Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

“THẤT NGHIỆP” NỖI LO CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.72 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

---     ---

MÔN HỌC: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
TIỂU LUẬN

“THẤT NGHIỆP”
NỖI LO CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
GVHD: Cô Nguyễn Thị Như Thúy
Nhóm trưởng: Nguyễn Ngọc Nhiệm
Lớp thứ ba -Tiết 2-3
INSO321005_06

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
1. Nguyễn Ngọc Nhiệm(C)

-

16141218

2. Huỳnh Thái Duy

-

16141126



3. Trần Thanh Phú

-

16141234

4. Võ Trường An

-

16141101

5. Võ Công Vinh

-

16141342

6. Lê Hoàng Phúc

-

16141327

7. Phạm Văn Tuân

-

16141326


Điểm:
Nhận xét của giáo viên
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
.
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
Chữ ký của giáo viên


TRƯỜNG ĐH SPKT TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA LLCT

Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc

BIÊN BẢN BÁO CÁO HỌP NHÓM
Thời gian PV: Từ 14 giờ 00 đến 17 giờ 30 Ngày 03/12/ 2017
Địa điểm PV: Tại phòng đọc thư viện trường.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nhiệm

(Dẫn chương trình)
Thư ký: Trần Thanh Phú
Họ tên các thành viên tham gia trong nhóm:
M1
M2
M3
M4
M5
M6
M7

Nguyễn Ngọc Nhiệm
Trần Thanh Phú
Lê Hoàng Phúc
Võ Trường An
Phạm Văn Tuân
Huỳnh Thái Duy
Võ Công Vinh

1. Thảo luận đề cương chi tiết tiểu luận:
-Như đã phân công, Nhóm trưởng phân công các thành viên cùng nhau làm
việc
-M2 và M3: Cùng nhau làm chương 1
Ảnh hưởng của tình trạng thất nghiệp ở sinh viên sau khi ra trường:
Tổng kết lại Chương 1
-M4, M5: Cùng nhau làm chương 2
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình thất nghiệp ở sinh viên Việt Nam hiện
nay
Tổng kết lại chương 2
-M6, M7: Cùng nhau làm chương 3



Giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp ở sinh viên
Tổng kết lại chương 3
-M1: Nhóm Trưởng
+ Làm bìa tiểu luận
+ Tiềm hiểu phần mở đầu và kết luận
+ Chỉnh sửa và hoàn thiện bài tiểu luận

2. Nhận xét:
- Bầu không khí nhóm sôi nổi, các thành viên trong nhóm có tinh thần và
trách nhiệm làm việc tốt, hỗ trợ lẫn nhau.
- Cá nhân mỗi thành viên có tinh thần trách nhiệm, đúng giờ, tác phong
nghiêm chỉnh, hỗ trợ lẫn nhau.
- Hạn chế: lịch học của các thành viên không trùng nhau dẫn đến hạn chế về
mặt thời gian.
Nhìn chung, cả nhóm làm việc có hiệu quả.

 Đánh giá về sự làm việc của các thành viên:
Sinh viên

Điểm

Nguyễn Ngọc Nhiệm

A

Trần Thanh Phú

A


Phạm Văn Tuân

B

Võ Trường An

A

Võ Công Vinh

A

Huỳnh Thái Duy

A

Lê Hoàng Phúc

B


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………….1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………......1
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu….………………………….…..1
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………….2
CHƯƠNG 1: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TRẠNG THẤT
NGHIỆP Ở SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY…………………….…….2
1.1 Đối với cá nhân……………………………………………………….…..2

1.2 Đối với gia đình……………………………………………………………3
1.3 Đối với kinh tế, xã hội……………………………………………….…...4
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG THẤT
NGHIỆP Ở SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY……………………….….8
2.1 Về phía nền kinh tế, xã hội…………………………………………….....8
2.2 Về phía chính sách của nhà nước……………………………….…….....9
2.3 Về phía bản thân, gia đình sinh viên……………………………...……10
2.3.1 Thiếu kỹ năng thực tế để đáp ứng công việc……………………...…10
2.3.2 Thiếu định hướng nghề nghiệp…………………………………....…10
2.3.3 Hạn chế trong trình độ tiếng Anh……………………………………11
2.3.4 Ngoại hình và mối quan hệ…………………………………………..11
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG
THẤT NGHIỆP Ở SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY…...…………….12
3.1 Ở khía cạnh nhà nước…………………………………………………..12
3.2 Ở khía cạnh nhà trường………………………………………………...13
3.3 Ở khía cạnh bản thân sinh viên……………………………………...…14
PHẦN KẾT LUẬN………………...…………………………………………16
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………17


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khoảng 60% sinh
viên ra trường làm trái ngành và tính đến đầu năm 2017 có hơn 200.000 cử nhân
thất nghiệp. PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho
biết: “Trong số các cử nhân ra trường, một phần nào đó không làm đúng ngành
nghề thì nhiều người nghĩ cũng bình thường. Nhưng nếu con số đó là hàng
nghìn người và tập trung làm ở một nơi lại là điều đáng phải suy nghĩ".
Câu hỏi đặt ra ở đây là nguyên nhân của tình hình thất nghiệp của sinh viên
hiện nay là do đâu? Hậu quả để lại là gì? Vấn đề đó đã gây thiệt hại gì cho nền

kinh tế nước nhà? Và chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng trên? Vấn đề
này được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau và mỗi người một quan điểm khác
nhau. Tuy nhiên giải pháp nhằm đặt ra gấp để giải quyết vấn đề lao động trong
xã hội cũng như đảm bảo công ăn việc làm cho hàng nghìn sinh viên mỗi năm ra
trường. Vấn đề này cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, và nó không nằm
ngoài sự quan tâm của của nhóm chúng em, vì vậy chúng em chọn đề tài “Thất
nghiệp - nổi lo của sinh viên Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Giúp cho mọi người và bản thân em hiểu rõ vấn đề thất nghiệp của sinh viên
có ảnh hưởng đến lực lượng lao động như thế nào, kinh tế xã hội và bản thân
sinh viên có bị ảnh hưởng nhiều không, từ đó tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến
tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường, tìm ra giải pháp nhằm
giảm thiếu vấn đề trên.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TRẠNG THẤT
NGHIỆP Ở SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Đối với cá nhân
Đối với mỗi cá nhân người lao động thì có việc làm đi đôi với có thu nhập
để nuôi sống bản thân và gia đình. Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế
giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có
khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng
đẩy những người này vào cảnh túng quẫn không có khả năng thanh toán cho các
chi phí thường ngày như tiền nhà, tiền điện, tiền nước… Người lao động không
có việc làm đồng nghĩa sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó đời sống bản thân người
lao động và gia đình sẽ gặp khó khăn. Việc thất nghiệp còn dẫn tới mất cơ hội
trao dồi, năm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp làm hao mòn và mất
đi kiến thức, trình độ vốn có, sẽ có nhiều người tìm việc và bằng cách này hay
cách khác họ bươn chải kiếm sống qua ngày. Ngoài những ảnh hưởng về kinh tế

thất nghiệp còn gây ra những tổn hại về mặt tinh thần và sức khỏe cho người lao
động nói chung và sinh viên nói riêng. Người thất nghiệp dễ ở trong tình trạng
mình là người thừa tuy nhiên sự tác động là khác nhau giữa hai giới. Ở phụ nữ
nếu không có việc làm ngoài thì việc nội trợ và chăm sóc con cái vẫn có thể
được chấp nhận là sự thay thế thỏa đáng, ngược lại ở người nam, đem thu nhập
cho gia đình gắn chặt đến giá trị cá nhân, lòng tự trọng. Nam giới khi mất việc
làm thường tự ti, rất nhạy cảm và dễ cáu bẳn, họ có thể tìm đến rượu, thuốc lá để
quên đi buồn phiền, tình trạng này kéo dài ngoài khả năng gây nghiện ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe còn có thể khởi tạo một vấn đề mới đó là bạo hành
gia đình. Họ cũng dễ bị rối loạn tâm lý như buồn phiền, mất ngủ, trầm cảm và
như đã nói ở trên đôi khi còn dẫn đến hành vi tự sát. Nhất là đối với những
người mới thành niên đặc biệt là sinh viên, lúc này họ còn non nớt tâm lý chưa
vững chắt, chưa từng trải bao giờ. Suốt 4 năm ngồi mòn trên ghế nhà trường mà
kết quả ra là hai chữ "thất nghiệp" thì đây là một cú sốc lớn đối với sinh viên.


Nhiều người thất nghiệp đã phải tự kết thúc cuộc đời mình vì không thể chịu
đựng được sự túng quẫn hoặc sa vào các tệ nạn xã hội, tội phạm,… Có thể nói
thất nghiệp đẩy người lao động đến bần cùng, chán nản với cuộc sống xã hội có
thể họ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.
Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công
việc thu nhập thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo
hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía
người sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với
những người làm công cho mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp
đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến. Cái giá khác của
thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá nhân
buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy
thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Những thiệt thòi khi mất
việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động

vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm.
Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế
di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến
cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời
công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.
1.2 Đối với gia đình.
Thất nghiệp đồng nghĩa với nguồn thu nhập chính của gia đình bị cắt đứt họ
sẽ lâm vào cảnh túng thiếu. Họ phải suy nghĩ đủ mọi cách để cắt giảm chi tiêu
trong gia đình, để tiết kiệm tối đa những gì có thể. Sức khỏe các thành viên
trong gia đình bị giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế. Các
nhu cầu về tinh thần củng theo đó mà giảm xuống làm cho đời sống tinh thần
của gia đình bị hạn chế cộng với những áp lực về mặc kinh tế làm cho tinh thần
của họ luôn trong trình trạng lo âu, căng thẳng. Con cái họ đến trường củng gặp
khó khăn hơn do phát sinh nhiều chi phí về học tập. Hạnh phúc cua gia đình
củng sẽ bị giảm xuống đôi khi dẫn đến sự đổ vỡ.


Ra trường không có gì, không tiền, không nghề nghiệp rồi có khi cũng chẳng
giữ được tình yêu thời sinh viên mơ mộng. "Tốt nghiệp là thất nghiệp" lúc này
mới thật đúng nghĩa. Rồi những con người vô sản này lại quay lại ăn bám gia
đình. Hậu quả nghiêm trọng này cũng đang diễn ra trong xã hội và đang là một
vấn nạn đè nặng cuộc sống của nhiều gia đình gồng mình cho con đi học để rồi
lại gánh hai chữ "thất nghiệp" nặng nề.
Nhiều sinh viên sau khi ra trường không thể tìm được một công việc phù
hợp cho bản thân mình đã tiếp tục học lên cao học đây là một gánh nặng thật sự
đối với những gia đình ở vùng quê kinh tế chưa phát triển. Trung bình một hộ
gia đình mỗi năm thu nhập khoảng 45 đến 50 triệu nhưng học phí chi trả cho
một năm học của sinh viên là tầm 30 triệu, đây là một khoảng tiền khá lớn so
với thu nhập của gia đình tạo ra. Cuộc sống gia đình các sinh viên này đã khó
khăn lại càng thêm khó khăn.

1.3 Đối với kinh tế, xã hội:
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động
vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân
tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền
kinh tế đang suy thoá i- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn
tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu
thuế. Thất nghiệp trong giới trẻ làm suy yếu đáng kể tiềm lực kinh tế quốc gia.
Khi thất nghiệp gia tăng, chính phủ các nước phải chi một khoản tiền khổng lồ
để trợ cấp thất nghiệp, giúp người thất nghiệp thoát khỏi những khó khăn trước
mắt về kinh tế. Tuy nhiên, đó chỉ là các gói hỗ trợ ngắn hạn, tạm thời cho người
thất nghiệp khi chưa tìm được việc làm, với điều kiện người lao động trước đó
tự nguyện đóng bảo hiểm thất nghiệp, không có một nền kinh tế nào có thể trả
lương thất nghiệp lâu dài và thường xuyên cho người lao động. Do vậy, tỷ lệ thất
nghiệp trong thanh niên tăng cao là một thách thức to lớn cho ngân sách, an sinh
xã hội và phát triển bền vững. Ngoài ra, một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp
không tìm được việc làm việc sẽ khiến quốc gia không thể hưởng lợi từ việc tận


dụng tài năng, kỹ năng, kiến thức của người trẻ cho sự sáng tạo để thúc đẩy kinh
tế.
Từ tính toán thực tế của các chuyên gia xã hội học cho thấy, ngay cả khi xem
xét các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chỉ cần mỗi doanh nghiệp có từ 5 đến 10
lao động, khi vài trăm ngàn doanh nghiệp đóng cửa như ở nước ta, thì số người
mất việc có thể lên đến cả triệu người. Nếu thu nhập bình quân tại các doanh
nghiệp mức 3 triệu đồng/người/tháng thì số thu nhập của người lao động mất đi
của cả triệu lao động sẽ là 3.000 tỷ đồng/tháng (tương đương mức 150 triệu
USD). Đặc biệt ,tỷ lệ thất nghiệp không có nhiều ý nghĩa ở Việt Nam, khi thất
nghiệp xảy ra, của cải vật chất không những không tăng thêm mà càng ngày
càng tiêu hao thêm nữa, thiệt hại do “cơn bão” thất nghiệp rất lớn, có thể lên tới
hàng tỷ USD mỗi năm cho mỗi quốc gia. Ở Việt Nam dưới tác động của khủng

hoảng kinh tế thế giới, hàng trăm ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ buộc phải đóng
cửa hoặc giải thể. Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), tính đến ngày 01/4/2012 Việt Nam chỉ còn 312.600 doanh nghiệp
đang hoạt động trong tổng số trên 694.000 doanh nghiệp đã thành lập, tức là đã
có tới 382.000 doanh nghiệp nước ta phải đóng cửa và ngừng hoạt động thời
gian vừa qua. Và mỗi doanh nghiệp đóng cửa không chỉ có 3 hay 5 người mất
việc, mà cả hàng trăm, thậm chí nhiều doanh nghiệp có hàng ngàn công nhân.
Thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng là nhóm dân số đóng vai trò quan
trọng xét về góc độ kinh tế: họ vừa là động lực cho sản xuất, vừa là động lực cho
tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là thất nghiệp ở thanh niên sẽ gắn liền với khủng
hoảng ở cả hai chiều sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. Thanh niên luôn có
nhu cầu tiêu dùng cao, trong khi không có việc làm (tức là không có thu nhập) ắt
sẽ dẫn đến những căng thẳng trong cuộc sống. Thanh niên là những người năng
động, luôn tìm tòi và luôn có khát vọng được thể hiện và cống hiến, nếu bị
“khống chế” bởi những chính sách việc làm chưa phù hợp thì có thể gây ra xung
đột xã hội. Như vậy, tình trạng thất nghiệp ở thanh niên là một vấn đề kinh tế -


xã hội nan giải, cần phải giải quyết sớm, nhất là khi tình hình kinh tế - xã hội đã
có nhiều thay đổi.
Thất nghiệp, “một thế hệ mất mát” không chỉ bởi mất đi sức lao động mà
còn bởi tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng lâu dài tới người trẻ và gia đình họ.
Thất nghiệp sẽ ảnh hưởng khả năng kiếm tiền trong khoảng 20 năm. Bởi vì, các
sinh viên không có việc làm và không chịu học hỏi sẽ không có khả năng tích
lũy kinh nghiệm và kỹ năng trong những năm đầu lập nghiệp. Họ bị gạt ra khỏi
thị trường lao động và luôn đứng trước nguy cơ rơi vào cảnh đói nghèo. Thực tế,
nhiều sinh viên tại các nước đang phát triển vẫn phải phụ thuộc tài chính của cha
mẹ. Đáng lo ngại hơn, thất nghiệp kéo dài có thể khiến những người trẻ không
cảm thấy hạnh phúc, dẫn tới những vấn đề về sức khỏe tinh thần như stress, trầm
cảm, tự cách ly khỏi cộng đồng…

Trong bối cảnh hiện nay, trường hợp sinh viên tốt nghiệp ra trường phải làm
trái ngành, những công việc không liên quan đến trình độ, bằng cấp đã không
còn là chuyện hiếm. Sẽ không quá khó để bắt gặp những hình ảnh sinh viên bán
trà đá vỉa hè, đi tiếp thị sản phẩm hay làm bảo vệ, phục vụ tại các quán bar, nhà
hàng… Thậm chí, nhiều người còn chấp nhận phải đi làm công nhân trong các
xí nghiệp, nhà máy với công việc nặng nề, vất vả trong khi đồng lương lại quá
eo hẹp và chật vật. Khi không xin được việc làm ổn định trong khi vẫn phải bắt
buộc đảm bảo cho nhu cầu của cuộc sống thì không thể có con đường nào khả
thi hơn là việc họ chấp nhận làm trái ngành.
Thậm chí đáng buồn hơn, có những bạn tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại
ưu nhưng do cơ hội chưa đến hoặc ngành nghề mình học không được “hot” vào
thời điểm đó thì vẫn phải chấp nhận tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh
nhiều bạn trẻ ý thức được rằng, dù không làm đúng chuyên ngành được đào tạo,
vẫn cố gắng tìm công việc phù hợp để kiếm thêm thu nhập, nuôi sống bản thân
thì vẫn có không ít người cảm thấy xấu hổ khi bản thân tốt nghiệp một trường
đại học danh tiếng mà phải đi làm những công việc bình dân.
Thực trạng đang trước mắt vậy mà mỗi năm hàng ngàn học sinh đua nhau
chen chân vào cánh cổng trường Đại học cho "oai". Ai cũng đòi làm thầy thì ai


sẽ làm thợ? Nếu đã xác định con đường Đại học là con đường tiến thân của bản
thân thì suốt mấy năm Đại học sao không tự tích lũy kinh nghiệm cho mình qua
quá trình làm thêm, thực tập?
Yêu cầu tuyển dụng cho sinh viên mới ra trường đòi hỏi kinh nghiệm nhưng
không quá cao vì họ ý thức được sinh viên còn non nớt. Nhưng các bạn tân cử
nhân lại thường có tư tưởng "ảo tượng sức mạnh" mà tự viễn tưởng cho mình
những bức tranh đẹp về cuộc sống sau khi ra trường để rồi thất vọng. Cứ nghĩ
vào được Đại học là ung dung có tương lai để rồi thực tế phũ phàng sau khi ra
trường dạy bài học rồi lại thất vọng và mất niềm tin vào mọi thứ, về bằng cấp
mà mình đã học. Từ đó niềm tin về bằng cấp cũng vơi dần đi. Khi là nạn nhân

của tình trạng thất nghiệp thì tư tưởng của họ trở nên trì trệ và sẽ trở thành
những con người u ám cho xã hội. Nhiều cử nhân sẽ lại bắt đầu học nghề để
chống tình trạng thất nghiệp và tình trạng cử nhân làm nông dân, công nhân,.. sẽ
mãi là một tấm gương u ám cho các thế hệ sau.
Sinh viên thất nghiệp quá nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ bất ổn trong xã hội;
đồng thời, làm suy yếu sự liên kết giữa gia đình và xã hội, cũng như niềm tin đối
với các chính sách của chính phủ. Thất nghiệp ở sinh viên không chỉ là vấn đề
của sinh viên mà là của cả cộng đồng. Khi không có việc làm hoặc thiếu việc
làm, sinh viên phải sống phụ thuộc vào gia đình và sự trợ cấp thất nghiệp của
nhà nước. Việc làm và thu nhập của sinh viên không ổn định là một trong những
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự bất ổn trong gia đình, thậm chí dẫn đến bạo
lực gia đình và trong cộng đồng. Thất nghiệp cao trong sinh viên làm gia tăng tệ
nạn xã hội, như cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, mại dâm... làm suy giảm niềm tin
của giới trẻ đối với chính quyền, dẫn tới những bất ổn, xung đột xã hội. Ngoài ra
thất nghiệp còn là nguyên nhâ dẫn đến tình trạng lạm phát tăng cao, mối quan hệ
nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế- thất nghiệp và lạm phát luôn luôn tồn
tại trong nền kinh tế thị trường - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) mà giảm thì
tỷ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát tăng theo; ngược lại, tốc độ tăng trưởng (GDP)


tăng thất nghiệp sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm phát cũng giảm. Mối quan hệ này
cần được quan tâm khi tác động vào các nhân tố kính thích phát triển- xã hội.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI TÌNH TRẠNG THẤT
NGHIỆP Ở SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Về phía nền kinh tế, xã hội
Những năm về trước nước ta vẫn còn thực hiện chế độ chính sách bao cấp
thì thực trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hầu như là không có.
Ngày đó sinh viên đi học đại học còn rất ít, sinh viên ra trường được phân công
tác luôn, nhà nước không có chính sách thay đổi, khuyến kích sự phát triển khả
năng của người lao động. Nhưng trong những năm trở lại đây nhà nước đã có

chính sách mở cửa kinh tế, hội nhập chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do
kinh doanh, tự do cạnh tranh nhà nước không bao cấp như trước nữa mà lỗ đâu
doanh nghiệp phải chịu, lãi thì hưởng. Chính vì vậy vấn đề việc làm càng ngày
càng trở nên bức bách. Viêt Nam đang cần một nguồn lực tri thức trình độ cao
để xác định một hình thái kinh tế mới cao hơn, hoàn thiện hơn và hiệu quả hơn
đó là nền kinh tế tri thức. Trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tư nhân
hiện nay thì cơ chế tổ chức làm việc gọn nhẹ hơn trước nhiều nó đòi hỏi một
người có thể làm cong việc của 2-3 người. Do vậy những lao động được tuyển
vào được cân nhắc rất kỹ lưỡng và cẩn thận tuỳ theo khối lượng, tính chất mà
công việc đòi hỏi và khả năng của người đi xin việc. Thực tế hiện nay phần lớn
sinh viên phải tự mình tìm việc làm trừ một số ngành như bộ đội, công an, lục
quân… thì được phân công tác. Do nhu cầu đời sống ngày càng cao, ai cũng
muốn sướng không muốn chịu khổ nên sinh viên ra trường luôn muốn trụ tại các
thành phố lớn để làm việc. Để được làm việc ở thành phố họ có thể làm bất cứ
ngành nghề gì miễn là có thu nhập, kể cả làm trái ngành nghề đào tạo. Chính vì
vậy, ở mộ số nơi ở vùng sâu vùng xa, hải đảo, dân tộc vẫn thiếu trầm trọng
nguồn lao động trong khi ở thành phố đang đương đầu với tình trạng thất nghiệp
ngày càng cao. Vấn đề nào cũng có tính hai mặt của nó. Nền kinh tế thị trường


cũng vậy, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ tính hai mặt của vấn đề này: Một mặt
nó tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển mạnh, tạo ra sự cạnh
tranh, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển đi lên. Cũng chính vì vậy nó
khiến cho mọi người phải có sự cố gắng hết mình, nỗ lực hết mình, để trang bị
cho mình những kiến thức phong phú hơn, đầy đủ hơn để đáp ứng được nền
kinh tế ngày một khó tính hơn. Mặt khác nền kinh tế thị trường cũng có những
tác động lớn đến xã hội gây ra sự thiếu thừa về lực lượng lao động, làm mất sự
cân đối về nguồn lực lao động và nảy sinh ra nhiều vấn đề khác trong việc làm.
2.2 Về phía chính sách của nhà nước
Bên cạnh những nguyên nhân về kinh tế - xã hội, về phía đào tạo thì chính

sách của nhà nước cũng là yếu tố đáng kể tác động đến vấn đề này. Trong những
năm gần đây nhà nước đã có sự quan tâm rất nhiều đến quá trình đào tạo nói
chung và đào tạo đại học nói riêng, khuyến kích sử dụng sinh viên sau khi ra
trường. ví dụ như: sinh viên trường sư phạm không phải đóng học phí, đối với
các trường khác những sinh viên thuộc diện chính sách như : con thương binh,
bệnh binh, con nhà nghèo vượt khó……thì được miễn giảm một phần học phí và
có thể được trợ cấp thêm một khoản tiền. Nhưng bên cạnh đó nhà nước vẫn chưa
có những chính sách hợp lý lắm để khuyến khích sinh viên sau khi ra trường về
vùng sâu vùng xa yên tâm công tác, ví dụ như: do nhà nước chưa có những
chính sách hợp lí lắm mà sinh viên sau khi ra trường không tự nguyện công tác
ở vùng sâu vùng xa, dân tộc ít người mà toàn phải bắt buộc, cưỡng ép.
Bên cạnh đó do nền kinh tế càng phát triển, nhà nước có rất nhiều chính sách
để phát triển kinh tế. Chính vì vậy sinh viên lựa chon khối kinh tế quá nhiều rồi
dẫn tới tình trạng dư thừa nguồn nhân lực trong khối kinh tế trong khi các ngành
nghề khác như nông lâm nghiệp, thuỷ hải sản…. không được nhắc tới nhiều trên
truyền thông nên người dân luôn có xu hướng học những ngành đó sẽ không xin
được việc, khó xin việc mà chỉ đâm đầu vào kinh tế dẫn tới tình trạng 90% sinh
viên khối kinh tế thất nghiệp. Phải chăng nhà nước cần phải có những chính
sách biện pháp hợp lý hơn, cụ thể hơn thoảđáng hơn nữa cả về mặt vật chất cũng


như tinh thần để sinh viên sau khi tốt nghiệp sẵn sàng làm việc ở bất cứđâu, các
ngành nghề phát triển một cách cân bằng để góp phần vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.3 Về phía bản thân, gia đình sinh viên
2.3.1 Thiếu kỹ năng thực tế để đáp ứng công việc
Trên 80% sinh viên mới ra trường được cho là có kiến thức nhưng lại yếu
kém về các kỹ năng mềm - kỹ năng mà đa số nhà tuyển dụng, đặc biệt là các tập
đoàn, tổ chức nước ngoài đánh giá cao. Chính vì thế, nhiều bạn đã mất điểm
trong lần gặp đầu tiên trong buổi phỏng vấn ở các công ty. Trong quá trình học,

đa số sinh viên đều tự chuẩn bị hành trang cho mình là hai bằng ngoại ngữ và tin
học và đều cho rằng đây là điều kiện đủ để có thể trúng tuyển việc làm sau này.
Tuy nhiên, đối với các nhà tuyển dụng, họ đánh giá cao các kỹ năng sống như:
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,...
hơn là các giấy tờ chứng nhận. Đối với các ứng viên được nhận, họ thường có
thời gian khoảng 1 - 2 tháng học việc và thử việc tại công ty nhưng không có
nhiều ứng viên có thể tiếp thu và xử lý công việc. Ngay cả các sinh viên tốt
nghiệp loại giỏi, thậm chí loại xuất sắc cũng không thể trụ vững làm nhân viên
chính thức sau thời gian thử việc như thế. Rất rõ ràng đây chính là yếu điểm mà
các sinh viên cần khắc phục để nâng cao cơ hội có việc sau khi tốt nghiệp.
2.3.2 Thiếu định hướng nghề nghiệp
Định hướng giá trị cho sinh viên cũng là một vấn đề cần quan tâm trong giáo
dục hiện nay. Một là không có định hướng, nghĩa là không biết mình học để làm
gì. Hai là định hướng sai lệch, không có lòng phấn đấu vì đam mê mà đơn giản
chỉ học để lo toan cuộc sống. Có bao giờ bạn tự hỏi: "Mình học đại học để làm
gì và cho ai?". Ở Việt Nam, việc chọn nghề nghiệp sau này chịu sự tác động, chi
phối lớn từ các bậc phụ huynh. Với tâm lý thương con và một phần vì danh danh
dự gia đình, các bậc cha mẹ thường khuyên con cái chọn các ngành có tiếng
như: kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, ngân hàng... Ngoài ra, một số bạn trẻ chọn ngành
học theo xu hướng "hot" của thị trường chứ không thật sự yêu thích, đam mê với


nghề và không đúng với khả năng của mình. Hệ quả của việc học như thế dẫn
đến sự lười học, học cho có lệ để qua kỳ kiểm tra và lấy được cái bằng cho có.
Chính vì thế, chất lượng nhân lực đầu ra trở nên hạn chế và tình trạng thất
nghiệp lại tiếp tục tăng.
2.3.3 Hạn chế trong trình độ tiếng Anh
Tiếng Anh chính là tấm vé thông hành cho tất cả các ngành nghề hiện nay.
Tất cả sinh viên đều được học tiếng Anh trong trường và đa số các bạn đều có
sẵn bằng cấp tiếng Anh để ứng tuyển vào các công ty. Tuy nhiên, cách thức dạy

và học thụ động, không áp dụng thực tế làm cho kỹ năng ngoại ngữ chỉ còn là
con số 0. Các công ty mong muốn nhân viên phải vận dụng được tiếng Anh, đặc
biệt là kỹ năng giao tiếp vào công việc nhưng đa số sinh viên không thể đáp ứng
được. Chính vì thế, để vượt qua hạn chế này, các bạn sinh viên nên cố gắng thực
hành tiếng Anh càng nhiều càng tốt hơn là chỉ cố gắng học để lấy được một bằng
cấp hữu danh vô thực. Một khi tiếng Anh vững chắc thì thành công sẽ mở lối
cho chúng ta.
2.3.4 Ngoại hình và mối quan hệ
Hình thức cũng là một trong những yêu cầu thường thấy trong các mẫu tin
tuyển dụng của các công ty. Qua các tin này, chúng ta thường thấy yêu cầu của
nhiều nhà tuyển dụng hay có gạch đầu dòng đầu tiên là - "Hình thức khá" hoặc
"Ngoại hình ưa nhìn" tiếp sau đó mới đến các yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng...
Điều này cũng dễ lý giải bởi vì bất kỳ công ty nào cũng mong muốn tuyển được
một nhân viên có kinh nghiệm làm việc để có thể giảm thời gian và chi phí trong
công tác đào tạo người mới. Thêm vào đó, một hình thức ưa nhìn sẽ luôn được
ưu tiên vì ai cũng yêu thích nhìn cái đẹp thị giác, đặc biệt là những công việc có
tính chất xã giao, tiếp xúc với khách hàng.
Bên cạnh đó, Một quy tắc ngầm trong xin việc mà ai cũng hiểu, đó chính là:
mối quan hệ và tiền tệ. Có những bạn may mắn khi còn ngồi trên ghế nhà trường
đã được ba mẹ vận dụng mối quan hệ quen biết để xin được một công việc ổn
định. Ai cũng phải công nhận rằng trong thời buổi tìm việc khó khăn hiện nay,
để tìm được một công việc là một quá trình rất khắc nghiệt và khó khăn đối với


những người không có mối quan hệ và năng lực tài chính mạnh. Chính quy tắc
ngầm này đã tạo nên sự bất công trong quá trình tuyển dụng. Có những bạn năng
lực học tập hay kỹ năng làm việc hạn chế vẫn có được việc làm nhờ vào sự quen
biết của gia đình. Ngược lại, những bạn có hoàn cảnh bình thường thì phải chật
vật để tìm được một công việc đủ nuôi sống bản thân. Thực trạng này dù bất
công như thế nào thì cũng đã được sự chấp thuận từ lâu trong xã hội bởi lẽ

không ai có thể phủ nhận sức mạnh của đồng tiền và địa vị.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIẢM THIỂU TÌNH
TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Ở khía cạnh nhà nước
Thiết lập cơ chế phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào và người
học trong việc nắm bắt nhu cầu sử dụng, đặt hàng đào tạo cung ứng cho người
sử dụng lao động, trước mắt áp dụng thí điểm cơ chế này tại các khu công
nghiệp, khu kinh tế lớn, sau đó sẽ áp dụng đồng bộ tại các ngành, địa phương
trong phạm vi cả nước...
Chỉ đạo thống nhất việc quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học và giáo
dục nghề nghiệp từ trung ương đến địa phương để làm cơ sở cho việc quy hoạch
lại mạng lưới giáo dục đại học gắn với mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, với nhu
cầu đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa
phương và quốc gia.
Tiếp tục xây dựng Đề án giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ở trong
và ngoài nước trên cơ sở điều chỉnh lại cơ quan chủ trì, phối hợp theo chức năng
quản lý nhà nước của từng cơ quan…
Xây dựng hệ thống và tăng cường cung cấp thông tin về thị trường lao động
theo địa phương, vùng, ngành và kết nối thành thông tin thị trường lao động
quốc gia; thực hiện các giải pháp hữu hiệu để thu hút lao động đã qua đào tạo từ
nơi dư thừa (các thành phố lớn, vùng đã phát triển) đến làm việc ở nơi có nhu
cầu.


Xây dựng cơ chế, chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với người tốt nghiệp
trình độ đại học, cao đẳng có nhu cầu vay vốn khởi nghiệp nhằm tạo cơ hội
và khuyến khích sinh viên chủ động tự tạo việc làm cho bản thân và những
người lao động khác qua các dự án, ý tưởng sản xuất, kinh doanh, giúp người
mới tốt nghiệp tiếp cận, thụ hưởng nguồn vốn cho vay ưu đãi để tạo việc làm.
Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về Đổi

mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập; thực hiện việc
phân tầng, xếp hạng, ban hành và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở
giáo dục đại học…
Triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy
nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cho vay vốn từ Quỹ quốc gia
và việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện chính
sách hỗ trợ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo lại cho người lao động thất
nghiệp, chuyển nghề.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục theo hướng: Xây dựng cơ chế đầu tư, ưu đãi
về đất đai, vốn để hỗ trợ các cơ sở ngoài công lập; Xây dựng cơ chế cho thuê cơ
sở vật chất ở các cơ sở công lập sau khi quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường
học; Xây dựng chính sách đảm bảo sự công bằng về hỗ trợ cho nhà giáo và sinh
viên trong các cơ sở đào tạo, không phân biệt trường công lập và trường ngoài
công lập để nâng cao chất lượng đào tạo ở cả hai khu vực.
Tiếp tục chỉ đạo các nhà trường cập nhật chương trình đào tạo, xây dựng
chuẩn đầu ra tương thích với khung trình độ tham chiếu ASEAN, tăng cường
năng lực ngoại ngữ cho sinh viên để chủ động tham gia thị trường lao động ở
các nước trong khu vực cộng đồng kinh tế ASEAN.
3.2 Ở khía cạnh nhà trường
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người học và xã hội về cách lựa chọn
ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với khả năng và nhu cầu của thị trường lao
động; nâng cao nhận thức đối với nhà trường và người học về đào tạo và tự tích
luỹ toàn diện về trình độ chuyên môn (lý thuyết nền tảng, kiến thức thực tế và


kỹ năng làm việc), ngoại ngữ, kỹ năng mềm để nâng cao khả năng tìm việc làm
cho sinh viên...Đồng thời, nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên để nuôi
dưỡng ý trí và hoài bão “tự thân lập nghiệp”; nâng cao nhận thức của khối doanh
nghiệp về sự cần thiết phải hợp tác và hỗ trợ cơ sở đào tạo.
Đẩy mạnh công tác phân luồng, định hướng giáo dục tiếp cận nghề nghiệp

cho học sinh ngay từ cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông để góp phần
hình thành đội ngũ nhân lực theo quy mô, cơ cấu nghề nghiệp, trình độ đào tạo
đáp ứng nhu cầu cơ cấu nhân lực cần sử dụng của thị trường lao động.
Tăng cường điều tra, khảo sát, dự báo và đẩy mạng công tác kế hoạch… để
thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế, theo từng giai đoạn, ngành
nghề, trình độ đào tạo
Thực hiện hiệu quả dự án hỗ trợ đào tạo giảng viên; xây dựng cơ chế xác
định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trung cấp, đào tạo cao đẳng, đại học hàng năm
trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động, năng lực đào tạo và tỷ lệ người học
tốt nghiệp có việc làm của cơ sở đào tạo; chỉ đạo các cơ sở đào tạo đầu tư nâng
cao điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, hợp tác với đơn vị sử dụng lao động
để xây dựng chương trình đào tạo cân đối giữa lý thuyết và thực hành, xây dựng
chuẩn đầu ra, hỗ trợ sinh viên thực tập và đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo yêu
cầu của thị trường lao động.
3.3 Ở khía cạnh bản thân sinh viên
Sinh viên nên xây dựng một lộ trình học rõ ràng, bao gồm các điều mình cần
cho tương lai như tham gia câu lạc bộ nào? Học thêm cái gì? Chơi bời ra sao?...
Không ngừng nổ lực, cố gắng phấn đấu học tập vì bản thân và gia đình và biết
nắm bắt xu thế phát triển của xã hội. Tích cực tham gia vào các nhóm học, câu
lạc bộ để trau dồi thêm kĩ năng cần thiết, đồng thời tránh được thời gian rảnh rỗi
quá nhiều sinh ra chơi game, nhậu nhẹt. Cân bằng sức khỏe hợp lí giữa việc học
và chơi. Luôn giữ gìn bản thân tránh xa các tệ nạn xã hội, ăn chơi phun phí quá
mức. Nên tham gia các hoạt động trò chơi để rèn luyện sức khỏe. Tăng cường kĩ
năng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng anh và cả tin học đây là hai yếu tố quyết định


rất nhiều đến tương lai của bạn. Xây dựng các mối quan hệ đặc biệt là bạn bè,
người xưa thường nói “Ở nhà nhờ cha mẹ, ra đường nhờ bạn bè” vì vậy phải biết
chọn bạn mà chơi.


PHẦN KẾT LUẬN


Qua phần tiểu luận trên, chúng ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của thực
trạng thất nghiệp lớn như thế nào. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nguồn nhân lực
dồi dào với nhiều cử nhân, kỷ sư… đây là một lợi thể rất lớn đối với một quốc
gia đang phát triển như Việt Nam ta. Tuy nhiên, nếu không biết quản lý tốt để
lượng cử nhân, kỷ sư… ra trường thất nghiệp nhiều như hiện nay thì rõ ràng “lợi
bất cập hại”.
Trong thực tế xã hội “cầu lớn hơn cung”, “thừa thầy thiếu thợ” thì không
biết bao nhiêu sinh viên vác hồ sơ đi xin việc công cốc về không. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Vì
vậy để giảm thiểu tình trạng này cần đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
các doanh nghiệp để các bạn sinh viên có thể tìm được việc làm một cách dễ
dàng, đúng với chuyên nghành mình học.
Sinh viên là nguồn lực chủ chốt, là tương lai của đất nước. Đất nước có phát
triển vững mạnh về mặt kinh tế - chính trị hay không? Là phụ thuộc hoàn toàn
vào thế hệ trẻ ngày nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo Vnexxpress, ngày 22/11/2013. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7–
2014
2. />3. />4. />5. />6. />7. />8. />9. />


×