Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Trường nghĩa động vật trong dế mèn phiêu lưu kí của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.08 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO

TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT
TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ
CỦA TƠ HỒI
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chun ngành: Ngơn ngữ học

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO

TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT
TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ
CỦA TƠ HỒI
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun ngành: Ngơn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. ĐỖ THỊ THU HƯƠNG



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian dài nỗ lực, nghiêm túc nghiên cứu với sự hỗ trợ nhiệt tình từ
các thầy cơ và các bạn sinh viên, đến nay khóa luận của tơi đã hồn thành. Tơi
xin chân thành cảm ơn các giảng viên khoa Ngữ văn, trường Đại học sư phạm
Hà Nội 2 đã nhiệt tình giúp đỡ. Tơi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hương – người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế nên chắc chắn khóa luận
vẫn cịn nhiều những thiếu sót. Kính mong nhận được những đóng góp chân
thành từ q thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Tác giả khóa luận

Bùi Thị Phương Thảo


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan:
Khóa luận là kết quả nghiên cứu tự thân dưới sự chỉ dẫn của PGS.TS Đỗ Thị
Thu Hương; tất cả số liệu và tài liệu trích trong khóa luận là trung thực, khơng
sao chép; kết quả nghiên cứu không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu
nào đã được cơng bố trước đó.

Tơi xin chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình.

Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Tác giả khóa luận

Bùi Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
7. Bố cục của khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT ................................................ 6
1.1. Khái quát về trường nghĩa .............................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm trường nghĩa ........................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm của trường nghĩa ...................................................................... 7
1.1.3. Phân loại trường nghĩa ............................................................................. 8
1.1.4. Hiện tượng chuyển trường ..................................................................... 11
1.2. Mối quan hệ giữa trường nghĩa với ngôn ngữ văn chương ......................... 12
1.2.1. Trường nghĩa biểu vật với ngôn ngữ văn chương ................................. 12
1.2.2. Trường nghĩa biểu niệm với ngôn ngữ văn chương .............................. 13
1.2.3. Trường nghĩa tuyến tính với ngơn ngữ văn chương .............................. 14
1.2.4. Trường nghĩa liên tưởng với ngôn ngữ văn chương .............................. 14
1.3. Khái niệm động vật ...................................................................................... 15

1.4. Khái quát về tác giả Tơ Hồi........................................................................ 16
1.4.1. Tơ Hồi – tác giả “giải cạn” về loài vật ................................................. 17
1.4.2. Dế mèn phiêu lưu kí - tác phẩm xuất sắc nhất của Tơ Hoài .................. 18
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT TRONG
DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ ................................................................................ 21
2.1. Tiêu chí phân loại ......................................................................................... 21
2.2. Kết quả thống kê ......................................................................................... 21
2.3. Phân xuất trường từ vựng động vật trong Dế mèn phiêu lưu kí ................... 22
2.2.1. Tiểu trường tên gọi của các loài động vật.............................................. 22
2.2.2. Tiểu trường các bộ phận của động vật ................................................... 27
2.2.3. Tiểu trường đặc điểm (hình dáng, màu sắc) của động vật ..................... 29
2.2.4. Tiểu trường hoạt động của động vật ...................................................... 31


2.2.5. Tiểu trường trạng thái của động vật ....................................................... 35
CHƯƠNG 3: HIỆN TƯỢNG CHUYỂN TRƯỜNG NGHĨA TRONG DẾ
MÈN PHIÊU LƯU KÍ ...................................................................................... 39
3.1. Hiện tượng chuyển trường nghĩa người sang trường nghĩa động vật .......... 39
3.2. Giá trị biểu đạt của hiện tượng chuyển trường nghĩa (người sang động vật)
trong Dế mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi .............................................................. 44
3.2.1. Khắc họa chân dung ............................................................................... 44
3.2.2. Khắc họa tính cách ................................................................................. 44
3.2.3. Phản ánh hiện thực xã hội ...................................................................... 45
3.2.4. Thể hiện phong cách nhà văn................................................................. 46
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng thống kê trường nghĩa động vật trong tác phẩm................................ 22

Bảng 2.2. Số lượng từ và tỉ lệ giữa các tiểu trường bậc 2 của tiểu trường tên gọi
của các loài động vật ........................................................................... 23
Bảng 2.3. Bảng thống kê tên gọi các loài động vật trên cạn có số lần xuất hiện
nhiều nhất trong tác phẩm ................................................................... 24
Bảng 2.4. Bảng thống kê tên gọi các lồi động vật dưới nước có số lần xuất hiện
nhiều nhất trong tác phẩm ................................................................... 25
Bảng 2.5. Bảng thống kê tên gọi các lồi động vật trên khơng có số lần xuất hiện
nhiều nhất trong tác phẩm ................................................................... 26
Bảng 2.6. Bảng thống kê tên gọi các loài động vật lưỡng cư có số lần xuất hiện
nhiều nhất trong tác phẩm ................................................................... 27
Bảng 2.7. Bảng thống kê các bộ phận của động vật có số lần xuất hiện nhiều
nhất trong tác phẩm ............................................................................. 27
Bảng 2.8. Danh sách và số lượng từ của tiểu trường đặc điểm của động vật ..... 29
Bảng 2.9. Danh sách và số lượng từ của tiểu trường hoạt động của động vật.... 31
Bảng 2.10. Danh sách và số lượng từ của tiểu trường trạng thái của động vật .. 35
Bảng 3.1. Danh sách từ của trường nghĩa con người được chuyển sang nghĩa
trường động vật ................................................................................... 40



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vấn đề trường nghĩa của ngôn ngữ đã được các nhà khoa học nghiên
cứu khá nhiều và từ rất sớm. Đến cuối thế kỉ XIX, hoạt động nghiên cứu này
đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung, các nhà nghiên cứu Việt
Nam nói riêng dần chú trọng và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên,
mỗi tác giả vẫn chỉ dừng lại ở việc tập trung xem xét đến những từ là hạt nhân
ngữ nghĩa của các trường nghĩa. Do vậy, việc nghiên cứu trường nghĩa cần
được tiếp tục để mảng đề tài này được làm giàu và hoàn thiện hơn. Xét trong
phạm vi văn học, ngôn ngữ là chất liệu của văn học, gắn liền bộ môn nghệ

thuật ngôn ngữ, theo M. Gorki: “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”.
Nó đóng vai trị trọng yếu cho sự thành bại của một tác phẩm. Bởi vậy, việc
nghiên cứu “trường từ vựng – ngữ nghĩa trong tác phẩm văn học” giúp thấy rõ
vai trò, tác động của của từ vựng nói riêng và ngơn ngữ nói chung đối với tác
phẩm cụ thể. Hơn thế, đây cũng sẽ là cơ sở cho những đánh giá khách quan về
năng lực sử dụng ngôn ngữ của tác giả và giá trị của tác phẩm.
1.2. Tơ Hồi là một trong những tác giả văn xuôi xuất sắc nhất của văn học
Việt Nam thời kì hiện đại. Trong suốt quãng đời cầm bút nhà văn đã đóng góp
cho nền văn học dân tộc khối lượng tác phẩm lớn và đầy giá trị. Ở những sáng
tác của mình, ngơn ngữ được Tơ Hồi sử dụng một cách đắc dụng. Nhắc đến
tác giả Tô Hoài, độc giả thường nhớ ngay đến những trang văn sống động và
có hồn về lồi vật trong Dế mèn phiêu lưu kí, đây là tác phẩm nổi tiếng và đặc
sắc nhất trong đề tài viết về loài vật của ơng. Theo dịng chảy thời gian, Dế
mèn phiêu lưu kí đã định được vị trí vững chắc của mình khơng chỉ ở Việt
Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, xuất sắc trở thành đại diện ưu tú nhất
của truyện thiếu nhi Việt Nam. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu khác nhau về
các “yếu tố ngôn ngữ” trong tác phẩm này nhưng đến nay vùng đất đó vẫn
cịn phong phú đất canh tác cần những người nghiên cứu đào sâu, khám phá
và tìm hiểu.
1.3. Nghiên cứu một tác phẩm đã được tìm hiểu rất nhiều, tác giả khóa luận
mong muốn mang tới cái nhìn lạ từ một khía cạnh mới mà chưa ai sử dụng để
tìm hiểu về tác phẩm này.

1


Tất cả những điều trên là lý do chủ yếu khiến chúng tôi chọn việc
nghiên cứu Trường nghĩa động vật trong Dế mèn phiêu lưu kí của Tơ
Hồi làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu

Được các nhà làm khoa học về ngôn ngữ trên thế giới chú ý từ cuối thế
kỉ XIX, việc nghiên cứu ngữ nghĩa của ngôn ngữ xuất hiện với tần suất dày
đặc và để lại nhiều cơng trình lớn nhỏ. Đầu thế kỉ XX, lí thuyết trường được
phát triển bởi các nhà khoa học người Mỹ và người Đức, họ chịu ảnh hưởng
bởi “học thuyết về dạng lời nói bên trong của ngơn ngữ của Humboldt” và
“tiền đề của chủ nghĩa cấu trúc Saussure”. Tiếp sau đó, hàng loạt các nhà
nghiên cứu đã dựa vào các cơ sở học thuyết này để đưa ra các “quan điểm về
trường nghĩa” như: Stern, Trier, Jolles, Matoré, Oskaar...
Lí thuyết trường được đưa ra từ lí thuyết ngơn ngữ học của W.
Humbolt và được thúc đẩy hình thành bởi F. De Sausure. Theo F. De Sausure:
“giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do xung quanh quyết định” và “tất cả đều
dựa trên những mối quan hệ”. Như vậy, khi nghiên cứu, khai thác các vấn đề
của ngôn ngữ ta không thể tách rời mà phải xem xét chúng như một hệ thống,
tiền đề này đã đặt nền móng vững chắc để phát triển việc nghiên cứu trường
nghĩa. Xuất hiện từ đầu thế kỉ XX nhưng phải đến những năm 30 của thế kỉ lí
thuyết “trường” mới được đưa ra lần đầu tiên bởi học giả người Đức là J.
Trier. Quan niệm về trường nghĩa của ông là trường theo quan hệ dọc. Cùng
quan niệm trường kiểu đó cịn có L. Weisgerber, P. M. Roget, W. V.
Warburg... Tuy chỉ nhắc tới “trường khái niệm và trường từ vựng” nhưng lí
thuyết trường nghĩa của J. Trier cũng đã vén màn cho một “kỉ nguyên mới
trong lịch sử ngữ nghĩa học”, là bước khởi đầu quan trọng để hoàn thiện khái
niệm trường nghĩa về sau này. Khác với J. Trier, Porzig phát triển lí thuyết
trường của mình theo quan hệ ngang, Bally đề xuất lí thuyết trường của mình
theo quan hệ liên tưởng. Nếu như J. Trier là người “tiên phong” đưa ra lí
thuyết trường thì G. Ipsen là người sử dụng khái niệm trường nghĩa trước
nhất. Theo G. Ipsen: “trường nghĩa bao hàm những từ có những mối quan hệ
với nhau về hình thái và về nghĩa”. Từ những phát hiện, quan niệm, hướng

2



nhìn khác nhau về vấn đề này, lý thuyết trường nghĩa được manh nha, phát
triển và hoàn thiện.
Mảng đề tài về trường nghĩa lan rộng và xâm nhập vào Việt Nam, thu
hút phần đông tác giả nghiên cứu như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp,
Bùi Minh Toán, Đỗ Việt Hùng, Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thúy Khanh... Sản
phẩm thu được là lí thuyết trường nghĩa trong các giáo trình được dùng ở các
trường đại học, cao đẳng trong nước, sách chuyên khảo như: Đại cương ngôn
ngữ học, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (Đỗ Hữu Châu), Cơ sở ngôn ngữ học,
Từ vựng học tiếng Việt (Nguyễn Thiện Giáp), Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ
học (Nguyễn Thiện Giáp)... Hầu hết các nhà nghiên cứu đã giới thiệu, vận
dụng lí thuyết trường từ vựng trong phạm vi ngôn ngữ, nhưng lại chưa đi vào
một tác phẩm cụ thể. Bởi vậy, “nghiên cứu trường nghĩa trong tác phẩm” là
vấn đề mới, lạ và có phần thách thức. Nghiên cứu về trường nghĩa động vật,
về tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí có thể kể đến một số luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học, các bài nghiên cứu khoa học dưới
đây:
Trong Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi động vật trên tư
liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga (Luận án Phó Tiến sĩ, 1996) của tác giả
Nguyễn Thúy Khanh, tác giả đã định danh tên gọi động vật bằng các đặc điểm
như: dựa vào nguồn gốc tên gọi, “tiếng Việt chủ yếu sử dụng các tên gọi
thuần Việt. Số lượng tên gọi vay mượn không đáng kể và chủ yếu là vay
mượn chữ Hán”; dựa vào kiểu ngữ nghĩa của tên gọi có thể phân biệt các loại
động vật với nhau. Ngoài ra, tác giả cịn nêu ra, phân tích ý nghĩa biểu trưng
các thành thành tố nghĩa của từ ngữ tên gọi động vật. Ở Trường nghĩa động
vật trong thành ngữ tiếng Việt (Khóa luận tốt nghiệp, 2018) của tác giả Đỗ
Thị Mỵ đã khảo sát, phân tích trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng
Việt, phân loại thành các tiểu trường và phân tích ý nghĩa biểu trưng của các
hình ảnh động vật đó.
Ngồi ra cịn có: Trường nghĩa động vật, thực vật trong ca dao Việt

Nam của tác giả Nguyễn Thị Thủy (Khóa luận tốt nghiệp, 2018), Trường
Nghĩa Chỉ Động Vật, Thực Vật Trong Thơ Nguyễn Bính của tác giả Lê Thị
Mai (Khóa luận tốt nghiệp, 2018)... Nhìn chung, các bài nghiên cứu đã nói

3


đến trường nghĩa động vật trong các đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, chưa có
cơng trình nào đề cập đến trường nghĩa động vật trong một tác phẩm cụ thể.
Các nghiên cứu về Dế mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi cũng đa dạng đề
tài nhưng chưa có cơng trình nào ở mảng ngôn ngữ nghiên cứu về trường
nghĩa động vật, có thể điểm qua như: Hội thoại trong Dế mèn phiêu lưu kí của
tác giả Giáp Thị Thủy (Luận văn thạc sĩ, 2009), Giá trị biểu đạt của các từ
ngữ sinh hoạt trong Dế mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi của tác giả Nơng Thị
Hậu (Khóa luận tốt nghiệp, 2007)... Từ lịch sử nghiên cứu trên, chúng tôi lựa
chọn triển khai nghiên cứu đề tài: Trường nghĩa động vật trong Dế mèn phiêu
lưu kí của Tơ Hồi.
3. Mục đích nghiên cứu
Với việc nghiên cứu trường nghĩa động vật trong Dế mèn phiêu lưu kí,
khóa luận nhằm lí giải cặn kẽ tính hệ thống của ngơn ngữ trong tác phẩm văn
chương cụ thể, biểu hiện qua trường từ vựng về động vật trong tác phẩm của
Tơ Hồi. Qua đó, khẳng định tài sử dụng ngôn ngữ của tác giả Tơ Hồi cùng
giá trị của tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Khảo sát các vấn đề lí thuyết về trường nghĩa, các cơng trình nghiên
cứu có liên quan đến trường nghĩa động vật và truyện ngắn Dế mèn phiêu lưu
kí.
4.2.
Khảo sát, thống kê các từ thuộc trường nghĩa động vật trong tác phẩm,
phân xuất ra thành các tiểu trường.

4.3.
Phân tích, vai trị, hiệu quả sử dụng của trường nghĩa động vật trong
tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tơ Hồi.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1.

Đối tượng nghiên cứu
Trường nghĩa động vật trong Dế mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi.

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Truyện ngắn Dế mèn phiêu lưu kí, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2018.

4


6. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
Phương pháp miêu tả
Thủ pháp so sánh, đối chiếu
Thủ pháp thống kê

7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
chính của khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí thuyết
Chương 2: Hệ thống trường nghĩa động vật trong Dế mèn phiêu lưu kí
Chương 3: Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong Dế mèn phiêu lưu kí


5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT
1.1. Khái quát về trường nghĩa
1.1.1. Khái niệm trường nghĩa
Khái niệm trường nghĩa đã được sử dụng “thường xuyên” trong ngôn
ngữ, song để đi tới một thống nhất chung về khái niệm này khơng phải là một
q trình dễ dàng. Những người nghiên cứu đều dựa trên cơ sở lý thuyết đã
được công bố bởi thế hệ nghiên cứu đi trước nhưng mỗi cá nhân lại có cách
nhìn nhận và sáng tạo riêng của mình. Các cơng trình nghiên cứu khoa học về
trường nghĩa đều hướng đến mục đích kiến giải khái niệm trường nghĩa, tùy
theo quan điểm của mỗi cá nhân mà người quan tâm đến trường nghĩa nhận
được các ý kiến khác nhau.
Từ năm 1970, lí thuyết trường được các nhà ngôn ngữ ở Việt Nam tiếp
nhận và giới thiệu trong nước. Khái niệm trường nghĩa theo đó cũng được các
nhà nghiên cứu nhìn nhận rõ ràng hơn. Trong đó, tác giả Đỗ Hữu Châu là
người dẫn đường ưu tú, là người giới thiệu khái niệm trường nghĩa “trọn vẹn”
và “chi tiết” nhất thơng qua hàng loạt các cơng trình nghiên cứu lớn nhỏ. Tác
giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một
trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [1,
170] .
Việc xác định và đưa ra thống nhất chung về khái niệm trường nghĩa
vẫn còn bỏ ngỏ, nó vẫn được xem là một địi hỏi, u cầu bức thiết của khoa
học ngơn ngữ. Chính vì vậy, dựa vào quan điểm của những người nghiên cứu
đi trước, chúng tôi đồng ý với khái niệm trường nghĩa như sau:
Trường nghĩa là tập hợp từ ngữ có sự giống nhau về phạm trù ngữ
nghĩa. Nó chứa đựng các từ ngữ có các nét nghĩa liên quan nhau, quy định
lẫn nhau ( nghĩa chung và nét nghĩa riêng biệt). Nói đến trường nghĩa là nói

đến mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ và các đơn vị tương đương với từ.

6


1.1.2. Đặc điểm của trường nghĩa
Theo tác giả Nguyễn Văn Thạo, “cấu trúc nghĩa của trường nghĩa”
mang nhiều những đặc điểm phong phú, đa dạng. Trong phạm vi giới hạn của
một khóa luận khơng thể đề cập hết những đặc điểm của trường nghĩa được,
chính vì vậy, ở đây chúng tôi chỉ lựa chọn đề cập đến những đặc điểm có liên
quan đến các vấn đề trong khóa luận.
1.1.2.1. Tính giao thoa
Hiện tượng nhiều nghĩa của từ tạo nên sự phong phú về nghĩa trong bản
thân từ vựng. Một từ có nhiều nét nghĩa, mỗi nét nghĩa của từ lại có thể phân
xuất vào một trường khác nhau, điều này đã góp phần tạo ra đặc điểm là “tính
giao thoa” giữa các trường với nhau. Vì lí do này, một từ hoàn toàn thuộc về
một trường từ vựng chiếm số tỉ lệ rất thấp. Các từ trong vòng trung tâm của
trường có số lượng khơng lớn, ngược lại các từ ở vùng biên lại có số lượng
đột phá hơn, đây là những từ mang nhiệm vụ giao thoa, không chỉ xuất hiện ở
một trường từ vựng duy nhất mà có thể nằm ở rất nhiều trường khác nhau.
Ví dụ: từ “bói cá”, có thể xếp vào trong tiểu trường tên gọi cụ thể của
động vật (khi nó là danh từ chỉ tên riêng, như “lão cịn có biệt hiệu là tiên sinh
Bói Cá” [6, 141]), cũng có thể xem xét đặt vào trong hoạt động của động vật
(khi nó là động từ, chỉ hoạt động đợi bắt mồi của động vật).
1.1.2.2. Tính tầng bậc
Trong hệ thống ngữ nghĩa của trường thì một trường nghĩa có thể phân
cấp ra thành nhiều tiểu trường nhỏ hơn và chúng giữ mối quan hệ “mật thiết”
với nhau. Các trường có thể đứng độc lập hồn tồn với quan hệ trái ngược,
bình đẳng; có thể lồng vào nhau với quan hệ đan xen hoặc cũng có thể chứ
đựng nhau với quan hệ cấp bậc, tơn ti. Trường bậc cao bao hàm các trường

bậc thấp, trường lớn bao hàm một hay một vài trường nhỏ. Tựu chung lại, có
thể hiểu rằng, các trường có khả năng đứng độc lập, giao nhau hoặc bao chứa
nhau tùy vào sự xuất hiện những từ thuộc vùng biên của chúng.
Ví dụ: Trường nghĩa động vật là “trường tối cao”, dưới trường này có
các tiểu trường bậc 1 như tên gọi cụ thể của các loài động vật, tiểu trường bậc
2 như: động vật trên cạn, động vật dưới nước, động vật trên không... Nhờ đặc

7


điểm này chúng tôi phân cấp trường động vật thành các tiểu trường đồng cấp,
cấp trên – cấp dưới dễ dàng hơn.
1.1.3. Phân loại trường nghĩa
Tiếp nhận những thành tựu của các tác giả nước ngoài, tác giả Đỗ Hữu
Châu căn cứ vào các mối quan hệ giữa ý nghĩa của từ trong cùng trường nghĩa
(quan hệ dọc và quan hệ ngang) và căn cứ vào ý nghĩa của các từ giữa các
trường khác nhau để chia hệ thống trường nghĩa thành ba loại, đó là: trường
nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến) gồm có: Trường nghĩa biểu vật và trường
nghĩa biểu niệm; Trường nghĩa ngang (tuyến tính); Trường nghĩa liên tưởng.
1.1.3.1. Trường nghĩa biểu vật
Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ được sắp xếp theo phạm vi
sự vật, hiện tượng... mà chúng biểu thị. Nói cách khác, trường nghĩa biểu vật
là hệ thống từ vựng giống nhau về ý nghĩa biểu vật. Vậy căn cứ vào đâu để có
thể xác lập được trường nghĩa biểu vật? Để tập hợp được các từ có các nghĩa
biểu vật giống nhau trước tiên phải chọn một danh từ khái quát nhất làm gốc
trụ cột, làm trung tâm. Lấy đó làm cơ sở, lần lượt sắp xếp các lớp từ có cùng
nét nghĩa với danh từ gốc để tạo nên trường nghĩa biểu vật. Như đã nói,
trường nghĩa có tính giao thoa nên ranh giới giữa các trường rất mỏng manh,
những từ thuộc lớp từ càng xa danh từ trung tâm thì càng thuộc về nhiều
trường nghĩa khác nhau, mối quan hệ với trường cũng “mờ nhạt” hơn so với

lớp từ gần danh từ gốc.
Ví dụ: Trường biểu vật “hình dáng bên ngồi”, chọn từ hình dáng bên
ngồi làm gốc, ta xác lập được các từ đồng nghĩa sau:
1. Đặc điểm khuôn mặt
- Đặc điểm khn mặt nói chung: trái xoan, trịn, vng chữ điền,
thon...
- Đặc điểm đơi mắt: ti hí, bồ câu, một mí, hai mí, nhìn, trơng...
- Đặc điểm đơi má: phúng phính, hây hây, mịn màng, ửng hồng...
- Đặc điểm mũi: dọc dừa, tẹt, cao, thẳng, thấp...

8


- Đặc điểm miệng: chúm chím, (mơi) trái tim, hé cười...
2. Đặc điểm dáng người: cân đối, mảnh dẻ, đều đặn, nở nang...
3. Đặc điểm đơi tay
- Hình dạng của tay: thon, béo múp, búp măng...
- Hoạt động của đôi tay: cầm, nắm, kéo, xé...
4. Đặc điểm tóc:
- Màu tóc: Đen, đen nhánh, bạc phơ, bạc trắng, trắng...
- Đặc điểm tóc: mềm mại, tơ, rễ tre...
- Trạng thái tóc: Lồ xồ, rối, xỗ, buộc...
5. Đặc điểm da:
- Màu sắc của da: Vàng, đen, hồng hào, xanh xao...
- Đặc điểm của da: Sạm nắng, nhăn nheo, đồi mồi, căng bóng...
1.1.3.2. Trường nghĩa biểu niệm
Trường nghĩa biểu niệm là tập hợp từ ngữ giống nhau nhau về một cấu
trúc nghĩa biểu niệm. Để có được một trường nghĩa biểu niệm cần:
- Một “cấu trúc biểu niệm” (nét nghĩa của từ) làm gốc, trung tâm.
- Tập hợp từ có cùng “cấu trúc nghĩa biểu niệm” gốc đó.

Khơng khác biệt với trường nghĩa biểu vật, trường biểu niệm cũng có
thể phân xuất ra các trường lớn nhỏ; cũng có sự giao thoa giữa các trường,
tiểu trường; cũng có “lõi trung tâm với các từ điển hình và những từ ở những
lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi” [1, 177].
Ví dụ: Chọn trường biểu niệm: (hoạt động của con người) (tác động
đến đối tượng) làm lõi trung tâm, ta thu thập được các tiểu trường như sau:
- Hoạt động của chân: đá, sút, đạp, giẫm...
- Hoạt động của răng: cắn, nhai, nghiến...
- Hoạt động của đầu: nhức, gục, cúi, quay...

9


Mỗi lần bổ sung thêm một nét nghĩa, số lượng tiểu trường cùng từ ngữ
trong tiểu trường sẽ giảm đi nhưng lại cụ thể và “chất lượng” hơn. Dựa vào
hai thành phần ngữ nghĩa khác nhau, ta được nhìn nhận hai trường (trường
nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm) ở hai góc độ khác biệt. Tuy nhiên,
chúng vẫn có mối quan hệ lui tới lẫn nhau. Khi phân lập trường nghĩa biểu
niệm ta cần dùng đến các “nét nghĩa biểu vật”, ngược lại ở trường nghĩa biểu
vật, ta phải tổng hợp các nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm lại thành
tiêu chí lớn để phân lập. Sự xác định đúng đắn và thích hợp từ vựng vào
trường nghĩa sẽ giúp ta hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của từ và ngược lại.
1.1.3.3. Trường nghĩa tuyến tính
Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp từ ngữ trong đó có một từ làm gốc,
trung tâm, các từ cịn lại có thể kết hợp từ đó để tạo ra những đơn vị lớn hơn
(cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ. Sự hình thành trường nghĩa
tuyến tính dựa vào quan hệ tuyến tính (quan hệ ngang, quan hệ ngữ đoạn) của
ngơn ngữ, mà cơ sở của quan hệ này chính là tính hình tuyến của ngơn ngữ:
“các từ khơng thể xuất hiện cùng lúc mà phải lần lượt kế tiếp nhau tạo thành
một chuỗi, qua đó bộc lộ ý nghĩa từ vựng, ngữ pháp của mình”.

Ví dụ: Trường tuyến tính của Giáo viên là: giảng dạy, giáo dục, mẫu
mực, mô phạm, đứng lớp, ra đề, kiểm tra, chấm điểm, giáo án... Trường bao
gồm tất cả những từ đứng trước và sau từ “Giáo viên” để tạo nên chuỗi tuyến
tính chấp nhận được như: “Giáo viên là người giáo dục và đào tạo học sinh –
thế hệ tương lai của dân tộc, của đất nước”.
Kết hợp với trường nghĩa dọc, trường nghĩa ngang cũng góp phần lí
giải những quan hệ cấu trúc ngữ nghĩa bên trong của từ.
1.1.3.4. Trường nghĩa liên tưởng
Liên tưởng là “nhân sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc,
hiện tượng có liên quan” [10, 568]. Như vậy, có thể xác định, trường nghĩa
liên tưởng là hệ thống từ vựng biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng
thái, tính chất... trong nhận thức của con nguời có quan hệ liên tưởng với một
từ trung tâm.
Ví dụ: Trường nghĩa liên tưởng do từ “Hoa” gợi ra như sau:

10


- Chỉ loại: hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ, hoa loa kèn, hoa đồng tiền...
- Đặc điểm, tính chất: cái đẹp, sự sống, thanh cao, mềm mỏng, yếu đối,
tình yêu đơi lứa, tính khơng bền vững...
- Bộ phận cơ thể: miệng xinh, bộ phận sinh dục của nữ...
- Biểu tượng: người con gái đẹp, quân tử...
Tính chủ quan cao, phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố của cá nhân là
đặc điểm nổi bật của trường nghĩa này; kéo theo đó là các đặc điểm như “tính
dân tộc, tính thời đại, tính cá nhân” [1, 187], tính khơng ổn định khiến cho
loại trường này khơng có tác dụng với từ như hai trường nghĩa dọc và ngang.
Bù lại, trường nghĩa liên tưởng lại có tác dụng lớn trong việc giải thích việc
sử dụng từ bất thường, khơng rõ ràng trong tác phẩm văn học.
1.1.4. Hiện tượng chuyển trường

Chuyển trường là “một hiện tượng đặc biệt trong ngôn ngữ”. Hiện
tượng chuyển trường là hiện tượng “một từ ngữ thuộc một trường ý niệm này
được chuyển sang dùng cho các sự vật thuộc một trường ý niệm khác”. Ngơn
ngữ có tính đa trị, một cái biểu đạt có thể có nhiều cái được biểu đạt. Hệ quả
của đặc điểm này tạo nên hiện tượng nhiều nghĩa từ vựng. Từ ban đầu cũng
chỉ có một nghĩa biểu vật. Do địi hỏi bức thiết từ nhu cầu, mong muốn trao
đổi, tiếp xúc với nhau của con người, từ sau khi sử dụng được một thời gian
thì xuất hiện nhiều “nghĩa biểu vật mới” từ ngữ nghĩa của từ gốc.
Hiện tượng chuyển trường được hình thành trên cơ sở của sự chuyển
nghĩa của từ và đặc điểm tự thân của nó – tính giao thoa. Hiện tượng chuyển
trường làm cho ranh giới vốn mỏng manh giữa các trường nghĩa bị loại bỏ, từ
chuyển nghĩa không còn nằm ở trường nghĩa cũ mà phải chuyển sang một
trường nghĩa mới cho phù hợp với nội dung mà nó biểu đạt. Hiện tượng này
giúp cho ngữ nghĩa của các từ thêm phong phú, làm cho ngôn ngữ thêm giàu
có, linh hoạt; giúp khắc họa cụ thể nhân vật, tạo ra cho tác phẩm nhiều giá trị
mới; giúp cho người đọc có những liên tưởng bất ngờ thú vị. “Hiện tượng
chuyển trường bắt đầu từ sự chuyển nghĩa của từ” nên phương thức chuyển
nghĩa của từ cũng sẽ là phương thức chuyển trường. Hai phương thức phổ
biến đó là: ẩn dụ và hoán dụ.

11


Ví dụ: Từ “chân” có nghĩa gốc chỉ “bộ phận dưới cùng của cơ thể
người hay động vật dùng để đi, đứng; thường được coi là biểu tượng của hoạt
động đi lại của con người” [10, 140]. Khi chuyển trường, “chân” được chuyển
sang một số trường khác như:
- Chuyển sang trường bộ phận đồ vật: chân đèn, chân giường, chân
kiềng...
- Chuyển sang trường cương vị phận sự: chân giám đốc , chân sào, kế

chân...
- Chuyển sang trường vị trí, khơng gian: chân núi, chân không, chân
mây, chân tường, chân răng...
- Chuyển sang trường tính chất, trạng thái: chân chất, chân thực chân
thành, chân thật, chân thực...
1.2. Mối quan hệ giữa trường nghĩa với ngôn ngữ văn chương
1.2.1. Trường nghĩa biểu vật với ngôn ngữ văn chương
Trong ngôn ngữ văn chương, các từ trong trường biểu vật này lôi kéo
nhau chuyển địa chỉ tới trường biểu vật khác; kết quả nhận được là “sự cộng
hưởng ngữ nghĩa” cho đoạn văn, bài văn. Như đã nói ở trên, ẩn dụ và hốn dụ
là hai phương thức để chuyển nghĩa của từ. Chuyển trường theo phương thức
ẩn dụ thường dẫn đến hiện tượng chuyển trường nghĩa biểu vật.
Ví dụ: Từ “chân” là từ “chỉ bộ phận cơ thể”, được chuyển sang trường
đồ vật và trường vật thể địa lí có thể kéo theo các từ: mũi, đầu, lịng…cũng
chuyển sang trường đó.
Trong văn chương, cụ thể trong một văn bản thường xuất hiện các từ
thuộc cùng một trường với để tạo ra sự hợp lí về trường nghĩa biểu vật. Một
câu văn, đoạn văn, hay lớn hơn là một tác phẩm thường có một “hình ảnh chủ
đạo” làm lõi trung tâm, từ đó chi phối, dẫn theo các từ khác cùng trường biểu
vật với nó. “Hình ảnh chủ đạo” này có khi được tường minh, có khi được thể
hiện ngầm qua các trường trong đoạn văn:
Ví dụ:

12


“Mưa xn tới rồi. Ngồi kia đương mưa phùn.
Vịm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng khơng thấy.
Khơng phải tại sương mù ngồi hồ tỏa vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn
lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây,

mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.
Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo
muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn các trảng
ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi
hơm trơng thấy mỗi khác.” [14]
Hình ảnh chủ đạo trong đoạn văn trên là “mưa xuân”, hình ảnh kéo
theo các từ cùng trường: mưa phùn, âm u, mưa bụi, hạt mưa, làn, lăng quăng,
li ti, mưa dây, mưa rợ...
1.2.2. Trường nghĩa biểu niệm với ngôn ngữ văn chương
Ngôn từ là “chất liệu” để văn chương phản ánh hiện thực và xây dựng
hình tượng nghệ thuật. Mỗi tác phẩm văn học là tấm gương phản chiếu một
phương diện của hiện thực đời sống nên để phương diện đó được nổi bật, chất
liệu cấu thành tác phẩm là ngơn từ cũng phải chứa cái thống nhất, hợp lí với
nhau để phát huy được tối đa ngữ nghĩa giữa các từ. “Sự cộng hưởng ngữ
nghĩa” này dựa trên “nét nghĩa” gốc ban đầu, vốn có trong các từ hay nói khác
đi dựa trên “nét nghĩa” trung tâm trong một trường nghĩa (một nhóm từ ngữ
trong một trường) biểu niệm.
Ví dụ:
“Thiếp từ thuở lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại,
điều khôn nhờ bố đỏ;
Chàng ở suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím
ruột với trời xanh”
(Nguyễn Khuyến, Vợ thợ nhuộm khóc chồng)
Trong câu đối, Nguyễn Khuyến khơng chỉ thay vợ người thợ nhuộm
khóc chồng, mà ơng cịn làm được một câu đối tự nhiên, đầu màu sắc: thắm,
tía, đen, điều, đỏ, vàng, hồng, trắng, tím, xanh. Câu đối khơng những cho

13



thấy cái tài tình của tác giả khi sử dụng chữ nghĩa mà cịn bộc lộ cái tình thắm
thiết, cái đau đớn tử biệt của vợ đối với chồng. Trong câu đối có sự thống
nhất về trường biểu niệm. Các nét nghĩa biểu vật trong trường có sự cộng
hưởng từ ngữ với nhau để hướng đến nét nghĩa chung, giúp tác giả phản ánh
cuộc đời người chồng, nỗi đau người vợ một cách chân xác mà vẫn ý nhị.
“Sự cộng hưởng ngữ nghĩa” không chỉ xảy ra đối với các từ mà còn
chi phối đến cả ngữ pháp, ngữ âm và tiết tấu. Hay nói cách khác, các tác giả
thường kết hợp tồn bộ các yếu tố của ngơn ngữ để tạo ra sự hồn hảo về hình
thức cho tác phẩm của mình.
1.2.3. Trường nghĩa tuyến tính với ngơn ngữ văn chương
Diện mạo văn chương ln có những thay đổi không ngừng vượt ra
khỏi chuẩn mực nhờ sự sáng tạo từ ngữ của lực lượng sáng tác. Bắt nguồn
cho sự sáng tạo ấy là những kết hợp lạ hóa, bất thường trong trường nghĩa
ngang. Dấu ấn cá nhân tác giả làm cho từ ngữ trong văn của ông ta khác đi so
với cách kết hợp, sắp xếp từ ngữ thông thường. Những kết hợp ấy có thể được
đồng tình, lan truyền rộng rãi và dần trở thành những kết hợp từ ngữ bình
thường.
Ví dụ:
“Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt” [14]
Trong bài Cây bằng lăng, Tơ Hồi đã kết hợp từ “mưa” với từ “dây”
tạo thành “mưa dây”. Từ mưa dây chưa được coi là một kết hợp bình thường
nằm trong trường nghĩa tuyến tính của từ “dây”, trong khi đó các từ như “dây
đàn”, “dây khoai”, “căng dây” đã xuất hiện trong từ điển, là kết hợp bình
thường của từ này. Mưa dây chính là kết quả của sự sáng tạo ngôn từ của Tơ
Hồi.
1.2.4. Trường nghĩa liên tưởng với ngơn ngữ văn chương
Trường liên tưởng có một vai trị quan yếu trong việc tiếp nhận tác
phẩm văn chương. Trường liên tưởng “có hiệu lực lớn giải thích sự dùng từ,
nhất là sự dùng từ trong tác phẩm văn học, giải thích các hiện tượng sáo ngữ,


14


sự ưa thích lựa chọn những từ ngữ nào đấy để nói hay viết, sự né tránh đến
kiêng kị những từ nhất định” [1, 187].
Ví dụ:
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Nguyễn Du đã lựa chọn sử dụng từ “cậy” chứ khơng phải một từ nào
khác. Để lí giải chính xác được cách tác gia lựa chọn từ này ta phải liên tưởng
câu chuyện của gia đình Thúy Kiều, câu chuyện tình yêu của bản thân Thúy
Kiều và mối quan hệ giữa Thúy Kiều và Thúy Vân. “Cậy” không chỉ là sự
nhờ vả đơn thuần mà đó cịn là tiếng lịng của Kiều, nó chứa đựng cả niềm tin
và mong muốn thiết tha nhất. Dùng từ “cậy”, Thúy Vân không thể từ chối, mà
cũng khơng nỡ từ chối. Có thể nói, tác gia Nguyễn Du đã đạt đến trình độ bậc
thầy của ngôn ngữ.
Không cần xem xét nhiều phương diện trong tác phẩm, chỉ cần xét đến
“diện mạo ngôn ngữ” cũng đã đủ phân biệt tác phẩm văn học của các thời đại
kháu nhau. Muốn tác phẩm được cơng chúng đón nhận, nhà văn phải có sự
thích ứng nhanh nhạy với thời đại, đặc biệt phải xóa bỏ những ràng buộc với
các trường liên tưởng cũ để cập nhật kịp thời cho mình lối liên tưởng mới mẻ,
hợp thời. Khơng chỉ người cầm bút mà cả những người nghiên cứu văn học,
giảng dạy Ngữ văn cũng liên tục đổi mới tư tưởng, tình cảm, vốn sống, đặc
biệt là làm mới ngơn ngữ của mình.
1.3. Khái niệm động vật
Động vật là “sinh vật có cảm giác và tự vận động được” [10, 346]. Ví
dụ: thú, chim, sâu bọ,...Theo Bách khoa tồn thư mở Wikiedia: “Động vật là
một nhóm sinh vật đa bào, nhân chuẩn, được phân loại là giới Động vật
(Animalia, đồng nghĩa: Metazoa) trong hệ thống phân loại 5 giới. Cơ thể của

chúng lớn lên khi phát triển. Hầu hết động vật có khả năng di chuyển một
cách tự nhiên và độc lập”.

15


Giới động vật rất đa dạng và phong phú, chúng có số lượng gần như
vơ kể. Các nhà khoa học thống nhất phân loại động vật theo thứ tự: ngành,
phân ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài, giống. Nhà động vật học người Thụy Điển
Carolus Linnaeus phân loại giới động vật thành hai loại chính là: “động vật có
xương sống (bị sát, cá, lưỡng cư, chim, thú) và động vật không xương sống (
động vật nguyên sinh, thân lỗ, ruột khoang, sứa lược, giun dẹp, giun tròn,
giun đốt, thân mềm, da gai, chân đốt: hình nhện, giáp xác, cơn trùng, nhiều
chân, thân mềm, da gai...)”. Trong số các loài động vật khơng xương sống thì
cơn trùng là một trong những lồi có số lượng lớn, thậm chí cịn nhiều hơn
động vật có xương sống gấp mười lần.
Động vật là các mắt xích trong lưới thức ăn phức tạp, đồng thời “đóng
vai trò quan trọng trong sự cân bằng sinh thái”, duy trì sự cân bằng số lượng
các lồi sinh vật trên trái đất. Mỗi quần thể động vật góp phần tạo ra sự cân
bằng của hệ sinh thái. Động vật cung cấp nguyên liệu sản xuất, tiêu dùng cho
con người, hỗ trợ cho con người trong lao động, thể thao, giải trí, bảo vệ an
ninh và làm vật thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học. Đôi khi động vật cũng
là nguyên nhân gây bệnh cho con người và các loài động vật khác. Hơn hết,
động vật còn trở thành đề tài, cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ.
Văn học bén rễ từ cuộc sống, lấy những đặc điểm thuộc tính chân thật nhất
của động vật làm trụ cột, các tác giả đã thỏa sức sáng tạo, thể hiện cá tính của
mình qua những trang văn viết về động vật.
1.4. Khái qt về tác giả Tơ Hồi
Tơ Hồi là một trong những cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt
Nam hiện đại. Ông sinh ra ở làng Nghĩa Đơ (Hà Nội), nơi đây chính là cái nơi

ru nguồn cảm hứng nghệ thuật cho Tơ Hồi. Nhà văn được ni dưỡng trong
gia đình làm thủ cơng nghèo; tuổi thanh niên phải trải qua nhiều nghề khác
nhau để kiếm sống. Bén duyên với nghề văn bằng những dòng thơ lãng mạn,
song Tơ Hồi nhận thấy đây khơng phải thế mạnh của mình nên đã nhanh
chóng kết thân với văn xi và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ cả về số lượng
và chất lượng. Với định hướng nghệ thuật: viết về cuộc đời của chính mình,
của nhiều người xung quanh mình, Tơ Hồi đã chắp bút suốt 65 năm để cống
hiến cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Sự nghiệp sáng tác của

16


ông được chia làm hai giai đoạn: trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945
với hai mảng đề tài chính là Hà Nội và miền núi được tiếp cận từ “phương
diện đời tư, đời thường và phong tục” (Trần Đăng Suyền). Ở khóa luận này,
chúng tơi xin tập trung giới thiệu những sáng tác về thế giới loài vật và truyện
đồng thoại Dế mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi.
1.4.1. Tơ Hồi – tác giả “giải cạn” về lồi vật
Trước Cách mạng, đối tượng thẩm mĩ trong sáng tác của Tơ Hồi là thế
giới lồi vật và cuộc sống, con người ở vùng q nghèo ven đơ. Trong đó,
những truyện viết về lồi vật giữ một vị trí quan trọng trong hành trình sáng
tạo của Tơ Hồi. Đánh giá về truyện lồi vật của Tơ Hồi, Hà Minh Đức
khẳng định: “Trong văn học Việt Nam thời kì hiện đại, Tơ Hồi là văn viết
thành cơng nhất, hấp dẫn nhất về các loài vật”. Khi được hỏi tại sao tác giả lại
hiểu sâu sắc về loài vật như vậy, tại sao lại có thể miêu tả chúng sống động
như vậy, nhà văn Tơ Hồi đã chia sẻ: “Cái làng ven đơ của tơi có một cái đầm
nước, bên bờ đầm là một bãi cỏ, tôi và bọn trẻ trong làng luôn chơi đủ mọi trị
trẻ con ở đó như hun dế, giật cỏ gà chọi nhau, bắt chuồn chuồn, kéo vó tơm,
bơi lội... vì vậy tơi biết rất rõ vẻ ngơ ngác của một anh gọng vó mới ở dưới
đầm lên, cái thân hình béo núc ních của chị Cốc trong mùa tôm cá, rồi sự

khác biệt của Dế Mèn với Dế Trũi, Châu Chấu với Châu Chấu Voi, Chuồn
Chuồn Ớt với Chuồn Chuồn Tương”. Qua một loạt những tác phẩm hấp dẫn
như: Một cuộc bể dâu, Dê và lợn, Ba anh em, Đôi Gi đá, Võ sĩ bọ ngựa, Đám
cưới chuột, Trê và cóc, Dế Mèn phiêu lưu kí... Có thể nói rằng, Tơ Hồi là tác
giả “giải cạn về lồi vật”. Tại Việt Nam, trước Tơ Hồi khơng có tác giả nào
làm được xuất sắc, sau Tơ Hồi cũng chưa có nhà văn nào vượt qua được ơng
về mảng đề tài này.
Nhà văn Tơ Hồi ngay từ những năm tháng đầu đến với nghiệp văn đã
lao động bền bỉ cho sự nghiệp phục vụ thiếu nhi. Vậy nên, đề tài về lồi vật
khiến ơng thích thú và đặc biệt chăm chút hơn cả. Trước và sau Cách Mạng
tháng Tám, ơng có tất cả 33 truyện viết về lồi vật. “Thế giới lồi vật” trong
sáng tác của Tơ Hồi cực kì đơng đảo, đặc biệt là những lồi vật nhỏ bé, gắn
liền với đời sống của con người, sống quanh quẩn bên con người như: mèo,
chó, gà, vịt, chim, chuột, cá và cả ếch nhái, cóc, dế, bọ ngựa, cào cào, kiến ....

17


×