Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật u lành tính tuyến giáp một bên có sử dụng dao siêu âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.43 KB, 49 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
U tuyến giáp là tình trạng khi có sự xuất hiện của một hoặc nhiều nhân
trong nhu mô tuyến giáp. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy u tuyến giáp được
phát hiện với tỷ lệ cao, khoảng từ 4 - 7% dân số [1]. Đa số các khối u là lành
tính chiếm khoảng 90 - 95%, các khối u ác tính chiếm khoảng 5 - 10%. Bệnh
thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ nữ/nam là 4/1, hay gặp nhất ở độ tuổi 30 - 59
tuổi [2],[3].
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị quan trọng đối với
bệnh nhân u tuyến giáp. Phẫu thuật u tuyến giáp xếp vào phẫu thuật đầu cổ và
được thực hiện nhiều bởi các bác sĩ Tai Mũi Họng đã đem lại kết quả tốt,
giảm thiểu được các tai biến [2]. Tuyến giáp là tổ chức giàu mạch máu nuôi
dưỡng và liên quan với nhiều tổ chức quan trọng xung quanh nên đối với
những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật u tuyến giáp vấn đề đặt ra là làm tăng
hiệu quả điều trị phẫu thuật và hạn chế tối đa các biến chứng. Cầm máu tốt
tạo được phẫu trường an toàn nhằm tránh được các biến chứng phẫu thuật là
điều rất quan trọng trong phẫu tích tuyến giáp. Trước đây trong phẫu thuật
tuyến giáp việc cầm máu được thực hiện chủ yếu bằng kỹ thuật cặp rồi thắt
hay khâu buộc bằng chỉ đòi hỏi tốn thời gian. Gần đây sử dụng dao điện là
phương tiện để cắt đốt cầm máu nhưng chưa giảm thiểu được nhiều tỷ lệ biến
chứng trong và sau mổ do nguy cơ bỏng nhiệt làm tổn thương tới các cơ quan
xung quanh.
Với sự phát triển khoa học và công nghệ ngày càng tăng, mong muốn
giảm thiểu các biến chứng của phẫu thuật u tuyến giáp càng đuợc quan tâm
nhiều hơn. Cuối thế kỷ 20, dao siêu âm ra đời với đặc điểm là nhiệt độ tỏa ra
làm biến tính protein chỉ vào khoảng 50ºC đến 100ºC trong khi dao điện cần
đốt nóng mô lên đến hơn 150ºC - 400ºC mới có thể cầm máu. Dao siêu âm


2



còn an toàn hơn do không sử dụng nguồn điện truyền vào bệnh nhân, tránh
được bỏng điện. Dao siêu âm đã được sử dụng nhiều trong phẫu thuật ngoại
khoa từ 2 thập kỷ trước, nhất là trong phẫu thuật nội soi tạng trong ổ bụng đã
đem lại nhiều kết quả tích cực như giảm nhiều thời gian mổ cũng như các
biến chứng của phẫu thuật. Hiện nay việc sử dụng dao siêu âm vào phẫu thuật
u tuyến giáp là một trong những tiến bộ của phẫu thuật tuyến giáp và lần đầu
tiên được ứng dụng ở một số trung tâm y tế lớn tại Việt Nam. Nhờ những ưu
điểm của dao siêu âm như: tránh được dị vật chỉ khâu trong lúc phẫu thuật,
cầm máu tốt, thời gian phẫu thuật nhanh, bệnh nhân ít đau sau mổ, biến chứng
phẫu thuật ít nên phẫu thuật u tuyến giáp có sử dụng dao siêu âm mang lại
nhiều lợi ích cho bệnh nhân và phẫu thuật viên.
Nhằm nghiên cứu kỹ thuật sử dụng dao siêu âm trong quá trình mổ và
đánh giá kết quả ứng dụng dao siêu âm trong phẫu thuật u lành tính tuyến
giáp một bên, chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu sau:
Đánh giá kết quả phẫu thuật u lành tính tuyến giáp một bên có sử
dụng dao siêu âm.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
Lịch sử nghiên cứu
1.1. Trên thế giới
Năm 1543, Andrea Vesalius là người đầu tiên mô tả tuyến giáp, ông cho
rằng tuyến giáp giống như tuyến nước bọt có tác dụng làm ẩm khí phế quản.
Hơn một thế kỷ sau, Morgagni viết rằng ở vùng cổ có 2 tuyến tiết dịch và chất
dịch này được tiết vào máu. Năm 1812, Gay-Lussac phát hiện ra chất iod và
rất nhiều bác sĩ đã sử dụng iod trong việc điều trị bướu cổ, tuy nhiên phải đến

năm 1895 Eugen Bauman mới chứng minh được sự có mặt của iod trong hợp
chất sinh học ở trong tuyến giáp [7].
Năm 1877, Lister công bố một trường hợp cắt bỏ phần lớn tuyến giáp
cho bệnh nhân u tuyến giáp [8].
Năm 1884, Mikulicz đã đề nghị phương pháp cắt tuyến giáp hình chóp:
sau khi thắt các động mạch giáp trên, phẫu thuật viên tiến hành cắt nhu mô
tuyến giáp theo hình chêm và khâu lại mỏm cắt bằng chỉ với mũi vắt [3].
Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu do những yếu kém về vô cảm, vô trùng và
kỹ thuật mổ nên tỷ lệ tử vong rất cao lên đến 40% ở cuối thế kỷ 19. Ðiều này
khiến cho các phẫu thuật viên rất ngại khi phẫu thuật trên tuyến giáp.
Phải đến khi Emil Theodor Kocher (25/8/1841 - 7/7/1917) đưa ra những
nghiên cứu sâu hơn về tuyến giáp và chủ trương điều trị bệnh bướu cổ bằng
phẫu thuật cắt bỏ triệt để tuyến giáp thì căn bệnh mới được khống chế và tỷ lệ
tử vong do bướu cổ mới giảm thiểu [2].
Sau này các phẫu thật viên tuyến giáp đều biết "đường rạch Kocher",
một đường rạch da ngang, hơi cong lên khoảng 2cm trên khớp ức đòn giúp
giảm tối đa các thương tổn. Đến cuối sự nghiệp, Kocher đã thực hiện hơn


4

5.000 ca cắt tuyến giáp để chữa bệnh bướu cổ với tỷ lệ tử vong rất thấp,
khoảng 1%. Với những thành tựu vĩ đại từ công trình nghiên cứu về sinh lý
học, bệnh học của tuyến giáp và phát kiến về đường mổ tuyến giáp cùng hàng
ngàn ca phẫu thuật thành công, Kocher trở thành bác sĩ ngoại khoa đầu tiên
được nhận giải Nobel về y học năm 1909.
Cùng với những tiến bộ về khoa học hiện đại, việc sử dụng dao điện
trong phẫu thuật mổ mở tuyến giáp đã trở nên phổ biến và mang lại những ưu
điểm nhất định. Song dao điện sử dụng trong phẫu thuật tuyến giáp vẫn còn
tồn tại những hạn chế và biến chứng nhất định do nguy cơ bỏng nhiệt đến các

tổ chức xung quanh.
Phẫu thuật nội soi vùng cổ được Gagner và cộng sự thực hiện lần đầu
tiên năm 1996 [9]. Đến năm 1997, Yeung và Huscher đã báo cáo các trường hợp
cắt thùy giáp bằng phẫu thuật nội soi [10]. Phẫu thuật nội soi tuyến giáp có ưu
điểm về mặt thẩm mỹ nhưng vẫn còn những hạn chế so với mổ mở tuyến giáp.
Ngày nay ở đầu thế kỷ 21, tử vong do phẫu thuật tuyến giáp là không còn
và những hậu quả do phẫu thuật tuyến giáp đã giảm nhiều. Do vậy, những yêu
cầu của phẫu thuật tuyến giáp trong kỉ nguyên mới là sự tập trung vào việc cải
tiến phương pháp phẫu thuật nhằm giảm thiểu các biến chứng trong và sau
mổ, giảm lượng máu mất, giảm mức độ đau đến mức tối thiểu, rút ngắn hơn
nữa thời gian điều trị nội trú tại viện và cải thiện về thẩm mỹ. Những mục tiêu
này đang được đáp ứng bởi phương pháp phẫu thuật tuyến giáp có sử dụng
dao siêu âm cũng như những lợi ích của nó mang lại.
1.2. Trong nước
Tại Việt Nam GS. Hồ Đắc Di được coi là người đầu tiên ứng dụng phẫu
thuật Kocher điều trị bệnh bướu giáp và sau đó là Nguyễn Khánh Dư, Nguyễn
Xuân Ty ở Bệnh viện Việt Đức [11].


5

Từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Nguyễn Vượng là người
đầu tiên sử dụng kỹ thuật chọc hút kim nhỏ để chẩn đoán bệnh trong đó có
các bệnh về tuyến giáp [12].
Năm 1990 Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh đã nghiên cứu cải
tiến một số chi tiết kỹ thuật cắt gần hoàn toàn tuyến giáp theo phương pháp
O.V Nicolave [13].
Năm 1995 Phạm Văn Choang và cộng sự đánh giá kết quả siêu âm tuyến
giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết siêu âm có thể phát hiện được
những khối u rất nhỏ (0,5 - 1cm) nằm ở sâu trong tuyến giáp mà khi thăm

khám lâm sàng dễ bỏ sót [14].
Năm 2000 Nguyễn Hoài Nam nêu kết quả mổ 162 ca Basedow tại Bệnh
viện Chợ Rẫy từ 2/1992 - 3/1998 không thấy có tử vong sau mổ, tỷ lệ các
biến chứng thấp [15].
Năm 2008 Trần Ngọc Lương có nghiên cứu về cải tiến kỹ thuật cắt
tuyến giáp để lại thành sau bằng dao điện trong phẫu thuật u tuyến giáp tại
Bệnh viện Nội tiết Trung ương [16]. Trong năm 2012 Trần Ngọc Lương có
báo cáo về kết quả phẫu thuật ung thư tuyến giáp có sử dụng dao siêu âm
trên 30 bệnh nhân đã mang lại hiệu quả tốt [17].
Trong chuyên ngành Tai Mũi Họng đã có một vài tác giả nghiên cứu về u
tuyến giáp. Năm 2006, tác giả Trần Xuân Bách nghiên cứu về chẩn đoán và
kết quả điều trị phẫu thuật của u lành tính tuyến giáp [4]. Năm 2012, tác giả
Nguyễn Thị Hoa Hồng nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, siêu âm, tế bào học
và kết quả mô bệnh học của bướu nhân tuyến giáp [19]. Năm 2013, tác giả Hà
Ngọc Hưng có nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật Basedow tại khoa Tai
Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai từ 2008 - 2013.


6

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 36 bệnh nhân được chẩn đoán u lành tính tuyến
giáp một bên và được phẫu thuật u tuyến giáp có sử dụng dao siêu âm tại
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2013 đến tháng 8/2014.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.

2.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn thống nhất như sau:
- Bệnh nhân u lành tính tuyến giáp một bên có chỉ định phẫu thuật.
- Có siêu âm tuyến giáp.
- Có chọc hút bằng kim nhỏ trước phẫu thuật.
- Có sử dụng dao siêu âm trong phẫu thuật tuyến giáp.
- Có làm giải phẫu bệnh sau mổ.
- Có hồ sơ ghi chép đầy đủ.
- Được theo dõi, đánh giá kết quả phẫu thuật.
- Bệnh nhân đồng ý hợp tác nghiên cứu.
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp không sử dụng dao siêu âm.
- Bệnh nhân u tuyến giáp không phẫu thuật theo phương pháp cắt thùy
tuyến giáp.


7

- Bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
- Bệnh nhân u tuyến giáp mổ lại.
- Bệnh nhân không được theo dõi trong và sau phẫu thuật.
- Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả từng ca có can thiệp với cỡ mẫu tiện lợi.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Bộ máy nội soi Tai Mũi Họng.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tuyến giáp.
- Hệ thống phẫu thuật dao siêu âm.
- Đồng hồ bấm giờ.

- Thước đo.
- Ống dẫn lưu.
- Bệnh án mẫu.
- Phiếu theo dõi.


8

SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
BN u tuyến giáp

Khám lâm sàng

Các xét nghiệm cận lâm sàng

Chẩn đoán xác định
Chỉ định phẫu thuật

Cắt thùy tuyến giáp

- Đánh giá hiệu quả sử dụng dao siêu âm:
Trong mổ
+ Thời gian phẫu thuật
+ Chiều dài đường rạch da
+ Thuận lợi trong quá trình phẫu thuật
+ Biến chứng trong mổ
Sau mổ
+ Mức độ đau sau phẫu thuật
+ Lượng dịch dẫn lưu
+ Biến chứng sớm sau mổ

- Khàn tiếng
- Nuốt sặc
- Chảy máu sau phẫu thuật
- Nhiễm trùng vết mổ
- Suy hô hấp cấp sau mổ


9

2.3. Các bước tiến hành
2.3.1. Thu nhập số liệu
- Thu thập số liệu tiến cứu theo bệnh án mẫu bao gồm các bước:
+ Hỏi bệnh và khám lâm sàng tuyến giáp.
+ Siêu âm tuyến giáp, vùng cổ.
+ Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ tuyến giáp.
+ Tham gia phẫu thuật.
+ Làm xét nghiệm mô bệnh học khối u tuyến giáp sau mổ.
- Tổng kết và xử lý số liệu.
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.2.1. Hỏi bệnh và khám lâm sàng
 Dịch tễ học lâm sàng:
 Triệu chứng thực thể:

2.3.2.2. Kết quả cận lâm sàng
- Siêu âm tuyến giáp: đánh giá kích thước, cấu trúc và vị trí của khối
u.
- Kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ.
2.3.3. Mô tả kỹ thuật cắt u lành tính tuyến giáp một bên sử dụng dao siêu âm
2.3.3.1. Phương pháp phẫu thuật: cắt thùy tuyến giáp.
2.3.3.2. Các bước thực hiện:

+ Gây mê nội khí quản:
+ Tư thế bệnh nhân:
- Tư thế nằm ngửa.
- Độn gối ở dưới 2 vai và để cổ
ưỡn ở mức độ trung bình.
+ Rạch da:


10

- V trớ: ng rch ngang c phớa trờn hừm c 2 khot ngún tay, gia hai
c c ũn chm hai bờn.
- Kớch thc: di 4 - 5cm hoc rng hn tựy theo kớch thc ca bu.
- Tiờu chun: qua lp c bỏm da c, bc l tnh mch cnh trc.
+ Búc tỏch vt da: phớa trờn n b trờn sn giỏp, phớa di n hừm c,
thỡ ny dựng dao in.
+ M ng gia tng ng vi vt da ó búc tỏch.
+ Búc tỏch cỏc c di múng sang 2 bờn bc l hon ton thu tuyn giỏp.
* X lý tn thng tuyn giỏp bng dao siờu õm:
S dng dao siờu õm ch lm vic mc nh l Min=3 v Max=5,
s dng bn p. Test trc khi s dng.
- Dùng gạc nhỏ miết nhẹ các cơ che phủ mặt trớc tuyến sẽ
nhận thấy ranh giới giữa cơ ức móng, vai móng, ức giáp và
mặt nông của tuyến.
- Dùng farabeuf kéo các cơ ức giỏp v vai múng ra phía
ngoài.
Dùng 2 hm ca dao siờu õm kp vo v bao tuyn gia thựy, bn
thộp trờn, bn nha tip xỳc vi nhu mụ tuyn. Gi nỳt Max trờn bn p
cho n khi t chc t ri, bt u t mộp c phớa trc v phớa thnh bờn
v sau bờn ca thựy theo bỡnh din gii phu cho ti tn mỏng cnh. Bc l

tnh mch giỏp gia, dựng dao siờu õm cp vo tnh mch, nõng nh lờn ri
nhn nỳt Min trờn bn p, va trt i trt li mch mỏu trờn li dao cho
n khi mch c cm v ct t hn.
- Phu tớch tuyn cn giỏp v cỏc mch mỏu tuyn giỏp:
Phu tớch lờn phớa cc trờn thy bú mch giỏp trờn gm ng mch, tnh


11

mạch giáp trên và tổ chức liên kết. Dùng phẫu tích cặp lấy cực trên, dùng dao
siêu âm phẫu tích cực trên, chỗ có bó mạch giáp trên. Chú ý, phẫu tích bó mạch
giáp trên ở vị trí ngay sát bề mặt nhu mô tuyến tránh làm tổn thương TK TQT
(nhận diện TK TQT: đi trên bề mặt cơ xiết họng dưới trước khi xuyên sâu vào
cơ nhẫn giáp). Dùng bản không hoạt động lách vào mặt sau bó mạch, đủ để cặp,
vừa nhấn nút Min vừa thao tác trượt đi trượt lại bó mạch trên lưỡi dao cho đến
khi tách hẳn khỏi cực trên. Với những khối u tuyến giáp lớn, đường kính mạch
>5mm thì nên buộc bằng chỉ Vicryl 3.0.
Khi phẫu tích xong bó mạch giáp trên, dùng phẫu tích nâng nhẹ cực trên
lên sẽ thấy tuyến cận giáp trên lộ ra ở mặt sau của cực trên. Dùng dao siêu âm
chế độ Min phẫu tích tuyến cận giáp trên. Lưu ý khi tách tuyến cận giáp trên,
bản không hoạt động của dao siêu âm luôn hướng về phía khí quản, bản hoạt
động hướng về phía phẫu thuật viên để tránh tổn thương khí quản và dây TK
TQQN vì đây là chỗ đổ vào của dây thần kinh.
Phẫu tích cực dưới, lấy pince kẹp cực dưới, nâng nhẹ lên, dùng dao siêu âm
cặp vào bó mạch giáp dưới, vừa nhấn nút Min trên bàn đạp vừa giữ hoặc trượt đi
trượt lại bó mạch trên lưỡi dao cho đến khi bó mạch tách hẳn khỏi cực dưới.
Khi phẫu tích tách tuyến cận giáp dưới khỏi tuyến giáp, dùng pince nhỏ
cặp lấy tuyến cận giáp dưới, kéo nhẹ xuống dưới, lách hàm nhỏ của dao siêu
âm vào khe giữa tuyến giáp và tuyến cận giáp, sử dụng nút Min trên bàn đạp
cho đến khi tuyến cận giáp tách khỏi bao tuyến giáp.

Việc phẫu tích phải tỉ mỉ và thật sát với tuyến giáp để tránh làm tổn
thương tuyến cận giáp cùng với mạch nuôi tuyến cận giáp.
- Phẫu tích dây TK TQQN
Sau khi phẫu tích xong cực trên và dưới, dùng farabeuf kéo các cơ ra
phía ngoài, lật thùy tuyến về phía đối diện lúc này thành sau sẽ được bộc lộ.
Dây TK TQQN thường nằm ở khe khí thực quản, có thể phân nhánh trước


12

khi vo thanh qun v hay gp hn bờn trỏi. iu ny rt quan trng
nhn bit trong khi m bi vỡ tt c cỏc si vn ng ca TK TQQN thng
nm trong nhỏnh gia nht. Xỏc nh mc nhn din TK TQQN: rónh khớ thc qun, tam giỏc TK TQQN, ng mch giỏp di, thựy c Zuckerkandl,
sng di sn giỏp v v trớ dõy chng Berry. Bc l dõy thn kinh theo mc
nhn din, tip tc bc l theo trc ca dõy thn kinh: i t di lờn trờn hoc
i t trờn xung di. Chỳ ý, khụng tht, buc hay kp bt k cu trỳc no ti
vựng nguy him khi cha nhn din c trc ca dõy TK TQQN.
Dựng bn hot ng ca dao siờu õm tỏch dn v bao ra khi tuyn,
dựng nỳt Min. Ly gạc ớt đẩy nhẹ nhàng dây TK TQQN sang bên
và ra sau cho tới khi quan sát thấy TK đi vào thanh quản chỗ
dây chằng Berry.
Khi phu tớch thựy phi cn lu ý vỡ cú khi cú s bt thng v nguyờn
y v ng i ca dõy TK TQQN phi.
Nu phỏt hin tn thng TK TQQN, phi ni ngay trong m.
Ct thựy tuyn khi dõy chng Berry: ly bn hot ng lỏch vo gia
dõy chng Berry v thnh sau, bn khụng hot ng nm di, dõy TK TQQN
nm sau bn ny. Phu tớch cn t m, thn trng trỏnh lm tn thng khớ
qun v dõy thn kinh. an ton, thng thỡ chỳng tụi dựng pince búc tỏch
trc ri mi dựng n dao siờu õm.
Dựng dao siờu õm phu tớch v phớa eo, ct eo bng nỳt Max v cm

mỏu cỏc nhỏnh ni ca M giỏp trờn. Khi ct eo, bn khụng hot ng luụn
di v sỏt vi khớ qun, m bo khớ qun khụng b tn thng.
iu d nhn thy sau khi phu tớch xong thựy tuyn giỏp l nhit ni
phu tớch thp hn v mc lan ta nhit nh hn so vi nhit c to ra
nu s dng dao in.


13

+ Đặt dẫn lưu.
+ Khâu cân cổ nông, khâu da.
2.3.3.3. Theo dõi trong mổ
+ Phẫu tích, bóc tách dễ hay khó, đánh giá theo các tiêu chuẩn sau:
-

Bóc tách dễ: trong phẫu thuật bóc tách dễ dàng, không gây chảy

máu, ranh giới các lớp giải phẫu rõ ràng, không dính.
- Bóc tách khó: ranh giới các lớp giải phẫu dính, nhưng vẫn bóc tách
được, chảy máu ít.
-

Bóc tách rất khó: ranh giới các lớp giải phẫu dính, bóc tách rất

khó, chảy máu nhiều.
+ Khả năng kiểm soát mạch máu: bao gồm bó mạch giáp trên, giáp dưới,
tĩnh mạch giáp giữa và các mạch máu khác.
+ Thời gian phẫu thuật: tính bằng phút từ lúc bắt đầu rạch da cho đến khi
khâu đóng da.
2.3.3.4. Theo dõi biến chứng sau mổ:

+ Chảy máu sau mổ: máu chảy rỉ rả qua đường rạch hoặc khối máu tụ
làm sưng phồng vạt da hoặc máu đỏ tươi chảy qua dẫn lưu, cần phải mở cầm
máu lại.
+ Tình trạng nhiễm trùng sau mổ:
- Sốt cao 38 - 39oC, môi khô lưỡi bẩn.
- Vết mổ sưng nề.
- Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng cao.
+ Biến chứng suy hô hấp cấp sau mổ: khám thấy khó thở 2 thì, tím môi
đầu chi, có khi tím toàn thân. Co kéo hõm ức, khoảng gian sườn, xương sườn
nằm ngang.


14

+ Liệt dây TK TQQN tạm thời: BN bị khàn tiếng, nội soi thanh quản
thấy hình ảnh dây thanh ở tư thế cạnh đường giữa. Triệu chứng này có thể hồi
phục trong vòng 7 - 10 ngày sau phẫu thuật.
+ Liệt dây TK TQQN vĩnh viễn: do cắt đứt dây thần kinh thanh quản
quặt ngược. BN nói khàn nặng hoặc mất tiếng, nội soi thanh quản thấy hình
ảnh cố định dây thanh 1 bên.
+ Liệt dây TK TQT: BN nói khó, giọng mất âm sắc. Nội soi thanh quản
thấy dây thanh không căng.
2.3.3.5. Đánh giá mức độ đau:
- Đau là một cảm giác hoàn toàn chủ quan của bệnh nhân nên độ tin cậy
chỉ tương đối. Vì vậy chúng tôi đánh giá mức độ đau theo thang điểm
VAS (Visual Analog Scale).
Thang điểm VAS là thang điểm đánh giá cường độ đau theo cảm giác
chủ quan của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu được lượng hóa. Thang
điểm VAS có mức điểm từ 0 - 10 điểm.


Hình 2.1. Đánh giá theo thang điểm đau VAS
2.3.3.6. Đánh giá lượng dịch dẫn lưu sau mổ: lượng dịch dẫn lưu tính từ lúc
đặt dẫn lưu đến lúc rút dẫn lưu (ml).
2.3.3.7. Đánh giá thời gian rút dẫn lưu.
2.3.4.8. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ.


15

2.3.3.9. Đánh giá thời gian nằm viện: tính từ ngày phẫu thuật đến ngày ra viện.
2.3.3.10. So sánh kết quả phẫu thuật sử dụng dao siêu âm với phẫu thuật cổ điển.


16

2.4. Xử lý số liệu
- Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng các thuật toán thống kê y học, sử
dụng chương trình toán thống kê SPSS 16.0.
2.5. Đạo đức nghiên cứu
- Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu được giải thích rõ về bệnh của
mình và đồng ý hợp tác.
- Bệnh nhân được giải thích rõ về dao siêu âm cũng như chi phí sử dụng.
- Nghiên cứu này chỉ nhằm phục vụ việc chẩn đoán điều trị bệnh cho
bệnh nhân ngày một tốt hơn.
- Mọi thông tin của bệnh nhân được giữ bí mật.


17

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Dịch tễ học lâm sàng
3.1.1. Đặc điểm về tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố BN theo nhóm tuổi
Nhận xét:
- Tuổi thấp nhất là 15 tuổi, tuổi cao nhất 64 tuổi, trung bình là 46,2 ±
12,3 tuổi.
- Độ tuổi hay gặp nhất từ 41 - 60 tuổi có 24/36 BN chiếm tỷ lệ 66,7%.


18

3.1.2. Đặc điểm về giới

Biểu đồ 3.2. Phân bố BN theo giới tính
Nhận xét:
- Đa số gặp ở nữ giới với 31/36 BN chiếm tỷ lệ 86,1%.
- Tỷ lệ nữ/nam = 6,2/1.


19

3.2. Đặc điểm lâm sàng
3.2.1. Phân độ tuyến giáp

Biểu đồ 3.4. Phân độ tuyến giáp
Nhận xét:
- Bướu độ II chiếm tỷ lệ cao nhất có 24/36 BN chiếm tỷ lệ 66,7%,
bướu độ III có 5/36 BN chiếm tỷ lệ 13,9%. Bướu độ 0, IV không có trường

hợp nào.
3.2.2. Tính chất của khối u và biểu hiện lâm sàng liên quan
Bảng 3.2. Tính chất của khối u và biểu hiện lâm sàng liên quan
Biểu hiện
Mềm
Mật độ
Chắc
Cứng

Ranh giới
Không rõ
Di động theo nhịp nuốt
Di động
Hạn chế di động
Di động dây Hạn chế di động
Di động bình thường
thanh
Nhận xét:

n
22
14
0
36
0
36
0
0
36


Tỷ lệ %
61,1
38,9
0
100
0
100
0
0
100


20

- Trong 36 BN, mật độ bướu mềm chiếm tỷ lệ cao nhất có 22/36 BN
chiếm tỷ lệ 61,1%, sau đó là mật độ bướu chắc có 12/36 BN chiếm tỷ lệ
38,9%. Không có trường hợp nào có mật độ cứng.
- Tất cả các BN đều có khối tuyến ranh giới rõ và di động theo nhịp nuốt.
- Tất cả BN có dây thanh di động bình thường trên hình ảnh nội soi.
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng
3.3.1. Siêu âm tuyến giáp
3.3.1.1. Tính chất của khối u trên siêu âm

Biểu đồ 3.5. Tính chất của khối u trên siêu âm
Nhận xét:
- Tính chất u dạng lỏng có 19/36 trường hợp chiếm tỷ lệ cao nhất với
52,8%, dạng đặc trên siêu âm có 12/36 trường hợp chiếm tỷ lệ 33,3%, dạng
hỗn hợp có 5/36 trường hợp chiếm tỷ lệ 13,9%.
3.3.1.2. Kích thước u trên siêu âm



21

Biểu đồ 3.6. Kích thước u trên siêu âm
Nhận xét:
- Đa số gặp u có kích thước từ 2 - 4cm với 24/36 BN chiếm tỷ lệ 66,7%.
- Có 8/36 trường hợp u có kích thước > 4cm chiếm tỷ lệ 22,2%.
- Kích thước u trung bình là 3,5 ± 1,3cm.
3.3.2. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ
Nhận xét:
- Tất cả BN có kết quả chọc hút tế bào trước khi mổ là u lành tính
chiếm tỷ lệ 100%.
- Không có trường hợp nào kết luận là nghi ngờ ác tính hoặc không xác
định kết quả chọc hút tế bào.


22

3.4. Đánh giá kết quả phẫu thuật
3.4.1. Chiều dài đường rạch da
Bảng 3.5. Chiều dài đường rạch da (cm)
Ngắn nhất

Trung bình

Dài nhất

4

4,9 ± 0,9


8

Nhận xét:
- Chiều dài đường rạch da ngắn nhất là 4cm, dài nhất là 8cm, trung
bình là 4,9 ± 0,9cm.
3.4.2. Tính chất bóc tách khối u
Bảng 3.6. Tính chất bóc tách khối u
Bóc tách

n

Tỷ lệ %

Dễ

33

91,7

Khó

3

8,3

Rất khó

0


0

N

36

100

Nhận xét:
- Qua quá trình phẫu thuật khối u thấy có 33/36 BN chiếm tỷ lệ 91,7%
là bóc tách tổ chức dễ dàng, có 3/36 BN chiếm tỷ lệ 8,3% bóc tách khó với
khối u to độ 3 và mật độ chắc.


23

3.4.3. Thời gian phẫu thuật
Bảng 3.7. Thời gian phẫu thuật (phút)
Nhanh nhất

Trung bình

Lâu nhất

30

42,4 ± 7,2

65


Nhận xét:
- Thời gian phẫu thuật nhanh nhất là 30 phút, lâu nhất là 65 phút ở bướu
độ 3, trung bình là 42,4 ± 7,2 phút.
3.4.4. Các biến chứng sớm sau phẫu thuật
Nhận xét:
- Chúng tôi không gặp BN nào có biến chứng sớm sau mổ như: chảy
máu, nhiễm trùng vết mổ, suy hô hấp cấp sau mổ, tổn thương TK TQQN, tổn
thương TK TQT.
3.4.5. Mức độ đau sau phẫu thuật
- Đau là cảm giác chủ quan của bệnh nhân. Trong thời gian hậu phẫu BN
được đánh giá mức độ đau 24 giờ sau mổ theo thang điểm đau của VAS.

Biểu đồ 3.7. Mức độ đau sau phẫu thuật


24

Nhận xét:
- Đau ít sau mổ chiếm tỷ lệ cao nhất với 23/36 BN chiếm tỷ lệ 63,9%, có
10/36 BN đau vừa chiếm tỷ lệ 27,8%, có 3/36 BN đau nhiều chiếm tỷ lệ 8,3%.
3.4.6. Lượng dịch dẫn lưu sau mổ
B¶ng 3.9. Lượng dịch dẫn lưu sau mổ (ml)
Số lượng

Ít nhất

Trung bình

Nhiều nhất


Ngày 1

15

29,6 ± 12,1

80

Ngày 2

5

10,4 ± 5,1

35

Nhận xét:
- Lượng dịch dẫn lưu sau mổ ngày thứ nhất: ít nhất là 15ml, trung bình là
29,6 ± 12,1ml, nhiều nhất là 80ml gặp ở BN có bướu giáp độ III.
- Lượng dịch dẫn lưu sau mổ ngày thứ 2: ít nhất là 5ml, trung bình là
10,4 ± 5,1ml. Nhiều nhất là 35ml ở BN có bướu giáp độ III, những BN này
lượng dịch dẫn lưu ở ngày thứ 3 còn rất ít (khoảng 1 - 5ml).


25

3.4.7. Thời gian rút dẫn lưu
B¶ng 3.10. Thời gian rút dẫn lưu (ngày)
Thời gian


Hậu phẫu ngày 2 Hậu phẫu ngày 3

N

n

30

6

36

Tỷ lệ %

83,3

16,7

100

Nhận xét:
- Có 30/36 BN được rút dẫn lưu vào ngày thứ 2 chiếm tỷ lệ 83,3%. Có
6/36 BN được rút dẫn lưu vào ngày thứ 3 chiếm tỷ lệ 16,7%, đa phần là ở
những BN có bướu giáp độ III.
3.4.8. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ
Nhận xét: Giải phẫu bệnh sau mổ đều cho kết quả là lành tính chiếm tỷ lệ
100%.
3.4.9. Thời gian nằm viện
Bảng 3.12. Thời gian nằm viện (ngày)
Ngắn nhất


Trung bình

Dài nhất

3

5,7 ± 0,9

8

Nhận xét:
- Số ngày nằm viện sau phẫu thuật ít nhất là 3 ngày, nhiều nhất là 8
ngày, trung bình là 5,7 ± 0,9 ngày.


×