Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA – DANH THẮNG TỈNH KHÁNH HÒA TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.39 KB, 120 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- CĐ

Cao đẳng

- DLTC

Danh lam thắng cảnh

- DTLSVH

Di tích lịch sử - văn hóa

- DT

Di tích

- DV

Dịch vụ

- ĐH

Đại học

- HĐND



Hội đồng nhân dân

- ICOMOS

International Council on Monuments and Site
Hội đồng quốc tế về Di tích và Di chỉ

- KDL

Khu du lịch

- MICE

Meetings – Incentives – Conventions –Exhibitions
Gặp gỡ - Khen thưởng - Hội nghị - Triển lãm

- SPSS

Statistical Package for the Social Services
Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội

- TCN

Trước công nguyên

- TTQLDT-DLTC

Trung tâm quản lý di tích – danh lam thắng cảnh


- TUE

Tewntyfoot equivalent units
Đơn vị tương đương 20 foot

- UBND

Ủy ban nhân dân

- UNESCO

United

Nations

Educational

Scientific

and

Cultural

Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc
- VHTT và DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch Khánh Hòa…55
Bảng 2.2. Trình độ đào tạo khối kinh doanh ngành du lịch Khánh Hòa từ năm 2006
đến năm 2010 ....................................................................................................... 56
Bảng 2.3. Trình độ đào tạo khối hành chính sự nghiệp du lịch Khánh Hòa từ năm
2006 đến nă 2010..................................................................................................57
Bảng 2.4. Đánh giá của khách du lịch về hình ảnh điểm đến sau khi tham quan điểm
du lịch ở Khánh Hòa.............................................................................................60
Bảng 2.5. Hoạt động Festival Biển Nha Trang qua các năm.................................64
Bảng 2.6. Lượt khách du lịch đến Khánh Hòa từ 2008 đến 2012..........................68
Biểu đồ 2.6. Lượt khách du lịch đến tỉnh Khánh Hòa từ 2008 đến 2012...............68
Bảng 2.7. Doanh thu du lịch Khánh Hòa từ năm 2008 đến 2012..........................69
Biểu đồ 2.7. Mức tăng doanh thu du lịch Khánh Hòa từ 2008 đến 2012...............70
Bảng 2.8. Đánh giá của khách du lịch về vấn đề khai thác và bảo tồn di tích tại
Khánh Hòa............................................................................................................72
Bảng 2.9. Nguồn thu tại Tháp Bà và Hòn Chồng – Hòn Đỏ từ năm 2008 đến năm
2012...................................................................................................................... 74
Bảng 2.10. Kết quả trùng tu, tôn tạo di tích, danh thắng.......................................76

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới không phân biệt quốc gia giàu hay nghèo, nếu có sự hoạt động
của ngành kinh tế du lịch đều khai thác dựa trên hai nguồn tài nguyên là: tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên được
phát triển thành sản phẩm du lịch nhờ vào sự kỳ vĩ, độc đáo và duy nhất của chúng,

nhưng những tài nguyên này thường ít có khả năng phát triển thêm theo thời gian;
trái lại dễ bị hao mòn hoặc suy thoái do sự biến đổi của thiên nhiên cũng như quá
trình khai thác của con người. Tài nguyên du lịch nhân văn thường dồi dào hơn về
số lượng và cũng rất đa dạng, nó tồn tại và phát triển cùng với hoạt động của con
người. Tính đa dạng của tài nguyên du lịch nhân văn bắt nguồn từ sự khác biệt giữa
các cá nhân, các cộng đồng, các dân tộc và các quốc gia với nhau; bên cạnh đó là
khả năng biến đổi của tài nguyên du lịch nhân văn theo thời gian, theo những chuẩn
mực mới của từng thời đại, từng xã hội, qua tiếp xúc giao thoa. Chính sự khác biệt
và khả năng tự lớn lên của tài nguyên nhân văn đã giúp nó trở thành nguồn vốn quý
giá cho phát triển du lịch. Do đó, cần có sự quan tâm đặc biệt đối với nguồn tài
nguyên này.
Ngành Du lịch ở Việt Nam đến nay khá phát triển và có vị trí tốt trên bản đồ
du lịch thế giới, Việt Nam hấp dẫn khách du lịch quốc tế không chỉ bởi vẻ đẹp của
thiên nhiên mà còn do yếu tố văn hóa, với nhiều di sản văn hóa được Unesco công
nhận. Tuy nhiên, sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam đối với việc bảo tồn các cổ
tích đã tiến hành từ trước đó, trong sắc lệnh 65 ngày 23 tháng 11 năm 1945 nêu rõ:
“Xét rằng việc bảo tồn cổ tích là việc rất cần trong công cuộc kiến thiết nước Việt
Nam”, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII nêu: “văn hoá là nền tảng của xã hội, là
mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế”, Nghị quyết cũng xác định 10 nhiệm
vụ để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, trong đó nhiệm vụ thứ tư chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng
đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và
giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa
4


truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể
và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha
ông để lại”, ngày 18 tháng 12 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
2406/QĐ-TTg: Ban hành “Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn

2012 – 2015”, trong đó có văn hóa. Điều này khẳng định khai thác và bảo tồn văn
hóa trong phát triển kinh tế không chỉ là mối quan tâm của ngành du lịch mà là vấn
đề Đảng, Nhà nước và nhân dân coi trọng.
Nhìn chung, vấn đề khai thác các DTLSVH và DLTC trong du lịch, cũng
như vấn đề bảo tồn DTLSVH, DLTC trong du lịch ở các địa phương hiện còn nhiều
bất cập: khai thác quá mức, khai thác không hiệu quả; bên cạnh đó, cũng còn không
ít những quan niệm sai lầm về bảo tồn. Đầu tư cho tài nguyên du lịch nhân văn về
cơ chế, tài chính chưa được thỏa đáng do đó có nhiều DT sau khi được xếp hạng
tiếp tục trong tình trạng hoang hóa, không có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di
sản để tham gia vào sự phát triển của địa phương; nhiều di sản phi vật thể chưa
được chăm lo gìn giữ truyền dạy, phục hồi nên đứng trước nguy cơ bị mai một. Một
số nơi DT bị lấn chiếm, hoặc cho phép xây dựng nhiều lều quán dịch vụ nhếch nhác
làm mất cảnh quan chung của điểm du lịch, các vấn đề về ô nhiễm môi trường xung
quanh khu vực DT. Có những DT được trùng tu, tôn tạo theo hướng làm mới đã
đánh mất giá trị thực tế và giảm sức hấp dẫn đối với khách du lịch, đặc biệt là khách
du lịch quốc tế. Bảo vệ, tôn tạo DTLSVH và DLTC phải nhằm mục đích giới thiệu
đến với công chúng, tuy nhiên hiện nay việc chuẩn bị nội dung giới thiệu về các giá
trị văn hóa cho khách du lịch vẫn còn nhiều bất cập. Có nhiều bản giới thiệu thay vì
diễn giải, phân tích thì lại nặng về phần ca ngợi chung chung, khi giới thiệu về danh
thắng nổi tiếng chỉ tập trung vào yếu tố huyền thoại với những chuyện kể mang sắc
màu cổ tích mà quên đi nhiệm vụ cung cấp những thông tin mang tính khoa học về
quá trình kiến tạo địa chất, niên đại… Những bản giới thiệu này thường không đem
lại sự hài lòng cho du khách, không giúp nâng cao ý thức bảo vệ di sản từ phía du
khách và cộng đồng.

5


Với sự ưu đãi của điều kiện tự nhiên cùng kho tàng DTLSVH và DLTC tuyệt
đẹp đã đem đến cho Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.

Nha Trang – Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch –
dịch vụ lớn của cả nước.
Tuy nhiên trong những năm qua việc phát triển du lịch ở tỉnh Khánh Hòa còn
tồn tại một số bất cập. Đó là hoạt động du lịch mới chỉ tập trung khai thác nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên như: biển, đảo, các rạn san hô, nguồn suối khoáng, bùn
khoáng. Việc khai thác nguồn tài nguyên thế mạnh này đã đem lại cho tỉnh Khánh
Hòa những thuận lợi nhất định trong quá tình phát triển du lịch nhưng cũng kéo
theo một số hệ quả tiêu cực. Do khai thác quá mức nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên; kèm theo là các hoạt động như: xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng - kỹ
thuật phục vụ du lịch đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên
có nguy cơ bị ô nhiễm, các hệ sinh thái biển tại khu vực các đảo, rạn san hô đứng
trước nguy cơ bị suy thoái hoặc huỷ diệt do hoạt động du lịch.
Trong khi đó với lịch sử hơn 350 năm khai phá và phát triển, Khánh Hoà là
mảnh đất giàu tài nguyên du lịch nhân văn với nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể có khả năng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch như: các công trình
kiến trúc, các phong tục tập quán, các tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống, làng nghề
thủ công, văn hóa ẩm thực; nhiều DT và danh thắng đang được khai thác khá hiệu
quả như Tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn, Hòn Chồng, vịnh Nha Trang, Đầm Nha
Phu… Tuy nhiên hoạt động du lịch gần đây gây ra một số tác động tiêu cực đến giá
trị của DT và danh thắng. Nếu tỉnh thực hiện tốt công tác nghiên cứu, bảo tồn kết
hợp với khai thác nguồn tài nguyên du lịch văn hóa này không chỉ góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà nó còn góp phần bảo tồn và phát
huy giá trị văn hoá quí báu, đem lại sự phát triển bền vững cho ngành du lịch của
tỉnh nói riêng và cho cộng đồng nói chung. Hiện nay ở tỉnh Khánh Hòa chưa có
công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về vấn đề này. Vì vậy tác giả lựa chọn
đề tài: “Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh
Khánh Hòa trong hoạt động du lịch” để nghiên cứu. Bản thân tác giả luận văn là

6



người đang sinh sống tại tỉnh Khánh Hoà và công tác trong ngành du lịch nên có
những thuận lợi nhất định cho việc nghiên cứu, thực hiện đề tài này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: góp phần nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa gắn với việc bảo
tồn DTLSVH và DLTC tỉnh Khánh Hòa.
- Nội dung:
Đề tài hướng tới giải quyết mối quan hệ giữa hoạt động du lịch và bảo tồn tài
nguyên du lịch nhân văn. Nghiên cứu thực tế khai thác du lịch gắn với bảo tồn các
DTLSVH và DLTC tại tỉnh Khánh Hòa, từ đó đánh giá để rút ra những nhược điểm
và đề xuất giải pháp điều chỉnh hợp lý hơn, góp phần phát triển du lịch văn hóa tỉnh
Khánh Hòa.
Những nghiên cứu trong luận văn cũng tập trung tìm kiếm và nêu lên các
phương pháp giữ gìn và phát huy giá trị của các DTLSVH và DLTC, góp phần bảo
tồn văn hóa trong kinh doanh du lịch.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Ở Việt Nam
Từ khi ngành du lịch Việt Nam ra đời cho đến nay các công trình nghiên cứu
về khai thác di sản trong du lịch nhìn chung vẫn chưa nhiều. Một số công trình
nghiên cứu có giá trị liên quan đến vấn đề này đã được thực hiện như:
- Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Nguyễn Thị Chiến,
năm 2004;
- Giáo trình Quản lý di sản với phát triển du lịch bền vững, Lê Hồng Lý chủ
biên, năm 2009;
- Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể - Quá trình nhận thức và bài học thực tiễn,
Nguyễn Thị Minh Lý, 2010;
- Bảo tồn di tích trong phát triển không gian đô thị, Doãn Minh Khôi, 2010.
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu, dự án về bảo tồn di sản và phát
triển du lịch được tiến hành ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam; tiêu biểu là công trình: Quảng Nam và hành trình


7


bảo tồn các di sản văn hóa (Mỹ Châu), Bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển du
lịch: Góc nhìn từ cố đô Huế (Tổng cục du lịch).
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2005 do Tổng cục Du lịch phê duyệt
“Chủ trương và giải pháp để bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị các di sản văn hóa
phục vụ phát triển du lịch”.
Một số bài báo trên tạp chí Du lịch Việt Nam và các báo cáo trong các cuộc
hội thảo về du lịch của Việt Nam như: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn
hóa phục vụ phát triển du lịch thủ đô (Bùi Thanh Thủy, Tạp chí nghiên cứu văn hóa
Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội), Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa - thiên
nhiên thế giới phục vụ phát triển ở nước ta (Nguyễn Quốc Hùng, Cục di sản văn
hóa)…
* Ở tỉnh Khánh Hòa
Từ cuối thế kỷ XX những cảnh đẹp và văn hóa Khánh Hòa đã được nhiều
nhà nghiên cứu tìm hiểu và viết thành tác phẩm có giá trị về mặt khoa học, tiêu biểu
là các tác giả như: Quách Tấn, Nguyễn Văn Khánh, Ngô Văn Doanh, Vũ Ngọc
Phương, Nguyễn Công Bằng. Nhưng hầu hết mới đi vào nghiên cứu về giá trị văn
hóa, lịch sử tiêu biểu và miêu tả một số danh thắng của tỉnh Khánh Hòa.
Trong những năm qua có một số công trình nghiên cứu về du lịch của Khánh
Hòa, nhưng chỉ dừng lại ở các luận văn thạc sĩ chủ yếu nghiên cứu về: môi trường
tự nhiên, môi trường kinh doanh từ đó đưa ra các định hướng và chiến lược cho
phát triển ngành du lịch của tỉnh nói chung. Tiêu biểu như: Thu hút vốn đầu tư
phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020 (Võ Văn Cần, 2008), Các giải pháp
phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2020 (Phan Xuân Hòa, 2011), Du
lịch Khánh Hòa: tiềm năng, thực trạng và giải pháp (Thân Trọng Thụy, 2012).
Năm 2010 có luận văn thạc sĩ với chủ đề Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa tháp Bà Pô Nagar của tác giả Nguyễn Thị Hồng Tâm, nhưng đi sâu nghiên

cứu về vấn đề quản lý DT và lễ hội ở DT tháp Bà để từ đó đặt ra giải pháp giữ gìn
và khai thác có hiệu quả những giá trị văn hóa, lịch sử của DT này.

8


Đề tài “Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh
Khánh Hòa trong hoạt động du lịch” là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này
trên phạm vi của tỉnh như một công trình độc lập.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động hai thác du lịch tại các DTLSVH và DLTC ở Khánh Hòa.
- Công tác bảo tồn DTLSVH và DLTC ở Khánh Hòa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: đề tài tập trung đánh giá tiềm năng DTLSVH và DLTC phục vụ
cho việc phát triển du lịch và công tác bảo tồn tài nguyên này từ hoạt động du lịch.
Về phạm vi không gian: nghiên cứu tại tỉnh Khánh Hòa, tập trung vào các địa
phương có DTLSVH và DLTC cấp quốc gia là thành phố Nha Trang, thị xã Ninh
Hòa, huyện Vạn Ninh, huyện Diên Khánh.
Về phạm vi thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu tài liệu: đề tài tập trung thu thập, phân tích thông tin
chủ yếu từ năm 2008 đến tháng 6/2013.
+ Thời gian nghiên cứu thực địa: từ tháng 8/2012 đến tháng 10/2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, dữ liệu cơ bản từ nhiều nguồn khác nhau: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh, TTQLDT và DLTC tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Thư viện
tỉnh, Internet, báo và tạp chí chuyên ngành, đài truyền hình, sách, giáo trình, văn
bản pháp luật (Luật du lịch, Luật di sản…), Văn bản của tỉnh Khánh Hòa về du lịch
và vấn đề bảo tồn DT… tác giả đã có được một hệ thống tài liệu toàn diện về chủ đề

nghiên cứu và là dữ liệu phục vụ cho phân tích, dẫn luận tại chương 1 và chương 2.
Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật và được tác giả chọn lọc, tổng
hợp, phân tích tính liên hợp các yếu tố trong mối tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau làm
mục đích nghiên cứu của luận văn.

9


Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các công trình liên quan của các tác giả đi
trước, sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với những tài liệu thu được trên thực
địa, rút ra các điểm chung.
5.2. Phương pháp điều tra xã hội học
5.2.1. Phương pháp quan sát
Thông qua những chuyến điền dã tại các khu du lịch, điểm du lịch và những
nơi có tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng, phong phú từ tháng 8/2012 đến tháng
10/2013 sẽ là cơ sở cơ bản để nhìn nhận và đánh giá được thực tế tình hình phát
triển cũng như những tiềm năng của lĩnh vực mà mình đang nghiên cứu. Từ đó, cho
phép tác giả tiếp cận vấn đề một cách chủ động, sâu sắc, có điều kiện đối chiếu, bổ
sung các thông tin cập nhật cần thiết, cũng như thẩm nhận được giá trị của tiềm
năng du lịch, hiểu được những khía cạnh khác nhau của thực tế, trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp hợp lý có tính chất khả thi, phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
Các chuyến điền dã gồm:
Đợt 1: 4/8/2012 – 6/8/2012
Đợt 2: 10/4/2013 – 12/4/2013
Đợt 3: 28/4/2013 – 2/5/2013
Đợt 4: 2/9/2013 – 8/9/2013
Đợt 5: 22/9/2013 – 29/9/2013
Đợt 6: 1/10/2013 – 4/10/2013
5.2.2. Phương pháp bảng hỏi
Phương pháp bảng hỏi nhằm thu thập số liệu sơ cấp, đáp ứng cụ thể những

yêu cầu của hoạt động điều tra.
Bảng hỏi được thiết kế dành cho khách du lịch (khách du lịch quốc tế và nội
địa) đi du lịch Nha Trang, số lượng gồm 220 bản trong đó 160 bản điều tra khách du
lịch nội địa, 60 bản điều tra khách du lịch quốc tế nhằm nghiên cứu về ba vấn đề:
Một là, đánh giá về chất lượng dịch vụ du lịch ở Khánh Hòa
Hai là, cảm nhận của du khách về hình ảnh điểm đến sau khi tham quan
Ba là, đánh giá, góp ý về vấn đề khai thác và bảo tồn di tích tại Khánh Hòa

10


Bảng hỏi được điều tra tại Khánh Hòa từ tháng 5/2013 đến tháng 10/2013.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là công cụ điều tra, nghiên cứu hiệu quả nhằm thu thập các thông
tin mong muốn và phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn mà bảng hỏi chưa đáp
ứng được. Phương pháp này được áp dụng đối với cộng đồng địa phương, cơ quan
quản lý về du lịch, Ban quản lý DT địa phương, doanh nghiệp du lịch, du khách.
Mỗi đối tượng được phỏng vấn theo những tiêu chí phù hợp với mục đích điều tra.
Phương pháp phỏng vấn được chính thức tiến hành như sau:
Hai cuộc phỏng vấn đại diện cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh là
cuộc phỏng vấn đối với ông Trương Đăng Tuyến, Giám đốc Sở VHTT và DL và bà
Phan Thanh Trúc, Phó Giám đốc Sở VHTT và DL tỉnh Khánh Hòa.
Bảy cuộc phỏng vấn ban quản lý các di tích là: Quỳnh phủ hội quán, Đình
Phương Sài, Đình Lư Cấm, miếu Thiên Hậu thánh mẫu Hải Nam, Am chúa, văn
miếu Diên Khánh, miếu Trịnh Phong.
Hai mươi cuộc phỏng vấn người dân địa phương ở thị trấn Diên Khánh, thị
xã Ninh Hòa, thành phố Nha Trang.
Phỏng vấn đại diện các doanh nghiệp lữ hành: Nha Trang Trẻ, Á Châu, Sao
Biển, Long Phú, Sanest.
Phương pháp này được tiến hành từ tháng 4/2013 đến tháng 9/2013

5.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp quan trọng được vận dụng thông
qua việc xin ý kiến chỉ đạo, góp ý về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trong
quá trình thực hiện đề tài, tác giả tham khảo ý kiến của các cán bộ, các nhà nghiên
cứu trong vấn đề khai thác và bảo tồn giá trị văn hoá trong hoạt động du lịch tỉnh
nhà từ các cơ quan: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, TTQLDT và danh thắng tỉnh
Khánh Hòa, cán bộ quản lý tại khu du lịch, điểm du lịch trong tỉnh.
5.4. Phương pháp bản đồ
Luận văn có sử dụng các bản đồ hành chính, bản đồ kinh tế để nhận định vai
trò của du lịch trong cơ cấu nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa.

11


Sử dụng bản đồ du lịch xác định phạm vi phân bổ của tài nguyên du lịch nhân
văn, hỗ trợ cho công tác khảo sát thực tế, trên cơ sở này đề xuất các phương án nối
kết các điểm có khả năng khai thác du lịch thành tuyến du lịch mới, góp phần đa
dạng sản phẩm du lịch tỉnh Khánh Hòa.
5.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đây là phương pháp được sử dụng trong quá trình lựa chọn, sắp xếp các dữ
liệu, thông tin từ nguồn sơ cấp và thứ cấp nhằm định lượng chính xác phục vụ cho
mục đích nghiên cứu, từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo cáo hoàn chỉnh nhằm
có cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng một số công cụ hỗ
trợ phân tích và tổng hợp dữ liệu là phần mềm EXCEL, SPSS.
Phương pháp này được tiến hành từ tháng 8/2013 đến tháng 10/2013.
6. Đóng góp của luận văn
Góp phần khẳng định giá trị văn hóa nổi bật qua các DTLSVH và DLTC tỉnh
Khánh Hòa, giúp chính quyền địa phương và các doanh nghiệp du lịch định hướng
sản phẩm du lịch mới nhằm hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch tỉnh Khánh Hòa;
đồng thời có nhận định đúng mức đối với giá trị các di sản trong tỉnh nhằm hoạch

định những chủ trương, giải pháp bảo tồn phù hợp.
Kiến nghị một số giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn DTLSVH và
DLTC Khánh Hòa nhằm khai thác hiệu quả và bền vững di sản văn hóa của tỉnh.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu
của tỉnh Khánh Hòa và vấn đề bảo tồn
Chương 2. Thực trạng khai thác và bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa danh thắng ở Khánh Hòa trong hoạt động du lịch
Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các
di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng ở Khánh Hòa

12


CHƯƠNG 1: CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM
THẮNG CẢNH TIÊU BIỂU CỦA TỈNH KHÁNH HÒA VÀ VẤN ĐỀ
BẢO TỒN
1.1. Vấn đề bảo tồn văn hóa và việc bảo tồn văn hóa trong du lịch
1.1.1. Khái niệm bảo tồn
Khái niệm bảo tồn hiện nay trong giới nghiên cứu khoa học ở Việt Nam chưa
nêu ra một nhận định thống nhất, vì vậy giải thích theo từ điển như sau:
Bảo tồn: “Giữ cho không hư hỏng, mất mát” [15, tr.35]
Liên quan đến vấn đề bảo tồn còn có các hoạt động là:
Tôn tạo: “Sửa chữa chỗ hư hỏng để bảo tồn một di tích lịch sử” [15, tr.720]
Trùng tu: “Sửa chữa lại công trình kiến trúc” [15, tr.826]
1.1.2. Vấn đề bảo tồn văn hóa
Từ khi xuất hiện cho đến nay con người trên hành tinh này không ngừng
thích nghi, lao động sản xuất, chiến đấu và xây dựng xã hội. Tất cả các hoạt động
trên đã để lại một kho tàng văn hóa đồ sộ, trong đó các DTLSVH chiếm tuyệt đại đa

số. Qua nghiên cứu giá trị DTLSVH cho phép thế hệ sau lĩnh hội được rất nhiều về
tinh hoa, trí tuệ, tài năng, văn hóa nghệ thuật của tiền nhân; và vấn đề đặt ra là làm
sao bảo tồn, khai thác, sử dụng những di sản văn hóa phục vụ cho quá trình phát
triển của xã hội.
Văn hóa nhân loại muốn ngày càng đa dạng và phát triển thì chỉ có một
phương pháp đó là con người phải luôn luôn sáng tạo ra văn hóa, đồng thời tích cực
gìn giữ những tài sản văn hóa vốn có. Từ thời cổ đại xa xưa đến thời kì hiện đại
ngày nay, con người đã rút ra bài hoc quý giá là: không thể thiếu di sản văn hóa
trong quá trình phát triển tri thức. Lênin cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc bảo tồn và khai thác di sản văn hóa như sau: “Phải tiếp thu toàn bộ nền văn hóa
do chế độ tư bản để lại và dùng những nền văn hóa đó để xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Phải tiếp thu toàn bộ nền khoa học kỹ thuật, tất cả những tri thức, tất cả nghệ
thuật, không có cái đó chúng ta không thể xây dựng cuộc sống xã hội cộng sản
được” [55, tr.67]
13


Ở nước ta, trong pháp lệnh bảo vệ và sử dụng DTLSVH và DLTC, công bố
ngày 4/4/1984 thì DTLSVH và DLTC được quy định như sau:
“DTLSVH là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác
phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc
liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa xã hội”.
“Danh lam thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp, hoặc công
trình xây dựng cổ nổi tiếng”.
Từ những đoạn văn bản quy định về DTLSVH và DLTC trích dẫn trên đây,
có thể rút ra nhận định chung là cả DT và danh thắng đều do bàn tay con người làm
nên, đồng nghĩa chúng đều là sản phẩm văn hóa. DT – danh thắng là sản phẩm do
cá nhân hoặc tập thể để lại, đã được lịch sử khẳng định vai trò và giá trị, chúng tồn
tại khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của thế hệ sau. Vì vậy, chúng ta chỉ có
thể tiến hành bảo tồn sao cho đúng với đối tượng khách quan đó.

Hoạt động bảo tồn văn hóa bao gồm hai chức năng:
Thứ nhất, chức năng gìn giữ: chức năng này bắt đầu bằng công việc nghiên
cứu, phát hiện các giá trị văn hóa, lựa chọn gìn giữ những yếu tố góp phần chứng
minh được đặc trưng của văn hóa dân tộc, của địa phương, của đất nước qua từng
thời kỳ lịch sử. Tiếp đến phải xác định các tiêu chuẩn nhằm gìn giữ các DT. Cuối
cùng là sự kết hợp giữa nhà nước và nhân dân để bảo tồn văn hóa.
Thứ hai, chức năng khai thác: muốn thực hiện hiệu quả chức năng này người
khai thác phải hiểu rõ nội dung giá trị của DT. Đối với cán bộ giới thiệu về DT phải
vừa là người thuyết minh, vừa là người nghệ sĩ đồng thời là một người thầy. Có như
vậy mới chủ động dẫn dắt khách tham quan cảm nhận sâu sắc, từ đó có ấn tượng đủ
và đúng về giá trị văn hóa. Một cách khai thác khác cũng phát huy hiệu quả đáng kể
đó là kết hợp với những ngày kỉ niệm, dịp lễ tết gắn với DT để tổ chức trưng bày
giới thiệu, các hoạt động lễ hội, hoạt động sân khấu hóa.
Tóm lại, bảo tồn văn hóa là giữ lại những không gian vật chất và tinh thần do
các thời kỳ trước tạo lập, điều này có nhiều ảnh hưởng đến quá trình xây dựng xã
hội hiện đại. Đây là mâu thuẫn tất yếu trong quá trình đi lên, tuy vậy không thể vì

14


bảo tồn mà cản trở sự phát triển xã hội, nhu cầu xây dựng khu dân cư, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng nơi có DT; ngược lại cũng không quá đề
cao lợi ích hiện tại mà sao lãng hoặc coi nhẹ công việc bảo tồn văn hóa.
1.1.3. Các nguyên tắc bảo tồn văn hóa
Di tích tồn tại trong điều kiện bình thường của sự phát triển xã hội vẫn có thể
bị mất đi trong một hoàn cảnh nào đó: do yếu tố tăng dân số cơ học và nhịp độ phát
triển vũ bão của nền kinh tế toàn cầu, do con người xã hội hiện đại nhận định rằng
những công trình được xây dựng thay thế DT có lợi hơn về mặt kinh tế - xã hội; có
những trường hợp DT bị phá hủy bởi nguyên nhân không cho phép khả năng bảo vệ
mặc dù nó có giá trị như: thiên tai, chiến tranh; có nhiều nơi việc phá bỏ DT diễn ra

dần dần và chỉ khi nó biến mất người ta mới nhận ra sự cần thiết của vấn đề bảo tồn
văn hóa. Vậy, nếu không có một kế hoạch và chương trình bảo tồn dài hạn thì việc
mất đi DT sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Tầm quan trọng của bảo tồn văn hóa được nhiều quốc gia trên thế giới chú ý
từ lâu, thậm chí đi đến thống nhất quan điểm trong các văn bản chung như: Hiến
chương Venice năm 1964 về Bảo tồn và Trùng tu Di tích và Di chỉ, Công ước 72
UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới. Tất cả đều đi đến
khẳng định bảo tồn di sản là việc làm cấp thiết của nhiều thế hệ.
Ở Việt Nam, qua các thời kỳ lịch sử Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những
văn bản pháp lý làm cơ sở cho công tác quản lý bảo vệ DT.
Ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 65/SL “ấn định
nhiệm vụ của Đông phương Bác cổ học viện”. Sắc lệnh đã nhấn mạnh việc bảo tồn
cổ tích là việc cần thiết của nước Việt Nam. Sắc lệnh khẳng định toàn bộ DTLSVH
là tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc phá hủy đình, chùa, đền, miếu và những
nơi thờ tự khác cùng những DT khác chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy bi ký, văn
bằng có ích cho lịch sử. Đây là sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di
sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh này được coi là tiền đề của Ngày Di sản văn hóa Việt
Nam được tổ chức hàng năm (bắt đầu từ ngày 23/11/2005).

15


Tiếp theo là Nghị định 519/TTg ban hành ngày 29/10/1957 về bảo tồn DT,
gồm 7 mục và 32 điều khoản.
Mục I xác định: “Tất cả những bất động sản và động sản có giá trị lịch sử
hay nghệ thuật (kể cả bất động sản còn nằm dưới nước hay dưới đất), bất cứ thuộc
quyền sở hữu của ai nay đặt dưới chế độ bảo vệ của nhà nước”;
Mục II nói về vấn đề Liệt hạng;
Mục III về sưu tầm và khai quật;
Mục IV những quy định liên quan đến vấn đề xuất khẩu di vật có giá trị;

Mục V về việc Khen thưởng và kỷ luật.
Đây là văn bản pháp lý mang tính lý luận cao được sử dụng suốt từ năm
1957 đến năm 1984, Nghị định đã trở thành cơ sở để phát triển sự nghiệp bảo tồn
bảo tàng ở nước ta, đồng thời ngăn chặn được các hiện tượng do vô tình hay hữu ý
phá hoại DT.
Ngày 4/4/1984, Hội đồng nhà nước tiếp tục ban hành Pháp lệnh số 14LCT/
HĐNN về bảo vệ và sử dụng DTLSVH và DLTC, gồm 5 chương và 27 điều. Phần
mở đầu của Pháp lệnh khẳng định: “DTLSVH và DLTC là tài sản vô giá trong kho
tàng di sản văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam” và cần sử dụng các DT này nhằm
“Giáo dục truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Phục vụ nghiên
cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hóa của nhân dân ... làm giàu đẹp
kho tàng di sản văn hóa dân tộc, và góp phần làm phong phú văn hóa thế giới”.
Pháp lệnh 14LCT/HĐNN có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp bảo tồn ở nước
ta. Nội dung pháp lệnh phản ánh đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc kế
thừa di sản văn hóa, xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Pháp lệnh cũng là
điểm mốc đánh dấu sự trưởng thành của ngành bảo tồn bảo tàng Việt Nam.
Ngày 6/2/2003 Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin đã ban hành quyết định số
05 về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi DTLSVH, DLTC. Trong
điều 5 chương I quy định nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi DT, gồm 6 mục:
1. Chỉ tiến hành bảo quản, tu bổ và phục hồi DT trong trường hợp cần thiết
và phải lập thành dự án (Trường hợp tu sửa cấp thiết DT thực hiện theo quy định tại
16


Điều 10 và Điều 11 của Quy chế này). Dự án và thiết kế bảo quản, tu bổ và phục hồi
DT hoặc báo cáo tu sửa cấp thiết DT phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt.
2. Bảo đảm tính nguyên gốc, tính chân xác, tính toàn vẹn, sự bền vững của DT.
3. Ưu tiên cho các hoạt động bảo quản, gia cố DT trước khi áp dụng những
biện pháp kỹ thuật tu bổ và phục hồi khác.

4. Việc thay thế kỹ thuật hay chất liệu cũ bằng kỹ thuật hay chất liệu mới phải
được thí nghiệm trước để bảo đảm kết quả chính xác khi áp dụng vào DT.
5. Chỉ thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của DT khi có đủ những
chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải có sự phân biệt rõ ràng giữa bộ phận mới thay
thế với những bộ phận gốc.
6. Bảo đảm an toàn cho bản thân công trình và khách tham quan.
Trên cơ sở các văn bản pháp lý của quốc tế và quốc gia mà trong những năm
qua việc bảo tồn di sản văn hóa ở nước ta ngày càng đạt được những kết quả tốt.
Trong thực tế, vấn đề bảo tồn văn hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
như: nhận thức về lý thuyết và thực hành của các nhà bảo tồn, trạng thái của DT,
điều kiện môi trường,... nhưng có thể rút ra một số nguyên tắc chung về bảo tồn văn
hóa cơ bản sau:
Thứ nhất, thực hiện ngiêm túc Luật Di sản văn hóa trong bảo tồn, tôn tạo
DT: nguyên tắc này được tiến hành bằng việc nâng cao vai trò quản lý của các cơ
quan công quyền, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm của các cơ quan
chuyên môn và ý thức pháp luật của công dân, đặc biệt là những người đang trực
tiếp thực hiện công việc bảo tồn – bảo vệ di sản. Có như vậy mới huy động và phát
huy được các nguồn lực trí tuệ và nguồn lực vật chất một cách hiệu qủa nhất trong
công tác bảo tồn, tôn tạo DTLSVH và DLTC.

17


Thứ hai, giữ nguyên các yếu tố gốc:
Yếu tố gốc (yếu tố nguyên gốc) phải được hiểu trên nhiều phương diện:
“trước hết có thể hiểu là phải giữ lại tất các yếu tố như khi bắt đầu xây dựng, cố
gắng không thay thế cái mới, mặc dù cái mới ở đây cũng tuân thủ như trước về các
yếu tố cơ bản như: chất liệu, kích thước, kỹ thuật chế tác, màu sắc, mỹ thuật, độ
bền...”. [17, tr.180]
Trong trường hợp một yếu tố cũ đã bị phá hủy hoàn toàn và không còn khả

năng duy trì chức năng, thì cần thiết phải sử dụng yếu tố mới để thay thế. Nếu cần
sử dụng vật liệu khác phải lựa chọn cẩn thận, và chắc chắn nhân tố này sẽ in lên DT
dấu ấn của thời đại ngày nay. Điều khó khăn nhất cần cân nhắc là khi các thế hệ sau
nhìn lại quá khứ có tán thành cách sử dụng vật liệu này, họ có thể phân biệt được
yếu tố gốc và các thành phần mới được thêm vào.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu chất liệu gốc của DT cần bảo tồn, nếu nhận thấy
công trình có một số loại gỗ kém sức bền và dễ bị tác động của thời tiết, côn trùng
thì nhà bảo tồn có xu hướng thay thế bằng loại gỗ tốt hơn; cũng có trường hợp
người ta đặt vào trong những tấm gỗ các dầm bê tông ứng lực để giữ dáng vẻ bên
ngoài của bản gốc. Dù áp dụng phương pháp nào cũng cần tôn trọng dấu ấn lịch sử văn hóa vốn có của DT, nghĩa là không được làm trẻ hơn hoặc cũ đi.
Thứ ba, phải nghiên cứu toàn diện trước khi tu sửa DT: “để tiến hành tu sửa
DT phải nghiên cứu toàn diện mọi mặt DT, nghiên cứu các loại DT cùng thời với nó
để thấy được kiểu dáng thời đại, đó cũng là những tư liệu bổ sung so sánh bổ ích
cho việc lập đồ án tu sửa DT”. [17, tr.181]
Thứ tư, phải chú ý thận trọng đối với các lớp làm thêm sau này nếu chúng có
giá trị lịch sử hoặc giá trị thẩm mỹ. Có nhiều quần thể DT chứa những công trình
được xây dựng và hình thành trong nhiều thời đại khác nhau. Do đó một nguyên tắc
đặt ra không vội vàng gạt bỏ mọi yếu tố không cùng thời đại song có giá trị về mặt
khoa học, lịch sử, nghệ thuật; mà phải giữ gìn để duy trì tỷ lệ thích ứng và môi
trường lịch sử quanh DT, góp phần đảm bảo tính nguyên gốc. [17, tr.181 – tr.182]

18


Thứ năm, khi lập kế hoạch bảo tồn cơ quan chỉ đạo tu sửa DT không được
phụ thuộc vào các nguyên nhân khách quan như: vấn đề hạn chế tài chính, khả năng
kinh doanh từ DT sau khi trùng tu... mà cần dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học và
tính cấp thiết phải bảo tồn DT.
Bên cạnh những nguyên tắc chung về bảo tồn văn hóa, còn có các nguyên tắc
riêng khi tiến hành bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn

hóa phi vật thể là cái không thể nhìn thấy mà chỉ cảm nhận được, đồng thời rất dễ bị
hao mòn theo thời gian. Do đó cần thiết phải tìm ra nguyên tắc bảo tồn hợp lý và
hiệu quả nhất cho thành phần văn hóa này.
Nguyên tắc đầu tiên là vật thể hóa di sản văn hóa phi vật thể. Nguyên tắc
này sẽ triển khai thông qua công tác điều tra, sưu tầm, ghi chép lại các kỹ năng, kỹ
thuật, nghệ thuật, những bí quyết và kinh nghiệm do nghệ nhân sử dụng trong chế
tác các sản phẩm thủ công hoặc trình diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống
bằng việc ghi chép, ghi âm và ghi hình. Ngày nay có thể sử dụng các thiết bị khoa
học hiện đại vào việc lưu giữ di sản văn hóa phi vật thể giúp đem lại những hiệu
quả vượt trội, từ đó cho phép hình thành các kho lưu trữ, các ngân hàng dữ liệu, bảo
tàng, trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu không chỉ phục vụ công việc bảo tồn
mà cả việc nghiên cứu lâu dài.
Nguyên tắc bảo tồn sống: lưu giữ các hiện tượng văn hóa phi vật thể ngay
trong môi trường sản sinh ra chúng. Đây cũng là nguyên tắc được UNESCO và
nhiều quốc gia trên thế giới đề xuất. Nguyên tắc này chính là thước đo tốt nhất
nhằm chứng minh hiệu quả của công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể.
Cần lưu giữ di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng bằng cách tái lập
môi trường sống cho di sản. Có thể tiến hành bằng cách thành lập các câu lạc bộ
sinh hoạt tại địa phương, các tổ truyền nghề, các cuộc thi tìm hiểu và trình diễn di
sản dân tộc. Không thể bỏ qua các nghệ nhân, những người giữ trọng trách nuôi
dưỡng di sản văn hóa phi vật thể, cũng được xem như là báu vật nhân văn sống. Do
đó, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể cũng đồng nghĩa với việc khích lệ
và tạo điều kiện để các nghệ nhân tiếp tục kế thừa di sản. Thực tế ở nước ta đã

19


chứng minh rằng: “chỉ cần những người kế thừa di sản văn hóa phi vật thể vẫn còn
sống thì những di sản văn hóa truyền thống sẽ không bị biến mất; chỉ cần những
người kế thừa di sản văn hóa phi vật thể vẫn còn tràn đầy sức sống thì di sản văn

hóa phi vật thể sẽ không ngừng được sáng tạo trong quá trình trao truyền và kế
thừa; chỉ cần những người kế thừa di sản văn hóa phi vật thể vẫn thu nhận đồ đệ để
truyền nghề, thì di sản văn hóa phi vật thể có người kế thừa, kéo dài mãi mãi”. [10,
tr.2004]
1.1.4. Bảo tồn văn hóa trong du lịch
Văn hóa di sản và du lịch luôn có mối quan hệ cộng sinh. Những năm gần
đây du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế xã hội ở hầu hết các nước trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Nhiều chương trình du lịch văn hóa ra đời là một minh chứng
cho tầm quan trọng của di sản văn hóa và mối quan hệ giữa du lịch với văn hóa. Du
lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần giới thiệu về văn hóa và
con người với cộng đồng quốc tế, góp phần bảo tồn văn hóa.
Nghiên cứu và phát triển du lịch đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước
quan tâm vì xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, điều này được khẳng định
thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng. Phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 45
ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam và đón Huân chương Hồ Chí Minh, đồng
chí Vũ Khoan đã chỉ rõ: “Du lịch Việt Nam đã thực sự trở thành ngành kinh tế ngày
càng quan trọng ... đem lại hàng tỉ đô la cho đất nước, tạo nên hàng triệu việc làm
cho người lao động. Hơn thế nữa, du lịch là một cách xuất khẩu tại chỗ, góp phần
nâng cao kim ngạch xuất khẩu, là ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế đất nước. Đặc
biệt, thông qua con đường du lịch làm cho bạn bè thế giới hiểu biết về văn hóa, về
phong tục tập quán con người Việt Nam; do đó, du lịch Việt Nam còn làm cho bạn
bè gần xa trên thế giới hiểu biết hơn về đất nước con người, về lịch sử văn hóa, văn
minh Việt Nam; từ đó nâng cao vị thế Việt Nam trên chính trường thế giới”.
Công tác bảo tồn văn hóa phải gắn liền với việc phát huy giá trị di sản bởi
chỉ có như thế di sản mới có sức sống bền vững. Theo đó, phát triển du lịch văn hoá
là sản phẩm cốt lõi, vừa phát huy được thế mạnh địa phương, vừa là công cụ để bảo

20



tồn các giá trị di sản. Hoạt động du lịch vừa khai thác văn hóa đồng thời nuôi dưỡng
và truyền bá văn hóa. Vậy, hoạt động bảo tồn văn hóa không chỉ diễn ra trong cộng
đồng mà còn là hoạt động gắn liền với ngành kinh doanh du lịch.
1.2. Vấn đề bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tại Khánh
Hòa để phục vụ du lịch
1.2.1. Vai trò của các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
trong du lịch Khánh Hòa
Trong xã hội hiện nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu và thực
sự mang tính toàn cầu, thông qua du lịch các quốc gia trên thế giới được giao lưu và
kết nối với nhau. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú và địa bàn hoạt
động của du lịch cũng không ngừng được mở rộng.
Loại hình du lịch sinh thái, văn hóa tiếp tục được du khách lựa chọn. Du lịch
sinh thái, văn hóa đem lại những lợi ích không thể phủ nhận đối với khách du lịch,
với cộng đồng cư dân địa phương và cả cho sự bảo tồn, sử dụng bền vững các giá trị
tài nguyên du lịch. Với xu hướng đi du lịch nhằm tìm hiểu sâu về đối tượng tham
quan; việc khám phá thiên nhiên, khám phá những nét đặc sắc của văn hóa bản địa
luôn là niềm hứng thú với du khách.
Khánh Hòa cũng như tất cả các địa phương khác ở Việt Nam hiện nay, trong
cơ cấu nền kinh tế có sự góp mặt quan trọng của ngành du lịch. Các chương trình du
lịch của tỉnh ngày càng thu hút nhiều hơn sự quan tâm và lựa chọn từ du khách
trong và ngoài nước, có được kết quả này là do nhiều yếu tố cấu thành, quan trọng
nhất là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh. Từ năm
2003, khi Khánh Hòa bắt đầu được Chính phủ cho phép tổ chức Festival biển hai
năm một lần, tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh dần dần khẳng định được vị thế,
giá trị văn hóa tại các DTLSVH và DLTC không ngừng được tôn vinh. Gần mười
năm qua Khánh Hòa đã có sự hoàn thiện đáng kể về cơ cấu sản phẩm du lịch, nếu
như trước đó tập trung khái thác thế mạnh du lịch biển thì hiện nay sản phẩm du
lịch văn hóa đã xuất hiện nhiều, như vậy DTLSVH và DLTC thực sự trở thành
nguồn tài nguyên để ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa khai thác, góp phần thu hút


21


khách du lịch, làm đa dạng sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn cho khách, kéo dài thời
gian tham quan và lưu lại Khánh Hòa; DT cũng tham gia vào chiến lược quảng bá
điểm đến cho du lịch tỉnh.
DTLSVH và DLTC có giá trị to lớn, là nguồn tài nguyên vô giá cho du lịch
của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và của đất nước nói chung. Luật di sản văn hóa được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa X kỳ họp thứ 9 thông
qua cũng khẳng định: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to
lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”.
DT là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, chứng minh về lịch
sử mà cha ông đã dày công gầy dựng. Do đó, DT giúp cho con người biết về cội
nguồn, hiểu truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hóa địa phương mình cho nên có tác
dụng hình thành nhân cách người Khánh Hòa hiện đại, tạo môi trường văn hóa lành
mạnh phục vụ du khách.
DT còn chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn, nếu bị mất đi DT không chỉ
mất tài sản vật chất mà còn mất đi những giá trị tinh thần không gì bù đắp nổi. DT
còn mang ý nghĩa là nguồn nội lực cho phát triển kinh tế, nếu được khai thác và sử
dụng đúng cách sẽ góp phần không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế tỉnh.
1.2.2. Những tác động của du lịch tới các di tích lịch sử - văn hóa và danh
lam thắng cảnh Khánh Hòa
Thực tế hiện nay, du lịch Khánh Hòa đã từng bước giới thiệu DT đến với
khách du lịch, thông qua đó giúp khách trong và ngoài nước hiểu sâu hơn về lịch sử,
con người, văn hóa Khánh Hòa. Tuy nhiên, ở Khánh Hòa có hiện tượng kinh doanh
theo kiểu “ăn xổi ở thì”, tức là chỉ quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận kinh tế trước
mắt mà không chú ý đến vấn đề phát triển toàn diện và lâu dài, ít chú trọng đến lợi
ích cộng đồng, lợi ích môi trường, chưa xây dựng chiến lược khai thác tài nguyên
du lịch nhân văn để du lịch phát triển bền vững. Theo luật du lịch Việt Nam thì phát

triển du lịch bền vững “là phát triển loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”; như

22


vậy, phát triển du lịch bền vững phải hướng đến mục đích đảm bảo môi trường du
lịch “môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và xã hội nhân văn, nơi diễn ra hoạt
động du lịch”.
Đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội ở Khánh Hòa đa dạng, có sự đan
xen cho nên khi xây dựng các chương trình du lịch tham quan thắng cảnh tự nhiên
cũng đồng thời tham quan DT, ví dụ chương trình city tour Nha Trang thường khai
thác các điểm du lịch như: danh thắng Hòn Chồng – Hòn Đỏ, Tháp bà Ponagar,
chùa Long Sơn, nhà thờ Chánh tòa Nha Trang, Lầu Bảo Đại, Vịnh Nha Trang....
nghĩa là hoạt động du lịch đã tham gia vào quá trình khai thác và phát huy giá trị
DT. Vậy, vấn đề đặt ra là ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa cần nuôi dưỡng yếu tố văn
hóa, đầu tư cho bảo tồn văn hóa bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng.
Nếu khai thác du lịch tại DT không hợp lý có thể dẫn đến những tác động
tiêu cực: ô nhiễm môi trường tại DT, thay đổi cảnh quan, làm sai lệch thông tin về
DT, hao mòn các giá trị của DT.
1.2.3. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa
và danh thắng trong hoạt động du lịch Khánh Hòa
Nghiên cứu bảo tồn DT không chỉ có ý nghĩa về mặt khảo cổ học, mà nó còn
có chức năng về kinh tế và xã hội. Vì vậy, cần phải xem xét DT là một nhân tố để
phát triển kinh tế, việc đưa ra những quyết định chính thức về bảo tồn, sử dụng và
tái sử dụng DT là một phần cốt lõi trong các chính sách liên kết xã hội, môi trường,
văn hóa, giáo dục và kế hoạch phát triển của địa phương.
Bảo tồn DT là một phần quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế của
tỉnh, do đó cũng là một nhân tố thiết yếu trong hoạt động du lịch, là đối tượng
ngành du lịch tỉnh đã và đang khai thác thành sản phẩm kinh doanh, quan tâm đến

vấn đề bảo tồn giúp sử dụng tiết kiệm các tài nguyên thúc đẩy phát triển thương mại
và du lịch.
Bảo tồn DT giúp địa phương phát triển bền vững, vì bảo tồn DT luôn gắn
liền với công tác bảo vệ môi trường, giúp giữ lại sự hấp dẫn của các thị trấn và các
thành phố, giữ lại những nét đẹp văn hóa riêng. Bảo vệ DT thường xuyên sẽ giúp

23


đưa ra các chính sách phát triển và đồ án qui hoạch thận trọng hơn, đặc biệt là
những chính sách đổi mới đô thị.
1.3. Những bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển du lịch và
bảo tồn di sản
* Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
- Nước Anh từ lâu đã nổi tiếng là đất nước của di sản, bảo tồn và phát triển
vừa theo quy chế nghiêm ngặt, nhưng đồng thời lại theo hướng mở. Anh quốc có
chính sách gắn kết di sản với du lịch rất hiệu quả, không quá chạy theo du lịch để
phá bỏ di sản, nhưng cũng không quá giữ khư khư để di sản biến thành thứ đồ cổ xa
lạ với con người. Với phương châm “di sản sống với cuộc sống hiện tại”, bảo tồn
để phát triển bền vững, nước Anh đã có chính sách, kế hoạch đầu tư những điểm du
lịch bao quanh di sản, hoặc vùng để đón du khách theo lối phân tán, chia nhỏ không
tập trung số lượng quá lớn nhằm giảm áp lực đối với cán bộ làm công tác bảo vệ di
sản và người dân địa phương.
Một ví dụ minh chứng cho chính sách quản lý và khai thác DT phục vụ hoạt
động du lịch của Anh tại di sản thế giới Stonehenge, Avebury và Associated. Nếu
vòng tròn đá Stonehenge được bảo vệ rất nghiêm ngặt, du khách đi xung quanh
chụp ảnh, quay phim, nhưng tuyệt nhiên không được đén gần hiện vật, thì quốc lộ
đá ở Avebury, du khách được đi lại tự do, nông dân vẫn chăn thả gia súc. Những
làng cổ trong vùng Avebury được bảo tồn ngay trong cuộc sống thường ngày của
người dân.

- Nhật Bản cũng là một quốc gia được nhiều du khách trên thế giới lựa chọn
đến du lịch, định hướng của ngành du lịch Nhật Bản là phát triển du lịch bền vững
và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong những năm qua nước Nhật đã gặt hái được
nhiều thành công thông qua các chính sách hợp lý: xây dựng khung pháp lý về bảo
tồn và sử dụng cho từng nhóm di sản (khu vực lịch sử, di sản quốc gia…), duy trì
chất lượng di sản, tăng cường nhận thức của người dân và chính quyền địa phương
về tầm quan trọng của bảo tồn với phát triển bền vững, cân bằng mối quan hệ tốt
đẹp giữa du khách và cộng đồng địa phương.

24


Là một Di sản thế giới, làng Ogimachi tiếp đón gần 1,4-1,5 triệu du khách
mỗi năm trong một huyện có diện tích khoảng 45,6 ha. Vấn đề chính của việc phát
triển du lịch ồ ạt gây ra trong làng là sự xả rác bừa bãi, nguy cơ cháy, giao thông lộn
xộn và thiếu bãi đậu xe, dẫn đến một sự suy thoái của môi trường tự nhiên, và xáo
trộn sự riêng tư của người dân, nguy cơ bỏ hoang đất nông nghiệp và các ngành
nghề buôn bán truyền thống, dẫn đến sự xuống cấp chất lượng xã hội. Tuy
nhiên, bằng chính sách kịp thời và sự phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương.
Gần đây ngôi làng Ogimachi đạt được một sự cân bằng nhất định giữa đáp ứng nhu
cầu khách du lịch và đảm bảo chất lượng xã hội. Khi được chỉ định như "Huyện bảo
tồn các di sản văn hóa, nhà truyền thống, kiến trúc lịch sử và cảnh quan xung
quanh quan trọng”, thì chúng được xem như là một thực thể bảo tồn có giá
trị. Luật áp dụng đặt ra quy định rất chặt chẽ liên quan đến những thay đổi và sửa
đổi của mặt tiền, hình thức và sử dụng đất cũng như các yếu tố vật thể khác gắn liền
với khu định cư mới để giới thiệu đầy đủ và hài hòa các giá trị của nó, chẳng
hạn như cây cối, hàng rào, vườn hoa, sân bãi, các tuyến đường, các bức tường
và cầu thang; đồng thời dành sẵn các khoản tiền hỗ trợ việc phục hồi và sửa chữa
các yếu tố và đưa ra các hình phạt tương ứng đối với bất kỳ hành vi vi phạm.
- Kinh nghiệm một số địa phương trong nước

Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên du lịch văn hóa so với các nước trong
khu vực, tính đến năm 2013 nước ta có 5 di sản văn hóa thế giới và 2 di sản thiên
nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Đây là thế mạnh giúp cho du lịch văn hóa
của Việt Nam phát triển và thu hút nhiều du khách. Hiện nay có nhiều địa phương
phát triển du lịch văn hóa: Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam... Nhưng Quảng Nam là ví dụ tiêu biểu nhất về việc gắn kết
bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch.
Là địa phương có hơn 300 DT cùng với bề dày văn hóa phi vật thể, ngoài ra
còn có đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa thế giới. Quảng Nam đã ban hành Quy chế Quản lý DTLSVH và DLTC
vào năm 2006 và sau đó thay thế bằng Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị

25


×