Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

Phát triển du lịch MICE ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 246 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ HẬU

PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ HẬU

PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

Chuyên ngành

: Địa lý học

Mã số

: 9.31.05.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ
2. TS. Đỗ Thị Thanh Hoa

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực, đƣợc nghiên cứu từ thực tế và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2019

Tác giả luận án

Vũ Thị Hậu


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của Quý Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ và TS. Đỗ Thị Thanh Hoa, hai cô giáo hướng dẫn
khoa học, đã trực tiếp chỉ bảo, định hướng, giúp đỡ và động viên về mọi mặt để tôi
hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,

Phòng Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lý và Quý Thầy, Cô trong bộ môn
Địa lý Kinh tế - Xã hội đã động viên và đóng góp nhiều ý kiến cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở
Du lịch, các Sở, Ban ngành và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở thành phố
Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
thông tin, tư liệu, đóng góp ý kiến cho tôi trong thời gian thu thập tài liệu, điều tra
thực tế tại địa phương và góp ý cho luận án của tôi.
Xin chân thành cảm ơn Trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông Hà Nội,
nơi tôi công tác, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và thực hiện
luận án.
Cuối cùng xin được tri ân gia đình và người thân, cảm ơn đồng nghiệp và bạn
bè đã luôn chia sẻ, động viên, chăm sóc và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2019

Tác giả luận án

Vũ Thị Hậu


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Số TT

Cụm từ viết tắt

Nội dung


1.

CSLT

Cơ sở lƣu trú

2.

CSVC

Cơ sở vật chất

3.

CSVCGT

Cơ sở vui chơi giải trí

4.

CSVCKT

Cơ sở vật chất kĩ thuật

5.

CSVCKTDL

Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch


6.

CTCP

Công ty cổ phần

7.

MICE

8.

DL MICE

Du lịch MICE

9.

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

10.

ĐBSH&DHĐB

Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

11.


ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

12.

GTVT

Giao thông Vận tải

13.

HN, HT

Hội nghị, hội thảo

14.

KCHT

Kết cấu hạ tầng

15.

KHKT

Khoa học kỹ thuật

16.


KT-XH

Kinh tế - Xã hội

17.

TCDL

Tổng cục Du lịch

18.

TDMNBB

Trung du miền núi Bắc Bộ

19.

TNDL

Tài nguyên du lịch

20.

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

21.


TNVH

Tài nguyên văn hóa

22.

TTDL

Trung tâm du lịch

23.

TTHN

Trung tâm hội nghị

24.

UBND

Ủy ban nhân dân

25.

VCGT

Vui chơi, giải trí

26.


VHTTDL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hội nghị, Khuyến thƣởng, Hội thảo,
Triển lãm/ Sự kiện


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Số
TT

Cụm từ
viết tắt

1.

AFTA

2.

ANMC

3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

Nội dung
ASEAN Free Trade Area

Asian Network of major
Cities
Asia-Pacific Economic
APEC
Cooperation
ASEM
The Asia-Europe Meeting
Association of Southeast
ASEAN
Asian Nations
Beach-leisure & M.I.C.E
BMTM
Travel Mart
GDP
Gross Domestic Product
Exposition Universelle

EXPO
Internationale
FDI
Foreign Direct Investment
Global System for Mobile
GSM
Communications
Meetings, Incentives, Confe
MICE
rences and Exhibition
International Congress and
ICCA
Convention Association
International tourism
ITE
exhibition
SEAGAME South East Asian Games
Thailand Convention
TCEB
Exhibition Bureau
United Nations World
UNWTO
Tourism Organization
Vietnam
International
VITM
Travel Mart
WTO
World Trade Organization
World Travel and Tourism

WTTC
Council

Nghĩa tiếng Việt
Khu vực Thƣơng mại Tự do
ASEAN
Mạng lƣới các thành phố lớn
Châu Á
Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu
Á-Thái Bình Dƣơng
Hội nghị thƣợng đỉnh Á – Âu
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Hội chợ du lịch Quốc tế về nghỉ
dƣỡng biển và MICE
Tổng sản phẩm quốc nội
Hội chợ Thế giới
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Hệ thống thông tin di động
toàn cầu
Hội nghị, Khuyến thƣởng, Hội
thảo,Triển lãm/ Sự kiện
Hiệp hội tổ chức hội nghị, hội
thảo quốc tế
Hội thảo Du lịch Quốc tế
Đại hội thể thao Đông Nam Á
Cục Hội nghị Triển lãm
Thái Lan
Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc
Liên Hợp quốc

Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam
Tổ chức thƣơng mại Thế giới
Hội đồng Du lịch và Lữ hành
Thế giới


DANH MỤC BẢNG
TT
Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7

Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17

Nội dung
Trang

Khách du lịch quốc tế và DL MICE vào Việt Nam giai đoạn
47
2010 - 2016
Cơ sở lƣu trú du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB (2005-2016)
56
Lao động du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2005-2016
60
Khách du lịch đến các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH&DHĐB
72
giai đoạn 2005 - 2016
Cơ sở lƣu trú du lịch của các tỉnh, thành phố vùng
74
ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2005 – 2016
Lao động du lịch của các tỉnh, thành phố vùng
75
ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2005 – 2016
Tổng thu du lịch của các tỉnh, thành phố vùng
76
ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2005 – 2016
Số lƣợng và cơ cấu doanh nghiệp lữ hành quốc tế, phân theo
77
loại doanh nghiệp giai đoạn 2006 – 2016 vùng
ĐBSH&DHĐB
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của Hà Nội, Hải Phòng,
79
Quảng Ninh giai đoạn 2005 – 2016
Khách du lịch đến Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh giai đoạn 83
2005 – 2016
Cơ sở lƣu trú của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh giai đoạn
84

2005 – 2016
CSLT đƣợc xếp hạng 4 sao, 5 sao và cao cấp của Hà Nội, Hải
84
Phòng, Quảng Ninh giai đoạn 2005 - 2016
Lao động trong ngành Du lịch của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
86
Ninh giai đoạn 2005 - 2016
Số thẻ hƣớng dẫn viên du lịch của Hà Nội, Hải Phòng và
86
Quảng Ninh năm 2016
Tổng thu du lịch của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh giai đoạn 87
2005 – 2016
Cơ sở lƣu trú đƣợc xếp hạng 3 - 5 sao, cao cấp của thành phố
99
Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh năm 2016
Số thẻ hƣớng dẫn viên du lịch của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng 108
Ninh (2010-2016)
Tổng thu DL MICE của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh năm 111
2016


DANH MỤC BẢN ĐỒ
TT
Hình 2.1

Nội dung

Trang

Bản đồ Hành chính vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và


50

Duyên hải Đông Bắc
Hinh 2.2

Bản đồ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

55

phát triển du lịch MICE vùng ĐBSH&DHĐB
Hinh 2.3

Bản đồ Tài nguyên du lịch khai thác cho du lịch MICE

61

vùng ĐBSH&DHĐB
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT

Nội dung

Trang

Sơ đồ 2.1

Hoạt động Du lịch MICE của thành phố Hà Nội

80


Sơ đồ 2.2

Hoạt động Du lịch MICE của thành phố Hải Phòng

81

Sơ đồ 2.3

Hoạt động Du lịch MICE của tỉnh Quảng Ninh

82

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT

Nội dung

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ cơ cấu doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế

Trang
87

phân theo địa phƣơng của vùng ĐBSH&DHĐB
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu khách DL MICE quốc tế đến Hà Nội,

90

Hải Phòng, Quảng Ninh phân theo mục đích chuyến đi
năm 2016

Biểu đồ 2.3 Biểu đồ cơ cấu phƣơng tiện của khách DL MICE quốc tế

91

đến Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh năm 2016
Biểu đồ 2.4 Chi tiêu bình quân của khách MICE nội địa có nghỉ đêm
tại CSLT

97


MỤC LỤC
Nội dung
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang
1
1
3

3. Phạm vi nghiên cứu
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

3
4

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6. Cấu trúc của luận án


9
10

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ DU

11

LỊCH MICE
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.3. Các nghiên cứu ở vùng ĐBSH&DHĐB

11
11
13
14

1.1.4. Các kết luận từ tổng quan các công trình nghiên cứu
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2.1. Một số khái niệm

15
16
16

1.2.2. Du lịch MICE
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch MICE
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển Du lịch MICE vận dụng cho vùng

Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở MỘT SỐ NƢỚC
VÀ VIỆT NAM, BÀI HỌC VẬN DỤNG CHO ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.3.1. Kinh nghiệm ở một số nƣớc trên thế giới
1.3.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam
1.3.3. Bài học vận dụng cho phát triển du lịch MICE ở vùng Đồng bằng sông

20
30
37

Hồng và duyên hải Đông Bắc
Tiểu kết chƣơng 1
CHƢƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DU LỊCH MICE VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

40
40
44
47
49
51

51


2.1.1. Nhân tố cầu


51

2.1.2. Nhân tố cung
2.2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC
2.2.1. Thực trạng về phát triển du lịch ở vùng đồng bằng sông Hồng và
Duyên hải Đông Bắc
2.2.2. Nghiên cứu trƣờng hợp phát triển DL MICE tại thành phố Hà Nội,
thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh
2.2.3. Phát triển Du lịch MICE ở vùng ĐBSH&DHĐB
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.3.1. Những thành công
2.3.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
Tiểu kết chƣơng
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
MICE VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
3.1.1. Quan điểm phát triển
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch MICE
3.1.3. Định hƣớng phát triển du lịch MICE vùng Đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC
3.2.1. Phát triển chuỗi giá trị du lịch MICE
3.2.2. Hoàn thiện mạng lƣới cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kết
nối thông suốt cho phát triển du lịch MICE toàn vùng
3.2.3. Xúc tiến quảng bá phát triển du lịch MICE
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch MICE
3.2.5. Liên kết, hợp tác phát triển du lịch MICE vùng Đồng bằng sông Hồng

và Duyên hải Đông Bắc với cả nƣớc
Tiểu kết chƣơng 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

54
72
72
78
88
112
112
114
117
117
118
118
118
119
122
122
126
132
137
139
144
145
151

152


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu du lịch trên thế
giới tiếp tục gia tăng cùng với sự chuyển dịch dòng khách du lịch quốc tế đến khu
vực châu Á-Thái Bình Dƣơng ngày càng nhiều. Bên cạnh sản phẩm du lịch truyền
thống nhƣ du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tham quan,
nghỉ dƣỡng… đã xuất hiện thêm những sản phẩm du lịch mới nhƣ du lịch đô thị, du
lịch giáo dục, du lịch dƣỡng bệnh và du lịch MICE (MICE là từ tiếng Anh viết tắt,
bao gồm 4 hoạt động cấu thành: M-I-C-E có nghĩa là Hội nghị-Khuyến thƣởng-Hội
thảo-Triển lãm/ Sự kiện). Dù là đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 với nhiều
phát minh mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhƣng do bản tính xã hội của
con ngƣời thích hội tụ, gặp gỡ để trao đổi quan điểm, trình bày ý kiến cá nhân về
một vấn đề nào đó, nên hàng năm trên thế giới diễn ra rất nhiều hội nghị, hội thảo,
sự kiện về nhiều lĩnh vực khoa học, kinh tế, chính trị, tài chính, ngành nghề…
Ngƣời tham gia du lịch MICE (DL MICE) không chỉ thu nhận đƣợc những kết quả
bên trong hội nghị, hội thảo, sự kiện… mà còn là những gặp gỡ bên ngoài trong giờ giải
lao, giờ nghỉ bên ly cà phê, ly trà…có thể chia sẻ nhiều hơn, thiết lập những mối quan hệ
cá nhân lâu bền và hơn thế nữa các cuộc hội thảo, hội nghị sau khi kết thúc ngƣời tham
gia sẽ hƣớng về các điểm du lịch ở gần nơi tổ chức và chi tiêu khá nhiều.
Du lịch MICE mang lại nhiều lợi ích, trƣớc hết là có doanh thu lớn vì khách
tham dự có khả năng chi trả cao (ngƣời ta cho rằng một khách DL MICE sẽ chi gấp
3 lần một khách du lịch thông thƣờng) [13], hơn thế nữa DL MICE còn mang lại
danh tiếng, quảng bá hình ảnh của địa phƣơng, quốc gia nơi tổ chức. Du lịch nói
chung đƣợc hƣởng lợi rất nhiều từ DL MICE. Nhiều quốc gia, nhiều doanh nghiệp
du lịch, cơ sở kinh doanh lƣu trú, khách sạn, công ty vận chuyển du lịch… đang đầu

tƣ cơ sở vật chất cho hội họp và lƣu trú, các dịch vụ đi kèm để phát triển DL MICE.
Ở Việt Nam, DL MICE phát triển muộn hơn, từ khi đăng cai và tổ chức thành
công nhiều hội nghị, sự kiện quốc tế lớn nhƣ APEC năm 2006, hội nghị thƣợng
đỉnh Đông Á năm 2010… và gần đây là Hội nghị cấp cao APEC 2017, Hội nghị
thƣợng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ 2, Đại lễ Phật Đản Vesak 2019, ngành Du lịch
đã chứng tỏ khả năng tổ chức hội nghị, hội thảo đồng thời nhờ các phƣơng tiện


2

truyền thông thế giới quảng bá hình ảnh Việt Nam qua các sự kiện chính trị này.
Việt Nam đã đƣợc biết đến nhiều hơn nhƣ là điểm đến an toàn thân thiện.
Phát triển DL MICE ngày càng đƣợc ngành Du lịch quan tâm vì góp phần làm
phong phú thêm sản phẩm du lịch, khai thác theo chiều sâu của các lợi thế sẵn có
(tài nguyên du lịch, CSVCKT về ăn ở, hội họp, khách sạn 3-5 sao và cao cấp) mang
lại giá trị gia tăng cao, giải quyết việc làm, đào tạo lao động chuyên nghiệp, tăng
thu nhập không chỉ cho ngành Du lịch mà cả cho ngƣời dân địa phƣơng khi cung
cấp các dịch vụ bổ trợ… Theo thống kê của Tổng cục Du lịch trong số 5 triệu lƣợt
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (2010) và gần 10,0 triệu lƣợt khách quốc tế
năm 2016, khách DL MICE chiếm khoảng 10% tổng thu từ 1 khách DL MICE cao
gấp 3 đến 6 lần 1 khách du lịch thông thƣờng [8].
ĐBSH&DHĐB là vùng du lịch phát triển thứ 2/7 so với cả nƣớc, sau vùng du
lịch Đông Nam Bộ, đón đƣợc khoảng 30% khách quốc tế và 25% khách du lịch nội
địa đến vùng so với cả nƣớc có 135 khách sạn từ 3 đến 5 sao, và cao cấp chiếm
17,2% tổng số khách sạn từ 3 đến 5 sao cả nƣớc, riêng 3 thành phố Hà Nội, Hải
Phòng và tỉnh Quảng Ninh chiếm 86,7%[8]. Trong đó có nhiều khách sạn thuộc các
tập đoàn khách sạn hàng đầu trên thế giới nhƣ tập đoàn JW Marriott (khách sạn
Marriott Hà Nội), tập đoàn Hilton (Hilton Opera Hà Nội)... và các tập đoàn trong
nƣớc nhƣ Mƣờng Thanh, FLC, Vingroup. Việc xây dựng trung tâm hội nghị, hội
thảo ngày càng đƣợc chú ý, đầu tƣ hiện đại, phòng họp, phòng hội thảo có sức chứa

lớn, có bến đỗ xe, có hệ thống thiết bị âm thanh hiện đại, hệ thống dịch vụ bổ trợ…
Đây là những điều kiện thuận lợi cho phát triển DL MICE.
Song, đứng trƣớc nhu cầu DL MICE ngày càng tăng thì vùng ĐBSH&DHĐB
chƣa đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của sản phẩm này (dịch vụ có chất lƣợng cao,
CSVCKT hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, môi trƣờng xã hội thông thoáng,
nhân viên phục vụ có kỹ năng nghiệp vụ, bộ phận chuyên trách về DL MICE…).
Việc lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch MICE ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng
và duyên hải Đông Bắc” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần đa dạng hóa sản
phẩm du lịch, khai thác những lợi thế sẵn có để phát triển sản phẩm du lịch mới
theo chiều sâu lại có giá trị gia tăng cao, đóng góp quan trọng vào phát triển của
vùng nói riêng và cả nƣớc nói chung.


3

Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau: 1) Việc phát triển
DL MICE ở vùng ĐBSH&DHĐB chịu ảnh hƣởng của những nhân tố nào? 2) Thực
trạng phát triển DL MICE của vùng ĐBSH&DHĐB qua nghiên cứu trƣờng hợp ở
thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh ra sao? đóng góp gì
cho du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung? 3) Những giải pháp nào cần thực
hiện để khai thác đƣợc các giá trị của TNDL, CSVCKT đáp ứng nhu cầu thị trƣờng
đa dạng hóa sản phẩm du lịch?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Luận án có mục tiêu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DL MICE của vùng
góp phần vào phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB và cả nƣớc.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận án có những nhiệm vụ chính nhƣ sau: 1) Tổng
quan có chọn lọc những vấn đề lý luận về du lịch, DL MICE để vận dụng vào địa
bàn nghiên cứu; 2) Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển DL MICE ở

vùng ĐBSH&DHĐB; 3) Phân tích thực trạng phát triển DL MICE ở vùng
ĐBSH&DHĐB qua nghiên cứu trƣờng hợp Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh theo
các tiêu chí đã lựa chọn; và 4) Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DL MICE ở
vùng ĐBSH&DHĐB trong tƣơng lai.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Về nội dung
Dƣới góc độ địa lý học, luận án tập trung vào những vấn đề sau:
- Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DL MICE ở vùng
ĐBSH&DHĐB, có liên hệ với du lịch chung để so sánh.
- Về thực trạng phát triển DL MICE vùng ĐBSH&DHĐB: Do hiện nay chỉ có
số liệu về phát triển du lịch nói chung theo các chỉ tiêu của ngành Du lịch, nên đề
tài đi sâu nghiên cứu trƣờng hợp ở thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh
Quảng Ninh qua điều tra xã hội học, dựa trên các tiêu chí đã lựa chọn, trên cơ sở
nguồn số liệu điều tra, đề tài sẽ đánh giá phát triển DL MICE của vùng, cụ thể là: 1)
Khách DL MICE (bao gồm khách quốc tế và khách nội địa) cả về số lƣợng và đặc
điểm (về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp; về mục đích DL MICE, về một số thông


4

tin chuyến đi của khách DL MICE: hình thức chuyến đi, thời gian lƣu trú, mức độ
chi tiêu....); 2) CSVCKTDL phục vụ DL MICE (từ 3 sao trở lên) các trung tâm hội
nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện; 3) Lao động phục vụ DL MICE và 4) Tổng thu từ
DL MICE trong du lịch nói chung ; 5) Các doanh nghiệp kinh doanh DL MICE.
3.2. Về không gian
Nghiên cứu trên toàn vùng ĐBSH&DHĐB nhƣng đi sâu trƣờng hợp thành phố
Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh là ba địa phƣơng có điều kiện
phát triển DL MICE nhất trong vùng, trong đó có so sánh với toàn vùng và cả nƣớc.
3.3. Về thời gian
Các số liệu sử dụng trong luận án tập trung vào giai đoạn 2005 – 2016, dự báo

đến năm 2030 và điều tra của tác giả luận án tiến hành trong năm 2016.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này xem xét vùng ĐBSH&DHĐB trong hệ thống cấu thành lãnh
thổ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Mặt khác, mỗi tỉnh, thành phố trong vùng là một
hệ thống KT - XH đƣợc cấu tạo bởi mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên,
kinh tế, xã hội, dân cƣ… Ngành Du lịch phụ thuộc vào các nhân tố (tài nguyên,
cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn lao động, dịch vụ…), trong đó có DL MICE bao
gồm các hoạt động nhƣ Meeting (hội họp), Incentive (khuyến thƣởng),
convention (HN, HT) và Exhibition (triển lãm), cũng chịu ảnh hƣởng và có mối
liên hệ tác động qua lại.
Khi nghiên cứu một sự vật, hiện tƣợng nào đó phải nhận thấy đƣợc mối
quan hệ của chúng với các sự vật, hiện tƣợng liên quan, vì vậy, nghiên cứu về
DL MICE ở vùng ĐBSH&DHĐB cũng phải đặt nó trong mối quan hệ với các
loại hình du lịch trên địa bàn, với sự phát triển của DL MICE ở toàn vùng du lịch
ĐBSH&DHĐB nói riêng và Việt Nam nói chung. Qua đó mới thấy đƣợc sự vận
động phát triển riêng biệt nhƣng vẫn tuân theo quy luật toàn hệ thống của du lịch
ở vùng ĐBSH&DHĐB.


5

4.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Việc phát triển DL MICE của vùng ĐBSH&DHĐB chịu tác động tổng hợp
của hàng loạt nhân tố tự nhiên và KT-XH. Quan điểm này giúp cho việc đánh giá
chính xác các nhân tố tác động đến sự phát triển DL MICE ở vùng ĐBSH&DHĐB,
từ đó xác định đƣợc các nhân tố có ý nghĩa quyết định, xác định đƣợc vai trò của
vùng ĐBSH&DHĐB và gắn với ngành Du lịch trong đó có sản phẩm DL MICE.
Ngành Du lịch đƣợc coi nhƣ một thể tổng hợp bởi đƣợc phân bố trên một lãnh

thổ xác định. Xét về cơ cấu lãnh thổ, vùng ĐBSH&DHĐB bao gồm các tỉnh, thành
phố và trong từng tỉnh, thành phố cũng đã hình thành các điểm du lịch, trung tâm du
lịch. Nhƣ vậy, đặt trong bối cảnh điểm đến nhất định, vận dụng quan điểm tổng hợp
- lãnh thổ trong nghiên cứu phát triển DL MICE vùng ĐBSH&DHĐB nhằm đánh
giá tác động của các điều kiện tự nhiên, KT-XH đối với phát triển du lịch nói chung
và DL MICE nói riêng, từ đó tìm ra thế mạnh của từng tỉnh, thành phố trong vùng
để có thể xây dựng chiến lƣợc phát triển DL MICE cho vùng và đề xuất phƣơng
hƣớng phát triển DL MICE vùng ĐBSH&DHĐB một cách hợp lý và hiệu quả.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Việc hình thành và phát triển ngành Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB cũng là một
quá trình luôn vận động và phát triển. Thực trạng phát triển của ngành là sự kế thừa
kết quả của các giai đoạn trƣớc, đồng thời cũng là cơ sở để hƣớng tới tƣơng lai. Vận
dụng quan điểm này trong nghiên cứu DL MICE vùng ĐBSH&DHĐB nhằm tìm
hiểu sự biến động của nó theo thời gian và không gian, phát hiện ra tính quy luật
của sự phát triển và phân bố; đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng và từ đó
dự đoán về triển vọng của DL MICE trong các giai đoạn tiếp theo.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Đối với DL MICE - loại hình du lịch còn phụ thuộc nhiều vào KCHT,
CSVCKT DL, TNDL, địa bàn nghiên cứu có Thủ đô Hà Nội - một trong những
trung tâm du lịch lớn nhất cả nƣớc, có Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) - di sản thiên
nhiên thế giới, có Tràng An di sản hỗn hợp thế giới, thì việc vận dụng quan điểm
này rất quan trọng. Vận dụng quan điểm phát triển bền vững trong luận án đƣợc thể
hiện trong việc đánh giá các tài nguyên du lịch (TNTN, TNVH), CSVCKTDL…
hay phân tích thực trạng phát triển, đề xuất các giải pháp cho phát triển DL MICE.


6

Việc phát triển du lịch phải tạo ra hiệu quả kinh tế nhƣng không tác động xấu
đến môi trƣờng tự nhiên và xã hội. Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu đề tài

đƣợc thể hiện ở các khía cạnh: DL MICE ở vùng ĐBSH&DHĐB có triển vọng phát
triển lâu dài; Phát triển DL MICE đƣợc thống nhất trong quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch của toàn vùng ĐBSH&DHĐB và trong quá trình phát triển phải có
những điều chỉnh kịp thời nếu xảy ra những vấn đề tiêu cực; Phát triển DL MICE
không gây lãng phí tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trƣờng tự nhiên - văn hóa - xã
hội, đem lại lợi ích cho địa phƣơng.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Đây là phƣơng pháp truyền thống trong nghiên cứu địa lý kinh tế. Sau khi xác
định đƣợc mục đích, nội dung và đối tƣợng nghiên cứu, việc thu thập và xử lý các
tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu là bƣớc rất cần thiết và quan trọng. Các tài
liệu phải đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo tính khách quan, khoa
học và phải đƣợc chọn lọc, xử lý cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Các tài liệu thứ cấp liên quan đến cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch, DL
MICE, đƣợc thu thập từ rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sách báo, tạp chí,
tƣ liệu (ở Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện thành phố Hải Phòng, Thƣ viện tỉnh Quảng
Ninh, Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Thƣ viện trƣờng Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn, Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Thƣ viện Đại
học Mở, mạng internet…), và từ các cơ quan (Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch, Sở
Văn hóa, Thể thao (VHTTDL) Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu
phát triển du lịch, các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành
phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh…).
Các tài liệu sơ cấp gồm thông tin, quan sát, ghi chép đƣợc thu thập thông qua
khảo sát thực địa, điều tra, phỏng vấn du khách và doanh nghiệp du lịch đƣợc mô tả
chi tiết trong phiếu điều tra xã hội học. Từ các tài liệu thu thập đƣợc, nghiên cứu
sinh chọn lọc, tính toán, xử lý làm cơ sở phân tích, đánh giá trong luận án.
4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Căn cứ nguồn tƣ liệu đã đƣợc thu thập và xử lí, phƣơng pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh đƣợc sử dụng để từng bƣớc rút ra những nhận định hoặc kết luận khoa



7

học của công trình nghiên cứu. Phƣơng pháp này đã đƣợc tác giả luận án sử dụng
trong suốt quá trình nghiên cứu thông qua việc phân tích, tổng hợp các dữ liệu thu
thập và điều tra, để đƣa ra những nhận định, đánh giá chính xác về thực trạng DL
MICE ở thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh để thấy đƣợc
điểm mạnh và hạn chế của vùng ĐBSH&DHĐB trong vấn đề này.
4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Trong nghiên cứu địa lý kinh tế, phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc sử
dụng để thu thập thông tin, dữ liệu nhằm kiểm chứng và làm rõ thêm các kết quả
nghiên cứu. Đối với đề tài này, phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc tác giả luận
án tiến hành theo các bƣớc sau:
a) Xác định nội dung điều tra:
1) Mục đích điều tra: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận án nhận
thấy khách du lịch MICE và doanh nghiệp kinh doanh DL MICE là đối tƣợng chủ
yếu quyết định phát triển DL MICE nói chung và DL MICE ở vùng ĐBSH&DHĐB
nói riêng. Vì vậy, tác giả luận án đã sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học nhằm
bổ sung cho nguồn tài liệu thứ cấp không có về thực trạng nhu cầu, xu hƣớng và
vấn đề đặt ra từ khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa, các doanh nghiệp kinh
doanh DL MICE tại thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh,
qua đó thấy rõ hơn những thế mạnh, hạn chế của DL MICE vùng ĐBSH&DHĐB.
2) Đối tượng điều tra: Tác giả luận án lựa chọn hai nhóm: Nhóm thứ nhất là
khách du lịch, trong đó lựa chọn ra khách DL MICE (cả khách quốc tế và khách nội
địa) của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. So với cả nƣớc, Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh là các địa bàn phát triển du lịch lớn, CSVCKTDL và KCHT đƣợc đầu
tƣ, kinh tế phát triển, có mức sống cao so với các địa phƣơng trong cả nƣớc nên đã
thu hút khách DL MICE. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn bất cập và chƣa đạt kết quả
mong muốn. Với mục đích tìm hiểu nguyên nhân thực sự của hiện tƣợng này, tác
giả luận án đã lựa chọn đối tƣợng là khách du lịch đến dự HN, HT, khuyến thƣởng,

triển lãm, sự kiện để khảo sát. Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp kinh doanh DL
MICE trên địa thành phố Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh nhằm khảo sát, đánh
giá thực trạng và xu hƣớng phát triển DL MICE dƣới góc nhìn của nhà kinh doanh du
lịch. Số doanh nghiệp du lịch đƣợc điều tra trên địa bàn là 60 doanh nghiệp. Việc lấy ý


8

kiến đánh giá của các doanh nghiệp về việc kinh doanh DL MICE là một kênh có thể
phản ánh tƣơng đối chính xác những điểm mạnh và tồn tại của DL MICE vùng
ĐBSH&DHĐB.
3) Nội dung điều tra:
- Với nhóm khách DL MICE, nội dung điều tra bao gồm: Thông tin chung
(Tên, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, khoảng thu nhập…); Thông tin về chuyến du
lịch (Mục đích, phƣơng tiện đến, số lƣợng ngƣời đi cùng, số lần đến DL MICE ở
Việt Nam, chất lƣợng CSLT, những hoạt động khách DL MICE sẽ, đã tham gia…);
Mức độ hài lòng về chất lƣợng, dịch vụ DL MICE…; Chi phí cho chuyến du lịch…
- Với nhóm các doanh nghiệp kinh doanh DL MICE, nội dung điều tra gồm:
Các thông tin chung về doanh nghiệp nhƣ: tên công ty/doanh nghiệp, thời gian
thành lập, hình thức sở hữu… ; Các thông tin liên quan đến kinh doanh DL MICE
của doanh nghiệp nhƣ: chính sách kinh doanh DL MICE, các dịch vụ, tổng doanh
thu của doanh nghiệp năm 2016 và doanh thu DL MICE, tỷ trọng khách MICE,
nguồn khách MICE chủ yếu, hình thức xúc tiến, quảng bá, các quy trình quản trị
nhân sự… ; Đánh giá của doanh nghiệp/công ty về tình hình kinh doanh, hƣớng
kinh doanh và phát triển DL MICE của doanh nghiệp; những thông tin về khó khăn,
nguyện vọng, kiến nghị của khách và doanh nghiệp du lịch...
4) Số lượng mẫu điều tra:
- Tác giả luận án đã phát khoảng 1.000 phiếu cho khách du lịch tại các địa
điểm diễn ra MICE, các HN, HT, sự kiện lớn của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh
và các lễ hội nhƣ Carnaval Hạ Long (Quảng Ninh), Lễ hội Hoa Phƣợng đỏ (Hải

Phòng), Lễ hội Hoa Anh Đào, Lễ hội văn hóa ẩm thực…(Hà Nội). Sau đó chọn 540
phiếu của khách DL MICE (270 khách DL MICE quốc tế, 270 khách DL MICE nội
địa), mỗi 1 địa phƣơng 180 phiếu, trong đó có 90 khách DL MICE quốc tế và 90
khách DL MICE nội địa. Với nhóm các doanh nghiệp, tác giả luận án tiến hành
khảo sát 60 doanh nghiệp kinh doanh DL MICE (20 doanh nghiệp của Hà Nội, 20
doanh nghiệp của Hải Phòng và 20 doanh nghiệp của Quảng Ninh).
5) Thời gian điều tra: Tháng 5, 6, 7 và tháng 12 năm 2016.
b) Xây dựng phiếu điều tra và tiến hành điều tra: Trên cơ sở của việc xác định
mục đích, nội dung, đối tƣợng điều tra, tác giả đã xây dựng ba mẫu phiếu điều tra


9

cho khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa và doanh nghiệp du lịch (Phụ lục 1,
Phụ lục 3, Phụ lục 5) và tiến hành điều tra theo kế hoạch.
c) Xử lý kết quả điều tra: Từ các mẫu điều tra, tác giả luận án sử dụng phần
mềm SPSS để xử lý ra kết quả và phân tích, đánh giá. Kết quả thể hiện tại phụ lục
(Phụ lục 2, Phụ lục 4, Phụ lục 6).
4.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS)
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong hầu hết các bƣớc nghiên cứu của luận
án. Trong bƣớc thu thập tài liệu, các bản đồ vùng ĐBSH&DHĐB do các cơ quan
chuyên ngành của Trung ƣơng, các Tỉnh và thành phố xây dựng trên các phần mềm
GIS đã đƣợc tác giả khai thác để lấy thông tin. Trong quá trình tiến hành nghiên
cứu, phần mềm GIS là một công cụ hữu hiệu giúp tác giả luận án đƣa ra đƣợc các
phân tích cụ thể về mặt không gian.
Trong việc thể hiện kết quả nghiên cứu, tác giả luận án đã xây dựng hệ thống
bản đồ chung và các sơ đồ về DL MICE vùng ĐBSH&DHĐB bằng phần mềm
Mapinfo nhằm trực quan hóa kết quả của luận án.
4.2.5. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án trực tiếp trao đổi và tham khảo ý

kiến của các nhà khoa học có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến đề tài, đặc
biệt là các chuyên gia thuộc Sở Du lịch thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và
tỉnh Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - những ngƣời đã và đang trực
tiếp thực hiện nhiều đề tài, dự án về phát triển du lịch và DL MICE để tiếp thu thêm
phƣơng pháp nghiên cứu, kế thừa nguồn tài liệu và học hỏi những kinh nghiệm thực
tiễn. Nhờ đó, giải quyết đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc để thực hiện các nhiệm
vụ đặt ra và đƣa ra các nhận định về phát triển DL MICE vùng ĐBSH&DHĐB.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về DL MICE, lựa chọn các chỉ
tiêu đánh giá DL MICE để vận dụng vào nghiên cứu ở vùng DL ĐBSH&DHĐB.


10

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm rõ các thế mạnh và hạn chế của nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DL
MICE vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, tập trung vào thành phố Hà Nội, thành phố Hải
Phòng và tỉnh Quảng Ninh.
- Dựa vào các tiêu chí đã lựa chọn, số liệu thu thập đƣợc và kết quả điều tra xã
hội học về DL MICE, luận án đã phân tích thực trạng phát triển DL MICE ở địa bàn
nghiên cứu, trƣờng hợp thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển DL MICE
vùng ĐBSH&DHĐB có hiệu quả trong tƣơng lai.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở khoa học về phát triển du lịch và du lịch MICE.
Chƣơng 2. Các nhân tố ảnh hƣởng và thực trạng phát triển du lịch MICE ở
vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.

Chƣơng 3. Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch MICE vùng Đồng bằng
sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.


11

CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ DU LỊCH MICE
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Du lịch MICE là loại hình du lịch đem lại nguồn thu đáng kể và nhiều lợi ích
khác, vì vậy trong một số thập kỉ gần đây, DL MICE đƣợc nhiều nhà khoa học, chuyên
gia kinh tế, các nhà quản lý, kinh doanh du lịch ở trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên
cứu ở những lĩnh vực chuyên môn khác nhau nhƣ kinh tế du lịch (thuộc các nhà kinh
tế), tổ chức và quản lí du lịch (gắn với các nhà quản lí), địa lí du lịch (các nhà địa lí
kinh tế)... Nhất là trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững hiện nay, vai trò, vị thế
và tình hình phát triển của DL MICE trong nền kinh tế có nhiều thay đổi thì các hƣớng
nghiên cứu về DL MICE càng đƣợc chú ý và ngày càng phát triển.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
DL MICE đã bổ sung cho loại hình du lịch và hệ thống sản phẩm du lịch, đóng
vai trò quan trọng trong phát triển du lịch nói riêng, phát triển kinh tế nói chung.
Trên Thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về phát triển DL MICE.
Chloe Lau, Tony Tse (2009) [64] làm rõ khái niệm về DL MICE, khách DL
MICE, vai trò DL MICE và điều kiện phát triển DL MICE. Theo tác giả, nhiều sự
kiện MICE không cố định ở một thành phố hoặc một đất nƣớc, miễn là nơi đó có đủ
điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật để tổ chức MICE, đƣợc lựa chọn để tổ chức MICE.
Chloe Lau cho rằng trong kinh doanh DL MICE khách chủ yếu tham dự một hay
hai sự kiện của DL MICE, nên TNDL của điểm đến không cần quá hấp dẫn [64].
Thậm chí nếu một thành phố không thật độc đáo hấp dẫn, vẫn có thể đƣợc lựa chọn
để tổ chức một sự kiện nhờ có vị trí địa lý thuận lợi. Quan điểm này chƣa thật phù
hợp với thực tiễn, vì một đoàn khách DL MICE thƣờng có số lƣợng lớn, do vậy

ngoài việc tổ chức ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi thì còn phải tổ chức ở nơi có điều
kiện thuận lợi cho hoạt động DL MICE nhƣ số lƣợng lớn buồng lƣu trú, phòng hội
họp lớn với các tiện nghi hiện đại, phòng ăn lớn chất lƣợng đảm bảo… và cả các
điều kiện khác nhƣ có điểm tham quan phục vụ nhu cầu của khách MICE.
Chiang Che Chao và cộng sự [63] khẳng định, khách DL MICE muốn đƣợc
tham quan giải trí trong chƣơng trình DL MICE, nhất là với du lịch khuyến thƣởng


12

cần phải tổ chức ở nơi có điểm tham quan hấp dẫn và điều kiện ăn, nghỉ chất lƣợng
cao. Nghiên cứu còn cho biết, yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn
của khách DL MICE khi tham quan một điểm du lịch là sự hấp dẫn của tài nguyên
du lịch, điều kiện KT-XH phục vụ phát triển DL MICE nhƣ: vị trí địa lý thuận lợi,
các điểm du lịch nổi tiếng của địa phƣơng, thiết bị phòng họp, chất lƣợng dịch vụ,
các điểm vui chơi giải trí, trung tâm tổ chức HN, HT. Một gói HN tốt, giá hợp lý,
chƣơng trình HN thú vị, kết hợp HN và giải trí, trải nghiệm tham quan các điểm du
lịch khác nhau là lựa chọn của khách DL MICE [63].
Nghiên cứu của Lee and Back [dẫn theo 63] đã đề cập đến triển khai loại hình
DL MICE đặc biệt là kế hoạch hội nghị, vốn đầu tƣ ban đầu để triển khai, khả năng
đáp ứng các dịch vụ ở điểm đến của DL MICE (Điều kiện tự nhiên, Điều kiện kinh
tế - xã hội).
Anastasija Gurkina [60] đã đƣa ra nhiều đánh giá và đo lƣờng mức độ hài
lòng của khách DL MICE trong khách sạn, chỉ ra điều kiện quan trọng nhất ảnh
hƣởng đến DL MICE là khách sạn, dịch vụ khách sạn, kết nối internet tốt và vị
trí khách sạn. Việc quyết định chọn địa điểm là giá cả, vị trí khách sạn. Khách
DL MICE khác với khách du lịch thuần túy là yêu cầu cụ thể về khách sạn hiện
đại, chất lƣợng dịch vụ tốt tuy giá cả cao, mức độ chi tiêu cao và còn có thêm
các dịch vụ du lịch thông thƣờng.
Các tác giả Ni Putu Wiwiek Ary Susyarini, Djumilah Hadiwidjojo, Wayan

Gede Supartha và Fatchur Rohman [72] đi sâu tìm hiểu nhu cầu của khách DL
MICE. Các tác giả cho rằng, điều kiện ảnh hƣởng đến phát triển DL MICE bao gồm
cơ sở lƣu trú (CSLT), dịch vụ nhà hàng và chất lƣợng. Các tác giả đã sử dụng khái
niệm về vị trí địa lý, sự hài lòng của khách từ một số nghiên cứu trƣớc (Oppermann
và MChon [73]; Jiang, Ying, Cheng Lu Wang [76]: Vị trí địa lý và tài nguyên du
lịch ảnh hƣởng đáng kể đến việc ra quyết định lựa chọn điểm đến của khách DL
MICE. Sự hài lòng của khách DL MICE đánh giá sự khác biệt giữa kỳ vọng và thực
tế của sản phẩm sau khi tiêu dùng. Các tác giả đánh giá về các nhân tố ảnh hƣởng
đến sự hài lòng của khách quyết định lựa chọn điểm đến của khách DL MICE.
Dƣới góc độ Địa lý học, DL MICE là hƣớng nghiên cứu của các nhà Địa lí kinh
tế nói chung và Địa lí du lịch nói riêng. Jack Carlsen tập trung vào các vấn đề về


13

phƣơng pháp nghiên cứu DL MICE ở Châu Á và châu Úc, hay Lau, C. H. K., Milne,
S & Johnston, C. S (2005), giới thiệu những vấn đề cơ bản của địa lí DL MICE nhƣ
khái niệm, hƣớng tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu; mô tả ảnh hƣởng của các điều
kiện kinh tế, xã hội đến DL MICE cũng nhƣ tác động của DL MICE đến môi trƣờng;
đồng thời nêu lên các mô hình, thực trạng của DL MICE [dẫn theo 72]. Một số
nghiên cứu khác nghiên cứu DL MICE dƣới góc độ chuyên sâu về lĩnh vực triển lãm,
HN, HT dƣới góc độ địa lý, coi DL MICE nhƣ một ngành công nghiệp để từ đó đánh
giá, thuận lợi, khó khăn của việc tổ chức các cuộc triển lãm, HN, HT và đề ra những
biện pháp xây dựng chiến lƣợc quản lý, quy hoạch về DL MICE của một số vùng,
lãnh thổ trên thế giới. Một số vấn đề đang đặt ra với DL MICE nhƣ quá trình toàn cầu
hóa, hội nhập, phát triển bền vững… thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nhƣ
Lau, C. H. K, Milne, S… & Johnston, C. S, Morgan, A…& Condliffe, S.Trong In R.
R. Nelson (Ed), Nelson. R.R. (2006) [dẫn theo 60].
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề cơ bản về phát triển DL MICE đã đƣợc đề cập trong các

công trình nghiên cứu, giáo trình của các nhà khoa học, nhƣng chƣa nhiều.
Giáo trình “Địa lý du lịch” [50] đề cập đến một số khía cạnh của DL MICE
nhƣ đặc điểm, nguồn lực chủ yếu phát triển DL MICE; lý thuyết cung, cầu trong du
lịch; các vấn đề phát triển du lịch và DL MICE bền vững... [49].
Giáo trình “Du lịch MICE” của Trần Trung Dũng và cộng sự [11] đã đề cập
đến DL MICE dƣới góc độ kinh tế học nhƣ khái quát DL MICE và quản trị DL
MICE; tổ chức điều hành hoạt động DL MICE; Khái quát về CSVC, trang thiết bị
phục vụ DL MICE; Quản trị nguồn nhân lực phục vụ DL MICE, quản trị tài chính
trong kinh doanh DL MICE…
Một số nghiên cứu về DL MICE dƣới dạng bài viết và công trình nghiên cứu
khoa học có thể kể đến các tác giả Phạm Quang Hƣng [20], Nguyễn Đình Hòa [17].
Tác giả Phạm Quang Hƣng nghiên cứu về cơ sở lý luận và giải pháp phát triển DL
MICE tại Việt Nam, trong đó xác định: “MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị,
hội thảo, khen thƣởng và các sự kiện đặc biệt, đƣợc tổ chức trên quy mô rộng cả về
không gian và lƣợng ngƣời tham gia”. Nguyễn Đình Hòa và nhóm tác giả nghiên cứu


14

về các điều kiện để phát triển DL MICE, vai trò của DL MICE đối với sự phát triển
du lịch, kinh tế và giải pháp để phát triển DL MICE ở Việt Nam. Tác giả Sơn Hồng
Đức [13] giới thiệu cơ sở khoa học của phát triển DL MICE và kinh nghiệm kinh
doanh DL MICE. Nguyễn Thị Ánh Ngọc [26], trong luận án tiến sĩ đã đi sâu vào các
nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách DL MICE nội địa.
Du lịch MICE đƣợc định hƣớng là sản phẩm đặc trƣng của 3 vùng du lịch:
ĐBSH&DHĐB, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long [46] trên cơ sở đánh giá
và rút ra bài học kinh nghiệm từ thành công, hạn chế của ngành Du lịch giai đoạn 1995
- 2010. Mục tiêu xuyên suốt để hoạch định chính sách và triển khai các chƣơng trình
hành động tập trung đƣa ngành Du lịch phát triển theo chiều sâu chất lƣợng, hiệu quả,
bền vững, cạnh tranh. Một trong những mục tiêu chính để phát triển du lịch Việt Nam

là đa dạng các loại hình du lịch, hƣớng tới chất lƣợng du lịch, trong đó có DL MICE.
Nghiên cứu DL MICE dƣới góc độ địa lí học (Địa lí du lịch) chƣa nhiều và
mới dừng lại ở một số luận văn Thạc sĩ.
1.1.3. Các nghiên cứu ở vùng ĐBSH&DHĐB
Vùng ĐBSH&DHĐB là một trong bảy vùng du lịch của Việt Nam. Các
nghiên cứu về kinh tế nói chung và về du lịch nói riêng về vùng tuy chƣa nhiều
nhƣng tƣơng đối đa dạng với sự tham gia của các cá nhân, tập thể các nhà khoa
học và các cơ quan chức năng.
Các công trình nghiên cứu về du lịch của các tỉnh, thành phố trong vùng
ĐBSH&DHĐB dƣới góc độ kinh tế nhƣ Đỗ Anh Thi [39], Nguyễn Viết Thái [37],
Hoàng Văn Hoàn [18], Trần Xuân Ảnh [1].
Dƣới góc độ Địa lý học, nghiên cứu về vùng ĐBSH&DHĐB chỉ tập trung đánh
giá tiềm năng và phân tích thực trạng phát triển du lịch với các sản phẩm truyền thống
ở một số tỉnh, thành phố, hoặc của tam giác tăng trƣởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB, báo cáo thƣờng
niên, đề án, dự án đã đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của Việt Nam.
Gần đây nhất (2017), tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa (đồng chủ biên) đã có
những nghiên cứu về DL MICE vùng ĐBSH&DHĐB [50].


15

1.1.4. Các kết luận từ tổng quan các công trình nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã đề cập đến các khái
niệm và vấn đề về DL MICE, khách DL MICE, vai trò của DL MICE và điều kiện
phát triển DL MICE; Một số công trình nghiên cứu DL MICE dƣới góc độ chuyên
sâu về các yếu tố cấu thành MICE nhƣ triển lãm, HN, HT, chỉ rõ thuận lợi, khó
khăn của việc tổ chức các cuộc triển lãm, HN, HT và đề ra những biện pháp xây
dựng chiến lƣợc quản lý, quy hoạch về DL MICE. Các vấn đề đặt ra với DL MICE
trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập, phát triển bền vững… cũng đƣợc đề cập đến.

Đặc biệt có những công trình đã chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định
lựa chọn của nhà tổ chức và khách về điểm đến DL MICE nhƣ tài nguyên du lịch,
điều kiện KT-XH, vị trí tiếp cận thuận lợi, sức hấp dẫn của địa phƣơng, thiết bị
phòng họp, chất lƣợng dịch vụ, các điểm vui chơi giải trí, trung tâm tổ chức HN,
HT; đồng thời cũng chỉ rõ 4 đặc điểm riêng của DL MICE (đặc điểm về khách, về
cơ sở vật chất, về thời gian tổ chức và về cách thức tổ chức). Tuy nhiên, chƣa có
nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến phát triển DL MICE vùng ĐBSH&DHĐB
dƣới góc độ Địa lý học.
Các vấn đề lý luận về DL MICE đã đƣợc đề cập đến ở một số công trình
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc nhƣ chỉ ra những chủ thể tham gia hoạt động DL
MICE. Tuy nhiên, trong thực tiễn các nghiên cứu chuyên sâu về liên kết phát triển
DL MICE tại vùng ĐBSH&DHĐB thì khá hạn chế.
Một số công trình nghiên cứu về DL MICE đã làm rõ đƣợc một số vấn đề lý
luận và đánh giá thực trạng quản trị hoạt động DL MICE ở một số địa phƣơng trong
phạm vi ranh giới hành chính. Một số công trình nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp
điều tra, phỏng vấn đã tiến hành khảo sát đối với các chủ thể tham gia DL MICE,
đƣa ra những đánh giá, nhận xét và đề xuất các giải pháp và kiến nghị giải quyết các
vấn đề tồn tại trong hoạt động DL MICE của địa phƣơng riêng lẻ, chƣa cho một
vùng du lịch trong số 7 vùng du lịch theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam. Mặt khác, trong thời gian qua, môi trƣờng kinh doanh quốc tế và trong nƣớc
đã có nhiều thay đổi; chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố cũng đã ban hành
thêm nhiều chủ trƣơng, chính sách quan trọng phát triển KT - XH trong đó có phát
triển du lịch và DL MICE, do vậy một số số liệu khảo sát, một số đánh giá, nhận


×