Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.53 KB, 5 trang )

Đề tài: Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt
ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn luôn phải đối mặt

với những khó khăn, bất ổn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô. Một trong số
những vấn đề khó khăn đó là tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước. Đây được
xem là vấn đề nan giải mà có thể nói chưa có một giải pháp nào hữu hiệu nhất có
thể giải quyết được vấn đề một cách trọn vẹn. Vì vậy, vấn đề thâm hụt ngân sách là
một trong những mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia hiện nay.
Để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, các chính phủ luôn cố gắng khai thác tối
đa nội lực trong nước và giảm thiểu nhu cầu vay mượn do những rủi ro kinh tế - xã
hội mà nợ công mang lại. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn vốn đầu tư bằng hình thức
vay nợ của khu vực công vẫn còn rất phổ biến bởi vai trò của nó trong điều tiết nền
kinh tế.
Chính vì những phức tạp khi xem xét các vấn đề tăng trưởng kinh tế và thâm
hụt ngân sách mà chủ đề này luôn nhận được rất nhiều quan tâm từ giới nghiên cứu
và các nhà hoạch định chính sách, yêu cầu những phân tích sâu rộng từ nhiều khía
cạnh kinh tế, chính trị và xã hội.
Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế là một vấn đề
được nghiên cứu khá rộng rãi trên cả phương diện lý thuyết và kiểm định thực
nghiệm. Liên quan đến mối quan hệ này, các quan điểm của các trường phái kinh tế
khác nhau cũng rất khác nhau.


Các nghiên cứu trước đây về tác động của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng
kinh tế đã cho ra các kết quả còn gây nhiều tranh cãi, tích cực có, tiêu cực có và kể


cả trung lập cũng xuất hiện. Mặt khác, kết quả của các nghiên cứu này còn phụ
thuộc vào phạm vi nghiên cứu cũng như là thời gian khảo sát.
Bose (2007) nghiên cứu chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế, thực hiện phân
tích riêng lẻ đối với các quốc gia đang phát triển đã tìm thấy mối quan hệ giữa thâm
hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế là cùng chiều. Tuy nhiên, Ramzan & cộng sự
(2013) nghiên cứu mối quan hệ thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế Pakistan.
Tác giả sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1980-2010 và phát hiện tồn
tại mối quan hệ tuyến tính giữa GDP và thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, Ahmad
(2013) đã khảo sát mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở
Pakistan và kết luận rằng có tích cực nhưng vẫn không đáng kể.
Risti & cộng sự (2013) cũng xem xét ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách lên
tăng trưởng kinh tế ở Romania, sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ 2000-2010 nhận
được kết quả hai biến này có mối quan hệ cùng chiều, tuy nhiên nếu mức thâm hụt
ngân sách này vượt 3% thì điều này mới xảy ra, còn nếu dưới 1.5% thì lại là trung
lập, không ảnh hướng tới tăng trưởng kinh tế. Odhiambo et.al (2013) tìm hiểu mối
quan hệ giữa thâm hụt tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Kenya. Nghiên cứu kết
luận thâm hụt tài chính có thể giúp tăng trưởng kinh tế vì nó giúp làm tăng hiệu quả
tái cấu trúc nền kinh tế, cải thiện chất lượng giáo dục, và tăng phúc lợi xã hội.
Al-Khedar (1996) thâm hụt ngân sách làm cho lãi suất tăng trong ngắn hạn,
nhưng trong dài hạn lại không bị ảnh hưởng. Ông đã nghiên cứu sử dụng mô hình
VAR bằng dữ liệu thu thập của các nước G7 trong khoảng thời gian 1964-1993.
Ông cũng phát hiện ra sự thâm hụt ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mai. Tuy
nhiên, thâm hụt ngân sách lại có ảnh hưởng mạnh và tích cực trong tăng trưởng
kinh tế của quốc gia.


Ở khía cạnh khác, nghiên cứu của Qureshi & Ali (2010) xem xét mối quan hệ
nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan. Họ đã sử dụng phương pháp ước lượng
OLS cho mô hình có dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1981- 2008. Kết quả
cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa nợ công và tăng trưởng. Tương tự,

Fatima et.al (2012) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1978- 2009 xem
xét những ảnh hưởng logic của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng kinh tế ở
Pakistan thì tìm thấy bằng chứng mối quan hệ nghịch của hai biến này.
Cinar & cộng sự (2014) xem xét vai trò của chính sách thâm hụt ngân sách đối
với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu khảo sát tại hai nhóm quốc gia phát triển và
đang phát triển. Kết quả cho rằng trong ngắn hạn thâm hụt tác động ngược chiều với
tăng trưởng kinh tể ở cả hai nhóm quốc gia này. Tuy nhiên đối với các năm quốc gia
đứng đầu (Luxembourg, Ireland, Slovakia, Slovenia, Finland) thì tác động này có ý
nghĩa thống kê, còn năm quốc gia đứng chót (Austria, Belgium, Italy, Portugal,
Greece) thì không có ý nghĩa thống kê. Trong khí đó, trong dài hạn thì không tồn
tại mối quan hệ giữa thâm hụt và tăng trưởng cho cả hai nhóm này.
Huynh (2007) tiến hành nghiên cứu của mình khi thu thập dữ liệu từ các
nước đang phát triển ở Đông Nam Á trong khoảng 1990-2006. Ông kết luận thâm
hụt ngân sách có tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP của các quốc gia. Ngoài
ra, ông cũng phát hiện tác động chèn lấn do gánh nặng thâm hụt ngân sách gia tăng
làm giảm đầu tư khu vực tư nhân.


1.2.

Hướng nghiên cứu của nhóm
Như vậy, các nghiên cứu trên không đưa ra một kết luận chung về mối quan hệ

giữa thâm hụt ngân sách với tăng trưởng kinh tế, nguyên nhân có thể do phương
pháp, không gian và thời gian nghiên cứu. Nhưng ở hầu hết các quốc gia, thâm hụt
ngân sách cơ bản lại phụ thuộc vào kế hoạch thu – chi hàng năm của các cơ quan
quản lý nhà nước. Hay nói cách khác, một phần thâm hụt ngân sách bắt nguồn từ
nhiều yếu tố chủ quan có thể điều tiết, với mục đích cuối cùng là tăng trưởng kinh
tế. Dù vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước với tăng
trưởng kinh tế, dưới sự ảnh hưởng của các biến số vĩ mô vẫn có thể mang lại những

gợi ý chính sách hữu ích trong việc điều tiết ngân sách quốc gia. Từ đó đề xuất các
chính sách tài khóa phù hợp.
Kết quả thực nghiệm cho thấy tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng
trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về mặt không gian, thời gian và cá
yếu tố vĩ mô khác. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm
về sự tác động này với các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng đáng tin vậy và các
biến kiểm soát vĩ mô.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo, Ứng dụng mô hình VAR trong nghiên cứu

mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam,
công trình nghiên cứu khoa học, tháng 7 năm 2011.
2. Đặng Văn Cường – Phạm Lê Trúc Quỳnh, Tác động của thâm hụt ngân sách

đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các nước Đông Nam Á, Tạp chí Phát
triển và Hội nhập, Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015.
3. Nguyễn Lê Hà Thanh Na, Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng
trưởng kinh tế Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, 2013.



×