Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh thuận (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

THỌ AN HIỀN

CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY ĐÚNG HẠN
CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

THỌ AN HIỀN

CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY ĐÚNG HẠN
CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 80 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


i

TÓM TẮT
Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận (BIDV Ninh Thuận) và mức độ tác động của các
yếu tố này. Từ đó gợi ý một số khuyến nghị nhằm đánh giá đúng khả năng trả nợ
của khách hàng, tăng khả năng nhận diện khách hàng trả nợ tốt, góp phần nâng cao
chất lượng tín dụng.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng, cụ thể là sử dụng dữ
liệu chéo và áp dụng mô hình hồi quy Logistic, với việc doanh nghiệp trả nợ đúng
hạn nhận giá trị 1 và doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn nhận giá trị 0. Nguồn dữ
liệu cho đề tài nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ 270 hồ sơ vay vốn của 90 doanh
nghiệp có quan hệ tín dụng với BIDV Ninh Thuận từ năm 2015 đến 2017.
Nghiên cứu đưa vào mô hình 13 yếu tố để đánh giá tác động của các yếu tố
này đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố
không có ý nghĩa thống kê (Quy mô của doanh nghiệp, Số năm hoạt động, Tỷ lệ
TSBĐ), còn lại 10 yếu tố có tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trong
đó có 6 yếu tố có mối quan hệ đồng biến (Tỷ suất sinh lợi trên VCSH, Mục đích sử
dụng vốn vay, Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, Dòng tiền qua tài khoản ngân
hàng, Vốn lưu động ròng, Khả năng thanh toán hiện hành) và 4 yếu tố có mối quan
hệ nghịch biến với khả năng trả nợ vay (Lãi suất vay, Số tiền vay, Ngành nghề kinh
doanh, Đòn bẩy tài chính).

Trên cơ sở 10 yếu tố có tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp,
nghiên cứu gợi ý một số khuyến nghị đối với BIDV Ninh Thuận nhằm đánh giá
đúng khả năng trả nợ của khách hàng, tăng khả năng nhận diện khách hàng trả nợ
tốt.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại
học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc
các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2019

Thọ An Hiền


iii

LỜI CÁM ƠN
Chân thành cám ơn PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo đã tận tình hướng dẫn,
hỗ trợ và truyền đạt cho tôi những ý kiến khoa học quý báu về lý thuyết cũng như
kinh nghiệm triển khai thực tế trong quá trình tôi lựa chọn đề tài và thực hiện luận
văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận”.
Chân thành cám ơn Ban lãnh đạo BIDV Ninh Thuận và các cán bộ đang
công tác tại Phòng khách hàng doanh nghiệp - BIDV Ninh Thuận đã tạo điều kiện
thuận lợi và hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Sau cùng, chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giảng dạy chương trình đào tạo
Thạc sỹ Tài chính ngân hàng của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chi Minh đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm hết sức bổ ích để tôi có
thể hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2019

Thọ An Hiền


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................... 1
1.1. Lý do nghiên cứu..................................................................................................1
1.1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................1
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................2
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................5
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................5
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5
1.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng ...................................................................6
1.5. Kết cấu đề tài nghiên cứu .....................................................................................6
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM . 7

2.1. Các khái niệm .......................................................................................................7
2.1.1. Khái niệm nợ vay ......................................................................................7
2.1.2. Khái niệm khả năng trả nợ của khách hàng ..............................................7
2.1.3. Vai trò của đánh giá khả năng trả nợ khách hàng trong rủi ro tín dụng ...9
2.1.4. Đặc điểm đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp .10
2.2. Mô hình lý thuyết về đánh giá khả năng trả nợ vay ...........................................11
2.2.1. Mô hình 5C .............................................................................................11
2.2.2. Mô hình 5P ..............................................................................................14
2.2.3. Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ ..........................................................15
2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ...........20
2.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ...............................................................20
2.3.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ..............................................................24
2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp ..........................29


v

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 41
3.1. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................41
3.2. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................44
3.2.1. Mô hình Logistic ......................................................................................44
3.2.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................47
3.3. Dữ liệu nghiên cứu. ............................................................................................52
3.4. Trình tự nghiên cứu ............................................................................................53
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 55
4.1. Phân tích thống kê mô tả ....................................................................................55
4.2. Phân tích tương quan ..........................................................................................59
4.2.1. Phân tích tương quan ................................................................................59
4.2.2. Phân tích đa cộng tuyến ............................................................................60
4.3. Phân tích hồi quy ................................................................................................61

4.4. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ...........................................................65
4.4.1. Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát của mô hình .................................65
4.4.2. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ...............................................65
4.4.3. Kiểm định mức độ dự báo của mô hình ...................................................66
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................66
4.5.1. Yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp ............67
4.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ vay ....................68
4.5.3. Dự báo xác suất khả năng trả nợ vay........................................................75
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................. 78
5.1. Kết luận ..............................................................................................................78
5.2. Một số khuyến nghị ............................................................................................79
5.2.1. Về tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE) ......................................................79
5.2.2. Về mục đích sử dụng vốn vay ..................................................................80
5.2.3. Về dòng tiền của doanh nghiệp ................................................................81
5.2.4. Về dòng tiền chuyển về ngân hàng ..........................................................84
5.2.5. Về vốn lưu động ròng ...............................................................................85
5.2.6. Về lãi suất cho vay ...................................................................................86
5.2.7. Về ngành nghề kinh doanh .......................................................................87
5.2.8. Về sồ tiền vay và đòn bẩy tài chính ..........................................................88


vi

5.3. Hạn chế của luận văn .........................................................................................89
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 91
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 94


vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ
Joint Stock Commercial Bank for Investment and

BIDV

Development of Vietnam (Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam)

BIDV Ninh Thuận

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Ninh Thuận

BCTC

Báo cáo tài chính

CB QLKH

Cán bộ quản lý khách hàng

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KHDN


Khách hàng doanh nghiệp

LNST

Lợi nhuận sau thuế

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

ROE

Return On Equity (Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu)

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

VCSH

Vốn chủ sở hữu


XHTD

Xếp hạng tín dụng


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng 1.1

Tên bảng

Trang

Dư nợ và nợ xấu tại BIDV Ninh Thuận từ 2015-2018

3

Bảng 3.1 Mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu

50

Bảng 4.1

Bảng thống kê mô tả các biến định tính

55


Bảng 4.2

Bảng thống kê mô tả các biến định lượng

56

Bảng 4.3

Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình

59

Bảng 4.4

Chỉ số VIF

60

Bảng 4.5

Chỉ số VIF sau khi loại bỏ biến độc lập TSBĐ

60

Bảng 4.6

Các yếu tố trong mô hình

61


Bảng 4.7

Yếu tố trong mô hình sau khi loại bỏ yếu tố không có ý nghĩa thống kê

62

Bảng 4.8 Tóm tắt kỳ vọng của giả thuyết nghiên cứu và kết quả mô hình

64

Bảng 4.9

Kết quả kiểm định Omnibus

65

Bảng 4.10 Kết quả mức độ giải thích của mô hình

65

Bảng 4.11 Kiểm định mức độ dự báo của mô hình

66

Bảng 4.12 Các yếu tố trong mô hình

67

Bảng 4.13 Mức độ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của các yếu tố


71

Bảng 4.14 Kết quả dự báo khả năng trả nợ vay

76

Bảng 5.1

Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay 78


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do nghiên cứu
1.1.1. Đặt vấn đề
Bất cứ hoạt động kinh doanh (HĐKD) nào cũng chứa đựng những rủi ro tiềm
ẩn và HĐKD của ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Hoạt động cấp tín
dụng của ngân hàng thường mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi
ro hơn so với các hoạt động khác, đặc biệt trong hoạt động cấp tín dụng đối với
khách hàng doanh nghiệp (KHDN). Trong hoạt động cấp tín dụng cho doanh
nghiệp, các khoản vay vốn thường có giá trị lớn, trong khi chênh lệch giữa thu nhập
và chi phí (NIM) ngày càng thu hẹp do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng,
chỉ cần một khoản vay bị quá hạn, không thu hồi được nợ vay thì không chỉ làm cho
lợi nhuận từ khoản vay đó bị mất đi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của
ngân hàng. Do đó, tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu ở các ngân hàng là vấn đề rất
được quan tâm hiện nay. Nợ xấu ngân hàng có tác động lớn tới hoạt động của hệ
thống ngân hàng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách Nhà nước, cụ
thể các tác động của nợ xấu cũng như việc giải quyết nợ xấu tới nền kinh tế có thể
nhắc tới như:

Một là, nợ xấu tăng đe dọa an toàn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng, nếu
nợ xấu không được xử lý kịp thời, có thể gây ra đổ vỡ của một số ngân hàng yếu
kém, khi đó nó có thể gây ra tác động lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng, gây
mất niềm tin của người dân, của nhà đầu tư, của các doanh nghiệp.
Hai là, nợ xấu tăng sẽ gây đình trệ nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu cao không cho
phép các ngân hàng tăng trưởng dư nợ tín dụng, đồng nghĩa với dòng huyết mạch
của nền kinh tế bị nghẽn lại, các thành phần khác của nền kinh tế (doanh nghiệp, cá
nhân, …) cũng không thể tiếp tục kinh doanh. Điều này sẽ gây ra những tác động xã
hội như thất nghiệp, việc làm, an sinh xã hội, …
Ba là, xử lý nợ xấu ảnh hưởng đến việc thu ngân sách, trong bối cảnh nợ công
đang tăng cao thì việc giải bài toán tăng thu ngân sách rất quan trọng. Trong hoạt
động của ngân hàng thương mại (NHTM), khi phát sinh nợ xấu thì các ngân hàng


2

phải trích lập dự phòng rủi ro, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng
đồng thời gián tiếp ảnh hưởng đến việc nộp ngân sách. Hơn nữa, các ngân hàng
phải duy trì mức lãi suất cao hơn vì việc trích lập dự phòng rủi ro, kéo theo chi phí
vốn của doanh nghiệp vay vốn tăng lên theo làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp
giảm đi, và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng thấp hơn.
Từ những tác động nêu trên của nợ xấu đến nền kinh tế, đứng trên góc độ ngân
hàng, việc nhận diện và đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng sẽ giúp ngân
hàng có những quyết định cấp tín dụng phù hợp, góp phần giảm thiểu nợ xấu và
những tác động của nợ xấu. Tuy nhiên hiện tại các ngân hàng Việt Nam thường
đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên cơ sở kinh nghiệm chủ quan của
cán bộ quản lý khách hàng (CB QLKH) để phân tích từng hồ sơ tín dụng mà chưa
chú trọng chuẩn hóa phương pháp ước lượng khả năng trả nợ của khách hàng từ lúc
giải ngân đến khi thu hồi nợ.
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài

Trong tình hình cạnh tranh gây gắt như hiện nay, số lượng các tổ chức tín dụng
(TCTD) ngày càng nhiều và để có thể giữ được thị phần trên thị trường, duy trì và
tăng trưởng nền khách hàng, các ngân hàng buộc phải đưa ra nhiều chính sách ưu
đãi đối với khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng về, có rất nhiều chính sách mà
ngân hàng có thể đưa ra nhằm thu hút khách hàng, trong đó không thể nói đến chính
sách cấp tín dụng đối với khách hàng, để có thể duy trì và thu hút khách hàng trong
điều kiện cạnh tranh, các ngân hàng buộc phải nới lỏng chính sách cấp tín dụng
như: giảm tỷ lệ tài sản bảo đảm (TSBĐ) hoặc thậm chí là cho vay tín chấp đối với
các khách hàng tốt, giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu (VCSH) tham gia vào dự án và
phương án sản xuất kinh doanh, giảm lãi suất cho vay, … việc nới lỏng chính sách
cấp tín dụng đã làm cho tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho vay càng gia tăng, có
nguy cơ không thu hồi được nợ khi có rủi ro xảy ra. Vì vậy để đảm bảo ngân hàng
có thể thu hồi được cả gốc và lãi vay thì việc đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng trong quá trình thẩm định cho vay cần phải được chú trọng đặc biệt.


3

Theo thống kê của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Thuận đến cuối năm 2018
thì tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Ninh Thuận là 4.232 doanh
nghiệp, trong đó có 238 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 5,6%) hiện đang quan hệ tín
dụng tại BIDV Ninh Thuận. Tính đến cuối năm 2018 tổng dư nợ của BIDV Ninh
Thuận là 5.367 tỷ đồng, trong đó dư nợ KHDN là 3.175 tỷ đồng, chiếm 59% tổng
dư nợ của BIDV Ninh Thuận. Hằng năm, hoạt động cấp tín dụng KHDN đóng góp
từ 30% - 50% tổng thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng của BIDV Ninh Thuận,
điều này cho thấy hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng việc hoàn thành các chỉ
tiêu kinh doanh của ngân hàng. Do đó khi hoạt động cho vay doanh nghiệp gặp rủi
ro do phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu và không thu hồi được nợ thì sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Dư nợ cho vay KHDN tại BIDV Ninh Thuận tăng dần qua các năm, tuy nhiên

chất lượng tín dụng trong thời gian qua có dấu hiệu chuyển biến không tích cực, thể
hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.1: Dư nợ và nợ xấu tại BIDV Ninh Thuận từ 2015-2018
STT
1

Đvt: tỷ đồng
Năm 2017 Năm 2018

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Dư nợ cuối kỳ

3,450

4,037

4,773

5,367

2,158

2,437

2,953


3,175

63%

60%

62%

62%

38

75

80

20

32

67

61

6

85%

90%


76%

30%

1.10%

1.85%

1.67%

0.37%

1.49%

2.74%

2.06%

0.19%

Trong đó:
-

Dư nợ KHDN

-

Tỷ trọng


2

Nợ xấu
Trong đó:

-

Dư nợ xấu KHDN

-

Tỷ trọng

3

Tỷ lệ nợ xấu
Trong đó:

-

Tỷ lệ nợ xấu KHDN

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2018 của BIDV Ninh Thuận


4

Bảng 1.1 cho thấy từ năm 2015 đến năm 2017 tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu tăng
dần qua các năm, riêng năm 2018 nợ xấu giảm so với năm trước là do BIDV Ninh
Thuận đã xử lý rủi ro 80 tỷ đồng nợ xấu của KHDN, do vậy nếu tính cả nợ xấu đã

xử lý rủi ro thì nợ xấu năm 2018 cũng tăng so với năm trước.
Nợ xấu của BIDV Ninh Thuận chủ yếu tập trung ở KHDN, dư nợ KHDN
chiếm tỷ trọng từ 60% - 63% tổng dư nợ toàn chi nhánh nhưng dư nợ xấu khối
KHDN lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ xấu toàn chi nhánh. Vậy đâu là
nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng, đặc biệt là nợ xấu khối KHDN? Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của ngân hàng như nguyên nhân từ tình hình chung
của nền kinh tế, về ngành nghề kinh doanh, từ khách hàng vay vốn, từ ngân hàng
cho vay, … trong đó phải nói đến nguyên nhân từ khách hàng vay vốn, cụ thể hơn
là khả năng trả nợ của khách hàng.
Các nghiên cứu thực nghiệm khác đã được thực hiện tại Việt Nam chủ yếu
đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân, rất ít đề tài nghiên cứu về đối
tượng KHDN trong khi đây là đối tượng có dư nợ vay vẫn đang chiếm tỷ trọng rất
lớn trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng trong nước, đồng thời khi hoạt động
cho vay doanh nghiệp gặp rủi ro không thu hồi được nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
HĐKD của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN tại các ngân hàng ngày càng trở nên thực
tiễn khá bức thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng trong thẩm định tín dụng để đưa ra quyết định cấp tín dụng phù hợp,
đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng đối với KHDN, chính vì vậy Tôi đã thực
hiện đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng
hạn của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận” với mong muốn hoạt động tín dụng tại chi
nhánh hiệu quả, bền vững và có độ an toàn cao đối với các phương án tài trợ vốn,
đảm bảo khả năng thu hồi vốn sau khi được xét duyệt cấp tín dụng và quan trọng
hơn hết là nâng cao hiệu quả HĐKD của ngân hàng.


5


1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ vay
đúng hạn của doanh nghiệp tại BIDV Ninh Thuận, qua đó gợi ý một số khuyến nghị
nhằm đánh giá đúng khả năng của trả nợ của doanh nghiệp, tăng khả năng nhận
diện doanh nghiệp tốt, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Mục tiêu cụ thể tập trung vào các mục tiêu sau:
(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp.
(2) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ vay của
doanh nghiệp.
(3) Gợi ý một số khuyến nghị nhằm đánh giá đúng khả năng của trả nợ của
doanh nghiệp, tăng khả năng nhận diện doanh nghiệp tốt.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:
(1) Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp tại BIDV
Ninh Thuận?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại
BIDV Ninh Thuận như thế nào?
(3) Ngân hàng cần có các giải pháp nào để tăng khả năng nhận diện doanh
nghiệp tốt, đánh giá đúng khả năng của trả nợ của doanh nghiệp?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của
doang nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng tại BIDV Ninh
Thuận, trong đó sẽ lựa chọn ngẫu nhiên 90 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ
chọn ngẫu nhiên ra 3 bộ hồ sơ vay vốn phát sinh trong ba năm gần nhất (20152016-2017). Phạm vi nghiên cứu không xem xét đến ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô
đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại BIDV Ninh Thuận


6


Thời gian nghiên cứu là các hồ sơ vay vốn phát sinh trong khoảng thời gian từ
2015 đến 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu được đưa ra, trước hết trên cơ sở các mô hình lý
thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, đề tài xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ vay của doanh nghiệp. Tiếp theo, sau khi xác định các yếu có ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi
quy Logistic để ước lượng các yếu tố này. Dựa vào kết quả của mô hình hồi quy
Logistic, đề tài xác định mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng trả nợ của
doanh nghiệp, trong đó các yếu tố nào có tác động cùng chiều hay ngược chiều với
khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Cuối cùng, dựa trên phân tích và tổng hợp kết
quả nghiên cứu, đề tài gợi ý một số khuyến nghị nhằm đánh giá đúng khả năng của
trả nợ vay đúng hạn của doanh nghiệp, tăng khả năng nhận diện doanh nghiệp tốt.
1.5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Các mô hình lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Tóm tắt Chương 1
Trong Chương 1, luận văn đã trình bày sơ lược nội dung đề tài nghiên cứu,
khái quát tính cấp thiết của đề tài, nêu ra mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể,
tương ứng với từng mục tiêu cụ thể luận văn cũng đặt ra những câu hỏi cần được
giải đáp để đạt được các mục tiêu đề ra. Đồng thời Chương 1 cũng trình bày về đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
bằng mô hình hồi quy Logistic, cuối cùng là kết cấu của luận văn.


7


CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Khái niệm nợ vay
Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNNVN quy
định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
đối với khách hàng: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng
giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích
xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả
cả gốc và lãi”. Như vậy, vay nợ là một hình thức khách hàng nhận một khoản tiền
từ tổ chức tín dụng để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Việc vay nợ, hay có thể nói một cách khác là sử dụng đòn bẩy tài chính, trên
thực tế là điều rất thường gặp đối với tất cả các doanh nghiệp. Doanh nghiệp thông
thường phát sinh vay nợ vì một số nguyên nhân: (1) Quy mô vốn của doanh nghiệp
nhỏ, nếu chỉ dựa vào vốn chủ sở hữu thì không thể mở rộng HĐKD (thống kê trong
đến cuối năm 2016, tại Việt Nam có khoảng 590.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa
(SME), chiếm tỷ trọng khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt
Nam. Hàng năm, các doanh nghiệp SME đóng góp khoảng 45% vào GDP cả nước
và 31% tổng số thu ngân sách Nhà nước); (2) Theo lý thuyết, vì tài trợ bằng nợ vay
rẻ hơn vốn cổ phần do lãi suất mà doanh nghiệp trả nợ vay được miễn thuế (thuế
được đánh sau lãi vay), nên một doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ có khả năng tạo được
kết quả HĐKD tốt hơn so với 100% vốn cổ phần do tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế
của nợ.
2.1.2. Khái niệm khả năng trả nợ của khách hàng
Trước khi ra quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng, ngân hàng phải
xem xét, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng có đủ đảm bảo thanh toán khoản
vay đến hạn hay không. Vậy xét về mối quan hệ tín dụng với ngân hàng, khả năng



8

trả nợ được hiểu khái quát là việc ngân hàng đánh giá được khách hàng có thực hiện
nghĩa vụ trả nợ cho tất cả các khoản vay trong toàn bộ thời gian quan hệ tín dụng
hoặc trong khoảng thời gian xác định hay không. Thực tế vẫn chưa có khái niệm,
tiêu chuẩn đo lường chính xác và thống nhất về khả năng trả nợ, mà chỉ xác định
thông qua các biểu hiện, các dấu hiệu “mất khả năng trả nợ” và loại trừ các trường
hợp này sẽ là nhóm khách hàng có “khả năng trả nợ”.
Căn cứ theo tài liệu Basel Committee on Banking Supervision (2006), Ủy Ban
Basel về Giám Sát Ngân hàng định nghĩa khách hàng không có khả năng trả nợ là
những khách hàng thuộc một trong các dấu hiệu hoặc tất cả dấu hiệu: (1) Khách
hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn mà chưa
tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để hoàn trả; (2) Khách hàng có các
khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90 ngày.
Tại Việt Nam, theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy
định TCTD phân loại nợ theo phương pháp định tính thành 05 nhóm như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ được TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và
lãi đúng hạn.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ được TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi
nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ được TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi
khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ được TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ được TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất

vốn.


9

Dựa vào phương pháp phân loại nợ định tính như trên, thì các khách hàng
phân loại nợ nhóm 1 là khách hàng được đánh giá là có khả năng trả nợ, các khách
hàng được phân loại nợ nhóm 2 cũng được đánh giá là có khả năng trả nợ mặc dù
khả năng trả nợ trước mắt là suy yếu. Đối với các khách hàng được phân loại nợ
nhóm 3, 4, 5 thì đánh giá là mất khả năng trả nợ, cũng theo Thông tư số
02/2013/TT-NHNN thì nhóm nợ 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu. Như vậy có thể hiểu các
khách hàng mất khả năng trả nợ đồng nghĩa với việc các khách hàng phát sinh nợ
xấu, các khách hàng có khả năng trả nợ là những khách hàng không phát sinh nợ
xấu.
2.1.3. Vai trò của đánh giá khả năng trả nợ khách hàng trong rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro thất thoát tài sản phát sinh khi bên vay không thực
hiện thanh toán nợ bao gồm lãi hoặc nợ gốc khi đến hạn thanh toán hay còn gọi là
tổn thất mất vốn. Các ngân hàng trên thế giới đang áp dụng mô hình dựa trên hệ
thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II.
Các NHTM Việt Nam đang trong quá trình xây dựng cho mình hệ thống cơ sở dữ
liệu nội bộ chuẩn xác nhất để từng bước tiếp cận và áp dụng theo tiêu chuẩn Basel
II. Theo quy định của Basel, tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng phân chia
thành 02 loại: (1) Khoản tổn thất dự tính được-EL(Expected Loss) và (2) Khoản tổn
thất không dự tính được-UL (Unexpected Loss). Trong đó, tổn thất dự tính được-EL
là mức tổn thất trung bình có thể tính được từ các số liệu thống kê trong quá khứ,
đây là mức tổn thất ngân hàng kỳ vọng sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian. Ngân
hàng có thể sử dụng chỉ tiêu tổn thất dự tính làm chuẩn để ra quyết định cho vay,
nếu tổn thất trong dự tính của khách hàng vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của
ngân hàng thì ngân hàng tự động từ chối cho vay khách hàng đó. Đối với mỗi khoản
vay hay mỗi khách hàng, khoản tổn thất dự tính được-EL xác định theo công thức:

EL=PD*LGD*EAD

(2.1)

Trong đó, PD (Probability of Default) là xác suất khách hàng không trả được
nợ trong 12 tháng tới; EAD (Exposure of Defaut) là dư nợ của khách hàng tại thời
điểm không trả được nợ LGD (Loss Given Default) là tỷ lệ mất vốn dự kiến


10

Việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng là việc đầu tiên và quan trọng
trong việc xác định khoản tín dụng tổn thất dự tính được. Để xác định được PD-xác
suất không trả được nợ trong vòng 1 năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ
vào dữ liệu tài chính, phi tài chính và một số dữ liệu cảnh báo khác của khách hàng
trong vòng 5 năm gần nhất. Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô
hình định sẵn để từ đó tính được xác suất không trả được nợ của khách hàng và mô
hình này thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Nhiệm vụ
của luận văn này là tập trung đi tìm các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
khách hàng, trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu để đo lường mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đó đến khả năng trả nợ của khách hàng, và khách hàng cụ
thể ở đây là doanh nghiệp.
2.1.4. Đặc điểm đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp
Đánh giá khả năng trả nợ vay của KHDN hay nói cách khác là thẩm định khả
năng trả nợ của doanh nghiệp là việc đánh giá độ tín nhiệm của doanh nghiệp. Độ
tín nhiệm là khả năng một doanh nghiệp đảm bảo cho các nghĩa vụ trả nợ. Thông
thường để đánh giá khả năng trả nợ vay của KHDN, ngân hàng sẽ thực hiện đánh
giá các nội dung như sau:
Một là đánh giá chung về khách hàng, bao gồm: (1) Đánh giá về tư cách và
năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý SXKD của khách hàng. Những

thông tin này được dùng để đánh giá chung về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh
tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là điều cần thiết để biết liệu doang
nghiệp có thể đứng vững trước những thay đổi bên ngoài cũng như khả năng mở rộng
hoạt động; (2) Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động SXKD của khách hàng như
đánh giá về năng lực sản xuất, khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu
vào, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối, sản lượng và doanh thu, …; (3)
Đánh giá về hoạt động và triển vọng của khách hàng như về thị trường, sản phẩm
dịch vụ, kênh phân phối; (4) Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng.
Hai là đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng. Phân tích tài chính là việc
xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của doanh nghiệp qua việc


11

tính toán và phân tích những chỉ tiêu khác nhau sử dụng những số liệu từ các báo cáo
tài chính. Phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn cần căn cứ vào báo cáo tài chính
gần nhất, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh
báo cáo tài chính (bắt buộc), bổ sung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) và một số
nguồn thông tin khác như: Số lượng lao động, Bảng thanh toán lương, …
Ba là đánh giá phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án dầu tư của khách
hàng, một số nội dung cần đánh giá như: Mục tiêu phương án hoặc kế hoạch kinh
doanh, quy mô sản xuất kinh doanh của phương án, cách thức tiến hành phương án,
tính khả thi của phương án hoặc dự án và tính hiệu quả về mặt tài chính của phương
án hoặc dự án.
2.2. Mô hình lý thuyết về đánh giá khả năng trả nợ vay
2.2.1. Mô hình 5C
Khi các cá nhân hay tổ chức vay vốn, ngân hàng phải thẩm định hồ sơ vay
vốn. Để làm việc này, nhiều ngân hàng sử dụng một số chỉ tiêu để thẩm định tín
dụng hồ sơ vay vốn đó, bao gồm Uy tín (Character), Năng lực (Capacity), Vốn
(Capital), Thế chấp (Collateral), và Các điều kiện khác (Conditions) hay còn gọi tắt

là mô hình 5C.
 Uy tín (Character)
Uy tín là ấn tượng chung khách hàng để lại đối với ngân hàng. Ấn tượng này
có thể là khá chủ quan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối với nhiều ngân
hàng, thái độ của khách hàng là yếu tố quyết định liệu một khoản vay nhỏ có được
phê duyệt hay không. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến thái độ đáng ngờ bao gồm:
sự thiếu hợp tác với ngân hàng, lừa dối, các vụ kiện tụng và thua lỗ. Thời gian, chi
phí kiện tụng và chi phí cơ hội có thể phát sinh do khoản vay gặp vấn đề có thể lớn
hơn nhiều so với thu nhập dự tính. Ngoài ra, một số yếu tố định tính khác như trình
độ học vấn, kinh nghiệm điều hành kinh doanh, phẩm chất cá nhân của khách hàng
cũng được xem xét.
Các tiêu chí đánh giá: (1) Uy tín trong lịch sử quan hệ tín dụng; (2) Kinh
nghiệm của các TCTD, bên thứ ba đối với khách hàng; (3) Kinh nghiệm của Ngân


12

hàng đối với khách hàng; (4) Mục đích cấp tín dụng; (5) Khả năng phân tích, dự
báo về hoạt động kinh doanh của khách hàng trong quá khứ; (6) Phân loại tín dụng,
khả năng tín chấp của khoản vay.
 Năng lực (Capacity)
Năng lực cụ thể ở đây là khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và
hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Đây được coi là chỉ tiêu quan trọng
nhất trong mô hình 5C.
Đánh giá năng lực được dựa trên việc đánh giá các yếu tố: kinh nghiệm điều
hành, báo cáo tài chính (BCTC) quá khứ, sản phẩm, tình hình hoạt động trên thị
trường và khả năng cạnh tranh. Từ đó, ngân hàng dự tính được luồng tiền sẽ được
sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng.
Việc đánh giá lịch sử các khoản vay và thanh toán các khoản vay, dù là của cá nhân
hay các khoản vay thương mại cũng được coi là chỉ báo cho khả năng chi trả trong

tương lai.
Có 4 tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực khách hàng: (1) Năng lực pháp luật,
năng lực hành vi dân sự; (2) Năng lực hoạt động và sản xuất kinh doanh; (3) Năng
lực quản trị điều hành; (4) Tính hợp pháp của nhu cầu cấp tín dụng.
 Vốn (Capital)
Là nguồn vốn khách hàng đầu tư vào doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ yên tâm hơn
nếu khách hàng có VCSH đủ lớn. VCSH có thể được huy động trong quá trình hoạt
động, giúp đảm bảo cho khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng cũng nhìn nhận
VCSH như là chỉ báo của mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của khách hàng đối
với kinh doanh của mình, nếu hoạt động kinh doanh không tốt thì chính khách hàng
là người thiệt hại đầu tiên.
Các chỉ tiêu chính để đánh giá nguồn vốn của doanh nghiệp: (1) Hệ số nợ phải
trả trên vốn chủ sở hữu; (2) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu; (3) Dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh; (4) Khả năng thanh toán hiện hành.


13

 Tài sản bảo đảm (Collateral)
TSBĐ hay sự bảo lãnh của bên thứ ba là một hình thức khác mà khách hàng có
thể đảm bảo với ngân hàng trong quan hệ tín dụng. Ngân hàng có thể xử lý TSBĐ
của khách hàng khi khách hàng bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ. Ngân hàng
được đảm bảo quyền ưu tiên xử lý TSBĐ của khách hàng trước các chủ nợ khác.
Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng các tài sản cá nhân khác ngoài
doanh nghiệp làm tài sản thế chấp. Đối với ngân hàng, đây là sự đảm bảo và là
nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính. Một số ngân hàng có thể yêu
cầu có bảo lãnh của bên thứ ba cùng với TSBĐ. Trong một số trường hợp ngân
hàng có thể yêu cầu bên bảo lãnh thứ ba ký giấy bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán
khoản vay nếu doanh nghiệp (bên được bảo lãnh) không thể trả nợ.
Các tiêu chí chính để đánh giá TSBĐ: (1) Loại TSBĐ (bất động sản, động sản,

máy móc thiết bị, hàng tồn kho, …); (2) Tính pháp lý của TSBĐ; (3) Khả năng
thanh khoản của TSBĐ; (4) Giá trị TSBĐ.
 Các điều kiện khác (Conditions)
Ngân hàng cho vay luôn thận trọng và tính đến những trường hợp xấu nhất có
thể xảy ra. Do vậy khi thẩm định tín dụng, ngân hàng sẽ đánh giá tình hình kinh tế
trong và ngoài nước, tình hình kinh tế ngành của doanh nghiệp đang hoạt động cũng
như các ngành hoạt động liên quan có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Những
doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều bởi biến
động kinh tế sẽ được ngân hàng đánh giá tốt hơn.
Các điều kiện cần xem xét: (1) Ngành nghề kinh doanh có phù hợp với định
hướng cấp tín dụng của ngân hàng hay không; (2) Kết quả kinh doanh của khách
hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành; (3) Năng lực cạnh tranh của
khách hàng; (4) Mức độ nhạy cảm của khách hàng đối với chu kỳ kinh doanh và
thay đổi về công nghệ; (5) Tình trạng thị trường lao động trong ngành, khu vực mà
khách hàng đang hoạt động; (6) Các yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, môi trường
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của khách hàng.


14

2.2.2. Mô hình 5P
 Mục đích (Purpose)
Người vay vốn ngân hàng nhất định phải có mục đích sử dụng, nếu mục đích
sử dụng vốn vay hợp pháp, phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh thì ngân
hàng sẽ đồng ý cấp tín dụng. Vì vậy, mục đích vay vốn cần thể hiện rõ ràng trong
hợp đồng tín dụng và còn phải chứng minh cụ thể qua các chứng từ, hóa đơn, hợp
đồng kinh tế.
 Thanh toán (Payment)
Người vay phải chứng minh có khả năng trả nợ với những khoản vay đến hạn.
Khả năng thanh toán phụ thuộc vào nguồn thu nhập của khách hàng trong mối quan

hệ với các khoản nợ vay. Nếu khả năng thanh toán đáp ứng được yêu cầu về mặt
định lượng, thì các khoản nợ nói chung và nợ ngân hàng nói riêng sẽ được thanh
toán đúng hạn.
 Bảo vệ (Protection)
Một khoản tín dụng được cấp cho khách hàng phải được an toàn cho suốt chu
kỳ luân chuyển nếu có được một hệ thống “bảo vệ” tốt. Hệ thống bảo vệ này không
những nằm ngay trong quá trình luân chuyển sử dụng vốn (hợp pháp, đúng mục
đích) mà còn được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, hoặc bảo lãnh của
bên thứ ba. Tính an toàn của vốn tín dụng phụ thuộc vào hệ thống bảo vệ nó. Tùy
điều kiện cụ thể mà có thể chấp nhận tiêu chuẩn “bảo vệ” cho phù hợp với từng
khách hàng.
 Chính sách (Policy)
Chính sách phát triển của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Việc hoạch định chiến lược và sách
lược trong nhiều nội dung như đổi mới công nghệ, trang thiết bị, vấn đề đội ngũ
công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, ổn định phát triển và chiếm lĩnh thị trường,
đổi mới mẫu mã chất lượng sản phẩm. Trên một tầm nhìn có căn cứ, có định hướng
thì khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mới ổn định và vững chắc.


15

 Định giá (Pricing)
Thông thường các ngân hàng sẽ đưa ra các tiêu chí cụ thể bằng cách chấm
điểm khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) để quyết định cho
vay. Hệ thống XHTD giúp đánh giá rủi ro tiềm tàng của từng khoản tín dụng dựa
trên phương pháp đánh giá bằng thang điểm. Hệ thống XHTD sử dụng các thông
tin định tính và định luợng để đánh giá khách hàng, điểm tổng hợp được sử dụng để
xếp hạng khách hàng, tương ứng với từng hạng khách hàng, Ngân hàng sẽ có chính
sách cấp tín dụng phù hợp.

Các NHTM sử dụng mô hình 5C và 5P để thẩm định cho vay là phù hợp, tuy
nhiên để sử dụng mô hình 5C và 5P cần phải vận dụng linh hoạt và có chọn lọc.
Mô hình 5C và 5P là cơ sở khung lý thuyết nghiên cứu làm nền tảng cho đề tài.
2.2.3. Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ
XHTD nội bộ là việc NHTM đánh giá khả năng, xác suất trả nợ của khách
hàng, mức độ rủi ro của khoản vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng,
quản lý rủi ro, xây dựng chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tượng khách
hàng theo kết quả xếp hạng.
Hệ thống XHTD tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng,
các NHTM không sử dụng kết quả XHTD nhằm thể hiện giá trị của người đi vay
mà đơn thuần là đưa ra ý kiến hiện tại dựa vào các nhân rố rủi ro, từ đó chính sách
tín dụng và giới hạn cho vay phù hợp. Một sự xếp hạng cao của một khách hàng
vay chưa phải là chắc chắn trong việc thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay,
mà chỉ là quyết định đúng đắn về tín dụng đã được điều chỉnh theo mức độ rủi ro tín
dụng có liên quan đến khách hàng là người đi vay và tất cả các khoản vay của khách
hàng đó. Thông qua kết quả XHTD khách hàng, ngân hàng sẽ đánh giá được mức
độ tín nhiệm của từng khách hàng vay vốn, xác định được mức độ rủi ro khi cung
cấp khoản vay, khả năng trả nợ vay. Dựa vào kết quả xếp hạng ngân hàng sẽ quyết
định cho vay hay từ chối cho vay đảm bảo tính khách quan và khoa học. Hệ thống
XHTD thường được phát triển theo ba phương pháp: phương pháp chuyên gia,
phương pháp mô hình và phương pháp hỗn hợp (kết hợp cả yếu tố chuyên gia và kết


×