Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tiếp nhận tác phẩm tam quốc diễn nghĩa từ góc nhìn điện ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.22 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ NGỌC

TIẾP NHẬN TÁC PHẨM
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
TỪ GÓC NHÌN ĐIỆN ẢNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ NGỌC

TIẾP NHẬN TÁC PHẨM
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
TỪ GÓC NHÌN ĐIỆN ẢNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Nguyễn Thị Bích Dung

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Bích Dung . Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc

năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Bích
Dung người hướng dẫn khoa học
Tác giả cũng xin lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Ngữ văn và tổ Văn học
nước ngoài đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc


năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
6. Đóng góp mới của khóa luận ..................................................................................5
7.Cấu trúc khóa luận ...................................................................................................5
NỘI DUNG .................................................................................................................6
Chương 1: ĐIỆN ẢNH VÀ TÁC PHẨM TAM QUỐC DIỄN NGHĨA ......................6
1.1.Khái niệm điện ảnh ...............................................................................................6
1.2. Hiện tượng chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh.................................6
1.2.1.Diện mạo chung .................................................................................................6
1.2.2. Hình thức chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh ................................9
1.2.3.Những lưu ý khi chuyển thể .............................................................................10
1.3. Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh ................12
1.3.1. Khái niệm về cốt truyện trong tác phẩm văn học ...........................................12
1.3.2. Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh ...............................................12
1.4. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh...................13
1.4.1.Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học ....................................................13
1.4.2. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm điện ảnh..................................................14
1.5. Khái niệm không gian, thời gian trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh.
...................................................................................................................................15
1.5.1. Khái niệm không gian, thời gian trong tác phẩm văn học .............................15
1.5.2. Khái niệm không gian thời gian trong tác phẩm điện ảnh ..............................17



1.6. Bảng khảo sát và phân loại các tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm
Tam Quốc diễn nghĩa ................................................................................................17
1.6.1. Bảng khảo sát ..................................................................................................18
1.6.2. Phân loại ..........................................................................................................19
1.7. Những vấn đề đặt ra khi chuyển thể từ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa .........20
Tổng kết chương 1 ....................................................................................................22
Chương 2: CỐT TRUYỆN, NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN THỜI GIAN
TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA DƯỚI GÓC NHÌN ĐIỆN ẢNH ....................23
2.1. Cốt truyện trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh .........23
2.1.1. Từ tác phẩm văn học .......................................................................................23
2.1.2. Đến tác phẩm điện ảnh ....................................................................................24
2.1.3. Tạo điểm nhấn, gây ấn tượng qua việc xây dựng các tình tiết mở đầu và kết
thúc của tác phẩm điện ảnh .......................................................................................31
2.1.4. Những tồn tại và hạn chế khi chuyển thể ........................................................33
2.2. Nhân vật trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh ...........36
2.2.1. Hệ thống nhân vật chính trong Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh
...................................................................................................................................36
2.2.2. Các tuyến nhân vật được hư cấu của tác phẩm điện ảnh ................................39
2.2.3 Các tuyến nhân vật bị lược bỏ ..........................................................................41
2.2.4. Hành động nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh .....42
2.2.5. Ngôn ngữ nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa từ tác phẩm văn học đến tác
phẩm điện ảnh ...........................................................................................................45
2.2.5.1. Ngôn ngữ nhân vật người dẫn truyện...........................................................45
2.2.5.2. Ngôn ngữ nhân vật ......................................................................................46
2.3. Không gian và thời gian trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn
điện ảnh .....................................................................................................................47
2.3.1. Không gian trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh ....47



2.3.1.1. Không gian chiến trận ..................................................................................47
2.3.1.2. Không gian thiên nhiên ................................................................................48
2.3.1.3. Không gian kiến trúc cung đình, thành quách .............................................49
2.3.2. Thời gian trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh .......50
2.3.2.1. Từ tác phẩm văn học ....................................................................................50
2.3.2.2. Đến tác phẩm điện ảnh .................................................................................51
Tiểu kết chương 2......................................................................................................52
KẾT LUẬN ...............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi xuất hiện văn học đã mang trong mình sức phản ánh rất lớn từ đời
sống hiện thực, số phận con người, đến những giá trị truyền thống, và ngay cả đến
những biến chuyển lớn lao của thời đại cũng đã được nhà văn đem vào trang sách
của mình. Chính vì lí do này mà khi điện ảnh xuất hiện văn chương đã trở thành kho
tư liệu vô cùng vô giá và bất tận của điện ảnh, hai lĩnh vực này có quan hệ chặt chẽ
với nhau, nhà phê bình điện ảnh Timmothy Corrigan đã từng nhận xét về mối quan
hệ giữa văn học và điện ảnh như sau: “ Lịch sử quan hệ giữa phim ảnh và văn
chương là một lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đương đầu và phụ thuộc lẫn nhau.” Qua đó
chúng ta thấy được sự song hành của hai lĩnh vực. Văn chương càng được mở rộng
về đề tài thì điện ảnh càng có cơ hội làm cho mình phong phú thêm
Từ lâu đã có các vở kịch được đưa lên màn ảnh như kịch của Shakespeare
với những tác phẩm Hamlet, Rômeo và Juliet, hay những bộ phim chuyển thể từ
tiểu thuyết nổi tiếng như: Những người khốn khổ của V.Huygo, Chiến tranh và hòa
bình của L. N. Tônxtôi, Cuốn theo chiều gió của M. Mitchen…
Trước thực tế phát triển của điện ảnh thế giới, điện ảnh của Châu Á cũng có
những bước tiến nhanh, nhất là nền điện ảnh của Trung Quốc với những hướng đi

riêng và rất thành công với dòng phim cổ trang lấy cảm hứng từ những bộ tiểu
thuyết được xếp vào hàng kinh điển như: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung),
Thủy Hử (Thi Nại Am), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân),…Trong đó tác phẩm Tam quốc
diễn nghĩa (La Quán Trung) đã được chuyển thể sang tác phẩm điện ảnh, mỗi một
bộ phim đã phản ánh rõ nét cuộc chiến hỗn loạn giữa các nước chư hầu mà tiêu biểu
là ba nước Ngô, Thục, Ngụy với thế chân vạc. Đây là nguồn cảm hứng cho các nhà
làm phim đã tạo nên những tác phẩm điện ảnh với đầy đủ mọi thể loại, khía cạnh và
đan xen vào sự sáng tạo của nhà sản xuất để làm nên sự hấp dẫn cho người xem.
Thông qua các tác phẩm điện ảnh này ta thấy mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh,
từ chất liệu đến phương thức tác động của hai loại hình nghệ thuật này. Với niềm
đam mê văn chương và điện ảnh người viết muốn được khám phá sâu hơn những

1


khía cạnh của hai lĩnh vực khi kết hợp với nhau, phần nào cung cấp cho người đọc
cái nhìn toàn diện về những tác phẩm chuyển thể, từ những lí do trên chúng tôi lựa
chọn đề tài “Tiếp nhận tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa từ góc nhìn điện ảnh” cho
khóa luận của mình. Nhưng với dung lượng của khóa luận không cho phép nghiên
cứu đầy đủ các nội dung nên trong khóa luận chỉ đề cập tới thể loại điện ảnh trên
phương diện cốt truyện, không gian thời gian và nhân vật trong tác phẩm.
2. Lịch sử vấn đề
Điện ảnh là bộ môn nghệ thuật ra đời muộn hơn so với các bộ môn nghệ
thuật khác như: Điêu khắc, Hội họa, Âm nhạc - vốn đã có lịch sử ra đời và phát
triển lâu dài, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của điện
ảnh. Đây được coi như là một kho tư liệu phong phú, điện ảnh đã tận dụng và kết
hợp những bộ môn nghệ thuật khác để hoàn thiện mình, nhất là văn chương. Khi
những kĩ thuật và công nghệ phục vụ cho điện ảnh đã có những bước tiến vượt bậc
phục vụ cho người xem. Qua việc vận dụng những kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất
điện ảnh cùng với sự kết hợp của các yếu tố: Âm nhạc, hội họa, nhạc sĩ, diễn viên,

…để có thể biến những tác phẩm văn chương trở thành những khung hình sống
động, hấp dẫn. Từ đây ta thấy được mối quan hệ đa chiều giữa hai lĩnh vực này.
Nghiên cứu về mối quan hệ này, cuốn Văn học và điện ảnh (Mai Hồng dịch, NXB
Văn học, 1961) cuốn sách là tập hợp bài giảng của M.Rôm, I.Khây-phít-xơ, E. Gabơ-ri-lô-vi-trư, đã đưa ra những đặc trưng quan trọng của việc viết truyện phim và
những đặc trưng của văn xuôi trong phim, nhằm “nâng cao tác dụng của văn học
trong điện ảnh, để sáng tạo những truyện phim và những bộ phim kiểu mới thể hiện
đời sống vô cùng phong phú một cách chân thực”. Nhưng chưa chỉ rõ quan hệ của
văn học và điện ảnh.
Bên cạnh đó, cuốn Dẫn luận nghiên cứu Điện ảnh và văn học của Timothy
Corrgan cũng đã chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa văn học và điện ảnh qua
những phương diện đặc thù, trên cơ sở đưa ra một loạt giai đoạn lịch sử, các phong
tục văn hóa và phương pháp phê bình. Điều này rất thuận lợi cho các nhà nghiên
cứu có được cái nhìn tổng quát về hai lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu về

2


hai góc độ cốt truyện và nhân vật có trong việc chuyển thể có ý nghĩa như thế nào
thì dường như vẫn chưa được quan tâm.
Hai cuốn sách này đem đến cho người đọc cái nhìn về những yếu tố lịch sử,
đặc trưng của văn học và điện ảnh chứ không đi sâu vào mối quan hệ khi chuyển thể
từ văn học đến điện ảnh.
Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu nhưng vẫn ở quy mô nhỏ lẻ:
-

Về cái tính văn học trong điện ảnh (Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật,

số 6 – 1984, Lê Châu)
-


Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 6 – 1999,

Phạm Vũ Dũng)
-

Văn học trong điện ảnh và điện ảnh trong văn học (Phim Việt Nam

thưởng thức – bình luận, NXB văn hóa văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Trần Trọng
Đăng Đàn)
-

Mối quan hệ giữa Văn học và điện ảnh (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật,

số 10-2002, Minh Trí)
-

Chuyển thể và liên văn bản (Trường hợp tác phẩm Long thành cầm

giả ca) (Tạo chí khoa học, 2017, Bùi Trần Quỳnh Ngọc) .Bài viết giới thiệu khái
quát và thể hiện chính kiến của tác giả về hai lí thuyết đang có ảnh hưởng mạnh mẽ
này trong nghiên cứu văn học và các ngành nghệ thuật khác. Trên cơ sở đó, bài viết
phân tích hành trình từ tác phẩm thơ đến tác phẩm điện ảnh của Long Thành cầm
giả ca. Ở đây, trong sáng tác và trong nghiên cứu, chính liên kết đã tạo nên sự khác
biệt!
Mỗi bài báo hay công trình nghiên cứu đều cho chúng ta thấy những góc nhìn
riêng về văn học và điện ảnh trong quan hệ của nó, qua đó là tư liệu quý giá cho ta
thấy cái nhìn tổng quát và đa chiều về vấn đề chuyển thể từ văn học đến điện ảnh.
Đối với mối quan hệ này, nó đã tồn tại rất lâu đời, đặc biệt những tác phẩm
văn học đã thành công luôn được các nhà làm phim lựa chọn. Trên thế giới Trung
Quốc là quốc gia có nền văn học rất riêng phát triển qua từng thời kì, những tác

phẩm như Thủy Hử, Kim Bình Mai, Tây Du Kí,… được chuyển thể rất nhiều với

3


những cái nhìn khác nhau. Cùng với sự phát triển về khoa học kĩ thuật của điện ảnh
như đồ họa, kĩ xảo, máy quay đã cho khán giả xem những tác phẩm vô cùng chất
lượng, với nhiều thể loại, phim truyền hình, phim điện ảnh, phim hoạt hình.
Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa được chuyển thể sang phim truyền hình
đã từ rất lâu, nhưng phải mãi đến năm 2008 mới bắt đầu được chuyển thể sang phim
điện ảnh với bộ phim Đại chiến Xích Bích I với thời lượng 146 phút và Đại chiến
Xích Bích II với thời lượng 142 phút ra mắt một năm sau (2009) của đạo diễn Ngô
Vũ Sâm, cũng cùng năm 2008 một bộ phim nữa ra đời đó là Tam Quốc Chí: Huyền
thoại Triệu Tử Long ( Rồng tái sinh) thời lượng 102 phút của đạo diễn Daniel lee,
sau đó năm 2011 là tác phẩm Quan Vân Trường thời lượng 107 phút của đạo diễn
Mạch Triệu Huy, năm 2012 là tác phẩm Khổng Tước Đài thời lượng 107 phút của
đạo diễn Triệu Lâm Sơn, cho đến giờ vì những lí do khách quan mà số lượng phim
điện ảnh vẫn hạn hẹp hơn phim truyền hình rất nhiều, đây cũng là một khó khăn cho
chúng tôi khi nghiên cứu đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu và phân tích nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học
sang điện ảnh từ phương diện cốt truyện, nhân vật và không gian thời gian qua tác
phẩm Tam quốc diễn nghĩa, chúng tôi xem xét mối quan hệ đa chiều giữa văn học
và điện ảnh. Qua đó chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm
văn học và điện ảnh. Đồng thời thấy được những thành công và hạn chế của các bộ
phim chuyển thể từ tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu


Tiếp nhận tác phẩm Tam Quốc từ góc nhìn điện ảnh .
-

Phạm vi nghiên cứu

Với điều kiện thực tế người nghiên cứu chỉ tập chung vào ba khía cạnh đó
là cốt truyện, nhân vật và không gian thời gian và bốn bộ phim điện ảnh: Đại chiến
Xích Bích, Tam Quốc Chí: Huyền thoại Triệu Tử Long (Rồng tái sinh), Quan Vân
Trường, Khổng Tước đài là phạm vi nghiên cứu chính.

4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này người viết sử dụng phương pháp thống kê để thống kê
các bộ phim đã được sản xuất từ tác phẩm Tam Quốc.
Phương pháp phân tích tổng hợp, sử dụng những tài liệu có liên quan để
hoàn thiện khóa luận.
Phương pháp so sánh đối chiếu là không thể thiếu, vận dụng phương pháp
này để có thể nhìn nhận thấu đáo khi phân tích tác phẩm gốc và tác phẩm chuyển
thể.
6. Đóng góp mới của khóa luận
Qua đề tài này, chúng tôi phần nào chỉ ra thêm được mối quan hệ giữa văn
học và điện ảnh, những thuận lợi và khó khăn khi chuyển thể một tác phẩm văn học
lớn như tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Từ đó giúp chỉ ra những mặt hạn chế khi
chuyển thể, giúp người xem có cái nhìn rõ hơn về một bộ phim chuyển thể.
7.Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Điện ảnh và tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa.
Chương 2: Cốt truyện, nhân vật và không gian thời gian trong Tam quốc

diễn nghĩa dưới góc nhìn điện ảnh

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1: ĐIỆN ẢNH VÀ TÁC PHẨM TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
1.1.Khái niệm điện ảnh
Tính đến nay ( 2019) nghệ thuật điện ảnh đã có 124 năm tuổi, ban đầu đó là
phát minh của hai anh em kĩ sư người Pháp là Louis Lumiere và August Lumiere,
ngày 28/12/1895, bộ phim đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của nghệ thuật thứ bảy
được chiếu tại thủ đô Pari.
Điện ảnh là một khái niệm chưa cố định, vì vậy chúng tôi xin đưa ra
một số khái niệm về điện ảnh như sau: Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt điện ảnh
được hiểu là “1- Kĩ thuật thu vào phim những hình cử động liên tục và chiếu lại trên
màn ảnh. 2- Ngành nghệ thuật dùng kĩ thuật để thu phát kịch bản được dàn dựng,
đạo diễn công phu” [12, tr 634]. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên
tưởng đưa ra cách hiểu “Nghệ thuật phản ánh hiện thực bằng những hình ảnh hoạt
động liên tục, thu vào phim (Nhựa, video) để chiếu các cử động trên màn ảnh” [4, tr
905]. Một số ý kiến của những nhà nghệ sĩ đưa ra: “Điện ảnh là âm nhạc của ánh
sáng”, “Là nghệ thuật của sự biến đổi”, “Là hình ảnh chuyển động”, “Là con đẻ của
khoa học kĩ thuật”…
Để hiểu hơn về điện ảnh trước hết ta phải hiểu về các thuộc tính của nó.
“Có nhiều quan niệm khác nhau về đặc trưng của điện ảnh song hiện nay quan niệm
phổ biến nhất cho rằng điệm ảnh có tám thuộc tính cơ bản: Điện ảnh là nghệ thuật
tổng hợp, có tính truyền thống, tính dân tộc và tính quốc tế, tính giải trí, tính kinh tế
thương mại và mang giá trị tư tưởng nhân sinh sâu sắc. Điện ảnh là con đẻ của khoa
học kĩ thuật – công nghệ và nằm trong cấu trúc văn hóa, truyền thống đại chúng” [5,
tr.16].
1.2. Hiện tƣợng chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh

1.2.1.Diện mạo chung
Mặc dù Văn học và điện ảnh có sự khác biệt trên nhiều phương diện song
vẫn có nhiều điểm tương đồng với nhau, khiến chúng có sợi dây liên kết để chuyển
thể qua lại, chuyển thể là một lại nghệ thuật đã ra đời từ lâu, các vở kịch được

6


chuyển thể từ chất liệu văn học cũng vô cùng phổ biến như “Hamlet” của
Shakespeare hay những cốt truyện dân gian như “Tấm Cám”, “Quan Âm thị
kính”…
Các tác phẩm văn học luôn là kho tư liệu vô cùng lớn cho điện ảnh. Điều
này đã được kiểm chứng và bước đầu có những thành công đáng ghi nhận “Trên thế
giới, những tác phẩm văn học nổi tiếng luôn là mạch cảm hứng tốt cho các đạo diễn,
không những thế độc giả còn rất mong mỏi được xem nhân vật mà mình đã đọc sẽ
lên phim như thế nào”- nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.
Trong lịch sử nền điện ảnh thế giới và nhất là điện ảnh Trung Quốc, các tác
phẩm điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm văn học là vô cùng phổ biến, đây như
là một cuộc “tái sinh” thổi một “hồn gió mới” vào các tác phẩm văn học. Và cho
đến lúc này những nội dung mà tác phẩm chứ đựng mới ra mắt người đọc theo một
cách riêng biệt, thông qua ngôn ngữ, hình tượng và hành động nhân vật. Từ tác
phẩm văn học cho đến khi lên sóng thành một bộ phim là cả một khoảng cách rất xa
và phụ thuộc nhiều yếu tố, nó đòi hỏi sự sáng tạo của cả ekip đoàn làm phim vì
nhiều khi một tác phẩm văn học chưa thật sự đủ sức để trở thành một tác phẩm điện
ảnh hay. Bản chất của văn học và điện ảnh là khác nhau, một bên là sử dụng ngôn
ngữ viết, là hình dung, tưởng tưởng, cho nên sức biểu đạt là vô cùng lớn và phong
phú, một bên là sử dụng hình ảnh, diễn xuất, lời thoại cho nên cũng hạn chế rất
nhiều khi truyền tải nội dung. Vì những khác biệt trên mà đôi khi các nhà làm phim
phải thay đổi những chi tiết trong tác phẩm gốc bằng những chi tiết khác, phụ thuộc
vào sự thay đổi mà hai tác phẩm sẽ đem lại những cảm nhận khác nhau cho khán

giả. Những tác phẩm điện ảnh lấy chất liệu từ những tác phẩm văn học nổi tiếng sẽ
dễ dàng thu hút sự chú ý của khán giả, nhưng đây cũng sẽ là một áp lực không nhỏ
cho các nhà làm phim.
Trong suốt chiều dài của lịch sử điện ảnh, rất nhiều các tác phẩm kinh điển
của văn học được dựng thành phim như “Cuốn theo chiều gió” của tác giả Margaret
Mitchell,“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của nhà văn Colleen McCullough,
“Chiến tranh và hòa bình” của L.Tônxtôi cũng được rất nhiều đạo diễn làm lại với

7


những phiên bản khác nhau. Hay “Những người khốn khổ” cũng được hiện lên với
nhiều góc độ khác nhau theo từng sự sáng tạo của từng đạo diễn, mỗi người lại có
những Jean Valjean (Giăng Van- giăng) của riêng mình. Trong mỗi tác phẩm, các
đạo diễn sẽ tìm ra những điểm nổi bật mà mình yêu thích, chỉ cần họ trung thành
với tư tưởng chính và không làm lệch đi tinh thần ấy là đủ.
Chuyển thể là cả một quá trình hoạt động nghệ thuật, mỗi tác phẩm ra đời
đã tạo ra “ Những tính cách mới, những địa điểm mới, khung cảnh, thời gian khác
và sự biểu hiện tươi mát đầy cảm xúc”.
Những tác phẩm văn học được chuyển thể sang điện ảnh với một tốc độ
lớn, hằng năm các tác phẩm văn học ra đời gây được tiếng vang và kéo theo là sự ra
đời của các tác phẩm điện ảnh. Văn học từ đây đã trở thành nền tảng bên cạnh sử
dụng những chất liệu văn học (Cốt truyện, nhân vật, hành động,…), điện ảnh còn sử
dụng một số thủ pháp nghệ thuật và phương tiện biểu hiện của văn học. Các yếu tố
như: bối cảnh, lời thoại không gian và thời gian, diễn biến tâm lí, cũng mang chất
văn học, những đoạn đối thoại, độc thoại, lời dẫn truyện,…cũng lấy ra từ đó nó làm
câu chuyện thêm kịch tính. Trong tác phẩm điện ảnh, thời gian (Sự đan xen giữa
hiện tại, quá khứ và tương lai, những sự việc đang diễn ra,…) hoặc những không
gian được mở ra khác nhau cũng là từ văn học.
Cốt truyện văn học là cái nền vững chắc để các nhà sản xuất dựa vào giúp

tạo nên những tác phẩm điện ảnh hay. Có rất nhiều bộ phim lấy ra từ văn học mà đã
trở thành kinh điển của làng điện ảnh như: “The Godfather (Bố già)” của nhà văn
Mario Puzzo đã là một best-seller với hàng triệu bản được bán ra. Cuốn sách viết về
đề tài về cuộc sống giới xã hội đen này nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của nhà
làm phim Hollywood. Bộ phim chuyển thể “Bố già” với cốt truyện hay cùng dàn
diễn viên vô cùng tài năng đã nhanh chóng rinh về nhiều giải thưởng điện ảnh danh
giá. Tác phẩm “Đồi gió hú” của nữ nhà văn người Anh Emily Bronte, hay kịch bản
bộ phim “Cabaret” dựa trên cuốn tiểu thuyết “Goodbye to Berlin” của nhà văn
Christopher Isherwood. Bộ phim “Kiêu hãnh và định kiến” được xây dựng dựa trên
tiểu thuyết kinh điển cùng tên của nữ nhà văn Jane Austen,…

8


1.2.2. Hình thức chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh
Các tác phẩm văn học được các nhà làm phim lựa chọn để chuyển thể là
điều không hiếm gặp, đã có rất nhiều các tác phẩm được dựng thành phim. Việc
chuyển thể có hai hình thức: Bám sát theo nguyên tác và không theo sát nguyên tác
Chuyển thể bám sát theo nguyên tác
Đó là khi các nhà sản xuất trung thành với tác phẩm mình chuyển thể, bám
theo nội dung, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ… tất cả làm sao để có thể “tái hiện”
tác phẩm trên màn ảnh, không đặt thêm bất cứ vấn đề gì ngoài những đề được nêu
ra trong tác phẩm, cố gắng xây dựng từ không gian thời gian bối cảnh diễn ra bộ
phim, tạo hình nhân vật cho đến tư tưởng của tác giả, nếu có thay đổi cũng là không
đáng kể để phù hợp với khán giả và các nhà kiểm định phim. Đã có rất nhiều tác
phẩm thành công khi chuyển thể theo nguyên mẫu này như: “Những người khốn
khổ” của Victo Hugo, “Chiến tranh và hòa bình” của L. Tônxtôi. Nhưng vì là hai
loại hình nghệ thuật khác nhau nên có ít nhiều sự thay đổi so với nguyên tác, nhưng
ở hình thức chuyển thể này sự chênh lệch là không nhiều.
Chuyển thể không bám sát nguyên tác

Các nhà làm phim luôn mong muốn mỗi tác phẩm của mình có những dấu
ấn riêng, họ gửi gắm vào đó những sáng tạo của bản thân, nên khi chuyển thể họ có
thể tự do làm những gì họ muốn, đôi khi tác phẩm văn học chỉ góp một phần, hay
chỉ là hình tượng gần giống hoặc đó là cái cớ để hoàn thiện kịch bản điện ảnh mà
thôi. Như: Tác phẩm “Làng vũ Đại ngày ấy” của đạo diễn Phạm Văn Khoa chuyển
thể từ bộ ba tác phẩm của nhà văn Nam Cao: “Lão Hạc, Chí Phèo, Sống Mòn”, tác
phẩm “Mùa len trâu” của đạo diễn Võ Nghiêm Minh đã dựa trên một số truyện
ngắn trong “Hương rừng Cà Mau” của nhà văn Sơn Nam. Hình thức chuyển thể này
đang rất được các nhà làm phim ưa chuộng và ngày càng phổ biến, họ có thể thỏa
sức tưởng tượng, sáng tạo.
Cùng chung xu hướng này, bốn tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết Tam
quốc cũng được xây dựng theo hướng này, bốn bộ phim đều chỉ lấy những sự kiện,
tình tiết tiêu biểu hay những nhân vật chính nổi bật trong cuốn tiểu thuyết để xây

9


dựng nên bộ phim, kết hợp với sự sáng tạo đã cho ra những góc nhìn hoàn toàn mới.
Bộ phim “Quan Vân Trường” của đạo diễn Mạch Triệu Huy, bộ phim “Tam Quốc
Chí: Huyền thoại Triệu Tử Long ( Rồng tái sinh)” của đạo diễn Daniel lee, cả hai bộ
phim đều lấy cảm hứng từ hai nhân vật trong nguyên tác, nhưng đã có sự thêm thắp
và lược bớt tình tiết để khắc họa hai nhân vật một cách rõ nét và đầy tính nghệ
thuật. Bộ phim “Khổng Tước đài” đạo diễn Triệu Lâm Sơn lại lấy địa danh “Khổng
Tước đài” làm nền xây dựng bộ phim cho việc miêu tả nhân vật chính là Tào Tháo,
có thể nói đây là bộ phim có sự thay đổi nhiều nhất so với nguyên tác và hư cấu nên
một câu chuyện khác. Bộ phim “Đại chiến Xích Bích” của đạo diễn Ngô Vũ Sâm là
một bộ phim lấy bối cảnh là cuộc chiến Xích Bích vô cùng nổi tiếng, với những góc
quay, khung cảnh được đầu tư công phu, dàn diễn viên đẹp đã tạo nên một tác phẩm
xuất sắc, đây cũng là bộ phim đạt nhiều đề cử và giải thưởng tại các liên hoan phim,
nhận được lời khen từ các nhà phê bình phim.

Đối với hình thức chuyển thể nào cũng sẽ có hai mặt thuận lời và khó khăn
nhất định, việc sản xuất để tạo ra một tác phẩm điện ảnh là của nhà làm phim nhưng
sự đón nhận sau cùng của khán giả cũng tác động không nhỏ đến tư duy của họ, nếu
như sáng tạo quá nhiều mà phá vỡ đi mạch logic của câu chuyện sẽ làm cho những
người hâm mộ tác phẩm cảm thấy không thỏa đáng, nhưng nếu giữ nguyên mà
không đan cài hay lược bớt những chi tiết chưa hợp lí trong tác phẩm sẽ làm cho bộ
phim như một “bản sao” của tác phẩm văn học vậy.
1.2.3.Những lưu ý khi chuyển thể
Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc thành công khi chuyển thể từ một tác
phẩm văn học sang kịch bản văn học, do sự khác biệt của hai thể loại này nên không
phải lúc nào kịch bản cũng thành công.
Khi quyết định đem tác phẩm văn học dựng thành phim, ban đầu phải phá
bỏ kết cấu của nguyên tác, điều này đòi hỏi năng lực của người chuyển thể phải từ
bỏ được nhân vật, sự kiện, đoạn văn, biến cố mà mình yêu thích, xây dựng cho
mình có cái nhìn khách quan nhất để hoàn thiện một kịch bản hoàn chỉnh. Phải chọn
lọc được những chi tiết, xâu nối nó từ bên trong, tổ chức lại theo quy luật và hình.

10


thức nghệ thuật của một tác phẩm điện ảnh. Và khi viết theo hình thức của điện ảnh
nó sẽ bù đắp được những thiếu hụt và hạn chế của văn học để truyền đạt tới khán
giả theo một cách riêng những ý nghĩa, tư tưởng mà người chuyển thể hướng tới.
Mỗi một thể loại đều có những giới hạn nghệ thuật riêng nhất là văn học và
điện ảnh, nếu như sức mạnh của văn học là ngôn từ thì điện ảnh lại tổng hợp trong
mình nhiều yếu tố. Sức mạnh ngôn từ phụ thuộc rất nhiều vào trí tưởng tượng của
mỗi độc giả, còn khi chuyển thể sang kịch bản điện ảnh thì bất kì một hành động
nhỏ nào như bước đi, cái quay đầu, đều phải diễn tả thật rõ ràng qua khung hình. Vì
vậy khi chuyển thể người làm phim phải biết vận dụng những ưu điểm của loại hình
nghệ thuật và biết khắc phục những hạn chế để đạt được mục đích của mình.

Nếu như trong tác phẩm văn học tác giả có thể diễn tả những chi tiết, tả
nhân vật từ những cử động nhỏ nhất mình muốn dài hàng trang giấy thì khi đưa lên
phim cần bộc lộ một cách trực tiếp rõ ràng, sự quanh co dài dòng sẽ làm loãng và
gây lệch hướng đi của câu chuyện. Trong tác phẩm văn học nếu như tác giả tự thanh
minh cho nhân vật của mình thì trong tác phẩm điện ảnh nhân vật tự bộc lộ mình
qua những cử chỉ, hành động trên khung hình để sau đó khán giả tự có những đánh
giá của riêng mình. Trong một câu chuyện nhất định phải có những xung đột, kịch
tính, có thắt nút và mở nút, đây cũng là cách để khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn
và lôi cuốn.
Chất lượng của một bộ phim chuyển thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
nhưng chủ yếu là do người chuyển thể, nó phụ thuộc vào trình độ, sự am hiểu, tư
duy nghệ thuật, thái độ, … bởi đây không đơn thuần là một công việc “dịch” hay
“đọc” mà nó còn là công việc liên quan đến sự sáng tạo.
Một điểm cần lưu ý nữa đó là tư tưởng mà tác giả muốn gửi trong tác
phẩm văn học của mình, tùy theo hình thức chuyển thể có thể bám sát theo tác
phẩm hoặc không mà có cách để bảo toàn tư tưởng này. Những tác phẩm lớn luôn
mang theo những giá trị tư tưởng sâu sắc đây là một áp lực lớn đối với các nhà làm
phim là làm thế nào để giữ và phát triển được hệ tư tưởng này, nó sẽ là một trở ngại
đối với sự sáng tạo của người chuyển thể.

11


1.3. Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh
1.3.1. Khái niệm về cốt truyện trong tác phẩm văn học
Trong cuốn Giáo trình lí luận văn học tác phẩm và thể loại, do Trần Đình
Sử chủ biên đã đưa ra khái niệm cốt truyện văn học như sau: “Cốt truyện là chuỗi
các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch. Một số văn bản trữ tình
cũng có yếu tố cốt truyện. Khái niệm cốt truyện nhằm tách truyện ra làm hai phần:
Chuỗi sự kiện rất đặc trưng cho thể loại tự sự, kịch và các yếu tố miêu tả, lời kể,

bình. Thiếu các yếu tố này thì truyện không thể thành truyện.” [10, tr.44]
Trong cuốn Lý luận văn học, do Hà Minh Đức chủ biên nêu rằng: “Cốt
truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống, và nhất
là những xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó, các tính cách hình thành và
phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm sáng tỏ tư tưởng và chủ
đề của tác phẩm” [8, tr.29].
Theo Aristos – người đặt nền móng cho lý thuyết nghiên cứu cốt truyện:
“Cốt truyện là cơ sở, là linh hồn của của bi kịch, sau đó mới đến tính cách” [8, tr.
13]. Đến L.I.Timofeep, nhận định về cốt truyện ông cho rằng, khi mà các tính cách
luôn đóng vai trò “người trung gian” độc đáo giữa nhà văn và cuộc sống do nhà văn
phản ánh thì cốt truyện chính là hệ thống biến cố mà suy cho cùng những biến cố đó
phải phản ánh những mâu thuẫn và xung đột xã hội.
Sơ lược việc điểm về cốt truyện và những vấn đề liên quan của các nhà lý
luận, chúng ta có thể nhận ra tầm quan trọng cũng như sự phức tạp của việc nghiên
cứu. Điều này có lẽ bắt nguồn từ việc hiểu phạm trù khái niệm cốt truyện.
1.3.2. Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh
Cốt truyện trong phim bao gồm tất cả những sự kiện của câu chuyện được
mô tả trực tiếp trên phim, được sắp xếp một cách có tổ chức, hay “một chuỗi những
sự kiện trong một mối liên hệ nhân quả xảy ra trong không gian và thời gian” [1, tr.
95].
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về cốt truyện. Nhưng trên thực tế của
phim ảnh chúng ta có thể thấy được cốt truyện của phim và công việc xây dựng cốt

12


truyện là một bước vô cùng quan trọng để hoàn thành một bộ phim điện ảnh. Hiểu
được những nguyên tắc, những quá trình căn bản để xây dựng cốt truyện, cả nhà
làm phim và khán giả xem phim có thể hiểu thêm về bộ phim sắp thực hiện, sắp
thưởng thức.

Vai trò cơ bản của cốt truyện đó là tả kể. Nhà làm phim sẽ rất khó có thể
thể hiện một câu chuyện mà không thông qua xây dựng cốt truyện (trừ một số dạng
phim đặc biệt). Yêu cầu số một của một đối với cốt truyện là phải độc đáo, mới mẻ,
hấp dẫn, chứa đựng những ý nghĩa đặc biệt, yêu cầu này chưa bao giờ là dễ dàng.
Vì vậy những nhà sản xuất, các công ti sản xuất phim rất chú trọng tìm kiếm những
kịch bản có chất lượng trong số lượng lớn các kịch bản được gửi đến. đối với các
nhà làm phim thông thường, bản thân họ không tự sản xuất ra kịch bản mà thường
có một đội ngũ riêng, (trừ một số nhà sản xuất như David Foenkinos, Trương Nghệ
Mưu,…)
Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa cốt truyện nghiêng về chuỗi sự kiện
tự nhiên (niên biên), cốt truyện với các sự kiện xảy ra theo các mốc thời gian trong
từng chương hồi. Số lượng các sự kiện rất nhiều nên tác giả thường sẽ tóm gọn lại
các chi tiết nhưng cũng sẽ có nhiều tình tiết được miêu tả kĩ lưỡng. Cốt truyện trong
phim điện ảnh tùy thuộc vào ý đồ của nhà làm phim mà sẽ xây dựng những cốt
truyện khác nhau, trong bốn bộ phim điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm “Tam
quốc diễn nghĩa”, mỗi bộ phim là một câu chuyện khác nhau, dựa trên những tình
tiết chính và thêm tắp những chi tiết khác để tạo nên bộ phim, vì vậy giữa cốt
truyện của tác phẩm văn học và cốt truyện của tác phẩm điện ảnh luôn có sự khác
nhau.
1.4. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh
1.4.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học

13


Nhà văn hào Đức W.Goethe có nói: “Con người là điều thú vị nhất đối với
con người, và con người cũng chỉ hứng thú với con người.” Trong cuốn Giáo trình
lí luận văn học tác phẩm và thể loại do GS. Trần Đình Sử chủ biên đưa ra khái
niệm như sau “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể
con người trong tác phẩm văn học – cái được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện

bằng các phương tiện riêng.” [10, tr. 58]
Những con người này có thể được miêu tả kỹ lưỡng hay sơ lược, sinh
động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ
vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Có
thể có tên riêng cũng có thể không có tên riêng. Khái niệm nhân còn để chỉ một
hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có
khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những
đặc điểm giống con người.
Nhân vật văn học mang tính ước lệ không thể bị đồng nhất với con người
có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên
mẫu.
1.4.2. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm điện ảnh
Ở bất kì bộ môn nghệ thuật nào nhân vật là một trong những yếu tố tạo nên
thành công cho tác phẩm, là thành quả sáng tạo của người nghệ sĩ. Đối với điện ảnh
thì nhân vật không thể một mình độc lập mà cần có sự cộng hưởng với những yếu
tố khác, và phụ thuộc rất nhiều vào những người sản xuất (Đạo diễn, biên kịch, diễn
viên)
Để tạo ra một nhân vật có sức khái quát, ảnh hưởng sâu sắc đến khán giả,
đó là một điều rất khó khăn đối với các nhà sản xuất. Đòi hỏi nhà làm phim phải đặt
tâm tư, phải tư duy, và dám bước qua các giới hạn của nghệ thuật.
Nhân vật được khắc họa với tính cách, đặc điểm ngoại hình riêng, mô tả
những nét cá tính.
Nhân vật có ảnh hưởng đến sự thành công của bộ phim. Tác phẩm có ấn
tượng, tồn tại được lâu dài tùy thuộc vào sự sáng tạo của nhà làm phim. Khi xem

14


một bộ phim đã công chiếu từ lâu, người ta có thể quên các chi tiết, quên cả nội
dung cơ bản của bộ phim nhưng với nhân vật thì ngược lại, nếu nhân vật đó tạo

được ấn tượng sâu sắc cho họ. Đòi hỏi vô cùng khắt khe trong việc xây dựng nhân
vật.
Việc nhân vật hành động trên bối cả có thật mà người xem cảm nhận như
đang đối diện với con người thật, tạo sự chân thật trong cảm xúc thông qua cử chỉ,
hành vi của nhân vật. Đối với các nhân vật trong điện ảnh, người xem được cảm
nhận rõ nét hơn những nhân vật trong các loại hình khác.
Vì vậy muốn gây được ấn tượng, nhân vật không được nhạt nhòa, trùng lặp,
mà phải có sự vận động, biến đổi, ẩn chứa sự bất ngờ.
Trong văn học cổ điển, thông thường nhân vật chính đồng thời là nhân vật
tích cực, chính diện và ngược lại. Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa những nhân
vật chính trong vai chính diện như Lưu Bị hiền đức, Quan Vân Trường, Triệu Tử
Long dũng mãnh trung nghĩa, Trương Phi nóng nảy, Chu Du, Gia Cát Lượng tài trí,
Tào Tháo gian hùng…
Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, các nhân vật được xây dựng với
những đặc trưng tính cách rất riêng, mỗi người thông qua hành động để ghi dấu ấn
của mình với người đọc, bên cạnh đó còn là ngoại hình phi phàm cũng bổ trợ cho
mục đích này. Thông qua nhân vật tác giả gửi gắm những ước nguyện của bản thân,
cái nhìn thời cuộc đến người đọc. Các bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm Tam
quốc diễn nghĩa, những nhân vật được xây dựng với những ý đồ của nhà sản xuất
nhưng không vì vậy mà bị dập khuân theo ý muốn của người nghệ sĩ, đôi khi cũng
không theo nguyên mẫu trong tác phẩm, mà tồn tại theo một cách riêng, tạo ấn
tượng cho người xem bằng chính những thước phim, hình ảnh lời nói và hành động
của bản thân.
1.5. Khái niệm không gian, thời gian trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện
ảnh.
1.5.1. Khái niệm không gian, thời gian trong tác phẩm văn học
Không gian nghệ thuật

15



Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi, đã định nghĩa như sau: “ Không gian nghệ thuật là hình thức bên
trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật
trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trường nhìn
nhất định. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính
chủ quan. Ngoài không gian vật thể còn không gian tâm tưởng”. do vậy không gian
nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lí. [6,
tr.160]
Trong cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, của Giáo sư Trần Đình Sử
đã đưa ra như sau: “ Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là
phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. nếu thế giới nghệ thuật là
thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở
ra từ một điểm nhìn, cách nhìn”.
Không gian trong tác phẩm văn học được biểu thị qua không gian mang
tính ước lệ tượng trưng (Tây trúc, thiên đình, núi Olympus…), bằng các từ không
gian vốn mã hóa sẵn về ý nghĩa trong đời sống (Cao, thấp, dài, ngắn, tối, sáng…),
tập trung điểm nhìn (Xa, gần, cao, thấp…), điểm nhìn tâm lí ( Nhớ lại, hồi ấy, ngày
ấy…).
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học đã khẳng định: “Không gian nghệ thuật
là hình tượng không gian có tính chủ quan và tượng trưng”. Đó là hiện tượng nghệ
thuật, mô hình thế giới thể hiện quan niệm về trật tự thế giới và sự chọn lựa của con
người.
Thời gian nghệ thuật
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đã đưa ra: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình
tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật,
sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm
nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong
thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. sự phôi hợp của hai yếu tố này tạo


16


thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật”.
[6, tr.322]
Khác với thời gian vật lí thông thường được đo bằng đồng hồ hay lịch, thời
gian trong văn học có thể “Đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay tới tương lai xa
xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái
cái chốc lát thành vô tận.” [6,tr.322] Thời gan nghệ thuật đó là sự lặp lại của các
quy luật của đời sống: Sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, …
1.5.2. Khái niệm không gian thời gian trong tác phẩm điện ảnh
Khác với không gian thời gian trong tác phẩm văn học, không gian thời
gian trong tác phẩm điện ảnh được thể hiện thông qua các cảnh quay, từng phân
đoạn. Không gian thời gian của các cấu hình đồ họa xuất hiện và thay đổi liên tục
trên màn ảnh. Khi muốn thay đổi phân cảnh, không gian thời gian người ta thường
dùng các biện pháp làm mờ chìm, mờ chói, tối dần… Được cảm nhận như sự gián
đoạn của cảnh quay này sẽ được thay đổi bởi cảnh quay khác, hay một không gian
thời gian mới sẽ được thay thế. Không gian thời gian trong văn học được khắc họa
bởi ngôn từ, vì thế nó tác động vào trí tưởng tượng của người đọc, còn không gian
thời gian điện ảnh thông qua hình ảnh tác động trực tiếp vào thị giác, thính giác của
người xem. Vì vậy khi chuyển thể mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng của bản
thân, do đó cũng sẽ có chênh lệch giữa văn học và điện ảnh.
1.6. Bảng khảo sát và phân loại các tác phẩm điện ảnh đƣợc chuyển thể từ tác
phẩm Tam Quốc diễn nghĩa

17


1.6.1. Bảng khảo sát

Năm
S Tên Phim

phát

Thể loại
Đạo diễn

Thời lƣợng

hành

TT

(truyền

Ghi chú

hình, điện
ảnh, hoạt
hình)

Gia
1 Cát Lượng

1987

54 tập

Phim truyền

hình

1
Điêu
2 Thuyền

1988

12 tập

Phim truyền Công
hình

2

ti

truyền
hình
Trung
Quốc của
Đài Loan

Tam
3
Quốc Diễn
3

1994


Nghĩa

Vương

84 tập

Phù Lâm

Lạc
4 Thần

2002

4

Mai

Tiểu

hình
27 tập

2002

Phim truyền
hình

5

6 Bố và Điêu

6

Phim truyền
hình

Thanh
Điêu
5 Thuyền

Phim truyền

2003

Phim truyền Trung
hình

Thuyền

Quốc Đại
lục

Tam
7
Quốc Diễn
7

Nghĩa

9


2010

Diễn Nghĩa
9



Nhân

Phim truyền
hình

Cảng

Tân
8
Tam Quốc
8

2008

Trở

thời Tam Quốc

Cao

Hy

95 tập


hình

Hy
về

2012

Lưu

Phim truyền

Gia

Hào

25 tập

Phim truyền Phim
hình

18

xuyên


×