Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu sự vận dụng nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” trong chiến tranh tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.93 KB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

TRỊNH THỊ VIỆN

NGHIÊN CỨU SỰ VẬN DỤNG NGHỆ
THUẬT QUÂN SỰ “LẤY NHỎ THẮNG
LỚN, LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU” TRONG
CHIẾN TRANH TƢƠNG LAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI - 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

TRỊNH THỊ VIỆN

NGHIÊN CỨU SỰ VẬN DỤNG NGHỆ
THUẬT QUÂN SỰ“LẤY NHỎ THẮNG
LỚN, LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU” TRONG
CHIẾN TRANH TƢƠNG LAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Thƣợng tá. Ths. ĐOÀN VĂN SƠN

HÀ NỘI - 2018




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết sâu sắc tới thầy giáo Thượng tá. Thạc sĩ Đoàn
Văn Sơn đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và động viên tôi trong quá trình thực
hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong trung tâm giáo dục
quốc phòng Hà Nội 2, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ tôi trưởng
thành trong suốt thời gian học tập tại trung tâm, đã tạo điều kiện và đóng góp
những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
Sinh viên

Trịnh Thị Viện


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi.
Những kết quả nghiên cứu thu được hoàn toàn chân thực và chưa có đề tài
nào nghiên cứu.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
Sinh viên

Trịnh Thị Viện



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
8. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHỆ THUẬT
QUÂN SỰ “LẤY NHỎ THẮNG LỚN, LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU” TRONG
LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƢỚC CỦA DÂN TỘC ............................... 5
1.1. Cơ sở lý luận hình thành nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít
địch nhiều”. ....................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”.5
1.1.2. Quan niệm về “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” trong tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh. ....................................................................................... 6
1.2. Cơ sở thực tiễn hình thành nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít
địch nhiều”. ....................................................................................................... 8
1.2.1. Các yếu tố hình thành nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều”. ............................................................................................................... 8
1.2.2. Vận dụng nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” vào
các trận đánh lớn trong lịch sử. ....................................................................... 13
1.2.2.2. Sự vận dụng nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều
trong cuộc kháng chiến chống Pháp. .............................................................. 15


1.2.2.3. Sự vận dụng nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều

trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. ................................................................. 16
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 19
CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “LẤY NHỎ
THẮNG LỚN, LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU” CỦA DÂN TỘC TA TRONG
CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM ........................................ 20
2.1. Tình hình thế giới hiện nay ..................................................................... 20
2.1.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................... 20
2.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á ............................................................ 21
2.1.3. Bối cảnh trong nước .............................................................................. 22
2.2. Vận dụng nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” của
Đảng ta trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới. ............................ 23
2.2.1. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công .................................................. 23
2.2.2 Thực hiện toàn dân đánh giặc ................................................................ 24
2.2.3. Tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế thời và mưu kế .......................... 25
2.2.4. Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu .... 26
2.2.5. Xây dựng tổ chức các lực lượng phải phù hợp với nghệ thuật quân sự 27
2.2.6. Xác định cách đánh có hiệu quả............................................................ 30
2.2.7. Xây dựng thế trận vững chắc ................................................................ 31
2.2.8. Tích cực tạo ra thời cơ và hành động kịp thời ...................................... 34
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 36
CHƢƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP TRONG BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN
NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “LẤY NHỎ
THẮNG LỚN, LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU” TRONG CHIẾN TRANH
TƢƠNG LAI .................................................................................................. 37
3.1. Những thời cơ và thách thức của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa hiện nay .................................................................................... 37


3.1.1. Những thời cơ trong công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay ................... 37
3.1.2. Những khó khăn, thách thức của công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới. .......................................... 38
3.2. Một số biện pháp trong bảo vệ Tổ quốc hiện nay trên cơ sở vận dụng
nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” trong chiến tranh
tương lai........................................................................................................... 41
3.2.1. Đổi mới phương thức huy động sức mạnh lực lượng vật chất và tinh
thần của quần chúng để sẵn sàng phát triển cuộc chiến tranh nhân dân lên tầm
cao mới. ........................................................................................................... 41
3.2.2. Chủ động nắm thời cơ để xây dựng và phát triển các tiềm lực của đất
nước tạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. ........................................................................................................ 43
3.2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, huấn luyện và sẵn sàng nâng cao chất
lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang............... 43
3.2.4. Phát huy tinh thần độc lập, sáng tạo, kết hợp chặt chẽ giữa khoa học kĩ
thuật công nghệ quân sự với khoa học nghệ thuật quân sự tìm ra cách đánh
mới phù hợp với thực tiễn sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay. ...................... 45
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 47
KẾT LUẬN .................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam có lịch sử lâu đời đã trải qua một chặng đường dài
hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đầy chông gai.Trong suốt quá trình
đấu tranh đó, ông cha ta luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược lớn hơn nhiều
lần về quân sự, kinh tế. Song dù dài, dù ngắn nhân dân ta đều đánh bại mọi
kẻ thù xâm lược, giải phóng được dân tộc.Vận nước có lúc thịnh lúc suy,
song mỗi khi có kẻ thù xâm lược, nhân dân ta lại đoàn kết đứng lên chiến đấu
chống bọn xâm lăng, bảo tồn nòi giống, văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhân dân
ta chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm bằng cả tinh thần và ý chí, bằng cả trí

tuệ và nhân nghĩa Việt Nam.
Việt Nam là dân tộc có truyền thống và tư chất quân sự đặc biệt. Có
dân tộc nào yêu qúy hòa bình và khát vọng độc lập tự do như dân tộc Việt
Nam? Chính điều đó đã thôi thúc nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu giữ
nước. Không để cho kẻ thù khuất phục, dân tộc Việt Nam luôn luôn vươn lên
với ý chí kiên cường, với trí tuệ tài ba và năng lực sáng tạo phong phú vì tự
do độc lập. Trước những kẻ thù to lớn, quân đông và thiện chiến, cuộc chiến
đấu của dân tộc ta thường mang tính chất toàn dân, toàn diện, cả nước đánh
giặc. Những cuộc đọ sức ấy biểu hiện trên tất cả các mặt hoạt động xã hội,
nhưng trong đó đấu tranh quân sự là lĩnh vực chủ yếu, phải tập trung nhiều
tinh lực nhất và diễn ra quyết liệt nhất. Thất bại chỉ là tạm thời và không bao
giờ vì thất bại mà chùn chân, nản chí, dân tộc ta cuối cùng đã chiến thắng
mọi kẻ thù xâm lược, kể cả những đế quốc hùng mạnh bậc nhất thời đại. Qua
hàng chục thế kỷ, thường phải sống trong sự tủi hờn nước mất nhà tan, trong
bão lửa của chiến tranh xâm lược, nhân dân Việt Nam càng hiểu rõ giá trị
truyền thống của mình. Truyền thống quân sự với bao bài học quý giá ấy là

1


báu vật của tổ tiên được xây đắp bằng mồ hôi nước mắt, bằng xương máu của
bao thế hệ. Lịch sử Việt Nam trải qua bao gian nan thử thách, nhưng “ lửa
thử vàng gian nan thử sức”, thực tế lịch sử đã chứng minh “ Dân tộc Việt
Nam là một đân tộc anh hùng” như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói.
Suốt chiều dài lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam đã nêu cao tinh thần
bất khuất, tự lập, tự cường, trí thông minh và tài thao lược, xây dựng một nền
văn hóa quân sự độc đáo. Ngày nay, nếu cuộc chiến tranh xảy ra sẽ là cuộc
chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử mạnh, diễn ra
trong không gian nhiều chiều, tiền tuyến và hậu phương không phân định rõ
ràng như trước đây. Do vậy, nếu phải tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân

bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới ta vẫn phải vận dụng nghệ thuật quân sự
“lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” trong nghệ thuật quân sự của cha ông ta
kết hợp với việc áp dụng những thành tựu trong khoa học quân sự hiện đại
vào quá trình đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xuất
phát từ những vấn đề trên tác giả đã chọn: “Nghiên cứu sự vận dụng nghệ
thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” trong chiến tranh
tƣơng lai” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ khái niệm, cơ sở lý luận của nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng
lớn, lấy ít địch nhiều” và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự
“lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và
giữ nước của dân tộc nhằm vận dụng vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

2


4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” của cha ông ta.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” qua
các cuộc kháng chiến và sự vận dụng của Đảng ta trong chiến tranh tương lai.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu logic.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

7.1. Ý nghĩa khoa học
Thể hiện nét độc đáo sâu sắc của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân
dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.
Xây dựng lòng tự hào dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình mới.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc cần phải nghiên cứu, vận dụng những giá trị của nghệ thuật quân sự “lấy
nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Góp phần xây dựng và phát triển nền nghệ thuật quân sự Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng, giáo dục và phát huy truyền thống quý báu của
dân tộc ta.

3


8. Cấu trúc của đề tài
Khóa luận bao gồm phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham
khảo và 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu sự vận dụng nghệ thuật
quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” trong lịch sử đánh giặc giữ
nước của dân tộc.
Chƣơng 2: Vận dụng nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều” của dân tộc ta trong chiến tranh cách mạng ở Việt Nam.
Chƣơng 3: Những biện pháp trong bảo vệ tổ quốc hiện nay trên cơ sở vận
dụng nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” trong chiến
tranh tương lai.

4



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ
“LẤY NHỎ THẮNG LỚN, LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU” TRONG LỊCH SỬ
ĐÁNH GIẶC GIỮ NƢỚC CỦA DÂN TỘC
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “LẤY NHỎ
THẮNG LỚN, LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU”.

1.1.1. Khái niệm về nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”
Nghệ thuật quân sự có vị trí hết sức quan trọng trong chỉ đạo chiến
tranh. Nó là một trong những nhân tố quyết định thành bại của chiến tranh.
Theo từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam: “Nghệ thuật quân sự là lý
luận và thực tiễn chuẩn bị, tổ chức và tiến hành đấu tranh vũ trang. Nó nghiên
cứu các quy luật của chiến tranh và đấu tranh vũ trang, xác định những nguyên
tắc và phương pháp tiến hành các hoạt động quân sự trong chiến tranh.
Nghệ thuật quân sự được hình thành từ ba bộ phận: Chiến lược quân
sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật quân sự. Ba bộ phận nghệ thuật quân
sự là một thể thống nhất có quan hệ biện chứng chặt chẽ, trong đó chiến lược
quân sự đóng vai trò chủ đạo” [9].
Như vậy, nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”
được coi là một trong những loại hình, một bộ phận cấu thành nên nghệ thuật
quân sự Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, quân
và dân ta đã sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật quân sự khác nhau, trong đó
nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” là loại hình được sử dụng
nhiều nhất.
Nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” là dựa trên
mối quan hệ giữa thế và lực, tạo thế có lợi, kết hợp “Mưu - Thời - Thế - Lực”.
5



Đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta, khi dân
tộc ta luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị
lớn hơn gấp nhiều lần. Nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều” chính là sản phẩm của lấy “thế” thắng “lực”. Quy luật của chiến tranh
là mạnh được yếu thua, nhưng từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, cha
ông ta đã xác định đúng đắn về sức mạnh trong chiến tranh, đó là: sức mạnh
tổng hợp của nhiều yếu tố, chứ không thuần túy là sự so sánh, hơn kém về
quân số, vũ khí của mỗi bên tham chiến.
1.1.2. Quan niệm về “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” trong tƣ tƣởng
quân sự Hồ Chí Minh
Nghiên cứu quan điểm “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” trong tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau sẽ có
những quan niệm khác nhau về lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều trong tư
tưởng của Người. Trong phần này khóa luận chỉ tập trung chủ yếu làm rõ quan
niệm “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” trong tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh trên phương diện là tư tưởng chỉ đạo chiến lược và nghệ thuật quân sự.
Trên phương diện chỉ đạo chiến lược, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là quan điểm một dân tộc nhỏ,
một quân đội nhỏ phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân,
kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại tạo nên sức
mạnh tổng hợp làm chuyển hóa đối sánh lực lượng giữa ta và địch theo hướng
làm cho địch từ lớn, thành nhỏ, nhiều thành ít, mạnh thành yếu; làm cho ta
nhỏ thành lớn, ít thành nhiều, yếu thành mạnh vươn lên đánh thắng hai tên đế
quốc to, giải phóng và bảo vệ vững chắc tổ quốc.
Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều trong tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh phản ánh những nội dung cơ bản sau đây:

6



Thứ nhất: Quan điểm về lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều là quan điểm
về sự phát triển, chuyển hóa tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch.
Thứ hai: Điều kiện quan trọng để thực hiện sự chuyển hóa đối sánh lực
lượng giữa ta và địch là phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của
mọi người, mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống xã hội; kết hợp chặt chẽ sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại.
Trên phương diện nghệ thuật quân sự lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là cách đánh cụ thể của ta dựa trên
cơ sở dụng một lực lượng nhỏ, ít, có chất lượng cao để chiến thắng kẻ thù có
số lượng đông hơn.
Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều trong tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh là tư tưởng chỉ đạo chung. Vì vậy, trong quá trình vận dụng không được
dập khuôn máy móc. Trong mỗi trận đánh cụ thể, tình hình cụ thể khi cần
thiết phải biết tập trung lực lượng và phương tiện lớn hơn kẻ địch để tạo thế
áp đảo nhiều thắng ít, lấy lớn thắng nhỏ.
Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều trên phương diện tư tưởng chỉ đạo
chiến lược và nghệ thuật quân sự nằm trong một thể thống nhất định, có mối
quan hệ biện chứng. Trên thực tế, quan điểm lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh chủ yếu được thể hiện trên
phương diện tư tưởng chỉ đạo chiến lược.
Tóm lại, nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” là một trong
những hình thức cơ bản của nghệ thuật quân sự thể hiện sự thuần thục, mưu
trí, sáng tạo trong tổ chức, sử dụng lực lượng, vận dụng tốt thế và lực đã được
tạo dựng từ trước để đánh địch theo cách đánh của ta, giành thắng lợi.

7


1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “LẤY NHỎ
THẮNG LỚN, LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU”


1.2.1. Các yếu tố hình thành nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít
địch nhiều”
Đặc điểm về địa lý: Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa
ngõ đi vào lục địa châu Á, đi ra biển Thái Bình Dương rất thuận lợi, vì vậy
mà thường bị kẻ thù nhòm ngó. Việt Nam có núi sông hiểm trở, thuận lợi cho
việc hình thành thế trận hiểm hóc để đánh giặc giữ nước. Hơn nữa đòi hỏi dân
tộc ta phải biết đoàn kết, cảnh giác, sát cánh bên nhau, cùng nhau tạo nên sức
mạnh tổng hợp chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, đánh bại mọi kẻ thù để
tồn tại, xây dựng và phát triển đất nước. Trong đánh giặc, tổ tiên ta đã biết
vận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi” sáng tạo ra nhiều cách đánh phù hợp
hiệu quả như: Lợi dụng núi rừng, đèo dốc, sông biển, đồng ruộng ao hồ, đầm
lầy... để tiêu diệt kẻ địch, bảo vệ mình.
Đặc điểm về kinh tế: Nền kinh tế nước ta trước đây chủ yếu lấy sản
xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp là chính theo mô hình tự cung tự cấp, trình
độ canh tác thấp, quy mô nhỏ, có tính chất phân tán. Trình độ phát triển kinh
tế thấp ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật đánh giặc của dân tộc. Vì vậy ngay
từ thời kỳ đầu dựng nước, dân tộc ta đã biết kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng
đất nước đi đôi với chăm lo củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc giữ nước
theo tinh thần tự lực tự cường, quán triệt tư tưởng “Quốc phú binh cường”.
Trong xây dựng đất nước tổ tiên ta đã đề ra những chính sách nhằm phát triển
kinh tế, củng cố quốc phòng như “ngụ binh ư nông” của nhà Lý, “Khoan thư
sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” của nhà Trần, “Ra sức làm đường, đắp đê,
đào kênh rạch cải tạo đồng ruộng, đẩy mạnh chăn nuôi sản xuất ra các loại
công cụ lao động, đóng thuyền bè để phát triển sản xuất, cơ động quân đội”.
Trong đánh giặc nhân dân ta đã biết cất giấu lương thực để ổn định đời sống,
8


nuôi quân, sử dụng các công cụ lao động sản xuất ra các loại vũ khí trang bị

như mũi tên đồng, cung nỏ, vót chông... để đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
Đặc điểm về chính trị: Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung
sống hoà thuận, đoàn kết nhất trí cao đây là nội dung quan trọng để hình
thành sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Do phải cùng nhau chung lưng đấu cật
chống lại thiên tai, địch hoạ, các nhà nước phong kiến đã có những tư tưởng
tiến bộ thân dân, những chính sách hoà hợp dân tộc đúng đắn, nên các dân tộc
ít xảy ra mâu thuẫn, hận thù. Các dân tộc đều sống hoà thuận, gắn bó thuỷ
chung, yêu quê hương đất nước. Đây là nhân tố, là cơ sở tạo nên sức mạnh
đoàn kết, thống nhất dân tộc, sự cố kết cộng đồng bền vững. Quá trình dựng
nước, dân tộc ta đã sớm xây dựng nhà nước, xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ
chức ra quân đội để cùng toàn dân đánh giặc giữ nước. Trong đánh giặc, quân
và dân ta đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất khuất, tinh thần quyết tâm
cao, với ý chí quật cường sắt đá và nghị lực phi thường, luôn sáng tạo ra
nhiều cách đánh hay, đánh giặc mềm dẻo khôn khéo, mưu trí sáng tạo. Dân
tộc ta đã chiến đấu và đánh bại nhiều kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ
vững độc lập cho dân tộc.
Đặc điểm về văn hóa - xã hội: Dân tộc ta có một nền văn hoá bản địa
xuất hiện sớm, từ thời tiền sử với kết cấu bền vững có nhà, có làng, có bản, có
nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc, làng xã lại có một truyền thống
phong tục tập quán riêng. Nhưng trong quá trình lao động, đấu tranh để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc thì các dân tộc đã vun đắp nên những truyền thống
văn hóa chung như: Tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó, yêu thương đùm
bọc che chở lẫn nhau, ý thức lao động cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường,
đấu tranh dũng cảm, kiên cường, bất khuất...Đây là nguồn gốc sức mạnh của
dân tộc để chống lại thiên nhiên, đánh bại mọi thế lực, mọi kẻ thù xâm lược .

9


Trong quá trình xây dựng đất nước, dân tộc ta luôn coi trọng phát triển nền

văn hoá, giáo dục kiến thức hội hoạ, âm nhạc mang bản sắc truyền thống dân
tộc, đồng thời không ngừng tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nền văn
hoá thế gới làm cho nền văn hóa nước ta ngày càng phong phú, đa dạng và
tràn đầy sức sống.
Kế sách đánh giặc: Chiến tranh là một quá trình đấu tranh vũ trang rất
quyết liệt giữa hai bên tham chiến để dành ưu thế mà thắng. Sự đọ sức quyết
liệt ấy đòi hỏi phải có lực lượng, song nó còn gắn liền với sự đấu tranh rất gay
go quyết liệt về trí tuệ của các bên tham chiến, bên nào thông minh hơn sẽ
thắng. Càng đọ sức quyết liệt và gay go thì càng biểu hiện quy luật chung của
chiến tranh “Mạnh được yếu thua”. Mạnh yếu tuỳ thuộc vào số lượng, chất
lượng mọi người tham chiến, trang bị vật chất kỹ thuật và nguồn lực bảo đảm
các mặt cho cuộc chiến tranh đó và còn phụ thuộc rất lớn vào tài nghệ chỉ
đạo, chỉ huy của người cầm quyền cùng năng lực sáng tạo trong vận dụng
nghệ thuật của người tham chiến trên chiến trường. Vì vậy ai có sức mạnh
hơn, thông minh hơn và sáng tạo hơn thì ngưới đó sẽ chiến thắng.
Do đó kế sách đánh giặc ở đây là mưu kế, là sách lược đánh giặc của
dân tộc. Kế sách phải mềm dẻo, khéo léo kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và
phòng ngự, quân sự với binh vận, ngoại giao tạo ra thế mạnh của ta phá thế
mạnh của địch, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định. Kế
sách đó được vận dụng linh hoạt sáng tạo cho từng cuộc chiến tranh. Vì vậy
mưu kế và kế sách giữ vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật đánh giặc.
Mưu kế trong chiến tranh tạo ra thế trận và thời cơ có lợi mà đánh
thắng địch, đó là yếu tố thế và thời trong chiến tranh do mưu kế tạo nên.
Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, nhân dân ta luôn phải đương đầu với
những kẻ thù lớn mạnh hơn mình rất nhiều lần, chúng vừa đông lại có tiềm
10


lực kinh tế, quân sự to lớn hơn. Nhân dân ta đánh giặc trong điều kiện nhỏ
đánh lớn, ít địch nhiều, yếu chống mạnh và thường bị quân thù bao vây về

mọi phía.
Do đó mà nghệ thuật đánh giặc bằng “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều” thường dựa vào mưu kế, tạo thời cơ, nắm bắt thời cơ, dành chủ động,
đánh bất ngờ để thắng địch. Trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã dùng mưu
trí cắm cọc nhọn bịt sắt chôn xuống lòng sông có quân mai phục tạo ra sức
mạnh tổng hợp làm thế mạnh của ta dụ quân địch vào thế trận, rồi đánh phản
công chúng lúc thuỷ triều rút nước xuống để tiêu diệt địch. Đây là nghệ thuật
tạo, nắm thời cơ. Sự thông minh, sáng tạo trong chiến tranh là biểu hiện trước
hết ở mưu kế hay và khéo léo. Có mưu hay kế khéo thì các trận đánh lớn, nhỏ
cũng như tác chiến đều cho phép ta với lực lượng ít hơn, có thể đánh thắng
được một đối thủ có lực lượng đông và vũ khí trang bị kỹ thuật mạnh hơn.
Mưu hay kế khéo có thể buộc địch đánh theo cách đánh của ta, biến địch từ
tiến công thành bị tiến công, quá trình giao chiến buộc địch bộc lộ ra những
sơ hở để ta chủ động và bất ngờ đánh thắng .
Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thời kỳ đầu khởi nghĩa, so
sánh lực lượng ta yếu hơn địch, nhưng tổ tiên ta đã sử dụng nhiều kế sách
đánh giặc rất mềm dẻo và vô cùng khôn khéo. Nghĩa quân Tây Sơn thì dùng
kế “Bên ngoài giả thác hoà thân” để “bên trong lo rèn chiến cục”. Nghĩa
quân lại dùng mưu: “Hoà hoãn với Chúa Trịnh ở đằng ngoài, để tập trung
lực lượng đối phó với Chúa Nguyễn ở đằng trong”. Nhờ có nghệ thật khôn
khéo đó mà ta đã tránh được sự đánh phá rất quyết liệt của kẻ thù, đưa phong
trào khởi nghĩa phát triển mạnh mẽ trong công cuộc giải phóng dân tộc. Có
mưu hay kế khéo không những tiêu diệt được nhiều địch, phá huỷ được nhiều
phương tiện chiến tranh, lấy được trang bị vũ khí phương tiện của địch để

11


dùng cho ta, làm cho ta càng đánh càng mạnh, mà một vấn đề quan trọng hơn
nữa là ta đã đánh bại được những chủ trương biện pháp, thủ đoạn, tác chiến

quan trọng của địch, làm cho địch quân đông mà không dám dùng, còn lực
lượng tinh nhuệ mà không dám sử dụng để thi thố tài năng vào đúng nơi và
đúng lúc. Mưu đồ của địch từ đó mà đi tới chỗ dần dần suy sụp, càng đánh
càng bị thua đau đớn, thiệt hại của chúng càng lớn hơn, tác động tinh thần
đối với chúng còn nguy hại nhân lên gấp bội, dẫn đến ý chí tinh thần của
chúng bị lung lay, âm mưu xâm lược bị nứt rạn, mâu thuẫn tăng lên cuối
cùng bị tan vỡ. Mưu kế trước hết là lừa địch, tìm cách điều địch để phá thế
địch mà tiêu diệt địch. Trần Hưng Đạo nói: “Đời xưa người giỏi dùng binh ý
muốn như thế mà không là như thế, nay thì ý muốn không như thế cho nên
làm như thế, khiến họ lại ngờ là ý muốn như thế. Đó là phép tinh vi để phá
quân, bắt tướng. Cái làm chỉ là cái bóng, làm mà không nghĩ thế chỉ là cái
bóng trong cái bóng mà thôi - như hai cái gương trao đổi nhau, thực là
huyền ảo mà không huyền ảo”[3].
Ngoài ra mặt trận ngoại giao cũng giữ vai trò hết sức to lớn. Thời Trần
đánh thắng giặc Nguyên - Mông đã mở mặt trận tiến công ngoại giao, buộc
chúa Nguyên phải công nhận xâm phạm quốc cảnh “Đại Việt” để ta thả 5
vạn tù binh về nước. Nghĩa quân Lam Sơn, Tây Sơn dùng kế sách “hoà
hoãn” tránh sức mạnh ban đầu của giặc để xây dựng lực lượng phát triển thế
trận, sau đó mới mở các cuộc tiến công ngày càng lớn.
Từ đó cho thấy tư tưởng chỉ đạo đánh giặc phải giữ vững quyền chủ
động, liên tục tiến công địch. Nhưng tuỳ theo điều kiện của từng cuộc chiến
tranh, so sánh lực lượng ta và địch, để tìm ra cách đánh thích hợp tiêu diệt
chúng. Kế sách đánh giặc của nhân dân ta rất mềm dẻo, khôn khéo, kết hợp
chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao...tạo ra thế mạnh

12


của ta, phá thế mạnh của địch, đánh bại chúng, trong đó tiến công quân sự
luôn giữ vai trò quyết định.

1.2.2. Vận dụng nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”
vào các trận đánh lớn trong lịch sử
Nước ta đất không rộng, người không đông trong quá trình chống xâm
lược luôn phải đương đầu với kẻ thù luôn hùng mạnh hơn, buộc cha ông ta
phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Thực tiễn lịch
sử đã chứng minh dân tộc ta đã đánh bại những cuộc xâm lược của các nước
đế quốc lớn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
1.2.2.1. Sự vận dụng nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều” giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII
Trong quá trình dựng nước và giữ nước từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII,
nghệ thuật đánh giặc dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống
mạnh đã có bước phát triển mới, được vận dụng rất linh hoạt trong chiến
tranh, chiến lược và chiến đấu. Quân dân ta kết hợp rất chặt chẽ mưu, kế, thế,
thời, lực, phối hợp và sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tác chiến... để
nâng cao sức mạnh chiến đấu đạt hiệu quả đánh tan mọi âm mưu,thủ đoạn
buộc kẻ địchphải đánh theo cách đánh của ta.
Nhà Tống trong lần xâm lược thứ hai (1075 - 1077) đã huy động hơn
30 vạn quân các loại; khi ấy dân số Đại Việt có khoảng 4 triệu, quân thường
trực nhà Lý có chừng 5- 7 vạn người. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống,
Thái úy Lý Thường Kiệt đã đề ra kế hoạch chống giặc giữ nước với mưu
lược táo bạo “Tiên phát chế nhân” (ngồi yên đợi giặc đến, sao bằng đánh
trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó). Trong cuộc chiến tranh này, với quyết tâm
giành quyền chủ động cao nhất, triều Lý đã mở cuộc tiến công chiến lược
triệt phá các căn cứ xuất phát tiến công của địch ngay trên đất chúng, tiêu
diệt một bộ phận quan trọng lực lượng chuẩn bị xâm lược của địch, phá tan
13


uy thế địch khi chúng chưa kịp tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta. Ta đã
tiến hành xây dựng phòng tuyến kiên cố, khéo léo kết hợp các lực lượng và

các phương thức tác chiến chặn đứng được các bước tiến của địch và kịp thời
chớp thời cơ chuyển sang tiến công nhanh chóng giành thắng lợi.
Thời nhà Trần, sử dụng cách đánh giặc: “Dĩ đoản chế trường”, lực
lượng quân đội lúc huy động cao nhất chỉ có khoảng 30 vạn, có khoảng 5 - 6
vạn dân. Trong khi đó, nhà Nguyên trong cuộc xâm lược năm 1285 có 60
vạn, cuộc xâm lược năm 1288 có 50 vạn do đó, nhà Trần đã động viên nhân
dân cả nước tham gia đánh giặc. Trong đánh giặc quân dân đã kết hợp chặt
chẽ giữa đánh giặc phía trước với tiến công ở phía sau, bằng cả đòn quân sự,
kinh tế, binh vận, ngoại giao, giỏi sử dụng mưu kế lập được thế trận, tạo
được thời cơ, quân dân nhà Trần chuyển sang phản công kiên quyết, tiến
công liên tục, ba lần đánh bại quân Nguyên.
Khởi nghĩa Tây Sơn, khi quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ
đem 10 vạn quân mở cuộc hành binh thần tốc, bất ngờ tiến công mạnh, đánh
liên tục cả phía trước bên sườn phía sau, chỉ trong 5 ngày đánh tan 29 vạn
quân Thanh, cùng 2 vạn tàn quân Lê Chiêu Thống. Trong trận Khương
Thượng, Đống Đa, ta có 1 vạn quân vận dụng cách đánh bất ngờ táo bạo, bao
vây chặt, tiến công nhanh tiêu diệt 3 vạn quân của Sầm Nghi Đống, thọc sâu
vào cung Tây Long tiêu diệt một vạn quân của Tôn Sỹ Nghị.
Với một nước nhỏ, dân ít, dân tộc ta thường xuyên phải đương đầu và
đánh thắng các thế lực xâm lược có đất rộng, dân số nhiều, quân đội đông và
mạnh, từng chinh phục nhiều quốc gia, lại ở sát liền biên giới phía Bắc.

14


1.2.2.2. Sự vận dụng nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Từ khi Đảng Cộng sản ra đời đã lãnh đạo cách mạng nước ta đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng ta và Bác Hồ đã đánh giá đúng đắn
tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch. Đảng ta và Bác Hồ khẳng định:

“địch mạnh hơn ta gấp trăm, gấp nghìn lần về vật chất, nhưng về tinh thần và
chính trị ta mạnh hơn địch gấp trăm, gấp nghìn lần”. Những điểm yếu của ta
về vật chất chỉ là trước mắt, tạm thời, bằng sự nỗ lực phấn đấu của toàn đảng,
toàn quân nhất định sẽ vượt qua. Những điểm mạnh của ta rất cơ bản, quan
trọng, nếu ta biết phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu thì lực lượng cách
mạng sẽ phát triển từ nhỏ thành lớn, từ ít thành nhiều, từ yếu thành mạnh đủ
sức đập tan mọi kẻ thù. Nếu chúng ta biết khoét sâu được những điểm yếu,
hạn chế điểm mạnh của kẻ thù thì lực lượng kẻ thù nhất định sẽ từ lớn thành
nhỏ, từ nhiều thành ít, từ mạnh thành yếu.
Trên cơ sở đánh giá đúng đắn tương quan so sánh lực lượng, Đảng ta
và Bác Hồ khẳng định phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, của
cuộc chiến tranh nhân dân đưa cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường
kỳ phát triển vượt qua từng giai đoạn tiến lên giành thắng lợi. Trên chủ
trương đúng đắn đó, Đảng ta và Bác Hồ đã phát động cuộc kháng chiến toàn
dân, toàn diện, trường kỳ để huy động tối đa vật chất tinh thần của toàn dân
tộc tạo sức mạnh tổng hợp to lớn đánh thắng kẻ thù. Để thực hiện thắng lợi
chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ Đảng ta và chủ tịch Hồ
Chí Minh đã dẫn dắt cách mạng phát triển qua từng bước, giải quyết hài hòa
giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học, ngoại giao; khoa học
kỹ thuật quân sự và nghệ thuật quân sự trong các giai đoạn và giữa các giai
đoạn. Đặc biệt là xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng 3 thứ
quân rộng khắp, mạnh mẽ làm nòng cốt vững chắc cho toàn dân đánh giặc.
15


Lần lượt đánh bại từng chiến lược, kế hoạch chiến tranh của địch, tạo thế, tạo
lực, tạo thời đưa cách mạng phát triển từ giữ vững và phát triển lực lượng đến
tích cực cầm cự và phản công kẻ địch, giành thắng lợi từng bước đi đến thắng
lợi hoàn toàn.
Lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ địch để phân hóa hàng ngũ kẻ thù

góp phần giữ vững chính quyền cách mạng trong tình thế “ngàn cân treo sợi
tóc”. Lợi dụng mâu thuẫn giữa ngụy quân với thực dân Pháp xâm lược và bè
lũ tay sai. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi ngụy quân mau chóng tỉnh ngộ quay
về với nhân dân, với gia đình, với chính nghĩa để được hưởng hòa bình, tự do.
Lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ nước Pháp để dấy lên phong trào phản đối
chiến tranh, ủng hộ cuộc chiến tranh cách mạng ở Việt Nam mạnh mẽ ngay
tại nước Pháp.
1.2.2.3. Sự vận dụng nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Đảng ta và Bác Hồ chỉ rõ, đế quốc Mỹ là tên đầu sỏ, số lượng vật chất
mà Mỹ huy động vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam lớn hơn gấp nhiều lần so
với số lượng vật chất mà Pháp đã huy động vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam
và Đông Dương. Quân và dân ta sau cuộc kháng chiến chống Pháp đã được
tôi luyện, trưởng thành rất nhiều, thế và lực của cách mạng đã phát triển lớn
mạnh hơn trước. Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn lấy nhỏ thắng lớn,
lấy ít địch nhiều đã được đúc rút sẽ tiếp tục là ngọn đuốc soi đường cho nhân
dân ta trong trận chiến đấu mới. Trên cơ sở đánh giá đúng đắn tương quan lực
lượng giữa ta và địch, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định phát huy
sức mạnh của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
thống nhất nước nhà ở miền Nam tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện
thắng lợi chủ trương “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
16


Để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương đó, toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân ta đã ra sức xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn cho miền
Nam đánh giặc. Cùng với quân dân miền Bắc, quân dân miền Nam đã đoàn
kết, dũng cảm, sáng tạo, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị, quân sự,
ngoại giao, tiến công và nổi dậy, tiến công và làm chủ; giữa nông thôn, đồng

bằng và đô thị, giữa bộ đội địa phương, chủ lực, dân quân du kích… tạo nên
sức mạnh tổng hợp lần lượt đánh bại từng chiến lược chiến tranh của Mỹ Ngụy. Mỗi lần đánh bại một chiến lược của kẻ thù là tiếp tục tạo thế, tạo lực,
tạo thời tiến lên đánh đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi đất nước, lật nhào quân Ngụy,
thực hiện trọn vẹn lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Bắc - Nam sum họp
xuân nào vui hơn”. Cùng với quân và dân miền Nam đánh Mỹ, quân và dân
miền Bắc đã phát huy tinh thần dũng cảm và sáng tạo tìm tòi ra nhiều hình
thức và phương pháp tác chiến độc đáo, thông minh lần lượt đánh bại hai
cuộc chiến tranh bằng Không quân và Hải quân của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững
chắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ hậu phương lớn cho tiền
tuyến miền Nam đánh giặc.
Cùng với việc giải quyết vấn đề tạo lực, lập thế, tranh thời, lựa chọn
các hình thức và phương pháp tác chiến thích hợp để đánh giặc. Đảng và Bác
Hồ đã sáng tạo trong việc nhân thức và giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ ta
tạo động lực thúc đẩy lực lượng cách mạng phát triển từ nhỏ đến lớn, ít đến
nhiều, yếu đến mạnh. Đặc biệt là những mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư
tưởng được giải quyết kịp thời củng cố ý chí quyết tâm dám đánh, dám thắng
của quân và dân ta trước tên đế quốc đầu sỏ. Đồng thời, triệt để lợi dụng mâu
thuẫn trong nội bộ địch để phân hóa chúng. Ta lợi dụng mâu thuẫn giữa Pháp
và một số thế lực đế quốc với Mỹ để phân hóa, cô lập Mỹ, tranh thủ sự ủng
hộ của mọi lực lượng có thể tranh thủ được đối với cách mạng miền Nam.
Lợi dụng mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai với những ngụy quân,
17


ngụy quyền bị ép buộc phải cầm súng làm bia đỡ đạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền tỉnh ngộ quay về với chính nghĩa, với hòa
bình. Lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ và giữa nhân dân lao động
yêu chuộng hòa bình trên thế giới với đế quốc Mỹ, Đảng và Bác Hồ đã dấy
lên được làn song phản đối chiến tranh, ủng hộ Việt Nam, đòi quân Mỹ phải
rút khỏi Việt Nam diễn ra ngay tại nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.

Lịch sử đặt ra cho dân tộc ta biết bao thử thách trong quá trình dựng
nước và giữ nước. Nhưng với tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, với truyền
thống đoàn kết vươn lên trong đấu tranh và xây dựng, với tài thao lược kiệt
xuất của cha ông, nhân dân ta đã vượt qua tất cả mọi trở ngại, chiến thắng mọi
kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Từ trong thực tiễn chống giặc
ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân
toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất
lượng cao thắng số lượng đông.

18


×