Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN MINH THẮNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------NGUYỄN MINH THẮNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN



PGS.TS. Nguyễn Văn Minh

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. Hoàng Văn Hải
Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời
khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo
đúng các quy định. Các nội dung trong trích dẫn và tham khảo các tài liệu,
sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các ấn phẩm, tạp chí và website theo
danh mục tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Thắng


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ứng dụng những
kiến thức đã học của học viên vào thực tế ứng dụng. Để hoàn thành đƣợc luận
văn không chỉ nhờ vào sự cố gắng của tác giả, mà còn có sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp và một số cán bộ nhân viên tại Ngân hàng
Thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Quý thầy cô giáo trƣờng Đại học
Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội, Đại học Thƣơng Mại, Quý thầy cô Khoa

Quản trị Kinh doanh - Hệ sau đại học đã truyền đạt, giảng dạy cho tôi những
kiến thức quý báu từ trong sách vở đến những kinh nghiệm trong thực tế và
đặc biệt cảm ơn thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Văn Minh, ngƣời đã tâm huyết
nhiệt tình hƣớng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Thƣơng mại cổ
phần Việt Nam Thịnh Vƣơng đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu đề
tài. Đặc biệt cảm ơn các anh/ chị thuộc Trung tâm Phân tích kinh doanh
(BICC) Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong việc thu thập, tìm tài liệu, số liệu, cho tôi lời những lời
khuyên với kinh nghiệm phát triển thực tế để đề tài của tôi đƣợc thực hiện tốt
và hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè, tập thể lớp K24QTKD2 - Khoa sau
đại học trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia và gia đình đã luôn cỗ vũ
động viên giúp tôi thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TIẾNG ANH ................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1

1.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 2
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu ............................................... 3

5. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP ............................................................................................. 4
1.1

Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................... 4

1.2 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh .................................... 7
1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh .................................................................. 7
1.2.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh ................................................... 8
1.2.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .......... 9
1.3 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại...... 12
1.3.1. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
mại ........................................................................................................... 12
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại .............................................................................................. 18
1.4. Hội nhập quốc tế đối với các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. ........ 22
1.4.1. Nội dungcác cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng
trong Biểu cam kết dịch vụ của tổ chức kinh tế thế giới (WTO) ............. 22
1.4.2. Nội dung cam kết hội nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng
trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ................................................. 24


1.4.3 Cơ hội ............................................................................................. 27
1.4.4. Thách thức ..................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...... 29
2.1.Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 30
2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: ................................................ 30
2.4. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu .................................................................. 31

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG .............. 33
3.1. Tổng quan về VPBank ......................................................................... 33
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................... 33
3.1.2. Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 35
3.1.3 Sứ mệnh và mục tiêu ...................................................................... 36
3.2. Tình hình hoạt động của VPBank giai đoạn 2013-2017...................... 37
3.2.1 Các sản phẩm chủ yếu của VPBank .............................................. 37
3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2017 .................... 38
3.2.3 Công tác tín dụng ........................................................................... 43
3.3 Phân tích khả năng cạnh tranh của VPBank với các đối thủ ................ 45
3.3.1 Tiềm lực tài chính........................................................................... 45
3.3.2 Thị phần ......................................................................................... 48
3.3.3 Chỉ số sinh lời ................................................................................ 50
3.3.4 Hệ thống sản phẩm, dịch vụ ........................................................... 52
3.3.5Mạng lưới ........................................................................................ 55
3.3.6Công nghệ ....................................................................................... 56
3.3.7 Thương hiệu ................................................................................... 57
3.3.9. Nhân sự ......................................................................................... 61
3.4. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng VPBank.... 62
3.4.1. Thành tựu và nguyên nhân ............................................................ 62


3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 64
3.5 Những ảnh hƣởng của hội nhập quốc tế đến năng lực cạnh tranh của
VPBank ....................................................................................................... 66
3.5.1. Những ảnh hưởng tới tiềm lực tài chính ....................................... 66
3.5.2. Thị phần ........................................................................................ 66
3.5.3. Trình độ quản trị ........................................................................... 66
3.5.4. Công nghệ ..................................................................................... 67

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG 68
4.1 Đánh giá chung về môi trƣờng kinh doanh của ngành ngân hàng đến
năm 2020 ..................................................................................................... 68
4.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam ............................................................ 68
4.1.2 Tình hình ngành ngân hàng đến năm 2020 ................................... 69
4.2 Định hƣớng phát triển của VPBank đến năm 2020 .............................. 70
4.2.1 Mục tiêu của VPBank ..................................................................... 70
4.2.2 Định hướng phát triển của VPBank ............................................... 71
4.3 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VP Bank trong xu thế
hội nhập ....................................................................................................... 72
4.3.1 Tăng cường sức mạnh tài chính ..................................................... 72
4.3.2 Đa dạng hóa hệ thống sản phẩm ................................................... 73
4.3.3Phát triển mạng lưới chi nhánh ...................................................... 74
4.3.4 Tăng cường đầu tư cho công nghệ ................................................. 75
4.3.5Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................. 77
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1


ACB

Ngân hàng Á Châu

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

4

NHNNg

Ngân hàng nƣớc ngoài

5

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

6


Sacom

Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng tín- Sacombank

7

SHB

Ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội

8

Shinhan

Ngân hàng Shinhan- Shinhanbank

9

TCB

Ngân hàng Kỹ thƣơng- Techcombank

10

TCTD

Tổ chức tín dụng

11


TMCP

Thƣơng mại cổ phần

12

VCB

Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt NamVietcombank

13

VPB

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

AEC


Cộng đồng kinh tế ASEAN

2

ATM

Máy rút tiền tự động

3

CAR

Hệ số an toàn vốn

4

GATS

Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ

5

M&A

Mua lại và sáp nhập

6

ROA


Hiệu suất sinh lợi trên tổng tài sản

7

ROE

Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

8

WTO

Tổ chức kinh tế thế giới

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN .......................................... 24
Bảng 1.2: Lộ trình hội nhập tài chính ASEAN ............................................... 26
Bảng 3.1: Một số kết quả kinh doanh của VPBank trong giai đoạn 2013-2017... 39
Bảng 3.2: Cơ cấu tiền gửi theo khách hàng của VPBank giai đoạn 2015- 2017 .. 41
Bảng 3.3 Cơ cấu huy động tiền gửi theo kỳ hạn của VPBank giai đoạn 20132017 ................................................................................................................. 42
Bảng 3.4 : Cơ cấu dƣ nợ theo khách hàng của VPBank giai đoạn 2013- 2017
......................................................................................................................... 43
Bảng 3.5 Cơ cấu dƣ nợ theo mục đích cho vay của VPBank giai đoạn 20152017 ................................................................................................................. 44
Bảng 3.6 Tổng tài sản của các ngân hàng giai đoạn 2013- 2017 .................... 45
Bảng 3.7 Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng giai đoạn 2015 - 2017 ............. 47
Bảng 3.8 Số lƣợng huy động tiền gửi của các ngân hàng giai đoạn 2015 2017 ................................................................................................................. 49
Bảng 3.9 Lƣợng dƣ nợ của các ngân hàng giai đoạn 2015 - 2017 ................. 50

Bảng 3.10 Chỉ số sinh lời của các ngân hàng năm 2017 ................................ 50
Bảng 3.11 Số lƣợng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng năm 2017 ............ 52
Bảng 3.12 Phí chuyển tiền nội mạng cùng thành phố của các ngân hàng năm
2017 ................................................................................................................. 53
Bảng 3.13 Phí chuyển ngoại mạng cùng tỉnh, thành phố của các ngân hàng
năm 2017 ......................................................................................................... 54
Bảng 3.14 Phí rút tiền tại ATM và dịch vụ SMS hàng tháng năm 2017 ........ 55
Bảng 3.16 Top 10 ngân hàng uy tín nhất Việt Nam năm 2016 ...................... 59
Bảng 3.17 Lãi suất tiền gửi của các ngân hàng năm 2017 .............................. 60
Bảng 3.18 Lãi suất cho vay của các ngân hàng năm 2017 ............................. 61

iii


DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức của VPBank .......................................................... 35
Biểu đồ 3.2 Số liệu huy động vốn của VPBank giai đoạn 2013- 2017 .......... 40
Biểu đồ 3.3 Tổng tài sản của các ngân hàng giai đoạn năm 2012 và 2016 .... 46
Biều đồ 3.4 Vốn điều lệ của các ngân năm 2012 và 2016 .............................. 47
Biểu đồ 3.5 Thị phần huy động và cho vay của các ngân hàng năm 2016 ..... 48
Biểu đồ 3.6 Hệ số CAR của các ngân hàng năm 2012 và 2016 ..................... 51
Hình 3.7 Số lƣợng chi nhánh của các ngân hàng năm 2017 ........................... 56
Biểu đồ 3.8 Giá trị thƣơng hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam năm 2017 . 58
Hình 3.9 Số lƣợng nhân viên của các ngân hàng năm 2017 ........................... 61

iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hơn 30 năm của thời kì đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng
mở cửa và trở thành một nền kinh tế thị trƣờng thật sự. Trong ngành ngân
hàng, sự cạnh tranh ngày càng trở nên cam go và khốc liệt. Để có thể tồn tại
và phát triển, các ngân hàng phải cạnh tranh nhau trong cuộc đua về thị phần,
thƣơng hiệu, sản phẩm, dịch vụ, giá và sức mạnh tài chính
Trong một doanh nghiệp nói chung và một ngân hàng thƣơng mại nói
riêng, năng lực cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến vị
thế của ngân hàng đó trên thị trƣờng. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, năng
lực cạnh tranh càng trở nên quan trọng hơn khi mà sẽ có ngày càng nhiều hơn
những đối thủ lớn với tiềm lực tài chính vững mạnh, hệ thống công nghệ hiện
đại và nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ những nền kinh tế và những thị
trƣờng ngân hàng phát triển và hiện đại.
Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng (sau đây xin đƣợc gọi là VPBank)
cũng không hề nằm ngoài xu thế đó. Trong khoảng vài năm trở lại đây,
VPBank đƣợc biết đến là một trong những ngân hàng có bƣớc tiến ngoạn mục
nhất trên thị trƣờng với tính cạnh tranh rất ấn tƣợng. Tuy nhiên, trong những
bƣớc tăng trƣởng đột phá của mình, VPBank vẫn cho thấy những điểm hạn
chế trong việc chiếm lĩnh thị phần và tiềm lực tài chính còn thấp. Với mục
tiêu trở thành 1 trong 5 ngân hàng thƣơng mại hàng đầu Việt Nam và top 3
ngân hàng thƣơng mại cổ phần có doanh số bán lẻ hàng đầu, VPBank phải sẽ
đối mặt và vƣợt qua rất nhiều những đối thủ lớn và có nguồn tiềm lực mạnh.
Mục tiêu này đòi hỏi VPBank phải có những nghiên cứu, khảo sát về thị
trƣờng, đối thủ cạnh tranh, môi trƣờng chính sách, hiểu rõ về nguồn lực của tổ
chức để qua đó có những chiến lƣợc về việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:

Trên cở sở lý luận và nghiên cứu thực trạng , đề xuấtnhững giải pháp
nâng cao năng lực cạnh trong khối các ngân hàng thƣơng mại của Ngân hàng
VPBank trong điều kiện kinh doanh hiện nay ở Việt Nam
Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nói trên, các câu hỏi nghiên cứu trong luận văn đƣợc đặt ragồm:
-Năng lực cạnh tranh của ngân hàng là gì?
-Yếu tố ảnh hƣởng và chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân
hàng thƣơng mại
-Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng VPBank
trong điều kiện kinh doanh hiện nay tại Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh, làm rõ các yếu
tố cấu thành và các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thƣơng mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh củaVPBank.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng
VPBank trong thời gian tới
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngân hàng VPBank
Phạm vi nghiên cứu:
-Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng năng lực
cạnh tranh của ngân hàng VPBank, các thành phần cấu tạo năng lực cạnh
tranh, các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh

2


của VPBank, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh

tranh cho VPBank trong thời gian tới
-Về thời gian: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng
VPBank trong giai đoạn 2013-2017
-Về không gian: Thị trƣờng Việt Nam
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu
-Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của
ngân hàng thƣơng mại.
-Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh cho ngân hàng VPBank trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chƣơng 2. Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng 3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại
cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng
Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng
Thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng

3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Carol Ann Northcott (2004), Bank of Canada, Competition in
Banking: A review of the Literature
Bài viết đƣa ra những mô hình cạnh tranh tối ƣu trong một thị trƣờng Tài
Chính- Ngân hàng và chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh
của ngân hàng: Phi đối xứng thông tin, mạng lƣới chi nhánh và Công nghệ.
Franklin Allen, Hans Gersbach, Jan-Pieter Krahnen, Anthony M.
Santomero (2001), European Finance Review, Competition among Banks:

Introduction and Conference Overview
Bài viết nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các ngân hàng tại nhiều quốc gia
phát triển nhƣ Mỹ, Anh, Hà Lan và qua nhiều thời kỳ khác nhau. Qua đó, các tác
giả đƣa ra những kiến nghị trong việc quản lý sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và
những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.
Christian Ketels, Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Thị Tuệ Anh, Đỗ
Hồng Hạnh (2011), Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ƣơng, Báo
cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010
Báo cáo cung cấp các số liệu về Kết quả kinh tế, các yếu tố nền tảng của
năng lực cạnh tranh, chỉ ra những nhiệm vụ chính đặt ra đối với Việt Nam và qua
đó đƣa ra những khuyến nghị về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách
Phƣơng Trâm (2011) Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam, Cơ hội và
thách thức của các Ngân hàng Việt Nam trong năm 2011
Trong bài viết, tác giả đã chỉ rõ, trong bối cảnh hội nhập (sau khi gia
nhập WTO), khi những rào cản đối với các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc tháo
bỏ, họ sẽ phát triển tự do và mạnh mẽ hơn trong mảng Tài Chính- Ngân hàng,
trong khi đó các ngân hàng nội cũng sẽ không ngừng cải tiến sản phẩm và

4


nâng cao chất lƣợng dịch vụ để cùng cạnh tranh. Điều này tạo nên một thị
trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng cũng sẽ
đƣợc nâng cao bởi cơ hội liên kết, hợp tác với nƣớc ngoài trong chuyển giao
công nghệ , phát triển sản phẩm và khai thác thị trƣờng.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Vân (2009), Khoa Xã Hội và Nhân Văn,
Trƣờng Đại học Đông Á, Nghiên cứu năng lực cạnh tranh: Điểm đến du
lịch Đà Nẵng
Nghiên cứu này chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh
tranh trong du lịch của thành phố Đà Nẵng, một trong những Điểm đến hấp

dẫn của Việt Nam và khu vực. Năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng đƣợc đánh
giá căn cứ vào giá trị trung bình của 84 chỉ số và phƣơng sai so sánh với mức
trung bình của tập hợp các thành phố cạnh tranh, phân tích nhân tố khám phá
đƣợc tiến hành trên mô hình rút gọn 42 biến và đƣợc khẳng định bằng phân
tích Cronbach Alpha.
Thạc Sĩ Phạm Thu Hƣơng (2017), Luận án Tiến sĩ kinh tế, trƣờng
Đại học Mỏ- Địa chất“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa,
nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội”
Luận văn này nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trên phƣơng diện xác
định các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, qua đó sẽ tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Theo đó, các yếu tố ảnh
hƣởng đến năng lực cạnh tranh đƣợc xác định là :(1) Năng lực tổ chức quản lý
DN, (2) Năng lực Marketing, (3) Năng lực tài chính,(4) Năng lực tiếp cận và
đổi mới công nghệ và (5) Năng lực tổ chức dịch vụ
Phan Hồng Quang (2008), Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Nghiên cứu
thƣơng mại “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”

5


Với lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại trong nền
kinh tế thị trƣờng cùng với thực tiễn, luận án tập trung nghiên cứu đánh giá
thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
(BIDV) và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

của

BIDV


trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Nguyễn Trung Hiếu (2014), Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên
cứu Quản lý kinh tế Trung Ƣơng “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”
Luận án nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên
quan năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bản lẻ, đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải
Phòng. Nhiệm vụ nghiên cứu là: i) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ. ii) Làm rõ và lựa
chọn các tiêu chí để phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân
phối bán lẻ. iii) Đánh giá thực trạng năng lực cạnh trạnh của doanh nghiệp
phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo các tiêu chí lựa chọn.
iv) Làm rõ các nguyên nhân khiến cho năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn Hải Phòng còn hạn chế. v) Đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối
bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng đại
học Ngoại Thƣơng “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”
Luận văn tập trung làm rõ một số lý luận về nâng cao năng lực cạnh
tranh, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Qua đó, luận văn đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

6


Nguyễn Quỳnh Hoa (2007), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại

học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
kinh tế quốc tế”
Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thƣơng mại
nhà nƣớc Việt Nam để từ đó có cơ sở đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các ngân hàng này trong quá trình hội nhập quốc tế. Nghiên cứu về mặt
lý luận năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thƣơng mại nói riêng. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thƣơng mại nhà nƣớc Việt Nam.đềra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc Việt Nam.
Phạm Tân Mến (2008), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong xu thế hội nhập”
Luận văn góp phần bổ sung và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cạnh
tranh và năng lực cạnh tranh, khái quát xu thế cạnh tranh của các NHTM
trong thời gian sắp tới, đánh giá đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, những
thời cơ và thách thức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
đƣa ra những giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, làm tài liệu tham khảo cho công
tác nghiên cứu, học tập về chuyên ngành.
1.2 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là quy luật tất yếu, là động lực để thúc đẩy kinh tế
pháttriển.Để tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp phải chấp
nhậncạnh tranh nhƣ là lựa chọn duy nhất.

7


Cạnh tranh là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phức tạp, do cách tiếp

cậnkhác nhau nên có các quan điểm khác nhau về cạnh tranh, đặc biệt là về
phạmvi thuật ngữ này. Có thể dẫn ra nhƣ sau:
- Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng (2012): “Cạnh tranh là tranh đua
nhau để giành lấy lợi ích về phía mình, giữa những ngƣời, những tổ chức có
lĩnh vực hoạt động nhƣ nhau”
- GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân và Ths. Kim Ngọc Đạt (2011), trong
cuốn Quản Trị Chiến Lƣợc, cho rằng Cạnh tranh là hiện tƣợng tự nhiên, là
mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trƣờng sống khi cùng
quan tâm tới một đối tƣợng nào đó. Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự
ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, ngƣời tiêu dùng) nhằm giành
lấy những vị thế lợi hơn trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu
đƣợc nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà
sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng
khi ngƣời sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, ngƣời tiêu dùng lại muốn
mua đƣợc với giá thấp. [16, tr 448]
Từ những cách định nghĩa trên, có thể rút ra, cạnh tranh là sự tranh
đuagiữa những cá nhân, tập thể có chức năng nhƣ nhau thông qua các hành
động,nỗ lực và các biện pháp để giành đƣợc phần thắng trong cuộc đua, để
thỏamãn mục tiêu của mình.
1.2.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Cho đến nay, các tài liệu trong nƣớc và trên thế giới vẫn chƣa có một
định nghĩa thống nhất về năng lực cạnh tranh do có những cách tiếp cận khác
nhau. Xin nêu một số cách định nghĩa về năng lực cạnh tranh theo một số
cách nhìn nhận:
- Theo Viện từ điển học và Bách khoa thƣ Việt Nam (phiên bản điện
tử): “Năng lực cạnh tranh đƣợc hiểu là khả năng của một mặt hàng, một đơn

8



vị kinh doanh, hoặc một nƣớc giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay
toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trƣờng tiêu thụ” [18]
-Theo GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân và Ths. Kim Ngọc Đạt (2011),
Quản trị Chiến Lƣợc, năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong
cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trƣờng tiệu
thụ. [16]
1.2.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại
1.2.3.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân và Ths. Kim Ngọc Đạt (2011),
Năng lực cạnh tranh có thể chia làm 3 cấp độ:
- Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt
đƣợc tăng trƣởng bền vững, thu hút đƣợc đầu tƣ, đảm bảo ổn định kinh tế, xã
hội, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh
trong và ngòai nƣớc. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó
có đựơc.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: thể hiện qua thị phần của
sản phẩm dịch vụ trên thị trƣờng. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ
phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của nó.Nó dựa vào chất lƣợng, tính độc đáo
của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứa trong sản phẩm dịch vụ đó.
1.2.3.2 Khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Cũng giống nhƣ mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp
và là một doanh nghiệp đặc biệt, vì thế NHTM cũng tồn tại vì mục đích cuối
cùng là lợi nhuận. Theo Trần Huy Hoàng (2008) Năng lực cạnh tranh của
NHTM là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát

9



triển những lợi thế vốn có, nhằm cũng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi
nhuận và có khả năng chống đỡ và vƣợt qua những biến động bất lợi của môi
trƣờng kinh doanh.(Hoàng, 2008)Vì thế, các NHTM cũng tìm đủ mọi biện
pháp để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng cao với nhiều lợi ích cho
khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh sự đảm bảo về
tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút khách hàng, mở
rộng thị phần để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Do vậy, cạnh
tranh trong NHTM là cũng là sự tranh đua, giành dựt khách hàng dựa trên tất
cả những khả năng mà ngân hàng có đƣợc để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lƣợng cao, có sự đặc
trƣng riêng của mình so với các NHTM khác trên thị trƣờng, tạo ra lợi thế
cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo đƣợc uy tín, thƣơng hiệu và vị
thế trên thƣơng trƣờng.
1.2.3.3 Những đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Với những đặc điểm chuyên biệt của mình, sự cạnh tranh trong lĩnh
vực ngân hàng cũng có những đặc thù nhất định:
- Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng có liên quan trực tiếp
đến tất cả các ngành, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó:
+NHTM cần có hệ thống sản phẩm đa dạng, mạng lƣới chi nhánh rộng
và liên thông với nhau để phục vụ mọi đối tƣợng khách hàng và ở bất kỳ vị trí
địa lý nào.
+ NHTM phải xây dựng đƣợc uy tín, tạo đƣợc sự tin tƣởng đối với
khách hàng vì bất kỳ một sự khó khăn nào của NHTM cũng có thể dẫn đến sự
suy sụp của nhiều chủ thể có liên quan.
- Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ, đặc biệt là
dịch vụ có liên quan đến tiền tệ. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên:

10



+ Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất
thể hiện chất lƣợng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Yêu cầu đối với đội ngũ
nhân viên ngân hàng là phải tạo đƣợc sự tin tƣởng với khách hàng bằng kiến
thức, phong cách chuyên nghiệp, sự am hiểu nghiệp vụ, khả năng tƣ vấn và
đôi khi cả yếu tố hình thể.
+Dịch vụ của ngân hàng phải nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo
mật và đặc biệt quan trọng là có tính an toàn cao đòi hỏi ngân hàng phải có cơ
sở hạ tầng vững chắc, hệ thống công nghệ hiện đại. Hơn nữa, số lƣợng thông
tin, dữ liệu của khách hàng là cực kỳ lớn nên yêu cầu NHTM phải có hệ thống
lƣu trữ, quản lý toàn bộ các thông tin này một cách đầy đủ mà vẫn có khả
năng truy xuất một cách dễ dàng.
+Ngòai ra, do dịch vụ tiền tệ ngân hàng có tính nhạy cảm nên để tạo
đƣợc sự tin tƣởng của khách hàng chọn lựa sử dụng dịch vụ của mình, ngân
hàng phải xây dựng đƣợc uy tín và gia tăng giá trị thƣơng hiệu theo thời gian.
- Thứ ba, để thực hiện kinh doanh tiền tệ, NHTM phải đóng vai trò tổ
chức trung gian huy động vốn trong xã hội. Nguồn vốn để kinh doanh của
ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động đƣợc và chỉ một phần nhỏ từ vốn tự có
của ngân hàng. Do đó yêu cầu ngân hàng phải có trình độ quản lý chuyên
nghiệp, năng lực tài chính vững mạnh cũng nhƣ có khả năng kiểm soát và
phòng ngừa rủi ro hữu hiệu để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả.
- Cuối cùng, chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, mà tiền tệ là
một công cụ đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế. Do đó,
chất liệu này đƣợc Nhà nƣớc kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động kinh doanh của
NHTM ngòai tuân thủ các quy định chung của pháp luật còn chịu sự chi phối
bởi hệ thống luật pháp riêng cho NHTM và chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Trung ƣơng.

11



1.3 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại
1.3.1. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thƣơng mại
1.3.1.1. Tiềm lực tài chính
Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tiên phải kể
đển tiềm lực tài chính.Đây là tiền đề để phát triển thị trƣờng, là yếu tố để
quyết định nâng cao chất lƣợng và phát triển dịch vụ, qua đó quyết định năng
lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại. Tiềm lực tài chính còn là yếu tố tạo
dựng niềm tin và sự an tâm trong việc đƣa ra quyết định trở thành khách hàng
của ngân hàng. Vì vậy, tăng năng lực tài chính là mối quan tâm của hầu hết
các ngân hàng. Có hai tiêu chí để đánh giá tiềm lực tài chính của một ngân
hàng thƣơng mại: Quy mô vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng.
Vốn tự có:
Vốn tự có đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng,
là điều kiện để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Theo quy định
của Basel, vốn tự có của ngân hàng thƣơng mại đƣợc chia thành hai cấp:
- Vốn cấp I bao gồm: vốn điều lệ và dự trữ đƣợc công bố.
- Vốn cấp II: Dự trữ không đƣợc công bố; dự trữ tài sản đánh giá lại; dự
phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung; các công cụ vốn lai (nợ/vốn
chủ sở hữu); nợ thứ cấp…
Vốn cấp I là vốn nòng cốt của ngân hàng. Tổng vốn cấp II đƣợc đƣa
vào tính toán tỷ lệ đủ vốn không đƣợc vƣợt quá 100% vốn cấp I; nợ thứ cấp
tối đa bằng 50% vốn cấp I; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi
ro; dự trữ tài sản đánh giá lại đƣợc chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại
của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm.
Hệ số an toàn vốn (CAR):
Theo yêu cầu của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) và chuẩn mực an
toàn hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel, tỷ lệ an toàn vốn đƣợc đánh giá
qua hệ số đủ vốn.

12


Vốn chủ sở hữu
CAR =

Tài sản có điều chỉnh rủi ro

* 100%

Một ngân hàng đƣợc xem là đủ vốn khi tỷ lệ vốn cấp I chia cho tài sản
có đã điều chỉnh rủi ro tối thiểu bằng 6% và tổng vốn cấp I và cấp II chia cho
tài sản có đã điều chỉnh rủi ro tối thiểu bằng 8%
Hệ số an toàn vốn và vốn tự có và hai cấu thành quan trọng tạo nên sự
tin tƣởng của khách hàng và uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng.
1.3.1.2. Thị phần
Thị phần biểu hiện vị thế và sức cạnh tranh của ngân hàng.Mặc dù thị
phần là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ nhƣng nó lại có tác động đến
khả năng cạnh tranh trong tƣơng lai của ngân hàng thƣơng mại.Các nhà đầu
tƣ và khách hàng có thể thông qua thị phần để đánh giá quy mô hoạt động của
ngân hàng, đánh giá chất lƣợng dịch vụ, uy tín của ngân hàng, từ đó đƣa ra
quyết định liên quan.Một ngân hàng thƣơng mại đƣợc đánh giá là có sức cạnh
tranh cao khi nó có thị phần hoạt động lớn và đang đƣợc mở rộng.
Ngƣời ta đánh giá thị phần hoạt động của ngân hàng thƣơng mại thông
qua hai chỉ tiêu chính: thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng
Thị phần huy động vốn:
Vốn là mắt xích đầu tiên trong chu kì kinh doanh của ngân hàng. Ngoài
vốn điều lệ theo luật định để bắt đầu kinh doanh, việc đầu tiên ngân hàng phải
làm là huy động vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh, cụ thể cho vay và
đầu tƣ để sinh lời. Nguồn vốn huy động góp phần vào quyết định về khả năng

mở rộng của các ngân hàng, từ đó cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại
khác trên thị trƣờng. Do đó, các ngân hàng luôn không ngừng đƣa ra các
chính sách thu hút các nhà đầu tƣ và khách hàng, quản lí nguồn vốn huy động,
đảm bảo nguồn vốn đƣợc sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Thị phần tín dụng:
13


Tín dụng là nghiệp vụ cơ bản và quan trọng của toàn bộ ngành ngân
hàng. Thị phần tín dụng lớn hứa hẹn đem lại thu nhập cao cho ngân hàng, là
công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành mũi nhọn,
tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nƣớc ngoài,
góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong nƣớc, qua đó khẳng định vị thế và sức
cạnh tranh của ngân hàng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào thị phần tín dụng lớn cũng đƣợc đánh giá tốt
mà cần xem xét đến khả năng trả nợ các khoản tín dụng này.
1.3.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Trong báo cáo tài chính ngân hàng, việc phân tích các chỉ số về khả
năng sinh lời là rất quan trọng.Thông qua các chỉ số này có thể đánh giá đƣợc
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, so sánh năng lực cạnh tranh giữa
các ngân hàng. Để đánh giá khả năng sinh lời của một ngân hàng thƣơng mại
ngƣời ta thƣờng dùng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Khả năng sinh lời trên tổng tài sản cho thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận
mà công ty thu đƣợc với các nguồn lực tổng thể của nó (tổng tài sản). ROA
bao gồm tất cả các tài sản của công ty, kể cả những phát sinh từ các khoản nợ
cũng nhƣ những phát sinh từ các khoản đóng góp của các nhà đầu tƣ. Do đó,
ROA cho thấy sự hiệu quả của công ty trong việc quản lý, sử dụng tài sản để
tạo ra lợi nhuận. Đây là một tỷ lệ quan trọng, cho thấy khả năng của công ty
để tạo ra lợi nhuận trƣớc đòn bẩy tài chính, chứ không phải bằng cách sử

dụng đòn bẩy tài chính.
Lợi nhuận sau thuế
ROA=

Tổng tài sản

* 100%

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

14


×