Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH sản XUẤT cây ăn QUẢ tại CÔNG TY CP sản XUẤT và CUNG ỨNG RAU QUẢ SẠCH QUỐC tế (FVF)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP THEO NHÓM
CHỦ ĐỀ: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TẠI CÔNG
TY CP SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG RAU QUẢ SẠCH QUỐC TẾ (FVF)

GV HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VĂN LỘC
LỚP: K60KHCTB
NHÓM 1:
STT

Mã SV

Họ Tên

Lớp

1

601833

Nguyễn Thị Hà

K60KHCTB

2

601821


Đặng Thị Châu Anh

K60KHCTB

3

601852

Lê Thị Thu Huế

K60KHCTB

4

601846

Nguyễn Văn Hiếu

K60KHCTB

5

601844

Phạm Thế Hiệp

K60KHCTB

6


601862

Phạm Ngọc Tùng Lâm

K60KHCTB

7

601873

Trần Công Minh

K60KHCTB

8

601897

Nguyễn Thị Phương Thảo

K60KHCTB

HÀ NỘI - 2018
0


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu.......................................................................................1

1.2.1. Mục đích......................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu........................................................................................................1
1.3 Địa điểm và thời gian thực tập........................................................................2
1.4 Danh sách sinh viên trong nhóm.....................................................................2
PHẦN II. BÁO CÁO TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP..................................3
2.1. Giới thiệu về cơ sở TTNN..............................................................................3
2.2. Mô tả tóm tắt vị trí địa lí, điều kiện kinh tế- xã hội........................................3
2.3 Cơ cấu tổ chức, lĩnh vựng hoạt động nông nghiệp, nguôn lực........................5
2.3.1 Cơ cấu tổ chức..............................................................................................5
2.3.2 Lĩnh vực hoạt động nông nghiệp..................................................................5
2.4. Phân tích đánh giá kết quả hoạt động, sản xuất của sơ sở TTNN..................6
2.4.1 Kết quả hoạt động sản xuất..........................................................................6
2.4.2 Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động.........................6
PHẦN III. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA NHÓM SINH VIÊN TẠI CƠ
SỞ..........................................................................................................................8
3.1. Báo cáo về các nội dung chuyên môn............................................................8
3.1.1. Tìm hiểu hoạt động sản xuất.......................................................................8
3.1.2. Quy trình kỹ thuật sản xuất ổi lê Đài loan an toàn....................................11
3.1.3. Quy trình kỹ thuật sản xuất cây ăn quả có múi an toàn.............................13
3.1.4 Đối tượng cây trồng khác (Cây cỏ Lạc/ Lạc dại).......................................16
3.2 Hoạt động chuyên môn của nhóm tại cơ sở..................................................17
PHẦN IV. NHẬN XÉT KẾT QUẢ VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................21
4.1- Nhận xét đánh giá kết quả đợt thực tập........................................................21
4.1.1 Các kiến thức chuyên môn thu thập được trong đợt thực tập.....................21
4.1.2 Nhận thức của bản thân về thực tế sản xuất...............................................21
4.2- Đề nghị của sinh viên...................................................................................21
Tài liệu tham khảo...............................................................................................25

1



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho
con người. Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu dùng
lương thực, thực phẩm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở phát triển nhanh một
nền nông nghiệp toàn diện.Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để sản xuất
quả an toàn đang được quan tâm hàng đầu.Trong khi đó trên thị trường người
tiêu dùng luôn phải đối mặt với các loại quả có sử dụng dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật cao, thuốc kích thích, hóa chất gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của
người tiêu dùng. Trong điều kiện cuộc sống vật chất ngày nay không còn chỉ
đơn thuần là cần ăn no mà quan trọng hơn đó là ăn sạch và an toàn.
Nhiều công nghệ hiện đại được tạo ra để tăng năng suất cũng như chất lượng sản
phẩm nông nghiệp. Các phương pháp sản xuất truyền thống đang dần được thay
thế bằng các phương pháp hiệu quả và kinh tế hơn. Nhiều công ty và trang trại
của Việt Nam đã áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Được bao quanh bởi các ngọn núi và các cộng đồng trồng rừng, huyện Nghĩa
Đàn thuộc tỉnh Nghệ An được đánh giá là tỉnh tiềm năng để đầu tư phát triển
nông nghiệp. Công ty FVF là nơi dẫn đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao
vào sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An.
Do đó, Công ty FVF là cơ sở được lựa chọn để thực hành và tìm hiểu về
hoạt động sản xuất và quy trình trồng cây ăn quả.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Điều tra được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại cơ sở thực tập.
- Nắm được hoạt động sản xuất của Công ty FVF.
- Nắm được kĩ thuật trồng cây ăn quả tại Công ty FVF.
- Xác định được các yếu tố thuận lợi, khó khăn trong sản xuất cây ăn quả theo
tiêu chuẩn VietGAP.
- Rèn luyện kĩ năng cơ bản liên quan đến chuyên ngành nông nghiệp đang theo

học tại Học viện.
- Nâng cao khả năng giao tiếp, cách ứng xử cũng như khả năng làm việc theo
nhóm .
- Biết thu thập thông tin, viết báo cáo và trình bày báo cáo.
1.2.2 Yêu cầu
- Nắm rõ đầy đủ thông tin về đợt thực tập nghề nghiệp.
- Xác định rõ mục đích, yếu cầu và mong muốn cá nhân đạt được trong thời gian
thực tập tại cơ sở.
- Phải liên hệ thường xuyên với giáo viên hướng dẫn và xin tư vấn kịp thời.
- Lập kế hoạch thực tập trong đó chỉ rõ cơ sở và địa điểm thực tập, loại công
việc tiến hành và thời gian biểu cụ thể cho các hoạt động trong đợt thực tập và
thông qua giáo viên hướng dẫn .
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên , kinh tế xã hội của Công ty FVF.
- Xác định yếu tố thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất quả hàng hóa .
1


- Chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Học viện và cơ sở thực tập
trong thời gian thực tập.
- Có mối quan hệ tốt với cơ sở thực tập và giáo viên hướng dẫn tại cơ sở thực
tập.
- Tiếp xúc với thực tế để hiểu rõ hơn thực tế sản xuất quả trong ngành nông
nghiệp.
1.3 Địa điểm và thời gian thực tập
- Địa điểm: Công ty CP sản xuất và cung ứng rau quả sạch quốc tế (FVF) – Sơn
Nam, Nghĩa Đàn, Nghệ An.
- Thời gian: Từ ngày 23/4 đến ngày 20/5/2018.
1.4 Danh sách sinh viên trong nhóm
STT


Mã SV

1

601833

2

Họ Tên

Ngày sinh

Lớp

Nguyễn Thị Hà

07/02/1997

K60KHCTB

601821

Đặng Thị Châu Anh

11/12/1997

K60KHCTB

3


601852

Lê Thị Thu Huế

13/11/1997

K60KHCTB

4

601846

Nguyễn Văn Hiếu

02/08/1997

K60KHCTB

5

601844

Phạm Thế Hiệp

26/08/1995

K60KHCTB

6


601862

Phạm Ngọc Tùng Lâm

25/8/1997

K60KHCTB

7

601873

Trần Công Minh

09/06/199

K60KHCTB

8

601897

Nguyễn Thị Phương Thảo

08/05/1997

K60KHCTB

2



PHẦN II. BÁO CÁO TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Giới thiệu về cơ sở TTNN
- Tên đơn vị: CÔNG TY CP SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG RAU QUẢ SẠCH
QUỐC TẾ (FVF)
- Địa chỉ: Sơn Nam, Nghĩa Đàn, Nghệ An
- Số điện thoại: 0437919666
- Mã số thuế: 2901578382
- Ngày cấp: 06/12/2012
- Nơi đăng kí: Cục thuế tỉnh Nghệ An
- Tư vấn đầu tư: Bắc Á Bank
- Đơn vị triển khai dự án: Công ty Thiết bị và Bí quyết Nông nghiệp Green
2000, ISRAEL.
- Giám đốc: Mathew P. Jacob
- Với hệ thống trang trại nhà kính, cánh đồng mở trồng rau sạch quy mô công
nghiệp và quy trình chăm sóc, quản lý nghiêm ngặt, rau quả sạch FVF được
trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và Organic USDA, Organic EU
- Email:
2.2. Mô tả tóm tắt vị trí địa lí, điều kiện kinh tế- xã hội
* Vị trí địa lý:
Nghĩa Đàn là huyện miền núi, nằm trong vùng sinh thái phía Tây Bắc tỉnh
Nghệ An, cách Thành phố Vinh 95km về phía Tây Bắc; có vị trí địa lý 19°13' 19°33' vĩ độ Bắc, 105°18' - 105°35' kinh độ Đông; diện tích tự nhiên
61.754,55ha, gồm 24 xã và 01 thị trấn.
- Phía đông giáp huyện Quỳnh Lưu;
- Phía tây giáp huyện Quỳ Hợp và Quỳ Châu;
- Phía nam giáp huyện Tân Kỳ;
- Phía bắc giáp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Huyện Nghĩa Đàn có vị trí kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng quan trọng,
được coi là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An;
có quốc lộ 48 và đường Hồ Chí Minh đi qua, thuận lợi cho việc phát triển, giao

thương và hội nhập kinh tế.
*Khí hậu: Nghĩa Đàn có những đặc điểm chung của khí hậu Bắc Trung Bộ:
Nhiệt đới ẩm gió mùa; đồng thời có thêm những đặc điểm riêng của khu vực
trung du đồi núi. Hàng năm, có 2 mùa rõ rệt, mùa hè khô nóng và mùa đông
lạnh giá. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23°C. Nhiệt độ nóng nhất là 41,6°C.
Nhiệt độ thấp nhất 15°C. Lượng mưa trung bình năm là 1.694 mm, phân bố
không đồng đều trong năm. Mưa tập trung vào các tháng 8, 9 và 10 gây úng lụt
ở các vùng thấp dọc sông Hiếu; mùa khô lượng mưa không đáng kể do đó hạn
hán kéo dài, có năm tới 2 đến 3 tháng.Ngoài ra, gió Phơn Tây Nam, bão, lốc,
sương muối cũng gây tác hại lớn cho quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện.
*Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên huyện Nghĩa Đàn là 61.754,55ha (Theo tài
liệu điều tra thổ nhưỡng Nghệ An)
Trong đó:
Nhóm đất nông nghiệp: 53.287,29ha, chiếm 86,29% DTTN;
3


Nhóm đất phi nông nghiệp: 7.821,51ha, chiếm 12,67% DTTN;
Nhóm đất chưa sử dụng: 645,75ha, chiếm 1,05% DTTN.
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét (Fs): Đây là loại đất đồi núi khá
tốt, đặc biệt là về lý tính (giữ nước và giữ màu tốt), tầng đất khá dày, phù hợp để
phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Đất pheralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá thích hợp cho phát triển các
loại cây công nghiệp lâu năm, hàng năm, cây ăn quả.
- Đất mùn núi cao tầng đất thường mỏng, ít giá trị về sản xuất nông nghiệp.
- Ngoài ra còn có 1 số loại đất khác

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Nghĩa Đàn

4



2.3 Cơ cấu tổ chức, lĩnh vựng hoạt động nông nghiệp, nguôn lực
2.3.1 Cơ cấu tổ chức
- CÔNG TY CP SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG RAU QUẢ SẠCH QUỐC TẾ
(FVF).
+ Sơ đồ tổ chức của Công ty.
CT.
HĐQT

Tổng Giám Đốc

Giám Đốc Sản Xuất

Phòng nhân
xự

Tài chính
kế toán

Phòng kỹ
thuật

Tổ Trưởng

2.3.2 Lĩnh vực hoạt động nông nghiệp
* Tài nguyên của trang trại FVF:
- Đất, cơ sở:
+ FVF Nghĩa Đàn Farm nằm dọc đường mòn Hồ Chí Minh thuộc xã Nghĩa Sơn,
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

+ Với tổng diện tích hơn 500 ha. Trong đó 25 ha dự án dành cho Nhà kính cùng
hơn 400 ha cánh đồng mở.
- FVF sản xuất hơn 100 loại rau củ quả khác nhau.
- Thiết bị: Máy bừa, máy lên luống,hệ thống nhà kính, hệ thống tưới tiêu tự
động…
- Nhân lực: Có các chuyên gia Israel và kỹ sư người Việt. Tổng số cán bộ gồm
300 nhân viên chính thức, ngoài ra còn có các công nhân làm thời vụ.
* Cơ cấu FVF:
- Tổng giám đốc: Mathew P. Jacob
+ Giám đốc sản xuất
 Phòng nhân xự
 Tài chính kế toán
5


 Phòng kỹ thuật
 Tổ Trưởng

Hình 2: Máy kéo
2.4. Phân tích đánh giá kết quả hoạt động, sản xuất của sơ sở TTNN
2.4.1 Kết quả hoạt động sản xuất
Xuất phát từ mong muốn tột độ tất thảy người tiêu dùng được sử dụng nguồn
thực phẩm, rau quả tươi, sạch, bổ dưỡng, an toàn, đồng thời với mục tiêu trở
thành một trong những đơn vị hàng đầu về xuất khẩu nông sản tươi, tạo nên
thương hiệu rau quả Việt trên thị trường quốc tế, FVF đã đầu tư quy trình trồng
và phân phối rau quả hữu cơ từ nông trại đến bàn ăn để mọi gia đình có thể tận
hưởng tinh túy từ thiên nhiên trong từng sản phẩm khác biệt. Áp dụng công
nghệ cao hiện đại vào sản xuất, dự án trồng và xuất khẩu rau quả tươi sạch của
FVF là dự án sinh thái bền vững, không chỉ đóng góp tích cực vào việc gìn giữ,
bảo vệ môi trường tự nhiên mà còn tiên phong áp dụng đồng bộ mô hình nông

nghiệp công nghệ cao.
2.4.2 Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động
* Thuận lợi.
- Công ty đã đưa kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, đội ngũ
chuyên gia Israel và kỹ sư người Việt chỉ đạo giám sát người lao động ở đây
thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến của Israel.
- Trang trại áp dụng phương pháp trồng xen canh các loại cây ăn quả với nhau
nhằm mục đích tạo cân bằng sinh thái, giúp hạn chế sâu bệnh.
- Để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, công ty đã bố trí nhiều
cán bộ, nhân viên của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm
nông nghiệp (Hà Nội) túc trực liên tục để giám sát, lấy mẫu phân tích sản phẩm
nông sản của công ty.
* Khó khăn.
6


- Toàn bộ vùng đất trồng rau hữu cơ của trang trại đều đã qua thời gian cách ly
chuyển đổi 3 năm (không sử dụng hóa chất).
- Do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học nên các công đoạn nhổ cỏ
đều phải làm thủ công bằng tay.
- Rau hữu cơ trồng chỉ cho năng suất bằng 50-60% so với rau thông thường.
* Phương hướng hoạt động của Công Ty .
- Nâng cao năng xuất chất lượng của cây trồng.
- Sản xuất ra các sản phẩm an toàn từ gốc, tươi sạch tận ngọn.
- Cho người sử dụng cảm nhận được hạnh phúc đích thực ,tinh túy từ thiên
nhiên.
- Nâng cao đội ngũ cán bộ có tư duy vượt trội.
- Áp dụng các Công nghệ đẳng cấp vào sản xuất.


7


PHẦN III. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA NHÓM SINH VIÊN TẠI
CƠ SỞ
3.1. Báo cáo về các nội dung chuyên môn
3.1.1. Tìm hiểu hoạt động sản xuất
- Chăm sóc :
+ Tưới nước: Sử dụng hệ thống ống tưới dẫn đến từng lô đất trồng, nguồn nước
được lấy từ giếng khoan của công ty và từ sông……, cây đã ổn định nên không
mất nhiều công tưới, chỉ tưới vào những thời điểm quá nắng nóng, khô hạn kéo
dài hoặc sau khi bón phân.
+ Làm cỏ: Làm cỏ xung quanh gốc và kết hợp bón phân. Làm cỏ định kì 1
tháng 1 lần.

Hình 3 .Gốc ổi đã được làm cỏ xung quanh và kết hợp bón phân
+ Bón phân: Tại giai đoạn này cây đang trong giai đoạn phát triển quả, tiến hành
bón phân kali. Bón phân theo phương pháp bón xẻ rãnh chạy vòng quanh theo
hình chiếu đường kính tán.
+Tỉa cành: Tiến hành tỉa bớt những cành vượt, cành mọc xiên tán và những cành
vô hiệu nằm dưới bề mặt tán. Thời điểm thích hợp nhất là vào cuối tháng 4 hàng
năm.
+ Tỉa quả: Tỉa bớt những quả sâu bệnh và những cành có mật độ quả quá dày.
Đối với cây tại vườn, cây 2 năm tuổi mỗi cành nhánh chỉ để 1 quả.

8


Hình 4. Tỉa quả
+ Bao quả: khi quả phát triển đạt 1-2 cm tiến hành bao quả bằng túi bao chuyên

dụng, để tránh côn trùng, sâu, bệnh hại.

Hình 5: Phương pháp bao quả ổi
+ Thu hoạch: Khi quả đạt kích thước , màu xanh chuyển xanh sáng thì thu
hoạch. Nên thu vào buổi sáng sớm và chiều mát, không để dập nát, xây sát.
Trước khi thu 10-15 ngày ngừng phun thuốc bảo vệ thực vật.

9


Hình 6. Thu hoạch và phân loại ổi

Hình 7. Hình ảnh quả ổi đạt tiêu chuẩn
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Tháng 6, 7 ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ,
giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín.
Do vây phải thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt
những quả chín rơi vãi.
Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ
biến nhất là Pseudococcus Citri. Vì vậy có thể phun Sherpa 0,2-0,3%, Trebon
0,2%, hoặc bẫy bả sinh học như Vizubon,..
10


Hình 8. Hình ảnh rệp sáp trên quả ổi
+ Phun lân hữu cơ, cacbamat để phòng trừ sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số
sâu róm rất to ăn lá và quả non, kiến mang rệp,…
+ Vườn ổi tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ rễ ổi sẽ ăn sâu, không lợi dụng được
màu mỡ trên đất mặt: bón phân kém tác dụng. Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10
lít nước không làm bắn thuốc lên lá rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc

lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.
+ Phun Ridomil 0,2%, Anvil 0,2% để phòng bệnh sương mai,đốm quả; có thể
phòng bệnh hại và làm cho màu sắc quả đẹp bằng cách bao quả bằng túi
polyetylen hoặc các vật liệu khác.
3.1.2. Quy trình kỹ thuật sản xuất ổi lê Đài loan an toàn
a) Thời vụ: Trồng từ tháng 2-4 hoặc tháng 8-10
b) Giống
- Sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, giống có trong Danh mục giống cây
trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành hoặc giống địa phương, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất,
tiêu dùng, không gây độc cho người
- Ổi lê Đài Loan là cây trồng dễ tính, sinh trưởng khỏe, chịu thâm canh, nhanh
cho quả, quả to, ít hạt, trọng lượng quả lớn, trung bình quả 250 - 300gam, thâm
canh tốt đạt 350-400gam, riêng quả ra lứa đầu (ổi tơ) đạt tới 500-700gam/quả.
Khi chín thịt quả giòn, mềm, mùi thơm nhẹ, vị ngọt mát, giàu dinh dưỡng.
c) Đất trồng:
- Chân ruộng nào cũng trồng được ổi lê Đài Loan, nhưng tốt nhất là trồng trên
ruộng đất thịt trung bình, chất lượng quả sẽ cao hơn.
d) Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Trồng bằng cây ghép hoặc cành chiết, chọn mua cây khỏe, sạch bệnh, đúng
giống, nếu là cây ghép phải tỉa bỏ các mầm cây phát sinh bên ngoài mắt ghép
11


- Kích thước hố trồng: đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách
hố: 3 x 4m, mật độ trồng: 30-35 cây/sào (360 ).
- Bón lót cho 1 hố: 0,5kg vôi bột 1kg Super lân 0,5- 0,7kg NPK (13-13-13 -TE)
4-5kg phân gia cầm hoai mục; vôi bột rải lót đáy hố, phủ lớp đất mỏng, số phân
còn lại trước khi đưa tiếp xuống hố cần trộn đều với lớp đất mặt; khi trồng gỡ bỏ
túi nilon bao bầu; đặt cây trồng ngay ngắn giữa hố, lấp đất kín tới 5-7cm gốc

ghép; nén nhẹ rồi tưới đẫm nước.
- Bón thúc: 2 năm đầu định kỳ bón cho mỗi gốc 0,5-1kg phân NPK (13-13-13
-TE); từ năm thứ 3 chuyển sang khai thác quả mỗi năm bón 4-5 kg phân hữu cơ
và 1-2 kg NPK (13-13-13 -TE). Ổi lê Đài Loan là giống sinh trưởng khỏe, quả
to, sinh khối lớn nên có thể đầu tư phân bón cao để khai thác năng suất mà
không lo lốp đổ, nhưng phải chăm bón cân đối.
* Tạo hình cho cây:
- Đây là việc làm cần thiết trong suốt quá trình khai thác quả trên cây; cần bấm
ngọn sớm để cây phát sinh các cành cấp I ở các vị trí thân cây dưới 1m (tính từ
gốc); cắt tỉa để lại 3-5 cành cấp I phân đều ra các hướng; trên các cành cấp I tỉa
bỏ các cành tăm, cành mọc sâu vào trong tán; hạ thấp chiều cao cành xuống
dưới 1,5m -1,7; tạo thế cây phát triển cân đối, thuận tiện chăm sóc, thu hoạch và
tăng khả năng chống đổ. Ổi lê Đài Loan có thể ra quả quanh năm trên các mầm
cây bật từ nách lá, cây càng nhiều mầm nách càng nhiều quả. Để có nhiều mầm
nách người ta thường làm trẻ hóa cây bằng cách gây tổn thương cơ giới: Sau
mỗi lần kết thúc thu quả lại bấm ngọn hoặc vít cành, tùy theo vị trí của cành để
xác định cách bấm tỉa, hay vít cành cho hợp lý, đối với các cành vượt cao quá
tầm với thì dùng kéo cắt hạ thấp độ cao, đối với các cành vượt ngang ngoài tán
nên dùng dây mềm buộc vít cong cành vào phía trong; các cành còn lại chỉ ngắt
bỏ 5-10cm ngọn cành, trên các cành vít cong, cành bấm tỉa sẽ phát sinh các mầm
mới, thêm hoa, nhiều quả. Cần kết hợp hài hòa giữa cắt tỉa với vít cành để tránh
gây tổn thương nhiều cho cây, tiêu hao năng lượng, yếu cây, giảm năng suất.
e) Phòng trừ sâu bệnh
* Biện pháp kỹ thuật canh tác
- Gieo đúng thời vụ, cần luân canh với cây trồng khác họ để hạn chế nguồn sâu
bệnh phát sinh gây hại.
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, dùng biện pháp thủ công ngắt bỏ những lá
già, thu nhặt quả bị sâu bệnh, cây bị bệnh vius, vi khuẩn đem tiêu huỷ và dùng
vôi bột xử lý chỗ cây bị bệnh.
- Bón phân cân đối, đúng quy trình, tưới tiêu hợp lý, tạo điều kiện cây dưa sinh

trưởng phát triển khoẻ.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi thời tiết khí hậu, tình hình sinh
trưởng của cây trồng, diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng.
* Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Chỉ sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng
trên rau do Bộ nông nghiệp và PTNT quy định. Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ
nguyên tắc 4 đúng, ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng đúng theo
hướng dẫn và thời gian cách ly của từng loại thuốc. Chú ý: các loại sâu bệnh
12


trên chỉ dùng thuốc hóa học khi chưa thu hoạch và phải đảm bảo thời gian cách
ly ghi trên nhãn bao bì
- Trên giống ổi lê Đài loan có 3 đối tượng sâu gây hại chính là sâu róm, rệp sáp
và ruồi đục quả, cần áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp, để bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm:
- Sâu róm: sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Emamectin benzoate; Matrine;
Azadirachtin, Bacillus thuringiensis var.kurstaki, Indoxacarb phun phòng khi
sâu gây hại
- Ruồi đục quả gây hại quả trong suốt quá trình phát triển của quả, ruồi đục vỏ
quả, đẻ trứng vào đó, hóa dòi đục ăn vào ruột quả, phòng trừ không kịp thời có
thể thất thu cả vườn quả. Phòng trừ đối tượng này rất hiệu quả bằng cách bao
quả sớm;
- Kỹ thuật bao quả (kết hợp với quá trình tỉa định quả trên cây): Bao quả bằng 2
túi, lưới xốp và nilon trắng kích thước 10 x12cm, lồng 2 túi vào nhau, trong lưới
xốp, ngoài bao nilon, đáy đục vài lỗ nhỏ để thoát hơi nước, tránh thối quả; đưa
miệng túi vào bao quả, dùng băng dính kín miệng tới cuổng quả hoặc 1 phần
cành, như vậy sẽ đảm bảo cho đến khi quả chín không bị nhiễm bất cứ sâu bệnh
nào, ngăn chặn được mọi yếu tố độc hại có thể tác động từ môi trường, sản phần
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể tận dụng túi lưới xốp bao hoa quả

ngoài chợ để bao ổi, tiết kiệm chi phí, nhưng phải xử lý túi trong dung dịch xút
(nước xà phòng) để diệt trừ tồn dư sâu, bệnh.
- Chú ý: ngay khi cây tắt hoa phải phun phòng một số sâu bệnh: Ruồi đục quả,
rệp sáp, bệnh sương mai... sau 10 ngày tỉa bao quả và tỉa định quả; trong 1-2
năm đầu, vườn cây chưa khép tán, có thể trồng xen các cây: Cà Pháo, ớt, lạc,
đậu tương hoặc đậu xanh để tăng thu nhập, giữ ẩm cho đất, chống xói mòn và
hạn chế cỏ dại
- Phun luân phiên thay đổi các loại thuốc thuộc các nhóm hoạt chất khác nhau và
không nên dùng bất cứ một loại thuốc nào quá 2 lần trong vòng 10 ngày, ưu tiên
các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc vi sinh và có thời gian cách ly ngắn.
Sử dụng thuốc báo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian
cách ly.Loại thuốc sử dụng có thể điều chỉnh theo thông tư của bộ nông nghiệp
ban hàn
f) Thu hoạch quả
- Ổi lê Đài Loan tăng trọng rất nhanh, từ khi cây tắt hoa, đậu quả đến chín
khoảng 35-45 ngày tùy mùa vụ, cần kiểm tra thu hoạch kịp thời, khi vỏ quả
chuyển từ màu xanh sang màu sáng (gần với màu vàng chanh), dùng kéo cắt sát
cuống, gỡ bỏ túi nilon bao ngoài, để nguyên túi lưới xốp, xếp vào thùng xốp
hoặc caton đưa đi tiêu thụ.
- Thu hoạch theo đúng tiêu chuẩn đã ban hành
3.1.3. Quy trình kỹ thuật sản xuất cây ăn quả có múi an toàn
a) Làm đất
Đất phải được cày bừa kỹ 2 - 3 lần. Đồng thời kết hợp xử lý đất bằng vôi hoặc
thuốc xử lý đất regent hoặc regell.
b) Thiết kế vườn
13


Đất bằng, bố trí hàng cây theo hướng đông tây. Đất dốc từ 5-100 bố trí hàng
theo đường đồng mức. Đất dốc trên 100 bố trí theo ruộng bậc thang.

c) Giống
Sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, giống có trong Danh mục giống cây trồng
được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành hoặc giống địa phương, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất, tiêu
dùng, không gây độc cho người
Cây ăn quả có múi có nhiều loại cây như: bưởi, cam, quýt, phật thủ, mỗi loại cây
có nhiều loại giống khác nhau, tuy thuộc vào nhu cầu và thị hiếu người tiêu
dùng để chọn loại giống phù hợp
d) Đào hố
Cam, Quýt: Kích thước hố: 80 x 80 x 80cm
Bưởi: 100 x 100 x 100cm.
e) Khoảng cách và mật độ
Có thể áp dụng các mật độ sau tùy theo chân đất, địa hình cũng như kỹ thuật
canh tác mà áp dụng cho phù hợp.
Quýt, cam: mật độ 4m x 5m
Bười: Mật độ 7m x 7m hoặc 6mx6m
f) Trộn phân, lấp hố
Phân bón lót trước khi trồng: Phân chuồng: 50-70kg/hố hoặc 100kg/hố. Khô dầu
: 2 -3 kg/hố. Supe lân: 0,5 - 1kg/hố. Kali Clorua: 0,2kg/hố. Vôi: 0,5 - 1kg/hố.
Thuốc xử lý đất: 20g/hố.
g) Thời vụ trồng
Vụ Xuân tháng 2-3 và vụ thu tháng 8-10.
h)Kỹ thuật trồng
Đào một hố nhỏ ở giữa hố, dùng dao sắc rạch và bỏ túi nilon, đặt bầu cây ngang
với mặt đất lồi, thân cây thẳng, mắt ghép quay về hướng gió chính, vun đất nén
chặt xung quanh. Tủ rơm rác hoặc các vật iệu che tủ khác xung quanh gốc một
lớp dày 10 -15 cm, cách gốc từ 15-20 cm. Cắm cọc buộc cố định cây. Tưới nước
đảm bảo giữ ẩm cho cây sau khi trồng (10-15 lít nước/gốc).
- Trồng dặm
Trong 1 - 2 tháng sau khi trồng thường xuyên kiểm tra vườn, nếu thấy có cây bị

chết thì tiến hành trồng dặm ngay để đảm bảo mật độ cây trên vườn.
- Làm cỏ tủ gốc
Thường xuyên nhổ sạch cỏ gốc (mỗi năm nên làm cỏ 4 - 5 lần), không để cỏ dại
quá tốt ở trong vườn. Luôn luôn phải giữ ẩm cho cây bằng cách tủ gốc, dùng các
vật liệu như: cỏ, rơm rạ, vỏ lạc, bã mía...( 1-2 lần/năm). Tủ dày từ 15 - 20cm, tủ
cách gốc 10 - 15cm (đối với kiến thiết cơ bản), tủ cách gốc từ 30 - 40cm (đối với
cây thời kỳ kinh doanh)
-Tưới nước.
Tưới nước thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng sau trồng để
cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ theo điều kiện thời tiết nắng, mưa
để chống hạn hoặc chống úng cho cây.
-Trồng xen
14


Khi cây chưa khép tán, làm cỏ theo hàng, giữa băng, tận dụng khoảng trống để
trồng xen cây họ đậu để tăng thu nhập như: Lạc, đậu tương, đậu đen..... hoặc
trồng một số loại cây (muồng hoa vàng, đậu lablab, cây lạc dại, cây họ đậu
khác...) nhằm che phủ đất, tăng độ ẩm, xốp cho đất, bổ sung một lượng đạm,
mùn.
-Vệ sinh đồng ruộng
Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng bằng cách cắt bỏ chồi vượt, cành tăm, cành
la, tỉa cành trong tán, cắt cành sâu bệnh, thu gom cành, lá rụng đem đốt, nhặt
quả rụng, quả sâu bệnh xử lý và đem chôn. Làm cỏ sạch sẽ, phát quang bờ bụi.
- Tạo hình tỉa cành
Trong quá trình chăm sóc thường xuyên phải cắt bỏ chồi vượt, cành già, cành
tăm, cành la, cành vượt ra khỏi tán, cành bị che khuất trong tán, cành khô, cành
sâu bệnh. Nên tạo tán hình mâm xôi tròn đều bốn phía thông thoáng.
-Bón phân thúc
Liều lượng bón

Tuổi cây
Phân chuồng
Vôi
Phân vô cơ
(kg/cây/năm)
bột(kg/cây/năm) (g/cây/năm) Urê;
Supe lân; Kali
Clorua
1 - 3 tuổi

10

0,3

4 - 6 tuổi

30

0,5

7 tuổi

35 - 50

1,0

100-300; 300400; 100 - 300
400-600; 400800; 400 - 500
800-1000; 1.0001.250; 600 - 800


- Phương pháp bón
Bón phân chuồng: Đào rãnh 2 bên theo hình chiếu của tán cây, sâu 25 – 30cm
(cây nhỏ đào vòng tròn theo hình chiếu tán cây), tiến hành trộn đều phân chuồng
với lân, đất bỏ vào rãnh và lấp đất kín. Rải vôi bột xung quanh tán cây. Hàng
năm sau khi thu hoạch cần bón bổ sung phân xác mắm hoai mục, khô dầu hoặc
phân vi sinh 2 – 4kg/ gốc.
Bón phân khoáng: Đào rãnh 2 bên theo hình chiếu của tán cây, sâu 5 – 10cm,
tiến hành rải phân, trộn đều với đất và lấp kín.
Chú ý khi bón phân đất phải đủ ẩm hoặc sau khi bón xong phải tưới nước .
Không bón khi nhiệt độ quá cao trên 39 oC hoặc quá thấp dưới 15oC.
* Thời vụ bón phân:
Tháng 1 - 2: Đạm 40% Kali 40%
Tháng 4 - 5: Đạm 30% Kali 30%
Tháng 6 - 7: Đạm 30% Kali 30%
Tháng 11 - 12: Lân 100% Vôi 100% Phân chuồng 100% (đối với vườn chưa có
quả)
Tháng 1 - 2: Lân 100% Vôi 100% Phân chuồng 100% (đối với vườn cho quả)
15


* Phòng trừ sâu bệnh
Biện pháp kỹ thuật canh tác
- Gieo đúng thời vụ, cần luân canh với cây trồng khác họ để hạn chế nguồn sâu
bệnh phát sinh gây hại.
+ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, dùng biện pháp thủ công ngắt bỏ những lá
già, thu nhặt quả bị sâu bệnh, cây bị bệnh vius, vi khuẩn đem tiêu huỷ và dùng
vôi bột xử lý chỗ cây bị bệnh.
- Bón phân cân đối, đúng quy trình, tưới tiêu hợp lý, tạo điều kiện cây dưa sinh
trưởng phát triển khoẻ.
+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi thời tiết khí hậu, tình hình sinh

trưởng của cây trồng, diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng.
Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Chỉ sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng
trên rau do Bộ nông nghiệp và PTNT quy định. Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ
nguyên tắc 4 đúng, ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng đúng theo
hướng dẫn và thời gian cách ly của từng loại thuốc. Chú ý: các loại sâu bệnh
trên chỉ dùng thuốc hóa học khi chưa thu hoạch và phải đảm bảo thời gian cách
ly ghi trên nhãn bao bì. Loại thuốc sử dụng có thể điều chỉnh theo thông tư của
bộ nông nghiệp ban hành
*Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch
- Chuẩn bị thu hoạch
Chuẩn bị sẵn các vật liệu, dụng cụ cần thiết để tiến hành thu hoạch quả như: Rổ,
sọt, bạt, dao, kéo cắt quả, rơm rạ, giấy bao quả, bao tải để lót, phương tiện vận
chuyển, nhân lực.....
- Kỹ thuật thu hái
Cam, quýt thuộc loại quả không chín tiếp sau khi thu hái do đó chất lượng quả
phụ thuộc vào thời điểm cắt quả khỏi cây. Vì vậy cần xác định đúng thời điểm
chín của quả mới thu hoạch thì đạt năng suất, chất lượng của quả là cao nhất.
Thu hoạch theo đúng quy cách đã ban hành
 Mô hình trồng xen cây ăn quả có múi với cây ổi
Áp dụng biện pháp trồng xen ổi trong vườn bưởi để ngăn ngừa rầy chổng cánh
và rệp mềm lan truyền bệnh vàng lá (greening) do virus rất có hiệu quả. Do mùi
hương và màu sắc của lá ổi có khả năng xua đuổi được rầy chổng cánh nên có
thể hạn chế xự xâm nhập phá hại rõ rệt trên cây cây bưởi. Ngoài ra, việc trồng
xen còn nhiều tác dụng khác như hạn chế cỏ dại, che phủ đất, tăng thêm thu
nhập nhờ rải vụ thu hoạch.
3.1.4 Đối tượng cây trồng khác (Cây cỏ Lạc/ Lạc dại)
*Vai trò của cây lạc dại trong việc che phủ đất.
Lạc dại (Arachis pintoi) là cây cỏ họ đậu có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố
định đạm từ ni tơ có trong không khí, chúng phát triển sinh khối (thân, lá)

nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất. Cây lạc dại có xuất xứ từ Nam Mỹ, du
nhập vào Việt Nam qua một số dự án hệ thống canh tác. Lạc dại tồn tại ngoài
thiên nhiên như hàng trăm loài cỏ dại. Thân lá lạc dại có thể dài tới 2 m, xanh tốt
16


quanh năm, nhất là khi được cắt định kỳ. Lạc dại chịu được đất nghèo dinh
dưỡng và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên có thể trồng ở nhiều vùng
khác nhau.
Về chống xói mòn, vườn cây ăn trái trồng thảm lạc dại đã làm giảm 72.4%
lượng đất (đồi) bị xói mòn so với đối chứng không trồng. Độ ẩm của đất có
thảm lạc dại luôn cao hơn so với đối chứng từ 10 đến 50% tùy thuộc vào độ dày
của thảm che phủ và điều kiện đất đai, vì thế tiết kiệm nước tưới. Các loài vi
sinh vật (VSV) có lợi tăng rất cao dưới thảm lạc dại. Cụ thể VSV cố định đạm
tăng 200%, VSV phân giải lân tăng 611,1%, VSV phân giải cellulose tăng
138,1% so với đối chứng (vườn cây cùng loại không trồng lạc dại). Trồng lạc dại
giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun, dế phát triển, ngày đêm “cày xới, chế
biến lá mục” làm cho đất thêm tơi xốp.
Theo tính toán của NOMAFSI ( Viện KHKT nông lâm miền núi phía Bắc),
trồng lạc dại, lượng chất xanh có thể cung cấp 595 kg N, 140 kg P2O5, 200 kg
K2O/ha/năm và khẳng định chắc chắn điều này sẽ góp phần quan trọng trong cải
tạo độ phì của đất.

Hình 9. Cây cỏ Lạc
3.2 Hoạt động chuyên môn của nhóm tại cơ sở
Nhóm sinh viên về thực tế tại công ty, ứng dụng công nghệ nông nghiệp cao,
công ty cổ phần sản xuất và cung ứng rau quả sạch Quốc tế (FVF), nhóm tham
gia nghiên cứu cùng các nghiên cứu viên của đơn vị về cây ăn quả của công ty:
cây ổi lê Đài Loan và bưởi Phúc Trạch.
Các hoạt động chung có sự tham gia của nhóm sinh viên:

- Đến cơ sở chào hỏi, gặp gỡ, làm quen với cán bộ ở công ty.
- Tìm hiểu về cơ sở vật chất sản xuất nông nghiệp: Giao thông, thủy nông, nhà
kho, xưởng sản xuất...
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên .
- Khảo sát, tham quan đồng ruộng tham gia sản xuất cùng tổ công nghệ cao
17


- Tham gia vào quá trình chăm sóc cây ăn quả tại công ty FVF( làm cỏ, bón
phân, loại bỏ ổi ghẻ…)
- Đo đạc các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây ổi, bưởi.
Các hoạt động riêng của từng sinh viên:
+ Tham gia các hoạt động trong quy trình trồng rau cùng công nhân: Làm đất,
gieo hat, làm cỏ, tưới nước, chăm sóc, thu hoạch...
+ Phỏng vấn, điều tra các cán bộ kĩ thuật viên về quy trình sản xuất cây ăn quả
sạch tại công ty.
+ Khảo sát địa hình, xin số liệu thứ cấp của cơ sở.
*Tự đánh giá các kết quả đã làm của nhóm :
- Tạo mối quan hệ tốt với các cán bộ trong cơ sở thực tập.
- Thu thập được các thông tin về cơ sở, biết được quy mô của của công ty FVF.
- Xin được số liệu thứ cấp của công ty FVF.
- Tham gia vào một số quá trình sản xuất và chăm sóc cây ăn quả: Các thành
viên trong nhóm đều biết cách: Bón phân, cách sử dụng thuốc bảo về thực vật
sinh học, thu hoạch ổi đạt tiêu chuẩn,vệ sinh khu trồng trọt…
Các hoạt động của sinh viên tham gia thực tập

Hình 10. Thăm quan Công ty

18



Hình11. Làm cỏ

Hình 12. Phỏng vấn công nhân

19


Hình13. Thu hoạch và phân loại ổi
Tự đánh giá kết quả đã làm của từng cá nhân:

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Họ và tên sinh viên
Nguyễn Thị Hà
Đặng Thị Châu Anh
Lê Thị Thu Huế
Nguyễn Văn Hiếu
Phạm Thế Hiệp
Phạm Ngọc Tùng Lâm
Trần Công Minh
Nguyễn Thị Phương

Thảo

Đánh giá kết quả cá nhân
Hoàn thành mục tiêu của nhóm đề ra
Hoàn thành mục tiêu của nhóm đề ra
Hoàn thành mục tiêu của nhóm đề ra
Hoàn thành mục tiêu của nhóm đề ra
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm đề ra
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm đề ra
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm đề ra
Hoàn thành nhiêm vụ của nhóm đề ra

*Các bài học kinh nghiệm rút ra khi đi TTNN:
+ Phải có thái độ nghiêm túc tận tình với công việc, phát huy hết khả năng của
mình trong quá trình làm việc,cần phải tự tin, không nên quá rụt rè trong khi
giao tiếp,học hỏi những cán bộ đang làm việc tại công ty.
+Làm việc có kế hoạch, khoa học,biết vận dụng những kiến thức đã học để vận
dụng vào công việc được giao.
+ Phải chú ý tiếp thu những kinh nghiệm, kiến thức của những công nhân để
phục vụ cho công việc sau này.
+ Kinh nghiệm làm việc nhóm: Chia thành các nhóm nhỏ thuận tiện cho công
việc điều tra và làm việc với cán bộ tại công ty FVF. Cả nhóm đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau trong suốt quá trình thực tập.

20


PHẦN IV. NHẬN XÉT KẾT QUẢ VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1- Nhận xét đánh giá kết quả đợt thực tập
4.1.1 Các kiến thức chuyên môn thu thập được trong đợt thực tập

- Trong quá trình thực tập nhóm sinh viên đã tìm hiểu được quy trình trồng, sản
xuất rau quả sạch hữu cơ. Áp dụng công nghệ cao, hiện đại vào sản xuất, Công
ty CP sản xuất và cung ứng rau quả sạch quốc tế FVF không chỉ đóng góp tích
cực vào việc gìn giữ, bảo vệ môi trường tự nhiên mà còn tiên phong áp dụng
đồng bộ mô hình nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm sạch và an
toàn.
- Tìm hiểu thêm về hệ thống trang trại nhà kính và cánh đồng mở trồng rau sạch
quy mô công nghiệp và quy trình chăm sóc và quy trình trồng rau quả sạch theo
quy chuẩn VietGAP.
- Chuyên môn: Học hỏi được quy trình sản xuất,tham gia chăm sóc cây ăn quả.
Công ty sử dụng hệ thống tưới tiêu bằng công nghệ hiện đại. Tại công ty, sử
dụng rất nhiều thiết bị công nghệ cao để vận hành tự động. Cây ăn quả nói riêng
và các loại cây trồng khác nói chung đều mang lại năng suất rất tốt.
- Thái độ: Nhóm đang làm việc trong môi trường nghề nghiệp, yêu cầu về thời
gian và thái độ làm việc buổi sáng từ 6:00 – 10:00, giờ làm việc buổi chiều từ
14:00 - 18:00. Nhóm có thái độ làm việc nghiêm túc và hiệu quả bên cạnh nhóm
còn học được sự khéo léo tỉ mỉ trong cách đo, đếm các số liệu của cây ăn quả.
- Kỹ năng: Nhóm sinh viên làm việc trực tiếp với nhân viên, công nhân của
công ty, qua ba tuần luyện tập, nhóm sinh viên học được kỹ năng giao tiếp thông
qua một cuộc thảo luận và học hỏi kinh nghiệm làm việc của nhân viên của công
ty. Cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình thông qua báo cáo tại chỗ.
4.1.2 Nhận thức của bản thân về thực tế sản xuất
- Hiểu rõ hơn sự giống và khác nhau giữa kiến thức trong quá trình học tập và
thực tế sản xuất tại Công ty. Nắm bắt được giữa khó khăn và thuận lợi trong quá
trình sản xuất rau quả ở ngoài đồng ruộng và trong nhà kính.
- Quy trình sản xuất rau quả theo quy chuẩn VietGAP nên yêu cầu về công nghệ
và kỹ thuật cao, các loại cây trồng cần có điều kiện tối ưu để sinh trưởng và phát
triển tốt. Sản phẩm đầu ra được chuyển ngay về những siêu thị lớn ( Big C,
Aeon,...) và mặt hàng của FVF là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất. Sản xuất
theo nông nghiệp hữu cơ mang lại khá nhiều lợi ích cho người sản xuất và tiêu

dùng. Vì vậy nền nông nghiệp hữu cơ cần được phát triển rộng rãi và nhiều hơn.
- Trải qua đợt TTNN nhóm sinh viên học được kỹ năng giao tiếp, cải thiện kỹ
năng làm việc nhóm, tự tin thuyết trình. Đồng thời, thông qua thực tập, nhóm
cũng học cách tiếp cận, thích ứng với môi trường, học tập và công việc mới. Tìm
hiểu các kỹ năng ghi âm, học tập từ thực tế ...
4.2- Đề nghị của sinh viên
- Dành cho các nhóm sinh viên và sinh viên
 Cần phải tích cực hơn trong việc tìm hiểu kiến thức chuẩn bị cho việc thực tập
chuyên nghiệp, truy cập thông tin, nắm bắt thông tin về thực hành đầy đủ và
chính xác hơn.
21


 Cần xác định rõ mục tiêu và nội dung của nghiên cứu và trao đổi với đào tạo
để xây dựng kế hoạch thực hành chi tiết để mọi người có thể chuẩn bị tốt cho
kiến thức của mình.
 Phải có thái độ, phong cách làm việc hiện đại, tuân thủ nghiêm ngặt các quy
tắc hoạt động của cơ sở, cố gắng hoàn thành tốt nhất nội dung công việc theo kế
hoạch công tác ban đầu đã nêu.
 Điều chỉnh kế hoạch, công việc cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ
sở.
- Đối với trường đại học:
 Cần hướng dẫn cụ thể, chi tiết, chính xác và nhanh hơn, đặc biệt là về việc lựa
chọn phương tiện, chuẩn bị giấy tờ, lập kế hoạch thực tập.
 Tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn, v.v. phải được viết một cách hoàn chỉnh, chính
xác, cụ thể và rõ ràng hơn, tránh các từ hoặc biểu thức có thể gây nhầm lẫn hoặc
hiểu lầm. Làm khó khăn cho sinh viên trong thời gian thực tập.

22



Số liệu thu thập
Bảng 1: Đặc điểm về hình thái của cây ổi (đv: cm)
Chiều Đường kín Chiều cao
Đường kính Số cành
cao cây tán
thân chính
thân chính
cấp 1
1
200
231.5
43.5
5.2
2
2
210
242.5
42
4.5
3
3
189
235
39.5
5
3
4
134
200

35
4.5
3
5
194
220
31.5
5.3
3
6
235
273.5
32.5
5.5
2
7
144.5
161.5
33.5
2.7
2
8
220
249
32.5
5.7
3
9
172
216

46
4.5
3
10
192
197.5
31.5
3.8
2
Cây
số

Số cành
cấp 2
6
6
6
6
8
4
4
6
6
6

Bảng 2: Một số chỉ tiêu về hoa, quả của cây ổi
Tuần 1(27/04/2018)
Tuần 2 (04/05/2018)
Tuần 3(11/04/2018)
Số nụ


Số
hoa

Số
quả

Số nụ

Số
hoa

Số
quả

Số nụ

Số
hoa

Số
quả

1

8

5

85


9

3

85

12

7

88

2

4

10

120

2

5

121

2

6


124

3

21

5

132

8

312

135

7

3

138

4

14

9

82


18

7

84

18

12

89

5

3

5

77

6

8

79

8

8


82

6

15

5

340

16

8

342

14

12

346

7

7

4

38


9

18

41

15

17

45

8

88

14

165

91

18

168

92

15


171

9

28

13

76

29

17

79

25

18

81

10

5

3

52


9

8

55

10

5

59

23


×