Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.41 KB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ HIỀN

TRƢỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA
CHỈ NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ HIỀN

TRƢỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA
CHỈ NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. ĐỖ THỊ HIÊN

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, trong quá trình tiến hành triển
khai tôi đã nhận được rất nhiều những đóng góp và quan tâm từ mọi người, vì
vậy tôi gửi lời cảm ơn đến:
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Hiên, là
giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận: Cô đã chỉ bảo, hướng
dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành triển khai khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô trong tổ
chuyên ngành: Ngôn ngữ học khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã hết sức giúp đỡ tôi khi tôi thực hiện triển khai đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè đã bên cạnh
chia sẻ và động viên tôi khi tôi gặp khó khăn trong quá trình hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Là bước đầu làm quen với việc tìm hiểu, nghiên cứu khoa học đồng
thời do sự có hạn về mặt thời gian vì vậy khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót
cũng như những hạn chế. Rất mong thầy cô và các bạn có những góp ý, bổ
sung để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách hoàn thiện nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Hiền



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Khóa luận với đề tài: “Trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa chỉ ngƣời
phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ” là kết quả của việc
tìm tòi, nghiên cứu của bản thân tôi với sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ
Thị Hiên và sự tiếp thu những thành tựu của thế hệ đi trước.
2. Đề tài cũng như nội dung của khóa luận không hề có sự sao chép bởi
một công trình nghiên cứu nào có sẵn từ trước đó.
Nếu lời cam đoan không đúng với sự thật tôi sẽ chịu mọi trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Hiền


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
8. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................... 8
1.1 Trường nghĩa ............................................................................................... 8
1.1.1 Khái niệm trường nghĩa ........................................................................... 8

1.1.2 Phân loại ................................................................................................... 9
1.1.2.1 Trường nghĩa dọc .................................................................................. 9
1.1.2.2 Trường nghĩa tuyến tính (Trường nghĩa ngang) ................................. 12
1.1.2.3 Trường nghĩa liên tưởng ..................................................................... 13
1.1.3 Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương ................................................. 14
1.1.3.1 Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương ................................ 15
1.1.3.2 Trường nghĩa biểu niệm và ngôn ngữ văn chương ............................. 17
1.1.3.3 Trường nghĩa liên tưởng và ngôn ngữ văn chương ............................ 18
1.2 Vài nét về nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ ................................................. 19
1.2.1 Cuộc đời ................................................................................................. 19
1.2.2 Sự nghiệp................................................................................................ 21
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 23
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TRƢỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA CHỈ NGƢỜI
PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ ...... 25
2.1 Kết quả thống kê ....................................................................................... 25


2.2 Trường từ vựng chỉ hình dáng bên ngoài của người phụ nữ .................... 27
2.2.1 Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi mắt.................................................... 27
2.2.2 Trường từ vựng chỉ đặc điểm khuôn mặt ............................................... 29
2.2.3 Trường từ vựng chỉ trang phục của người phụ nữ ................................. 30
2.2.4 Trường từ vựng chỉ đặc điểm hình dáng cơ thể ..................................... 30
2.2.5 Trường từ vựng chỉ đặc điểm một số bộ phận khác như môi, tóc, da,
răng, mày, mi, tai ............................................................................................. 31
2.3 Trường từ vựng chỉ tâm trạng của người phụ nữ ...................................... 32
2.4 Trường từ vựng chỉ hoạt động của người phụ nữ trong đời thường ......... 33
2.5 Trường từ vựng chỉ tính cách của người phụ nữ ...................................... 34
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 35
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TRƢỜNG TỪ VỰNG
NGỮ NGHĨA CHỈ NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA

NGUYỄN THỊ THU HUỆ ............................................................................ 36
3.1 Khắc họa vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ......................................... 36
3.2 Khắc hoạ vẻ đẹp tầm hồn, tính cách của người phụ nữ ............................ 40
3.3 Thể hiện phong cách của tác giả................................................................................. 45
3.3.1 Đề tài và chủ đề ...................................................................................... 45
3.3.2 Cách xây dựng hình tượng nhân vật ...................................................... 46
3.3.3 Phong cách sử dụng ngôn ngữ ............................................................... 48
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó cùng
với các sự kiện hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học” (M. Gorki). Câu
nói nhằm nhấn mạnh vai trò cũng như khẳng định tầm quan trọng của ngôn
ngữ trong Văn học nghệ thuật. Ngôn ngữ vừa có thể giúp cho độc giả hiểu
được tất cả những nội dung thông tin mà người tạo lập muốn truyền đạt, lại
vừa có thể gợi cho độc giả khả năng về sự liên tưởng bởi nó mang tính hình
tượng và hàm súc cao.
Trong mỗi một tác phẩm văn học thì yếu tố ngôn ngữ luôn được các tác
giả sử dụng theo một hệ thống. Đặc biệt tiêu biểu cho hệ thống ngữ nghĩa của
từ ngữ trong mỗi tác phẩm văn học được tập trung ở các “trường nghĩa”, căn cứ
vào việc các hệ thống từ ngữ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau sẽ tạo
nên các trường nghĩa cũng dựa vào điều này đã tạo nên sự kết nối ngôn ngữ
trong các tác phẩm và tạo nét riêng, nét độc đáo của mỗi một cá nhân tác giả
văn học.
Là một trong số ít những lí thuyết có vị trí và vai trò quan trọng hàng
đầu của chuyên ngành ngôn ngữ học, vì vậy trường nghĩa từ trước đến nay

luôn là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Việc tìm hiểu
về lĩnh vực trường nghĩa không chỉ làm rõ sự phong phú và đa dạng của hệ
thống ngôn ngữ, cho thấy mối quan hệ ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng mà
còn giúp ta sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả hơn. Ngoài ra,
việc vận dụng các trường nghĩa theo một hệ thống sẽ góp phần giúp độc giả
dễ dàng cảm thụ được tất cả những tinh hoa của tác phẩm cũng như nội dung
tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.
1.2. Là nhà văn nữ sinh năm 1966, có thể nói độ tuổi cũng như sự bươn trải
trong nghề vẫn thuộc vào hàng “trẻ” của tao đàn văn học dân tộc tuy nhiên,
Nguyễn Thị Thu Huệ lại đạt được rất nhiều thành công trên con đường văn
chương cũng như khẳng định được tên tuổi của bản thân trong giới văn nghệ
sĩ. Qua từng câu văn của bà bạn đọc có thể thấy một lối văn vô cùng sắc sảo,
nhạy bén đặc biệt là mang tính thời sự, phản ánh hiện thực cuộc sống một
1


cách chân thật nhất. Với những dự cảm sâu sắc về hạnh phúc, tác giả đã đưa
tới cho mọi người niềm tin yêu vào cuộc sống, cho dù quá khứ hay hiện tại có
tù mù, khó khăn thì con người vẫn nhìn về phía trước đón chờ một ngày mai
tươi sáng.
Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã soi chiếu nhân
vật của mình dưới nhiều góc độ khác nhau, giúp ích cho việc làm nổi bật
những “cái mới” trong quan niệm nghệ thuật về con người vì vậy mà thế giới
nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn vô cùng sinh động. Trong đó nổi bật và
được quan tâm hơn cả là hình tượng của nhân vật nữ. Tuy nhiên, không giống
với những nhà văn ở giai đoạn trước, xây dựng hình ảnh người phụ nữ mang
tính chủ quan hay mang tính điển hình cho một lớp người với những nét tính
cách tiêu biểu nhất thì Nguyễn Thị Thu Huệ lại soi chiếu người phụ nữ ở mọi
khía cạnh cuộc sống, phản ánh một cách chính xác, chân thật ngay cả ở những
chuyện nhỏ bé, hay riêng tư nhất. Điều đó tạo nên sự độc đáo riêng cho những

sáng tác của bà.
Đối với văn học, ngôn ngữ có vai trò quan trọng bậc nhất và nó cũng
chính là điểm nhấn giúp tạo nên “thương hiệu” cho mỗi nhà văn. Nguyễn Thị
Thu Huệ cũng lựa chọn cho bản thân phong cách ngôn ngữ riêng, vận dụng sự
riêng biệt về phong cách ngôn ngữ ấy tác giả đã đưa ngòi bút của mình vào
xây dựng hình tượng nhân vật nữ một cách độc đáo và mới lạ.
Vì vậy chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa chỉ
ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ”. Đây là một
đề tài mới mẻ, chưa có công trình nghiên cứu và điều quan trọng là qua việc
nghiên cứu đề tài giúp chúng ta thấy được tài năng của Nguyễn Thị Thu Huệ
trong việc tạo dựng nên hình tượng nhân vật đặc biệt là người phụ nữ đồng
thời làm rõ tính thiết thực của nó trong việc học tập và giảng dạy các tác
phẩm văn học nói chung và tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thực tế đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học tiến hành tìm hiểu về
trường nghĩa và các ứng dụng của nó. “Khởi đầu phát triển của lý thuyết
trường nghĩa có nguồn gốc từ công trình nghiên cứu của các nhà nhân học
2


Mỹ và các nhà ngôn ngữ học Đức vào những năm đầu của thế kỉ XX. Những
học giả này đã chịu ảnh hưởng của học thuyết dạng lời nói bên trong của
ngôn ngữ mà tác giả của nó là Humboldt. Tuy nhiên, không chỉ có mỗi học
thuyết của học giả Humboldt là cơ sở duy nhất dẫn đến sự hình thành lý
thuyết trường nghĩa, mà sự ra đời của xu hướng ngôn ngữ học này còn dựa
trên cơ sở tiền đề của chủ nghĩa cấu trúc Saussure. Ông cho rằng giá trị của
bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố xung quanh quy định. Chính tư tưởng
ấy đã góp phần thúc đẩy và tác động một cách mạnh mẽ, quyết định đến sự
hình thành lí thuyết về các trường. Từ cơ sở của học thuyết ấy, nhiều nhà
nghiên cứu đã có những ý kiến cũng như quan điểm khác nhau về lí thuyết

trường nghĩa. Tiêu biểu là lý thuyết trường nghĩa của Trier - một học giả
người Đức. Ông đã khai sinh ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử về sự hình
thành, tồn tại và phát triển ngữ nghĩa học nhưng lúc này ông lại không sử
dụng thuật ngữ trường nghĩa mà ông dùng trường ngôn ngữ. Phải đến G.
Ipsen, người đầu tiên trong lịch sử của ngành ngôn ngữ học mới sử dụng
thuật ngữ trường nghĩa” [1-tr.2]. Ông cho rằng: “Trường nghĩa bao hàm
những từ có những mối quan hệ với nhau về hình thái và về nghĩa” [1-tr.2].
Từ đó lí thuyết về trường nghĩa được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực ngôn
ngữ học.
Tiếp thu những thành tựu về trường nghĩa của các nhà ngôn ngữ học
trên thế giới, ở Việt Nam có một số người đã đi sâu tìm hiểu các công trình
nghiên cứu như: Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phi, Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thiện
Giáp,… Tuy nhiên khách quan để nhận xét thì các nhà nghiên cứu chủ yếu
tìm hiểu một vài hệ thống ở giai đoạn đầu chứ chưa đi rộng ra để nghiên cứu.
Người đạt được thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực này là Đỗ Hữu Châu, ông là
người đã chỉ ra được một cách đầy đủ, chi tiết nhất về lý thuyết trường nghĩa.
Ông khẳng định “giữa các từ có khá nhiều sự liên hệ, nói cách khác là sự
đồng nhất không chỉ về hình thức mà còn về cả ý nghĩa” [1-tr.2]. Dựa trên cơ
sở những điểm chung của từ ngữ, chúng tôi tiến hành phân tách tất cả hệ
thống từ vựng của tiếng Việt để biến thành những hệ thống nhỏ lẻ hơn đồng
thời có thể phát hiện ra được mối liên hệ giữa các từ trong từ vựng.
Nguyễn Thúy Khanh đã có công trình “Đặc điểm trường từ vựng - ngữ
nghĩa tên gọi động vật trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga” [5].
3


“Tác giả đã chỉ ra các đặc điểm định danh tên gọi động vật gồm: dựa vào
nguồn gốc tên gọi, tiếng Việt chủ yếu sử dụng các tên gọi thuần Việt, số lượng
tên gọi vay mượn không đáng kể mà chủ yếu mượn từ tiếng Hán. Dựa vào kiểu
ngữ nghĩa của tên gọi, tác giả phân biệt tên gọi có tác dụng phân biệt các loại

(loài) với nhau hay các loại nhỏ trong các loại lớn. Từ đặc trưng định danh tên
gọi động vật tiếng Việt và tiếng Nga, tác giả đưa ra bảng thống kê so sánh vai
trò, giá trị của từng đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh động vật trong
hai ngôn ngữ,... Kết quả có 21 nét nghĩa khu biệt trong lời giải nghĩa tên gọi
động vật tiếng Việt và tiếng Nga và cấu trúc lời giải thích mỗi tên gọi gồm có
phần chỉ ra loại và phần chỉ ra những khác biệt về giống. Từ đó tác giả phân
tích quá trình chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng
Nga. Cuối cùng nêu ra ý nghĩa biểu trưng của các từ ngữ chỉ động vật và của
các thành ngữ so sánh có tên gọi động vật” [8-tr.34].
“Bùi Minh Toán cũng vận dụng lí thuyết về trường nghĩa để xem xét
vận động chuyển hóa về nghĩa và về trường nghĩa của từ tiếng Việt trong hoạt
động giao tiếp của con người. Ông đã xác lập hàng loạt các trường từ vựng
trong Truyện Kiều như: trường lửa, trường nước, hay trường cỏ cây, tác giả
không dừng lại ở việc chỉ ra được sự chuyển nghĩa, chuyển trường của chúng
mà còn xác định giá trị thẩm mĩ mà chúng biểu đạt trong quá trình chuyển
nghĩa. Ngoài ra, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về trường nghĩa nhưng
nhìn chung, các công trình nghiên cứu của họ đều theo hướng nghiên cứu mà
Đỗ Hữu Châu đã đưa ra” [1-tr.3].
Vận dụng các thành tựu của các nghiên cứu về trường nghĩa, một số
khóa luận đi sâu vào tìm hiểu trường nghĩa trong các tác phẩm văn học. Tiêu
biểu là những khóa luận sau:
Khóa luận “Khảo sát trường nghĩa chiến tranh trong tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh” do sinh viên Lê Thị Là thực hiện năm 2011.
Ở đề tài này, tác giả đã tập trung nghiên cứu hiệu quả nghệ thuật của việc sử
dụng trường từ ngữ khi miêu tả thiên nhiên thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật.
Từ đó thấy được tính chất bạo tàn, ác liệt của những năm tháng đất nước chìm
trong khói lửa của những cuộc kháng chiến.
Tiếp theo đề tài “Khảo sát trường nghĩa nông thôn trong tiểu thuyết
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Vũ Khắc Trường” do sinh viên Vũ Thị Oanh
4



thực hiện năm 2015. “Trong đề tài này, tác giả đã khảo sát một số trường
nghĩa liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh; trường nghĩa thuộc cơ quan hành
chính nhà nước; trường nghĩa miêu tả tâm lí con người thuộc vùng nông thôn.
Từ đó, tác giả khai thác hiệu quả mức độ sử dụng của các trường từ ngữ
trong việc tìm hiểu thực trạng đời sống tâm linh sinh động, phong phú và đa
dạng ở nông thôn. Qua đó, chúng ta có thể thấy được cái nhìn mới mẻ về
nông thôn Việt Nam những năm sau năm 1986” [1-tr.4].
Bên cạnh đó còn có công trình: “Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa
chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao” - Vũ Thùy Linh (K36);
“Trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện Tô Hoài viết cho thiếu nhi” Nguyễn Thị Bạch Dương, Luận văn Ths, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010 hay
“Trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8” - Nguyễn Thị
Phương (K33),…
Nghiên cứu về trường nghĩa trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu
Huệ, có đề tài “Ngôn ngữ nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu
Huệ” của tác giả Tạ Thị Tình. Tác giả đã cung cấp một số vấn đề lí thuyết về
ngôn ngữ của nhân vật nữ trong các sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ.
Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về
trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn
Thị Thu Huệ. Kế thừa, học hỏi những thành tựu và những phát hiện sáng tạo
của các công trình nghiên cứu về trường nghĩa, chúng tôi đi sâu tìm hiểu:
“Trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa chỉ ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn của
Nguyễn Thị Thu Huệ”. Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn đóng
góp thêm minh chứng về việc tiếp cận một tác phẩm văn học dưới góc nhìn
ngôn ngữ đặc biệt là trường nghĩa, từ đó thấy được điểm độc đáo trong việc
sử dụng ngôn ngữ cũng như những tâm tư tình cảm được gửi gắm của nhà văn
Nguyễn Thị Thu Huệ.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi triển khai khóa luận này nhằm:

- Hệ thống hóa, làm rõ các trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ
trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.

5


- Thấy được tài năng của Nguyễn Thị Thu Huệ trong việc vận dụng các
hệ thống ngôn ngữ để khắc họa chân dung các nhân vật.
- Trau dồi thêm những kiến thức về ngôn ngữ cho bản thân để từ đó có
thể đi sâu tìm hiểu được các tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ những mục đích chỉ ra ở trên chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề lí thuyết về trường nghĩa để từ đó
xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài.
- Khảo sát, thống kê, phân loại trường từ vựng chỉ người phụ nữ trong
truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.
- Phân tích, đánh giá tác dụng của việc sử dụng các trường nghĩa trong
sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ
trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.
- Phạm vi nghiên cứu: Được giới hạn ở những tác phẩm truyện ngắn của
Nguyễn Thị Thu Huệ, ngữ liệu khảo sát được tập hợp trong cuốn: “37 truyện
ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ” (Nxb Văn học 2010).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành triển khai đề tài chúng tôi vận dụng các phương pháp:
- Thủ pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp miêu tả

- Thủ pháp so sánh, đối chiếu
7. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận:
Cùng với việc tiếp thu những thành tựu trước đó, đề tài không chỉ giúp
làm sáng tỏ vấn đề tính hệ hống của từ ngữ mà còn khẳng định vai trò của

6


trường nghĩa trong các tác phẩm văn chương. Từ đó góp phần hoàn thiện nền
tảng lí thuyết về trường nghĩa.
- Về mặt thực tiễn:
+ Kết quả của việc nghiên cứu mà chúng tôi thống kê được sẽ giúp ích
cho việc học tập, giảng dạy liên quan đến từ ngữ trong các tác phẩm văn học
nói chung và trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ nói riêng.
+ Kết quả nghiên cứu của khóa luận còn góp phần mở ra hướng nghiên
cứu tích hợp giữa ngôn ngữ với văn học.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong
truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ
Chương 3: Giá trị nghệ thuật của trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người
phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ

7


NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Trƣờng nghĩa
1.1.1 Khái niệm trường nghĩa
Trong cuộc sống chúng ta rất hay gặp những thuật ngữ “trường nghĩa”
hay “trường từ vựng - ngữ nghĩa” nhưng khi đi sâu vào hỏi “trường nghĩa” là
gì thì không phải ai cũng có thể trả lời được.
“Lí thuyết về trường nghĩa được ra đời vào khoảng vài chục năm gần
đây. Tư tưởng cơ bản của lí thuyết chính là khảo sát từ vựng một cách có hệ
thống. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về trường nghĩa. Song, có thể quy
vào hai cách hiểu tương đương với hai khuynh hướng sau:
Khuynh hướng thứ nhất: Quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái
niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng này là
I. Weisgerber và J. Trier.
Khuynh hướng thứ hai: Cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên
cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các
khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về
nghĩa. Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng này là Ipsen” [1-tr.8].
Nhóm từ vựng - ngữ nghĩa chính là kiểu trường nghĩa tiêu biểu nhất.
Người có ảnh hưởng lớn và nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này là GS. Đỗ Hữu
Châu. Theo ông “những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đạt
được các từ nói chung (ý nghĩa của nó) vào những hệ thống con thích hợp”.
Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được coi là một trường
nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [3-tr.170].
Theo TS. Nguyễn Văn Thạo: “Mỗi hệ thống ngữ nghĩa do một tập hợp
các từ biểu hiện được gọi là một trường nghĩa, trong đó các từ có liên quan đến
nhau về ngữ nghĩa hay có cùng một phạm trù ngữ nghĩa. Đối với quan hệ ngữ
nghĩa trong trường nghĩa thì chúng ta có thể phân định một cách tổng quát
những quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa
các trường nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường” [8-tr.49].


8


Như vậy, từ thực tế trên ta rút ra được nhận xét rằng vẫn chưa tìm thấy
một khái niệm trọn vẹn, hoàn chỉnh về trường nghĩa. Tuy nhiên để có thể dễ
hiểu và dễ dàng vận dụng vào triển khai đề tài chúng tôi lựa chọn khái niệm
sau: “Trường nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định của một ngôn ngữ
dựa vào sự đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa”.
Ví dụ:
- Đi, đứng, ngồi, bò, nằm, chạy, nhảy, ngủ,… là các từ chỉ hoạt
động của con người, gọi là trường nghĩa.
- Hồng, tím, vàng, đỏ, lục, lam, xanh, đen, nâu,… là các từ chỉ màu
sắc, chúng được coi là trường nghĩa.
- Tay, chân, mắt, đầu, cổ, tai, mũi,… là các từ chỉ bộ phận cơ thể
con người, chúng được coi là trường nghĩa.
- Lông mi, đồng tử, con ngươi, thuỷ tinh thể, kết mạc, bọng mắt, lông
mày,… là những từ chỉ các bộ phận của mắt, đây cũng được coi là trường nghĩa.
1.1.2 Phân loại
Mỗi một nhà nghiên cứu khi nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ nói chung
và từ vựng nói riêng thì đều có các quan điểm riêng về trường nghĩa vì vậy
dẫn đến một hệ quả là có nhiều cách phân loại trường nghĩa khác nhau trên
những tiêu chí nhất định nào đó. “Nhà ngôn ngữ học F. de Saussure đã chỉ ra
hai dạng: quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ
ngữ đoạn) và quan hệ dọc (quan hệ tộc tuyến, quan hệ ngữ hình). Tương ứng
với hai loại quan hệ nói trên có hai loại trường nghĩa đó là trường nghĩa dọc
(gồm trường nghĩa biểu niệm và trường nghĩa biểu vật); trường nghĩa ngang
(hay còn gọi là trường nghĩa tuyến tính). Trong đó trường nghĩa liên tưởng
vừa mang tính chất là trường nghĩa dọc, lại vừa mang tính chất là trường
nghĩa ngang bởi cơ chế liên hội mà có” [1-tr.8].
1.1.2.1 Trường nghĩa dọc

a. Trường nghĩa biểu vật
Theo GS. Đỗ Hữu Châu: “Một trường biểu vật là một tập hợp những từ
đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật. Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa ra
9


các nghĩa biểu vật của các từ về trường nghĩa biểu vật thích hợp, chúng ta
chọn các danh từ làm gốc. Các danh từ này phải có tính khái quát cao, gần
như là tên gọi của các phạm trù biểu vật như người, động vật, thực vật, vật
thể,… Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý
nghĩa của từ về mặt biểu vật là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của
từ. Như vậy, chúng ta sẽ đưa một từ vào một trường nghĩa biểu vật nào đó khi
nét nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi của danh từ trên” [3-tr.171].
Hay TS. Nguyễn Văn Thạo đã chỉ ra: “Trường biểu vật là tập hợp
những từ có liên quan đến nhau về nghĩa biểu vật hoặc có sự đồng nhất với
nhau về một phạm trù nghĩa (biểu vật)” [8-tr.52].
Ví dụ 1: Xét từ “tay” chúng ta có các trường nghĩa biểu vật sau:
1. Bộ phận của tay: ngón tay, móng tay, đốt ngón tay, cổ tay, mu bàn
tay, lòng bàn tay, ngón cái, ngón út, ngón giữa,…
2. Đặc điểm hình dáng của tay: dài, ngắn, mũm mĩm, mập mạp, thô,
cứng, mềm mại, gầy, chai sần,…
3. Hoạt động của tay: cầm, nắm, bóp, véo, đấm, xoa, xòe, vuốt, vỗ,…
4. Bệnh về tay: trẹo tay, á sừng, nước ăn tay, mụn cóc, tê tay, nấm tay,...
Ví dụ 2: Với từ “mắt” chúng ta có các trường nghĩa biểu vật sau:
1. Ngoại hình của mắt: xanh, đen, nâu, xám, tròn, dài, bồ câu, mắt
lươn, lá dăm, một mí, hai mí,…
2. Cấu tạo của mắt: lông mi, đồng tử, giác mạc, con ngươi, thuỷ tinh
thể, kết mạc, bọng mắt, lông mày,…
3. Hoạt động của mắt: nhắm, mở, nhăn, lườm, liếc, nháy, trợn,…
4. Bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, đục thủy tinh thể, viêm màng mắt,

quáng gà, mù lòa,...
5. Cảm giác về mắt: đau, ngứa, rát, nhức, cộm, chói,...
“Các trường biểu vật khác nhau về số lượng, cách thức tổ chức các đơn
vị, miền phân bố ở từng ngôn ngữ. Khi từ có nhiều nghĩa biểu vật thì có thể
nằm trong nhiều trường khác nhau. Các trường đó có thể thẩm thấu vào
nhau, giao thoa với nhau khi một số từ của trường này cùng nằm trong
trường kia. Quan hệ của các từ đối với một trường biểu vật không giống
nhau. Có những từ gắn rất chặt với trường (những từ, ngữ điển hình), có

10


những từ, ngữ gắn lỏng lẻo hơn. Căn cứ vào tính chất, quan hệ giữa từ với
trường, chúng ta hiểu rằng có một lõi trung tâm quy định những đặc trưng
ngữ nghĩa của trường, gồm những từ điển hình cho nó. Ngoài cái lõi của
trường là các lớp từ khác mỗi lúc một đi xa khỏi lõi, liên hệ với trường mờ
nhạt hơn” [8-tr.52, 53].
Ví dụ:
- Những từ ngữ đặc trưng cho trường nghĩa chỉ người (chỉ có ở người)
như: tư duy đạo đức, suy nghĩ tính toán, tư duy học nói, tư duy ăn mặc,...
- Các từ ngữ thuộc về trường nghĩa chỉ người nhưng đồng thời cũng là
các từ ngữ hướng biên (vì chúng còn thuộc về cả những trường nghĩa động
vật khác) như: ăn, ngủ, uống, cầm, nắm,...
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp mặc dù là ở các trường nghĩa khác
nhau nhưng chúng vẫn sẽ có một số lượng nhỏ từ ngữ nhất định nào đó chung
nhau.
Ví dụ: Trường nghĩa “mèo” và “sóc”, cả hai trường nghĩa này đều có
chung một số từ ngữ như:
1. Bộ phận cơ thể: đầu, mình, mắt, đuôi, lông, chi,…
2. Kích thước: to, nhỏ,...

3. Hoạt động: ăn, uống, ngủ, chạy,...
b. Trường nghĩa biểu niệm
“Một trường biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc
biểu niệm” [3-tr.176].
Ví dụ: Ta có cấu trúc biểu niệm (hoạt động), (di chuyển)
- Di chuyển bằng chân: đi, bước, chạy, bò, nhảy,…
- Di chuyển trong không khí: chao, liệng, lượn, bay,…
- Di chuyển dưới nước: bơi, lặn, lội, ngụp,…
“Cũng như các trường biểu vật, trường biểu niệm lớn có thể phân chia
thành các trường nhỏ và cũng có những miền, những mật độ khác nhau. Do
từ có nhiều nghĩa biểu niệm nên một từ có thể đi vào những trường biểu niệm
khác nhau. Các trường biểu niệm giao thoa, thẩm thấu vào nhau, có lõi trung
tâm là các từ điển hình và các lớp ngoại vi là các từ kém điển hình. Để xác

11


lập một trường biểu niệm, chúng ta dựa vào một cấu trúc nghĩa biểu niệm
làm gốc đồng nhất nào đó trong nghĩa biểu niệm” [8-tr.53, 54].
“Tuy có nguồn gốc ở các khái niệm nhưng không đồng nhất với khái
niệm, cho nên các trường biểu niệm cũng không đồng nhất với tập hợp các
khái niệm, không phải là những sự kiện tư duy thuần túy mà là những sự kiện
ngôn ngữ” [3-tr.177].
Ví dụ: Trường nghĩa biểu niệm (đồ dùng), (phục vụ sinh hoạt)
1. Đồ dùng trong học tập: cặp sách, bút bi, thước kẻ, tẩy, hộp bút, kẹp
nháp, sách vở, thẻ học sinh,…
2. Đồ dùng để chứa đựng: hòm, vali, tủ, thúng, thùng, vại, xô, chum,
khau, chai,…
3. Đồ dùng để di chuyển: xe máy, xe đạp, xe ô tô, xe cải tiến, ván trượt,
xích lô, tàu hỏa, thuyền, máy bay,…

4. Đồ dùng để che thân: quần, áo, khố, váy, gang tay, bi tất, mũ, nón,
giày,…
“Sự phân lập thành trường nghĩa biểu vật hay trường nghĩa biểu niệm
dựa trên sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Ý nghĩa của từ sẽ
được hiểu sâu sắc hơn nhờ sự định vị từng từ trong trường nghĩa thích hợp” [8-tr.54].
Ví dụ: Nghĩa của từ “đoàn kết” bị chi phối bởi nghĩa của các từ tập
hợp: dân tộc, tổ chức, đoàn, đội, nhóm, là vì “đoàn kết” chỉ được dùng trong
trường hợp chỉ một nhóm, một tốp người từ hai người trở lên còn nếu trường
hợp chỉ một người đơn độc, không có tập hợp người thì sẽ không sử dụng
được từ “đoàn kết”. Ngoài ra, khi đi vào tìm nghĩa biểu niệm chính xác của từ
này thì ta không thể thiếu một bước quan trọng đó là có sự so sánh nó với
những từ phân chia và gần hơn các từ chung tay, cùng nhau, đùm bọc, bao bọc.
“Sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu niệm, như
đã nói, dựa trên sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Nó phản
ánh hai cách nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hai loại trường
dọc này có liên hệ với nhau: nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc
biểu niệm làm tiêu chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật.
Nhưng khi cần phân lập một trường biểu vật thành các trường nhỏ thì lại
phải dựa vào các nét nghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm. Trái lại, khi phân

12


lập các trường biểu niệm, chúng ta đưa vào cấu trúc biểu niệm, song khi phân nhỏ
chúng ra, đến một lúc nào đó phải sử dụng đến một nét nghĩa nào đó” [3-tr.184].
1.1.2.2 Trường nghĩa tuyến tính (Trường nghĩa ngang)
“Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang) trước hết xuất phát từ
tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ, các tín hiệu phải lần lượt kế tiếp thành
một chuỗi mà không thể đồng thời xuất hiện, do đó quan hệ tuyến tính còn gọi
là quan hệ ngang hay quan hệ ngữ đoạn. Muốn có quan hệ ngữ đoạn với

nhau, các yếu tố phải cùng thực hiện một chức năng về ngôn ngữ hoặc về nội
dung giao tiếp. Thông qua các kết hợp ngữ đoạn, các từ sẽ bộc lộ ý nghĩa từ
vựng - ngữ pháp của chúng” [8-tr.54, 55].
Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang) có thể hiểu như sau: “Là
trường nghĩa bao gồm tất cả các từ có thể kết hợp với một từ ngữ gốc nào đó
rồi tiến hành lập thành một chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu)” [1-tr.12].
Ví dụ: Các trường nghĩa ngang của “thời tiết”: mưa, nắng, gió, hanh,
ẩm ướt, khô, gió mùa, gió nồm, bão, lạnh, nóng,... hay trường nghĩa ngang
của từ tóc là: suôn mượt, rối, khô, xơ, chẻ ngọn, dài, ngắn,…
Một số đặc điểm về trường nghĩa tuyến tính:
- “Các từ trong cùng một trường tuyến tính là những từ thường xuất
hiện với từ trung tâm trong các loại ngôn bản. Phân tích ý nghĩa của chúng,
chúng ta có thể phát hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú
pháp và tính chất của các quan hệ đó” [3-tr.185].
- “Các từ chỉ nơi chốn có quan hệ cú pháp chặt với các từ chỉ hoạt
động dời chỗ, chỉ tư thế nhưng lại có quan hệ cú pháp lỏng với các động từ
chỉ hành động phá vỡ, tạo tác,... các từ có quan hệ cú pháp chặt thường hiện
thực hóa các nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của từ” [3-tr.186].
- “Cùng với các trường nghĩa dọc, trường nghĩa biểu vật và trường
nghĩa biểu niệm, các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những
quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại
và những đặc điểm hoạt động của từ” [3-tr.186].
1.1.2.3 Trường nghĩa liên tưởng
“Trường nghĩa liên tưởng là tập hợp tất cả các từ nhằm biểu thị sự vật,
hiện tượng, hoạt động, tính chất,… có quan hệ liên tưởng với một từ trung

13


tâm” [8-tr.55]. Hay Ch. Bally - nhà ngôn ngữ học người Pháp là người đầu

tiên đưa ra khái niệm của “trường nghĩa liên tưởng” cho rằng “mỗi từ đều có
thể trở thành trung tâm của một trường liên tưởng nào đó”.
“Các từ trong cùng một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố
định bởi các ý nghĩa liên hội có thể có của các từ trung tâm. Các từ trong
cùng một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong trường trực
tuyến và trường tuyến tính” [8-tr.55].
“Trong trường liên tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới do
xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tương
đối đồng nhất, lặp đi lặp lại. Điều này khiến cho các trường liên tưởng có
tính dân tộc, tính thời đại và tính cá nhân. Chính vì vậy các trường liên tưởng
không có tính ổn định. Trong trường liên tưởng có những từ có ý nghĩa biểu
vật giống nhau, nhưng cũng có những từ khác nhau về nghĩa” [8-tr.56].
Ví dụ 1: Cùng một việc “ăn nhẹ” mỗi một người tùy thuộc vào điều
kiện gia đình, vùng miền sẽ liên tưởng ra những món ăn nhất định nào đó
khác nhau chẳng hạn như ở nông thôn sẽ khác ở thành thị, miền Nam sẽ khác
miền Bắc, hay trẻ nhỏ khác người lớn,…
Ví dụ 2: Nói đến từ “nông thôn” chúng ta thường nghĩ tới đồng ruộng,
chăn trâu, cắt cỏ, lúa, đình làng, ao hồ, lợn, gà, phiên chợ,...
Ví dụ 3: Nhắc đến từ “lớp học” người ta sẽ liên tưởng đến học sinh,
thầy giáo, cô giáo, sách vở, bút, bàn ghế, bảng, thước kẻ, phấn,...
Ví dụ 4: Tương tự khi nhắc đến “chiến tranh” người ta nghĩ tới chết
chóc, súng đạn, tha phương, khói lửa, nỗi buồn, chia ly,…
1.1.3 Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương
“Ngôn ngữ” là chất liệu của văn học, là một trong những yếu tố quan
trọng nhất để tạo nên các tác phẩm văn chương, nó luôn là yếu tố đầu tiên mà
mỗi một nhà văn đều cần phải sử dụng khi đi vào tiến hành sáng tác một tác
phẩm và cũng chính là yếu tố đầu tiên giúp con người có sự “va chạm”, tiếp
nhận với chính những sáng tác ấy, nếu không có ngôn ngữ thì chắc chắn sẽ
không có sự ra đời của các tác phẩm văn học.


14


1.1.3.1 Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương
“Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ”, vì vậy một tác phẩm văn
chương có sự phong phú và đa dạng về vốn từ thì tác phẩm ấy sẽ càng giàu có
về biện pháp khai thác ngữ nghĩa bởi lẽ những biện pháp ấy giúp tăng thêm
tác dụng của ngữ nghĩa cũng như làm nổi bật được tài năng và tư tưởng của
tác giả. Trên thực tế có rất nhiều những phương thức chuyển nghĩa khác nhau
như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ,... Và ở mỗi một phương thức khác
nhau sẽ có những sự chuyển nghĩa khác nhau theo một đích nhất định nào đó.
Tuy nhiên có hai phương thức để chuyển nghĩa của từ cơ bản và phổ biến đó
là “hoán dụ” và “ẩn dụ”.
Phần lớn các từ được chuyển theo phương thức ẩn dụ thường diễn ra
trong sự chuyển “trường biểu vật’, tức là một số từ đã thuộc “trường biểu vật”
này nhưng vẫn được chuyển sang một “trường biểu vật” khác.
Ví dụ 1: Từ “bánh trôi nước” chỉ một loại bánh được chuyển sang
trường “đặc điểm hình dáng và số phận người phụ nữ” nó có thể kéo theo các
từ: trắng, tròn, nổi, chìm, rắn, nát, tấm lòng son,… cũng được chuyển theo
trường đó.
Ví dụ 2: Từ “lửa” nếu chuyển sang trường chỉ “hoạt động của con
người” thì kéo theo các từ: đốt, châm, thắp, phóng hỏa, bật, khêu, ủ, tắt, dập,
gạt, đun, thiêu,… cũng chuyển sang trường đó.
Ví dụ 3:
“Ngày ngày Mặt Trời (1) đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời (2) trong lăng rất đỏ”
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
(1) Trường nghĩa biểu vật thứ nhất: Mặt Trời
(2) Trường nghĩa biểu vật thứ hai: Mặt Trời chỉ Bác Hồ - chủ tịch Hồ
Chí Minh. Theo phương thức chuyển nghĩa này đã biểu thị được niềm tin, hi

vọng, nguồn sống của nhân dân khi được Bác soi sáng, dẫn đường.
Cần lưu ý, nếu một trường nghĩa được sử dụng hoàn toàn đúng với
trường gốc cơ sở vốn có của chúng thì ý nghĩa gợi hình ảnh sẽ ít nhiều bị mờ
đi thậm chí sẽ biến mất bởi chúng có sự trung hoà về ngữ cảnh. Nhưng khi từ
ngữ được chuyển trường thì lại dẫn đến hệ quả ngược lại, chúng sẽ gợi lên
cho chúng ta những hình ảnh phong phú và giàu có hơn, tức là ngoài nghĩa

15


riêng vốn có thì nó còn kéo theo cả những ấn tượng, những liên tưởng của
“trường nghĩa cũ” sang “trường nghĩa mới” giúp cho “trường nghĩa mới” có
thêm được những ý nghĩa liên tưởng của “trường nghĩa cũ”.
Trong văn học, các từ ngữ trong mỗi một câu văn, một đoạn văn hay
thậm chí là trong một tác phẩm thường kéo theo một “trường biểu vật” nhằm
cùng làm nên sự hoàn hảo nhất về “trường nghĩa”.
Ví dụ:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Hình ảnh chủ đạo trong bài thơ trên là sóng kéo theo các từ: dữ dội, dịu
êm, ồn ào, lặng lẽ, sông, tìm, bể.
Hình ảnh chủ đạo khi thì được tác giả thể hiện một cách rõ ràng trong
tác phẩm nhưng cũng có thể lại được hiểu ngầm thông qua những trường
trong tác phẩm ấy điều này cũng đòi hỏi về sự liên tưởng phong phú của độc
giả.
Ví dụ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
Hình ảnh chủ đạo trong bài thơ trên là hình ảnh của bánh trôi nước,
mặc dù không hề nhắc đến bánh trôi nước trong những câu thơ nhưng người
đọc hoàn toàn có thể đoán ra bởi nó được thể hiện qua các từ: trắng, tròn, nổi,
chìm, rắn, nát, nặn đây đều là những từ ngữ miêu tả trạng thái của bánh trôi
nước, đồng thời kết hợp với biện pháp tu từ ẩn dụ gợi thân phận chìm nổi của
người phụ nữ.

16


1.1.3.2 Trường nghĩa biểu niệm và ngôn ngữ văn chương
“Trường nghĩa biểu niệm được hình thành trong quá trình nhận thức về
nghĩa chủng loại của sự vật, các trường biểu niệm không có sự đồng nhất với
tập hợp các khái niệm nguyên nhân ở đây không phải là những sự kiện tư duy
thuần túy mà là những sự kiện ngôn ngữ. Một từ có nhiều nghĩa biểu niệm sẽ là
sự chuyển đổi của một quá trình nhận thức, ở đó các kết quả nhận thức đi sau
không phủ nhận các kết quả nhận thức đi trước về nghĩa biểu niệm của nó” [1-tr.15].
Tại một vị trí nhất định tác phẩm chỉ có thể làm sáng tỏ hay phản ánh được một
phương diện nhất định nào đó của hiện thực mà thôi. Vì vậy để làm rõ sự đồng
nhất thì bản thân từ ngữ cũng phải mang những điểm chung nào đó, phù hợp
với nhau để làm nên sự “cộng hưởng ngữ nghĩa” của các từ, và sự “cộng hưởng
ngữ nghĩa” ấy phải dựa trên chính nét nghĩa đồng nhất vốn có của các từ.
Ví dụ:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Trong khổ thơ trên nhà thơ đã sử dụng rất nhiều trường nghĩa khác nhau như:
- Chỉ các mùa trong năm: xuân, thu
- Chỉ màu sắc: xanh, đỏ, trắng, vàng
- Chỉ người nói chung: ta, mình, người đan nón, cô em gái, ai
- Chỉ hoạt động của sự vật, con người: đan, chuốt, hái, nở, kêu, đổ, rọi
Tất cả những trường nghĩa trên đã cộng hưởng, phối hợp, giao hòa với
nhau từ các mùa trong năm, đến hoạt động của sự vật con người trong những
câu thơ trên đã phác họa nên bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của Việt Bắc với
17


những nét đơn sơ, bình dị, đó là sự kết hợp độc đáo giữa cổ điển và hiện đại,
giữa con người với bức tranh thiên nhiên, tất cả tạo nên một sự cổng hưởng,
tổng hòa về thiên nhiên và cuộc sống.
Ngoài ra, “sự cộng hưởng ngữ nghĩa không chỉ xảy ra với các từ, mà
nó còn có thể chi phối cấu trúc cú pháp và ngữ âm tiết tấu” [1-tr.16].
1.1.3.3 Trường nghĩa liên tưởng và ngôn ngữ văn chương
“Mỗi trường liên tưởng là một tập hợp các từ xuất hiện khi có một từ
kích thích. Mỗi từ đều có thể trở thành từ trung tâm của một trường liên
tưởng. Trường liên tưởng có tính chủ quan cao nên không ổn định, không
giúp ích cho việc phát hiện những quan hệ cấu trúc ngữ nghĩa nội tại nhưng
lại có hiệu lực cao trong giải thích việc dùng từ, đặc biệt là việc dùng từ

trong các tác phẩm văn học. Khi thưởng thức và nghiên cứu văn học nhiều
khi phải viện đến trường liên tưởng để lí giải các hiện tượng ý tại ngôn ngoại,
hay chuỗi kết hợp bất thường, mơ hồ về nghĩa trong thơ ca hay các biểu
tượng, biểu trưng văn học” [8-tr.57].
“Một từ khi được nhắc tới thường gợi ra trong chúng ta một loạt các từ
khác. Đó chính là sự liên tưởng. Nói cách khác, tập hợp các từ cùng được gợi
ra từ mối liên tưởng với một từ trung tâm gọi là trường liên tưởng và mỗi từ
đều có những sự liên tưởng riêng. Trường liên tưởng mang tính chủ quan,
phụ thuộc vào điều kiện, môi trường sống, thời đại sống, kinh nghiệm sống
của mỗi cá nhân. Vì thế, mỗi cá nhân sẽ có trường liên tưởng khác nhau. Do
đó nó mang tính chủ quan, cá thể cao” [8-tr.60].
Chính vì vậy muốn thành công thì các tác giả ngoài việc có tài năng thì
còn phải biết thích ứng một cách nhanh nhạy với thời đại, đặc biệt là về ngôn
ngữ. Vì vậy, là người nghệ sĩ không nên chỉ đi theo những lối mòn có trước
mà còn cần biết đi trước thời đại có như vậy thì tác phẩm của họ mới được
công chúng đón nhận và không bị đi vào lãng quên. Việc phản ánh nắm bắt
thời đại cũng như phản ảnh hiện thực cuộc sống là việc không chỉ dừng lại ở
các nhà văn mà còn là việc của tất cả những người làm văn học hay giảng dạy
văn học. Chúng ta phải tích cực trong việc đổi mới tư tưởng, quan điểm, tình

18


cảm và trau dồi vốn sống cũng như phải tích cực rèn giũa, làm mới ngôn ngữ
của bản thân.
1.2 Vài nét về nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ
1.2.1 Cuộc đời
“Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn nữ sinh ngày 12 tháng 8 năm 1966 tại
thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, quê ở Thạnh Phú, Bến Tre. Bà được đánh
giá là nhà văn trẻ nổi tiếng trong nước. Bà được bầu làm Phó Chủ tịch khoá

X, Chủ tịch khoá XII Hội Nhà văn Hà Nội. Nguyên Uỷ viên Thường vụ Ban
Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá VIII. Giám đốc Trung tâm Bản quyền
văn học Việt Nam. Hiện nay, bà đang sinh sống tại Hà Nội và làm việc ở Đài
Truyền hình Việt Nam” [10].
Nhà văn đã từng tâm sự: “Làm được những việc mình yêu thích, có
được những thứ mình cần do chính bàn tay mình làm ra. Viết văn, viết kịch,
làm phim, đọc sách làm cho cuộc sống của tôi phong phú. Nhưng điều quan
trọng hơn là những tác phẩm của tôi được độc giả tiếp nhận và yêu thích, đó
là một sự đền bù vô giá” [10].
Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong những nhà thơ nữ nổi lên trong
những năm từ năm 1990 đến nay. Tác giả được xem là một trong những
gương mặt gây được sự chú ý, quan tâm của độc giả cũng như là một nhà văn
được đánh giá là một cây bút hết sức “có duyên” trong lĩnh vực truyện ngắn.
Sinh năm 1966 trong một gia đình có truyền thống văn học. Bố là một
nhà báo, mẹ là một nhà văn có dấu ấn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Chính vì xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn chương như vậy
nên ngay từ nhỏ nhà văn đã được thừa hưởng sâu sắc vốn sống cũng như lối
tư duy sắc sảo thâm sâu của người cha và chất nữ tính duyên dáng của người
mẹ. Như vậy chính yếu tố gia đình đã hình thành nên phong cách đặc trưng
riêng cho ngòi bút Nguyễn Thị Thu Huệ một trái tim đa cảm, một cái nhìn
tinh tế điều này được thể hiện rất rõ trong những chi tiết miêu tả về hình ảnh
người phụ nữ trong truyện ngắn của bà. Hơn thế, ngay từ khi còn rất nhỏ bà
đã sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm về lĩnh vực văn chương và hội họa và bà
cũng có ước mơ trở thành một họa sĩ. Có lần nhà văn đã bộc bạch: “Mình

19


×