Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Biện pháp bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.17 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2
======= O0O ========

NGUYỄN THỊ HẠNH

BIỆN PHÁP BẢO VỆ BIÊN GIỚI
QUỐC GIA TRÊN ĐẤT LIỀN TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2
======= O0O ========

NGUYỄN THỊ HẠNH

BIỆN PHÁP BẢO VỆ BIÊN GIỚI
QUỐC GIA TRÊN ĐẤT LIỀN TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Hướng dẫn khoa học:

Thượng tá Đoàn Văn Sơn



HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy ĐOÀN VĂN SƠN.
Đồng thời, tôi còn nhận được sự giúp đỡ động viên, khích lệ của gia
đình và những người thân trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý
báu đó.
Do điều kiện thời gian nghên cứu có hạn, bài nghiên cứu không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý phê bình của quý thầy cô
để đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15, tháng 5, năm 2018

Tác giả đề tài

Nguyễn Thị Hạnh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “BIỆN PHÁP BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
TRÊN ĐẤT LIỀN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu này mang tính thời sự cấp thiết và phù hợp
với điều kiện khách quan của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu

sai, tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm.
Hà Nội, ngày15, tháng 5, năm 2018

Tác giả đề tài

Nguyễn Thị Hạnh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BGQG

Biên giới quốc

KVBG

Khu vực biên giới

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

DBHB

Diễn biến hòa bình


CNXH

Chủ nghĩa xã hội

QĐND

Quân đội nhân dân

GDQP

Giáo dục quốc phòng

CTQG

Chính trị quốc gia


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài .......................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu ................................................................................................3
3.Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………….3
5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………3
6. Cấu trúc…………………………………………………………………………...4
Chương 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI
QUỐC GIA TRÊN ĐẤT LIỀN ................................................................................5
1.1.Cơ sở lí luận ..........................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm biên giới quốc gia .............................................................................5
1.1.2. Khái niệm biên giới quốc gia trên đất liền ........................................................6

1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia trong giai
đoạn hiện nay ..............................................................................................................6
1.1.4. Vai trò lañ h đa ̣o của Đảng và nhà nước trong bảo vê ̣ biên giới quố c gia.….13
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................15
1.2.1 Vai trò của biên giới trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc ..................................15
1.2.2 Tình hình biên giới quốc gia Việt Nam trong Giai đoạn hiện nay...................16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................21
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO VỆ
BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN ĐẤT LIỀN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
...................................................................................................................................23
2.1 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, thống nhất nhận thức và hoạt động trong toàn
đảng, toàn dân về bảo vệ biên giới Quốc gia trên đất liền. .......................................23
2.2 Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới ............................................29
2.3 Xây dựng lực lượng vũ trang nòng cốt bảo vệ biên giới Quốc gia trong giai đoạn
hiện nay. ....................................................................................................................33
2.4 Bảo vệ biên giới Quốc gia phải biết phát huy ưu chế chính trị, tinh thần, dực vào
sức mạnh đoàn kết dân tộc………………………………………….……..……….43
2.5 Giải quyết các vấn đề về tranh chấp biên giới Quốc gia bằng phương pháp hòa
bình, kết hợp đối ngoại biên giới và đối ngoại quân sự và đối ngoại nhà nước trong
bảo vệ biên giới quốc gia…………………………………………………….…….44


KẾT LUẬN .. ...........................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..53


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quốc gia được hình thành bởi ba yếu tố cơ bản là “lãnh thổ, dân cư và

quyền lực công cộng”. Trong đó yếu tố biên giới - lãnh thổ là nền tảng đầu
tiên. Bản chất vấn đề biên giới - lãnh thổ là hệ trọng và hết sức nhạy cảm,
việc bảo vệ sự toàn vẹn biên giới - lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi
quốc gia, dân tộc.
Tổ tiên ta từ xưa cũng đã xác định vùng biên giới là bờ cõi, là nơi địa
đầu, hiểm yếu của đất nước. Có quan hệ sống còn, phát triển, an nguy của đất
nước, của dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.
Quan điểm, tư tưởng đó đã được thể hiện trong hiến pháp cơ bản của
nước Việt Nam:
Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đầu tiên đã
ghi:
“Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay là bảo toàn lãnh thổ,
giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”.
Trong điều 2 xác định: “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất,
Trung – Nam - Bắc không thể phân chia”.
Hiến pháp 1980 và 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã xác định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước
độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các
hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn nhấn mạnh: Biên giới quốc gia có vị trí trọng yếu chiến lược trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Ngày nay khu vực biên giới tiếp tục được Đảng và nhà nước tiếp tục
khẳng định: là địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng và
an ninh,….có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

1


Thời gian qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách

xây dựng cơ sở, phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phong – an ninh khu
vực biên giới, bảo vệ quốc gia, đàm phán các vấn đề biên giới lãnh thổ và
phân giới cắm mốc, tăng dày tôn tạo hệ thống mốc quốc gia,...với các nước
láng giềng và đạt được những kết quả quan trọng: “Độc lập chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia được giữ vững”.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn biên giới vẫn còn tồn tại một số mặt
hạn chế cơ bản như: kinh tế - xã hội phát triển chậm và chưa gắn với củng cố
quốc phòng và công tác bảo vệ biên giới còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Tranh chấp trên đất liền phức tạp, tiềm ẩn và tác động tiêu cực đến sự ổn định
lãnh thổ và công tác bảo vệ chủ quyền. Lợi dụng những mặt còn hạn chế và
công tác đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH của nước ta,các thế lực thù địch vẫn
luôn âm mưu phá hoại Việt Nam: làm suy yếu tiến tới lật đổ chế độ XHCN ở
nước ta, đẩy mạnh chiến lược “DBHB” trước mắt làm giảm lòng tin của nhân
dân với Đảng, nước ta, phá hoại khối đại đoàn kế dân tộc, gây rói loạn, bạo
loạn để chia cắt đất nước,…cao hơn, có thể gây xung đột vũ trang, tiến hành
chiến tranh xâm lược nước ta.
Để thực hiện âm mưu trên, các thế lực không từ bất cứ thủ đoạn nào để
chống phá cách mạng nước ta, song thời gian tới chúng tăng cường áp dụng
các thủ đoạn phổ biến sau:
Đẩy mạnh việc sử dụng các phương tiện phát thanh, truyền thanh, báo
trí, văn hóa, văn nghệ, nhất là các nước tư bản phát triển, các đối tượng phản
động trong người việt lưu vong ở nước ngoài để xuyên tạc, thổi phòng, bóp
méo, nói xấu Đảng, nhà nước, tạo giả lẫn lộn, gây nghi ngờ, hoang mang
trong nhân dân.
Tiếp tục lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tự do, tôn giáo,…để
can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phát triển tôn giáo trái pháp luật với
ý đồ thâm độc dùng tôn giáo để tách quần chúng ra khỏi Đảng, nhà nước,t ạo
thuận lợi cho sự xâm lược thôn tính nước ta sau này.


2


Các loại tội phạm như buôn lậu, tội phạm ma túy, mua bán phụ nữ trẻ
em qua biên giới lợi dụng mở cửa, hội nhập tăng cường hoạt động xâm phạm
chủ quyền kinh tế và trật tự xã hội ở khu vực biên giới và đi sâu vào nội địa
nước ta.
Vì vậy việc tăng cường bảo vệ an ninh biên giới quốc gia trên đất liền
vững chắc, toàn diện, lâu dài là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ đó đặt ra yêu cầu phải
nâng cao trình độ thức về lý luận, đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng
và nhà nước, cũng như đề xuất một số biện pháp bảo vệ và xây dựng biên giới
quốc gia trên đất liền lâu dài cho toàn dân.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những khó khăn, bất cập trong giai đoạn hiện nay về bảo
vệ biên giới qốc gia trên đất liền để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm khắc
phục những khó khăn bảo vệ biên giới trên đất liền trong giai đoạn hiện nay
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, tình hình biên giới quốc gia trên
đất liền ở Việt Nam.
Đề xuất một số biện pháp về bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền trong
giai đoạn hiện nay.
4. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền trong giai đoạn hiện nay.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu những yếu tố tác động, ảnh hưởng
đến nhận thức về vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền đối với mọi
công dân, từ đó có những biện pháp nâng cao nhận thức cho mọi công dân nói
chung và sinh viên nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

3


Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và các quan điểm khách quan, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể.
Vận dụng các phương pháp:nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, lấy ý kiến
chuyên gia.
6. Cấu trúc
Gồm: - Phần mở đầu
- Chương 1
- Chương 2
- Kết luận chương và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo

4


Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI
QUỐC GIA TRÊN ĐẤT LIỀN
1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm biên giới quốc gia
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Biên giới quốc gia là đường xác
định giới hạn phạm vi chủ quyền của một quốc gia đối với vùng đất và lòng
đất phía dưới, vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển đó và khoảng
không chiếu thẳng từ vùng đất và vùng biển đó”.
Căn cứ vào lý luận và thực tiễn quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, luật

biên giới quốc gia nước CHXHCNVN năm 2003 xác định:
“Biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam là đường và mặt
phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn đất liền, các đảo, các
quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển,
lòng đất, vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam” [Luật biên giới quốc gia,
nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.8]
Sự hình thành và phát triển của biên giới quốc gia
BGQG là một phạm trù lịch sử. Việc xác lập BGQG nhằm phân định
rõ giới hạn vùng đất, vùng nước, lòng đất và vùng trời thuộc chủ quyền toàn
vẹn đầy đủ và riêng biệt của mỗi quốc gia gắn liền với lợi ích về chính trị,
kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng cuả mỗi quốc gia. Như vậy, biên giới quốc
gia là sản phẩm do con người tạo ra trên cơ sở tôn trọng yếu tố lịch sử, chính
trị, xã hội, địa lí, kinh tế, dân tộc. Do đó, sự ra đời BGQG gắn liền với sự ra
đời của nhà nước.Khi các quốc gia cổ đại đầu tiên ra đời, giữa các nước có
phần lãnh thổ vô chủ thường là chướng ngại vật tự nhiên như: sông, hồ, rừng
núi, xa mạc,....phần lãnh thổ đó gọi là miền biên giới, hình thức sơ khai đầu
tiên của BGQG.

5


Cùng với sự hình thành nhà chiếm hữu nô lệ, phong kiến, các quốc gia
không ngừng củng cố và mở rộng lãnh thổ của mình, lãnh thổ vô chủ dần dần
bị thu hẹp lại, lãnh thổ giữa các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau dẫn tới
đường biên giới giữa các quốc gia ra đời. Các đường biên giới đầu tiên
thường nằm trùng với ranh giới các công xã, làng mạc, thành phố hay tường
thành, con sông, suối...và có chức năng chủ yếu phân chia lãnh thổ trên mặt
đất. Sau này cùng với sự phát triển của xã hội, nhất là yêu cầu kinh tế, thương
mại, quân sự, sự ra tăng dân số và trình độ khoa học, công nghệ ngày càng
tiên tiến, lãnh thổ của các quốc gia không ngừng mở rộng ra hướng biển, lên

không trung và xuống lòng đất. Biên giới vùng đã dần chuyển sang biên giới
mặt kết hợp với đường và vùng.
1.1.2.Khái niệm biên giới quốc gia trên đất liền
Căn cứ vào lý luận và thực tiễn về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia,
luật biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam năm 2003 xác định: “Biên
giới quốc gia trên đất liền là phần lãnh thổ trên mặt đất liền của vùng đất quốc
gia”.
Trong thực tế biên giới quốc gia trên đất liền được xác định dựa vào
các yếu tố địa hình (núi, sông, suối, hồ nước, thung lũng…); thiên văn (theo
kinh tuyến, vĩ tuyến ); hình học (đường nối liền qua các điểm quy ước).
Biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa
các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với nhau và được thể hiện bằng các điều
ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia có liên quan. Việt Nam có biên
giới quốc gia trên đất liền tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và
Campuchia ở phía tây, phía đông giáp biển Đông.
1.1.3.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia
trong giai đoạn hiện nay
Trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa MácLênin về biên giới và bảo vệ biên giới quốc gia; kế thừa kinh nghiệm bảo vệ
biên giới quốc gia của ông cha ta; xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, vấn đề bảo
vệ biên giới quốc gia đã được Đảng và Nhà nước ta cụ thể hóa bằng các quan
điểm cơ bản sau:

6


Một là, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, phải
được tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt trong bất kỳ tình huống nào, điều kiện nào.
Đây là quan điểm chỉ đạo cơ bản, là tư tưởng nhất quán của Đảng và
nhà nước ta về bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ BGQG nói riêng.
Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là vấn đề

thiêng liêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Một dân tộc, một quốc gia có chủ
quyền là dân tộc đó, quốc gia đó không bị nước ngoài can thiệp, không bị lệ
thuộc phục tùng ý muốn của nước ngoài, độc lập, tự chủ xử lý, giải quyết mọi
công việc của đất nước mình. Mọi hành vi xâm phạm đến BGQG đều là sự vi
phạm đến chủ quyền quốc gia đó. Chính vì vậy, các quốc gia đều coi công
việc bảo vệ biên giới là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Biên giới quốc gia và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biên giới luôn là mối
quan tâm hàng đầu của bất cứ quốc gia có chủ quyền nào. Bảo vệ chủ quyền
biên giới thực chất và trước hết là giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
Lãnh thổ, cư dân, chính quyền là ba yếu tố cơ bản của một quốc gia độc lập,
có chủ quyền. Trong đó, lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu, là không
gian cần thiết, là cơ sở thực tế cho sự tồn tại của mỗi quốc gia. Trong quá
trình dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn coi biên giới lãnh thổ là “phên
dậu” của đất nước, có quan hệ đến sự sống còn, an nguy của quốc gia, dân
tộc. Khi biên cương, lãnh thổ của đất nước bị ngoại bang xâm lược, tổ tiên ta
kiên quyết đánh trả để “bảo toàn lãnh thổ yên ủy nhân dân”. Quá trình hình
thành và phát triển của sự nghiệp biên phòng Việt Nam là quá trình các thế hệ
người Việt Nam đã đem bao công sức, mồ hôi, xương máu đấu tranh để bảo
vệ toàn vẹn lãnh thổ, BGQG, không cho phép bất cứ các thế lực ngoại bang
nào động đến từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc. Đó là sự biểu hiện của kết
quả của sức mạnh đoàn đoàn kết và ý chí độc lập tự chủ của dân tộc ta từ xưa
cha đến ngày nay.
Hiện nay, BGQG nước ta là vẫn nơi đầu sóng ngọn gió, trước sự chống
phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; nguy cơ xung đột biên giới
vẫn còn thì chủ quyền biên giới vẫn luôn bị đe dọa. Lịch sử cho ta bài học về
bảo vệ BGQG: ngay lúc thời bình phải có ngay “kế sách”, “phương lược”,

7



phải tính đến khi có chiến sự, phải chăm lo đến công cuộc biên phòng. Vì
vậy, bảo vệ BGQG có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Đảng đã chỉ rõ: “Tăng
cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm
vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, nhà nước và của toàn dân, trong đó
quân đội nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt” [Văn kiện Đại
hội toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, HN, 1991, tr.40].
Xuất phát từ tư duy mới về bảo vệ tổ quốc của Đảng ta, bảo vệ biên
giới hiện nay không chỉ bảo vệ về chủ quyền mà còn là bảo vệ trạng thái ổn
định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Bởi vì,
ngoài những mối đe dọa quân sự mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
sử dụng để chống phá cách mạng nước ta, thì những mối đe dọa phi quân sự
bằng “diễn biến hòa bình”, kết hợp với gây rối, bạo loạn mới được chúng coi
trọng. Nguy cơ chống phá nước ta, không chỉ từ sự đe dọa bằng sức mạnh
quân sự, mà luôn tiềm ẩn và nảy sinh từ các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội…,
trong đó ở khu vực biên giới là một trong những địa bàn trọng điểm.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng vấn đề dân
chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ với cách mạng nước ta. Chúng thường xuyên lợi dụng
các phần tử bất mãn, quần chúng nhẹ dạ cả tin, trình độ văn hóa thấp, hạn chế
về nhận thức chính trị…để tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật kích
động quần chúng di, dịch tự do, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc làm
mất lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước, gây mất ổn định
về an ninh trật tự ở khu vực biên giới, nhất là khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên,
Tây Nam Bộ và những vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó tình trạng vi phạm
chủ quyền biên giới đất liền của các nước láng giềng đối với nước ta cũng
diễn biến phức tạp như biên giới Tây Nam, Tây Nguyên và biên giới phía
Bắc. Tình hình hoạt động của phi Lào, bọn phản động trong các tổ chức
Khomer Krom ở Campuchia và nước ngoài còn diễn biến phức tạp. Các hoạt
động vu cáo Việt Nam vi phạm chính sách dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân
quyền của bọn phản động vẫn tiếp tục. Hoạt động vượt biên của người dân tộc

thiểu số còn diễn biến phức tạp, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
BGQG, gây căng thẳng đến mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực.

8


Mặt khác, ở khu vực biên giới hiện nay cũng đang phải chịu sự tác
động của mặt trái kinh tế thị trường, nhất là sau hơn bốn năm Việt Nam ra
nhập WTO làm nảy sinh những vấn đề đáng lo ngại về an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội. Tình hình buôn lậu, tham nhũng, gian lận thương mại,
vận chuyển ma tuý, buôn bán biên giới qua biên…diễn biến phức tạp. Lợi
dụng chính sách mở cửa hội nhập và tình hình đời sống đồng bào dân tộc còn
khó khăn, trình độ dân trí thấp, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
được sự hỗ trợ đắc lực, trực tiếp về mọi mặt từ bên ngoài tăng cường hoạt
động chống phá, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng và kinh tế để kích động, gây
mất lòng tin của đồng bào đối với Đảng, chế độ chia rẽ khối đại đoàn kết các
dân tộc.
Âm mưa và thủ đoạn của các thế lực thù địch ở vùng biên giới được
hoạch định và thực hiện khá công phu, toàn diện. Vì vậy, bảo vệ BGQG phải
kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ quốc phòng và nhiệm vụ an ninh, đồng thời phải
chuẩn bị mọi mặt trong thời bình để ngăn chặn và đánh bại mọi hành động
xâm lược, bảo vệ từng tấc đất thiên liêng của tổ quốc ngay từ tuyến đầu, mặt
khác luôn cảnh giác, phối hợp các lực lượng tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm
vô hiệu hóa mọi mầm mống từ mầm mống bên trong có thể dẫn đến phá hoại
an ninh, trật tự an toàn xã hội, tạo cơ hội cho kẻ thù can thiệp, gây chiến.
Như vậy, sự nghiệp bảo vệ BGQG hiện nay rất toàn diện, dù trong điều
kiện, hoàn cảnh nào cũng phải quán triệt sâu sắc nhiệm vụ đấu tranh chính trị,
kết hợp các nhiệm vị chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh.
Quân sự và đối ngoại, bảo vệ an ninh trật tự, lợi ích quốc gia, bảo vệ an
toàn xã hội, bảo vệ dân tộc, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ

XHCN.
Hai là bảo vệ biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, lấy nhân dân
làm gốc, phát huy sức mạnh toàn dân;đồng thời có chính sách chăm lo bảo vệ biên
giới

Xây dựng và bảo vệ BGQG là nhiệm vụ quan trọng của đất nước, là
trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của các hệ thống từ trung

9


ương đến cơ sở để tạo lên sức mạnh của cả nước chăm lo sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ BGQG.
Quan điểm dự vào sức mạnh tổng hợp toàn dân bảo vệ BGQG được bắt
đầu từ truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta;từ quan điểm của
chủ nghĩa Mác- Lê nin, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò quần chúng
nhân dân trong sự nghiệp cách mạnh.
Ông cha ta đã tổng kết dân là gốc, sức nhân dân như sức nước, chờ
thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân.Lê nin chỉ rõ: “trong chiến tranh ai có
nhiều lực lượng hơn ai kiên trì hơn, người đó sẽ thu thắng lợi”[V.I Lê
nin(1997) toàn tập, Tập 39, Nxh tiến bộ, Hà Nội, tr/271]. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng khẳng định: Chống bọn xâm lược và phá hoại là của quân đội, của
công an nói riêng và của toàn dân chúng nói chung, là nhiệm vụ mà quân đội
và công an phải dựa vào nhân dân mới hoàn thành tốt được. Ví dụ, một vạn
công an chỉ có 2 vạn cái tay chân, nhưng nhân dân có hàng triệu tai, triệu mắt,
hàng triệu tay chân cho nên ta phải biết dựa vào nhân dân để hoạt động, khi tổ
chức được dân, đoàn kết được dân thì việc gì cũng làm được” [Biên phòng
Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007, tr.32]. Đối với nhiệm vụ
BVQG, Đảng ta cũng chỉ rõ: “Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, lực lượng cảnh
vệ nội địa và biên phòng phải biết dựa vào nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ của

các cơ quan chính quyền, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với quân đội nhân dân,
với lực lượng công an và nhân dân địa phương”[Biên phòng Việt Nam, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007, tr.32]. Nghị quyết 11/NQ-TW ngày
8/8/1995 cảu bộ chính trị đã khẳng định: “Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc
gia là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp các ngành, các cấp của
nhà nước và toàn thể”[Biên phòng Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 2007, tr.32]. Đây là quan điểm thể hiện sức mạnh toàn dân, của các lực
lượng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ BGQG.
Tổ chức và bảo vệ BGQG hiện nay phải dựa vào nhân dân, mà trực tiếp
là nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới. Sự nghiệp bảo vệ BGQG không
thể không thành nếu không dựa vào sức mạnh của triệu tai, triệu mắt, triệu
chân, tay của đồng bào của các dân tộc đang định cư ở khu vực biên giới. Đó

10


là kế sách hữu hiệu nhất tạo nên sức mạnh tổng hợp giữ vững biên cương tổ
quốc.
Để phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ BGQG, đều có ý nghĩa quan
trọng là phải “nuôi sức dân”. Sức dân có cường thì lòng dân mới an và đồng
lòng thì sức mới vô hạn. Ông cha ta từ ngàn xưa bảo vệ BGQG cũng thực
hiện kế sách “yên dân giữ đất” ngày nay kế sách đó là quan điểm chiến lược
bao trùm toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng cũng như trong sự nghiệp
bảo vệ BGQG.
Để “yên dân giữ đất” phải tạo dựng được cuộc sống ấm no, hạnh phúc
cho quần chúng nhân dân. Đó là mơ ước chính đang của đồng bảo dân tộc từ
xa xưa đến nay. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đồng
bảo các dân tộc ta ở khu vực biên giới đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ từng tấc
đất thiêng liêng của tổ quốc cũng vì mục đích cao cả đó. Do vậy, ngày nay đất
nước đã hòa bình phải khẩn trương biến ước mơ đó thành hiện thực. Có như

vậy mới phản ảnh đúng ưu việt của chế độ XHCN mà chúng ta đang xây
dựng; mới đáp ứng đúng nguyện vọng cháy bỏng của đồng bào các dân tộc.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hơn 20 năm qua, Đảng, Nhà nước ta
đã rất quan tâm và có nhiều chính sách kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần tiến bộ xã hội đối với nhân dân các dân tộc khu vực biên giới.
Trên thực tế, đời sống của đồng bào từng bước được cải thiện, đáp ứng được
yêu cầu phần nào nguyện vọng của đồng bào các dân tộc. Đó là cái gốc, là
nền tảng tạo nên sức mạnh chính trị tinh thần to lớn trong đồng bào; là kế
sách hữu hiệu nhất tạo dựng “thế trận lòng dân” bền vững, giữ yên biên giới.
Ba là, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ biên giới với nhiệm vụ xây
dưng biên giới vững mạnh toàn diện.
Xây dựng biên giới vững mạnh là cơ sở, nền tảng để bảo vệ biên giới
vững chắc. Đặc điểm nổi bật trong lịch sử phát triển của dân tộc ta là công
cuộc dựng nước và giữ nước luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. “Dựng nước luôn
đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta”
[Võ Nguyên Giáp, Về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Nxb QĐND, Hà Nội, 1979,
tr.15-16].

11


Do đó trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân
dân ta phải luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng và an ninh, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình huống. Đảng và Nhà
nước ta xác định phải kết hợp chặt chẽ bảo vệ biên giới với xây dựng khu vực
khu vực biên giới vững mạnh toàn diện.
Quan điểm của Đảng, Nhà Nước ta chính là xuất phát từ mối quan hệ
biện chứng giữa xây dựng và bảo vệ biên giới; xây dựng khu vực biên giới
vững manh toàn diện là tạo thế và lực tại chỗ cho bảo vệ biên giới quốc gia.
Ngược lại bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia sẽ tạo môi trường ổn định phát

triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh của khu vực biên giới. Kết
quả tổng hợp quốc phòng toàn dân là “Thế trận lòng dân” được củng cố vững
chắc, nhân dân các dân tộc đoàn kết gắn bó, tinh tưởng ở Đảng, kiên quyết
đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại biên giới của các thế
lực thù địch và các loại đối tượng. Gắn xây dựng với bảo vệ biên giới còn
nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ biên giới, Nhà nước ta chỉ rõ:
“Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội các xã, phường biên giới và hải đảo là
nhiệm vụ trọng tâm cả nước trước mắt và lâu dài của toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân”.
Để kết hợp chặt chẽ xây dựng và bảo vệ biên giới, Đảng và Nhà nước
ta chỉ rõ phải phát huy vai trò trách nhiệm của nhà nước, các cấp và các bộ,
ngành; trong đó bảo vệ biên phòng là lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, vừa phải thực hiện tốt “nhiệm vụ tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo
của Đảng, Nhà nước, tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội, văn hóa, giáo dục, xây dựng lực lượng nền quốc phòng toàn dân vững
mạnh trong thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân ở khu
vực biên giới”.
Bốn là, xây dưng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các
vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc biệt quan
trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là quan điểm nhất quán

12


của Đảng và Nhà nước. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và pháp luật của
Việt Nam, phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế, cũng như lợi ích của
các quốc gia có liên quan. Đảng và Nhà nước ta coi việc giữ vững môi trường

hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa
theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước.
Từ Đại hội VI đến nay, nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa, đa
phương hóa, đa dạng hóa trong mối quan hệ quốc tế: “thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa các
quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng
đồng quốc tế”. Trước xu thế hô ̣i nhâ ̣p, mở cửa quan hê ̣ quố c tế trên nhiề u liñ h
vực để xây dựng và phát triể n đấ t nước; quán triêṭ đường lố i, chủ trương
chính sách đố i ngoa ̣i của Đảng, Nhà nước ta, công tác đố i ngoa ̣i biên phòng
cầ n tăng cường mở rô ̣ng đáp ứng yêu cầ u bảo vê ̣ biên giới.
Trong giải quyế t các vấ n đề tranh chấ p lañ h thổ , biên giới, Đảng và
Nhà nước ta luôn nhấ t quán thực hiê ̣n quan điể m giải quyế t các tranh chấ p
bằ ng thương lươ ̣ng hòa bin
̀ h, tôn tro ̣ng đô ̣c lâ ̣p, chủ quyề n toàn, veṇ lañ h thổ
và lơ ̣i ích chính đáng của nhau.
Do vâ ̣y, mo ̣i bấ t đồ ng trong quan hê ̣ biên giới, Đảng và Nhà nước ta
chủ trương thông qua đàm phán, thương lươ ̣ng giữa các nước hữu nghi ̣ trên
cơ sở binh đẳ ng, tôn tro ̣ng đô ̣c lâ ̣p, chủ quyề n toàn, veṇ lañ h thổ và lơ ̣i ích
chính đáng của nhau.
Điề u này đã đươ ̣c thể hiê ̣n trong văn kiê ̣n của Đảng, pháp luâ ̣t của nhà
nước. Văn kiê ̣n Đa ̣i hô ̣i Đảng lầ n thứ IX xác đinh
̣ chính sách nhấ t quán của
Đảng và Nhà nước ta là: “Tôn tro ̣ng đô ̣c lâ ̣p, chủ quyề n toàn, veṇ lañ h thổ ,
không can thiêp̣ vào công viê ̣c nô ̣i bô ̣ của nhau…giải quyế t các bấ t đồ ng và
tranh chấ p bằ ng thương lươ ̣ng hòa bình”.
1.1.4. Vai trò lãnh đa ̣o của Đảng và nhà nước trong bảo vê ̣biên giới quố c gia

Biên giới quố c gia có vi ̣ trí đă ̣c biêṭ quan tro ̣ng đố i với sự tồ n ta ̣i và
phát triể n của đấ t nước. Mă ̣t khác, biên giới quố c gia mang tính thố ng nhấ t,
không thể chia cắ t theo điạ phương. Do đó, quá trình bảo vê ̣ biên giới quố c

gia phải đảm bảo sự lañ h đa ̣o, chỉ đa ̣o tâ ̣p trung, thố ng nhấ t của Đảng và Nhà

13


nước. Đảng ta khẳ ng đinh:
̣ “Bảo đảm sự lañ h đa ̣o tâ ̣p trung thố ng nhấ t của Bô ̣
Chính tri,̣ Ban Bí thư, Chủ tich
̣ nước, Chính phủ, Đảng ủy quân sự Trung
ương, Bô ̣ Quố c phòng, các tin̉ h, thành ủy đố i với viê ̣c xây dựng bô ̣ đô ̣i biên
phòng và công tác bảo vê ̣ chủ quyề n, an ninh biên giới quố c gia”.
Với mo ̣i quố c gia, biên giới của tổ quố c là thiêng liêng, bấ t khả xâm
pha ̣m. Bởi phía trong biên giới là lañ h thổ quố c gia là cơ sở vâ ̣t chấ t để mỗi
quố c gia, dân tô ̣c tồ n ta ̣i và phát triể n. Khu vực biên giới là điạ bàn chiế n lươ ̣c
rấ t quan tro ̣ng, xét trên cả khía ca ̣nh chính tri,̣ kinh tế , quố c phòng, an ninh,
đố i ngoa ̣i… Viê ̣c giữ gìn bảo vê ̣ biên giới quố c gia chính là giữ vững toàn ve ̣n
lañ h thổ , chủ quyề n dân tô ̣c. Do đó, xây dựng, quản lý và bảo vê ̣ biên giới có
ý nghiã đă ̣c biêṭ quan tro ̣ng đố i với mo ̣i quố c gia, trong tấ t cả mo ̣i thời đa ̣i; là
trách nhiê ̣m của cả hê ̣ thố ng chính tri ̣và toàn dân.
Dưới góc đô ̣ nhiê ̣m vu ̣ bảo vê ̣ tổ quố c, biên giới quố c gia đã đươ ̣c thực
tiễn lich
̣ sử và hiêṇ nay xác đinh
̣ là nơi tiề m ẩ n những nhân tố gây bấ t ổ n
đinh,
̣ nơi xâm nhâ ̣p phá hoa ̣i của các loa ̣i tô ̣i pha ̣m và có thể trở thành bàn đa ̣p
tấ n công xâm lươ ̣c của các thế lực thù đich.
̣ Trong mo ̣i thời kỳ của cách ma ̣ng
Viê ̣t Nam, Đảng ta và Chủ tich
̣ Hồ Chí Minh luôn coi tro ̣ng viêc̣ xây dựng và
bảo vê ̣ biên giới quố c gia là nhiê ̣m vu ̣ chiế n lươ ̣c, tro ̣ng tâm, do đó đã luôn chỉ

đa ̣o thường xuyên và chă ̣t che.̃
Đảng ta là Đảng cầ m quyề n, mo ̣i thắ ng lơ ̣i của cách ma ̣ng đề u gắ n liề n
với sự lañ h đa ̣o của Đảng. Nghi ̣ quyế t 8 của Ban Chấ p hành Trung ương
Đảng (Khóa IX) xác đinh:
̣ Đảng lañ h đa ̣o “tuyê ̣t đố i, trực tiế p về mo ̣i mă ̣t” đố i
với sự nghiêp̣ bảo vê ̣ tổ quố c. Do đó, với tư cách là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của bảo vê ̣ tổ
quố c, nhiê ̣m vu ̣ xây dựng và bảo vê ̣ tổ quố c trước hế t phải đảm bảo sự lañ h
đa ̣o tuyê ̣t đố i, trực tiế p về mo ̣i mă ̣t của Đảng. Bô ̣ Chính tri ̣ khóa IX đã khẳ ng
đinh:
̣ “phải đảm bảo sự lañ h đa ̣o tâ ̣p trung thố ng nhấ t của Bô ̣ Chính tri,̣ Ban bí
thư, Chủ tich
̣ nước, Chin
́ h phủ, Đảng ủy quân sự Trung ương, Bô ̣ Quố c
phòng, các tỉnh, thành ủy đố i với viê ̣c xây dựng bô ̣ đô ̣i biên phòng và công
tác bảo vê ̣ chủ quyề n, an ninh biên giới quố c gia”.
Đảng lañ h đa ̣o không chỉ bằ ng đề ra nghi ̣quyế t, đường lố i, mà còn qua
hê ̣ thố ng nhà nước để tổ chức thực hiêṇ đường lố i đó. Do đó, trong điề u kiêṇ

14


Đảng cầ m quyề n, phải coi tro ̣ng phát huy đầ y đủ vai trò, chức năng nhiê ̣m vu ̣,
hiêụ lực quản lý điề u hành của nhà nước trong xây dựng và bảo vê ̣ biên giới.
Mă ̣t khác biên giới của mỗi nước mang tính thố ng nhấ t quố c gia, không thể
cát cứ khép kín trong từng điạ phương; giải quyế t các vấ n đề về biên giới đề u
có các quan hê ̣ về đường nố i đố i nô ̣i và đố i ngoa ̣i; tới các chính sách của
Đảng và pháp luật của nhà nước; đến các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta ký
với các nước láng giềng; đến luật pháp và tập quán quốc tế… Do đó, bảo vệ
biên giới quốc gia phải đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Quốc hội,
Chính phủ. Sự quản lý, điều hành của nhà nước sẽ giúp cho công cuộc xây

dựng và bảo vệ biên giới được triển khai một cách tập trung, thống nhất, đồng
bộ; huy động mọi tiềm lực của đất nước vào mục tiêu xây dựng hu vực biên
giới vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới
quốc gia.
Do đó, để bộ đội biên phòng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhất thiết
phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì “Đảng có lãnh đạo chính trị đúng thì
chuyên môn mới đúng” [Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, 2000,
tr.403]. Quốc hội nước cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: “Bộ đội
Biên phòng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp
là Đảng ủy Quân sự Trung ương, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống
nhất quản lý của nhà nước của chính phủ…”[Điều 2, pháp lệnh BBĐBP].
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Vai trò của biên giới trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tổ tiên ta từ xưa đã được xác định vùng biên giới là bờ cõi, là nơi địa
cầu, hiểm yếu, cổ họng của đất nước. Có quan hệ sống còn, phát triển, an
nguy của đất nước, của dân tộc trong suốt quá trình lịch sử mấy ngàn năm đấu
tranh dựng nước và giữ nước.
Biên giới quốc gia giới hạn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, là cửa ngõ
tuyến đầu, là nơi mở cửa để giao lưu quốc tế, là nơi có vị trí chiến lược quan
trọng của quốc gia, mọi biến động trên biên giới đều tác động đến đời sống xã
hội và là sự ổn định của đất nước; do vậy các quốc gia đều xác định biên giới
quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nước ta có biên giới trên đất liền

15


dài khoảng 4.550 km, tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia, là nơi
sinh sống của 85 triệu dân thuộc 54 dân tộc anh em. Trên giới tuyến đất liền,
tuyến biển có nhiều cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển, là cửa ngõ mở
cửa trong quan hệ quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài; với vị trí địa lý là địa

bàn chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng có nhiều tiềm năng phát
triển kinh tế đất nước trước mắt cũng như lâu dài nên biên giới cũng là địa
bàn hết sức phực tạp và nhạy cảm.
Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á
và Việt Nam là khu vực có địa lý chính trị ngày càng quan trọng trên bàn cờ
thế giới, cũng nhự sự phát triển kinh tế năng động trong thế kỷ XXI, nhưng
tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định mà các thế lực đế quốc, đứng đầu là Mỹ
có thể lợi dụng cho mục đích chính trị của họ. Hiện nay, đây là khu vực có tốc
độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới, đã trở thành một trong ba trung tâm
kinh tế của thế giới. Đây cũng là khu vực ngày càng có nhiều nước có khả
năng thách thức tham vọng bá quyền của Mỹ như: Trung Quốc, Nga. Là khu
vực có nhiều điểm nóng, tiềm tang khả năng xảy ra xung đột, ly khai. Là khu
vực tập trung các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, nơi tranh giành ảnh hưởng
ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga…nơi đã,
đang và sẽ trở nên quan trọng hơn trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trước
những tình hình diễn biến phức tạp đó vị trí địa lý của nước ta ngày càng quan
trọng trong khu vực Đông Nam Á nói riêng vào trên thế giới nói chung. Do
vậy, việc xác định rõ ràng đường biên giới giữa hai quốc gia để nhà nước tổ
chức quản lý, bảo vệ để xây dựng biên giới ổn định hòa bình, hữu nghị là yếu
tố quan trọng luôn được nhà nước ta quan tâm trong công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước.
1.2.2 Tình hình biên giới quốc gia Việt Nam trong Giai đoạn hiện nay
Trong tình hình hiện nay, biên giới luôn là yếu tố nhạy cảm gắn với vấn
đề dân tộc và tôn giáo; các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề biên giới,
lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền kích động chia rẽ các dân tộc, gây
bạo loạn chia cắt, tư trị, gây rối loạn an ninh, trật tự ở khu vực biên giới để
chống phá các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và
gây mất ổn định chính trị ở khu vực biên giới.
16



*Tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc
Đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài khoảng 1463km đi qua
các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và
Điện Biên với 21 cửa khẩu, 160 xã. Trải qua quá trình lịch sử và biến động
phức tạp, có thời gian dài biên giới hòa bình hữu nghị, nhưng có giai đoạn
xảy ra chiến tranh biên giới dẫn đến đường biên giới, mốc giới không còn
nguyên vẹn như trước
Để quản lý biên giới, kiểm soát việc qua lại biên giới, sau khi cách
mạng hai nước thành công, hai nước đã ký các hiệp nghị về vấn đề hiệp đồng
bảo vệ an ninh khu vực biên giới (1963), theo đó hai bên đã thỏa thuận mở 19
đường qua lại chính thức và đề ra nguyên tắc mở cửa các cửa khẩu tạm thời
để nhân dân trong khu vực biên giới qua lại.
Ngày 27/3/19992, chính phủ đã ra Nghị định số 99/HĐBT ban hành
quy chế khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc nhằm quản lý, bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị, tạo điều kiên thuận lợi
cho phát triển với Trung Quốc.
Đầu năm 1999, với tinh thần đoàn kết, hữu nghị theo phương châm 16
vàng “ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn
diện”, đánh dấu quan hệ Việt - Trung đã bước vào giai đoạn phát triển mới.
Chính phủ hai nước đã tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề biên giới và thu
được những kết quả đáng kể: ngày 30/12/1999, nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc đã ký hiệp ước biên
giới trên đất liền nhằm xác định hướng đi của đường biên giới và thống nhất
vị trí cắm các cột mốc biên giới.
Thực hiên hiệp ước biên giới trên biên giới đất liền từ tháng 8/2001 đến
nay, trên toàn tuyến biên giới dài 1464km hai bên đã phân công giới cắm mốc
xong và hết thúc vào tháng 12/2008
Tuy nhiên, bản Hiệp định này không đồng nghĩa với việc kết thúc các
khó khan trong việc xác định “chính xác” đường biên được hoạch định ở trên

giấy tờ, cũng như căng thẳng tại một số vị trí cột mốc biên giới, và vấn đề
buôn lậu qua biên giới.

17


*Tuyến biên giới Việt Nam – Lào
Đường biên giới Việt Nam – Lào dài khoảng 2, 067km, kéo dài qua
phạm vi 10 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kom Tum và 10 tỉnh của
Lào.
Để xác định chính thức biên giới quốc gia giữa hai nước, Chính phủ
Việt Nam – Lào đã chính thức ký hiệp ước hoạch định biên giới ngày
18/7/1977 và đã tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa. Dự kiến tới năm
2012 sẽ hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên toàn tuyến.
Thực hiện Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia, từ tháng 07/1978
đến tháng 08/1984 trên toàn tuyến, Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc đã
cắm được 214 mốc, trong đó có 202 mốc chính. Đến nay, các mốc biên giới
cơ bản còn nguyên vẹn.
Tuy nhiên, mật độ mốc, chất lượng mốc biên giới và trong công tác
quản lý thực hiện quy chế biên giới giữa hai nước vẫn còn nhiều vấn đề phức
tạp, tồn đọng nhiều năm nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm.
Mật độ mốc thưa, các mốc được thiết kế và xây dựng chưa phù hợp với
điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu ở khu vực biên giới…,nên hầu hết các
mốc giới đã xuống cấp và hư hỏng. Vì vậy, đường biên giới trên thực địa ở
một số nơi không rõ ràng, nên lực lượng quản lý và nhân dân hai bên biên
giới không biết rõ được đường biên giới.
Trong công tác quản lý và thực hiện quy chế biên giới giữa hai nước
vẫn còn tồn đọng nhiều vấn: tình trạng người Việt Nam vượt biên sang Lào
cư trú làm ăn trái phép, tình trạng xâm canh, xâm cư của nhân dân hai bên

biên giới vẫn diễn ra phức tạp, hoạt động của đạo Tin lành trái phép với
phương thức, tính chất tinh vi và nguy hại đến chủ quyền, an ninh biên giới
quốc gia.
*Tuyến biên giới Việt Nam – Căm Pu Chia
Đường biên giới Việt Nam - Căm Pu Chia dài khoảng 1,137km, chạy
qua 10 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh,

18


×