư đã ghi lại dấu ấn trên văn đàn một cách rất
ấn tượng bởi chính những màu sắc đặc trưng, hương vị đồng quê giản dị mà
sâu sắc.
Nguyễn Ngọc Tư sinh ra trong một gia đình nông dân lam lũ, tuổi thơ
của chị gắn với những thảm bèo xanh ngút nơi miền đất Mũi. Chính cuộc
sống bình dị nơi miền sông nước đã chắp cánh ước mơ của Nguyễn Ngọc Tư
trên những trang giấy. Ba của Nguyễn Ngọc Tư cũng hiểu được ước mơ của
con gái nên luôn khuyến khích con mình: “Nghĩ gì, viết nấy. Viết điều gì con

đã trải qua” [15]. Từ cảm hứng nơi miền sông nước và sự ủng hộ của gia
đình, Nguyễn Ngọc Tư đã dần khẳng định được dấu ấn của mình trên văn đàn
Việt Nam. Tác giả đã xác định phương châm sáng tác của mình đó là: “Viết là
viết, bất kỳ lúc nào, không sắp đặt, không bố cục. Cứ để đoạn sau cuốn theo
đoạn trước” [15]. Đối với Nguyễn Ngọc Tư, sự nghiệp cầm bút cũng chỉ gần
gũi như đời sống hằng ngày. Vì vậy, không nhất thiết phải thần thánh hóa văn
chương.Văn chương là chính những điều bình bị hằng ngày, tác giả viết văn
như viết ra tâm trạng của chính mình, hóa thân vào từng nhân vật, diễn tả tâm
trạng của nhân vật như chính tâm trạng của mình. Đó có thể coi là những điều
cần thiết trong văn xuôi đương đại. Văn chương đi sâu vào những góc riêng
tư, những tình cảm sâu kín, những điều nhỏ nhặt hằng ngày của con người.
Bắt nguồn từ những quan niệm đúng đắn, phù hợp với thị hiếu của độc giả
đối với văn xuôi đương đại, Nguyễn Ngọc Tư đã dần dần cho ra đời những tác
phẩm đi sâu vào lòng người, gây được tiếng vang trên văn đàn Việt Nam do
những đặc sắc cả về nội dung và hình thức. Trong hầu hết các tác phẩm của
mình, Nguyễn Ngọc Tư luôn nêu ra một thông điệp: những trang văn của cô
chính là tiếng nói thay cho những con người nghèo khổ, những nỗi đau thầm kín,
những ước mơ nhỏ nhoi về hạnh phúc, những bi kịch của những kiếp người lênh
đênh sông nước… Đặc biệt, đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, người đọc không
12


khó để nhận ra sự tản mạn trong cốt truyện, trong nhân vật mà không hề có sự
rập khuôn nào. Đó là những mẩu chuyện vụn vặt, giản dị, là những lần đi chăn
vịt, bắt rắn, là những mối tình thầm kín, sâu nặng… Nguyễn Ngọc Tư không hề
coi trọng việc giành giải thưởng hay trở thành một nhà văn nổi tiếng, đối với chị,
viết văn chỉ là một đam mê, nơi để giãi bày những tâm tư, suy nghĩ của mình về
cuộc sống, về con người. Nguyễn Ngọc Tư có quan niệm văn chương đơn giản
nhưng chị không hề cẩu thả trong những trang văn của mình. Chị ý thức được
rằng viết văn là “một lựa chọn khó, đầy nhọc nhằn, nặng nề, dằn vặt” [9]. Đối

với Nguyễn Ngọc Tư, văn chương không mang sứ mệnh lớn lao như cứu rỗi tinh
thần hay giải thoát con người khỏi những khổ đau, nhưng chị cũng không hề
xem nhẹ giá trị của văn học, coi văn học như một cuộc dạo chơi. Có thể thấy
rằng, những điều chị viết là những điều mộc mạc, giản dị, nhẹ nhàng nhưng để
có thể ghi dấu ấn trong lòng người đọc bằng chính những điều mộc mạc ấy thì
người cầm bút cũng phải trăn trở, có những chiêm nghiệm và tâm hồn nhạy cảm
thì mới có thể đạt được điều đó.
Đề tài tiêu biểu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là những đề tài gần
gũi, bình dị của nông thôn Nam Bộ trong đời sống hiện đại. Những nhân vật
trong tác phẩm của cô đa phần là những người nông dân quanh năm gắn bó
với đồng ruộng, với sông nước. Đó không hẳn là những nhân vật điển hình,
đại diện cho những tầng lớp xã hội nhất định mà là những nhân vật đời
thường, không có nguyên mẫu ngoài đời mà được xây dựng bằng sự quan sát
và trí tưởng tượng của tác giả. Trong khi viết văn, chị cũng không bắt buộc
những tác phẩm của mình phải truyền tải những nội dung, tư tưởng quá to tát
mà dành cho độc giả sự suy nghĩ, xét đoán. Do đó, những truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư thường mang tính chất gợi mở, chia sẻ hơn là kêu gọi và áp
đặt đối với người đọc.
Trong cách lựa chọn cốt truyện, tình tiết của tác phẩm, Nguyễn Ngọc
Tư hoàn toàn trung thành với cái “tình tự” đặc trưng của Nam Bộ. Chỉ có
những người sinh ra và lớn lên, gắn bó với quê hương mình, với những con
người, họ hàng, làng xóm của mình thì mới có sự thể hiện tình tự được như
vậy. Vũ Hạnh từng nói về kịch miền Nam khi ông phê bình Kim Cương: “Sự
giản dị, thoải mái và hồn nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo nghĩa”
13


[4]. Điều đó cũng có thể áp dụng cho thể loại văn xuôi ở miền Nam. Nguyễn
Ngọc Tư viết văn như viết nhạc, những trang văn của chị như những bản nhạc
nhẹ nhàng mà sâu sắc. Nhiều câu văn của Nguyễn Ngọc Tư khi đọc lên nghe

như tiếng nhạc, trong trẻo và buồn.
Nhiều người cũng cho rằng, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có giọng
văn quá nhẹ nhàng, yếu ớt, nhiều khi tới mức nhẫn nhịn và cả cam chịu khi
phản ánh những vấn đề nóng hổi của xã hội. Để phản bác lại ý kiến này,
Nguyễn Ngọc Tư khẳng định: “Tôi không quan tâm văn mình yếu hay mạnh,
chỉ nghĩ, những trang viết này có làm mình xấu hổ không, có đi vào lòng
người không, có khiến người ta nhớ không” [9]. Với cảm xúc, tình cảm chân
thành của mình, Nguyễn Ngọc Tư cho rằng đó chính là chiếc cầu nối kì diệu
nhất để tìm đến trái tim của độc giả. Bởi độc giả chính là những người thẩm
định một cách chính xác, công bằng nhất những gì mà tác giả viết ra.
Tóm lại, Nguyễn Ngọc Tư có thể coi là một nhà văn nữ có chân tài trên
văn đàn Việt Nam hiện đại. Những tác phẩm của chị giàu tính hiện thực bởi
nó đã đề cập đến những điều chân thực nhất của cuộc sống, phản ánh được
chân dung con người với những tâm tư, tình cảm, những kiếp người nghèo
khổ trên mảnh đất Nam Bộ. Những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư giản dị
với phong cách nghệ thuật nổi bật, tiêu biểu cho cách viết chân chất, mộc mạc
và cô đọng của những nhà văn Nam Bộ.

14


CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CHẤT THƠ TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

2.1 Nhan đề giàu chất thơ
Nhan đề là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự độc đáo,
riêng biệt cho một tác phẩm văn học. Nhan đề của một tác phẩm không chỉ là
cái tên đơn thuần mà chính trong cái tên ngắn gọn ấy là nơi chứa đựng chủ đề,
tư tưởng của người viết. Qua nhan đề ta có thể biết tác phẩm viết về vấn đề gì

và khơi gợi trong lòng người đọc sự tò mò về vấn đề ấy. Nhan đề cũng chính
là nơi nhà văn kí thác những tâm tư, thể hiện những ý tưởng sáng tạo của
mình đối với từng tác phẩm. Từ nhan đề đó, nhà văn sẽ định hướng được ngòi
bút của mình. Tuy nhiên, để đặt được một tên nhan đề cho một tác phẩm sao
cho có ý nghĩa, sao cho hay, cho độc đáo thì không phải dễ dàng. Mỗi nhan đề
phải khái quát được ở một mức độ cao về nội dung, tư tưởng của tác phẩm,
phải thể hiện được cái “thần”, cái “hồn” mà người nghệ sĩ muốn truyền tải
qua mỗi tác phẩm. Và đôi khi, nhan đề của một tác phẩm cũng chính là một
điểm sáng của tác phẩm đó, là một phương diện thẩm mĩ có thể khai thác giúp
làm sáng rõ hơn chủ đề của tác phẩm. Có những nhan đề nêu lên chủ đề của
tác phẩm như Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, hay nhan đề hướng vào
đề tài như truyện ngắn Làng của Kim Lân, cũng có những nhan đề nhằm
truyền tải một thông điệp nào đó như tác phẩm Bến quê của nhà văn Nguyễn
Minh Châu.
Với Nguyễn Ngọc Tư, mỗi nhan đề của từng tác phẩm đều thể hiện
phong cách, chất riêng trong mỗi sáng tác của cô, đó chính là chất thơ. Chất
thơ được thể hiện ngay từ những từ ngữ đầu tiên của mỗi nhan đề. Truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường có nhan đề đầy thi vị, nhẹ nhàng, giàu
hình ảnh nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị như những câu chuyện của cô:
Ngọn đèn không tắt, Cái nhìn khắc khoải, Biển người mênh mông, Nhớ sông,
Lý con sáo sang sông, Cánh đồng bất tận, Thương quá rau răm, Có con
thuyền đã buông bờ, Khói trời lộng lẫy…
15


Với tác phẩm đầu tay Ngọn đèn không tắt, ngay từ nhan đề, Nguyễn
Ngọc Tư đã để lại sự ấn tượng đối với độc giả. Hình ảnh “ngọn đèn” là một
hình ảnh ẩn dụ đầy thi vị cho những con người nhỏ bé nhưng vẫn luôn sáng
lên giữa cuộc sống đời thường. Đó là ông Hai Tương, sau khi chiến tranh kết
thúc, ông nổi tiếng một vùng bởi những câu chuyện phản ánh chân thật những

sự kiện lịch sử. Ngay khi ông đã chết, vẫn có người gửi thư “mời ông đi nói
chuyện khởi nghĩa”[18-tr.5]. Điều đó cho thấy ông có ảnh hưởng lớn, như
“ngọn đèn không tắt” sáng mãi trong cuộc sống hòa bình. Và còn biết bao con
người khác lấm láp, bụi bặm, nhỏ bé như “ngọn đèn” nhưng tràn đầy khí
phách và tinh thần lạc quan.
Tiếp tục sử dụng những hình ảnh thân thuộc nhưng đến với Cánh đồng
bất tận, Nguyễn Ngọc Tư lại lựa chọn một hình ảnh rộng lớn hơn đó là hình
ảnh “cánh đồng” trải dài vô tận. “Cánh đồng” mênh mông là biểu tượng của
những khát khao, hi vọng, những mong mỏi tha thiết, “bất tận” về việc bảo
vệ, gìn giữ những giá trị của tình người, ngăn cản sự tha hóa nhân cách con
người. Hình ảnh “cánh đồng” như gợi về một vùng quê bình yên nhưng đằng
sau nó lại là “bất tận”, ẩn dưới mảnh đất ấy là những kiếp người nghèo khó
với những nỗi đau, nỗi buồn, những tổn thương không thể nào nguôi ngoai.
Như vậy, có thể thấy chất thơ có trong hầu hết các nhan đề truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư.
Đến tập truyện ngắn Khói trời lộng lẫy, ta vẫn thấy chất thơ ngân nga
trong từng từ ngữ. Hình ảnh “khói trời” đượm màu sắc huyền ảo nhưng vẫn
giản dị, thể hiện cho những điều đẹp đẽ mà người phụ nữ tên Di luôn theo
đuổi nhưng những gì càng giữ thì càng dễ mất mát. Những vẻ đẹp đó cũng
như những làn khói trời vô cùng “lộng lẫy” nhưng khó có thể giữ được bởi nó
mong manh và dễ dàng tan biến vào trời đất.
Có thể thấy, chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện
ở nhiều phương diện nhưng yếu tố đầu tiên và dễ thấy nhất chính là ở nhan đề
của tác phẩm. Nhan đề đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên chất thơ trong
các câu chuyện của tác giả, khiến cho người đọc thực sự bị lôi cuốn bởi
những hình ảnh, những từ ngữ tưởng như gần gũi, thân thuộc nhưng lại thấm

16



đượm những giá trị nhân văn sâu sắc, truyền tải những thông điệp của tác giả
đến với trái tim người đọc.
2.2 Tình huống truyện hàm chứa chất thơ
Tình huống truyện được coi là hạt nhân quan trọng, không thể thiếu
trong truyện ngắn. Muốn xây dựng một truyện ngắn nhất định phải có tình
huống truyện. Tình huống truyện như mang lại sự sống và linh hồn cho mỗi tác
phẩm. Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng viết: “Với truyện ngắn và với một tác
giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái
tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa…Những nhà văn có tài đều
là những người có khả năng tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá
biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” [3-tr.258]. Cái “tình thế” nhà
văn nói đến ở đây cũng chính là tình huống truyện. Mỗi tác phẩm đều chỉ cần
có một tình huống truyện độc đáo, phản ánh những vấn đề chung của cuộc
sống nhưng vẫn thể hiện được cá tính sáng tạo của từng nhà văn.
Tình huống truyện được coi là có chất thơ khi nó thể hiện những sự
kiện của đời sống và ở đó tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được bộc lộ rõ. Do
vậy, trong những tình huống giàu chất thơ sẽ có sự xuất hiện của kiểu nhân
vật tình cảm. Diễn biến của tình huống truyện thường được xây dựng dựa
theo mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật chứ không tập trung vào miêu tả
ngoại hình hay hành động của nhân vật. Những truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư đều thể hiện rất rõ đặc trưng này.
Đọc những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta có thể nhận thấy
đó không phải là những trang viết về những vấn đề lớn lao, nóng bỏng của xã
hội mà chỉ là những câu chuyện đời thường, những nỗi niềm nhỏ bé, những
nỗi đau thầm lặng của những con người nghèo khó, ít học nhưng thực sự trải
đời. Họ là những người nông dân chân chất, mộc mạc, họ thương nhau,
thương mảnh đất, dòng sông… cũng bằng cách mộc mạc như vậy. Tuy nhiên,
gần như họ không bao giờ được sống hạnh phúc. Nguyễn Ngọc Tư luôn để
cho nhân vật của mình rơi vào những tình huống khó khăn, éo le, những đổ
vỡ của tình yêu, những nỗi đau quặn thắt trong lòng mà ở đó, mỗi nhân vật

phải đối diện với sự tuyệt vọng, cô đơn, lẻ loi, những đau đớn, xót xa… Đó
17


chính là những tình huống đầy thi vị, đầy chất thơ đặc trưng trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư.
Có thể nhận thấy xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là
những câu chuyện tình không được trọn vẹn. Với Cánh đồng bất tận, tình yêu
ấy đã trở thành bi kịch. Bi kịch bắt đầu từ sự sụp đổ, vỡ nát của ông Út Vũ vì
bị vợ phụ bạc, bỏ lại hai đứa con thơ dại. “Có vẻ khó tin, khi một người nghĩ
rằng, chỉ cần mình hết lòng yêu thương, gánh hết sự kiếm sống nhọc nhằn thì
sẽ được đền đáp xứng đáng” [19-tr.179]. Ông dường như không thể tin đó là
sự thật, rằng người vợ ông yêu thương, tin tưởng lại đi theo một người đàn
ông khác vì sự giàu sang. Nỗi hận thù đã biến ông thành một con người hoàn
toàn khác, một con người lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn không chỉ với những
người phụ nữ ông gặp mà thậm chí với cả hai đứa con của mình. Không chỉ
Út Vũ, tình huống éo le này còn xoay quanh cô gái điếm được hai chị em
Nương và Điền cứu về. Cô đã say mê người đàn ông lạnh lùng kia nhưng
người ta vẫn chỉ coi cô là một con điếm đang hành nghề. Và đằng sau ấy lại là
tình cảm chấp chới của Điền dành cho cô: “Điền yêu chị, nhưng tình yêu ấy
khiếm khuyết mất rồi” [19-tr.206]. Trong truyện, tác giả đã dựng lên một tình
huống bi kịch. Đó là một cuộc đua “chẳng đến đâu” của tình yêu, của dục
vọng: “Tôi cảm giác sự đổ vỡ khi Điền đuổi theo chị, và chị thì chạy theo
cha” [19-tr.206]. Đây là một tình huống vô cùng éo le, cay đắng mà Nguyễn
Ngọc Tư đã mạnh dạn đặt nhân vật của mình vào đó để họ bộc lộ tất cả những
cảm xúc đau khổ, những giằng xé trong tâm trạng.
Trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận còn rất nhiều mối tình như
thế, phần lớn bắt đầu từ cái nghèo. Đó là một anh Hết nghèo trong Hiu hiu gió
bấc chấp nhận rời xa người mình thương, chấp nhận mang tiếng xấu phụ tình,
lao đầu vào những quân cờ để người ta tưởng rằng vì mình mê cờ mà bị bỏ…

tất cả để cho người mình yêu được sống sung sướng hơn. Và đằng sau ấy lại
là một cô Hảo nặng tình, chấp nhận chờ đợi cho anh Hết nguôi ngoai vết
thương lòng dù chẳng biết phải chờ đến bao giờ. Tiếp tục là mối tình không
thành, nhưng trong Huệ lấy chồng, tác giả đã nói lên cõi lòng của cô gái
chuẩn bị về nhà chồng nhưng vẫn không thể quên mối tình đầu trong sáng của
mình. Mối tình đầu được kể theo dòng hồi ức của Huệ trong đêm trước khi
18


lên xe hoa, bởi vậy cảm xúc của người con gái bị phụ tình không được thể
hiện rõ nhưng qua những hồi ức đó, người đọc vẫn cảm nhận được sự tiếc
nuối, không sao quên được của Huệ dù cô luôn tỏ ra lạnh lùng, tỉnh bơ: “Tao
quên ông Thi mất tiêu rồi, tệ quá, nhớ làm chi?” [19-tr.48]. Có thể thấy, các
nhân vật đều được đặt trong một tình huống éo le, thể hiện một quy luật khó lí
giải trong cảm xúc của con người, đó là quy luật của tình yêu: bên ngoài càng
lạnh lùng, hờ hững bao nhiêu thì bên trong càng nặng tình, nặng nghĩa bấy
nhiêu. Những mối tình như vậy xuất hiện nhiều trong các tập truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư. Với ba tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất
tận và Khói trời lộng lẫy, ta có thể thấy rõ sự xuất hiện của tình huống này
trong một số truyện ngắn tiêu biểu khác như: Cái nhìn khắc khoải, Nhà cổ,
Cuối mùa nhan sắc, Lý con sáo sang sông, Tình lơ, Rượu trắng... Những mối
tình dở dang cùng với những tình cảm thầm lặng, không dám trực tiếp thổ lộ
mà chỉ đứng từ xa để dõi theo người mình thương khiến cho người đọc không
khỏi xót xa, thương cảm.
Bên cạnh những mối tình dở dang, Nguyễn Ngọc Tư luôn có cái nhìn
sâu sắc vào hiện thực, đó là hiện thực về cuộc sống gia đình, là những đổ vỡ
của hạnh phúc hôn nhân và tình cảm ruột thịt trong cuộc sống thực tại. Tác
giả viết về điều đó một cách nhẹ nhàng, như thể đó là điều tất yếu bởi ở bất cứ
vị trí nào, con người cũng sẽ phải chịu tổn thương. Nguyễn Ngọc Tư viết về
những người chồng phụ bạc để vợ mình vật lộn trong những trận đánh ghen

hay những người vợ dứt áo bỏ chồng con theo nhân tình vì không chịu được
cái đói, cái nghèo. Những rạn nứt trong tình cảm vợ chồng có ảnh hưởng rất
lớn đến những thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là những đứa trẻ với
tâm hồn non nớt. Khi nỗi đau trở thành sự uất hận, căm thù, không thể trút lên
ai khác, họ đành trút lên những người con của mình, tìm cách để “khỏi phải
nhìn những đứa con của một bà mẹ bạc lòng” [19-tr.183]. Tình cảm ruột thịt
đã bị đứt lìa, cha con trở nên xa cách nhau. Những đứa trẻ như Nương và
Điền không được cảm nhận một chút tình yêu thương nào từ người cha của
mình, dù sống chung với nhau, chúng vẫn bơ vơ, lạc lõng. Hai đứa trẻ tội
nghiệp chỉ mong nhận được một chút quan tâm từ người cha của mình:
“Chúng tôi biết là khó đòi hỏi gì hơn nữa, chỉ một chút xao lòng của cha, là
19


mừng lắm rồi” [19-tr.183]. Tình huống mà chị em Nương và Điền trải qua
chính là một lời cảnh tỉnh mà Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi đến người đọc: Nơi
nuôi dạy một đứa trẻ tốt nhất bao giờ cũng là mái ấm gia đình, đừng để chúng
lớn lên trong sự đau đớn, căm hờn, ghẻ lạnh để cuối cùng phải gánh chịu
những tổn thương, tủi nhục không thể cứu vãn được.
Tiếp tục với những tình huống bi kịch gia đình, trong Cải ơi lại là bi
kịch của ông Năm Nhỏ, người cha bị mang tiếng oan là đã để bụng chuyện
con Cải là con của chồng trước mà đối xử hà khắc, xua đuổi, thậm chí hàng
xóm còn đồn thổi nhau rằng ông đã giết đứa nhỏ rồi chôn ở chỗ nào đó. Một
tình huống vô cùng oan khuất, trớ trêu như nỗi oan giết chồng của Thị Kính.
Nhân vật cũng không thể thanh minh, phân trần cùng với ai mà chỉ còn cách
đi tìm bằng được con về. Nhưng biết tìm đến bao giờ, khi biển người thì mênh
mông như thế? Và còn éo le hơn nữa khi để thanh minh cho nỗi oan này, ông
Năm Nhỏ phải chịu thêm một nỗi oan nữa chỉ để được lên tivi tìm con. Không
chỉ có những người chồng, người cha mà những người phụ nữ trong truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng không thể có được một mái ấm gia đình thực

sự. Hậu trong Một trái tim khô rơi vào một tình huống nghiệt ngã vô cùng khi
bị chính người chồng tài giỏi, bấy lâu luôn yêu thương chị thuê người sát hại.
Chị may mắn không chết nhưng trái tim thì đã chết khô rồi. Tình huống càng
trở nên oái oăm và bi đát hơn khi chị gặp Nhâm, trái tim chị đã “nhói lên một
cái” [19-tr.158] tưởng như một lần nữa được sống lại thì chị lại phát hiện ra
Nhâm chính là kẻ được chồng chị thuê đâm chị ở cua Bún Bò. Người phụ nữ
bất hạnh ấy không có được hạnh phúc gia đình, cũng không thể bắt đầu một
tình yêu mới, chỉ có thể tiếp tục sống vì con gái với “một trái tim khô”.
Không chỉ có Hậu mà còn một cô Sáo mất chồng bởi một người quá thương
mình: “Chớ Sáo biết đi đâu với người đã vô tình làm chồng nó chết, bởi một
cơn nóng giận, bởi một lầm lẫn, tưởng đạp rào là sẽ được bước qua” [20tr.27]. Hay là một dì Bảy cả đời luôn sống trong sự day dứt, ân hận của
chồng: “Cô không phải người tôi thương” [20-tr.39], bởi một nhầm lẫn oái
oăm cho đến những năm tháng cuối đời, ông mới nhận ra tình cảm thật của
mình dành cho vợ… Như vậy, có thể thấy rằng, Nguyễn Ngọc Tư đã đi theo
nhịp sống hiện đại, khi xã hội phát triển, nhu cầu về cuộc sống cao hơn thì
20


×