Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Đề xuất mô hình đánh giá rủi ro cho các dự án cải tạo hệ thống thoát nước chống ngập khu vực tp HCM ứng dụng logic mờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐINH THỊ YẾN NGA

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO CÁC DỰ ÁN
CẢI TẠO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHỐNG NGẬP KHU
VỰC TP.HCM ỨNG DỤNG LOGIC MỜ
Chuyên ngành : Quản Lý Xây Dựng
Mã số

: 60 58 03 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2019


CÔNG TRÌNH ĐUỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRUỜNG ĐẠI HỌC

BÁCH KHOA-ĐHQG-TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HOÀI LONG

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. CHU VIỆT CƯỜNG

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày 06


Tháng 07 năm 2019
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm :
1. PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
2. TS. CHU VIỆT CUỜNG
3. TS. ĐỖ TIẾN SỸ
4. TS. NGUYỄN ANH THU
5. TS. PHẠM VŨ HỒNG SƠN
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

TP.HCM, Tháng 7/2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : ĐINH THỊ YẾN NGA

MSHV: 1570102

Ngày tháng năm sinh : 30/09/1989


Nơi sinh : TP.HCM

Chuyên ngành : Quản lý xây dựng

Mã số : 60 58 03 02

I.

TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÈ XUẤT MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO CÁC DỰ ÁN CẢI TẠO HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC CHỐNG NGẬP KHU VỰC TP.HCM ỨNG DỤNG LOGIC
MỜ.
(TÊN TIẾNG ANH : A PROPOSAL FOR MODEL OF RISK ASSESSMENT IN
WATER SEWERAGE REHABILITATION AND FLOOD RESISTANCE IN HO
CHI MINH CITY BY APPLYING FUZZY LOGIC METHOD)
II.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
- Đưa ra nhân tố rủi ro của dự án theo quan điểm của nhà thầu thi công;
- Đề xuất một mô hình hỗ trợ đánh giá rủi ro cho dự án đối với nhà thầu thi công
bằng phương pháp Logic mờ

III.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 02/02/2019

IV.


NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 10/06/2019

V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Lề Hoài Long
Tp .HCM, ngày... .tháng.... năm 2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. LÊ HOÀI LONG
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

TS. ĐÕ TIẾN SỸ


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi muốn gửi lời cám ơn đến thầy Lê Hoài Long, thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo,
động viên tôi vượt qua các thử thách, khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu, giúp tôi
có thể hoàn thành luận văn này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cám ơn đến toàn bộ các thầy cô trong Bộ môn Thi công và Quản lý
Xây dựng - Khoa Kỹ thuật Xây dựng đã dạy dỗ và cung cấp kiến thức cho tôi trong suốt quá
trình học tập.
Xin chân thành cám ơn các anh chị đồng nghiệp của tôi, đã hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình
học tập cũng như chia sẻ các bài học kinh nghiệm thực tế để giúp đỡ tôi rất nhiều trong luận
văn này.
Cuối cùng, xin dành lời cám ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh tôi, giúp đỡ, yêu thương,
lo lắng cho tổi rất nhiều.
Xin chân thành cám ơn!
Tp. HCM , ngày 10 tháng 06 năm 2019

ĐINH THỊ YẾN NGA


TÓM TẮT.
Trong những năm gần đây, chống ngập luôn là một trong những vấn đề trọng điểm, cần phải
giải quyết của Thành phố Hồ Chí Minh. Các dự án cải tạo hệ thống thoát nước chống ngập
luôn thu hút được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và người dân. Tuy nhiên, do mặt bằng
thi công trong khu vực đô thị nên khi thi công những dự án thoát nước chống ngập, nhà thầu
luôn phải đối diện với những rủi ro tiềm ẩn khác ngoài những rủi ro thường gặp như trong
những dự án khác. Bằng việc nhận diện và đánh giá rủi ro ngay từ trước khi triển khai thi
công, nhà thầu có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro sẽ gặp phải nhằm nâng cao hiệu quả lợi
nhuận cũng như uy tín, hình ảnh cho các nhà thầu khi triển khai thực hiện những loại hình
dự án như vậy. Vì vậy, trong luận văn, các nhân tố rủi ro tác động tiêu cực đến dự án cải tạo
hệ thống thoát nước được tổng quan và qua các lần phỏng vấn các ý kiến của chuyên gia có
kinh nghiệm về dự án rút ra được 25 nhân tố rủi ro cần được quan tâm. Dựa trên các nhân tố
rủi ro này, một mô hình đánh giá rủi ro sử dụng ý kiến các chuyên gia được xây dựng để
đánh giá kết quả tác động của các nhân tố rủi ro lên dự án, cụ thể là mục tiêu chi phí và mục
tiêu tiến độ. Mô hình dựa trên lý thuyết mờ và các suy luận mờ để giải quyết các vấn đề
đánh giá rủi ro trong các tình huống còn nhiều mơ hồ, thiếu thông tin và các đánh giá của
chuyên gia mang tính chủ quan. Bằng công cụ này, các nhà quản lý có thể nhận diện được
từng nhân tố rủi ro đang có mức độ ảnh hưởng, tác động như thế nào đến dự án nhằm thực
hiện các chiến lược đối phó cho thích hợp.
ABSTRACT
In recent years, flood resistance has been one of the key issues that need to be addressed in
Ho Chi Minh City. The water sewerage rehabilitation projects always get the attention of
Leaders and residents. However, due construction site is located in urban area, when start
executing, contractors always face potential risks beside common risks happened in other
projects. By identifying and assessing risks right from the start of construction, contractors
can eliminate or mitigate risks that will be encountered in order to improve profit as well as
reputation and image of the contractor when participate in this kind of projects. Therefore,

in this thesis, the risk factors adversely affecting the water sewerage rehabilitation project
are reviewed and interviewed by experts having experience about this type of project.
Twenty-five risk factors are considered. Based on these risk factors, a risk assessment model
using expert judgement was developed to assess the impact of risk factors on project
objectives, especially costs and progress. The model is based on fuzzy theory and fuzzy
rule-based inference to solve the problems of risk assessment in situations that are much
more vague, lack of information and subjective assessments of expert. With this model,
managers can identify how every risk factor is affecting the project in order to make
appropriate response strategy.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này do tôi thực hiện
Các số liệu nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này được thực hiện hoàn
toàn trung thực và nghiêm túc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu và các kết quả trong luận văn của tôi.
TP. HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2019
Học viên thực hiện
Đinh Thị Yến Nga


LUẬN VĂN THẠC SỸ

MỤC LỤC
CHƯƠNG 4: XÂY DựNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO...............................................29
4.1

GIỚI THIỆU CHƯƠNG.............................................................................................29

4.2


XÁC ĐỊNH NHÂN TỐ RỦI RO................................................................................30

4.2.1
4.3

Thống kê mô tả về chuyên gia.............................................................................32

XÂY DỤNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO.........................................................38

4.3.1

Xây dựng và mô tả thang đo................................................................................39

4.3.2

Xác định hàm thành viên cho các biến đầu vào và đầu ra của mô hình...............45

4.3.3

Xây dựng quy luật fuzzy......................................................................................46

4.3.4

Áp dụng mô hình suy luận Fuzzy Mamdani để tính toán....................................51

4.4

KẾT LUẬN.................................................................................................................53


CHƯƠNG 5: THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH VÀO Dự ÁN THựC TẾ...................................55
5.1

GIỚI THIỆU CHƯƠNG.............................................................................................55

5.2......................................................................................................................................... GI
ỚI THIỆU DỤ ÁN THỬ NGHIỆM.........................................................................................55
5.3

CÁC THỨC THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH...................................................................55

5.4

KẾT QUẢ THỬ NGHỆM MÔ HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA........55

5.4.1

Ket quả của chuyên gia 1: Trưởng bộ phận thanh quyết toán và hợp đồng.........55

5.4.2

Kết quả của chuyên gia 2: Chỉ huy phó...............................................................58

5.4.3

Ket quả của chuyên gia 3: Chỉ huy trưởng...........................................................59

5.5......................................................................................................................................... HI
ỆU CHỈNH MÔ HÌNH............................................................................................................60
5.6


KẾT LUẬN................................................................................................................66

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................67
6.1

KẾT LUẬN.................................................................................................................67

6.2

KIẾN NGHỊ................................................................................................................69

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................70
CÁC PHỤ LỤC...........................................................................................................................72
PHỤ LỤC 1- BẢNG PHỎNG VẤN Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN GIA ĐÃ CÓ KINH

HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang


LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGHIỆM THỰC HIỆN Dự ÁN CẢI TẠO HTTN - GIAI ĐOẠN 1- CÁC NHÂN TỐ
RỦIi RO CHO DỤ ẤN THOÁT NUỚC CHỐNG NGẬP KHU vực TP.HCM........................72
PHỤ LỤC 2- THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHUYÊN GIA CHUYÊN GIA......................75
PHỤ LỤC 3- KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA GIAI ĐOẠN 1...................76
PHỤ LỤC 4- BẢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA GIAI ĐOẠN 2 - XÂY DỤNG CÁC
QUY LUẬT IF-THEN............................................................................................:.............79
PHỤ LỤC 5- THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHUYÊN GIA CHUYÊN GIA......................82

PHỤ LỤC 6 : KẾT QUẢ CÁC QUY LUẬT IF-THEN........................................................84
PHỤ LỤC 7 : BẢNG ĐÁNH GIÁ DIÊM RỦI RO CHO Dự ÁN THỬ NGHIỆM...........94
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỬ NGHIỆM......................................................98
Bảng 8-1- Kết quả đánh giá của chuyên gia 1: Trưởng bộ phận thanh quyết toán và hợp
đồng.................................................................................................................................98
Bảng 8- 2 : Kết quả đánh giá của chuyên gia 2: Chỉ huy phó.........................................105
Bảng 8- 3: Kết quả đánh giá của chuyên gia 3: Chỉ huy trưởng.....................................111
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG.....................................................................................................115

HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4-1- Danh sách nhân tố rủi ro cần được xem xét............................................................32
Bảng 4-2- Danh sách những nhân tố cần loại bỏ......................................................................34
Bảng 4-3- Danh sách những nhân tố rủi ro...............................................................................38
Bảng 4-4- Thang đo cho Khả năng xảy ra (L)..........................................................................39
Bảng 4-5- Thang đo mức độ nghiêm trọng của nhân tố rủi ro (S)...........................................44
Bảng 4-6- Thang đo Kết quả tác động lên dự án (C )...............................................................45
Bảng kết quả quy luật IF-THEN
Bảng A 1. Hồ sơ thiết kế kém chất lượngg...............................................................................84
Bảng A 2. Thiết kế không tương ứng với điều kiện ngoài thực tế công trường.......................84
Bảng A 3.Thiết kế không thống nhất tiêu chuẩn, quy định, nghị định đang có hiệu lực hiện hành 84
Bảng B 1. Tổ chức thi công yếu kém.......................................................................................85
Bảng B 2. Khảo sát hiện trạng không kỹ..................................................................................85
Bảng B 3.Chậm trễ trong việc di dời các đường ống ngầm hiện hữu hoặc các công trình tiện ích (HT ống
cấp nước, thoát nước, cáp viễn thông, cáp điện)......................................................................85
Bảng B 4. Không bảo nguồn vật liệu chính..............................................................................86

Bảng B 5. Nhàathầu phụ và tổ đội với năng lực không được đầy đủ và bảo đảm ( năngglực tài chính,
thiccông, nhân công , máy móc)...............................................................................................86
Bảng B 6. Chậm trễ trong việc đệ trình các hồ sơ (triển khai biện pháp, bản vẽ, chất lượng, thanh quyết
toán, giấy phép thi công đào đường)........................................................................................86
Bảng B 7.Khi thi công làm hư hỏng các tiện ích khác (các công tác đóng cừ larsen, đào đất, cẩu lắp
cống )........................................................................................................................................87
Bảng B 8. Thi công không đúng biện pháp, tiêu chuẩn, biện pháp thi công............................87
Bảng B 9. Công nhân gặp phải tai nạn khi làm việc, tai nạn từ nhẹ đến nghiệm trọng xảy ra đến người dân
đi lại trên đường hoặc dân cư xung quanh................................................................................87
Bảng c 1. Sự chậm trễ phê duyệt các đệ trình từ CĐT.............................................................88
Bảng c 2. Chậm trễ thanh toán từ CĐT....................................................................................88
Bảng c 3. Điều khoản của hợp đồngkhông rõ ràng..................................................................88
Bảng c 4. Chủ đầu tư chậm trễ trong các vấn đề về việc bàn giao mặt bằng thi công............89
Bảng D 1. Các tiện ích ngầm không lường trước được............................................................90
Bảng D 2. Điều kiện địa chất phức tạp.....................................................................................90
Bảng D 3. Mặt bằng thi công không thuận lợi..........................................................................90
Bảng D 4. Điều kiện bất lợi về thời tiết: mưa to.......................................................................91
Bảng E 1. Thay đổi một số chính sách, quy định, luật về kinh tế- xã hội................................92
Bảng E 2. Tăng giá nhân công..................................................................................................92
Bảng E 3. Tăng giá các vật tư chính.........................................................................................92


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Bảng E 4. Sai giá dự thầu, bóc sai khối lượng dự thầu............................................................93
Bảng E 5. Gặp phải sự phản đốiicủa cộng đồng và dân cưư....................................................93
Bảng 8-1- Kết quả đánh giá của chuyên gia 1: Trưởng bộ phận thanh quyết toán và hợp đồng98
Bảng 8- 2 : Kết quả đánh giá của chuyên gia 2: Chỉ huy phó................................................105
Bảng 8- 3: Kết quả đánh giá của chuyên gia 3: Chỉ huy trưởng............................................111
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1- Cấu trúc chương 2......................................................................................................7
Hình 3.1- Tóm tắt về quy trình thực hiện của luận văn............................................................25
Hình 3.2- Quy trình cho giai đoạn 1.......................................................................................26
Hình 3.3- Quy trình cho giai đoạn 2.......................................................................................27
Hình 3.4 Quy trình cho giai đoạn 3..........................................................................................28
Hình 4.1- Quy trình xây dựng mô hình đánh giá rủi ro............................................................29
Hình 4.2-Hàm thành viên cho L,s,c................................................................ 46
Hình 4.3- Bảng tính các quy luật kết hợp.................................................................................52
Hình 4.4- Hàm thành viên hợp thành của Kết quả tác động lên dự án.....................................52
Hình 4.5- Kết quả tính từ phần mềm........................................................................................53
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT sử DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Chuyên gia

: CG

Chủ đầu tư

: CĐT

Hệ thống thoát nước: HTTN
Quy định

: QĐ

Tiêu chuẩn

: TC

Khả năng xảy ra : KNXR
Mức độ rủi ro


: MĐ RR

Xây dựng

: XD

HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang


LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN
VĂN
1.1 PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG


Theo Quyết định sốl570/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2025. Theo đó Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đô thị lớn, năng động, là
trung tâm phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ với nhiều đóng góp cho sự phát triển của cả
nước.
Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng và giao thông hiện tại của TP.HỒ Chí Minh vẫn chưa đáp ứng được
các yêu cầu để hỗ trợ cho việc phát triển Kinh Tế-Xã Hội, đặc biệt là HT cấp nước, thoát nước, HT xử
lý và thu gom chất thải, HT giao thông chưa đầy đủ, đôi khi lạc hậu yếu kém ở một vài nơi. Trong đó,
hiện tượng ngập úng ở TP.HCM đã trở thành một trong những vấn đề thời sự nóng bỏng trong những
năm gần đây. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của đô thị, diện tích kênh rạch bị thu nhỏ dần và bị
che lấp dần dẫn đến việc nhiều diện tích chứa nước cũng biến mất (Phạm Thế Vinh, 2018) [1]. Ngoài
ra, biến đổi khí hậu và mức biển dâng làm cho việc ngập lụt ngày càng diễn biến nhiều và trầm trọng

hơn.
Trong nhiều năm qua, chống ngập tại Tp. Hồ Chí Minh luôn nhận được sự quan tâm của cả lãnh
đạo các bộ, ngành trung ương và được xác định là một trong những chương trình trọng điểm. Thành
phố triển khai nhiều giải pháp công trình như ưu tiên xây dựng và cải tạo các tuyến cống thoát nước,
nạo vét, cải tạo kênh,xây cống ngăn triều, đê bao ven sông, bố trí trạm bơm, xây dựng HT hồ điều tiết.
Tính đến nay, Uỷ ban nhân dân TP.HCM đã triển khai nhiều dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là
các dự án thoát nước, nhanh chóng giải quyết vấn nạn ngập úng đang diễn ra ngày càng trầm trọng như
hiện nay.
Một số dự án chống ngập tiêu biểu đã triển khai trên địa bản TP.HCM như:

HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang 1


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Tên dự án

1

Giá trị (tỷ
đồng)

Dự án Giải quyết
ngập do triều
khu vực
TP.HCM co xét
đến yếu tố biến
đổi khí hậu (giai

đoạn 1) [2]

HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Nguồn vốn

Phạm vi công việc

9 616 Xây dựng - Xây dựng 06 cống kiểm soát triều 40 - 160m trên
chuyển giao các kênh nhằm mục đích ngăn triều cường;
(BT)
Xây dựng ba trạm bơm tại cống vói công suất của
các trạm bơm từ 12-24m3/s

Khu vục triển khai

Trung tâm TP.HCM

Trang 2


LUẬN VĂN THẠC SỸ

2

Cải thiện môi
trường nước GDI [3]

6 043 ODA- Jica


Gói A : Thi công cải tạo kênh
Gói B: Cải tạo HT thoát nước mưa cho khu vực
Thanh Đa , bến Mễ Cốc lvà bến Mễ Cốc 2 ở quận 8

Các quận 1, 3, 5, 10, 11, 4,
8,6.

Gói C: Thi công tuyến ống cống bao, xây dựng trạm
bơm để chuyển tiếp nước thải và cung cấp, thi công
các thiết bị để thau rửa cống.
Gói D: Thi công tuyến cống chuyển tải, cải tạo cống
hiện hữu
Gói thầu E: Xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bình
Hưng

HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang 3


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Tên dự án

3

Giá trị (tỷ
đồng)

Cải thiện môi

trường nước GĐ2[4J

Nguồn vốn

11282 ODA- Jica
và vốn đối
ứng từ ngân
sách thành
phố

Phạm vi công việc

Gói thầu J: Mở rộng nhà máy xử lý nước thải

Khu vục triển khai

Quận 1,3,5,10,11,4, 8, 6.

Gói thầu K: Cải tạo rạch Hàng Bàng, xây dựng mới
và thay thế các tuyến cống thoát nước cap II, xây
dựng trạm bơm thuộc lưu vực rạch Hàng Bàng
Gói thầu G: Xây dựng HT cống bao thu gom nước
thải

4

Dự án Nâng cấp
đô thị Việt Nam
Tiểu dự án thành
phố Hồ

Chí Minh

HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

8 096 ODAMở rộng, làm đường giao thông nhựa nóng và bê
WorldBank tông tại các đường hèm, đường nội bộ; lắp đặt ống
cấp nước; HT chiếu sáng; trụ nước chữa cháy; HT
cống thoát nước...

Quận 6,11, Tân Phú

Trang 4


LUẬN VĂN THẠC SỸ

HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang 5


LUẬN VĂN THẠC SỸ

HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang 6


LUẬN VĂN THẠC SỸ


TÊN CHƯƠNG

NỘI DUNG

Chương 1: Giới Thiệu về Đề
Tài Nghiên Cứu Của Luận
Văn

Những nguyên nhân gây ngập úng khu vực TP.HCM và việc
cần thiết phải triển khai các dự án cải tạo HTTN khu vực đô
thị;
Xác định thực trạng khi nhà thầu tham gia vào dự án thoát
nước chống ngập khu vực đô thị;
Đề ra mục tiêu khi thực hiện nghiên cứu, phạm vi của nghiên
cứu.
Trình bày một số đóng góp mà nghiên cứu đã thực hiện được
về mặt học thuật và thực tiễn.

Chương 2: Tổng quan

Trình bày một cách ngắn gọn các khái niệm sử dụng trong luận
văn
Các nghiên cứu trước đây về nhân tố rủi ro liên quan đến dự án
Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá rủi ro ứng dụng logic
mờ

Chương 3: Phương pháp
nghiên cứu

Trình bày công cụ và phương pháp thực hiện để thu thập và xử

lý dữ liệu
Trình bày phương pháp xây dựng mô hình đánh giá rủi ro và
thử nghiệm mô hình

Chương 4: Xây dựng mô hình Trình bày kết quả thu thập dữ liệu các nhân tố rủi ro Trình bày
đánh giá rủi ro
kết quả xây dựng mô hình
Chương 5: Thử nghiệm mô
hình vào dự án thực tế

Trình bày các kết quả thu được về việc áp dụng thử mô hình
Rút ra các kết luận về hiệu chỉnh mô hình

Chương 6: Kết luận - kiến
nghị

Trình bày tổng kết về các kết quả sau quá trình nghiên cứu Các
hạn chế của mô hình và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp
theo

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN
2.1

TÓM TẮT CHƯƠNG

HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang 7



LUẬN VĂN THẠC SỸ

Trong chương 2, luận văn đề cập đến các khái niệm, định nghĩa liên quan đến rủi ro,
quản lý rủi ro, nhận diện rủi ro, các công cụ đánh giá rủi ro, lý thuyết mờ, công trình cải tạo
HT thoát nước chống ngập.
Tổng quan các nhân tố rủi ro có thể xảy ra đối với dự án thoát nước chống ngập, một số
nghiên cứu đã công về đánh giá và phân tích rủi ro ứng dụng logic mờ

Hình 2.1- Cấu trúc chương 2

2.2

CÁC KHÁI NIỆM
2.2.1

Rủi ro

Theo (PMBOK, 2004) [5], Rủi ro được định nghĩa là các sự kiện hoặc điều kiện không
chắc chắn, nếu xảy ra, sẽ gây tác động có lợi hoặc có hại lên các mục tiêu dự án
Theo (PMI, 2009) [6] , rủi ro bao gồm hai tham số đo lường là sự không chắc chắn và
tác động lên các mục tiêu dự án. Khi đánh giá sự tác động của tầm quan trọng của một rủi ro dự
án, cần phải xét đến cả hai tham số này.
Như vậy rủi ro được hiểu có thể gây tác động tiêu cực hoặc mang lại lợi ích cho dự án.
Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này chỉ nghiên cứu đến những rủi ro gây tác động tiêu cực
đến dự án. Ngoài ra kết quả tác động được xem xét ở hai mục tiêu là tiến độ và chi phí.
Theo (PMI, 2009) [6], các rủi ro là các sự kiện hoặc điều kiện không thể chắc chắn, có
thể diễn ra hoặc không, nhưng nếu xảy ra sẽ trở thành vấn đề cần quan tâm. Điều này quan
trọng để phân biệt giữa rủi ro và nhân tố liên quan đến rủi ro, giống như là nguyên nhân và kết
quả. Nguyên nhân là các sự kiện hoặc trường hợp đang tồn tại hoặc chắc chắn sẽ tồn tại trong
tương lại và có thể gây ra rủi ro. Kết quả là các sự kiện ở tương lai mà gây ảnh hưởng lên một

hoặc nhiều mục tiêu của DA.
HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang 8


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Như vậy, mối quan hệ giữa nhân tố liên quan đến rủi ro là quan hệ nguyên nhân- kết quả.
Trong đó, các nhân tố liên quan rủi ro là các nguyên nhân, còn rủi ro là kết quả. Kết quả xảy ra
là tác động bất lợi hoặc gây hại lên mục tiêu dự án. Ví dụ: Nhân tố rủi ro là trời mưa lớn là
nguyên nhân, kết quả là tác động gây nên chậm tiến độ được xem là rủi ro
2.2.2
Quản lý rủi ro
Tất cả các dự án đều tồn tại rủi ro. Quản lý rủi ro được xem là một quá trình quan trong
cần phải được ghi nhận. Tuy nhiên một số nhà quản lý lại không nhận ra điều này.
Theo (PMI,2009) [6], Một điều tự nhiên của các dự án là các hoàn cảnh xung quanh luôn
thay đổi khi dự án được lên kế hoạch và triển khai. Do đó lượng thông tin về rủi ro cũng sẽ tăng
khi thời gian chạy. Mội vài rủi ro sẽ xuất hiện trong khi các rủi ro khác thì không xảy ra. Các rủi
ro mới xuất hiện cần được tìm hiểu, ghi nhận. Như vậy, quá trình quản lý rủi ro được lặp lại và
các kế hoạch tương ứng được xây dựng kỹ lưỡng hơn trong suốt quá trình triển khai dự án. Để
công tác Quản lý rủi ro duy trì hiệu quả thì công tác xác định và phân tích rủi ro cần được điều
chỉnh theo chu kỳ, các biện pháp nhằm loại bỏ và giảm thiểu rủi ro cũng phải được thiết lập
tương ứng.
Như vậy, rủi ro sẽ thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của dự án, quản lý rủi ro một
cách hiệu quả thì mỗi giai đoạn dự án, quá trình phân tích, kiểm soát rủi ro cần được thay đổi và
cải tiến theo.
Theo (Hyun-Ho Choi và các cộng sự, 2004) [7], một dự án xây dựng có thể được chia
làm bốn giai đoạn: Hợp đồng, lập kế hoạch, thi công , vận hành và bảo hành. Các rủi ro được
đánh giá qua mỗi giai đoạn khác nhau

Như đã nói ở chương 1, trong giới hạn luận văn này việc đánh giá rủi ro được xây dựng
ở giai đoạn sau khi ký hợp đồng, chuẩn bị triển khai thi công.
2.2.3
Quy trình quản lý rủi ro
Theo (PMI, 2009) [6], quy trình quản lý rủi ro gồm các bước lên kế hoạch quản lý rủi ro,
nhận dạng rủi ro, phân tích định tính rủi ro, phân tích định lượng rủi ro, lên kế hoạch ứng phó
rủi ro, theo dõi và kiểm soát rủi ro. Đây là một quá trình được lặp lại tại mỗi giai đoạn thi công
từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc thi công. Tại bước đầu tiên : Lập chương trình, kế hoạch cho
quản lý rủi ro, cần xác định phạm vi một số những công việc và mục tiêu của quá trình quản lý
rủi ro để đảm bảo được rằng quá trình này được tích hợp trong việc quản lý dự án. Tại bước
đánh giá định tính rủi ro, các tính chất của từng nhân tố liên quan đến rủi ro được xem xét và
được xếp hạng theo thứ tự ưu tiên để thực hiện các bước tiếp theo. Tại bước phân tích định
lượng rủi ro, cần đánh giá các tác động kết hợp của rủi ro lên toàn bộ kết quả của dự án. Bước
lập kế hoạch ứng phó rủi ro quyết định các chiến lược ứng phó thích hợp và các hành động cho
từng hạng mục rủi ro đã liệt kê tại bước đánh giá và cho phần rủi ro tổng thể của cả dự án. Bước
theo dõi và kiểm soát rủi ro sẽ rà soát các thay đổi của các mức độ rủi ro, xác định các hành
động quản lý rủi ro bổ sung nếu được yêu cầu và đánh giá sự hiệu quả quá trình quản lý rủi ro.

HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang 9


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Nghiên cứu (A. Nieto-Morote và F. Ruz-Vila,2011) [8] tổng kết các phương pháp quản
lý rủi ro từ RAMP ( Institution of Civil Engineering, 2002), PMBOK ( Project Management
Institute, 2008), RMS (Institute of Risk Management, 2002) và chỉ ra rằng hầu hết các phương
pháp đều có một khung tương tự tuy có sự khác nhau trong các bước triển khai để kiểm soát rủi
ro. Một quá trình quản lý rủi ro hiệu quả gồm bốn giai doạn: Nhận diện, đánh giá, ứng phó, theo

dõi và kiểm soát.
2.2.4

Xác định rủi ro và đánh giá rủi ro

Đối với quá trình quản lý rủi ro, việc nhận diện rủi ro và đánh giá rủi ro được chú trọng
đầu tiên. Theo (Sameh M. El-Sayegh và Mahmoud H. Mansour, 2015) [9], nhận diện rủi ro và
đánh giá rủi ro là quá trình quản lý rủi ro cốt lõi. Điều cần thiết là phải tập trung vào những rủi
ro thật quan trọng. Ngoài ra, còn cần cố gắng để xác định hết tất cả các rủi ro sẽ mất rất nhiều
thời gian và công sức. Do đó, cần xác định các rủi ro quan trọng và kiểm soát chúng.
Đánh giá rủi ro có thể được xem là quá trình khó nhất trong quá trình quản lý rủi ro.
Đánh giá rủi ro đưa ra một quá trình có cấu trúc để xác định cách thức các mục tiêu có thể bị
ảnh hưởng và phân tích về các hệ quả và khả năng xảy ra các hệ quả trước khi quyết định có cần
xử lý tiếp hay không. Việc đánh giá bao gồm đánh giả khả năng xảy ra và tác động của nhân tố
rủi ro lên mục tiêu đã đề ra dự án. Việc đánh giá bao gồm đánh giá định tính và định lượng.
Tài liệu PMI Practice Standard For Project Risk Management [6] đưa ra các công cụ để
Đánh giá rủi ro định tính và định lượng gồm:
Root Cause Analysis/ Phân tích nguyên nhân gốc rễ: Rủi ro duy nhất đã xảy ra được phân tích
để tìm hiểu các nguyên nhân
Post - project reviews/ Lessons Learned/Historical Information: Phân tích cái bài học trong các
dự án trước đây
Probability and Impact Matrix/ Ma trận xác suất- tác động
Analytic Hierachy Process/ Quá trinh phân tích thứ bậc
Công cụ phân tích định tính theo PMI (2009)

HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang 10



LUẬN VĂN THẠC SỸ

Decision Tree Analysis/ Phân tích cây quyết định
Expected Monetary Value/ Phương pháp giá trị đạt được
Failure Mode and Effect Analysis (FMEA)/ Phương pháp phân tích sự cố và tác động
Monte Carlo Simulation/ Mô phỏng Monte Carlo
Post - project reviews/ Lessons Learned/Historical Information: Phân tích cái bài học trong các
dự án trước đây.
System Dynamic/ HT động
Công cụ phân tích định lượng theo PMI (2009)
2.2.5

Lý thuyết mờ

L.A. Zadeh là người sáng lập ra lý thuyết tập mờ
Khái niệm ‘Tập hợp mờ’ (Fuzzy Set) là mở rộng của khái niệm tập hợp cổ điển, nhằm đáp
ứng nhu cầu biểu diễn những tri thức không chính xác. Như vậy, để xem một phần tử có là là
thành viên của tập A hay không, ta gán cho phần tử đó giá trị 1 nếu phần tử đó chắc chắn thuộc
A, và giá trị 0 nếu nó không thuộc về tập hợp A, tức là ta có thể xây dựng một hàm thành viên
(hay hàm thuộc) để đánh giá một phần tử có thuộc tập A hay không :

1 if ueA
0 if U£ A
Rõ ràng, hàm thuộc PA sẽ xác định tập con của A trên tập u. với PA chỉ nhận giá trị trong tập
hợp {0,1} .
> Số mờ
Một số mờ là một tập mờ với hàm thành viên liên tục, lồi và thường
Hàm thành viên có các dạng hàm hình tam giác , thang, chuông đối xứng

> Các phép toán cơ bản về tập mờ :

+ Phép hợp X u Y

HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang 11


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Theo luật Max: mxuy(B) = Max{mx(B),my(B)}
Theo luật Sum: mxuy(B) = Min{l,mx(B), +mY(By]
Theo luật Tổng trực tiếp : mxuy(B) = mx(B) + mY(JỈ) - mx(JỈ') X my(B)
+ Phép giao X n Y
Theo luật Min: mxny(B) = Min{mx(B),TnY(By}
Theo luật Lukasiewicz : mxnY(B~) = Max[0,mx(B) + mY(B) — 1}
Theo luật Prod : mxnY(B) = mx(B) X mY(B)
+ Phép bù ~x
= 1 - mx(B)
+ Phép tổng họp: Có 2 phép tổng hợp:



Max-min composition
Max-product composition

> Biến ngôn ngữ:
Để mô phỏng suy nghĩa của con người và tổng hợp thông tin và trình bày dưới dạng fuzzy
Ví dụ nếu chúng ta có biến ngôn ngữ về tuổi (T) như sau:







Rất trẻ - T< 15
Trẻ - 12<=T< 30
Trung niên - 25<=T<50
Già - 45<=T<65
Rất già - T>60

> Luật fuzzy If-Then: Luật if-then hay còn gọi là phát biểu có điều kiện (conditional
statement)có dạng như sau:
If(xl is Al)
and (x2 is A2)
and ...
then y is B
> Lý luận fuzzy (fuzzy reasoning): Thông qua một luật đã được xác nhận, chúng ta có thể rút
ra một kết luận (conclusion) từ một sự thật (fact-truth) được ghi nhận.
• Lý luận:
Rule: if (x is A) then (y is B)
Fact: X is A
Conclusion: y is B
• Mở rộng:
Rule: if (x is A) then (y is B) Fact: X is A’
Conclusion: y is B’
Nếu A’ gần nhu A, và B’ gần như B
• Một số dạng lý luận:
HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang 12



LUẬN VĂN THẠC SỸ

+ Một luật (rule) cùng một điều kiện (antecedent)
+ Một luật gồm nhiều điều kiện
+ Nhiều luật và nhiều điều kiện
> Một số mô hình suy luận fuzzy (fuzzy inference model)
Có 3 mô hình suy luận fuzzy thường được đề cập:
-

Mamdani’s
Sugeno’s
Tsukamoto’s

Các mô hình này khác nhau ở ‘cách xử lý đầu ra’ (then ...)
Trong quản lý xây dựng thường sử dụng Mamdani’s
2.2.6

Công trình cải tạo HT thoát nước khu vực đô thị

Theo Điều 1, điều 10, điều 11, điều 12 Nghị định 80/2014/NĐ-CP về Thoát nước và xử lý
nước thải có định nghĩa về các hoạt động thoát nước và xử lý nước thải, HT thoát nước là gì.
Thế nào là HT thoát nước mưa trong khu vực đô thị, HT thoát nước mưa bao gồm những thành
phần như HT cống, kênh, mương thu gom và chuyển tải nước mưa, các hồ điều hoà, các trạm
bơm nước mưa, ... và một số công trình phụ trợ khác.
Theo Thông tư 03/2016/TT-BXD xác định các công trình thoát nước bao gồm thuộc
nhóm công trình Hạ tầng kỹ thuật bao gồm Hồ điều hoà, trạm bơm nước mưa, công trình xử lý
nước thải, trạm bơm nước thải, công trình xử lý bùn.
Như vậy, các dự án, công trình cải tạo hệ thống thoát nước chống ngập sẽ bao gồm các

hạng mục chính:
- Cải tạo kênh, mương
- Xây dựng trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, hồ chứa
- Xây mới hoặc cải tạo HT cống tròn, cống hộp, giếng tách dòng, hố ga
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được chọn là các công trình cải tạo HT thoát nước
chống ngập trong khu vực TP.HCM. Như vậy các dự án được nhắc đến trong luận vay này sử
dụng phương án đào mở để thi công cống thoát nước, chiếm dụng mặt đường giao thông (một
phần hoặc tất cả). Sau khi thi công xong, nhà thầu phải thực hiện công tác tái lập, làm lại đường
để cho xe cộ lưu thông, các hoạt động của dân cư và cộng động được diễn ra bình thường.

2.3

TỔNG QUAN MỘT VÀI NGHIÊN cứu ĐÃ THựC HIỆN
2.3.1

Tổng quan nhân tố rủi ro cho DA cải tạo HTTN trong khu vực đô thị

Do số lượng nghiên cứu về loại dự án này còn ít nên trong quá trình tổng quan, tiến hành
xem xét, tổng quan đối với các nghiên cứu về các loại hình dự án có những đặc điểm cơ bản
giống với những công trình thực hiện trong khu vực đô thị, khu vực dân cư đông, các dự án thi
công về đường hoặc lắp đặt đường ống ngầm được xem xét
HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang 13


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngoài ra, giai đoạn đánh giá rủi ro giới hạn trong đề tài là giai đoạn sau khi nhà thầu ký
hợp đồng và bắt đầu triển khai thi công, nguồn thông tin nhà thầu có được chủ yếu là về mặt hồ

sơ, hợp đồng, tiêu chuẩn kỹ thuật, các báo cáo khảo sát hiện trạng, khảo sát địa chất, do đó các
nhân tố được xem xét thường mang tính tổng quát, không đi sâu vào các nhân tố chi tiết, nhỏ
nhặt
Nghiên cứu (I. Rybka và các cộng sự,2016) [10] về các công trình xây dựng hệ thống cấp
và thoát nước có xác định các sự kiện ảnh hưởng tiêu cực đến thời gian và ngân sách của dự án.
Nghiên cứu đã được tiến hành từ năm 2010 đến năm 2014 trên mười hai công trường xây dựng
dự án cấp thoát nước ở tỉnh Lower Silesia và Opole. Các công việc bao gồm việc quan sát các
hoạt động trên công trường và xem xét tất cả các hồ sơ dự án như tiến độ, hợp đồng, hồ chơ
chất lượng, các chứng chỉ thanh toán, các biên bản họp, nhật ký công trường. Kết quả có 10/12
công trình quá thời gian hợp đồng và 10/12 công trình vượt ngân sách cho phép. Nghiên cứu
đưa ra 6 lý do gây ra sự chậm trễ trên công trường và 8 lý do chinh gây ra sự vượt quá, gia tang
thêm chi phí phần xây dựng. Trong đó việc xung đột của công nhân trên công trường do mặt
bằng thi công nằm rải rác và ảnh hưởng thời tiết xấu là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến thời
gian thi công. Ngoài ra, việc tính toán khối lượng sai trong BOQ và việc thiếu khảo sát hiện
trạng dự án trước khi thiết kế của nhà thầu thiết kế gây ảnh hưởng xấu, không nhỏ đến ngân
sách dự án .
Nghiên cứu (Jyh-Bin Yang và Pi-Yun Liao,2008) [11] cho các dự án lắp ống trong hệ
thống thoát nước ở Đài Loan bằng cách khảo sát 15 dự án thoát nước thực tế ở Đài Loan. Sau
khi khảo sát, tác giả đã chỉ ra 4 nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ là Di dời các đường ống cáp
ngầm trễ so với tiến độ, các điều kiện công trường không lường trước được , phê duyệt các kế
hoạch hoặc biện pháp thi công chậm trễ, chậm trễ trong phê duyệt các biện pháp cho công tác
đảm bảo an toàn giao thông xe cộ và con người, chậm trễ đối với việc xin giấy phép đào đường.
Sau đó, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 20 chuyên gia của chủ đầu tư, thiết kế, giám sát.
Kết thúc việc khảo sát, tác giả tổng hợp kết quả và xếp loại cho các nhân tố rủi ro. Một số rủi ro
nào gây ra các tác động bất lợi lên dự án sẽ được liệt kê để tiến hành theo dõi trong các giai
đoạn tiếp theo.
Nghiên cứu (Ariaratnam và các cộng sự, 2008) [12] về chi phí và đánh giá rủi ro cho các
công trình thi công hệ thống ống khu vực đô thi với hai trường hợp khoan kéo ống (không cần
phải phá dỡ mặt đường để lắp ống) và đào mở để lắp ống cũng chỉ ra các nhân tố rủi ro như điều
kiện về địa chất (gặp mực nước ngầm cao hoặc đất bão hoà), tình hình


HVTH: ĐINH THỊ YẾN NGA-1570102

Trang 14


giao thông xung quanh phức tạp, các tiện ích ngầm hiện hữu, việc tái lập mặt đường, vỉa hè không đảm bảo
chất lượng ( các vật liệu cát, đá để tái lập hoặc việc đầm nén không đúng tiêu chuẩn). Trong nghiên cứu
này, tác giả cũng đã đề cập đến các rủi ro liên quan đến xã hội mà nhà thầu phải đối mặt như ảnh hường đến
dòng lưu thông của phương tiện, lợi nhuận của các hộ kinh doanh hoặc công ty do công trình chiếm dụng
mặt đường để thị công. Các tác động xấu khác như xuất hiện các ô nhiễm tiếng ồn và bụi khi thi công. Với
tất cả những ảnh hưởng xấu kể trên, nhà thầu đối mặt với nguy cơ đòi bồi thường từ cộng đồng. Ngoài ra,
việc thi công không thể tránh khỏi rủi ro phá huỷ các công trình hoặc tiện ích xung quanh như thi công sát
nhà dân ảnh hưởng đến móng, hư hại vỉa hè, đường, hàng rào biển báo.
Nghiên cứu (Chitrasen Samantra,2017) [13], (Yao-Chen Kuo, Shih-Tong Lu,2013) [14] thực hiện về
các dự án ở đô thị lớn phân chia các nhân tố rủi ro vào 5 nhóm: Nhóm một vài nhân tố liên quan về mặt
công tác thiết kế, tổ chức và quản lý công việc thi công, an toàn, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Trong
khi nghiên cứu (Arazi Idrus,2011) [15] phân chia các rủi ro dự án hạ tầng ở Malaysia thành 2 nhóm nhân tố
rủi ro bên ngoài và nhân tố rủi ro bên trong. Trong đó rủi ro bên ngoài là các yếu tố khách quan như điều
kiện thời tiết, chính sách xã hội, thanh toán chậm trễ của Chủ đầu tư. Yếu tố bên trong được xem là các yếu
tố chủ quan, chịu ảnh hưởng phần lớn từ năng lực bản thân phía nhà thầu như tổ chức, tài chính,...
Tổng quan, tóm tắt nội dung một số bài báo đã được thực hiên về nhân tố rủi ro theo bảng sau:


×