Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Kỹ năng nghiệp vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.64 KB, 7 trang )

PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN MỚI
I. Điều kiện kết nạp đoàn viên:
Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15 đến 30, tích cực học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo
vệ Tổ quốc, được học và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của
Đoàn và có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn.
II. Thủ tục kết nạp đoàn viên:
1- Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với Đoàn.
2- Được học Điều lệ Đoàn và được trang bị những hiểu biết cơ bản về Đoàn trước khi kết
nạp.
3- Được một trong những cá nhân hoặc tập thể sau đây giới thiệu: Một đoàn viên hoặc một
đảng viên chính thức cùng công tác ít nhất là 3 tháng giới thiệu và bảo đảm.
- Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giới thiệu.
- Đối với hội viên Hội LHTN Việt Nam, Hội SV Việt Nam thì do tập thể chi hội giới thiệu.
4- Được hội nghị chi Đoàn xét kết nạp từng người một với sự biểu quyết tán thành của quá
nửa (1/2) số đoàn viên có mặt tại Hội nghị và được Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp chuẩn
y.
- Trường hợp đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, các đơn vị công tác phân tán không có điều
kiện họp được toàn thể chi Đoàn, nếu được Ban Thường vụ Đoàn cấp trên đồng ý thì việc xét kết
nạp có thể do BCH chi Đoàn xét và Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp chuẩn y.
III. Quy trình công tác phát triển đoàn viên: Gồm 4 bước.
IV. Tổ chức lễ kết nạp đoàn viên
Chương trình, nội dung:
- Chào cờ: hát Quốc ca, sau đó hát bài ca chính thức của Đoàn: “Thanh niên làm theo lời
Bác” (Nhạc và lời Hoàng Hoà).
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Bí thư chi Đoàn hoặc đại diện BCH chi Đoàn báo cáo quá trình phấn đấu, đọc nghị quyết
chuẩn y kết nạp của Đoàn cấp trên, trao quyết định, gắn huy hiệu và trao thẻ đoàn viên mới (trường
hợp kết nạp nhiều người phải tiến hành giới thiệu và công bố quyết định kết nạp từng người một).
- Đoàn viên mới đọc lời hứa: "Được vinh dự trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh,
trước cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, trước chân dung của Bác Hồ vĩ đại, trước toàn thể các đồng chí, tôi
xin hứa”:


- Luôn luôn phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đoàn và tích cực rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu
đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.
- Giúp đỡ mọi người, luôn luôn xứng đáng là người bạn tin cậy của thanh niên Việt Nam”.
“Xin hứa”!
Trường hợp kết nạp nhiều người, có thể cử đại diện thay mặt đọc lời hứa.
Chú ý: Lời hứa nên được chuẩn bị từ trước và do chính thanh niên được kết nạp chuẩn bị có
sự đóng góp ý kiến của đoàn viên trực tiếp giúp đỡ.
- Đại diện người giới thiệu, hoặc chi hội, chi đội phát biểu, hứa tiếp tục giúp đỡ đoàn viên.
- Đại biểu Đoàn cấp trên hoặc cấp uỷ phát biểu giao nhiệm vụ.
- Chào cờ, bế mạc.
Ngoài những nội dung quy định trên, tuỳ điều kiện hoàn cảnh cụ thể bổ sung một số nội
dung khác như: nói chuyện chuyên đề, nói chuyện thời sự, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật, liên hoan văn nghệ, vũ hội hay các hoạt động vui chơi giải trí.
TỔ CHỨC LỄ TRAO THẺ ĐOÀN VIÊN
I. Quy định chung:
- Lễ trao thẻ đoàn viên được tổ chức ở Đoàn cơ sở hoặc chi Đoàn cơ sở.
30
- Lễ trao thẻ do Đoàn cơ sở hoặc chi Đoàn chủ trì và trao thẻ cho từng đoàn viên.
- Lễ trao thẻ đoàn viên phải đảm bảo tính nghiêm túc gây ấn tượng và tạo động lực để đoàn
viên rèn luyện nâng cao chất lượng.
- Lễ trao thẻ nên gắn với các ngày lễ, ngày kỷ niệm lịch sử hàng năm như: 3/2, 26/3, 30/4,
2/9, 22/12...hoặc tại lễ kết nạp đoàn viên.
- Trang trí lễ trao thẻ cũng phải đảm bảo các quy định như lễ kết nạp đoàn viên mới.
II. Chương trình lễ trao thẻ:
1- Chào cờ, hát Quốc ca, bài ca chính thức của Đoàn.
2- Khai mạc: Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu.
3- Thông qua báo cáo tóm tắt về công tác xây dựng Đoàn, kết quả phân loại đoàn viên và
tóm tắt thành tích hoặc trích ngang của các đồng chí đoàn viên được trao thẻ.

4- Đại diện Ban thường vụ huyện Đoàn (tương đương) đọc quyết định chuẩn y và trao thẻ.
5- Đại diện đoàn viên được trao thẻ phát biểu cảm tưởng.
6- Đoàn viên đăng ký chương trình rèn luyện đoàn viên.
7- Đại diện ban thường vụ huyện Đoàn (tương đương) hoặc cấp ủy phát biểu.
8- Chào cờ, bế mạc. (không hát quốc ca và bài ca chính thức của Đoàn).
TỔ CHỨC LỄ TRƯỞNG THÀNH ĐOÀN VIÊN
I. Quy định chung:
- Đoàn viên tròn 30 tuổi, chi Đoàn làm thủ tục trưởng thành Đoàn, lễ trưởng thành Đoàn cho
đoàn viên khi hết tuổi Đoàn, nên tiến hành vào các dịp kỷ niệm ngày: 26/3, 19/5, 2/9 và ngày 22/12
hàng năm (4 đợt). Hoặc trong những hoạt động, sinh hoạt truyền thống của chi Đoàn.
- Lễ trưởng thành Đoàn được tổ chức ở Đoàn cơ sở, chi Đoàn cơ sở hoặc chi Đoàn.
II. Quy trình tiến hành trưởng thành đoàn:
1- Hàng năm, BCH chi Đoàn lập danh sách những đoàn viên tròn 30 tuổi (không giữ nhiệm
vụ trong cơ quan lãnh đạo hay công tác chuyên môn của Đoàn) và thông báo cho đoàn viên đó biết.
2- Khi có danh sách đoàn viên tròn 30 tuổi, BCH chi Đoàn cần tổ chức gặp mặt để nắm tâm
tư, nguyện vọng của số đoàn viên đó. Nếu đoàn viên đến tuổi trưởng thành đoàn nhưng có nguyện
vọng tiếp tục ở lại sinh hoạt đoàn, thì chi Đoàn lập danh sách báo cáo với BCH đoàn cơ sở số đoàn
viên có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt và số đoàn viên trưởng thành để Đoàn cơ sở xét quyết định.
3- Lễ trưởng thành phải được chuẩn bị thật chu đáo, trang trọng và tạo được không khí thân
mật. Nếu đoàn viên trưởng thành là đoàn viên ưu tú trong buổi lễ trưởng thành Đoàn cần tiến hành
luôn việc giới thiệu đoàn viên ưu tú đó cho Đảng xem xét bồi dưỡng kết nạp.
THỦ TỤC CHUYỂN SINH HOẠT ĐOÀN
Đây là một nội dung trong công tác quản lý đoàn viên của các cấp bộ Đoàn, được tiến hành
theo quy định như sau :
1- Cấp bộ Đoàn được giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn :
- BCH Đoàn cơ sở, BCH chi Đoàn cơ sở.
- BCH Đoàn cơ sở trung đoàn và tương đương trong các lực lượng vũ trang.
2- Nguyên tắc, thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn.
Nguyên tắc:
+ Đoàn viên khi chuyển công tác phải chuyển sinh hoạt Đoàn (kể cả đoàn viên là đảng viên

dự bị). Việc chuyển sinh hoạt Đoàn đều phải qua cấp bộ Đoàn có thẩm quyền giới thiệu và tiếp
nhận.
+ Hồ sơ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn là “Sổ đoàn viên”, trong đó có nhận xét của
BCH chi Đoàn và xác nhận của BCH Đoàn cơ sở nơi đoàn viên đã sinh hoạt.
Thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn:
+ Đoàn viên chuyển từ chi Đoàn này sang chi Đoàn khác cùng trong một cơ sở thì BCH chi
Đoàn giới thiệu lên BCH Đoàn cơ sở, BCH Đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại chi
Đoàn mới.
30
+ Đoàn viên chuyển từ chi Đoàn thuộc Đoàn cơ sở này sang chi Đoàn thuộc Đoàn cơ sở
khác : BCH chi Đoàn giới thiệu lên BCH Đoàn cơ sở, BCH Đoàn cơ sở giới thiệu đến BCH Đoàn
cơ sở mới, BCH Đoàn cơ sở mới giới thiệu về chi Đoàn nơi đoàn viên đến học tập, công tác.
+ Những chi Đoàn cơ sở trực thuộc huyện Đoàn và tương đương khi chuyển sinh hoạt Đoàn
thì huyện Đoàn (tương đương) sẽ chuyển sinh hoạt Đoàn.
+ Đoàn viên gia nhập các lực lượng vũ trang : BCH chi Đoàn giới thiệu lên BCH Đoàn cơ
sở, BCH Đoàn cơ sở giới thiệu đến tổ chức Đoàn thuộc đơn vị của đoàn viên.
+ Đoàn viên từ các lực lượng vũ trang chuyển ra : BCH chi Đoàn, liên chi Đoàn giới thiệu
lên BCH Đoàn cơ sở Trung đoàn (hoặc tương đương), BCH Đoàn cơ sở trung đoàn (hoặc tương
đương) giới thiệu đến BCH Đoàn cơ sở, BCH Đoàn cơ sở giới thiệu về chi Đoàn nơi đoàn viên học
tập, công tác hoặc cư trú.
Trường hợp chuyển ngành mà thời gian chờ đợi sắp xếp từ 3 tháng trở lên, đoàn viên làm
thủ tục chuyển sinh hoạt về tổ chức Đoàn nơi cư trú, sau đó chuyển đến nơi công tác, học tập.
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN
I. Quản lý đoàn viên về tổ chức:
- Mỗi đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh đều phải có sổ đoàn viên, huy hiệu Đoàn và được trao
thẻ đoàn viên.
- Hồ sơ đoàn viên được đóng thành cuốn Sổ đoàn viên (theo mẫu do Ban Thường vụ Trung
ương Đoàn ban hành), ngoài ra có Thẻ đoàn viên và những văn bản liên quan đến quá trình học tập,
công tác, sinh hoạt của đoàn viên.
- BCH chi Đoàn phải có “Sổ chi Đoàn” theo mẫu của BTV Trung ương Đoàn ban hành.

- BCH Đoàn cơ sở có Sổ danh sách đoàn viên; Sổ theo dõi kết nạp đoàn viên, trao Thẻ đoàn
viên; Sổ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn.
- Hàng năm BCH chi Đoàn có trách nhiệm ghi nhận xét ưu, khuyết điểm (gồm cả khen
thưởng và kỷ luật) và kết quả phân loại đoàn viên vào sổ của từng đoàn viên.
- Chi Đoàn hàng tháng, Đoàn cơ sở hàng quý, Đoàn cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương 6
tháng, 1 năm có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình công tác tổ chức Đoàn của đơn vị mình cho
Đoàn cấp trên trực tiếp.
- Đoàn viên thực hiện nhiệm vụ và quyền của đoàn viên ở cơ sở quản lý hồ sơ đoàn viên,
đồng thời có trách nhiệm tham gia các hoạt động ở địa bàn dân cư hoặc nới cư trú. Đoàn viên là
đảng viên phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền của đoàn viên (trừ đóng đoàn phí).
- Đoàn viên, chi Đoàn và Đoàn cơ sở đều có trách nhiệm bảo quản Sổ đoàn viên cẩn thận
không để hư hỏng, mất mát.
- Nơi quản lý sổ đoàn viên là: Đoàn cơ sở hoặc chi Đoàn cơ sở.
II. Quản lý đoàn viên về tư tưởng:
- Thường xuyên và kịp thời nắm bắt những diễn biến tư tưởng của đoàn viên. Tìm hiểu
nguyện vọng, những khó khăn đang xảy ra cho đoàn viên, những tư tưởng không đúng đang chi
phối đoàn viên... và kịp thời có hướng giúp đỡ để đoàn viên vượt qua những khó khăn về tư tưởng,
sửa chữa những lệch lạc trong suy nghĩ của đoàn viên.
- Quản lý đoàn viên là bồi dưỡng nâng cao nhận thức, xây dựng bản lĩnh chính trị, tư tưởng
cho đoàn viên nhất là đoàn viên mới, giúp đoàn viên học tập và tìm hiểu rõ mục tiêu lý tưởng cách
mạng, của Đảng, của Đoàn, nhiệm vụ đoàn viên.
- Tạo điều kiện để đoàn viên được rèn luyện, phấn đấu, Đoàn phải là nơi để đoàn viên trình
bày tâm tư, nguyện vọng và tổ chức Đoàn phải quan tâm giúp đỡ.
III. Quản lý đoàn viên về công tác và sinh hoạt:
BCH chi Đoàn cần phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên, có trách nhiệm kiểm tra đánh
giá kết quả công tác hàng tháng của từng đoàn viên. Kịp thời biểu dương những đoàn viên hoàn
thành tốt và góp ý kiến phê bình những đoàn viên không hoàn thành nhiệm vụ của Đoàn giao.
30
Thông qua việc triển khai thực hiện chương trình "Rèn luyện đoàn viên" để phân công công tác cho
đoàn viên đảm bảo thực hiện tốt quy định "Mỗi đoàn viên một việc làm thiết thực cho Đoàn".

- Đối với Đoàn phường- xã, chi Đoàn dân cư, nơi đoàn viên cư trú: Tổng hợp và quản lý
đoàn viên được giới thiệu tham gia sinh hoạt và hoạt động có kế hoạch tổ chức các hoạt động thiết
thực cụ thể phù hợp với điều kiện công tác và thời gian tham gia của đoàn viên. Định kỳ (và khi
cần thiết) thông báo cho đoàn viên về sinh hoạt nơi cư trú biết những nội dung công tác và hoạt
động chi Đoàn, Đoàn xã. Xây dựng bản đăng ký các nội dung tham gia phong trào tại địa phương,
làm tốt công tác khen thưởng đối với những đoàn viên ưu tú.
- Đối với đoàn viên phải có trách nhiệm tham gia các hoạt động do Đoàn nơi mình cư trú tổ
chức và vận động gia đình cùng thực hiện tốt các quy định nơi cư trú và đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chủ động liên hệ với BCH Đoàn nơi đang sinh hoạt để nhận giấy
giới thiệu chuyển sinh hoạt và hoạt động về nơi cư trú. Đoàn viên được tham dự và đóng góp ý
kiến tại Đại hội, Hội nghị của chi Đoàn, được xét khen thưởng nhưng không được ứng cử, đề cử và
bầu cử ở chi Đoàn địa bàn dân cư hoặc nơi cư trú.Trong trường hợp cần thiết về công tác cán bộ
nếu có tín nhiệm để bầu vào cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở địa bàn dân cư và nếu đoàn viên có
nguyện vọng thì phải chuyển hồ sơ đoàn viên về nơi cư trú trước khi bầu ít nhất 15 ngày.
IV. Quản lý đoàn viên làm ăn xa:
1- Đối với đoàn viên:
- Trước mỗi đợt đi lao động ở xa, đoàn viên cần báo cáo với BCH chi Đoàn về địa chỉ nơi
đến để chi Đoàn, Đoàn cơ sở hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời (nếu có nguyện
vọng) và có sự giúp đỡ khi cần thiết.
- Khi đến nơi lao động mới hoặc nơi cư trú đoàn viên cần làm thủ tục đăng ký tạm trú và
liên hệ với chi Đoàn, Đoàn cơ sở nơi tạm trú hoặc quận, huyện Đoàn đề nghị được hướng dẫn để
đăng ký tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội.
- Trong thời gian tham gia sinh hoạt với chi Đoàn nơi tạm trú, đoàn viên thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn theo quy định tại điều 2, điều 3 của Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được tham
dự và đóng góp ý kiến tại đại hội, hội nghị của chi Đoàn, được xét khen thưởng khi có thành tích
nhưng không được ứng cử, đề cử và bầu cử ở Đại hội, Hội nghị của chi Đoàn nơi tạm trú.
- Đoàn viên nộp đoàn phí tại cơ sở sinh hoạt tạm thời (trường hợp không chuyển sinh hoạt
tạm thời thì vẫn nộp đoàn phí ở cơ sở Đoàn quản lý đoàn viên) nếu vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt
tạm thời thì BCH cơ sở Đoàn nơi đó xét quyết định và thông báo với cơ sở Đoàn nơi quản lý hồ sơ
đoàn viên.

- Trước khi trở về địa phương hoặc đến lao động ở một địa bàn khác, đoàn viên chủ động
báo cáo với BCH chi Đoàn, Đoàn cơ sở nơi tạm trú để Chi Đoàn, Đoàn cơ sở có nhận xét, đánh giá
về thời gian tham gia sinh hoạt và hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn.
2- Đối với chi Đoàn:
+ Chi Đoàn nơi đi.
- Thông qua việc báo cáo của đoàn viên hoặc thông qua gia đình đoàn viên, chính quyền,
các tổ chức đoàn thể ở địa phương để lập danh sách đoàn viên kèm theo địa chỉ nơi đến của số
đoàn viên đi lao động ở xa, thời gian không ổn định của chi Đoàn.
- Đề nghị Đoàn cơ sở ra quyết định thành lập chi Đoàn sinh hoạt tạm thời (nếu có từ 3 đoàn
viên trở lên chuyển đi lao động, tạm trú ở cùng một địa bàn) và chỉ định Bí thư chi Đoàn, làm thủ
tục giới thiệu, chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời cho đoàn viên và chi Đoàn (nếu cần).
+ Chi Đoàn nơi đến.
- Đối với những địa bàn có đông đoàn viên thanh niên là lao động tự do cư trú, BCH chi
Đoàn báo cáo với Đoàn cấp trên, Công an khu vực, chính quyền để gặp gỡ, vận động và tổ chức
cho đoàn viên thanh niên tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội tại địa bàn nơi tạm trú.
- Nếu đã có quyết định thành lập chi Đoàn ở nơi đi thì BCH chi Đoàn chuyển giấy giới thiệu
sinh hoạt Đoàn cho Đoàn cơ sở nơi đến đồng thời giúp chi Đoàn mới ổn định tổ chức và cùng tham
gia sinh hoạt, hoạt động với Đoàn cơ sở nơi đoàn viên đăng ký tạm trú.
- Tổ chức các hoạt động trợ giúp thiết thực đối với đoàn viên thanh niên lao động tự do cư
trú trên địa bàn.
30
PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI ĐOÀN
Chịu trách nhiệm trước BCH chi Đoàn và chi Đoàn về toàn bộ hoạt động của BCH chi Đoàn
và chi Đoàn.
Điều hành mọi hoạt động của BCH chi Đoàn và chi Đoàn. Lãnh đạo BCH chi Đoàn tổ chức
thực hiện Nghị quyết của đại hội chi Đoàn và các chủ trương công tác của Đoàn cấp trên.
Bí thư chi Đoàn là người đại diện cho lợi ích của tập thể chi Đoàn và mọi đoàn viên trong
chi Đoàn, thay mặt cho BCH chi Đoàn giữ mối liên hệ giữa chi Đoàn với chi bộ Đảng, với Đoàn
cấp trên, với quần chúng thanh niên, với tổ chức chính quyền, cơ quan chuyên môn, đoàn thể xã
hội khác... Bí thư chi Đoàn phải là người tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của tập thể, là trung

tâm đoàn kết trong BCH và tạo ra sự thống nhất trong tập thể chi Đoàn, tập hợp đoàn kết thanh
niên.
Nhiệm vụ thường xuyên của người cán bộ Đoàn.
Nhiệm vụ người cán bộ Đoàn nói chung là vận động, tổ chức thực hiện Nghị quyết, Điều lệ
của Đoàn. Thông thường, nhiệm vụ người cán bộ Đoàn ở khu dân cư gắn chặt với việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của địa phương (phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng) và tổ chức cho
ĐVTN tham gia các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ.
Tuy nhiên, không ít cán bộ Đoàn gặp khó khăn, lúng túng trong việc xác định cụ thể nhiệm
vụ; được hiểu một cách chung chung. Thực tế cũng cho thấy cái gì Đoàn cũng làm và cũng có thể
làm, nếu công tác được cho là hữu ích và cần thiết. Chính điều này làm cho người cán bộ Đoàn
luôn rối rắm, bận rộn, cáng đáng nhiều việc và thật khó nói chính xác những nhiệm vụ cụ thể là gì,
giới hạn phần việc như thế nào. Đây cũng là đặc thù riêng có của tổ chức Đoàn. Chính nó cũng có
mặt tích cực là làm tăng sức hấp dẫn của Đoàn nên người cán bộ Đoàn đừng quá băn khoăn, e ngại
về vấn đề này.
Nhiệm vụ cụ thể của người cán bộ Đoàn có thể gồm một số công tác cơ bản như sau:
1- Lập kế hoạch công tác:
- Một người cán bộ Đoàn phải biết trù tính các hoạt động của Chi Đoàn, sự trù tính này
được thể hiện qua các kế hoạch công tác (Từng quý, kỳ, thời điểm...) phương hướng, chương trình
công tác (Năm, nhiệm kỳ…).
- Căn cứ vào các Chương trình công tác Đoàn và phong trào TTN của Đoàn xã, BCH Chi
Đoàn xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm, quý, tháng. Đoàn các cấp có thể có các kế
hoạch chuyên đề...
2- Báo cáo:
- Việc báo cáo công tác là nhiệm vụ và yêu cầu của hầu hết các tổ chức. Báo cáo là dạng
thông tin về kết quả công việc, công tác mà cá nhân, tổ chức đã tiến hành. Qua nội dung báo cáo,
các cấp bộ Đoàn sẽ đánh giá lại tình hình hoạt động. Qua báo cáo, các cấp bộ Đoàn sẽ có cơ sở
thực hiện việc xét thi đua, khen thưởng... hay xem xét các đề xuất, kiến nghị mới.
- Báo cáo được thực hiện hàng tháng, quí, 6 tháng, năm hay theo từng chuyên đề. Đặc biệt,
các báo cáo của Đại hội thì cần nêu lên được những nhận định, đánh giá.
3- Tổ chức sinh hoạt chi Đoàn:

- Sinh hoạt chi Đoàn là một yêu cầu bắt buộc theo qui định của Điều lệ Đoàn. Trách nhiệm
tổ chức sinh hoạt chi Đoàn thuộc về BCH chi Đoàn. Mỗi lần sinh hoạt chi Đoàn, BCH chi Đoàn
phải ghi biên bản cẩn thận theo hướng dẫn được ghi trong Sổ chi Đoàn. Nội dung biên bản sinh
hoạt chi Đoàn được tập thể chi Đoàn thống nhất theo đa số được xem như Nghị quyết của chi Đoàn
(khi kết nạp đoàn viên mới, giới thiệu đoàn viên ưu tú phát triển đảng...).
- Sinh hoạt chi Đoàn tiến hành định kỳ hàng tháng; theo yêu cầu công tác và phong trào
Đoàn.
4- Ghi chép, quản lý sổ chi Đoàn:
- Việc ghi chép, quản lý Sổ chi Đoàn là nhiệm vụ của BCH các chi Đoàn, thực hiện theo
hướng dẫn chung.
- BCH chi Đoàn có trách nhiệm giữ Sổ chi Đoàn, ghi chép; chuyển bàn giao cho BCH chi
Đoàn nhiệm kỳ mới sau Đại hội; bàn giao lại cho xã Đoàn khi chi Đoàn giải tán, kết thúc nhiệm kỳ.
30

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×