Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

THUỐC điều TRỊ rối LOẠN LIPID máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.98 MB, 30 trang )

THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN
LIPID MÁU


I. ĐẠI CƯƠNG
- Tăng lipid máu: tình trạng đặc trưng bởi sự gia tăng của bất kỳ hoặc tất cả
các thành phần lipid hoặc lipoprotein trong máu
- Rối loạn lipid máu: tăng lipid (cholesterol) + giảm HDL-c
- Nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, thiếu máu mạch não, bệnh mạch
máu ngoại biên


- Phân loại
• Nguyên phát: nguyên nhân có thể do di truyền (e.g. khiếm khuyết
LDL-receptor..)
• Thứ phát: hậu quả của bệnh lý (tiểu đường, tuyến giáp, thận, gan),
hội chứng Cushing, béo phì, nghiện rượu, thuốc (lợi tiểu thiazide,
quai, ngừa thai, chẹn beta)

- Các loại lipoprotein
• Chylomicron
• Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL)
• Lipoprotein tỷ trọng TB (IDL)
• Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)
• Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL)
(Essentials of Pathophysiology, 4th ed)


(Goodman & Gilman’s The pharmacological basis of Therapeutics)



Sinh tổng hợp và vận
chuyển của lipoprotein
- Ngoại sinh
- Nội sinh

(Essentials of Pathophysiology, 4th ed)


- Điều trị cao cholesterol huyết
• Chế độ ăn: quan trọng
• Đánh giá và giải quyết các nguyên nhân thứ phát
- Đánh giá các yếu tố nguy cơ bệnh tim-mạch vành









Nam 45t, nữ 55t trong giai đoạn tiền MK không dùng chế độ trị liệu estrogen thay thế
HDL-c < 35mg/dL
TS gia đình: bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim hay đột tử trước 55t (nam), 65t (nữ)
TS bệnh mạch ngoại biên, NMCT, TBMMN
Hút thuốc lá
Cao HA (>140/90), đang điều trị bằng thuốc cao HA
Tiểu đường
Béo phì



Triglyceride
• Mong muốn: < 200 mg/dL
• Giới hạn: 200 – 400 mg/dL
• Nguy cơ cao: 400 – 1000
mg/dL


- Mục tiêu điều trị cao cholesterol huyết
Phân loại bệnh nhân

Mục tiêu điều trị

Nguy cơ thấp về bệnh tim-mạch vành
LDL-c < 130 mg/dL
(không có TS gia đình về bệnh tim-mạch vành,
cao cholesterol, các yếu tố nguy cơ về bệnh
tim-mạch vành)
Nguy cơ cơ cao về bệnh tim-mạch vành
LDL-c < 100 mg/dL
(có TS gia đình, trên 2 YTNC, đang mắc bệnh
tim-mạch vành, đã trải qua phẫu thuật ghép
ĐM vành)

- Với BN cao triglyceride (>1000 mg/dL) cần điều trị để đưa xuống < 600 mg/dL
hoặc < 400 mg/dL để tránh nguy cơ viêm tụy


II. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ
• Statins

• Fibrates
• Ức chế hấp thu
Cholesterol: ezetimibe
• Resins
• Niacin
• Dầu cá

(Rang & Dale)


1. Các Statins
- Cơ chế: cạnh tranh HMG-CoA reductase => giảm tổng hợp Cholesterol,
giảm Cholesterol tự do trong máu



- Dược động học
• PO tốt, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn (trừ Lovastatin dùng chung với
thức ăn)
• Đa số chuyển hóa lần đầu ở gan (SKD : 5-30%)
• > 90% gắn protein huyết tương (Pravas: >50%), thải trừ qua gan, thận
- Là nhóm thuốc có tác dụng hạ lipid máu mạnh nhất
- Tác động giảm LDL-c: từ 20-55%, tùy thuộc loại statin và liều dùng
5 mg Sim = 15 mg Lov = 40 mg Flu
20 mg Sim = 10 mg Ator, 20 mg Ator = 10 mg Rosu
- Statin còn làm tăng HDL-c từ 5-10%
- Đối với BN cao triglyceride (> 250mg/dL): statins có tác dụng làm giảm đáng
kể Tri



- Các tác động khác
• Cải thiện chức năng màng trong (tăng NO)
• Giảm viêm mạch, giảm kết tập tiểu cầu
• Ổn định mảng xơ vữa, ngừa nhiễm trùng máu
• Tăng ly giải fibrin
…………
- Hiệu quả cao nhất khi dùng 2 liều/ngày (trừ Ator, Rosu: 1 liều duy nhất)
- Statins có T1/2 < 4h: nên dùng vào buổi tối cho hiệu quả tối đa


- TDP:
• Dung nạp tốt, TDP thường gặp : đau bụng, đầy hơi, táo bón.
• Tăng men gan
• Viêm cơ vân, ly giải cơ vân: hiếm nhưng nghiêm trọng

- Chỉ định
• Cao LDL-c
• Tăng cholesterol ở BN không đáp ứng với chế độ ăn kiêng hoặc thuốc
khác, BN đái tháo đường, ghép tim, thận
• Một số statin được chỉ định trong bệnh tăng cholesterol máu di
truyền (dị hợp tử): Ator, Lo, Sim (trẻ >= 11 tuổi), Pra (>=8 tuổi)
• Ngừa nhồi máu cơ tim tiên phát, thứ phát


- CCĐ: PNCT, bệnh gan, mẫn cảm
- Tương tác thuốc (cần lưu ý để giảm nguy cơ của viêm cơ, tiêu cơ vân)
• Các thuốc làm giảm chuyển hóa hoặc tác động đến sự hấp thu statin vào tế
bào gan: gemfibrozil (38%), cyclosporine (4%), digoxin (5%), warfarin (4%),
macrolides (3%), kháng nấm azole (1%), ức chế protease (HIV), fibrates,
niacin,….


- Statins kết hợp với các thuốc hạ lipid máu khác
• Resin: giảm thêm 20-30% LDL-c
• Niacin: tăng tác dụng của statins (* lưu ý: bệnh cơ)
• Fibrates: cao triglyceride và LDL-c (cũng tăng nguy cơ của đau cơ, tiêu cơ
vân)
• Statins + Niacin + Resin: giảm 70% LDL-c


- Liều dùng
Atorvastatin: 10-80 mg/ngày
Losuvastatin, Fluvastatin: 20-80 mg/ngày
Pravastatin: 10-40 mg/ngày
Simvastatin: 5-80 mg/ngày


2. Nhựa gắn với acid mật (resin)
- Nhựa trao đổi ion có cấu trúc polymer

(Goodman & Gilman’s)


- Cơ chế:


- Dược động học
• Hấp thu kém
• Tương tác và cản trở hấp thu của các thuốc khác như digoxin, thiazide,
warfarin, chẹn beta, statin,…..


- Tác dụng phụ
• Tương đối an toàn
• Thường gặp: trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, táo bón

- Chỉ định
• Thuốc phụ trợ cho nhóm statin, niacin


- Dạng bào chế và liều dùng
• Cholestyramine: gói bột 4g, 4g x 2 lần/ngày, tối đa 8g x 2 lần/ngày
• Colestipol: gói bột 5g hoặc viên nén 1g, 5g x 2 lần/ngày, tối đa 10g x 2
lần/ngày
• Colesevelam: viên 0.625g hoặc gói bột 1.875g hoặc 3.75g, liều 6v/buổi
tối/ngày, tối đa 7v/ngày
• Không bao giờ dùng resin dưới dạng bột khô


3. Fibrates

Kích thích PPARα

- Cơ chế:
oxy hóa
acid béo

Tổng
hợp LPL

biểu hiện
gen apoC-III


ly giải lipoprotein
giàu triglycerid

thải VLDL

biểu hiện
gen apoA-I, A-II
HDL


- Dược động học
• Hấp thu tốt PO, SKD > 90% khi dùng chung với thức ăn
• Gắn mạnh với protein huyết tương ( > 95% với albumin), phân bố rộng khắp
cơ thể, tập trung tại gan, thận, ruột
• Đào thải chủ yếu qua thận dạng liên hợp glucuronide (60-90%)

- Chỉ định
• BN cao triglyceride kèm cao cholesterol
• BN cao triglyceride + HDL-c thấp kèm nguy cơ cao của xơ vữa động mạch
(e.g. tiểu đường type II)
• Phối hợp các thuốc hạ lipid khác trong TH rối loạn lipid máu kháng trị


- Tác dụng phụ
• Dung nạp tốt, thường gặp: buồn nôn, tiêu chảy
• Khác: rụng tóc, nổi mẩn, mệt mỏi, đau đầu.
• Phối hợp với statin: tăng nguy cơ đau cơ, tiêu cơ vân => theo dõi nghiêm
ngặt


- Chống chỉ định
• Suy thận, suy gan
• PNCT, trẻ em
• Sỏi mật


- Liều dùng
• Gemfibrozil: 600 mg/ngày, 2 lần, 30 phút trước bữa sáng và tối
• Fenofibrate: 300 mg/ngày, 1 lần
• Bezafibrate: liều duy nhất 400 mg, dùng trong bữa ăn tối
• Ciprofibrate: liều duy nhất 100 mg


4. Niacin (Nicotinic acid)
- Cơ chế:
• Ở mô mỡ: giảm ly giải triglyceride bởi lipase => giảm acid béo tự do
đến gan => giảm tổng hợp triglyceride ở gan. Niacin cũng ức chế
enzyme sinh tổng hợp triglyceride
• Ở gan: ức chế tổng hợp và ester hóa các acid béo => giảm TH
triglyceride => giảm tổng hợp VLDL => giảm LDL-c
• Tăng hoạt tính LPL => tăng ly giải triglyceride trong chylomicron, VLDL
• Giảm đào thải HDL – apo I ở gan => tăng HDL-c


×