Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Chữ nôm sáng tạo trong chinh phụ ngâm khúc của đoàn thị điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 64 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SỰ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ HÀ

CHỮ NÔM SÁNG TẠO
TRONG CHINH PHỤ NGÂM KHÚC
CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI – 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SỰ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ HÀ

CHỮ NÔM SÁNG TẠO
TRONG CHINH PHỤ NGÂM KHÚC
CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi đã hoàn thành khóa luận với đề tài “Chữ Nôm sáng tạo trong
Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm” dƣới sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, các
thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình, chu đáo
của cô hƣớng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Vân
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tôi đã nhận đƣợc sự động viên,
quan tâm của gia đình, bạn bè, giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô, gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến cô giáo hƣớng dẫn của mình TS. Nguyễn Thị Thanh Vân đã giúp
tôi hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian làm khóa luận có hạn nên đề tài còn nhiều hạn chế, rất
mong đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô, bạn bè để bài luận hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Hà


LỜI CAM ĐOAN

Trong suốt quá trình làm đề tài “Chữ Nôm sáng tạo trong Chinh phụ
ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm” tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2, đặc biệt là sự hƣớng dẫn trực tiếp của cô giáo TS. Nguyễn Thị Thanh
Vân. Tôi đã tham khảo, trích dẫn từ các tài liệu có liên quan đến những vấn đề
trong bài luận. Nhƣng tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu
của riêng cá nhân tôi, nó không trùng với bất kì nghiên cứu nào trƣớc đó. Nếu
sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Hà


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ........................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu: .................................................................................... 5
4. Đối tƣợng nghiên cứu: .................................................................................. 5
5. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:.............................................................................. 6
7. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 7
8. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chƣơng 1. TÁC GIẢ ĐOÀN THỊ ĐIỂM VÀ TÁC PHẨM CHINH PHỤ
NGÂM KHÚC .................................................................................................. 8
1.1. Tác giả Đoàn Thị Điểm .............................................................................. 8
1.1.1. Cuộc đời Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) ................................................. 8

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác ................................................................................ 12
1.2. Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.............................................................. 18
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời .................................................................................. 18
1.2.2. Nội dung bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm ............ 20
1.2.3. Giá trị nghệ thuật .................................................................................. 23
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 24
Chƣơng 2. CHỮ NÔM SÁNG TẠO TRONG CHINH PHỤ NGÂM
KHÚC .............................................................................................................. 25
2.1. Chữ Nôm .................................................................................................. 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm ................................. 25


2.1.2. Sự khác biệt chữ Hán và chữ Nôm ........................................................ 27
2.1.3. Sự phân loại của chữ Nôm .................................................................... 28
2.1.4. Vai trò của chữ Nôm đối với nền văn học, văn hóa của Việt Nam ...... 30
2.1.5. Chữ Nôm trong xã hội ngày nay ........................................................... 31
2.2. Khảo sát hệ thống chữ Nôm sáng tạo trong tác phẩm Chinh phụ
ngâm khúc ....................................................................................................... 32
2.2.1. Loại định hướng bằng báo hiệu ............................................................ 32
2.2.2. Loại định hướng bằng chính âm đầu .................................................... 33
2.2.3. Loại định hướng theo phạm trù liên tưởng. .......................................... 35
2.2.4. Loại định hướng bằng nghĩa chữ Hán cụ thể. ...................................... 43
2.2.5. Loại định hướng bằng chữ Nôm lược nét, chữ Nôm viết tắt................. 45
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 47
Chƣơng 3. DẠY HỌC TRÍCH ĐOẠN TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA
NGƢỜI CHINH PHỤ TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10
Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG ............................................................................ 48
3.1 Sơ lƣợc về trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ................ 49
3.1.1. Vị trí trích đoạn ..................................................................................... 49
3.1.2. Nội dung cơ bản .................................................................................... 49

3.2. Thực trạng dạy học tác phẩm ở trƣờng THPT ......................................... 50
3.3. Tiếp cận trích đoạn từ các dị bản Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn
Thị Điểm ......................................................................................................... 51
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 54
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 58


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chữ Nôm là tài sản văn hoá cổ xƣa của dân tộc Việt Nam còn lƣu giữ
cho đến ngày nay. Dù bị đô hộ nhiều năm bởi các triều đại phong kiến Trung
Quốc hay thực dân Pháp, nhƣng ngƣời Việt Nam vẫn giữ riêng cho mình
tiếng nói riêng. Từ khi ra đời chữ Nôm, nền văn học Việt Nam đã có những
chuyển biến tích cực.Trong đó, chữ Nôm có ảnh hƣởng lớn đến giai đoạn văn
học từ cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII, chính sự triều Lê - Trịnh gặp nhiều
điều hủ bại, nhiều nơi nông dân nổi lên chống lại triều đình, nhiều ngƣời đã
phải rời xa gia đình đi chinh chiến. Thời nào cũng vậy, văn chƣơng luôn gắn
với hoàn cảnh lịch sử xã hội. Chính tình hình xã hội lúc đó ảnh hƣởng trực
tiếp tới nền văn chƣơng giai đoạn cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII. Đặc
biệt sự xuất hiện trào lƣu nhân đạo chủ nghĩa trong giai đoạn này với nội dung
chủ yếu là giải phóng tình cảm lứa đôi, đấu tranh để đƣợc tự do trong yêu
đƣơng và hàng loạt các cây bút mang đậm dấu ấn cá nhân nhƣ Hồ Xuân
Hƣơng, Nguyễn Du, Bà huyện thanh quan... Trong thời gian đó có tác phẩm
“Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn gây ra một tiếng vang lớn trên
văn đàn, đã đƣợc Đoàn Thị Điểm diễn tả lại bằng chữ Quốc ngữ (Chữ Nôm),
tác phẩm cũng chính là tiếng lòng của ngƣời nữ sĩ tài hoa.
Cuốn “Chinh phụ ngâm khúc” do Đặng Trần Côn là ngƣời đã sáng tác
nguyên bản chữ Hán (征婦吟曲). “Chinh phụ ngâm khúc” có 7 bản dịch và
phỏng dịch: trong đó 3 bản bằng thể thơ lục bát hoặc 4 bản bằng thể thơ song

thất lục bát của các dịch giả Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khản,
Bạch Liên Am Nguyễn và hai dịch giả khuyết danh. Trong đó bản dịch phổ
biến nhất đƣợc gọi là “bản hiện hành” (hay bản A) tuy nhiên đã nảy sinh ra
vấn đề: ai là dịch giả của bản dịch này? Có ý kiến cho rằng bản dịch là của
Phan Huy Ích, tuy nhiên hiện nay ngƣời biên soạn sách giáo khoa Ngữ Văn ở
bậc Trung học phổ thông và Trung học cơ sở và các nhà nghiên cứu cho rằng
đó là bản dịch của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
“Chinh phụ ngâm khúc” ra đời đã khẳng định đƣợc sức sống và sự
trƣờng tồn mạnh mẽ của ngôn ngữ văn hóa Việt. Đây cũng là một tác phẩm

1


có vai trò quan trọng trong nền văn học trung đại Việt Nam nói chung và văn
học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX nói riêng.
Đối với tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm đã có rất
nhiều các công trình nghiên cứu tác phẩm này ở những khía cạnh và mức độ
khác nhau, nhƣng đa số là tìm hiểu về mặt nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
mà chƣa có công trình nghiên cứu nào hoàn chỉnh và hệ thống nghiên cứu các
chữ Nôm sáng tạo trong tác phẩm. Vì vậy chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu
hệ thống các chữ Nôm sáng tạo trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của
Đoàn Thị Điểm để mở rộng tầm hiểu biết về bản diễn Nôm của tác giả.
Mặt khác, “Chinh phụ ngâm khúc” còn các trích đoạn tiêu biểu đƣợc
giảng dạy trong chƣơng trình Ngữ Văn 10 với trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của
ngƣời chinh phụ” và chƣơng trình Ngữ Văn lớp 7. Việc đƣa tác phẩm vào
giảng dạy phần nào cho thấy tầm quan trọng của tác phẩm trong văn học Việt
Nam. Tác phẩm chính là nguồn tri thức vô tận để các nhà nghiên cứu văn học
đánh giá. Nhận thức tầm quan trọng của tác phẩm, chúng tôi đã chọn đề tài
khóa luận “Chữ Nôm sáng tạo trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị
Điểm”. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn phần nào mang tới cho

bạn đọc những tri thức về tác giả, tác phẩm, cũng nhƣ thấy đƣợc tài năng của
Đoàn Thị Điểm trong việc sử dụng linh hoạt các chữ Nôm sáng tạo. Đồng
thời, với việc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, đƣa ra
những nhận định, đánh giá có sức thuyết phục, tìm hiểu, trang bị nguồn kiến
thức sâu sắc, đầy đủ hơn về tác phẩm, phục vụ cho công việc giảng dạy sau
này và giải quyết những vấn đề có liên quan đến chữ Nôm và việc nghiên cứu
chữ Nôm hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến việc nghiên cứu đề tài “Chữ Nôm sáng tạo trong tác
phẩm Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm mà chúng tôi đã lựa chọn,
đã có các bài viết và các công trình nghiên cứu sau đây:
Trong tập “Giảng văn Chinh phụ ngâm khúc” xuất bản ở Thanh Hóa
năm 1950, Giáo sƣ Đặng Thai Mai có viết: “…Sự thực thì hai trăm năm sau
khi tập Chinh phụ ngâm đã đƣợc viết bằng chữ Hán và phu diễn vào trong

2


hình thức Việt văn của nó, ngƣời ta chỉ biết có một bài Chinh phụ, ngƣời ta
chỉ nhớ đến một khúc ngâm chinh phụ ấy là Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn
Thị Điểm”.
Năm 1968, Dƣơng Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu”
cũng đã viết: “Bao nhiêu tâm sự của một ngƣời phụ nữ vắng chồng mà biết
thủ tiết đƣợc tả rõ cả ra”.
Năm 1975, Đào Duy Anh trong cuốn “Chữ Nôm - nguồn gốc - cấu tạo diễn biến” đã viết về một số cách đọc chữ Nôm và nêu rất nhiều ví dụ tƣơng
đối khó. Bên cạnh đó, tác giả còn có thêm một chƣơng nghiên cứu chữ Nôm
Tây để đối chiếu với cả chữ Nôm ta.
Năm 2013, Nguyễn Ngọc San trong cuốn “Lý thuyết chữ Nôm văn
Nôm” đã viết về cấu tạo các kiểu loại chữ Nôm, còn đƣa ra cách đọc các chữ
Nôm, trong đó phần phụ lúc còn đƣa ra các hệ thống bộ thủ để xác định chữ

Nôm.
Trong “Tạp chí Hán Nôm”, số 3 năm 2011, với tiêu đề “Góp phần phân
định chữ Nôm tự tạo và chữ Nôm mƣợn chữ Hán” đã đề cập tới cách phân
chia chữ Nôm làm hai loại lớn: chữ Nôm mƣợn chữ Hán và chữ Nôm tự tạo,
đƣợc cố GS. Nguyễn Tài Cẩn và N.V.Xtankevich nêu ra đầu tiên vào năm
1976 trong bài “Điểm qua vài nét về tình hình cấu tạo chữ Nôm”. Tuy quan
điểm bƣớc đầu đã nói lên đƣợc cách cấu tạo chữ Nôm và đã đƣợc các nhà
nghiên cứu chữ Nôm lúc đó chấp nhận rộng dãi nhƣng khi bắt tay vào phân
chia thì đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhất định.
Đối với vấn đề giải thích từ, ngữ trong các bản dịch Nôm “Chinh phụ
ngâm khúc”, qua nghiên cứu khảo sát chúng tôi thấy rằng có nhiều tác phẩm
đã tiến hành chú giải, hiệu đính, khảo dị… đối với bản dịch hiện hành và các
bản chữ Nôm “Chinh phụ ngâm khúc” khác nhƣ “Chinh phụ ngâm Hán Nôm
tuyển tập” của Nguyễn Thế, Phan Anh Dũng, “Chinh phụ ngâm bị khảo” của
Hoàng Xuân Hãn, “Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải” có nguyên văn chữ nho,
dịch âm, dịch nghĩa và chú thích rõ ràng của Đinh Xuân Hội; Biên soạn:
Nguyễn Đỗ Mục, “Chinh phụ ngâm khúc giảng luận” (Thuần Phong, NXB Á
Châu- Sài Gòn, bản thứ tƣ), “Chinh phụ ngâm diễn ca”-Đoàn Thị Điểm

3


(Nguyễn Thạch Giang giới thiệu, hiệu khảo, chú giải, NXB Văn học,1987)…
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc chú thích một vài
các từ cổ, các điển cố, điển tích… và thực hiện so sánh với các dị bản khác,
chỉ ra những chữ dùng khác nhau giữa các dị bản, các cách viết khác nhau của
cùng một từ ở cùng một vị trí trong các bản dịch. Các nhà nghiên cứu chƣa
thực sự tập trung chú giải chi tiết , đầy đủ và hệ thống các từ ngữ điển cố văn
học trong bản dịch Nôm A - bản hiện hành để ngƣời đọc nói chung và học
sinh nói riêng có thể tiếp nhận văn bản toàn vẹn và sâu sắc hơn.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề của tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”
còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án tiến sĩ, khóa
luận tốt nghiệp:
- “Khảo sát các bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm khúc và hƣớng tiếp
cận trong nhà trƣờng phổ thông”, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Hán
Nôm của Phạm Thị Hƣờng, 2017. Tác giả đã khảo sát các bản dịch Nôm của
“Chinh phụ ngâm khúc” trong đó tập trung vào 3 bản chính: 1 - Cuốn “Chinh
phụ ngâm khúc”, Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, Tôn Thất Lƣơng dẫn giải
và chú thích, NXB Tân Việt Sài Gòn, 1953; 2 - Bản “Chinh phụ ngâm bị lục”,
NXB Liễu Văn đƣờng tàng bản; 3 - Bản “Chinh phụ ngâm diễn âm từ khúc”
chép tay in trong “Tổng tập Văn học Việt Nam”, tập 13B, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội, năm 1997.
- “Tìm hiểu chữ Nôm mƣợn nguyên trong tác phẩm Chinh phụ ngâm
diễn Nôm”, Khóa luận tốt nghiệp của Đỗ Thị Yến, 2016. Tác giả đã nghiên
cứu và khảo sát hệ thống chữ Nôm mƣợn nguyên chữ Hán trong tác phẩm
“Chinh phụ ngâm khúc”.
- “Đặc điểm thi pháp Chinh phụ ngâm”, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn,
chuyên ngành Lý luận văn học của Nguyễn Trọng Hòa, 2008. Tác giả nghiên
cứu hệ thống những đặc điểm về thi pháp của “Chinh phụ ngâm khúc” trên
các phƣơng diện: quan niệm nghệ thuật về con ngƣời; không gian và thời gian
nghệ thuật, các phƣơng thức, phƣơng tiện biểu hiện nghệ thuật.
Bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm là một tác
phẩm rất nổi tiếng. Tác phẩm này đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu và các
học giả quan tâm nhƣng cũng chỉ mới dừng lại ở các vấn đề liên quan đến

4


hình tƣợng ngƣời phụ nữ, bút pháp tả cảnh ngụ tình hay việc so sánh giữa các
tác phẩm ngâm khúc, các tranh cãi về vấn đề ai là dịch giả của các văn bản...

Chứ cũng chƣa thấy có một công trình nghiên cứu đi sâu về hệ thống chữ
Nôm sáng tạo trong tác phẩm này.
Trên cơ sở những vấn đề có liên quan đến đề tài, để tìm hiểu sâu sắc
hơn về tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” chúng ta nên mở rộng tầm nghiên
cứu về bản dịch bằng chữ Nôm. Bởi chữ Nôm là chữ tƣợng hình, trong bản
nguyên gốc của tác giả có nhiều chữ Nôm với những dụng ý khác nhau mà
trong bản dịch bằng chữ quốc ngữ khó có thể lột tả hết. Trƣớc tình hình nhƣ
thế, chúng tôi tiếp tục công việc của những ngƣời đi trƣớc góp phần tìm hiểu
thêm về bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm và đặc
biệt là hệ thống chữ Nôm sáng tạo.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ trƣớc đến nay, việc nghiên cứu, khảo sát về các kiểu chữ Nôm sáng
tạo trong “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm tƣơng đối ít và chƣa
đƣợc nghiên cứu một cách tập trung. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hƣớng
đến những mục đích nghiên cứu sau:
- Thấy đƣợc vị trí, vai trò và ý nghĩa của tác phẩm trong hệ thống các
tác phẩm bằng chữ Nôm của văn học trung đại Việt Nam.
- Tìm hiểu về cấu tạo của chữ Nôm nói chung và hệ thống chữ Nôm
sáng tạo nói riêng trong “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm .
- Thấy đƣợc sự tài tình, sáng tạo, linh hoạt trong bút pháp của Đoàn
Thị Điểm. Đồng thời, khẳng định tài năng bậc thầy của nữ sĩ trong việc diễn
Nôm tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn và giá trị to lớn
của bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm khúc”.
- Rút ra bài học kinh nghiệm cũng nhƣ việc phân tích các trích đoạn
đƣợc hƣớng dẫn giảng dạy dƣới trƣờng phổ thông, có cái nhìn khái quát về
mặt ngữ nghĩa trong bản dịch chữ quốc ngữ. Mở ra các hƣớng tiếp cận tác
phẩm một cách phong phú hơn trong nhà trƣờng Phổ Thông.
4. Đối tƣợng nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài “Chữ Nôm sáng tạo trong Chinh phụ ngâm khúc
của Đoàn Thị Điểm”, đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận này là chủ yếu trên


5


bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” hiện hành của dịch giả Đoàn Thị Điểm do
các tác giả Nguyễn Thế và Phan Anh Dũng biên soạn, Nguyễn Đình Thảng
hiệu đính chữ Nôm trong cuốn “Chinh phụ ngâm Hán Nôm tuyển tập”, Nhà
xuất bản Thuận Hóa - Huế, 2000.
Chúng tôi đặc biệt chú trọng nghiên cứu, khảo sát về hệ thống chữ
Nôm sáng tạo trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm,
thực hiện phân loại các kiểu chữ Nôm.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất, việc nghiên cứu đƣợc tiến hành
khảo sát 408 câu thơ trong “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm
(“Chinh phụ ngâm Hán Nôm tuyển tập”, biên soạn: Nguyễn Thế, Phan Anh
Dũng; Hiệu đính chữ Nôm: Nguyễn Đình Thảng). Trọng tâm của khóa luận
là đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các kiểu loại chữ Nôm sáng tạo trong tác
phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”. Qua quá trình khảo sát, phân tích, thống kê từ
đó để thấy đƣợc sự phong phú và đa dạng của chữ Nôm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để phục vụ cho công việc nghiên cứu đề tài đồng thời để có nguồn tƣ
liệu phong phú và đủ tin cậy, đáp ứng đƣợc mục đích đặt ra chúng tôi tiến
hành các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp văn bản học Hán Nôm
Phƣơng pháp văn bản học Hán Nôm là phƣơng pháp xác định tình
trạng của văn bản, xác định bản in, giấy in, màu mực, kĩ thuật, bảo tàng, kí
hiệu... xác định tác giả và niên đại ra đời của tác phẩm.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp là từ những ngữ liệu đã tập hợp, thống
kê đƣợc chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ

vấn đề cần đƣợc nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích ngữ văn học.
Phƣơng pháp phân tích ngữ văn học là phƣơng pháp xem xét hoản cảnh ra
đời của tác phẩm, những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật mà tác giả gửi gắm.

6


- Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Phƣơng pháp thống kê phân loại là phƣơng pháp có thể tập hợp, thống
ke những nguồn tƣ liệu có liên quan đến đề tài chúng tôi đang nghiên cứu.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp chính trong quá trình
nghiên cứu nội dung đề tài.
- Phƣơng pháp văn học sử
Nền văn học trung đại Việt Nam trải qua gần mƣời thế kỉ, với nhiều
giai đoạn, nhiều thế kỉ khác nhau nên việc lựa chọn phƣơng pháp văn học sử
sẽ đảm bảo đƣợc tính logic trong quá trình khảo sát phục vụ cho việc nghiên
cứu khóa luận này.
Để khóa luận đạt đƣợc kết quả cao nhất. Các phƣơng pháp và các thao
tác nghiên cứu trên đây sẽ đƣợc vận dụng đan xen, liên kết chặt chẽ với nhau,
hỗ trợ cho nhau.
7. Đóng góp của khóa luận
Với đề tài nghiên cứu “Chữ Nôm sáng tạo trong Chinh phụ ngâm khúc
của Đoàn Thị Điểm”, đây là bƣớc khởi đầu nhằm mở ra những hƣớng khai
thác, tiếp cận mới với tác phẩm văn học, đạt hiệu quả cao trong việc khám
phá giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của “Chinh phụ ngâm khúc”.
Đề tài cho chúng ta hiểu thêm những tri thức về tài năng của Đoàn Thị
Điểm trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào các tác phẩm văn chƣơng.
Đề tài đóng góp vai trò quan trọng phục vụ cho công tác nghiên cứu
giảng dạy.

8. Bố cục khóa luận
Ngoải phần mở đầu và kết luận, khóa luận của chúng tôi đƣợc triển
khai theo ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tác giả Đoàn Thị Điểm và tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”.
Chƣơng 2: Chữ Nôm sáng tạo trong “Chinh phụ ngâm khúc”.
Chƣơng 3: Dạy học trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của ngƣời chinh phụ”
trong chƣơng trình Ngữ Văn lớp 10 ở trƣờng phổ thông.

7


NỘI DUNG
Chƣơng 1
TÁC GIẢ ĐOÀN THỊ ĐIỂM VÀ TÁC PHẨM
CHINH PHỤ NGÂM KHÚC
1.1. Tác giả Đoàn Thị Điểm
1.1.1. Cuộc đời Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)
Đoàn Thị Điểm (段氏点), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, biệt hiệu là Ban
Tang, con gái Đoàn Doãn Nghi. Quê quán ở làng Hiến Phạm, tên Nôm là làng
Giữa (còn gọi là Giai Phạm) huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay là tỉnh
Hƣng Yên. Bà sinh năm 1705(năm Ất Dậu) dƣới đời vua Lê Hy Tông.
Theo giả phả của họ Đoàn, bà vốn gốc họ Lê, đến đời Đoàn Doãn Nghi
thì chuyển sang họ Đoàn, cha là Lê Doãn Nghi sau đó đã đổi thành Đoàn
Doãn Nghi. Đoàn Doãn Nghi, hiệu là Dƣơng Kinh, có thể coi là ngƣời khai
khoa cho dòng họ. Ông đỗ Hƣơng Cống, hỏng mấy khoa thi Hội, ban đầu
đƣợc trao chức Điển bạ, nhƣng sau chỉ dạy học và bốc thuốc. Năm 20 tuổi,
Đoàn Doãn Nghi ở tại quê nhà, ông đã lấy một ngƣời vợ họ Nguyễn, sinh
đƣợc hai ngƣời con, một con trai tên là Đoàn Doãn Sỹ và một con gái tên là
Đoàn Thị Quỳnh, (Tuy nhiên các tài liệu về hi ngƣời con này khá ít chỉ biết
sau đó thì Đoàn Doãn Sỹ cũng thi đậu Hƣơng Cống và làm Tri Huyện ở Châu

Hoan (Nghệ An)). Trong thời gian dạy học ở kinh thành Thăng Long, Đoàn
Doãn Nghi đã yêu và cƣới con gái của một vị quan võ họ Vũ, tƣớc Thái Lĩnh
Bá, nhà ở phƣờng Hà Khẩu, gần Hồ Hoàn Kiếm. Ngƣời vợ họ Vũ cũng sinh
đƣợc hai ngƣời con, con trai đầu lòng là Đoàn Doãn Luân và một ngƣời con
gái là Đoàn Thị Điểm. Hai anh em, từ bé đƣợc nuôi dƣỡng ở gia đình ông bà
ngoại ở làng Vũ Điện, huyện Nam Sang. Cả hai anh em đều là bậc tài hoa nổi
danh trong làng Nho, đều có tƣ chất thông minh vƣợt bậc, dáng ngƣời đẹp đẽ
và có tài văn chƣơng đặc biệt.
Đoàn Doãn Luân ngay từ tấm bé đã đƣợc thân phụ dạy cho học chữ
Hán, 5 tuổi ông đã biết ráp chữ thành câu, đến năm 10 tuổi thì học thông Kinh

8


Sử, trƣởng thành ông thi đậu Hƣơng cống, nhƣng ông không theo đuổi con
đƣờng chức tƣớc mà chỉ ở nhà dạy học. Đoàn Doãn Luân là một ngƣời giàu
tình cảm và thủy chung, khi còn ít tuổi đƣợc cha mẹ hỏi cƣới con gái của tiến
sĩ Lê Hữu Hỷ (có bản chép là Lê Hữu Mƣu). Ngƣời con gái ấy tên là Lê Thị
Vy, tuy nhiên sau lễ hỏi, chẳng may cô dâu bị bệnh đậu mùa, để lại di chứng
trên mặt bị rỗ hoa và chân tay trở nên lóng cóng. Bên nhà gái thấy vậy, đã
mấy lần xin đƣợc hủy hôn vì e rằng không thể đảm bảo hạnh phúc lứa đôi cho
đôi vợ chồng trẻ. Nhƣng Đoàn Doãn Luân không nghe, một mực quyết giữ
hạnh của ngƣời quân tử, một lòng thủy chung, không đổi thay vì sắc đẹp, điều
đó đã làm cho mọi ngƣời hết sức kính phục. Lê Thị Vy đƣợc gả về nhà họ
Đoàn, gặp cảnh mẹ chồng hiền em dâu thảo, cũng đã dốc hết lòng giúp đỡ
mọi việc trong gia đình. Năm 1726, vợ chồng Đoàn Doãn Luân sinh đƣợc
ngƣời con gái đầu lòng và 3 năm sau lại sinh một con trai.
Đoàn Thị Điểm, tuy là con gái nhƣng lại rất đƣợc gia đình quan tâm,
ngay từ thuở còn nhỏ, bà đã đƣợc học chữ nghĩa, học đủ “Ngũ Kinh” và “Tứ
Thƣ”. Đoàn Thị Điểm thƣờng cùng anh trai rèn tập sách vở, thử tài đọ sức,

việc thử tài đọ sức làm cho tình anh em hòa thuận thân ái, tri âm tri kỷ. Có lẽ
đây là những tháng năm đẹp đẽ nhất cuộc đời nữ sĩ. Ngoài ra, bà còn đƣợc mẹ
dạy cho nghề nữ công đã làm những món đồ khéo léo để tham dự hội triển
lãm nhƣ: Những khúc mía đƣợc làm thành lầu cao gọi là Đài Chín Tầng,
những vỏ trái bƣởi đƣợc cắt xếp hình hoa quỳnh. Năm 16 tuổi, Đoàn Thị
Điểm tiếng tăm của bà vang xa, nổi tiếng là một tài nữ trẻ tuổi. Quan thƣợng
thƣ Lê Anh Tuấn, vốn đã có quen biết với Đoàn Doãn Nghi, lại vô cùng quý
mến tài văn chƣơng và đức hạnh của Đoàn Thị Điểm nên đã nhận làm con
nuôi và đƣa về phƣờng Bích Câu, kinh thành Thăng Long sống. Trong thời
gian sống ở nhà của dƣỡng phụ Lê Anh Tuấn, Đoàn Thị Điểm đã đọc đƣợc
nhiều các loại sách quý báu khác nhau trong kho sách của quan Thƣợng Thƣ,
vì vậy mà kiến thức của bà đã đƣợc mở mang rất nhiều. Không chỉ vậy mà
nhà của thƣợng thƣ còn có rất nhiều các quan lại khắp nơi và văn nhân lui tới,
đó cũng là một trong những cơ hội để bà có dịp gặp gỡ giao lƣu quen biết với
nhiều ngƣời có danh vọng, khoa bảng và cũng chính vì vậy mà tiếng tăm của
bà về tài ứng đối văn chƣơng đƣợc đồn vang. Dƣỡng phụ của bà vì thấy bà

9


thông minh lỗi lạc, nên muốn dạy dỗ những điều cần thiết để đƣa vào tiến
cung, đối với đƣơng thời thì đó là một vinh dự, nhƣng bà lại không đồng ý vì
không muốn gò bó cuộc sống trong cung. Nữ sĩ đã xin dƣỡng phụ cho phép
về quê, bà cùng anh trai đến nơi cha dạy học là Lạc Viên.
Đoàn Doãn Nghi là ngƣời phóng khoáng, tuy không thành đạt trên con
đƣờng khoa danh, nhƣng ông cũng chẳng bận tâm nhiều, ông chọn con đƣờng
dạy học ở Lạc Viên, huyện An Dƣơng (nay thuộc tỉnh Hải Phòng). Học trò
của ông ở Lạc Viên đông, cũng có một số ngƣời đỗ đạt nhƣ Hƣơng Cống
Thần Minh Giám và nhiều ngƣời khác. Dạy học ở Lạc Viên đƣợc vài năm thì
ông lâm bệnh nặng và mất tại đây, năm 1729. Hai anh em Đoàn Thị Điểm

cùng học trò đƣa xác cha về quê làm tang lễ, dựng nhà thờ và dựng bia cho
cha. Sau tang lễ, Đoàn Doãn Luân cũng đƣa vợ con về ở luôn quê nhà tại làng
Hiến Phạm, sau đó lại chuyển sang làng Vô Ngại, huyện Đƣờng Hào (nay là
Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên) mở trƣờng dạy học. Ngƣời chị dâu do bệnh đậu mùa
mà trở nên có tật ở tay, vì thế mà Đoàn Thị Điểm luôn là ngƣờigiúp đỡ chị
dâu lo việc tề gia nội trợ, lại giúp anh trong việc giao thiệp ứng biến với bên
ngoài. Cuộc sống tạm ổn định đƣợc khoảng một thời gian ngắn ngủi thì đột
nhiên Đoàn Doãn Luân bị bại bệnh đột ngột từ trần, để lại hai đứa con thơ,
ngƣời vợ tật nguyền và một mẹ già. Gánh nặng gia đình đè nặng lê vai nữ sĩ.
Ở cái tuổi gần khoảng 30, Đoàn Thị Điểm vừa lo phụng dƣỡng báo hiếu với
mẹ già, lại phải nuôi dạy hai cháu khôn lớn, đối với ngƣời chị dâu thì chọn
nghĩa chọn tình. Nữ sĩ đã phải cùng làm một lúc rất nhiều công việc khác
nhau nhƣ vừa phải soạn thảo văn chƣơng, vừa dạy học và làm thuốc chữa
bệnh kiếm tiền. Tiếng tăm của nữ sĩ ngày càng vang xa, có rất nhiều ngƣời
hâm mộ nữ sĩ.
Khoảng giữa thế kỉ XVIII, nông dân nổi dậy ở khắp nơi khiến vùng Hải
Đông không còn cảnh yên bình, nhiều làng xóm bị binh lửa phá hoại, Đoàn
Thị Điểm đƣa cả gia đình tới nhà của ngƣời học trò ở xã Chƣơng Dƣơng,
huyện Thƣợng Phúc để tránh nạn và sinh sống. Đoàn Thị Điểm không còn
muốn tiếp tục làm nghề bốc thuốc nữa, mà bà đã mở trƣờng dạy học, trong
đám học trò có Đào Duy Doãn quê ở Chƣơng Dƣơng sau đó đỗ tiến sĩ.

10


Đoàn Thị Điểm là ngƣời phụ nữ có bản lĩnh, bà không chỉ nổi tiếng về
tài văn chƣơng, đối đáp. Bên cạnh bà đã có biết bao giai thoại đã khẳng định
tài năng, bà đã từng áp đảo các vị anh tuấn trong giới nho sĩ. Nhƣng cũng có
lẽ vì sự hoàn hảo ấy mà đƣờng tình duyên của nữ sĩ lại muộn màng, nhƣng
dƣờng nhƣ cảnh nhà cũng làm bà lỡ làng tuổi xuân. Cũng có các vị danh vọng

trong hàng quan chức nhờ ngƣời mai mối, nhƣng chỉ để làm lẽ làm kế. Bà vốn
là một ngƣời cứng cỏi, đƣơng nhiên không thể chấp nhận đƣợc những cuộc
hôn nhân đầy tính gán ghép nhƣ thế. Nữ sĩ đã từ chối tất cả, dƣờng nhƣ đến
thời điểm này thì nữ sĩ đã không còn muốn để ý tới chuyện hôn nhân nữa, mà
một lòng muốn toàn tâm phụng dƣỡng mẹ già, nuôi dạy hai cháu. Trong thời
gian dạy học ở Chƣơng Dƣơng, Nguyễn Kiều đã cất công nhiều lần đến xin
cầu hôn bà, năm ấy nữ sĩ đã 37 tuổi.
Nguyễn Kiều, hiệu là Hạo Hiên, sinh năm 1695, tại làng Phú Xã, huyện
Hoài Đức. Năm 18 tuổi ông đậu Giải Nguyên,21 tuổi đã đậu Tiến sĩ, là ngƣời
có tài văn chƣơng lỗi lạc. Nguyễn Kiều góa vợ, có hai ngƣời con trai và một
con gái. Cầu hôn Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Kiều còn viện đến cả mối quan hệ
chị em giữa bà và ngƣời vợ trƣớc của ông là bà Lê Thị Hằng, con gái Lê Anh
Tuấn, đến cả gia đình khó khăn của ông, khi ngày lên đƣờng đi sứ giả đã gần
mà các con ông còn nhỏ thiếu ngƣời chăm sóc. Có lẽ vì trọng nhân cách và tài
năng của ông, hay vì cảm mối chân tình của ông, cuối cùng Đoàn Thị Điểm
đã nhận lời. Bà Điểm về nhà chồng, sống những ngày tháng hạnh phúc vợ
chồng tâm đầu ý hợp, yêu thƣơng đằm thắm. Đoàn Thị Điểm thƣờng cùng
chồng sƣớng họa và nhiều lúc còn có ý khuyến khích khuyên răn khi thấy ông
tỏ ra hiếu thắng và tự thị. Tuy nhiên hạnh phúc đôi lứa quá ngắn ngủi, chƣa
đầy một tháng về nhà chồng, thì Nguyễn Kiều phải đi sứ Trung Quốc. Lệ
thƣờng đi sứ 2 năm thì trở về, nhƣng lần này khi sứ bộ ta trở về tới tỉnh
Quảng Tây, gặp đúng lúc dân chúng vùng này nổi lên chống nhà Thanh nên
đã bị nghẽn đƣờng. Sứ bộ Việt Nam không thể trở về nƣớc ngày mà buộc
phải lƣu lại cả năm trời, chờ cho đến khi giặc yên. Trong lúc chồng đi sứ,
Đoàn Thị Điểm ở nhà lo chu toàn mọi việc, khi thì ở bên nhà chồng chăm sóc
ba con của chồng, khi thì trở về nhà mẹ ruột để chăm sóc mẹ già và hai cháu.
Bà đã làm tròn hết thảy các trách nhiệm của ngƣời con, ngƣời mẹ, ngƣời vợ.

11



Sau khi giặc yên, Nguyễn Kiều trở về, vợ chồng sum họp sau hơn 3
năm xa cách nhớ nhung. Song chỉ sau chƣa đầy ba năm sau, năm1748,
Nguyễn Kiều lại đƣợc cử làm Tham thị ở Nghệ An. Ban đầu bà không đồng ý
đi cùng chồng, vì còn mẹ già và có linh cảm sẽ gặp chuyện chẳng lành trong
chuyến đi, nhƣng sau vì chồng thuyết phục nên bà mới bằng lòng theo chồng
đi nhận chức.Trên đƣờng cùng chồng đến nhiệm sở, Đoàn Thị Điểm đã bị
cảm nặng, chạy chữa không khỏi, cuối cùng bà mất ở Nghệ An ngày 11 tháng
9 năm 1748. Nguyễn Kiều vô cùng thƣơng tiếc vì sự ra đi của ngƣời vợ khi
tuổi đời còn quá trẻ. Vì không thể đƣa linh cữu của bà về quê nhà ngay đƣợc,
ông đã quàn quan vợ tại Nghệ An, một tháng sau đó mới đƣa về. Nguyễn
Kiều đã sáng tác một bài văn tế vô cùng thống thiết để tiễn đƣa linh cữu bà
xuống thuyền khi đƣa về quê nhà, đƣợc Hoàng Xuân Hãn diễn Nôm trong
cuốn “Chinh phụ ngâm bị khảo”:
“Ô hô! Hỡi nàng! Huệ tốt Lan thơm!
Phong tƣ lộng lẫy, cử chỉ đoan trang,
Nữ đức trọn vẹn, tài học ngõ ngàng.
Giác mác, ấy bàn luận,
Gấm vóc, ấy văn chƣơng.
Nữ trung, rất hiếm có nhƣ nàng.
Sao mà lại,
Gia thất chậm hơn Mạnh Quang,
Con cái hiếm hơn Trang Khƣơng,
Dứt tuổi Từ Phi, vui tài Ban Nƣơng”.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Đoàn Thị Điểm là một tác gia có bút pháp phong phú và đa dạng, bà
không chỉ giỏi văn thơ chữ Hán, mà còn thuần thục trong việc sáng tác thơ
chữ Nôm. Bà sáng tác nhiều nhƣng chủ yếu là tản mạn, trải qua nhiều tranh
cãi, hiện nay đã nhất trí coi ba tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” diễn âm,
“Truyền kì tân phả” và “Hồng Hà phu nhân di văn” là phần di cảo bà “để lại”

cho văn học của chúng ta, tuy về mặt văn bản vẫn còn những tranh cãi. Tác
phẩm “Truyền kì tân phả”, nữ sĩ đã tìm cho thể loại ngoại nhập này một
hƣớng đi thích hợp với sự quan tâm của văn học Việt Nam. Trong tác phẩm,

12


Đoàn Thị Điểm đã xây dựng thành công ba hình mẫu lí tƣởng: Một ngƣời vì
nghĩa cƣơng thƣờng, một ngƣời vì triều đại - đất nƣớc và một ngƣời vì sự
công bằng, quyền sống, quyền tự chủ của nữ giới. Không phải ngẫu nhiên mà
nhân dân bao đời đã suy tôn bà phi Bích Châu và chúa Liễu Hạnh thành thánh,
là vị thánh bất tử của dân Việt. Sau truyện truyền kì của Đoàn Thị Điểm có rất
nhiều các tác giả đã đi theo con đƣờng của nữ sĩ mà không phải tiếp tục con
đƣờng của bậc thầy thể loại là Nguyễn Dữ. “Chinh phụ ngâm khúc” bản
nguyên tác của Đặng Trần Côn có nhiều ý kiến tranh cãi Đoàn Thị Điểm
không phải là tác giả của bản dịch hiện hành. Tuy nhiên có nhiều ngữ liệu, tài
liệu đã đi đến khẳng định bản dịch hiện hành là của Đoàn Thị Điểm. Bản dịch
“Chinh phụ ngâm khúc” đã đƣa thể song thất lục bát đạt đến một trình độ mới,
nhƣ tạo đà cho thể loại đạt tới đỉnh cao với “Cung oán ngâm khúc” của
Nguyễn Gia Thiều. Ngoài ra, còn có các tác phẩm đƣợc sƣu tập trong “Hồng
Hà phu nhân di văn”, tuy không chính quy nhƣ “Truyền kì tân phả” hay
“Chinh phụ ngâm khúc”, nhƣng cũng đủ cho chúng ta cảm nhận về những
thuần phong mỹ tục, nề nếp quy củ, văn minh và nhân văn.
1.1.2.1. Truyền kì tân phả
“Truyền kì tân phả” còn có tên gọi khác là “Tục truyền kì”, đƣợc viết
trong thời kì Đoàn Thị Điểm vẫn còn là Hồng Hà nữ sĩ và đã đƣợc ngƣời anh
trai của mình “phê bình”. Năm 1735, Đoàn Doãn Luân mất nhƣ vậy, thời gian
hoàn thành sách là khoảng trƣớc năm 1735 và Đoàn Thị Điểm chƣa trở thành
phu nhân của Tiến sĩ Nguyễn Kiều. Tác phẩm của Đoàn Thị Điểm đã có
nhiều thay đổi với diện mạo mới nhƣng vẫn có sự nối tiếp bút pháp truyền kì

mạn lục của Nguyễn Dữ, đƣợc coi là thành công và tiêu biểu cho thể loại
truyền kì ở thế kỉ XVIII. Về tác phẩm này, có một số thƣ tịch cổ nhắc tới,
nhƣng ghi chép cụ thể thì chỉ có trong ba tài liệu duy nhất. Thứ nhất, trong
lịch triều hiến chƣơng loại chí, phần truyện kí mục Văn tịch chí, Phan Huy
Chú ghi: “Tục truyền kỳ 1 quyển, nữ học sĩ Đoàn Thị Điểm soạn ghi chép
những cuộc hội ngộ linh dị, gồm: Bích Câu kỳ ngộ, Hải Khẩu linh từ, Vân cát
nữ thần, hoành sơn tên cục, An Ấp liệt nữ, Nghĩa khuyển thập miêu, tất cả có
6 truyện”.

13


Thứ hai, trong bài văn tế vợ khi đƣa linh cữu xuống thuyền thì Nguyễn
Kiều nói đến 4 truyện:
“Hiển cựu Chế Thắng chi tích,
Biểu tân trinh liệt chi danh;
Ngụ chân tung vu Vân Cát thần nữ,
Thuật nhàn tình vu Đối thoại yến anh.”
Nghĩa là:
“Làm tỏ sự tích Chế Thắng xƣa (tức truyện Hải khẩu linh từ)
Nêu cao danh trinh liệt mới (tức chuyện An Ấp liệt nữ
Ngụ dấu tiên trong Vân Cát thần nữ
Thuật nhàn tình trong đối thoại yến anh”
Thứ ba, trong gia phả họ Đoàn- “Đoàn thị thực lục” có soạn lại ghi 5
truyện , ngoài 4 truyện trên ra còn có thêm một truyện là “Mai ảo”. Theo
“Đoàn thị thực lục” thì đƣơng thời tác phẩm này đã bị thất lạc, không còn
nguyên vẹn và đƣợc Lạc Thiên đƣờng khắc in năm Gia Long thứ 10 (1811).
Hiện nay văn bản “Truyền kì tân phả” còn đƣợc lƣu giữ tại thƣ viện Hán
Nôm bao gồm:
1. Bản A. 48 gồm 183 trang, khổ 25*15cm, do Lạc Thiện đƣờng tàng

bản, in vào ngày tháng xuân năm Tân Mùi, niên hiệu Gia Long thứ 10(1811),
bìa sách ghi “ Hồng Hà phu nhân trứ”, gồm 6 truyện: “ Hải Khẩu linh từ lục,
Vân Cát thần nữ lục, An ẤP liệt nữ, Bích Câu kỳ Ngộ, Tùng bách thuyết thoại,
Long hổ đấu kì”.
2. Bản mang kí hiệu VHv.2959, gồm 90 trang, khổ 24*16cm, cũng in
và ngày tháng xuân năm Tân Mùi, niên hiệu Gia Long thứ 10(1811), có tên là
“Tục truyền kỳ lục”, chỉ gồm 3 truyện.
3. Bản mang kí hiệu VHv.1487 chép tay, gồm 158 trang, khổ
27*15cm, có niên đại chép: Tháng trọng xuân, năm Tự Đức thứ 17(1864),
trong văn bản kiêng húy chữ thời, chữ Hoa.
“Truyền kì tân phả” đã đƣợc Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp dịch 4
truyện đầu, Nhà xuất bản Giáo dục in năm 1962; gần đây Bùi Hạnh Cẩn đã

14


dịch cả 6 truyện, công bố trong Văn tuyển Đoàn Thị Điểm do Nhà Xuất Bản
Văn Hóa Thông tin in năm 2002.
“Đền thiêng ở Hải Khẩu” (Hải Khẩu linh từ lục)
“Truyện nữ thần ở Vân Cát” (Vân Cát nữ thần truyện)
“Truyện ngƣời liệt nữ ở An Ấp” (An Ấp liệt nữ lục)
“Cuộc kỳ ngộ ở Bích Câu” ( Bích Câu kỳ ngộ ký)
Phụ chép: “Chuyện trò dƣới rặng tùng bách” (Tùng bách thuyết thoại)
Phụ chép: “Bài ký chuyện rồng hổ thi tài” (Long Hổ đấu kỳ ký)
1.1.2.2. “Chinh phụ ngâm khúc”
“Chinh phụ ngâm khúc” là một trong những sáng tác quan trọng đánh
dấu tên tuổi của Đoàn Thị Điểm. Căn cứ vào thời điểm ra đời của nguyên tác
chữ Hán và hoàn cảnh đời tƣ của Đoàn Thị Điểm, các nhà nghiên cứu ƣớc
đoán tác phẩm đƣợc sáng tác năm 1742-1745. Đó cũng chính là thời điểm
Nguyễn Kiều đi sứ sang Trung Quốc, Đoàn Thị Điểm mới về nhà chồng chƣa

đầy một tháng đã chịu cảnh “nuôi già dạy trẻ”.
Về vấn đề ai là dịch giả của bản “Chinh phụ ngâm khúc” hiện hành đã
đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cứu… quan tâm từ năm
1926. Có nhiều tranh cãi về tác phẩm này dịch giả là ai, Một số các nhà
nghiên cứu cho rằng bản A hay bản hiện hành là của Phan Huy Ích họ còn
đƣa ra đƣợc các dẫn chứng khác nhau để chứng minh. Tuy nhiên trong bài tựa
cuốn “Chinh phụ ngâm khúc” in năm 1902, Vũ Hoạt viết: “Nhớ xƣa, Đặng
Tiên sinh làm ra sách ấy, Đoàn phu nhân diễn ra quốc âm”. Từ đó bản “Chinh
phụ ngâm” hiện hành đƣợc coi là của Đoàn Thị Điểm dịch ra chữ Nôm.
Thuần Phong Ngô Văn Phát, giáo sƣ Dƣơng Quảng Hàm trong “Việt Nam
học sử” và Nguyễn Đỗ Mục trong “Chinh phụ ngâm dẫn giải”, Đặng Thái
Mai trong “Giảng văn Chinh phụ ngâm” cũng khẳng định bản “Chinh phụ
ngâm” hiện hành là của Đoàn Thị Điểm. Dựa vào các tài liệu mà chúng tôi đã
tham khảo ở trên và chƣơng trình sách giáo khoa hiện hành thì chúng tôi coi
văn bản hiện hành là của Đoàn Thị Điểm.
1.1.2.3. “Hồng Hà phu nhân di văn”

15


“Hồng Hà phu nhân di văn” là phần phụ biên của “Đoàn thị thực lục”,
đƣợc chép trong Hƣng Yên tỉnh, Yên Mỹ huyện, Yên Phú tổng, Giai Phạm xã,
Trung Phú thôn, Cổ Tự chỉ (Bản giấy chữ cổ thôn Trung Phú, xã Giai Phạm,
tổng Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hƣng Yên...) ký hiệu AH.A1/1-2, Thƣ
viện Hán Nôm, gồm 91 trang (tƣ tờ 53a đến tờ 98a). Sách đƣợc một viên thừa
phái sao lại theo một bản “giấy cổ” của xã Giai Phạm; thời gian sao là ngày 6
tháng 8 năm Khải Đinh thứ 4(1919). Văn bản có chữ kí của Quản bạ cháu
Trƣởng họ Lê là Lê Văn Thiệu và nhận thực của Lý trƣởng Đoàn Xuân Mai là
cháu họ Đoàn. Tác phẩm Thực lục này và một ít thơ văn của Đoàn Thị Điểm
đƣợc Khê Ngô Văn Triện giới thiệu trên tiểu thuyết thứ bảy tƣ năm 1944, về

sau Hoàng Xuân Hãn cũng đã nhắc tới, nhƣng tập di văn hoàn chỉnh thì mãi
đến năm 1973 nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Kim Hƣng mới tìm thấy và
công bố trên Tạp chí Văn học, số 1 năm 1978. Nguyễn Kim Hƣng đã khảo sát
tƣơng đối kĩ về văn bản, giới thiệu 3 đôi câu đối, một số đoạn văn xuôi, 2 bài
thơ chữ hán và 1 bài thơ nôm. Theo tác giả bài viết, trong tập sách chất lƣợng
của các tác phẩm so le nhau nhiều quá, đặc biệt là trong sách lại có nhiều
những tác phẩm đƣợc ra đời rất muộn ví nhƣ câu đối điếu vợ thứ Ngô Thì Sỹ
mất năm 1770.
- “Phụng nghĩ bản đình đệ niên nhập tịch kỳ phúc tàng quy ƣớc thúc
mục lục bảng văn” (Vâng soạn mục lục bảng văn giao ƣớc trong lễ tàng quy
nhập tịch hàng năm của đình làng)
- “Tế huynh Doãn Luân công văn” (Văn tế anh là Doãn Luân)
- “Đại nghĩa hạ Hiệp trân quan trƣớng văn tính đối liên” (Trƣớng văn
và câu đối chúc mừng quan Hiệp trấn)
- “Hƣu hạ thi tính tự” (Lại thơ mừng và lời tựa)
- Các câu đối
興道大王祠
Hƣng Đạo Đại Vƣơng từ
(Câu đối đền thờ Hƣng Đạo Đại vƣơng)
將略八條銘 宛 火
英雄一劍聳江山
“Tƣớng lƣợc bát điều minh uyển diệm;

16


Anh hùng nhất kiếm tủng giang sơn.”
(Tƣớng lƣợc tám điều ghi ấn ngọc;
Anh hùng một kiếm vút non sông).
江樁殺韃名留史

神席除魔澤在人
“Giang thung sát Thát, danh lƣu sử;
Thần tịch trừ ma trạch tại nhân.”
(Cọc cắm lòng sông giết giặc Thát, danh thơm lƣu sách sử;
Chiếu cầu trƣớc bệ thần trừ ma, ơn huệ để cho dân)
(Trần Thị Thanh Băng dịch, “Một điểm tinh hoa thơ văn Hồng Hà nữ
sĩ”)
1.1.2.4. Những bài thơ chữ Hán và chữ Nôm
- “Yên Nhân đình bộ thi” (Đình Yên Nhân, thơ làm theo vần)
- “Đại nghĩ bái hạ Tham đốc quan cẩm hồi tỉnh thân, ngũ luật” (Viết
thay kính mừng quan Tham đốc áo gấm về làng thăm cha mẹ)
- “Hạ hƣơng nho đăng thọ” (Mừng thọ vị nho học trong làng lên lão)
- “Họa bản trấn Hiệp trấn quan hạ thọ thi” (Họa vần thơ mừng thọ quan
Hiệp trấn bản vấn)
- “Nguyên vận” (Nguyên vần của quan Hiệp trấn)
- “Đại huynh phụng cựu Đông Triều huyện quan thi, nhị thủ” (Bài thơ
thay anh tặng cựu quan huyện Đông Triều)
- “Mạn ngâm” (thơ tản mạn)
- “Canh nhân tự thọ thi” (Họa thơ ngƣời tự mừng thọ)
- “Nguyên vận” ( Nguyên vần)
- “Hạ Hiệp trấn quan thi” (Thơ mừng quan Hiệp trấn)
- “Thu hứng” ( Hứng thu)
- “Đại nghĩ gia huynh hạ cựu Thuận An phủ quan thọ tính ngữ” (Làm
thay anh bài thơ mừng thọ cựu quan phủ Thuận An)

17


-“ Canh vận tính ngữ” (Thơ họa vần và Lời dặn)
-“ Dạ du mạn hứng” ( Cảm hứng dạo chơi đêm)

- “Đại tiểu điệt hạ bá phụ thọ thi” (Thơ viết thay cháu mừng thọ bác)
- “Hạ đồng lý hiền lão thi” (Mừng trƣởng lão đức độ ngƣời cùng làng)
- “Phụng hƣơng tiên đạt thi” (Thơ kính tặng bậc hiển đạt trƣớc trong
làng)
- “Tặng hƣơng hữu học sinh thi” (Thơ mừng bạn học ngƣởi cùng làng)
-“Hạ nhân thọ, quốc âm thi” (Thơ quốc âm chúc thọ ngƣời)
- “Thơ đùa tặng ngƣời béo” (Nối vần bài trƣớc).
1.2. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời
1.2.1.1. Nguyên tác “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn
Đặng Trần Côn quê làng Nhân Mục (Làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay
là quận Thanh Xuân – Hà Nội, hiện chƣa rõ năm sinh, năm mất.
Ông là ngƣời hiếu học, có tài văn chƣơng, nhƣng vì tính tình phóng
khoáng “đuềnh đoàng không buộc”, thích uống rƣợu, không ƣa sự trói buộc.
Là ngƣời tài hoa, tiếc rằng con đƣờng thi cử của tƣơng đối ông lận đận, nên
ông chỉ đậu Hƣơng cống, thi Hội hỏng. Ông nhận chức huấn đạo ở một
trƣờng phủ, tri huyện Thanh Oai, cuối đời ông mới chuyển về kinh làm Ngự
sử đài chiếu khán, ít lâu sau đó ông mất. Sáng tác của Đặng Trần Côn ngay
hồi còn trẻ đƣợc đã đƣợc đánh giá “Có phong cách cao trội”. Ngoài Chinh
phụ ngâm, Đặng Trần Côn còn có một số bài thơ dề tanh tám cảnh đẹp ở Tiêu
Tƣơng và một số bài phú: Trƣơng Lƣơng bố y, Khấu môn thanh...
Có nhiều sự tranh cãi về việc ra đời của bản nguyên tác chinh phụ
ngâm. Lê Trọng Hàm trong cuốn Minh Đô sử cho rằng “Chinh phụ ngâm”
đƣợc sáng tác năm Cảnh Hƣng thứ 41(1780) [Trần Văn Giáp,2003,tr.920].
Phan Huy Chú ghi : “Sách Chinh phụ ngâm là bởi hƣơng cống Đặng Trần
Côn soạn, nhân đầu đời cảnh hƣng, việc binh đao nổi dậy ngƣời ta đi đánh
phải lìa nhà, ông cảm thời mà làm ra” (“Lịch triều hiến chƣơng loại chí”)

18



Cảnh Hƣng bắt đầu từ năm Canh thân(1740), việc binh đao kéo dài khoảng
1740-1751. Việc Phan Huy Chú viết Đặng Trần Côn sáng tác “Chinh phụ
ngâm khúc” vào đầu đời Cảnh Hƣng không có nghĩa nhất định phải là khoảng
năm 1740-1742.
Nhƣ vậy, “Chinh phụ ngâm khúc” đƣợc viết vào những năm 40 của thế
kỉ XVIII thời kì bão táp nhất của cuộc khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài.
1.2.1.2. Diễn Nôm “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm
Đoàn Thị Điểm khi đƣợc Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi đã đến ở nhà
của dƣỡng phụ tại phƣờng Bích Câu, kinh thành Thăng Long, có dịp gặp
Đặng Trần Côn. Đặng Trần Côn nhỏ tuổi hơn Đoàn Thị Điểm, một chàng
thiếu niên anh tuấn tài hoa, Đặng Trần Côn rất quý mến Đoàn Thị Điểm cả về
nhan sắc lẫn tài đôi đáp văn chƣơng, nên có gửi đến bà một bài thơ tỏ ý cầu
hôn. Đoàn Thị Điểm không trả lời lại Đặng Trần Côn nhƣng có kể với chị em
“Cái ông Cống Đặng, miệng còn hội sữa, làm thơ chƣa song mà còn đi nói
chuyện vợ chồng”. Đặng Trần Côn nghe xong thì vô cùng tức giận, ông cố
gắng miệt mài đèn sách, cố đậu cho bằng đƣợc Tiến sĩ trong kì thi hội.
Đầu niên hiệu Cảnh Hƣng nhà Lê Trung Hƣng, thời buổi chiến tranh li
biệt loạn lạc, trai tráng bị bắt đi lính, gây cảnh biệt li đau khổ cho biết bao gia
đình, ông Đặng Trần Côn đã đem hết tất thảy tâm huyết viết nên tác phẩm
“Chinh phụ ngâm khúc” bằng Hán văn theo thể thơ xƣa Cổ Nhạc phủ. Khi
viết xong Đặng Trần Côn có đƣa tác phẩm cho ông Ngô Thời Sĩ xem. Ông Sĩ
xem xong lấy làm thán phục nói rằng: “Văn chƣơng tới mức này thì Lão Ngô
tôi chỉ còn biết bái phục mà thôi”. Lúc trƣớc vì bị Đoàn Thị Điểm coi thƣờng,
nên ông đã gửi bản nguyên tác chữ Hán cho Đoàn Thị Điểm xem, với ngụ ý
trƣớc đây bà Đoàn Thị Điểm coi thƣờng ông là một sai lầm. Đoàn Thị Điểm
đã lấy chồng là Tiến sĩ Nguyễn Kiều, nhƣng chồng bà đang đi sứ vì bị giặc
làm cho nghẽm đƣờng nên chƣa thể trở về đƣợc. Đoàn Thị Điểm xem xong
tác phẩm Hán văn của Đặng Trần Côn thì rất phục tài văn chƣơng của họ
Đặng, bà càng yêu thích tác phẩm hơn khi thấy tâm sự của ngƣời chinh phụ

cũng giống nhƣ hoàn cảnh của bà lúc bấy giờ. Chồng bà đi sứ sang Tàu giống
nhƣ đi lính thú chinh chiến nơi biên thùy, bà ở nhà lòng hết sức nhớ nhung lo

19


×