Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống về lĩnh vực Tư pháp hộ tịch xã Hồ Thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.61 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................ ………..
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG: ..................................................................................
1.1. Hoàn cảnh ra đời ………………………………………………………...
1.2. Mô tả tình huống ………………………………………………………...
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG . ..............................................................................
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống …………………………………………..
2.2. Cơ sở lý luận …………………………………………………………….
2.3. Phân tích diễn biến tình huống ………………………………………….
2.4. Hậu quả tình huống ……………………………………………………..
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG …………………………………………………………
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống ……………………………………………….
3.2. Đề xuất giải pháp xử lý tình huống ……………………………………..
3.3. Lựa chọn giải pháp xử lý ………………………………………………..
IV. KIẾN NGHỊ
4.1. Kiến nghị với Đảng, Nhà nước …………………………………………
4.2. Kiến nghị với cơ quan chức năng ……………………………………….
V. KẾT LUẬN …………………………………………..…………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………..

Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang


LỜI NÓI ĐẦU
Khai sinh là sự kiện hộ tịch có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Đó
không chỉ là quyền cơ bản của con người khi sinh ra mà còn là căn cứ pháp lý để
xác lập mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Với ý nghĩa đó, pháp luật đã sớm
có sự điều chỉnh đối với vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế, sự phát sinh đa dạng của
các quan hệ trong xã hội đã khiến cho các hoạt động xoay quanh nội dung đăng ký
khai sinh còn nhiều vướng mắc. Thực trạng này diễn ra có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quyền, lợi ích chính đáng của công dân, bởi khai sinh được coi là sự kiện


hộ tịch gốc mà các quan hệ xã hội, các tài liệu, giấy tờ liên quan đến công dân phát
sinh sau đó đều dựa trên cơ sở những thông tin định danh của công dân đã được
ghi nhận trong quá trình đăng ký khai sinh.
Trên địa bàn Hồ Thầu, thực tiễn thực thi pháp luật về hộ tịch liên quan đến
khai sinh tại Phòng giao dịch một cửa của cán bộ Tư pháp xã cũng đã gặp phải
nhiều trường hợp vướng mắc. Trong phạm vi bài thu hoạch, em xin được đưa ra
một tình huống điển hình xảy ra trên địa bàn thị xã liên quan đến vấn đề này, nhằm
làm rõ một phần những vướng mắc trong hoạt động khai sinh. Từ đó, đưa ra những
kiến nghị để hạn chế phần nào những khó khăn trong quá trình giải quyết vấn đề
khai sinh trên thực tế.
Bài viết được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm, đường lối của Đảng trong quá
trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong bài viết
có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp
phân tích, diễn giải, Thủy luận, so sánh luật học, lôgic, hệ thống, kết hợp lý luận
với thực tiễn để đưa ra những kết luận, đánh giá nhằm giải quyết những vấn đề
được đặt ra. Em hi vọng với sự đầu tư tâm huyết, trên cơ sở những kinh nghiệm
thực tiễn và kiến thức có được sau quá trình học tập tại Nái tâm bồi dưỡng cán bộ
Học viện - Tư Pháp, bài viết sẽ đem lại những đóng góp có giá trị về mặt khoa học
cũng như thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy, cô giáo để bài viết
được thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn!

Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang


I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh ra đời:
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..
2.2. Mô tả tình huống:
- Tình huống xảy ra giữa:
Anh: Triệu Tà Nái, sinh năm 1981
Địa chỉ: Thôn Tân Minh, xã Hồ Thầu, Huyện Hoàng Su Phì, T. Hà Giang;
Và Chị: Triệu Mùi Lai, sinh năm 1986,
Địa chỉ: Thôn Tân Thành, xã Hồ Thầu, Huyện Hoàng Su Phì, T. Hà Giang.
Anh Nái và Chị Lai có đăng ký kết hôn năm 2008 trong thời gian hôn nhân 2
vợ chồng Anh Nái và Chị Lai có 2 đứa con là cháu Hà và cháu Thủy. Trong thời
gian sinh sống anh Nái nghi ngờ cháu Thủy không phải con của mình và đã đưa hai
đứa con đi xét nghiệm AND, sau khi đi khám kết quả xét nghiệm cháu Thủy không
phải con đẻ của anh Nái nên anh Nái đã làm đơn ly hôn lên Tòa án nhân dân huyện
Hoàng Su Phì và Tòa án nhân dân huyện Hoàng Su Phì đã ra Quyết định công
nhận việc thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận giữa anh Nái và chị Lai. Trong Quyết
định có nêu: “Giao cho anh Triệu Tà Nái nuôi con chung là Triệu Thanh Hà”, “Chị
Triệu Mùi Lai có một con riêng. Giao chị Lai nuôi con riêng là Triệu Thanh Thủy”.
Do cháu Triệu Thanh Thủy không phải là con của anh Triệu Tà Nái (theo kết
quả xét nghiệm ADN và Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án nhân dân
huyện Hoàng Su Phì), nên ngày 11/11/2015 anh Nái đã đến UBND xã Hồ Thầu trình
bày nguyện vọng: muốn bỏ phần thông tin của người cha trong Giấy khai sinh của
cháu Triệu Thanh Thủy và không đồng ý cho cháu Thủy mang họ Triệu.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Mục tiêu phân tích tình huống
Thứ nhất, tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với xu hướng
hội nhập đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, lối sống, đạo đức
xã hội của một bộ phận người dân và gia đình Việt Nam. Văn hóa gia đình truyền
thống đề cao “gia phong”, “gia đạo”, “gia lễ” dần bị mai một bởi phong cách sống
nhanh, sống thoáng, trọng vật chất, bỏ qua phẩm giá và nhân cách con người.
Những yếu tố đó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hôn nhân – gia đình, tha hóa
dần những quan niệm về “thủy chung tình nghĩa”, coi trọng gia đình. Ngoại tình, ly

hôn, ly thân, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai là một phần
những biểu hiện tiêu cực, hệ quả kéo theo từ những tác động đó.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và
pháp luật về hôn nhân - gia đình những năm gần đây đã được Đảng, Nhà nước ta
chú trọng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, vai trò của công tác này chưa được
Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang


nhận thức đúng mức. Công tác tuyên truyền pháp luật đôi khi là “chiếu lệ”, chưa
phát huy được sức mạnh của đoàn thể trong xã hội. Bên cạnh đó, do sự hạn chế về
mặt kinh phí hoạt động cũng đã làm cho hiệu quả của việc tuyên truyền, phổ biến
pháp luật tại cơ sở chưa thật sự tốt.
Thứ ba, hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân còn hạn chế.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (trong đó có pháp luật hôn nhân & gia
đình) chưa hiệu quả đã kéo theo việc hạn chế cơ hội tiếp cận, nắm bắt và hiểu biết
pháp luật của người dân. Tuy nhiên, hiểu biết pháp luật chưa cao còn là hệ quả của
sự thiếu chủ động, thái độ thờ ơ, bang quan của chính những người dân. Thậm chí,
dù đã hiểu quy định của pháp luật, nhưng họ vẫn “vượt rào” để đạt được ý muốn
của mình. Chế độ hôn nhân một vợ - một chồng đã được ghi nhận như một nguyên
tắc của pháp luật hôn nhân và các chính sách về hôn nhân, gia đình. Song thực tế,
tình trạng “ngoại tình”, chung sống như vợ chồng với người thứ ba không phải là
hiếm ở Việt Nam hiện nay. Điều này để lại hậu quả lớn không chỉ đối với các cặp
vợ chồng, mà sẽ lớn hơn khi con sinh ra không phải con chung của các cặp vợ
chồng đó.
Thứ tư, hệ thống văn bản pháp luật nói chung và pháp luật về hộ tịch hiện
nay còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Liên quan đến nội dung về xóa bỏ phần
thông tin của người cha trong Giấy khai sinh của con và thay đổi họ cho con do
thông tin của người cha trong Giấy khai sinh bị xóa bỏ, pháp luật hiện hành chưa
có quy định cụ thể. Điều đó đã dẫn đến những vướng mắc cho cán bộ, công chức
khi giải quyết vụ việc trên thực tế và khó có thể bảo đảm được quyền, lợi ích chính

đáng của công dân có yêu cầu.
2.2. Cơ sở lý luận:
- Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 (gọi tắt là Bộ
Luật Tố tụng dân sự 2004;
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch (gọi tắt là Nghị định 158/2005/NĐ-CP);
- Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực (gọi tắt là Nghị
định 06/2012/NĐ-CP);
- Thông tư 01/2008/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị
định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý
hộ tịch (gọi tắt là Thông tư 01/2008/TT-BTP).
2.3. Phân tích diễn biến tình huống:
Năm 2008, anh Nái và chị Lai đăng ký kết hôn tại UBND xã Hồ Thầu, Huyện
Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang. Trong thời kỳ hôn nhân, chị Lai sinh được hai người
con là Triệu Thanh Hà (sinh năm 2008) và Triệu Thanh Thủy (sinh tháng 3 năm
Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang


2013). Trên cơ sở các giấy tờ cần thiết do chị Lai xuất trình (gồm: Chứng minh nhân
dân, Sổ hộ khẩu, Giấy chứng sinh, Giấy chứng nhận kết hôn của anh Nái và chị Lai),
UBND xã Hồ Thầu đã đăng ký khai sinh cho hai cháu với thông tin về họ tên người
cha là: Triệu Tà Nái và họ tên người mẹ là: Triệu Mùi Lai.
Tuy nhiên, anh Nái nghi ngờ cháu Hà và cháu Thủy không phải là con của
anh. Bởi, theo anh Nái: do yêu cầu công việc, anh thường xuyên phải đi công tác.
Đặc biệt từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013, anh bị điều động đến làm
việc tại đơn vị mới và khoảng thời gian đó anh chưa có thời gian về nhà thăm vợ
(tức, chị Triệu Mùi Lai). Anh Nái nghi ngờ chị Lai có quan hệ “ngoại tình” trong
thời gian mình đi công tác, nên đến khoảng tháng 12 năm 2013 anh Nái đã đưa hai

con đi xét nghiệm ADN tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. Kết quả xét nghiệm
cho thấy: cháu Hà là con của anh Nái, cháu Thủy không phải là con của anh Nái.
Kết quả này làm cho cuộc hôn nhân của anh Nái và chị Lai ngày một rạn
nứt. Đến tháng 10 năm 2015, anh Nái và chị Lai đã có đơn yêu cầu Tòa án nhân
dân huyện Hoàng Su Phì công nhận thuận tình ly hôn và giải quyết thỏa thuận về
nghĩa vụ nuôi dưỡng các con. Ngày 10/11/2015, trên cơ sở đơn yêu cầu và tài liệu
có liên quan (trong đó có phiếu kết quả xét nghiệm ADN), Tòa án nhân dân huyện
Hoàng Su Phì đã ra Quyết định số 71/2015/QĐST-HN&GĐ công nhận việc thuận
tình ly hôn và sự thỏa thuận giữa anh Nái và chị Lai. Trong Quyết định có nêu:
“Giao cho anh Triệu Tà Nái nuôi con chung là Triệu Thanh Hà”, “Chị Triệu Mùi
Lai có một con riêng. Giao chị Lai nuôi con riêng là Triệu Thanh Thủy”.
Do cháu Triệu Thanh Thủy không phải là con của anh Triệu Tà Nái (theo kết
quả xét nghiệm ADN và Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án nhân dân
huyện Hoàng Su Phì), nên ngày 11/11/2015 anh Nái đã đến UBND xã Hồ Thầu trình
bày nguyện vọng: muốn bỏ phần thông tin của người cha trong Giấy khai sinh của
cháu Triệu Thanh Thủy và không đồng ý cho cháu Thủy mang họ Triệu.
Tuy nhiên, UBND xã Hồ Thầu gặp phải vướng mắc về căn cứ pháp lý khi
giải quyết nghiệp vụ hộ tịch liên quan đến việc bỏ thông tin người cha trong Giấy
khai sinh của cháu Triệu Thanh Thủy, do hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ
thể về vấn đề này. Vì thế, ngày 11/11/2015, UBND xã Hồ Thầu đã có công văn xin
ý kiến Phòng Tư pháp huyện Hoàng Su Phì về hướng giải quyết vụ việc trên để
bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của công dân.
2.4. Hậu quả của tình huống:
Tình huống xảy ra nếu không được giải quyết sẽ để lại những hậu quả
không hề nhỏ đối với những chủ thể liên quan cũng như đối với xã hội. Cụ thể:
Thứ nhất, tình huống không được giải quyết sẽ tác động, ảnh hưởng xấu
đến xã hội. Đó là việc để lại nguy cơ lây truyền những biểu hiện tiêu cực về mặt
đạo đức, ý thức pháp luật trong quan hệ hôn nhân – gia đình như vấn đề quan hệ,
chung sống như vợ chồng với người đang có quan hệ hôn nhân; có con chung với
Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang



người đang có quan hệ hôn nhân với người khác,… Đồng thời, người có hành vi
trái đạo đức (người vợ trong tình huống) cũng không có cơ hội để nhận thức được
hậu quả kéo theo sau hành vi của mình, đặc biệt đối với “số phận” của người con
sinh ra không được cha thừa nhận.
Thứ hai, việc không giải quyết tình huống sẽ dẫn đến làm suy giảm pháp
chế xã hội chủ nghĩa. Có thể thấy, pháp luật là công cụ chủ yếu giúp Nhà nước
điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm hướng các quan hệ đó theo một trật tự nhất
định, đảm bảo hài hòa lợi ích chung của các chủ thể trong xã hội. Mọi chủ thể có
trách nhiệm, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Do đó, nếu có những vụ việc phát sinh
yêu cầu sự can thiệp của pháp luật (như vụ việc trong tình huống) mà pháp luật
không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để điều chỉnh, giải quyết
thì vai trò của pháp luật trong con mắt người dân sẽ bị suy giảm. Điều này sẽ dẫn
đến việc người dân không còn tôn trọng, tuân thủ pháp luật nữa. Đặc biệt, những
hành vi trái pháp luật không kịp thời được ngăn chặn, răn đe cũng sẽ làm giảm
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, tình huống không được giải quyết sẽ không bảo đảm quyền, lợi ích
chính đáng của các chủ thể có liên quan. Cụ thể, về phía anh Nái và cháu Thủy,
việc giải quyết tình huống sẽ đảm bảo cho họ những quyền, lợi ích chính đáng: về
mặt tinh thần, đó là được công nhận mối quan hệ thực tế không phải là cha – con,
đặc biệt, cháu Thủy từ đó cũng sẽ có cơ hội để tìm lại được người cha thật sự của
mình; về mặt vật chất, đó là việc xác lập các quan hệ liên quan đến thừa kế, nghĩa
vụ cấp dưỡng sau này (cụ thể, nếu được pháp luật thừa nhận không có quan hệ cha
– con thì giữa anh Nái và cháu Thủy sẽ không phát sinh các quan hệ trên).
Thứ tư, tình huống không được giải quyết sẽ làm giảm uy tín của cơ quan
nhà nước. Cơ quan nhà nước là chủ thể được Nhà nước trao quyền để giúp Nhà
nước thực hiện chức năng quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội trong phạm vi
nhất định. Vì thế, nếu người dân có yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề
thuộc phạm vi thẩm quyền của cơ quan đó, mà cơ quan nhà nước không giải quyết

thì đương nhiên cơ quan nhà nước đó chưa làm hết trách nhiệm của mình. Điều
này sẽ làm giảm sút uy tín của cơ quan nhà nước trong con mắt của người dân.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống:
Trên cơ sở xác định những nguyên nhân và hậu quả của tình huống, có thể
thấy, việc giải quyết tình huống là yêu cầu tất yếu. Mục tiêu của việc xử lý tình
huống đó là:
Thứ nhất, nhằm giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra, cụ thể là tìm ra
giải pháp hợp lý hướng dẫn UBND xã Hồ Thầu để tư vấn cho anh Nái. Từ đó, giúp
anh Nái thực hiện được yêu cầu, nguyện vọng của mình về việc xóa phần thông tin
Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang


người cha trong Giấy khai sinh của cháu Thủy, đồng thời thay đổi họ của cháu
Thủy (không cho cháu mang họ của anh).
Thứ hai, giúp bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của chủ thể có liên quan.
Trên cơ sở giải quyết vấn đề do tình huống đặt ra, quyền, lợi ích chính đáng về mặt
tinh thần của các bên chủ thể sẽ được đảm bảo (anh Nái và cháu Thủy sẽ được
công nhận mối quan hệ thực tế không phải là cha – con; đồng thời, cháu Thủy sẽ
có cơ hội để tìm lại được người cha thật sự của mình). Về mặt vật chất, quyền, lợi
ích chính đáng liên quan đến việc xác lập các quan hệ thừa kế, nghĩa vụ cấp dưỡng
sau này sẽ được đảm bảo (cụ thể, nếu được pháp luật thừa nhận không có quan hệ
cha – con thì giữa anh Nái và cháu Thủy sẽ không phát sinh hai quan hệ trên).
Thứ ba, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Việc giải quyết tình huống sẽ
góp phần thể hiện được vai trò của pháp luật, răn đe và giáo dục kịp thời đối với những
hành vi không tuân thủ pháp luật. Quá trình giải quyết tình huống giúp các chủ thể nhận
thức được hậu quả pháp lý có thể xảy ra, từ đó tôn trọng và tuân thủ pháp luật.
Thứ tư, bảo đảm việc giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế, lợi
ích xã hội. Giải pháp xử lý tình huống phải đáp ứng yêu cầu đúng pháp luật; bảo vệ
được tối đa quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể có liên quan và ít tốn kém về

thời gian, chi phí, thuận tiện cho người dân.
3.2. Đề xuất giải pháp xử lý tình huống:
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về việc xóa thông tin của cha (hoặc
mẹ) trong Giấy khai sinh của con. Do đó, trên cơ sở những căn cứ pháp lý đã liệt
kê ở trên, có thể đưa ra hai phương án giải quyết tình huống như sau:
* Phương án 1:
Trong Quyết định số 71/2015/QĐST-HN&GĐ ngày 10/11/2015 của Tòa án
nhân dân thị xã Sơn Tây về việc công nhận thuận tình ly hôn giữa anh Triệu Tà Nái
và chị Triệu Mùi Lai đã ghi nhận nội dung: “Chị Triệu Mùi Lai có một con riêng.
Giao chị Lai nuôi con riêng là Triệu Thanh Thủy”. Như vậy, Quyết định trên của
Tòa án đã gián tiếp xác định việc cháu Thủy là không phải là con của anh Nái. Vì
vậy, với đề nghị của anh Nái, UBND xã Hồ Thầu có thể coi Quyết định này là một
căn cứ để giải quyết vụ việc hộ tịch của cháu Thủy. Theo đó, UBND xã Hồ Thầu
lập tờ trình đề nghị UBND huyện thu hồi, hủy bỏ Giấy khai sinh đã cấp cho Triệu
Thanh Thủy theo thẩm quyền quy định tại điểm k khoản 1 Điều 78 Nghị định
158/2005/NĐCP. UBND huyện sẽ xác minh, xem xét và ra quyết định thu hồi, hủy
bỏ Giấy khai sinh theo quy định pháp luật. Trên cơ sở quyết định thu hồi và hủy bỏ
Giấy khai sinh của UBND huyện, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch xã phải thực hiện việc
xóa thông tin đăng ký khai sinh của cháu Triệu Thanh Thủy trong sổ đăng ký khai
sinh trước đây (Sổ đăng ký khai sinh năm 2013). Mặt khác, do sổ đăng ký khai
sinh của năm 2013 đã chuyển lưu 01 quyển tại UBND huyện, nên UBND xã Hồ
Thầu phải có văn bản thông báo cho Phòng Tư pháp huyện về việc xóa thông tin
Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang


đăng ký khai sinh đối với trường hợp của cháu Triệu Thanh Thủy để Phòng Tư
pháp xóa bỏ thông tin tương ứng trong sổ đăng ký khai sinh, làm cơ sở quản lý hộ
tịch sau này. Sau khi cơ quan có thẩm quyền xóa thông tin đăng ký khai sinh của
cháu Thủy, anh Nái hoặc chị Lai (hoặc bố/mẹ của chị Lai) phải đến UBND xã Hồ
Thầu thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn cho cháu Thủy theo quy định tại

Điều 45 Nghị định 158/2005/NĐ-CP. Trong đó, phần họ của cháu Thủy sẽ được
đăng ký theo họ của mẹ; phần thông tin về người cha được bỏ trống, nếu có người
nhận là cha của cháu Thủy thì giải quyết việc nhận con như đối với trường hợp con
ngoài giá thú có người nhận con (Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP).
- Ưu điểm: Bên cạnh việc đáp ứng các mục tiêu giải quyết tình huống đã
nêu, phương án này có ưu điểm đó là tạo sự thuận lợi, nhanh chóng, bảo đảm kịp
thời quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể có liên quan trong tình huống. Cụ
thể, anh Nái không cần phải thực hiện nhiều thủ tục pháp lý. Bởi thủ tục xem xét,
quyết định thu hồi và hủy bỏ Giấy khai sinh là thủ tục giữa các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ở huyện và ở xã Hồ Thầu. Anh Nái chỉ cần thể hiện yêu cầu của
mình, nộp các giấy tờ làm căn cứ cho yêu cầu đó (gồm: bản chính Giấy khai sinh
của cháu Triệu Thanh Thủy; bản sao hoặc bản photo có đối chiếu Quyết định công
nhận thuận tình ly hôn số 71/2015/QĐST-HN&GĐ ngày 10/11/2015 của Tòa án
nhân dân huyện Hoàng Su Phì, cùng các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh quan
hệ giữa anh và cháu Thủy không phải là cha, con) và phối hợp với các cơ quan nhà
nước trong quá trình xác minh sự thật vụ việc.
Ngoài ra, sau khi có quyết định thu hồi và hủy bỏ Giấy khai sinh, việc đăng ký
lại khai sinh cho cháu Thủy cũng yêu cầu thủ tục hết sức đơn giản, tương tự như trường
hợp khai sinh thông thường cho con ngoài giá thú, nếu có người nhận con thì sẽ kết hợp
giải quyết việc nhận con. Điều này cũng sẽ giúp cháu Thủy có cơ hội được biết rõ
nguồn gốc của mình và “tìm lại” được người cha đích thực của cháu.
- Hạn chế: Bên cạnh ưu điểm trên, phương án này còn một số hạn chế: Một là,
áp dụng giải pháp thu hồi, hủy bỏ Giấy khai sinh trong trường hợp này chưa phản ánh
đúng bản chất vấn đề của vụ việc. Cụ thể, việc thực hiện thủ tục thu hồi, hủy bỏ Giấy
khai sinh tức là đã mặc nhiên coi việc đăng ký khai sinh trước đây của UBND Hồ
Thầu đối với cháu Triệu Thanh Thủy là trái pháp luật. Bởi, theo quy định tại điểm k
khoản 1 Điều 78 Nghị định 158/2005/NĐ-CP và tiểu mục 4 mục I Thông tư
01/2008/TT-BTP, UBND huyện chỉ có thẩm quyền quyết định việc thu hồi, hủy bỏ
những giấy tờ hộ tịch do UBND cấp xã cấp trái với quy định tại Nghị định này (trừ
việc đăng ký kết hôn vi phạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn

nhân và gia đình). Tuy nhiên, thực tế, UBND xã không hề có sai sót hay sự trái pháp
luật nào trong quá trình đăng ký khai sinh cho cháu Thủy. Việc có thông tin người
cha: Triệu Tà Nái trong Giấy khai sinh của cháu Triệu Thanh Thủy là dựa trên Giấy
chứng nhận kết hôn hợp pháp giữa anh Nái và chị Lai (trước thời điểm ly hôn) do chị
Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang


Lai xuất trình khi đi đăng ký cho cháu Thủy. Vì thế, biện pháp này chưa phản ánh
đúng bản chất của vụ việc, và chưa phù hợp với nội hàm quy định của pháp luật về
thu hồi, hủy bỏ các giấy tờ hộ tịch (trong đó có Giấy khai sinh).
Hai là, thủ tục thu hồi, hủy giấy tờ hộ tịch mặc dù không đặt ra những yêu
cầu phức tạp về thủ tục pháp lý đối với người dân, nhưng lại khá phức tạp và đòi
hỏi không ít thời gian đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan
như: xác minh, lập biên bản, xây dựng dự thảo và ban hành quyết định thu hồi, hủy
bỏ Giấy khai sinh. Thậm chí, việc giải quyết tình huống theo phương án này có thể
làm giảm uy tín của cơ quan nhà nước nói chung và UBND xã Hồ Thầu nói riêng,
do thủ tục thu hồi, hủy giấy tờ hộ tịch chỉ được áp dụng khi việc cấp giấy tờ hộ tịch
trước đó là trái quy định pháp luật.
Ba là, chưa giúp Tòa án có cơ hội để nhận thức và điều chỉnh lại tính không
đúng đắn trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004, Toà án chỉ thụ lý giải
quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải
quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó (khoản 1 Điều 5 Bộ Luật Tố
tụng dân sự 2004). Trong tình huống, theo đơn yêu cầu ly hôn gửi đến Tòa án vào
tháng 10 năm 2015, anh Nái và chị Lai chỉ có yêu cầu Tòa án về việc công nhận
thuận tình ly hôn giữa anh, chị và xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng hai con mà không
có yêu cầu xác định mối quan hệ cha - con giữa anh Nái và cháu Thủy. Tuy nhiên,
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn số 71/2015/QĐST-HN&GĐ ngày
10/11/2015 của Tòa án lại xác định luôn “chị Triệu Mùi Lai có một con riêng” và
“giao chị Lai nuôi con riêng là Triệu Thanh Thủy”. Như vậy, phạm vi giải quyết

của Tòa án đã vượt ra khỏi yêu cầu của đương sự. Tòa án đã nhập hai vụ việc dân
sự (gồm: việc công nhận thuận tình ly hôn giữa anh Nái và chị Lai; việc xác định
mối quan hệ cha – con giữa anh Nái và cháu Thủy) để giải quyết.
Tuy nhiên, cần thấy rằng, hiện pháp luật mới quy định cho phép việc nhập,
tách giải quyết các vụ án dân sự (tức là, các tranh chấp dân sự) (Điều 38 Bộ Luật tố
tụng dân sự 2004), mà chưa quy định về việc nhập, tách giải quyết các việc dân sự
(tức là, các yêu cầu dân sự). Do đó, Tòa án không thể tùy tiện giải quyết việc xác
định cha – con trong quá trình công nhận yêu cầu thuận tình ly hôn đối với trường
hợp của anh Nái và chị Lai (trừ khi các bên đương sự đồng ý và thể hiện rõ trong
đơn yêu cầu). Nói cách khác, Quyết định số 71/2015/QĐSTHN&GĐ ngày
10/11/2015 của Tòa án nhân dân huyện Hoàng Su Phì đối với phần nội dung xác
định cha – con giữa anh Nái và cháu Thủy là chưa đúng pháp luật.
* Phương án 2:
Về nguyên tắc, việc hộ tịch của anh Nái chỉ được giải quyết trên cơ sở căn
cứ hợp pháp chứng minh anh và cháu Thủy không phải là cha con. Mặt khác, do
Quyết định số 71/2015/QĐST-HN&GĐ của Tòa án nhân dân huyện Hoàng Su Phì
Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang


ghi nhận phần nội dung liên quan đến xác định mối quan hệ cha, mẹ - con chưa
đúng pháp luật (như đã trình bày ở trên), vì thế anh Nái sẽ phải thực hiện 02 thủ
tục tố tụng trước khi giải quyết yêu cầu hộ tịch của mình. Cụ thể: Trong thời hạn
kháng cáo quy định tại Điều 317 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004, anh Nái phải làm
đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đối với phần nội dung về xác
định mối quan hệ cha, mẹ – con trong Quyết định số 71/2015/QĐST-HN&GĐ
ngày 10/11/2015 của Tòa án nhân dân huyện Hoàng Su Phì (Điều 316 Bộ Luật tố
tụng dân sự 2004).
Sau khi có bản án phúc thẩm có hiệu lực tuyên bố Quyết định số
71/2015/QĐST-HN&GĐ ngày 10/11/2015 của Tòa án nhân dân huyện Hoàng Su
Phì vô hiệu một phần đối với nội dung xác định mối quan hệ cha, mẹ – con, anh

Nái phải tiếp tục làm đơn lên Tòa án nhân dân huyện Hoàng Su Phì giải quyết yêu
cầu xác định mối quan hệ cha – con giữa anh và cháu Thủy (điểm a khoản 1 Điều
33 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004). Quyết định có hiệu lực của Tòa án về việc không
công nhận quan hệ cha - con giữa anh Nái và cháu Thủy là căn cứ để tiếp tục thực
hiện thủ tục về hộ tịch.
Trên cơ sở quyết định của Tòa án về việc không nhận quan hệ cha – con
giữa anh Nái và cháu Thủy, UBND xã Hồ Thầu thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch
các thay đổi hộ tịch về mối quan hệ cha – con giữa anh Nái và cháu Thủy theo
(khoản 1 Điều 41 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP). Cách ghi vào sổ hộ tịch nội
dung thay đổi này được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị
định số 158/2005/NĐ-CP, cụ thể: Việc xác định cha, mẹ, con được ghi vào Sổ đăng
ký khai sinh trước đây của cháu Triệu Thanh Thủy.
Trong quá trình ghi các thay đổi hộ tịch liên quan đến thông tin người cha
trong nội dung đăng ký khai sinh trước đây, UBND xã Hồ Thầu thực hiện kết hợp
ghi vào Sổ đăng ký khai sinh trước đây việc thay đổi họ của cháu Thủy (từ đang
mang họ cha sang mang họ của mẹ).
Do Sổ đăng ký khai sinh năm 2013 đã chuyển lưu 01 quyển tại UBND
huyện, nên sau khi thực hiện việc ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch trên, UBND xã có
trách nhiệm gửi thông báo cho UBND huyện để ghi tiếp những nội dung thay đổi
đó vào Sổ đăng ký khai sinh lưu tại UBND xã (khoản 3 Điều 42 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP). Trong trường hợp công dân yêu cầu cấp lại bản chính Giấy
khai sinh thì việc cấp lại Giấy khai sinh được thực hiện tại UBND xã theo trình tự,
thủ tục pháp luật quy định (Khoản 2 Điều 62, Điều 63 Nghị định 158/2005/NĐCP). Nội dung trong bản chính Giấy khai sinh cấp lại sẽ ghi theo những nội dung
thay đổi đã được ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh.
- Ưu điểm: Phương án này đã đáp ứng được các mục tiêu đặt ra khi giải
quyết tình huống. Bên cạnh đó, phương án cũng có những ưu điểm riêng. Cụ thể:
Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang


Một là, thủ tục hộ tịch trong phương án này phù hợp với bản chất của vụ

việc và rất đơn giản, nhanh chóng. Có thể thấy, quá trình đăng ký khai sinh của
cháu Thủy trước đây là hợp pháp và cũng không có bất cứ sai sót nào về mặt thông
tin. Sau khi đăng ký khai sinh một thời gian, anh Nái phát hiện cháu Thủy không
phải con của mình nên mới có yêu cầu và được Tòa ra quyết định không công nhận
quan hệ cha – con giữa anh và cháu Thủy. Nói cách khác, sự việc xác định quan hệ
cha – con phát sinh sau khi đã đăng ký khai sinh cho cháu Thủy. Do đó, để bỏ
thông tin người cha trong Giấy khai sinh của cháu Thủy chỉ cần thực hiện thủ tục
ghi những nội dung hộ tịch thay đổi liên quan đến thông tin về người cha vào sổ
đăng ký khai sinh trước đây theo quy định tại khoản 1 Điều 41, điểm a khoản 1
Điều 42 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Về họ của cháu Thủy, do thông tin về
phần người cha không còn, nên họ của cháu Thủy cũng phải được thay đổi theo họ
của mẹ. Nói cách khác, thay đổi về họ của cháu Thủy cũng là sự việc phát sinh kéo
theo từ việc thay đổi thông tin người cha.Vì thế, UBND xã có thể kết hợp để ghi
đồng thời hai nội dung thay đổi này vào sổ khai sinh trước đây của cháu Thủy.
Thủ tục ghi vào Sổ đăng ký khai sinh những nội dung hộ tịch thay đổi trên
và cấp lại Giấy khai sinh được tiến hành trong thời gian ngắn từ 01 đến 02 ngày
(khoản 2 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP) sẽ góp phần bảo đảm kịp thời, nhanh
chóng quyền, lợi ích chính đáng cho công dân.
Hai là, phương án này sẽ góp phần giúp Tòa án nhận thức và điều chỉnh lại
quyết định chưa đúng đắn khi giải quyết vụ việc dân sự, bằng quá trình giải quyết
và ban hành bản án phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang sẽ kịp thời phát
hiện và điều chỉnh những nội dung trái pháp luật trong Quyết định số
71/2015/QĐST-HN&GĐ của Tòa án nhân dân huyện Hoàng Su Phì. Qua đó, Tòa
án nhân dân huyện Hoàng Su Phì sẽ hạn chế được những sai lầm tương tự trong
việc giải quyết các vụ việc dân sự sau này.
- Hạn chế: Phương án này yêu cầu khá nhiều thời gian và tiền bạc của công
dân và đòi hỏi phải thực hiện quy trình tố tụng khá phức tạp (gồm 02 thủ tục: thủ
tục kháng cáo đối với phần nội dung liên quan đến việc xác định cha, mẹ - con
trong Quyết định số 71/2015/QĐST-HN&GĐ của Tòa án nhân dân huyện Hoàng
Su Phì; thủ tục yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Hoàng Su Phì xác định mối quan

hệ cha – con giữa anh Nái và cháu Thủy). Tổng thời gian giải quyết 02 thủ tục tố
tụng trên có thể kéo dài đến 06 tháng (Điều 258 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004).
3.3. Lựa chọn giải pháp xử lý:
Trên cơ sở phân tích hai phương án trên, em quyết định lựa chọn phương án
2 bởi những lý do sau:
Thứ nhất, phương án này đã đáp ứng được đầy đủ các mục tiêu đặt ra khi
giải quyết tình huống. Đặc biệt, đảm bảo tối đa sự thuận tiện nhất cho công dân (về
thời gian, chi phí) trong việc tiếp cận và giải quyết các thủ tục hành chính về hộ
Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang


tịch, đảm bảo giải quyết nhanh chóng, triệt để, phù hợp với bản chất vụ việc và
đúng pháp luật.
Thứ hai, phương án này hạn chế được hầu hết những nhược điểm của hai
phương án trước đó. Điển hình như:
Phương án 2 đưa ra cách giải quyết hiệu quả, phản ánh đúng bản chất vấn đề
của vụ việc thay vì áp dụng giải pháp thu hồi, hủy bỏ Giấy khai sinh như phương
án 1. Bởi, thủ tục thu hồi, hủy bỏ Giấy khai sinh (phương án 1) chỉ được áp dụng
khi việc cấp giấy tờ hộ tịch đó là trái quy định pháp luật;. Ngược lại, thực tế việc
đăng ký và cấp Giấy khai sinh đối với trường hợp của cháu Thủy tại UBND xã Hồ
Thầu là đúng pháp luật và không có sai sót trong quá trình đăng ký.
Thủ tục hành chính giải quyết yêu cầu hộ tịch theo phương án 2 rất đơn giản,
nhanh chóng đối với cả công dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong khi,
phương án 1 đặt ra yêu cầu khá phức tạp về thủ tục pháp lý và đòi hỏi không ít thời
gian đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan như: xác minh, lập
biên bản, xây dựng dự thảo và ban hành quyết định thu hồi, hủy bỏ Giấy khai sinh.
Ngược lại, ở phương án 2, thủ tục ghi vào sổ khai sinh thay đổi liên quan đến phần
thông tin người cha và thay đổi họ tên và thủ tục cấp lại Giấy khai sinh kéo dài
nhiều nhất 02 ngày, thủ tục yêu cầu đơn giản đối với cả công dân và cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Việc giải quyết tình huống theo phương án 2 không làm ảnh

hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước nói chung và UBND xã Hồ Thầu nói riêng
như phương án 1. Phương án 2 đưa ra cách thức để giúp Tòa án có cơ hội để nhận
thức và điều chỉnh lại tính không đúng đắn trong quá trình giải quyết vụ việc dân
sự thông qua thủ tục kháng cáo. Điều này khắc phục hạn chế của phương án 1.
IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Có thể thấy, những tình huống phức tạp liên quan đến vấn đề khai sinh như
trong vụ việc trên không hiếm gặp trên thực tế. Đối mặt với những trường hợp như
vậy, điều quan trọng là chủ thể có thẩm quyền giải quyết phải phân tích được
nguyên nhân, hậu quả của tình huống để xác định mục tiêu rõ ràng trước khi đi vào
giải quyết vấn đề. Trên cơ sở các quy định của pháp luật và đối chiếu với tình
huống, chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải xây dựng, phân tích và lựa
chọn được phương án giải quyết vừa đúng pháp luật, vừa giải quyết thỏa đáng yêu
cầu, bảo đảm quyền, lợi ích đáng của công dân; sau đó lập kế hoạch chi tiết để tổ
chức thực hiện phương án đã lựa chọn. Những thao tác này có ý nghĩa quan trọng
tạo nên hiệu quả trong quá trình giải quyết tình huống.
Tuy nhiên, cần thấy rằng, bên cạnh việc chủ động tìm phương án giải quyết,
để giảm thiểu tình trạng tiếp tục có những vướng mắc trong quá trình giải quyết
các vụ việc tương tự, thì một trong những vấn đề không kém quan trọng của nhà
quản lý đó là có những biện pháp để hạn chế nguyên nhân dẫn đến tình huống đó.
Từ thực tiễn nghiên cứu, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị:
Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang


Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đảm bảo tính
khả thi và có tính dự báo. Trong thời gian tới cần phải nhanh chóng ban hành Nghị
định, Thông tư hướng dẫn trong đó ghi nhận cụ thể những nội dung điều chỉnh đối
với vấn đề này. Điều này sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời bảo đảm quyền,
lợi ích chính đáng của công dân; đồng thời, giúp các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có cơ sở để áp dụng thống nhất, giải quyết nhanh chóng vụ việc. Bên cạnh
đó, về pháp luật tố tụng dân sự, cũng cần có quy định rõ ràng: cho phép Tòa án

được nhập, tách các việc dân sự để giải quyết nếu Tòa án xét thấy việc nhập, tách
các việc dân sự là hợp lý, thuận tiện cho đương sự, không trái quy định pháp luật
và được các đương sự đồng ý. Điều này sẽ góp phần giúp cho đương sự tránh phải
thực hiện nhiều thủ tục tố tụng tại tòa án để giải quyết các yêu cầu dân sự của mình
mặc dù các việc dân sự đó có liên quan đến nhau.
Thứ hai, thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật:
Một là, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch và hôn nhân – gia đình
đến rộng rãi quần chúng nhân dân. Đây là cơ sở để nâng cao nhận thức của người
dân, giúp họ nắm bắt được những quyền, nghĩa vụ của mình và tránh được những
sai phạm không đáng có. Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của
người dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Hai là, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và có đánh giá đối với đội
ngũ cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch. Đội ngũ cán bộ, công chức là những
người trực tiếp giải quyết các vụ việc hộ tịch của công dân. Vì thế, hiệu quả giải
quyết đến đâu phụ thuộc một phần vào yếu tố chủ quan liên quan đến các chủ thể
này. Đội ngũ cán bộ, công chức cần được thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo để
nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Bên cạnh đó, phải có đánh giá để kịp thời
nắm bắt tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt liên quan đến vấn đề đạo đức
công vụ và phòng, chống tham nhũng.
Ba là, phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của các đoàn, thể. Các
đoàn, thể là những tổ chức gắn bó trực tiếp với đời sống của nhân dân, vì thế họ có
cơ hội nắm bắt được những tâm tư, vướng mắc của người dân và thực tiễn tác động
của pháp luật để kịp thời có những phản hồi, góp ý, đặc biệt đối với quá trình xây
dựng, hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay vai trò của các đoàn, thể còn mờ
nhạt. Do đó, cần phải có cơ chế để phát huy nguồn lực xã hội này như một kênh
trung gian nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.

Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Bồi dưỡng ngạch chuyên viên 2014.
2. Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
4. Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký
và quản lý hộ tịch.
5. Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
6. Thông tư 01/2008/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số quy định của
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch.

Học viên: Triệu Tiến Tình – Cán bộ Tư pháp xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang



×