Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Các nhân tố tác động đến du lịch Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.61 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC................................................................................................... iv
Danh mục bảng: ......................................................................................... iv
Danh mục biểu đồ: ..................................................................................... iv
Danh mục hình vẽ: ...................................................................................... v
Danh mục chữ viết tắt: ................................................................................ v
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................... 1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. ................................................................ 2
3. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu. ............................................................. 2
4. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................ 2
5. Nhiệm vụ phải giải quyết ........................................................................ 2
6. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 3
7. Dự kiến đóng góp của đề tài.................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU
HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ .............................................................. 3
1.1. Các lý thuyết về nhân tố ảnh hưởng tới thu hút khách du
lịch quốc tế của Việt Nam ........................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về du lịch ................................................................... 3
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch và khách du lịch quốc tế ................ 3
1.1.3. Khái niệm về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế .............. 4
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách du
lịch quốc tế của một địa phương ................................................................. 4
1.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch
quốc tế của một địa phương ........................................................................ 5
1.3.1. Các nhân tố liên quan đến cầu .................................................... 5
1.3.2. Các nhân tố liên quan đến cung .................................................. 6
1.4. Nhóm các nhân tố về tài nguyên con người, văn hóa và
thiên nhiên cho du lịch ................................................................................. 6
1.4.1. Nguồn nhân lực cho du lịch ........................................................ 6


1.4.2. Nguồn tài nguyên du lịch của địa phương .................................. 6
1.5. Nhóm các nhân tố về môi trường kinh doanh và cơ sở hạ
tầng cho du lịch ............................................................................................ 7
i


1.5.1. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ................................................ 7
1.5.2. Cơ sở hạ tầng viễn thông ............................................................ 7
1.5.3. Cơ sở hạ tầng du lịch .................................................................. 7
1.5.4. Giá cả .......................................................................................... 7
1.6. Nhóm các nhân tố về khung chính sách và quy định cho
hoạt động du lịch ......................................................................................... 8
1.6.1. Các quy định và chính sách ........................................................ 8
1.6.2. Môi trường .................................................................................. 8
1.6.3. Tình hình an ninh ........................................................................ 8
1.6.4. Vệ sinh và y tế ............................................................................ 8
1.7. Các nhân tố cản trở khác ...................................................................... 9
1.7.1. Khoảng cách địa lý giữa nơi cư trú thường xuyên của KDL
quốc tế và nơi đến du lịch ........................................................... 9
1.7.2. Giá cả của hàng hóa thay thế ...................................................... 9
1.7.3. Các thảm họa thiên nhiên hoặc nhân tạo .................................... 9
1.8. Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt
động thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam ...................................... 9
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU
LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM .......................................................................................... 10
2.1. Tổng quan hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của VN
giai đoạn 2013 – 2018 ............................................................................... 10
2.1.1. Số lượt khách du lịch quốc tế đến VN ...................................... 10

2.1.2. Cơ cấu nguồn khách ................................................................. 11
2.1.3. Thời gian lưu trú ....................................................................... 14
2.1.4 Mức chi tiêu bình quân .............................................................. 14
2.2. Xây dựng mô nghiên cứu ................................................................... 15
2.2.1 Biến phụ thuộc ........................................................................... 15
2.2.2 Biến độc lập ............................................................................... 15
2.2.3 Thiết lập dạng hàm nghiên cứu ................................................. 16
2.2.4 Thu thập số liệu ......................................................................... 18
2.3. Kết quả nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt
động thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam .................................... 18
2.3.1 Thống kê mô tả các biến ............................................................ 18
ii


2.3.2 Ước lượng tham số - Mô hình hồi quy gốc ............................... 19
2.3.3 Kiểm định mô hình .................................................................... 21
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ TỔNG KẾT ................................................. 22
3.1 Đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách
du lịch quốc tế ở Việt Nam ....................................................................... 22
3.1.1 Đánh giá các nhân tố trong mô hình .......................................... 22
3.1.2 Các yếu tố ngoài mô hình .......................................................... 23
3.2 Để xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện hiệu
quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế ............................................. 24
KẾT LUẬN ................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 26
Phụ lục 1. ....................................................................................................... 27
Phụ lục 2 ........................................................................................................ 28

iii



DANH MỤC
Danh mục bảng:
Số lượt khách du lịch quốc tế đến VN

Bảng 2.1

giai đoạn 2013 – 2018(đơn vị: lượt
khách)
Số lượt khách Quốc Tế Đến Việt Nam

Bảng 2.2

phân theo phương tiện di chuyển giai
đoạn 2013 – 2018 (Đơn vị: Lượt người)
Số lượt khách Quốc Tế đến Việt Nam từ

Bảng 2.3

10 thị trường lớn nhất giai đoạn 2013 2018
Khách đến Việt Nam phân theo thời gian

Bảng 2.4

lưu trú giai đoạn 2014 – 2017 (đơn vị:
nghìn lượt người)
Chi tiêu bình quân một ngày của khách

Bảng 2.5


Quốc Tế đến Việt Nam giai đoạn 2005 –
2017 (đơn vị: USD)

Bảng 2.6

Mô tả các biến số

Danh mục biểu đồ:
Cơ cấu khách Quốc Tế Đến Việt Nam
phân theo phương tiện di chuyển giai

Biểu đồ 2.1

đoạn 2013 – 2018 (đơn vị: %)
Cơ cấu lượt khách Quốc Tế đến Việt
Nam từ 10 thị trường lớn nhất giai đoạn

Biểu đồ 2.2

2013 – 2018 (đơn vị: %)
Cơ cấu lượt khách Quốc Tế đến Việt
Nam phân theo thời gian lưu trú giai

Biều đồ 2.3

đoạn 2014 – 2017 (đơn vị: %)

iv



Danh mục hình vẽ:
Hình 2.1

Mô hình nghiên cứu đề nghị

Hình 3.1

Kết quả ước lượng tham số lần 1

Hình 3.2

Kết quả ước lượng tham số lần 2

Hình 3.3

Kết quả ước lượng tham số lần 3

Hình 3.4

Kết quả ước lượng tham số lần 4

Danh mục chữ viết tắt:
CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

GDP

Gross Domestic Product


FDI

Foreign Direct Investment

VN

Việt Nam

UNWTO

Tổ chức Du lịch Thế giới

KDL

Khu du lịch

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Du lịch càng
ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình khi đóng góp một phần không
nhỏ vào GDP của mỗi nước. Nguồn lợi thu được từ du lịch giúp phát triển kinh tế,
xã hội của từng địa phương và cho cả nước. Không những thế du lịch còn góp phần
quảng bá hình ảnh quốc gia đến thế giới. Nhờ vậy mà với hình ảnh là một quốc gia
đẹp đẽ, thân thiện thì các công ty, chính phủ các nước sẽ chú ý hơn tới quốc gia đó.
Từ đó họ sẽ đến với quốc gia đó, đem đến nguồn vốn không hề nhỏ giúp đất nước
ngày càng phát triển.
Thế giới ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa, xóa bỏ biên giới quốc

gia, đồng nhất về thị trường, giao thoa các nền văn hóa hướng tới đồng nhất về văn
hóa càng ngày càng phát triển. Mỗi quốc gia sẽ rất khó để phát triển khi không chú
trọng tới xu hướng này mà vươn ra thế giới hoặc mở rộng cánh tay đón nhận bạn bè
quốc tế đến với đất nước mình. Để hòa nhập vào làn sóng hội nhập du lịch chính là
một nhân tố cực kỳ quan trọng mang đến cho bạn bè thế giới biết được bộ mặt, hình
ảnh của quốc gia.
Việt Nam được thiên nhiên ban cho một vị trí cực thuận lợi với rất nhiều địa
điểm đẹp, bắt mắt, có tiềm năng thu hút khách du lịch rất lớn. Để phát triển đất
nước, Việt nam sẽ không thể bỏ qua lợi thế này để phát triển kinh tế.
Tuy nhiên trong thời gian qua, ngoài những thành quả đã đạt được vẫn tồn tại
những khó khăn, những điểm xấu, nhưng điểm mà ngành du lịch đã làm chưa tốt.
Để có thể phát triển ngành du lịch thì một công việc không thể thiếu đó là phân tích
các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển ngành du lịch của nước ta.
Chính vì vậy nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài “Phân tích nhân tố
ảnh hưởng tới thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam” để tìm hiểu qua đó đề ra
những giải pháp, kiến nghị để ngành du lịch Việt nam phát triển hơn nữa, tận dụng
được lợi thế của mình.

1


2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.
- Lê Việt Hà (2008) với đề tài “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường
khách du lịch Nga tới Việt Nam” đã nghiên cứu về khách du lịch Nga, thực trạng
khách du lịch Nga đến Việt Nam và đưa ra những giải pháp nhằm thu hút khách du
lịch từ Nga nhiều hơn. Tuy nhiên đề tài này chỉ tập chung vào khách du lịch Nga và
đã được viết cách đây khá lâu.
- ThS. Nguyễn Thị Thu Hương (Khoa Quản trị - Trường Đại học Kinh tế Kỹ
thuật Công nghiệp) với bài viết “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành Du lịch
Việt Nam hiện nay” năm 2017 đã nêu ra được thực trạng ngành du lịch của nước ta

và đưa ra một số giải pháp. Tuy nhiên bài viết mới chỉ nêu ra thực trạng mà chưa đi
đến phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế vào
Việt Nam.
- Bùi Thị Hương Hà (2008) với đề tài “Du lịch Việt Nam: cơ hội, thách thức
và các biện pháp thúc đẩy hướng tới phát triển bền vững” đã đưa ra tổng quan về
thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam, đưa ra các giải pháp định hướng phát triển
du lịch bền vững. Tuy nhiên chưa phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút
khách du lịch quốc tế và đề tài đã khá cũ.

3. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng phát triển, thu hút khách du lịch
quốc tế ở Việt Nam, từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút khách du lịch
nước ngoài và phân tích đánh giá những nhân tố đó. Từ đó đưa ra một số giải pháp,
kiến nghị nhằm phát triển ngành du lịch.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng ngành du lịch ở Việt Nam, các nhân tố
ảnh hưởng tới thu hút khách du lịch nước ngoài ở Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: từ năm 2000 đến 2018

5. Nhiệm vụ phải giải quyết


Cơ sở lý luận, khái niệm liên quan đến việc thu hút khách du lịch quốc tế.



Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế.




Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế.



Giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.
2


6. Phương pháp nghiên cứu.


Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu: sử dụng dữ liệu thống kê từ các nguồn

uy tín.


Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích thông tin, tổng hợp các mặt của

vấn đề để đi đến kết luận.


Phương pháp kế thừa: kế thừa thành tựu từ các nghiên cứu trước để làm tiền

đề để đi sâu nghiên cứu.

7. Dự kiến đóng góp của đề tài.



Hệ thống lại một số khái niệm về thu hút khách du lịch quốc tế.



Đưa ra thực trạng sử dụng thu hút khách du lịch quốc tế ở Việt Nam.



Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút khách du lịch quốc tế ở Việt Nam



Đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG TỚI THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1. Các lý thuyết về nhân tố ảnh hưởng tới thu hút khách
du lịch quốc tế của Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch được hiểu đơn giản là hiện tượng di chuyển của con người từ nơi
thường trú đến những nơi khác nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, … mà không có
sự định cư lâu dài, tức là có sự trở về. Sự phong phú, đa dạng của các địa điểm du
lịch ngày càng thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước bởi các hoạt
động kinh doanh, dịch vụ du lịch xuất hiện, được đầu tư, cải thiện và phát triển
mạnh mẽ. Do đó, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến và
phát triển rộng rãi trên khắp thế giới.
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch và khách du lịch quốc tế
Khách du lịch chính là chủ thể, người thực hiện hoạt động du lịch. Thuật ngữ
“khách du lịch” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau trên thế giới.

Theo pháp luật Việt Nam, “khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
3


du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi
đến” (điểm 2, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005). Điều 34 Luật này cũng
quy định khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
trong đó “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú
tại Việ Nam ra nước ngoài du lịch” (điểm 3, điều 34, Luật Du lịch Việt Nam năm
2005).
1.1.3. Khái niệm về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
Giải nghĩa cụm từ “hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế” trên mặt ngữ
nghĩa văn học, ta có “hoạt động” là những việc làm khác nhau với mục đích nhất
định trong đời sống xã hội; “thu hút” được giải nghĩa là “làm cho người ta ham thích
mà dồn hết mọi chú ý vào” (Trung tâm Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam, 1998).
Như vậy, “hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế” có thể hiểu là những việc
làm khác nhau nhằm mục đích thu hút, kéo dồn sự chú ý của khách du lịch quốc tế.
Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phương là tổng hợp các hoạt
động nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng khách du lịch quốc tế từ nước ngoài đến
du lịch tại địa phương mình.

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách
du lịch quốc tế của một địa phương
• Số lượt khách du lịch quốc tế đến địa phương
Số lượt khách du lịch quốc tế đến địa phương là chỉ tiêu cụ thể nhất thể hiện
hiệu quả của hoạt động thu hút du khách quốc tế của địa phương đó. Số khách du
lịch quốc tế đến với địa phương càng nhiều thì hoạt động thu hút khách càng hiệu
quả và ngược lại.
Số lượt khách có thể được thống kê theo mốc thời gian. Con số này được

tổng hợp dựa trên nhiều hình thức khác nhau như: số lượng vé tham quan được bán,
số lượt khách lưu trú tại các cơ sở du lịch, …
• Doanh thu của ngành du lịch từ khách du lịch quốc tế
Doanh thu của ngành du lịch từ KDL quốc tế được hiểu là toàn bộ thu nhập
mà ngành du lịch địa phương thu đượctừ KDL quốc tế khi du khách chi tiêu, mua
sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại địa phương trong thời gian du lịch của mình.
Doanh thu của ngành du lịch không chỉ phản ánh hiệu quả thu hút, dẫn dụ
4


khách du lịch quốc tế chi tiêu vào các dịch vụ du lịch của địa phương mà còn phản
ánh trình độ phát triển du lịch của địa phương đó. Du khách chỉ bỏ tiền ra cho các
dịch vụ khi các dịch vụ ấy thỏa mãn được nhu cầu của họ; qua số tiền thu được từ du
khách ta thấy được hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch nói riêng và hiệu
quả của hoạt động kinh tế du lịch nói chung.

1.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du
lịch quốc tế của một địa phương
1.3.1. Các nhân tố liên quan đến cầu
• Dân số của nơi cư trú thường xuyên của du khách
Kosnan và Ismail (2012) đã chỉ ra rằng nước có dân số càng lớn thì càng có
nhiều KDL đến Malaysia. Chính vì vậy mà hoạt động thu hút KDL quốc tế của một
nước thường hướng vào các thị trường có dân số cao như Hoa Kỳ, Trung Quốc, …
• Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người)
Thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia thường đượcđo bằng chi tiêu
tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP) của quốc gia ấy. Đây chính là
chỉ tiêu phản ánh mức sống vật chất bình quân của công dân một đất nước. Mức
sống vật chất cao là điều kiện quan trọng xác lập nhu cầu đi du lịch của người dân
một nước vì chỉ khi nào có thu nhập đủ cao thì họ mới nhu cầu để đi du lịch và chi
trả các chi phí cho chuyến du lịch của mình như vé máy bay, tiền tàu xe, ăn ở, tham

quan, mua sắm, ...
• Thời gian rỗi của người dân
Thời gian rỗi là yếu tố thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của con người vì chỉ khi có
thời gian thì con người mới có thể thực hiện một chuyến đi du lịch. Yếu tố thời gian
rỗi trong năm của con người thường đượcthể hiện một cách trung gian thông qua số
ngày làm việc trong năm của họ. Số ngày làm việc càng cao đồng nghĩa với việc
thời gian rỗi của con người càng ít và do đó nhu cầu về du lịch cũng giảm xuống và
các hoạt động thu hút khách du lịch từ những nước có số ngày lao động cao cũng
khó phát huy tác dụng do người dân không có nhiều thời gian để đi du lịch dù họ rất
muốn
• Trình độ văn hóa
Con người càng có học thức, trình độ văn hóa cao thì động cơ đi du lịch của
họ càng tăng vì du lịch giúp con người mở mang kiến thức và sự hiểu biết về thế
5


giới bên ngoài. Robert W. McIntosh (1995) đã nghiên cứu và khẳng định mối quan
hệ thuận giữa trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch của họ.
Theo đó, với người chủ gia đình có trình độ văn hóa ở mức đại học thì tỷ lệ đi du
lịch là 85%, trong khi đó, chỉ có 50% gia đình với người chủ gia đình có trình độ
dưới trung học đi du lịch. (Trần Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2008)
1.3.2. Các nhân tố liên quan đến cung
Các nhân tố liên quan tới cung là những nhân tố liên quan trực tiếp đến địa
phương có tác dụng kéo, thu hút nhu cầu đi du lịch của KDL quốc tế về phía địa
phương mình. Các nghiên cứu của Khadaroo và Seetanah (2007), Yang, Ye và Yan
(2011), hay nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc WEF trong Báo cáo Năng lực
du lịch Thế giới hằng năm đã tập trung khai thác các nhân tố thuộc về cung của các
điểm đến để phân tích tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động thu hút KDL
quốc tế của các điểm đến này.


1.4. Nhóm các nhân tố về tài nguyên con người, văn hóa và
thiên nhiên cho du lịch
1.4.1. Nguồn nhân lực cho du lịch
Du lịch là hoạt động có sự tương tác giữa khách du lịch quốc tế và người dân
địa phương mà trong đó nguồn nhân lực địa phương làm việc trong ngành du lịch
chính là đại diện quan trọng. Lực lượng lao động du lịch được đào tạo bài bản, làm
việc chuyên nghiệp và đáp ứng đượcyêu cầu của KDL sẽ góp phần đem lại cho du
khách sự hài lòng và hoạt động thu hút KDL sẽ ngày càng hiệu quả.
1.4.2. Nguồn tài nguyên du lịch của địa phương
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999, “Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao
động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch;
là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn
du lịch” (Mục 3, Điều 10, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999). Như vậy, tài
nguyên du lịch chính là những tư liệu quan trọng cho hoạt động thu hút KDL quốc
tế của một địa phương. Địa phương dựa vào các di tích nổi bật của mình để thu hút
KDL quốc tế đến để tham quan, thưởng lãm cũng như các nét đặc sắc về văn hóa để
thu hút các du khách đến tìm hiểu và giao lưu. Độ dồi dào, phong phú của tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa của một địa phương có thể đánh giá qua số lượng Di
6


sản thiên nhiên Thế giới hay Di sản văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận của
địa phương ấy hay các di tích được công nhận bởi chính địa phương.

1.5. Nhóm các nhân tố về môi trường kinh doanh và cơ sở
hạ tầng cho du lịch
1.5.1. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Sự phát triển của giao thông vận tải là một trong những điều kiện tiên quyết
cho sự lớn mạnh của hoạt động du lịch một địa phương. Một điểm đến dù hấp dẫn

đến mấy nếu không có đầy đủ cơ sở vật chất về giao thông cho du khách tiếp cận
địa điểm ấy thì cũng thu hút được nhiều KDL.
1.5.2. Cơ sở hạ tầng viễn thông
Viễn thông góp phần nối liền hoạt động liên lạc giữa nhiều nước với nhau.
Đây cũng là nhân tố quan trọng giúp hoạt động thu hút KDL quốc tế trở nên hiệu
quả. Ngày nay, giao dịch được thực hiện qua mạng Internet ngày càng phổ biến,
việc đặt tour, đăng ký vé máy bay qua mạng Internet giúp công tác chuẩn bị đi du
lịch của du khách ngày càng dễ dàng hơn và nhờ đó mà hoạt động thu hút KDL
quốc tế ngày càng hiệu quả. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá cơ sở hạ tầng viễn thông
của một quốc gia đượccác nhà nghiên cứu của WEF sử dụng gồm có số lượng người
sử dụng Internet, số lượng người sử dụng điện thoại di động, ...
1.5.3. Cơ sở hạ tầng du lịch
Đại diện tiêu biểu của cơ sở hạ tầng du lịch của một quốc gia là sự hiện diện
của các cơ sở lưu trú phục vụ KDL. Cơ sở hạ tầng du lịch càng tốt càng chứng tỏ
sức chứa đối với KDL của quốc gia đó càng cao. Chính vì vậy mà sự phát triển của
nhân tố này tạo điều kiện cho sự tăng lên về mặt hiệu quả của hoạt động thu hút
KDL quốc tế của quốc gia đó.
1.5.4. Giá cả
Giá cả là một nhân tố đượcsử dụng thường xuyên nhất trong các mô hình dự
đoán về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của con người. Giá cả ở
đây chính là giá cả hàng hóa và dịch vụ ở nước đến. Khách du lịch khi đến một
nước không tránh khỏi việc phải mua sắm, chi tiêu cho các hoạt động của mình
trong thời gian đi du lịch. Thuận theo quy luật đường cầu, đặc biệt khi du lịch quốc
tế được xem là một loại hàng hóa xa xỉ nên độ co giãn của cầu so với giá cả sẽ lớn,
khi giá cả ở một nước tăng cao thì cầu về du lịch tại nước đó sẽ giảm xuống.
7


1.6. Nhóm các nhân tố về khung chính sách và quy định cho
hoạt động du lịch

1.6.1. Các quy định và chính sách
Vai trò của chính quyền địa phương có tác động lớn đến hoạt động thu hút
KDL quốc tế của một quốc gia. Những điều kiện thuận lợi về quy định và chính
sách như khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm chi phí và thời gian trong
đăng ký thành lập doanh nghiệp đều được Báo cáo năng lực cạnh tranh hằng năm
của WEF liệt kê là những tác động tích cực cho hoạt động du lịch của địa phương.
Một trong số những điều kiện thuận lợi về mặt quy định và chính sách cho hoạt
động thu hút KDL quốc tế của đất nước phải kể đến việc miễn thị thực của khách
quốc tế khi nhập cảnh vào một quốc gia.
1.6.2. Môi trường
Môi trường ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng quyết định đến độ hấp
dẫn của một điểm đến. Một địa phương dù thu hút KDL quốc tế nhờ vào cảnh đẹp
thiên nhiên hay các giá trị văn hóa lịch sử nếu chất lượng môi trường không
đượcđảm bảo và bị sút giảm thì những yếu tố hút khách ấy cũng sẽ dần bị hao mòn
và mọi nỗ lực thu hút khách du lịch quốc tế sẽ mất hiệu quả. Nhân tố về môi trường
thường đượcphản ánh qua các chỉ tiêu: lượng khí thải CO2, hệ số phát thải PM10
(Particulate Matter) dùng để đo độ ô nhiễm không khí, hay hàm lượng COD
(Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) cho ô nhiễm nước, ...
1.6.3. Tình hình an ninh
Vấn đề an ninh luôn là một trong những nỗi băn khoăn của du khách khi quyết
định đến một nơi để du lịch. Một địa phương mong muốn thu hút đượcnhiều KDL
quốc tế thì trước tiên phải đảm bảo được sự an toàn của du khách trong quá trình du
lịch tại địa phương của mình. Sự an toàn đó không chỉ thể hiện qua tình hình chính
trị ổn định, yên bình mà còn qua sự biện pháp của chính quyền địa phương đối với
tình trạng trộm cắp, phạm tội, tai nạn giao thông, ...
1.6.4. Vệ sinh và y tế
Du lịch quốc tế là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro cho con
người vì khi sang một nơi khác du lịch, họ tạm thời rời xa môi trường cư trú thường
xuyên của mình. Khi ấy, những khác biệt về điều kiện sinh sống, thời tiết, khí hậu,
... có thể gây ra những tác động ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vì thế tương tự

vấn đề an ninh, vệ sinh và y tế ở điểm đến cũng là một trong những yếu tố được quan
8


tâm hàng đầu. Vì vậy mà điều kiện vệ sinh y tế của một điểm đến được đảm bảo thì
mới thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế.

1.7. Các nhân tố cản trở khác
1.7.1. Khoảng cách địa lý giữa nơi cư trú thường xuyên của KDL quốc
tế và nơi đến du lịch
Khoảng cách địa lý giữa nơi cưu trú và nơi đi du lịch càng lớn thì chi phí di
chuyển càng cao, thời gian di chuyển dài gây nên tâm lý e ngại khi quyết định đi du
lịch của con người. Ngược lại, những điểm đến gần với nơi cư trú của mình có khả
có năng được KDL lựa chọn cao hơn, chẳng hạn như 77% khách du lịch quốc tế đến
Malysia trong giai đoạn 2004-2007 là từ các nước Đông Nam Á (Salleh và Othman,
2008).
1.7.2. Giá cả của hàng hóa thay thế
Giá cả của hàng hóa thay thế trong du lịch quốc tế chính là giá cả của hàng
hóa và dịch vụ ở nước cạnh tranh về du lịch với nước đến. Thông thường, những
nước láng giềng hoặc trong cùng một khu vực địa lý thường là những nước cạnh
tranh với nhau để giành du khách do các nước này thông thường sở hữu những điều
kiện tương tự về địa hình, khí hậu, cảnh quan,... Cạnh tranh về giá cả cũng là một
trong những chiến lược cạnh tranh quan trọng trong chiến lược thu hút khách du lịch
quốc tế. Giá cả hàng hóa dịch vụ ở nước cạnh tranh giảm sẽ gây ra nguy cơ mất
khách du lịch ở nước mình do du khách sẽ chọn du lịch ở nước cạnh tranh.
1.7.3. Các thảm họa thiên nhiên hoặc nhân tạo
Các thảm họa thiên nhiên như sóng thần, động đất, bão, lũ lụt, ... là những
nhân tố cản trở KDL đến thăm một nước. Tương tự, các thảm họa do chính con
người tạo ra như chiến tranh, khủng bố, tai nạn giao thông làm cho du khách cảm
thấy không an toàn và ái ngại khi quyết định đến nước đó du lịch.


1.8. Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam
Hoạt động du lịch đang ngày càng được thế giới đề cao vì du lịch không chỉ là một
hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cao mà còn là cơ hội để con người giao lưu với
các nền văn hóa khác nhau, mở mang và tiếp thu nhiều kiến thức mới. Báo cáo tổng
hợp Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
đã khẳng định “Ngành du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa

9


đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo
vệ môi trường và giữ vững an ninh quốc phòng.
Việt Nam cần phải cải thiện nhiều để có thể trở thành một điểm đến hấp dẫn
khi nhắc đến khu vực ĐNA. Sở hữu những điểm tương đồng về khí hậu cũng như
địa hình, thị trường du lịch của các nước trong khu vực ĐNA vừa là đối thủ những
cũng vừa là thị trường lớn trong việc thu hút KDL quốc tế.

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU
HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM
2.1. Tổng quan hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của
VN giai đoạn 2013 – 2018
2.1.1. Số lượt khách du lịch quốc tế đến VN
Trong những năm gần đây, ngành du lịch của Việt Nam đã có những bước
phát triển vượt bậc, đặc biệt trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt
Nam. Theo Tổng cục thống kê, số lượt khách du lịch quốc tế đến với VN từ năm

2013 đến năm 2018 có sự tăng trưởng vượt bậc với tỷ lệ tăng 104,66%, từ
7.572.352 lượt khách vào năm 2013 đến 15.497.791 lượt khách năm 2018. Qua
từng năm, xu hướng chung của lượt khách du lịch quốc tế là tăng nhanh với tốc độ
cao, cụ thể như sau
Bảng 2.1: Số lượt khách du lịch quốc tế đến VN giai đoạn 2013 – 2018
(đơn vị: lượt khách)
Năm

Du khách nước ngoài

Thay đổi so với năm trước

2013

7.572.352

10,6%

10


2014

7.874.312

4,0%

2015

7.943.651


0,9%

2016

10.012.735

26,0%

2017

12.922.151

29,1%

2018

15.497.791

19.9%
Nguồn: tổng cục du lịch Việt Nam

2.1.2. Cơ cấu nguồn khách
2.1.2.1. Phân theo phương tiện di chuyển
Bảng 2.2 Số lượt khách Quốc Tế đến Việt Nam phân theo phương tiện di chuyển
giai đoạn 2013 – 2018 (Đơn vị: Lượt người)
Năm
Kỳ

2013


2014

2015

2016

2017

2018

Phân theo
phương tiện

Totals

Đường biển
Đường bộ
Đường không

193.261
1.399.138
5.979.953

133.195
1.606.554
6.220.175

169.839
1.502.562

6.271.250

284.855
1.467.257
8.260.623

258.836
1.753.018
10.910.297

215.306
2.797.498
12.484.987

1.255.292
10.526.027
50.127.285

Totals

7.572.352

7.959.924

7.943.651

10.012.735 12.922.151 15.497.791 61.908.604
Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu khách Quốc Tế Đến Việt Nam phân theo phương tiện di chuyển

giai đoạn 2013 – 2018 (đơn vị: %)

11


Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam chủ yếu bằng 3 phương tiện là đường
hàng không, đường biển và đường bộ. Giai đoạn 2013 - 2018 đường hàng không
luôn là loại hình giao thông chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là đường bộ và cuối
cùng là đường biển. Cụ thể, năm 2013 tỷ trọng KDL quốc tế đến VN bằng đường
hàng không là 78,97%. Tỷ trọng này tăng qua các năm và giảm nhẹ trong năm 2018
nhưng vẫn chiếm 80,57% vào năm 2018. Còn đường bộ là 18,05% và đường biển
là 1,38%.
2.1.2.2 Phân theo thị trường
Bảng 2.3 Số lượt khách Quốc Tế đến Việt Nam từ 10 thị trường lớn nhất giai đoạn
2013 – 2018 (đơn vị: lượt khách)
Nguồn: Tổng cục dulịch Việt Nam
Năm
Kỳ

STT
1

2013

2014

2015


2016

2017

2018

Phân theo
thị trường

Totals

2
3
4

Trung Quốc
Hàn Quốc
Nhật Bản
Hoa Kỳ

1.907.794
748.727
604.05
432.228

1.947.236
847.958
647.956
443.776


1.780.918
1.112.978
671.379
491.249

2.696.848
1.543.883
740.592
552.644

4.008.253
2.415.245
798.119
614.117

4.966.468
3.485.406
826.674
687.226

5
6
7
8
9
10

Đài Loan
Nga
Malaysia

Thái Lan
Campuchia
Úc

398.99
298.126
339.51
268.968
342.347
30.957

388.998
364.873
332.994
246.874
404.159
321.089

438.704
338.843
346.584
214.645
227.074
31.96

507.301
433.987
407.574
266.984
211.949

42.588

616.232
574.164
480.456
301.587
222.614
370.438

714.112
606.637
540.119
349.31
202.954
386.934

6.173.471

6.463.201

6.420.510

8.213.451

10.931.034

13.432.797

Totals


12

17.307.517
10.154.197
4.288.770
3.221.240
3.064.337
2.616.630
2.447.237
1.648.368
1.611.097
1.183.966
51.634.464


Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy lượng khách quốc tế đến với VN từ đa dạng
các quốc gia khác nhau. Số liệu thống kê từ Tổng cục du lịch VN cho ta thấy giai
đoạn 2013 – 2018 nước có lượng khách du lịch đến VN nhiều nhất vẫn không đổi –
đó là Trung Quốc, tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Có thể thấy rằng, trong số 10 nước có số lượt người dân đến VN du lịch nhiều
nhất thì châu Á chiếm đa số, đặc biệt là các nước nằm trong khu vực Đông Á với
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan và các nước Đông Nam Á (Thái
Lan, Malaysia). Các nước còn lại là các nước thuộc Châu Mỹ (Hoa Kỳ) và Nga.
Đây là đều là những quốc gia có nền kinh tế lớn và mức sống cao khiến nhu cầu đi
du lịch nước ngoài của người dân các nước này luôn lớn. Đặc biệt, người dân của
các nước Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản có nhiều
điều kiện thuận lợi về khoảng cách địa lý và thủ tục nhập cảnh do được miễn thị
thực khi vào Việt Nam du lịch nên càng có nhu cầu đến du lịch tại VN
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu lượt khách Quốc Tế đến Việt Nam từ 10 thị trường lớn nhất
giai đoạn 2013 – 2018 (đơn vị: %)


Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

13


2.1.3. Thời gian lưu trú
Bảng 2.4 Khách đến Việt Nam phân theo thời gian lưu trú giai đoạn 2014 – 2017
(đơn vị: nghìn lượt người)
Năm
Phân theo nhóm khách
Khách có nghỉ qua đêm tại cơ sở
lưu trú
Khách tham quan trong ngày
Totals

2014

2015

2016

2017

7.488,471
385,841
7.874,312

7.554,412
389,239

7.943,651

9.310,842
701,893
10.012,735

11.960,743
961,408
12.922,151

Totals
36.314,468
2.438,381
38.752,849

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu lượt khách Quốc Tế đến Việt Nam phân theo thời gian lưu trú
giai đoạn 2014 – 2017 (đơn vị: %)

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

2.1.4 Mức chi tiêu bình quân
Bảng 2.5 Chi tiêu bình quân một ngày của khách Quốc Tế đến Việt Nam giai đoạn
2005 – 2017 (đơn vị: USD)
Năm

2005

2009


2011

2013

2017

Chi tiêt bình
quân 1 ngày

76,4

91,2

105,7

95,8

96,0

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Chi tiêu bình quân một ngày của KDL tại một đất nước là một chỉ tiêu quan
trọng cho thấy hiệu quả hoạt động du lịch của nước đó. Sự tăng trưởng của chỉ tiêu
này là cơ sở cho sự tăng trưởng của doanh thu từ du lịch và góp phần vào GDP của
14


cả nước. Nhìn chung, giai đoạn 2013-2017, chi tiêu bình quân một ngày của cả
KDL đến VN có xu hướng bình quân là tăng. Trong giai đoạn này, chi tiêu bình

quân của 1 KDL quốc tế tại VN là 93,02 USD/khách/ngày, đạt mức tăng 25,65%
trong 13 năm.

2.2. Xây dựng mô nghiên cứu
2.2.1 Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình là số lượt khách du lịch Quốc Tế
đến Việt Nam hàng năm giai đoạn 2000 – 2017. Lượt khách DLQT là đại lượng
phổ biến nhất được dùng làm biến phụ thuộc trong các mô hình định lượng về du
lịch tiêu biểu. Ngoài số lượt KDL quốc tế, một số các chỉ tiêu khác cũng có thể
được sử dụng làm biến phụ thuộc là thu nhập từ KDL quốc tế, số ngày trung bình
KDL quốc tế lưu trú tại nơi đến v.v . . Tuy nhiên, chỉ tiêu về số lượt KDL quốc tế
được nhóm chọn vì đây là đại lượng phản ánh rõ nhất hiệu quả của hoạt động thu
hút KDL quốc tế. Mọi nhân tố làm tăng hay giảm lượt KDL quốc tế đến Việt Nam
chính là các nhân tố có tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của Việt Nam
2.2.2 Biến độc lập
- Nguồn nhân lực được đại diện bằng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống
- Nguồn tài nguyên du lịch bao gồm di sản văn hóa vât thể, di sản văn hóa phi
vật thể, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, mạng lưới công viên
địa chất toàn cầu.
- Cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch được đại diện bằng tổng số phòng trong các
CSLTDL
- Quy định và chính sách của Nhà nước về hoạt động nhập cảnh vào Việt Nam
được đại diện bằng số lượng quốc gia mà công dân được miễn thị thực du lịch khi
vào Việt Nam bao gồm cả song phương và đa phương
- Tỷ giá hối đoái được đại diện bằng tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với
đồng đô la Mỹ

15



Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị

Các nhân tố liên quan còn lại như nhân tố về môi trường, vệ sinh y tế, an ninh,
cơ sở hạ tầng viễn thông,... không được đưa vào mô hình do một phần do sự hạn
chế trong thu thập số liệu thống kê và một phần khác do nhóm nhận thấy với việc
nền kinh tế Việt Nam có tốc độ phát triển khá nhanh, chính vì thế hầu hết các chỉ
tiêu phản ánh cơ sở hạ tầng viễn thông, vệ sinh y tế,... đều có sự tăng trưởng qua
các năm, việc đưa các chỉ tiêu có xu hướng tăng đều qua các năm vào mô hình sẽ dễ
dàng gây ra hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến do tính chất của dữ liệu
theo chuỗi thời gian.
2.2.3 Thiết lập dạng hàm nghiên cứu
Các nghiên cứu liên quan trước đây về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt
động thu hút KDL quốc tế, đến cầu du lịch quốc tế, lượng KDL quốc tế hay thu
nhập từ KDL quốc tế của một đất nước được nhóm sử dụng đều sử dụng mô hình
hồi quy tuyến tính bội có dạng:

=

+

Trong đó:
: Biến phụ thuộc của quan sát i
16


: Hệ số tự do
: Biến độc lập
Dựa vào các nhân tố đã được lựa chọn, mô hình xem xét các nhân tố tác động
đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của Việt Nam cụ thể như sau:


= f(
Trong đó:
: Lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm t
Số doanh nghiệp dịch vụ du lịch và lữ hành trong năm t
Số lao động từ 15 tuổi trở nên đang làm việc trong ngành dịch vụ
lưu trú và ăn uống trong năm t
: Số lượng di sản văn hóa vật thể, phi vật, di sản tư liệu, khu dự trữ
sinh quyển thế giới, công viên địa chất toàn cầu trong năm t
: Số buồng tại các cơ sở lưu trú trong năm t
: Số lượng quốc mà công dân được miễn thị thực khi du lịch vào Việt
Nam, cả song phương và đơn phương trong năm t
: Tỷ giá hối đoái giữ đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ trong năm t
Nhóm chọn xây dựng mô hình dưới dạng lô-ga-rít với biến phụ thuộc Y và các
biến độc lập DL, NL, TN, ROOM, VISA, E được thể hiện dưới dạng lô-ga-rít. Mô
hình nghiên cứu cụ thể dưới dạng lô-ga-rít được thể hiện như sau:
𝒍𝒏𝒀𝒕 =𝒄𝒕 + 𝜷𝟏 𝒍𝒏𝑵𝑳𝒕 + 𝜷𝟐 𝒍𝒏𝑻𝑵𝒕 + 𝜷𝟑 𝒍𝒏𝑹𝑶𝑶𝑴𝒕 + 𝜷𝟒 𝒍𝒏𝑽𝑰𝑺𝑨𝒕 + 𝜷𝟓 𝒍𝒏𝑬𝒕 + 𝝁𝒕

Trong đó:
là hệ số tự do của mô hình
,

,

,

,

: là các hệ số hồi quy của mô hình


: là sai số của mô hình
Phương pháp hồi quy được sử dụng để ước lượng tham số của mô hình là
17


phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Phương pháp được dùng để lựa chọn ra
mô hình hồi quy cuối cùng là phương pháp đi từ tổng quát đến cụ thể. Theo phương
pháp OLS, một trong những cách để kiểm định ý nghĩa thống kê của biến độc lập
chính là xem xét giá trị p (p_value) của nó. Giá trị p được định nghĩa là mức ý nhĩa
thấp nhất mà giả thiết H0 (giả thiết biến độc lập đang xét không có ý nghĩa đối với
biến phụ thuộc) có thể bị bác bỏ. Như vậy, giá trị p càng thấp thì khả năng chấp
nhập giả thiết H0 càng khó có khả năng xảy ra và kết quả càng có ý nghĩa thống kê.
Với mức ý nghĩa 5%, một biến độc lập có ý nghĩa thống kê khi giá trị p của nó nhỏ
hơn 0,05. Áp dụng phương pháp từ tổng quát đến cụ thể để lựa chọn được mô hình
hồi quy cuối cùng, mô hình nghiên cứu ban đầu được định lượng để ra được hàm
hồi quy ban đầu. Biến độc lập có giá trị p lớn nhất và lớn hơn 0,05 (với mức ý nghĩa
là 5%) sẽ bị loại bỏ khỏi mô hình. Mô hình mới sẽ tiếp tục được hồi quy và loại bỏ
dần biến giải thích có giá trị p lớn nhất cho đến khi mọi biến độc lập đều có giá trị p
nhỏ hơn 0,05. Đó là khi mọi biến độc lập trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê
(với mức ý nghĩa 5%).
Giả thiết quan trọng của phương pháp OLS chính là không có sự tương quan
giữa các sai số ngẫu nhiên do đó sau khi xác định được mô hình hồi quy với các
biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê, nhóm sẽ tiến hành các kiểm định để phát hiện
các bệnh của mô hình. Trong đó có kiểm định Breusch - Godfrey (BG) cho tự tương
quan, cũng như các kiểm định khác cho các bệnh như đa cộng tuyến, phương sai
thay đổi. Khi mô hình bị phát hiện có bệnh, nhóm sẽ tiến hành khắc phục các bệnh
cho mô hình để rút ra được mô hình hồi quy tối ưu cuối cùng.
2.2.4 Thu thập số liệu
Dữ liệu được sử dụng trong mô hình là dữ liệu năm trong giai đoạn 2000 –
2017, các dữ liệu này được thu thập từ các nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,

Tổng cục du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam, trang web
lãnh sự Việt Nam: , số liệu từ Ngân hàng Thế giới
World Bank. (Phụ lục 1)

2.3. Kết quả nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam
2.3.1 Thống kê mô tả các biến
Bảng 2.6 Thống kê mô tả các biến số
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eview10
18


Mean
Median
Maximum
Minimum
Std. Dev.
Skewness
Kurtosis

Y
5158.030
4212.652
12922.15
1607.600
3188.717
0.822258
3.028131

NL

1507.225
1440.550
2486.300
685.4000
714.4744
0.149415
1.368846

TN
15.16667
13.50000
28.00000
5.000000
8.528499
0.164189
1.421711

ROOM
227166.2
209725.5
508000.0
72200.00
123449.6
0.678120
2.656936

VISA
15.66667
14.00000
37.00000

2.000000
10.94908
0.576268
2.461153

E
18043.80
16683.67
22370.09
14167.75
2884.594
0.258774
1.400405

Jarque-Bera
Probability

2.028919
0.362598

2.062471
0.356566

1.949120
0.377358

1.467808
0.480031

1.214020

0.544978

2.119920
0.346470

Sum
Sum Sq. Dev.

92844.55
1.73E+08

27130.05
8678052.

273.0000
1236.500

4088991.
2.59E+11

282.0000
2038.000

324788.4
1.41E+08

Observations

18


18

18

18

18

18

2.3.2 Ước lượng tham số - Mô hình hồi quy gốc
Hình 3.1 kết quả ước lượng tham số lần 1
Dependent Variable: LOG(Y)
Method: Least Squares
Date: 05/19/19 Time: 22:29
Sample: 2000 2017
Included observations: 18
Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

C

-9.245389


7.440582

-1.242563

0.2378

LOG(NL)

-0.034548

0.528884

-0.065322

0.9490

LOG(TN)

-0.054718

0.489918

-0.111687

0.9129

LOG(ROOM)

0.455909


0.444511

1.025641

0.3253

LOG(VISA)

0.280918

0.183928

1.527328

0.1526

LOG(E)

1.200719

0.955627

1.256472

0.2329

R-squared

0.972736


Mean dependent var

8.355417

Adjusted R-squared

0.961376

S.D. dependent var

0.662327

S.E. of regression

0.130167

Akaike info criterion

-0.978796

Sum squared resid

0.203321

Schwarz criterion

-0.682005

Log likelihood


14.80916

Hannan-Quinn criter.

-0.937873

F-statistic

85.62817

Durbin-Watson stat

Prob(F-statistic)

0.000000

1.784229

Nguồn: tính toán từ phần mềm eviews10

Nhóm tiến hành dùng phân mềm Eviews10 để ước lượng tham số của mô
hình hồi quy gồm tất cả các biến có trong mô hình nghiên cứu đề nghị như đã trình
bày ở phần 2.2. Kết quả ước lượng tham số lần 1 cho thấy biến NL với giá trị p =
0.9490 - lớn nhất trong các biến còn lại và lớn hơn α = 0,05 nên bị loại khỏi mô
hình.
19


Hình 3.2 Kết quả ước lượng tham số lần 2

Dependent Variable: LOG(Y)
Method: Least Squares
Date: 05/19/19 Time: 22:32
Sample: 2000 2017
Included observations: 18

Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

C

-9.322225

7.060043

-1.320420

0.2095

LOG(TN)

-0.081008


0.268449

-0.301761

0.7676

LOG(ROOM)

0.442633

0.379885

1.165176

0.2649

LOG(VISA)

0.287896

0.143878

2.000971

0.0667

LOG(E)

1.204783


0.916351

1.314762

0.2113

R-squared

0.972726

Mean dependent var

8.355417

Adjusted R-squared

0.964334

S.D. dependent var

0.662327

S.E. of regression

0.125083

Akaike info criterion

-1.089552


Sum squared resid

0.203394

Schwarz criterion

-0.842226

Log likelihood

14.80596

Hannan-Quinn criter.

-1.055449

F-statistic

115.9124

Durbin-Watson stat

Prob(F-statistic)

0.000000

1.802788

Nguồn: tính toán từ phần mềm eviews10


Kết quả ước lượng tham số lần 2 cho thấy biến TN với giá trị p là 0.7676 - lớn
nhất trong các biến còn lại và lớn hơn α = 0,05 nên bị loại khỏi mô hình.
Hình 3.3 Kết quả ước lượng tham số lần 3
Dependent Variable: LOG(Y)
Method: Least Squares
Date: 05/19/19 Time: 22:36
Sample: 2000 2017
Included observations: 18
Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

C
LOG(ROOM)
LOG(VISA)
LOG(E)

-7.580141
0.417510
0.275306
1.040174

3.929863
0.358416

0.133151
0.711996

-1.928856
1.164876
2.067619
1.460927

0.0743
0.2635
0.0577
0.1661

R-squared
Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid
Log likelihood
F-statistic
Prob(F-statistic)

0.972535
0.966650
0.120954
0.204818
14.74314
165.2482
0.000000

Mean dependent var

S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
Hannan-Quinn criter.
Durbin-Watson stat

8.355417
0.662327
-1.193683
-0.995822
-1.166400
1.779727

Nguồn: tính toán từ phần mềm eviews10

Kết quả ước lượng tham số lần 3 cho thấy biến ROOM với giá trị p = 0.2635
– lớn nhất trong các biến còn lại và lớn hơn α = 0,05 nên bị loại khỏi mô hình.
Hình 3.4 Kết quả ước lượng tham số lần 4
20


×