Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.61 KB, 54 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

NGÔN NGỮ
CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

NGÔN NGỮ
CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN VĂN THẠO

HÀ NỘI, 2019




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân,
em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Ngữ văn, những người đã trang bị
cho em những kiến thức đầu tiên, giúp em định hướng đúng đắn trong học
tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn
Thạo, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, hoàn
thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Anh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả
nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và không trùng với bất kì công
trình nghiên cứu nào đã từng được công bố trước đó.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Anh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT................................................................ 7
1.1. Cơ sở lí thuyết ngôn ngữ học ..................................................................... 7
1.1.1. Cơ sở ngữ âm học.................................................................................... 7
1.1.2. Cơ sở lí thuyết về nghĩa trong ngôn ngữ................................................. 7
1.1.3. Cơ sở ngữ dụng học ................................................................................ 7
1.2. Trí tuệ nhân tạo và ngôn ngữ nhân tạo....................................................... 8
1.2.1. Khái quát về trí tuệ nhân tạo ................................................................... 8
1.2.2. Ngôn ngữ nhân tạo .................................................................................. 9
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 10
CHƢƠNG 2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ RÀO CẢN ĐỐI VỚI TRÍ TUỆ
NHÂN TẠO TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ .............................. 11
2.1. Những thuận lợi của trí tuệ nhân tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ ........ 11
2.1.1. Thuận lợi về mặt cấu tạo ....................................................................... 11
2.1.2. Thuận lợi trong lĩnh vực ngôn ngữ ...................................................... 11
2.1.2.1. Thuận lợi về mặt ngữ âm ................................................................... 11
2.1.2.2. Thuận lợi về mặt ngữ nghĩa ............................................................... 12
2.2. Những rào cản đối với trí tuệ nhân tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ ..... 13
2.2.1. Những rào cản về mặt ngữ âm .............................................................. 13
2.2.1.1. Hiện tượng đồng âm........................................................................... 13
2.2.1.2. Ngữ điệu ............................................................................................. 15

2.2.2. Những rào cản về mặt từ vựng .............................................................. 16


2.2.2.1 Hoán dụ, ẩn dụ ................................................................................... 16
2.2.2.2. Trường nghĩa ...................................................................................... 18
2.2.2.3. Thành ngữ, tục ngữ ............................................................................ 19
2.2.2.4. Điển tích, điển cố ............................................................................... 22
2.2.2.5. Phương ngữ ........................................................................................ 27
2.2.2.6. Tiếng lóng .......................................................................................... 29
2.2.3. Những rào cản về mặt ngữ dụng ........................................................... 32
2.2.3.1. Nghĩa hàm ẩn ..................................................................................... 32
2.2.3.2. Ngữ cảnh ............................................................................................ 35
2.2.3.3. Tiền giả định ...................................................................................... 37
2.3. Một vài dự báo và để xuất ........................................................................ 40
2.3.1. Một vài dự báo ...................................................................................... 40
2.3.2. Một vài đề xuất...................................................................................... 41
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 42
KẾT LUẬN .................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trí tuệ nhân tạo là một phạm trù lĩnh vực được rất nhiều các nhà nghiên
cứu quan tâm tìm hiểu và nó là một yếu tố quan trọng góp phần phát triển
ngành công nghiệp nói riêng, phát triển thế giới nói chung. Trí tuệ nhân tạo là
một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính, là trí thông minh giúp máy móc
có thể tự động hóa các hành vi như con người như: biết suy nghĩ và lập luận
để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự
thích nghi,…

Có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và
đạt được nhiều thành tựu. Cuối năm 2016, hãng Apple đã thông báo sẽ công
khai các nghiên cứu của hãng về máy học và trí thông minh nhân tạo tựa đề
là "Học từ những hình ảnh mô phỏng và không có kiểm soát thông qua huấn
luyện đối nghịch". Nội dung chủ yếu của tài liệu này là tập trung vào những
nỗ lực của Apple trong lĩnh vực nhận diện hình ảnh thông minh.[36] Ở lĩnh
vực y học, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Glasgow đã phát triển một “nhà
hóa học robot” (Robot chemist) sử dụng trí thông minh nhân tạo để tìm ra loại
thuốc mới trong y học.[37] Hay ở lĩnh vực nghệ thuật, tại Trung Quốc, một
chú robot đã rất thành công trong việc vẽ tranh theo phong cách cổ xưa…[38]
Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có một nhà nghiên
cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về sự ảnh hưởng của ngôn ngữ đối với sự
phát triển của trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, chúng tôi chọn ngôn ngữ của trí tuệ
nhân tạo làm đề tài nghiên cứu của khóa luận.
2. Lịch sử vấn đề
Cách mạng công nghiệp là giai đoạn biến đổi phát triển về chất trong
lĩnh vực kĩ thuật của sản suất công nghiệp, diễn ra trong điều kiện chuyển từ
công trường (xưởng) thủ công tư bản chủ nghĩa sang hệ thống công xưởng,
nhà máy tư bản chủ nghĩa nhờ áp dụng những sáng chế mới trong công nghệ.
Trên thế giới đã xảy ra bốn cuộc cách mạng công nghiệp lớn, góp phần làm
thay đổi nền kinh tế toàn cầu và thay đổi cuộc sống của nhân loại. Cuộc cách
mạng công nghiệp thứ nhất diễn ra khoảng ở nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa
đầu thế kỉ XIX, sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản
1


xuất. Cuộc cách mạng lần thứ hai được khởi xướng từ cuối thế kỉ XIX kéo dài
đến đầu thế kỉ XX, nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách
mạng lần thứ ba diễn ra vào những năm 1970, sử dụng điện tử và công nghệ
thông tin để tự động hóa sản xuất. Còn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

tư xuất hiện vào khoảng nửa cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XXI [11].
Theo Gartner (công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu cung cấp thông
tin chi tiết, tư vấn và công cụ cho các nhà lãnh đạo về công nghệ thông tin, tài
chính, nhân sự, dịch vụ khách hàng và hỗ trợ, chức năng pháp lý và tuân thủ,
tiếp thị, bán hàng và chuỗi cung ứng thế giới), Cách mạng Công nghiệp 4.0
(hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie
4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối
các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật
số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong [12].
Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ
sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Yếu tố cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0
là trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu
lớn (Big Data).
Trí tuệ nhân tạo có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học
máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. Trí tuệ nhân
tạo là một bộ phận của khoa học máy tính và do đó nó phải được đặt trên
những nguyên lý lý thuyết vững chắc, có khả năng ứng dụng được của lĩnh
vực này. Nói một cách khác, trí tuệ nhân tạo là trí thông minh của máy móc
được tạo bởi chính con người. Trí tuệ này có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi,...
như trí tuệ con người. Xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ
thống, khoa học và nhanh hơn so với con người [41].
Có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và
đạt được nhiều thành tựu. Thuật ngữ trí tuệ nhân tạo đã được manh nha xuất
hiện từ năm 1956 khi công bố chương trình dẫn xuất kết luận trong hệ hình
thức. Đến khoảng năm 1960 khi McCathy ở MIT (Massachussets Institute of
Technology) đưa ra ngôn ngữ lập trình đầu tiên dùng cho trí tuệ nhân tạo
LISP (list processing), các nghiên cứu về TTNT mới bắt đầu phát triển mạnh
mẽ. Đây có thể xem là một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng các máy
2



có khả năng suy nghĩ. Các chương trình chơi cờ và các chương trình chứng
minh định lý toán học đầu tiên cũng được công bố trong khoảng thời gian
này. [20] Cuối những năm 70, một số nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực
như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, biểu diễn tri thức, lý thuyết giải quyết vấn đề đã
đem lại diện mạo mới cho TTNT. Đến khoảng những năm 90 trên thị trường
đã có một số sản phẩm dân dụng áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để nhận
dạng hình ảnh, tiếng nói như máy giặt, máy ảnh… [20]
Hiện nay, trí tuệ nhân tạo được sử dụng một cách rộng rãi ở khắp các
hãng như Facebook, Amazon, IBM, Microsoft và một số hãng khác … Thậm
chí bản thân google cũng là một phần mền tìm kiếm thông minh sử dụng trí
tuệ nhân tạo. Các nhà khoa học đang muốn phát triển chúng để trở nên thông
minh hơn, có thể thay thế con người làm mọi việc. Chúng đã có thể chơi cờ,
khám bệnh, phát hiện ra người đồng giới, giúp con người làm rất nhiều việc,
thậm chí chúng còn làm tốt hơn con người [42,34,23]. Năm 1997, trong
chương trình chơi cờ vua trên máy, máy tính Deep Blue đã đánh bại kiện
tướng Kasparov, nhà vô địch cờ vua thế giới không thể đánh bại từ 1985 đến
1993 [24]. Trong lĩnh vực y học, hệ chuyên gia MYCIN (1984, Standford)
không thua kém chuyên gia người trong việc chuẩn đoán bệnh. Ở lĩnh vực
quân sự, năm 1991 trong chiến tranh vùng Vịnh, kỹ thuật trí tuệ nhân tạo
được dùng để lập lịch và lên kế hoạch hậu cần [5, tr 25]. Đến những năm gần
đây, trí tuệ nhân tạo đã có nhiều bước tiến mới. Tháng 10/2017 trên một trang
báo điện tử đã đăng tin trong chương trình chơi cờ vây, AlphaGo Zero
của DeepMind, công ty trí tuệ nhân tạo thuộc Google, đúc kết hàng nghìn
năm kiến thức của con người về trò chơi và tự phát minh ra những nước đi
mới chỉ trong ba ngày và đánh bại con người [42]. Cũng cuối năm 2017, khi
cho trí tuệ nhân tạo thử vẽ tranh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu
là người bình thường sẽ không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các tác
phẩm được tạo nên bởi trí tuệ nhân tạo với các tác phẩm được tạo ra bởi con
người [10]. Gầy đây nhất, ngày 11/4/2018 NASA chế tạo đàn ong robot khám

phá sao Hỏa. Những con ong robot nhỏ bằng ong nghệ sẽ lập bản đồ, lấy mẫu
vật nghiên cứu và tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên hành tinh đỏ [22].
Trước đó hai ngày, 9/4/2018 Trung Quốc đã trình làng hai mẫu robot cứu hộ

3


mới. Hai robot được thiết kế để hoạt động trong điều kiện môi trường khắc
nghiệt, có thể tự động dò đường, tránh vật cản và mang vật nặng 300 kg [43].
Gần đây nhất, ngày 30/4/2018 trên trang báo mới đã đưa tin Nga đã cho ra
mắt loại robot chiến đấu mang tên Uran-9. Uran-9 được trang bị hệ thống hỏa
lực rất mạnh mẽ là pháo tự động được gắn cùng súng máy đồng trục và các
tên lửa điều khiển chống tăng. Uran-9 được gọi là “sứ giả tương lai” và đặc
biệt Uran-9 có khả năng tự quyết định và tham chiến mà không cần đến sự
điều khiển của con người [31].
Đối với lĩnh vực ngôn ngữ, trí tuệ nhân tạo, sự kiện quan trọng trong sự
phát triển của khoa học trí tuệ nhân tạo là sự ra đời của ngôn ngữ PROLOG,
do Alain Calmerauer đưa ra năm 1972. Năm 1981, dự án của Nhật Bản xây
dựng các máy tính thế hệ thứ V lấy ngôn ngữ PROLOG như là ngôn ngữ cơ
sở đã làm thay đổi khá nhiều tình hình phát triển trí tuệ nhân tạo ở Mỹ cũng
như châu Âu [20].
Một số trang báo điện tử như news.zing.vn, genk.vn, vnexpress.net,
baomoi.com,… các nhà nghiên cứu Facebook đã phát hiện ra các phần từ trí
tuệ nhân tạo đã giao tiếp với nhau bằng một thứ ngôn ngữ hoàn toàn mới mà
con người không thể hiểu được [40,16,17]. Ta có thể thấy được chúng dần đã
có sự học hỏi và sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ mới để chúng tự giao tiếp với
nhau. Khi chúng ta đọc đoạn hội thoại ấy, ta không thấy nghĩa, nhưng xét ở
một phương diện nào đấy, theo tôi đối với chúng thì đây là một đoạn hội
thoại có nghĩa. Như vậy, ngoài việc trí tuệ nhân tạo ưu việt hơn con người về
khả năng lập trình, tư duy mà giờ đây chúng đã bắt đầu có những tư duy sáng

tạo riêng về mặt ngôn ngữ. Liệu sự phát triển này của trí tuệ nhân tạo có thể
khiến chúng dần thay thế con người hay chúng sẽ giúp ích con người.
Trên thế giới đã có một robot đầu tiên được cấp quyền công dân là
Sophia, đây là một trí tuệ nhân tạo có khả năng giao tiếp với con người một
cách thuần thục, nghe nói trôi chảy và khôn ngoan như con người. Cô có khả
năng học hỏi và làm theo con người một cách nhanh chóng [36]. Thậm chí,
trong bài phỏng vấn Sophia là người áp đảo cuộc trò chuyện, cô khẳng định
mình là “con người thật hơn con người”. Cô có đủ cảm xúc vui, buồn, giận
dữ… và đặc biệt Sophia còn là một robot biết tự nhận thức. Sophia tuyên bố

4


rằng: cô “ muốn dùng trí tuệ nhân tạo của mình mang đến cho con người cuộc
sống tiện nghi hơn. Ví dụ như: bằng thiết kế nhà thông minh hơn, xây dựng
thành phố tương lai thông minh hơn v.v…” [36].
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu về ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo giúp cho ta có
một cái nhìn khác về trí tuệ nhân tạo. Từ góc độ ngôn ngữ chúng ta có thể dự
đoán được khả năng phát triển của trí tuệ nhân tạo so với con người. Đặc biệt,
khi nghiên cứu ta có thể giải quyết được sự nghi ngại của con người về dự
đoán trí tuệ nhân tạo có thể thay thế cho con người, thậm chí chúng biến con
người thành nô lệ, tay sai cho chúng. Đó là khẳng định robot có thể phát triển
hơn con người về nhiều mặt nhưng về ngôn ngữ thì chúng khó có thể vượt
qua con người. Ngôn ngữ của con người sử dụng là một thứ ngôn ngữ linh
hoạt, phong phú. Còn trí tuệ nhân tạo dù tài giỏi nhưng nó là một loại máy
móc nên nó không thể linh hoạt giống như con người.
Đề tài sẽ là cơ sở cho các công trình nghiên cứu khác liên quan đến trí
tuệ nhân tạo hoặc ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Từ đó, giúp người đọc trau

dồi thêm sự hiểu biết, tri thức về ngôn ngữ cũng như về trí tuệ nhân tạo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết cơ bản về ngôn ngữ và về trí tuệ
nhân tạo.
- Nhận diện, thống kê, phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến ngôn ngữ
của trí tuệ nhân tạo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là ngôn ngữ của các loại máy móc
nói chung có khả năng lập trình ngôn ngữ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là các các loại máy móc hiện đại có
khả năng sử dụng ngôn ngữ. Ngoài ra, khóa luận còn nghiên cứu các nguồn
tài liệu từ internet.

5


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khóa luận là:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: đây là phương pháp được sử dụng
chủ yếu, xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu vì phải phân tích, chia nhỏ các
vấn đề ra đề làm sáng tỏ, sau đó tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu để có cái
nhìn tổng thể.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: đặt lập luận trong mối quan hệ với
ngữ cảnh sử dụng để nhận diện rõ các thành phần lập luận, từ đó xác định các
kết tử lập luận đồng hướng, tính chất và chức năng của chúng.
- Phương pháp miêu tả: đưa ra những phân tích, lí giải và minh họa
nhằm làm sáng tỏ các thuận lợi và khó khăn của ngôn ngữ đối với trí tuệ nhân
tạo trong các dạng lập luận khác nhau.

6. Đóng góp của khóa luận
Giới thiệu những yếu tố thuận lợi và khó khăn của ngôn ngữ đối với trí
tuệ nhân tạo. Từ đó, đưa ra ý kiến về nhận định trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế
con người.
Khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
nghiên cứu về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo.
Kết quả nghiên cứu ít nhiều cung cấp những gợi dẫn hữu ích trong việc
nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
khóa luận gồm 2 chương, như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 2: Những thuận lợi và rào cản đối với trí tuệ nhân tạo trong
việc sử dụng ngôn ngữ

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Cơ sở lí thuyết ngôn ngữ học
1.1.1. Cơ sở ngữ âm học
Ngữ âm học là khoa học nghiên cứu âm thanh ngôn ngữ loài người.
Nhiệm vụ của ngữ âm học là nghiên cứu các âm thanh trong tất cả các trạng
thái và chức năng của chúng, đồng thời nghiên cứu mối quan hệ giữ hình thức
âm thanh và chữ viết của chúng. Ngữ âm học có một vị trí đặc biệt trong
nghành học của ngôn ngữ học[13]. Vì ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nên
ngữ âm - vỏ vật chất, mặt biểu hiện của ngôn ngữ đều khác nhau. Mỗi ngôn
ngữ đều có hình thức diễn đạt bằng âm thanh của nó và chúng luôn đi kèm
với nhau. Mỗi từ đều có cấu tạo bởi “cái biểu đạt” (âm thanh) và “cái được
biểu đạt” (nghĩa). Khi chúng ta thay đổi cách thức cấu tạo của một từ thì

nghĩa của từ đó cũng sẽ bị biến đổi.
1.1.2. Cơ sở lí thuyết về nghĩa trong ngôn ngữ
Lý thuyết về nghĩa trong ngôn ngữ được chia làm hai loại chính là
nghĩa của từ và nghĩa ngữ pháp. Nghĩa của từ hay còn gọi là ý nghĩa từ vựng
là những đơn vị ngữ nghĩa tạo nội dung cho lời nói, câu. Nó tập hợp một số
nét nghĩa và được lĩnh hội bằng hình thức cảm tính. Còn ý nghĩa ngữ pháp là
ý nghĩa chung cho nhiều từ, nhiều đơn vị ngữ pháp, là tổ chức lời nói, tổ chức
câu, thiết lập liên kết giữa các từ để tạo câu. Khác với ý nghĩa từ vựng, ý
nghĩa ngữ pháp chỉ có một nét nghĩa và nó được bộc lộ bằng những hình thức
chung [55].
1.1.3. Cơ sở ngữ dụng học
Ngữ dụng học là một chuyên ngành thuộc ngôn ngữ học và tín hiệu
học nghiên cứu về sự đóng góp của bối cảnh tới nghĩa. Ngữ dụng học bao
hàm cả lý thuyết hành vi ngôn từ, hàm ngôn hội thoại, tương tác lời nói và cả
những cách tiếp cận khác tới hành vi ngôn ngữ trong triết học, xã hội
học và nhân học [35]. Tuy nhiên trong phạm vi của bài khóa luận, chúng tôi
chỉ quan tâm tìm hiểu ngữ cảnh ảnh hưởng đến sự thay đổi của ý nghĩa ngôn
ngữ. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản)
được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để

7


lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó. Trong mỗi ngữ cảnh khác nhau,
nghĩa của từ ngữ cũng có sự thay đổi theo ngữ cảnh của phát ngôn.
1.2. Trí tuệ nhân tạo và ngôn ngữ nhân tạo
1.2.1. Khái quát về trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo là một thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu trên thế giới , từ
năm 1956. Trên thế giới đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ trí
tuệ nhân tạo. Trong cuốn sách nổi tiếng “Trí tuệ nhân tạo: Hướng tiếp cận

mới nhất” (Artificial Intelligence) tái bản lần 3 của hai tác giả Stuart Russel
và Peter Norving có tổng hợp một số định nghĩa khác nhau về trí tuệ nhân tạo
như sau:
(1) Trí tuệ nhân tạo là nỗ lực thú vị nhằm khiến suy nghĩ của máy tính
có thêm nhận thức, tư duy.
(2) Trí tuệ nhân tạo là những hành động của máy móc gắn liền với tư
duy của con người, ví dụ như ra quyết định hay giải quyết vấn đề.
(3) Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu về năng lực trí tuệ vận hành vào các
mô hình tính toán.
(4) Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu để máy tính có khả năng nhận thức,
nhận định và hành động.
(5) Trí tuệ nhân tạo là nghệ thuật tạo ra các cỗ máy có thể thực hiện
những chức năng yêu cầu trí tuệ khi thực hiện bởi con người.
(6) Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu cách khiến máy tính làm được điều
mà ở thời điểm hiện tại con người vẫn đang làm tốt hơn [24].
Theo Haugeland (1985), Trí tuệ nhân tạo giúp tạo ra máy tính có khả
năng suy nghĩ … máy tính có trí tuệ theo đầy đủ nghĩa của từ này. Còn theo
Rick and Knight (năm 1991) trí tuệ nhân tạo là khoa học nghiên cứu xem làm
thế nào để máy tính có thể thực hiện được những công việc mà hiện con
người làm tốt hơn máy tính. Winston (1992), trí tuệ nhân tạo là việc nghiên
cứu các mô hình tính toán để máy tính có thể nhận thức, lập luận, và hành
động. Còn Nilsson (1998) trí tuệ nhân tạo nghiên cứu các hành vi thông minh
mô phỏng trong các vật thể nhân tạo.
Theo Wikipedia, Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (artificial
lintelligence hay machine intelligence, thường được viết tắt là AI) là trí tuệ

8


được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào. Thuật ngữ này thường

dùng để nói đến các máy tính có mục đích không nhất định và ngành khoa
học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo [47]. Trí tuệ
nhân tạo là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính
có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo
khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình ở việc ứng dụng các
hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong
cách xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính [48]. Tức là mỗi loại trí tuệ
nhân tạo hiện nay đang dừng lại ở mức độ những máy tính hoặc siêu máy tính
dùng để xử lý một loại công việc nào đó như điều khiển một ngôi nhà , nghiên
cứu nhận diện hình ảnh, xử lý dữ liệu của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều
trị, khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, xử lý dữ liệu để tự học
hỏi, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty [51]...
Hay nói một cách khác dễ hiểu hơn, trí tuệ nhân tạo là trí tuệ của máy
móc được tạo ra bởi con người. Trí tuệ này có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi,...
như trí tuệ con người. Xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ
thống, khoa học và nhanh hơn so với con người.
1.2.2. Ngôn ngữ nhân tạo
Ngôn ngữ nhân tạo là một hệ thống ngôn ngữ do một người hoặc một
nhóm người sáng lập ra và nó khác với ngôn ngữ tự nhiện. Theo Wikipedia,
ngôn ngữ nhân tạo hay còn được gọi là ngôn ngữ xây dựng, là loại ngôn
ngữ mà hệ thống âm vị, ngữ pháp, và từ vựng do một người hoặc một nhóm
người thiết kế ra. Khác với các ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ nhân tạo không
có quá trình phát triển tự nhiên [34].
Trên thế giới có rất nhiều loại ngôn ngữ nhân tạo, chúng được sáng lập
ra với các mục đích khác nhau. Theo “từ điển bách khoa Việt Nam”, ngôn
ngữ nhân tạo được chia thành ba loại với ba mục đích sử dụng khác nhau.
Loại thứ nhất được sử dụng với mục đích cho giao tiếp thường nhật: Volapük,
do Johann Martin Schleyer người Đức tạo ra năm 1879; Espéranto, do L.
Zamenhof người Ba Lan tạo ra năm 1887; Interlingua do Hiệp hội Ngôn ngữ
Phụ trợ Quốc tế [sic] (IALA) tạo ra trong những năm 1937-1951; tiếng Anh

cơ sở (Basic English), do Charles Kay Ogden tạo năm 1930. Loại thứ hai

9


được sử dụng với mục đích xử lý tự động thông tin nhờ máy tính (ngôn ngữ
máy). Còn loại thứ ba được sử dụng với mục đích ghi chép và lưu trữ thông
tin các chuyên ngành khoa học và kĩ thuật (ngôn ngữ thông tin) [34].
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày một số lý thuyết cơ bản về
ngôn ngữ có ảnh hưởng đến trí tuệ nhân tạo như lịch sử hình thành và phát
triển của trí tệ nhân tạo, một số lý thuyết về trí tuệ nhân tạo và ngôn ngữ nhân
tạo, và một số lý thuyết về ngôn ngữ tiếng Việt. Ở phạm vi phần 1, chúng tôi
đã đưa ra một số cách hiểu khác nhau về trí tuệ nhân tạo. Điều này, đã góp
phần cũng cấp cho quý độc giả một số cách hiểu về trí tuệ nhân tạo, từ đó có
thể nắm được bản chất và đặc điểm của trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, tôi còn
cung cấp một số thông tin về ngôn ngữ nhân tạo. Ngôn ngữ nhân tạo là loại
ngôn ngữ do con người tạo ra. Nó khác hẳn với ngôn ngữ tự nhiên mà con
người sử dụng hằng ngày. Từ đó, tạo tiền đề cho vấn đề cần nghiên cứu: Liệu
trí tuệ nhân tạo có sử dụng được thứ ngôn ngữ tự nhiên của con người?

10


CHƢƠNG 2
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ RÀO CẢN ĐỐI VỚI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ

2.1. Những thuận lợi của trí tuệ nhân tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ
2.1.1. Thuận lợi về mặt cấu tạo


Khi xét đến thuận lợi của trí tuệ nhân tạo, ta không thể không xét đến
những ưu điểm vượt trội của trí tuệ nhân tạo. Thứ nhất, vì là mấy móc được
tạo ra bởi con người nên chúng có thể suy nghĩ, làm việc một cách không mệt
mỏi, thậm chí chúng tư duy nhanh hơn con người gấp hàng trăm hàng nghìn
lần, và có thể đưa ra hàng triệu kết quả khác nhau trong một khoảng thời gian
ngắn. Thứ hai, khả năng học hỏi của chúng cũng thật đáng khâm phục. Chỉ
cần người ta cài đặt vào nó bất kì một cuốn sách hay thông tin gì dù theo thứ
tự hay không theo thứ tự nhưng trí tuệ nhân tạo có thể dung nạp được tất cả
và phục vụ lại cho con người mỗi khi họ cần.
2.1.2. Thuận lợi trong lĩnh vực ngôn ngữ
2.1.2.1. Thuận lợi về mặt ngữ âm
Xét về mặt ngữ âm, trí tuệ nhân tạo dễ dàng nhận biết được vỏ âm
thanh của ngôn ngữ. Khác với con người, trí tuệ nhân tạo không cần phải học
hỏi từng âm từng chữ như con người mà chúng được dung nạp vào một hệ
thống vốn từ phong phú để chúng có thể dễ dàng nhận biết được ngôn ngữ
con người phát âm ra.
Ví dụ, trong cuộc trò chuyện giữa Sophia - một nữ robot được tích hợp
camera và các thuật toán thông minh cho phép cô có thể giao tiếp với con
người bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, với Steve Kovach - một phóng viên, cô đã
phát ngôn: “Tôi yêu con người. Tôi muốn là hiện thân của tất cả những điều gì
tốt đẹp nhất của con người”. Xét phát ngôn, ta thấy trí tuệ nhân tạo có thể biết
phát ngôn gồm hai câu nói, câu thứ nhất gồm có 4 âm tiết và câu thứ hai gồm
có 17 âm tiết. Trong phát ngôn trên có 15 từ trong đó có 13 từ đơn lần lượt là:
“tôi, yêu, muốn, là, của, tất, cả, những, điều, gì, tốt, đẹp, nhất” và hai từ ghép
11


là “con người, hiện thân”. Như vậy, ta thấy trí tuệ nhân tạo có thể dễ dàng nhận
biết được mặt âm thanh của ngôn ngữ, thậm chí, chúng có thể đáp trả lại câu

hỏi của con người dựa vào vốn từ nhất định mà chúng đã được học.
2.1.2.2. Thuận lợi về mặt ngữ nghĩa
Trong lĩnh vực ngôn ngữ, trí tuệ nhân tạo có thể dễ dàng nhận biết
được những câu nói mang ý nghĩa tường minh. Nghĩa tường minh (hay còn
được gọi là hiển ngôn) là nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ mang lại.
Các yếu tố ngôn ngữ có thể về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, hay từ vựng… Đây là
một loại nghĩa được hiển thị trên bề mặt câu chữ, nó giúp cho người đọc hiểu
và nắm bắt được ý nghĩa nhanh chóng mà không cần đến tư duy. Chính vì
vậy, trí tuệ nhân tạo có thể dễ dàng nhận biết được ý nghĩa tường minh khi
nghe người khác nói. Thậm chí, trí tuệ nhân tạo có thể bắt chước vả sử dụng
những câu nói mang ý nghĩa tường minh này để giao tiếp với con người và
giao tiếp với nhau. Điều này được chứng minh qua các ví dụ sau:
Ví dụ thứ nhất, một câu nói của mẹ chị Ni trong cuốn “Con chó nhỏ
mang giỏ hoa hồng” của Nguyễn Nhật Ánh: “Người ta chỉ gắn camera để
phòng trộm thôi, chẳng ai gắn camera để xem vợ mình có uống cà phê của
mình hay không [1].” Qua phát ngôn trên, xét về mặt ngữ âm trí tuệ nhân tạo
có thể nghe rõ từng âm thanh của cả câu mà không bị nhầm lẫn hay lẫn lộn
các âm thanh trong một câu. Âm tiết là một cấu trúc cơ bản của một câu nói
về mặt phát âm. Âm tiết là một khái niệm thuộc ngữ âm học phương tây để
chỉ một đơn vị lời nói được phát ra. Trước kia, chúng ta chỉ gọi đơn vị này là
một tiếng. Trí tuệ nhân tạo có thể nhận biết được trong phát ngôn trên có bao
nhiêu âm tiết. Cụ thể trong phát ngôn: “Người ta chỉ gắn camera để phòng
trộm thôi, chẳng ai gắn camera để xem vợ mình có uống cà phê của mình hay
không.” có 29 âm tiết tương đương với 29 tiếng.
Ví dụ thứ hai, trong một tiết dạy về ngôn ngữ, giáo viên lấy ví dụ về
câu đối: “Da trắng vỗ bì bạch/ Rừng sâu mưa lâm thâm”. Như chúng ta đã
biết, trí tuệ nhân tạo có thể tiếp thu tri thức nhân loại rất nhanh chóng. Chỉ với
vài phút lập trình, chúng có thể dung nạp đến hàng trăm hàng nghìn các khái
niện khác nhau, các thuật ngữ, nội dung lịch sử - văn hóa - văn học…. Vì vậy


12


khi nghe câu đối trên thì trí tuệ nhân tạo đã nhận biết được đây là một câu đối
chứ không phải một câu thơ hay một câu văn và chúng có thể nhận biết được
các đặc điểm từ vựng riêng biệt của câu đối trên. Từ vựng được hiểu là tập
hợp tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ. Xét về mặt từ
loại thì câu đối “Da trắng vỗ bì bạch/ Rừng sâu mưa lâm thâm” bao gồm có 8
từ trong đó có 6 từ đơn (da, trắng, vỗ, rừng, sâu, mưa) và có 2 từ ghép (bì
bạch, lâm thâm). Về mặt hình thức của câu đối thì “da trắng” đối với “rừng
sâu”; “vỗ” đối với “mưa” và “bì bạch” đối với “lâm thâm”. Cái hay của câu
đối trên còn thể hiện ở việc bên cạnh việc đối giữa hai câu thì trong nội bộ
câu cũng đối với nhau. Ví dụ trong câu “da trắng vỗ bì bạch” thì “bì” có nghĩa
là da, từ “bạch” có nghĩa là trắng. Như vậy trong câu còn có hiện tượng đối
trong nội bộ một câu “da trắng” - “bì bạch”. Tương tự như vậy, trong câu
“rừng sâu mưa lâm thâm” thì “rừng sâu” - “lâm thâm”.
Ví dụ thứ ba, một câu nói được trích trong văn bản “Lão Hạc” của nhà
văn Nam Cao: “Vợ ông Giáo là một người như vậy. Chị không ác với ai
nhưng mà chị quá khổ, mà người ta khổ quá thì còn nghĩ gì đến ai được
nữa”[2]. Xét về mặt ý nghĩa, phát ngôn này có nghĩa tường minh là:
(1), Vợ ông Giáo là một người rất khổ.
(2), Vợ ông Giáo không ác.
(3), Vì khổ nên chị không thể nghĩ đến nọi người xung quanh.
(4), Nhân vật được nói đến là vợ ông Giáo
Như vậy, qua các ví dụ trên, ta thấy trí tuệ nhân tạo có thể dễ dàng nhận
biết được ý nghĩa tường minh xuất hiện ở trong các phát ngôn trên cả 3 bình
diện: từ vựng, ngữ âm, ngữ nghĩa.
2.2. Những rào cản đối với trí tuệ nhân tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ
2.2.1. Những rào cản về mặt ngữ âm
2.2.1.1. Hiện tượng đồng âm

Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu
tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm xuất
hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đồng âm rất dễ bị nhầm với từ
13


nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau (mặc dù là
gần giống nhau) [55].
Như vậy, liệu trí tuệ nhân tạo có thể phân biệt được các từ đồnng âm
trong tiếng Việt?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số ví dụ.
Ví dụ thứ nhất, xét trong phát ngôn “Ruồi đậu mâm xôi đậu”. Trong phát
ngôn trên xuất hiện hai từ “đậu” trong cùng một phát ngôn, nhưng ý nghĩa của
chúng lại hoàn toàn khác nhau. Từ “đậu” thứ nhất là động từ, chỉ hoạt động
của những con vật biết bay khi chúng hạ cánh và nó trả lời cho các câu hỏi
“Ai đậu?” và “Đậu vào cái gì?”. Từ “đậu” đã góp phần bổ sung ý nghĩa cho
danh từ “ruồi”. Từ “đậu” thứ hai là danh từ, chỉ một loại thực vật, cây nhỏ, có
nhiều loại, tràng hoa gồm năm cánh hình bướm, quả dài, chứa một dãy hạt,
quả hay hạt được dùng để làm thức ăn. Khi kết hợp với từ “xôi” tạo thành một
danh từ mới chỉ tên của một loại xôi để phân biệt với các loại xôi khác như:
xôi ngô, xôi gấc, xôi nếp… Như vậy, ta thấy mặc dù phát âm giống nhau
nhưng nghĩa của hai từ lại hoàn toàn khác nhau. Người ta gọi đây là hiện
tượng từ đồng âm trong tiếng Việt.
Ví dụ thứ hai, xét phát ngôn: “Hôm nay nhà tôi đi vắng, tôi mời bác ở lại
nhà chơi rồi cùng tôi xem phim nhà Trần”. Trong ví dụ trên xuất hiện ba từ
nhà: “nhà tôi”, “nhà”, “nhà Trần”. Liệu nghĩa của ba từ trên có giống nhau hay
không? Từ nhà thứ nhất “nhà tôi” có nghĩa chỉ người vợ hoặc chồng. Từ “nhà”
thứ hai chỉ một công trình kiến trúc, có mái, có tường, cửa và được dùng để ở.
Từ “nhà” thứ ba dùng để chỉ một triều đại phong kiến có trong lịch sử.
Ví dụ thứ ba, khi đang nấu chè nhưng nhà lại hết đường, bà mẹ sai đứa

con gái: “Lan đi ra đường mua cho mẹ cân đường về đây”. Xét phát ngôn
trên, ta thấy phát ngôn có hai từ “đường” tuy nhiên nghĩa của chúng lại có sự
khác biệt. Từ “đường” thứ nhất là danh từ có nghĩa lối đi nhất định được tạo
ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi như con đường hay đường đến trường.
“Đường” thứ hai cũng là một danh từ nhưng nó không có ý nghĩa chỉ địa điểm
mà là chất kết tinh có vị ngọt, được chế từ mía hoặc củ cải đường. Chỉ với
một từ nhưng ý nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác nhau.

14


Như vậy, trí tuệ nhân tạo sẽ không thể hiểu được những ý nghĩa của các
từ ngữ có trong phát ngôn. Nếu đã không thể hiểu được, liệu chúng có thể sử
dụng từ đồng âm một cách thành thạo như chính con người.
2.2.1.2. Ngữ điệu
Ngữ điệu là một khái niệm mà bất kì ai cũng biết đến và chúng ta sử
dụng chúng hằng ngày trong quá trình giao tiếp. Theo kênh ngonngu.net, Mai
Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến cho rằng ngữ điệu
(intonation) là sự chuyển động của thanh cơ bản của giọng nói, là sự nâng cao
hoặc hạ thấp giọng nói trong câu [17]. Tuy nhiên, hiểu một cách cơ bản nhất,
ngữ điệu là cách chúng ta điều chỉnh âm lượng, thay đổi nhịp độ, hoặc cao độ
để giúp cuộc giao tiếp hêm hấp dẫn và thú vị. Khi sử dụng một cách khôn
ngoan, ngữ điệu sẽ không thu hút sự chú ý quá đáng vào ngườ nói và giúp
người nói tự tin, làm chủ được cuộc giao tiếp.
Ta thấy, trí tuệ nhân tạo là một loại máy móc được lập trình để có những
khả năng riêng nhưng dù tài giỏi và thông minh thì chúng vẫn không thể học
được cách nói nhấn nhá, cao thấp linh hoạt của con người. Cách nói đó nó còn
xuất phát từ chính tình cảm của người nói đối với vấn đề được nói đến.
Ví dụ, trong tác phẩm “Lang rận”, Nam Cao khi tái hiện đoạn hội thoại
của vợ chồng ông Cựu nói về thầy lang rận đã sử dụng ngữ điệu một cách tài

tình để góp phần tạo nên đặc sắc cho cuộc hội thoại.
“Bà Cựu lắc đầu quầy quậy và nói như sợ mình không nói kịp:
- Thôi! Thôi! Thôi! Ông uống thuốc của nó thì ông uống, tôi thì tôi
không uống; thuê tiền tôi cũng không uống!
Ông Cựu bực mình, sừng sộ:
- Tại sao không uống? Người ta không uống nó khỏi đầy ra đấy.
- Người ta uống mặc người ta!
Rồi thấy chồng chưa kịp nói gì, bà chip chip môi:
- Ối chao! Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh bỏ ngoài
bờ tre.” [2]

15


Trong đoạn trích trên có rất nhiều chỗ tác giả sử dụng ngữ điệu, tuy
nhiên, tiêu biểu nhất là các câu “Thôi! Thôi! Thôi” và “ôi chao!”. Cả hai câu
đều đi kèm với dấu chấm than (!) mà dấu chấm than có ý nghĩa là để bày tỏ
một cảm xúc nào đó của con người. Xét phát ngôn thứ nhất, ta thấy từ “thôi”
được lặp lại ba lần mang ý nghĩa là muốn từ chối một điều mình không thích
với thái độ gấp gáp. Ở trong ngữ cảnh của đoạn hội thoại là bà Cựu đang từ
chối ý định uống thuốc của thầy lang Rận. Phát ngôn thứ hai “ôi chao!” là
tiếng thốt ra khi xúc động mạnh, thường được dùng để diễn tả cảm xúc buồn,
than thở, không bằng lòng về một sự việc nào đó. Trong tác phẩm “Lang
Rận”, ta thấy tiếng “chao ôi” được thốt lên như một tiếng thở dài đầy não nề,
cũng như ẩn chứa trong đó bao hoài nghi, bao bực tức, thậm chí ẩn chứa cả
bao sự kinh dẻ, chê bai. Bà Cựu kêu than, chê bai, khinh thường vì không tin
tưởng vào con người cũng như trình độ của thầy lang Rận.
Thông qua ví dụ trên, ta thấy trong phát ngôn của tiếng Việt bên cạnh
việc biểu thị ý nghĩa của từng lời nói, từng phát ngôn thì ngôn ngữ còn thể
hiện thái độ của người nói thông qua cách thể hiện câu chữ, thông qua sự

nhấn nhá, kéo dài hay thu hẹp âm tiết. Trí tuệ nhân tạo với bản chất máy móc
thì sẽ không thể có khả năng phát âm theo ngữ điệu cũng như là hiểu được
thông điệp thông qua ngữ điệu đó truyền tải.
2.2.2. Những rào cản về mặt từ vựng
2.2.2.1 Hoán dụ, ẩn dụ
Hoán dụ là phương thức làm biến đổi ý nghĩa của từ bằng cách lấy tên gọi
của sự vật, hiện tượng này để chỉ một sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở mối
quan hệ tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng ấy. Còn ẩn dụ được hiểu là phương
thức biến đổi ý nghĩa của từ bằng cách lấy tên gọi của sự vật, hiện tượng này để
chỉ sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở của sự giống nhau về một khía cạnh nào
đấy giữa hai sự vật hay hiện tượng ấy [42]. Trong văn học Việt Nam, các tác giả
sử dụng rất nhiều hiện tượng ẩn dụ hoán dụ. Xét tác phẩm “Việt Bắc”, Tố Hữu
đã sử dụng rất nhiều hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ, trong đó tiêu biểu:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”[7]
16


Câu thơ trên tác giả đã sử dụng hình ảnh hoán dụ “áo chàm” để khắc họa
tình cảm sâu sắc của người miền xuôi với người miền ngược, của người ở lại
với người ra đi, của những người dân Việt Bắc với các anh chiến sĩ. Áo chàm
là một loại trang phục truyền thống của một số đồng bào dân tộc Tày, Nùng,
Thái và một số đồng bào dân tộc khác trên vùng núi cao phía Bắc Việt Nam.
Sở dĩ, gọi là áo chàm vì các bộ trang phục này được ngâm với nước nhuộm lấy
từ cây chàm có màu xanh đen. Từ hình ảnh chiếc áo truyền thống của dân tộc,
Tố Hữu đã vận dụng để gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh những người dân
Việt Bắc nghĩa tình, thủy chung. Câu thơ tuy ngắn nhưng nó đã khắc họa ở đó
biết bao tình nghĩa của nhưng người dân Việt Bắc với các anh chiến sĩ, tuy họ
chỉ ở bên nhau, gắn kết với nhau trong một thời gian ngắn ngủi nhưng chính
khoảng thời gian đó đã để lại trong lòng người biết bao kỉ niệm.

Bên cạnh hình ảnh hoán dụ, tác giả còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ đặc sắc:
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ngày mai bật sáng như đèn pha lên”[7]
Câu thơ thật đẹp và giàu ý nghĩa với hình ảnh “sương dày” và “đèn
pha”. Tác giả không chỉ đơn thuần miêu tả khung cảnh buổi đêm trên con
đường Việt Bắc: bầu trời đêm đen được thiên nhiên “ưu ái” khoác trên mình
một lớp sương dày, phải khó khăn lắm người chiến sĩ mới có thể lái xe an
toàn qua đây. Bên cạnh hình ảnh mang ý nghĩa tả thật, tác giả còn sử dụng
biện pháp ẩn dụ tu từ giúp cho câu thơ giàu sức gợi tả và diễn tả một cách sâu
sắc tinh thần lạc quan của nhân dân. Dù hiện tại đang phải đối mặt với “mưa
bom bão đạn” khó khăn trùng trùng nhưng ta vẫn mang trong mình tinh thần
lạc quan, niềm tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của dân tộc như ánh
sáng của chiếc đèn pha, một thứ ánh sáng lớn lan tỏa.
Không chỉ được sử dụng trong văn học nghệ thuật, mà ngay cả trong
đời sống hằng ngày, trong các cuộc giao tiếp, chúng ta vẫn thường xuyên sử
dụng biện pháp tu từ hoán dụ bằng nhiều cách khác nhau. Ta có thể dùng một
bộ phận trên cơ thể con người để chỉ cả một người “thiếu một chân sút bóng
chuyên nghiệp” hay “ cánh tay đắc lực”… hoặc dung cái chứa đựng để nói
đến cái được chứa đựng “nhà tôi” (chỉ người vợ hoặc chồng) …
17


Như vậy, ta thấy biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ là những biện pháp tu
từ được sử dụng thường xuyên, có tác dụng gây sự hứng thú cho người đọc
người nghe. Đó cũng là những biện pháp tu từ đòi hỏi con người cần phải tư
duy, suy nghĩ để tìm ra được ý nghĩa sâu xa của lời nói. Trí tuệ nhân tạo mặc
dù được trang bị kho tàng tri thức “khổng lồ” nhưng chúng chỉ nhận diện
được những mẫu câu đơn giản, dễ hiểu.
2.2.2.2. Trường nghĩa
Lý thuyết trường nghĩa đã được đưa vào nghiên cứu cách đây vài chục

năm. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về trường nghĩa, tuy nhiên, hiểu một cách
cơ bản nhất, trường nghĩa là một tập hợp các từ đồng nhất với nhau về quan hệ
ngữ nghĩa và giữa các từ này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong một hệ
thống trường nghĩa lớn như trường động từ, tính từ,… lại có những trường nghĩa
nhỏ hơn có tác dụng khu biệt đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng.
Ví dụ, trong các tác phẩm văn học ta đã biết đến nhiều tác phẩm sử dụng
trường nghĩa để tạo nên sự mới lạ, độc đáo của thơ ăn như “khóc ông tổng cóc”
của Hồ Xuân Hương đã sử dụng trường nghĩ chỉ đông vật, thuộc họ nhà cóc để
sáng tác nên bài thơ. Bên cạnh đó, khảo sát tác phẩm “Cảnh ngày hè” của
Nguyễn Trãi, ta thấy ông đã sử dụng hệ thống trường nghĩ thật khéo léo:
“Rồi bóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp rương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.
Lao xao chợ các làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
(Nguồn: Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1)
Ta có thể tìm thấy một loạt các từ ngữ có cùng trường nghĩa chỉ sự vật
trong tác phẩm như “hòe”, “thạch lựu”, “hồng”, “cá”, “ve”, “đàn”. Bên cạnh
18


các trường nghĩa chỉ sự vật ta còn phát hiện ra trường nghĩa chỉ tính chất:
“mát”, “lục”, “đỏ”, “hồng”, “hương”, “giàu” và trường nghĩa chỉ hoạt động
như: “đùn đùn”, “phun”, tịn”, “lao xao”, “dắng dỏi”, “đàn”. Đối với trường
nghĩa chỉ sự vật và trường nghĩa chỉ tính chất, ta gọi đó là trường nghĩa dọc.
Với trường nghĩa chỉ sự vật, ta lại có thể xếp chúng vào những trường nghĩa
nhỏ hơn như trường nghĩa chỉ thực vật gồm “thạch lựu”, “hồng”, “hòe” và

trường nghĩa chỉ động vật như “cá”, “ve”. Tương tự như vậy, từ trường nghĩa
chỉ tính chất ta có thể chia ra là trường nghĩa chỉ màu sắc “lục”, “đỏ”,”hồng”.
Như vậy, ta thấy có những từ có thể xếp vào trường nghĩa này nhưng đồng
thời nó lại có thể xếp vào một trường nghĩa khác.
Ngoài việc sử dụng trường nghĩa trong một tác phẩm, ta thấy lý thuyết về
trường nghĩa còn được sử dụng với liên tác phẩm. Có rất nhiều các nhà nghiên
cứu đã đưa ra các đề tài nghiên cứu về trường nghĩa trong một số hoặc truyển tập
sáng tác của một nhà văn, nhà thơ nào đó như trường nghĩa chỉ người phụ nữ
trong các sáng tác của Nam Cao hoặc Thạch Lam. Hay bài nghiên cứu về trường
nghĩa chỉ tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh… Tất cả các bài nghiên cứu đã
cho ta cái nhìn khái quát nhất về lí thuyết trường nghĩa.
2.2.2.3. Thành ngữ, tục ngữ
Theo từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học (NXB Đà Nẵng - 1977)
thì thành ngữ được hiểu là “tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó
thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo
nên nó”. Còn tục ngữ được định nghĩa là “tập hợp từ cố định đã quen dùng mà
nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa
của các từ tạo nên nó”. Hiểu một cách đơn giản hơn. Tục ngữ là một câu nói
hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội,
truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Đặc
biệt tục ngữ mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng
nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục, vì vậy nên tục ngữ còn
được coi là một tác phẩm văn học trọn vẹn mặc dù nó rất ngắn ngủi. Còn thành
ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể
là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không
nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự
19



×