Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Điều tra tình hình bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại trung tâm giống và chuyển giao kỹ thuật bò sữa mộc châu và thử nghiệm một số phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.89 KB, 56 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

LỜI CÁM ƠN
Sau những năm học tập và rèn luyện tại Trường Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Để hoàn thành
đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự giúp đỡ chỉ
bảo tận tình của các thầy, cô giáo khoa Thú y –Trường Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam. Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên tại trung tâm giống
và chuyển giao kỹ thuật bò sữa Mộc Châu thuộc Công ty Cổ phần Giống Bò sữa
Mộc Châu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Bá Tiếp Trưởng bộ
môn Giải Phẫu - Tổ Chức, Khoa Thú y - Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam; BS Thú y Lê Văn Hùng – Phó giám đốc trung tâm giống và chuyển giao
kỹ thuật bò sữa Mộc Châu; BS Thú y Đinh Văn Chủ đã trực tiếp hướng dẫn em
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Thú y và em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu của thầy, cô giáo trong
Bộ môn Giải Phẫu - Tổ Chức, Khoa Thú Y, Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam. Cuối cùng em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng toàn
thể bạn bè đã động viên giúp đỡ em trong suốt những năm học đại học và hoàn
thành tốt đề tài này.
Hà Nội, Ngày 09 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Vũ Duy Thuận

i



Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

MỤC LỤC

ii


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

DANH MỤC BẢNG

iii


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

DANH MỤC HÌNH

iv


Khóa luận tốt nghiệp


Vũ Duy Thuận – K56TYE

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, chạy theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa mà đời sống kinh tế phát triển mạnh kéo theo nhu cầu về cuộc sông cũng
như nhu cầu về số lượng và chất lượng thực phẩm ngày càng nâng cao. Một
trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, dễ hấp thu và được người tiêu
dùng quan tâm đó là sữa mà chủ yếu là sữa bò. Ở nước ta, nghề chăn nuôi bò
sữa ngày càng phát triển, nó nhằm cung cấp một lượng lớn sữa cho nhu cầu của
cuộc sống.
Sữa bò là một sản phẩm có giá trị trong đời sống hàng ngày không thể
thiếu được ở các quốc gia phát triển. Mà Việt Nam là nước đang phát triển nên
nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng. Bởi vậy mà sẽ có những yêu cầu về số
lượng và chất lượng sữa phải đảm bảo để có thể đáp ứng được thị trường. Sản
phẩm sữa đã làm phong phú thêm các mặt hàng thực phẩm, thoả mãn nhu cầu
của người tiêu dùng, góp phần đem lại lợi nhuận kinh tế cho người chăn nuôi.
Để đáp ứng được nhu cầu về sữa ngày một tăng, từng bước thay dần sữa
nhập ngoại bằng sữa được sản xuất trong nước nhằm tiết kiệm ngoại tệ, đồng
thời tạo việc làm cho người dân. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa phải đặt ra
mục tiêu làm sao sản xuất ra nhiều sữa với chất lượng cao để đáp ứng tiêu chuẩn
thu mua của các nhà máy chế biến sữa từ đó làm tăng thu nhập cho gia đình.
Muốn đạt được mục tiêu này, người chăn nuôi phải chăm sóc đàn bò thật tốt với
khẩu phần ăn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, quản lý chuồng trại tốt, môi
trường sạch sẽ, vệ sinh và áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng
cường sức khỏe để bảo vệ đàn bò sữa chống lại các tác nhân gây bệnh.
Do đặc điểm của giống bò sữa cao sản được nhập vào nuôi thuần chủng
hay lai tạo có sức đề kháng không cao nên khả năng thích ứng với điều kiện tự
nhiên, khí hậu ở nước ta không tốt. Bởi vậy, bò sữa rất dễ mắc nhiều loại bệnh
1



Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

như: viêm tử cung, viêm vú, sát nhau, kí sinh trùng máu, sán lá gan, sẩy thai,
thai gỗ… Nhưng trong những bệnh hay gặp trên đàn bò sữa thì bệnh viêm vú
được coi là một trong số những bệnh khá phổ biết và gây thiệt hại lớn về kinh tế
đối với các nông hộ, cũng như là các trang trại, xí nghiệp vì nó làm giảm sản
lượng sữa và chất lượng sữa. Bên cạnh đó, bệnh viêm vú không chỉ làm giảm
sản lượng sữa, chất lượng sữa mà còn gây nhiều thiệt hại lớn như: bò mẹ bị loại
thải do viêm vú nặng không còn khả năng tiết sữa, sữa hỏng phải loại bỏ, chi phí
cho thuốc điều trị, dịch vụ thú y… Đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng. Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây viêm vú trên các đàn bò sữa đang
rất được nhiều người quan tâm, để góp phần bảo vệ và phát triển các đàn bò sữa
ở Việt Nam thì cần hạn chế dịch bệnh và tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
bò sữa cho bà con nông dân và để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Từ lâu huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La đã nổi tiếng với những thảo
nguyên cỏ mênh mông quanh năm tươi tốt và chính nơi đây là chiếc nôi của
ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam. Nghề chăn nuôi bò sữa đã tạo nên diện mạo
nông thôn mới trù phú tại vùng cao nguyên này. Hiện tại số lượng đàn bò sữa ở
Mộc Châu tăng lên hằng năm và năng suất sữa ngày càng đạt chất lượng cao với
năng suất trung bình 23,5kg/con/ngày. Tổng dàn lên đến 20.000 con và chủ yếu
đk nuôi tại hộ gia đình, Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020, phát triển đàn bò sữa
tại Mộc Châu lên 35.000 con, chiếm 35% tổng số đàn bò ở Việt Nam, Công ty
cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) tiếp tục xây dựng thêm ba
trung tâm giống. Bình quân mỗi trung tâm đạt khoảng 1.000 con bò, tăng quy
mô hộ nuôi bình quân từ 35 đến 50 con bò, trong đó có khoảng 25% số hộ nuôi
từ 80 đến 100 con. Để thực hiện được mục tiêu trên công ty cũng như người

chăn nuôi phải trải qua không ít khó khăn, khó khăn lớn nhất hiện nay là hạn chế
tỉ lệ bò chết, thải. Nguyên nhân chính là một số bệnh trên đàn bò gây tổn thất
lớn như: bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa, bệnh kí sinh trùng, bệnh sản khoa,
bệnh viêm vú.
2


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

Xuất phát từ thực trạng trên thì chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Điều tra tình hình bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại trung tâm giống và
chuyển giao kỹ thuật bò sữa Mộc Châu và thử nghiệm một số phác đồ điều trị”.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm giống và chuyển giao kỹ thuật bò sữa
đã tạo điều kiện cho em được tiếp súc với thực tế sản xuất, từ đó nâng cao tầm hiểu
biết về nghề nghiệp của mình, trau dồi củng cố những kiến thức đã học; rèn luyện
cho bản thân tác phong làm việc tốt. Qua đó giúp em mạnh dạn, tự tin hơn vào khả
năng của mình để hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Sau khi tốt nghiệp, em hy
vọng sẽ trở thành một bác sỹ thú y vững vàng tay nghề, chắc chắn trong chuyên
môn để chủ động giải quyết mọi vấn đề của thực tế.
Nắm bắt được thực tế sản xuất, tình hình dịch bệnh và bệnh viêm vú bò
sữa nuôi tại trung tâm.

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3



Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa trên thế giới và ở Việt Nam
- Trên thế giới
Bệnh viêm vú là một bệnh phổ biến ở bò sữa gây thiệt hại nghiêm trọng
cho ngành chăn nuôi, bệnh gây nên do sự tác động của nhiều yếu tố. Bệnh viêm
vú đã được các nhà khoa học nghiên cứu trên hầu hết các quốc gia có ngành
chăn nuôi bò sữa phát triển như: Mỹ, Hà Lan, Anh, Canada…
Theo Santos và Fonseca (2007), “Những nguyên nhân phức tạp ở bệnh
viêm vú bò được phân loại như vẫn quy ước trong bệnh truyền lây và bệnh môi
trường. Nấm, tảo, và sự thích nghi là hầu hết bệnh môi trường quan trọng trong
thuyết nguyên nhân của sự nhiễm bệnh ở vú bò”.
Theo Heidrich và Renk (1967), “Vi khuẩn dạng E.coli có thể gây viêm vú
thể cata mạn tính”.
Hamana và cs (1991), “Viêm vú lâm sàng cho kết quả khác nhau tuỳ theo
mùa trong năm, cao nhất là tháng năm”.
Theo điều tra của Willson và cs (1997), ở NewYork và một số tiểu bang
khác của Mỹ, tỷ lệ viêm vú phi lâm sàng là 48.5%.
- Trong nước
Ở nước ta, trong những năm gần đây có nhiều tác giả nghiên cứu về bệnh
viêm vú ở bò sữa.
Theo Trần Thị Hạnh và cs (2005), đã tiến hành phân lập xác định vi khuẩn
gây viêm vú bò sữa tại một số trại chăn nuôi ở khu vực miền Bắc và miền Trung
Việt Nam. Kết quả cho thấy ở một số trại miền Trung có Staphylococcus aureus
và ở hai trại miền Bắc còn thấy Streptococcus agalactiae. Khi thử sự mẫn cảm
của vi khuẩn với các loại kháng sinh cho thấy các vi khuẩn đều mẫn cảm với
Penicillin, Cephacillin và Tetracylin.
Theo Trương Quang và Cs (2008), tình trạng viêm vú phi lâm sàng ở đàn

bò sữa của Huyện Gia Lâm và quận Long Biên - Hà Nội để xác định tỷ lệ, mức
độ dương tính, số lượng các thùy vú bị viêm và những vi khuẩn gây bệnh
thường gặp. Bằng phương pháp CMT, kiểm tra sữa trên đàn 435 con bò đã phát
hiện 39.77% số bò sữa được kiểm tra có phản ứng dương tính, trong đó có
32.37% bị viêm 1 thùy vú, 27.74% bị viêm 2 thùy vú, 21.97% bị viêm 3 thùy
4


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

vú, 17.92% bị viêm 4 thùy vú. Tỷ lệ một số loại vi khuẩn phân lập được từ các
mẫu sữa của bò bị viêm vú là: Streptococcus 78.85%, E.coli 30%. Có 90-100%
số chủng vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus, E.coli phân lập được mẫn
cảm với Marbofloxacin, Cipofloxacin và Cephalothin. Có thể sử dụng 3 loại
kháng sinh trên để điều trị bệnh viêm vú bò sữa.
Theo Nguyễn Ngọc Nhiên (1986) cho rằng tháng đầu tiên sau đẻ viêm vú
chiếm 28% nhưng đến tháng thứ 4 viêm vú giảm xuống còn 8%.
2.2. Khái niệm về bệnh viêm vú bò sữa
Bệnh viêm vú bò sữa là một trong những bệnh khá phổ biến gây thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi bò sữa không những ở Việt Nam mà ngay cả
những nước chăn nuôi bò sữa phát triển. Viêm là sự đáp ứng của các mô tiết sữa
trong từng núm vú đối với sự tổn thương hoặc là sự có mặt của vi khuẩn gây bệnh.
Tolle (1975) cho rằng viêm vú bò là một bệnh phức tạp gây nên bởi sự
tương tác qua lại giữa bò, vi khuẩn và môi trường. Viêm vú là một quá trình biến
đổi của tuyến vú cùng với sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học và sinh vật
với đặc tính tăng tế bào thân, đặc biệt là tế bào bạch cầu và những biến đổi bệnh
lí bên trong mô bào tuyến vú.
Schoeder (1997) cũng cho rằng: viêm vú là một căn bệnh rất phức tạp mà

chúng ta khó có thể kiểm soát được. Viêm vú là một quá trình viêm tấy của các
tuyến ở bầu vú do các loại vi sinh vật gây ra mà chủ yếu là vi khuẩn, chúng xâm
nhập chủ yếu vào bầu vú, tăng nhanh về số lượng, sản sinh độc tố và có hại cho
các tuyến bầu vú nơi chúng xâm nhập.
Mục đích của phản ứng viêm là một phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại các
yếu tố gây bệnh, biểu hiện của quá trình viêm là sự thực bào của các tế bào
limpho T đối với các tác nhân gây bệnh và có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây
viêm đồng thời tăng sinh các tế bào sửa chữa những tổn thương.
Khi tuyến vú bị viêm, sữa bị biến đổi nhiều về đặc tính, sản lượng và chất
lượng sữa đều giảm thấp. Khi bị bệnh, các tế bào nhũ nang bị tổn thương. Nếu
5


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

viêm nặng thì khả năng tiết sữa có thể mất hoàn toàn và thùy vú sẽ bị teo. Ngoài
ra, bệnh tuyến vú sẽ làm giảm giá trị kinh tế của đàn bò sữa. Những bê con bú
phải sữa viêm vú sẽ rối loạn tiêu hóa. Đây là một trong những tác nhân gây ra
hội chứng tiêu chảy ở bê con. Bò bị viêm vú phải đào thải sớm, sữa phải huỷ bỏ,
chi phí điều trị cao. Hiện nay, trong thực tế ngành chăn nuôi bò sữa đã và đang
ngày càng phát triển. Bệnh viêm vú trên đàn bò sữa rất phổ biến nên việc phòng
và điều trị bệnh viêm vú là điều cần phải được quan tâm thường xuyên và tập
trung giải quyết.
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm vú
Viêm vú là bệnh thường gặp trên các loại gia súc nhưng phổ biến nhất là
trên bò sữa. Bệnh có thể xuất hiện ở trong tất cả các giai đoạn tiết sữa: đang cho
sữa hay giai đoạn cạn sữa. Thông thường, bệnh viêm vú xuất hiện nhiều vào giai
đoạn sau đẻ khoảng vài ba tuần. Những bò cao sản, bệnh xuất hiện nhiều hơn.

Theo nghiên cứu của Trần Tiến Dũng và cs (2002), bò sữa bị viêm vú sản
lượng sữa giảm 10-30%. Nếu bò bị viêm vú thể tiềm tàng thì lượng sữa giảm
trung bình 10%. Với đàn bò sữa đang trong giai đoạn cho sữa, thường có khoảng
5% bò bị viêm vú thể tiềm tàng.

6


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

Viêm vú là một quá trình bệnh lý phức tạp gồm sự tương tác nhiều yếu tố:

Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến viêm vú bò sữa
2.3.1. Yếu tố môi trường
Điều kiện vệ sinh môi trường là nguyên nhân cơ bản làm lây nhiễm núm
vú như tình trạng vệ sinh vòi tắm, máy vắt sữa tự động, khăn lau, nền chuồng,
sân chơi.... Yếu tố môi trường bao gồm các điểm:
Sự xuất hiện nhiều mầm bệnh trong môi trường gần con vật, phản ánh tình
trạng vệ sinh kém.
Thực hiện quá trình vệ sinh nuôi dưỡng tốt hay xấu. Thay đổi đệm lót
chuồng trại tốt có thể giảm tỷ lệ viêm vú do các coliform gây ra.
Hoạt động của máy vắt sữa kém hoặc không đúng quy cách, kiểu mẫu.
Theo Nguyễn Như Thanh (1997): Kỹ thuật vắt sữa và điều kiện vệ sinh,
tổn thương cơ học tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập.Theo Smith và cs
(1998) cho rằng: “Nhiệt độ môi trường có mối quan hệ với bệnh viêm vú do nó
có thể tác động đến cơ thể vật chủ cũng như liên quan đến số lượng và độc lực
của vi khuẩn”.
2.3.2. Yếu tố vật chủ

7


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

Giống bò lai máu ngoại càng cao, sản lượng sữa càng nhiều, sức đề kháng
yếu hơn và dễ bị viêm vú hơn.
Cấu trúc bầu vú: bầu vú to và dài, dễ bị chân sau tác động làm xây sát,
đầu vú quá thấp dễ bị ô nhiễm. Lỗ vú quá to, cơ vòng núm vú yếu, sản lượng
sữa quá cao dễ gây dò sữa ra ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm
nhập tuyến vú.
Tuổi: theo Detilleux và cs (1995); Martin và cs (2002); Haas và cs (2004)
viêm vú gia tăng theo tuổi của bò hay số chu kỳ cho sữa do sức đề kháng của bò
giảm theo tuổi và cơ vòng đầu núm vú giảm sự đàn hồi.
Theo Badinand (1999) nhận thấy bệnh viêm vú lâm sàng xuất hiện ở bất
kỳ giai đoạn cho sữa nào, nhưng tần số bệnh cao nhất vào tháng cho sữa đầu tiên
và ở thời kỳ cạn sữa.
Theo Phạm Bảo Ngọc (2002) viêm vú lâm sàng hay sảy ra ở giai đoạn đầu
của chu kỳ cho sữa
2.3.3. Yếu tố vi sinh vật
Có nhiều loại vi trùng gây bệnh viêm vú:
Liên cầu khuẩn (Streptococcus): Trong các loại vi khuẩn gây bệnh viêm vú,
liên cầu khuẩn (streptococcus) chiếm 86%, chủ yếu là Streptococcusagalactiae,
Streptococcus dysgalactiae và Streptococcus uberis. Streptococcus agalactiae là
vi khuẩn Gram + và chỉ phát triển được trên mô tuyến vú nhưng dễ bị khống chế
và tiêu diệt. trong khi đó
Streptococcus dysgalactiae và Streptococcus uberis có thể phát triển bên ngoài
mô tuyến vú và khó loại trừ. Ba loại này chủ yếu phát triển trong sữa và tấn

công lớp tế bào bề mặt của các ống dẫn sữa.
Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) chiếm 5,4% trường hợp, trong đó
Staphylococcus aureus (vi khuẩn Gram +) là vi khuẩn gây bệnh mạnh và thường
ở dạng cấp tính. Vi khuẩn này xâm nhập và tấn công vào các tế bào nang và có
tính kháng penicilline (có những chủng vi khuẩn có khả năng hình thành
penicillinaza phân huỷ penicilline), vì vậy nó rất khó xử lý. Bên cạnh đó, nó còn
8


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

sản sinh ra các độc tố (coagulaza, hemolysine) gây co thắt mạch máu và hoại tử
mô tế bào.
Trực khuẩn bao gồm các trực trùng sinh mủ 2,7%, E.coli 1,2%, các loài vi
trùng khác 3,75%..Các vi khuẩn này sống chủ yếu trong môi trường (phân, chất
độn, nguồn nước bị ô nhiễm…) Gây viêm vú truyền nhiễm cho bò sữa có 80%
gây viêm vú là do Streptococcus agalactiae và Streptococcus dysagalactiae.
Bệnh lan truyền chủ yếu do người vắt sữa, dụng cụ vắt sữa và ruồi.
Theo Trần Thị Hạnh và cs (2005) khi tiến hành phân lập xác định vi
khuẩn gây viêm vú bò sữa cho thấy ở một số trại ở Miền trung thường là
Staphylococcus aureus và 2 trại ở Miền Bắc có thêm Streptococcus agalatiae.
Theo Phan Nguyễn Sơn (2006), khi phân lập vi khuẩn có 24/50 mẫu chứa
Staphylococcus chiếm 48%, 17/50 mẫu có Streptococcus chiếm 34% và 21/50
mẫu có E.coli chiếm 42%, 5 mẫu có các loại vi khuẩn khác chiếm 10%.
2.3.4. Yếu tố quản lý
Quản lý đàn bò và bệnh viêm vú một cách toàn diện. Dựa vào các biện
pháp chẩn đoán và điều trị đưa ra các biện pháp quản lý đàn để mang lại hiệu
quả cao trong chăn nuôi. Ta nên cạo lông vú, sườn và mặt trong của chân sau,

cho bò cạn sữa ăn uống cân bằng, giữ không gian thông thoáng, sạch sẽ chuồng
trại trong mọi lúc, có chương trình chống ruồi hữu hiệu, kiểm tra vú hàng tuần
trong thời gian cạn sữa, và giữ cẩn thận các núm vú không bị xấy sước
2.3.5. Yếu tố người chăn nuôi
Người chăn nuôi phải sạch sẽ, khỏe mạnh, thân thiện với con bò. Có hiểu
biết về khoa học, kỹ thuật và áp dụng tốt quy trình kỹ thuật vắt sữa, cố định
người vắt sữa. Để góp phần làm cho bệnh viêm vú ở bò được khống chế.
Trong 5 yếu tố ảnh hưởng đến viêm vú bò thì vi khuẩn được coi là yếu tố
quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp gây viêm vú. Một số vi khuẩn gây viêm vú
chủ yếu ở bò: Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae, Streptococcus

9


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

dysgalatiae, Coliform bacteria. Pseudomonads aeruginosa, Leptospira,
Atinomyces, nấm men, nấm mốc...
2.4. Một số đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của tuyến vú
2.4.1. Đặc điểm cấu tạo tuyến vú
Đối với bò sữa cần quan tâm đặc biệt đến tuyến sữa, vì nó có quan hệ mật
thiết đến khả năng tiết sữa và chống đỡ bệnh tật. Tuyến sữa là tuyến lớn nhất
trong cơ thể con cái, chiếm 2-3% khối lượng cơ thể. Bò có bốn vú và viêm vú có
thể sảy ra ở một hoặc nhiều vú.
Tuyến sữa được cấu tạo phức tạp như hình chùm nho và có nguồn gốc từ
da. Ở bò có hai đôi vú ở vùng bẹn. Tuyến sữa gồm có hai phần: hệ thống bao
tuyến và hệ thống ống dẫn.
Hệ thống bao tuyến: bao tuyến do những tế bào biểu mô phân tiết tạo

thành và là nơi sản sinh ra sữa. Bao quanh bên ngoài bao tuyến là các tế bào
biểu mô, nhờ có sự co bóp nhịp nhàng của các tế bào biểu mô này mà sữa trong
các xoang bao tuyến được thải ra đều đặn.
Hệ thống ống dẫn nhỏ ở xoang bao tuyến tập trung lại thành các ống
dẫn trung bình rồi đến các ống dẫn lớn, cuối cùng tập trung lại đổ vào bể sữa
ở đáy tuyến sữa. Bể sữa là một xoang thể tích tương đối lớn thông ra ngoài
ống dẫn ở đầu núm vú. Ống dẫn sữa và bể sữa có những sợi cơ trơn bao
quanh, những sợi cơ này co bóp giúp cho quá trình thải sữa.
Ở bò, mỗi núm vú có một ống dẫn thông từ bể sữa ra ngoài. Đầu mỗi núm
vú có các sợi trơn bao bọc xếp thành vòng tròn tạo ra cho núm vú có một cơ
vòng rõ rệt, đóng vai trò thắt chặt bầu vú khi không có quá trình thải sữa. Thành
của núm vú được cấu tạo bởi năm lớp gồm da, lớp sợi ngoài, lớp sợi giữa, lớp
sợi trong và niêm mạc
Tuyến vú được bao bọc xung quanh bởi các mô liên kết và mô mỡ. Các
mô này đi sâu vào bên trong tạo ra các vách ngăn chia tuyến vú thành nhiều thuỳ
nhỏ. Ở những thuỳ nhỏ này có nhiều sợi liên kết đàn hồi, do vậy khi sữa được
10


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

tích lại trong tuyến vú làm cho bầu vú căng ra.
Thần kinh phân đến vú gồm các đôi dây thần kinh tủy. Thần kinh tuỷ sống
có hai nhánh: nhánh lưng (sợi truyền vào) chi phối da và đầu vú và nhánh bụng
(sợi truyền ra) chi phối các bao tuyến. Thần kinh giao cảm tương ứng đốt sống
hông 2 và 4, theo các nhánh thần kinh tủy phân đến tuyến sữa.
2.4.2. Sinh lý tiết sữa
- Sự phát triển của tuyến sữa

Ở động vật non thì bầu vú của con đực và con cái như nhau. Khi con cái
trưởng thành do tác dụng của oestrogen làm cho các ống dẫn phân nhánh, tuyến
sữa to lên, lúc đó chưa có xoang bao tuyến, mỡ và tổ chức liên kết.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của tuyến sữa chịu sự chi phối của
một số tuyến nội tiết và chịu sự điều hoà của thần kinh trung ương. Hormon
oestrogen của buồng trứng, Progesteron của thể vàng, hormon của tuyến yên
như prolactin, somatotropin, ACTH,... đều có tác dụng thúc đẩy, điều hoà
tuyến vú hoạt động và phát triển. Hormon chính điều khiển quá trình tiết sữa
là prolactin và hormon này bị ức chế bởi oestrogen trong thời kì gia súc
mang thai.
Trong thời gian mang thai do tác dụng của progesteron, tận cùng các ống
dẫn phát triển hình thành các bao tuyến. Sau đó các bao tuyến dần dần hình
thành các xoang tiết. Thể tích các ống dẫn và bao tuyến không ngừng tăng lên,
hệ thống thần kinh, mạch quản trong bầu vú cũng tăng lên rõ rệt.
Cuối thời kì mang thai, mô tiết của bao tuyến có chức năng phân tiết,
tuyến vú bắt đầu sản sinh và thải sữa.
Sau khi đẻ, lượng oestrogen giảm kéo theo hoạt động tăng cường của
prolactin thúc đẩy tuyến sữa tiết sữa. Các hormon tuyến yên: ACTH, STH có
tác dụng kích thích hoạt động phân tiết của TSH, khi đó TSH sẽ kích thích
hoạt động của tuyến giáp tăng cường phân tiết Tyroxin đẩy mạnh quá trình
trao đổi sữa và mỡ sữa. Khi kích thích cơ quan nhạy cảm của bầu vú như xoa
11


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

bóp bầu vú cũng có tác dụng làm tuyến sữa phát triển và tăng sản lượng sữa,
gây hưng phấn thần kinh tuyến sữa. Tuyến sữa hoạt động không liên tục mà

theo chu kì tiết sữa. Hệ thống ống dẫn bao tuyến thu nhỏ và mất dần ở cuối
giai đoạn của quá trình thải sữa và hình thành hệ thống mới ở chu kì tiếp theo.
Với bò có thai lần 2, chu kì tiết sữa bình quân >300 ngày. Bò sữa mang
thai từ lần thứ 6-8 thì hoạt động của tuyến sữa và sản lượng sữa đạt mức cao
nhất. Tuổi bò càng lớn, sinh đẻ nhiều lần thì khả năng hoạt động tiết sữa của
tuyến vú càng giảm, sản lượng sữa giảm.
- Điều tiết sinh sữa
Điều tiết sinh sữa bằng 2 phương thức thần kinh và thể dịch.
Thần kinh là yếu tố đóng vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động sản sinh sữa.
Nếu làm thí nghiệm cắt tất cả các dây thần kinh đi đến tuyến sữa thì sản lượng
sữa chỉ còn 30% đến 40% chứng tỏ 60% đến 70% sản lượng sữa do thần kinh
chi phối. Khi gia súc bú hoặc vắt sữa gây kích thích đầu mút các dây thần kinh
tuyến vú, hưng phấn truyền về tuỷ sống đến hypothalamus lên vỏ não. Từ vỏ
não hưng phấn truyền xuống tuỷ sống và đến trung khu giao cảm, đến bao tuyến
vú kích thích sinh sữa. Trên cơ sở đó, muốn cho bò cạn sữa người ta không vắt
sữa nữa.
Thể dịch đóng vai trò trọng trong quá trình tiết sữa, nếu cắt tuyến yên đi thì
sự sinh sữa ngừng. Các hormon tuyến yên prolactin, TSH (Thyroid Stimulating
Hormone), SH (Somatotropin Hormone), ACTH (Adrenocorticotropin Hormone)
của tuyến yên đều tham gia tích cực vào quá trình tiết sữa. Trong đó hormon
prolactin là hormon chính điều khiển quá trình tiết sữa. Hormon này qua quá
trình gia súc cái mang thai bị oestrogen ức chế. Sau đẻ, lượng oestrogen giảm đi,
prolactin phát huy tác dụng thúc đẩy tuyến vú tiết chế sữa.

12


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE


2.4.3. Đặc tính của sữa và quá trình sinh tổng hợp các thành phần trong sữa
- Đặc điểm của sữa
Sữa bò là một chất lỏng màu trắng đục. Độ đục của sữa là do các chất béo,
protein và một số chất khoáng trong sữa tạo nên. Màu sắc của sữa phụ thuộc chủ
yếu vào hàm lượng β-caroten có trong chất béo của sữa. Sữa bò thường có màu
trắng đến vàng nhạt. Sữa bò có mùi rất đặc trưng và vị ngọt nhẹ.
Tính chất vật lí của sữa
Tỉ trọng của sữa: là sự tương quan giữa lượng vật chất khô với thể tích
của nó, ta xác định tỉ trọng của sữa bằng tỉ trọng kế (Lactodensimetre) biểu hiện
bằng độ A. Sữa tươi của bò khoẻ mạnh có tỉ trọng là 1,0271,033.
Điểm đông băng: chỉ hàm lượng nước trong sữa, nó biến thiên từ -0,54
đến -0,570C. Điểm sôi từ 100,16 đến 100,200C.
Tính chất hoá học của sữa: tính chất hoá học quan trọng trong sữa là độ
axit hay độ chua. Độ axit gồm: độ axit hoạt động và độ axit tổng số. Mỗi loại có
ý nghĩa nhất định trong việc đánh giá chất lượng sữa.
Độ axit tổng số: do protein và muối photphat, cacbonic,... tạo ra được sử
dụng để đánh giá độ tươi của sữa. Độ axit tổng số biểu hiện bằng độ Terne ( 0T):
đó là số ml NaOH (hay KOH) 0,1N cần thiết để trung hoà hết 100ml sữa. Ở sữa
bò tươi, độ axit tổng số thường là 18220T.
Độ pH: do sự phân li các axit vốn có trong sữa, sữa tươi có độ pH từ 6,36,8 giá trị pH trung bình là 6,6.
Tính chất sinh học: sữa cũng chứa các thành phần sinh vật. Sữa có chứa
các tế bào có nguồn gốc từ máu, từ tuyến sữa và các vi sinh vật. Trong sữa
thường chứa 100.000-200.000 tế bào/1ml sữa và chứa vi sinh vật chủ yếu là các
vi sinh vật cư trú trong ống núm vú.
- Quá trình sinh tổng hợp các thành phần trong sữa
Đây là một quá trình sinh học phức tạp, có sự tham gia của toàn bộ cơ thể

13



Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

trong đó hệ tiêu hoá tăng hoạt động 65%, hệ tuần hoàn cũng phải tăng cường.
Để tạo 1 lít sữa cần có 400 đến 500 lít máu tuần hoàn qua tuyến sữa, trong quá
trình này một số chất (globulin, khoáng, vitamin,) trực tiếp đi vào tuyến sữa
bằng con đường thẩm thấu, những chất còn lại được tuyến sữa tổng hợp từ
nguyên liệu do huyết tương đưa vào (protein, lipit,...).
Theo Nguyễn Thị Minh Tâm (2004) thì các thành phần của sữa được
tổng hợp trong lưới nội chất với sự tham gia của các riboxom, những thành phần
này được chuyển dọc theo thể golgy qua nguyên sinh chất và màng đỉnh tế bào
biểu mô sau đó đổ vào xoang tiết dưới dạng “bọng túi”.
Sữa gồm hai thành phần chính: Nước chiếm 80%-90% và vật chất khô
như protein, mỡ sữa, enzim, vitamin,...
Protit sữa: chủ yếu là cazein (chiếm 76-86% tổng số protit trong sữa).
Cazein là loại protit chỉ có ở ttrong sữa và không có ở trong máu, được tổng hợp
từ axit amin của huyết tương chuyển vào.
Mỡ sữa: được tổng hợp từ axit béo mạch ngắn (4-12 cacbon) và glixerin.
Glixerin được tạo thành từ glucoza máu, còn nguồn axit béo lấy từ axit béo của
huyết tương và của thức ăn.
Đường sữa: trong sữa có đường lactoza. Nguyên liệu quan trọng để tổng
hợp nên đường lactoza chủ yếu là glucoza của máu.
2.4.4. Sự thải sữa và điều tiết thải sữa
- Sự thải sữa
Sữa sinh ra ở bao tuyến và được tích vào xoang bao tuyến. Khi bê bú hoặc
vắt sữa làm thay đổi áp lực trong xoang và sức căng của bầu vú, sữa từ xoang
bao tuyến chảy vào ống dẫn rồi vào bể sữa. Khi áp lực trong bể sữa lớn hơn sức
căng cơ vòng đầu vú thì cơ vòng giãn ra và sữa được thải ra ngoài. Trong thời

gian vắt sữa hoặc bú làm cho áp lực trong bể sữa tăng giảm có quy luật làm cho
sữa chảy liên tục từ bao tuyến vào bể sữa và thải ra ngoài

14


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

- Điều tiết thải sữa
Thải sữa là một phản xạ xảy ra theo 2 pha, ứng với 2 giai đoạn tiết sữa:
Pha thần kinh kích thích do thay đổi áp lực trong bể sữa, tích nhiều sữa
làm áp lực tăng, kích thích thần kinh truyền hưng phấn vào tuỷ sống rồi đến
trung khu tiết sữa ở hypothalamus truyền lên vỏ não từ đó phát lệnh đến tuỷ
sống ra cơ vòng đầu vú và gây thải sữa.
Pha thần kinh - thể dịch: kích thích do tác động tải truyền về
hypothalamus đến tuyến yên làm cho tuyến yên tiết oxytoxin. Oxytoxin gây co
bóp cơ trơn của ống dẫn sữa, cơ biểu mô của các tuyến sữa về đầy bể sữa làm áp
lực trong bể sữa tăng kích thích cơ vòng đầu vú giãn gây thải sữa.
2.5. Phân loại viêm vú bò sữa
Bệnh viêm vú bò sữa có 2 dạng: viêm vú thể lâm sàng và viêm vú thể cận
lâm sàng (viêm vú tiềm ẩn)
2.5.1. Viêm vú thể lâm sàng
Bệnh đặc trưng bởi biến đổi rõ rệt ở tuyến sữa hoặc sữa. Theo thời gian
mắc bệnh, dựa vào quá trình diễn biến của biểu hiên lâm sàng chia viêm vú
thành các thể hay gặp sau :
- Viêm vú thể cấp tính
Ở thể này cũng có trường hợp xảy ra đột ngột. Bầu vú viêm có biểu hiện
sưng, nóng, đỏ, đau ở mức trung bình cho tới nặng, sản lượng sữa giảm, sữa

không bình thường có chứa sợi huyết, sữa vón cục và các chất tiết bất thường
trong tuyến vú.
Cơ thể có biểu hiện toàn thân: sốt, bỏ ăn, chậm chạp, tuy nhiên những
triệu chứng này không nghiêm trọng bằng thể quá cấp.
- Viêm vú thể mạn tính
Dạng này thường có ổ mủ bên trong bầu vú, dạng sữa kết tủa như bã đậu,
to nhỏ tùy vào mức độ. Bầu vú vẫn mềm như bình thường nhưng có thể sưng
trong thời gian dài. Bệnh có thể làm cho bầu vú bị xơ cứng hay teo lại. Thể mạn
15


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

tính là hậu quả của việc phát hiện bệnh chậm hay điều trị không triệt để khi bò
bị viêm vú.
Ngoài ra còn phân loại viêm vú theo tính chất viêm:
- Viêm vú có mủ
Thể viêm cata có mủ: vi khuẩn gây bệnh đa số là Staphylococcus, ngoài
ra còn streplococcus, E.coli và các vi khuẩn có mủ khác. Bệnh có 2 thể cấp tính
và mãn tính.
Cấp tính: Bò sốt cao ủ rũ, kém ăn. Thùy vú bị viêm sưng, nóng, đỏ, đau.
Sữa loãng màu hồng nhạt, vị đắng, trong sữa có mủ lợn cợn, hạch lâm ba bầu vú
sưng to.
Mạn tính: Chuyển từ thể cấp sang sau 3-4 ngày tiếp theo, viêm giảm dần,
nhưng sữa vẫn loãng, nhớt màu vàng nhạt. Sau đó tuyến vú bị teo và các tổ chức
tăng sinh làm tắc ống dẫn sữa
Viêm mủ thể apxe: một phần thùy vú viêm sưng đỏ, da căng, nóng, đau,
đôi khi có cảm giác lùng nhùng. Nếu bọc mủ nông thì quan sát hiện tượng viêm

vú rất rõ, có nhiều bọc mủ thì làm bề mặt thùy vú viêm có nhiều chỗ phồng lên.
Nếu bọc mủ ở sâu thì khó nhận biết. Sản lượng sữa giảm rõ rệt, phẩm chất sữa
thay đổi nhiều. Triệu chứng toàn thân: bò sốt cao, khi sờ nắn bầu vú có cảm giác
căng nóng. Có khi bọc mủ to, vỡ ra thành các lỗ rò chảy máu mủ ra ngoài.
- Viêm vú hoại tử
Trong thể viêm này, các tổ chức của tuyến vú bị hoại tử và phân giải. Toàn
bộ bầu vú sưng to, hạch lâm ba cũng sưng. Khi ấn tay vào lá vú bị viêm thấy có
dịch màu hồng chảy ra, bò có phản ứng mạnh do đau. Quan sát thấy sữa bị phân
giải thành chất lỏng màu hồng nhạt, nhớt và có mùi hôi thối. Trường hợp này bò
bị sốt cao, bỏ ăn và có thể bị nhiễm trùng máu hoặc máu nhiễm mủ và chết sau
đó khoảng 7 đến 9 ngày.

16


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

- Viêm vú thanh dịch
Viêm vú thể thanh dịch là quá trình viêm nhẹ. Bệnh xuất hiện sớm vào
thời gian đầu từ 1-2 tuần đầu sau khi đẻ với đặc điểm bầu vú sưng và sung
huyết, sờ có cảm giác nóng. Lúc đầu con vật không đau, biến đổi của sữa không
phát hiện được bằng mắt thường. Sau đó quá trình viêm lan đến bộ phận tiết sữa
làm cho sữa loãng hơn, kiểm tra sữa thấy nhiều tế bào bạch cầu và biểu mô.
Khi vi khuẩn theo máu vào sâu trong tuyến sữa thì toàn bộ tuyến vú sưng
to, sờ nhẹ không đau nhưng ấn mạnh con vật đau và phản ứng. Tuyến sữa bị
viêm lượng sữa giảm rõ rệt. Lúc đầu sữa biến đổi không rõ sau đó thì loãng dần
và lợn cợn. Ngoài ra còn có biểu hiện toàn thân như: bỏ ăn, sốt cao, mệt mỏi.
Nếu bệnh nhẹ sau 7-9 ngày quá trình viêm giảm những dễ trở thành mạn tính,

nghiêm trọng thì bầu vú có thể bị xơ cứng.
- Viêm vú thể cata
Thể cata không thể hiện rõ triệu chứng cục bộ, nhìn bề ngoài không thấy
có thay đổi ở các bầu vú nhưng thực tế thì sản lượng sữa giảm. Lúc đầu sữa
loãng, sau đó khi bệnh tiến triển trong sữa xuất hiện những cục vón, đôi khi
những cục vón này làm tắc đầu vú
- Viêm vú có máu
Là thể viêm cấp thường xuất hiện sau khi bò đẻ vài ngày, có thể kế phát
từ viêm thanh dịch, viêm cata. Thể viêm này các tế bào nhũ nang, nang sữa và
ống dẫn sữa có hiện tượng xuất huyết ra ngoài. Bầu vú bị viêm sưng to, có thể
thấy đám xuất huyết dưới da, sữa vắt ra rất loãng (màu hồng hay đỏ như máu) và
thấy có những cục sữa đông vón. Viêm vú thể này gây ảnh hưởng toàn thân: bò
sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn.
2.5.2. Viêm vú thể cận lâm sàng
Thể bệnh này các biểu hiện lâm sàng ra bên ngoài không rõ, không thể
quan sát bằng mắt thường được mà chỉ được nhận biết bằng cách làm các xét
nghiệm phi lâm sàng định hướng như phát hiện các vi khuẩn, các tế bào thân.
17


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

Người chăn nuôi khó có thể phát hiện được dẫn đến việc coi nhẹ tầm quan trọng
của nó, nhưng đây lại là thể bệnh rất quan trọng vì: sự lưu hành của bệnh cao
gấp 15-40 lần so với thể bệnh lâm sàng; Luôn là nguy cơ của thể bệnh lâm sàng;
Bệnh kéo dài, khó phát hiện, giảm quá trình tiết sữa và ảnh hưởng tới chất
lượng sữa
Có thể nói chính thể cận lâm sàng là nguồn tàng trữ mầm bệnh cho những

con khác trong đàn.
2.5.3. Một số triệu chứng ở bầu vú khi bò bị viêm vú
Bảng 2.1. Một số triệu chứng ở bầu vú khi bò sữa bị viêm vú
Chỉ tiêu theo dõi
Nhiệt độ
Màu sắc
Hình thái
Đàn hồi
Phản ứng

Triệu chứng bầu vú
Nóng hơn bình thường
Mầu đỏ, bề mặt căng
Sưng to, đôi khi loét ở đầu núm vú
Cứng, nếu có cục sữa đông thì có tiếng lạo xạo khi sờ
Khi sờ vào bầu vú viêm con vật có phản ứng đau

Triệu chứng bầu vú bị viêm: núm vú sưng, đỏ; Da bầu vú, núm vú căng
đỏ; Bầu vú bị viêm nóng hơn bình thường; Độ đàn hồi của bầu vú bình thường
bị thay đổi, bầu vú có thể cứng hoặc lạo xạo nếu còn những cục sữa đông trong
bầu vú.
Hình thái bầu vú thay đổi: Bầu vú sưng to hơn bình thường, đôi khi bắt
gặp những trường hợp lỗ đầu vú bị loét hoặc tăng sinh làm tắc tia sữa phải dùng
kim thông vú mới vuốt được sữa ra.
Một vài trường hợp khi sờ vào bầu vú bị viêm thì bò có phản ứng đau rõ.

18


Khóa luận tốt nghiệp


Vũ Duy Thuận – K56TYE

2.6. Chẩn đoán bệnh viêm vú
2.6.1. Chẩn đoán bệnh viêm vú thể lâm sàng
Chẩn đoán bệnh viêm vú là giai đoạn quyết định để khống chế nhiễm
trùng bầu vú. Chẩn đoán sớm giúp điều trị nhanh chóng, bò mau khỏi và ngăn
cản sự chuyển sang thể bệnh khác. Có nhiều phương pháp để chẩn đoán và xác
định viêm vú:
- Tiền sử bệnh
Cần phải biết rõ những vần đề như: thời gian đẻ lần gần nhất của bò; kiểm
tra thức ăn, chăm sóc, quản lý, các chế độ sử dụng khai thác trước và sau khi đẻ và
trong thời gian trị bệnh. Dựa vào kết luận trong chẩn đoán: nguyên nhân, yếu tố
gây bệnh trên cơ sở đó chọn phác đồ phòng trị bệnh có hiệu quả cao. Nắm được
phương pháp, điều kiện khai thác sữa, sản lượng sữa trước và trong thời gian
điều trị viêm vú. Đặc biệt chú ý đến bầu vú: tính chất, trạng thái và đặc điểm của
tuyến vú...Chú ý quan sát hình dáng, độ lớn và tính nguyên vẹn của da và vú,
màu sắc, mùi vị, độ đậm đặc, tính đồng nhất và những đặc tính khác của sữa.
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng.
Kiểm tra toàn thân: Trong một số trường hợp viêm vú lâm sàng thể cấp
tính, bò có những dấu hiệu toàn thân như: sốt, biếng ăn,chậm chạp kém vận
đông, rối loạn hô hấp và tuần hoàn, giảm nhu động dạ cỏ…
Kiểm tra bầu vú: Kiểm tra bầu vú và tính chất sữa là một trong các yếu tố
để chẩn đoán viêm vú. Đây là biện pháp đơn giản và ít tốn kém mà người chăn
nuôi có thể thực hiện. Bằng biện pháp đơn giản, người chăn nuôi có thể sớm
phát hiện ra bệnh viêm vú, nhằm giúp cho điều trị và tiên lượng hiệu quả trong
khi điều trị. Tùy từng thể viêm vú lâm sàng mà bầu vú có những dấu hiệu thay
đổi khác nhau về kích thước, đọ căng, đọ đàn hồi, hình dạng, màu sắc, độ cứng
mềm, nhiệt độ và phản ứng đau (khi sờ nắn); hình dạng các núm vú, đầu núm
vú, lỗ tiết sữa. Khi quan sát bên ngoài bầu vú có thể bình thường nhưng bên

trong đã có những ổ áp-xe, chỉ sờ nắn mới nhận biết được. Viêm cấp, vú sưng

19


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

lớn thủy thũng, đỏ; thể viêm mãn tính, sờ thấy cứng, thùy vú bị lệch hay méo
hoặc có sẹo.
Tính chất sữa:
Kiểm tra những tia sữa đầu tiên: trước khi vắt sữa, người vắt sữa phải vắt
những tia sữa đầu tiên của từng thùy vú vào cốc thử hay đĩa thử có nền tối và bề
mặt gợn sóng, quan sát những biến đổi bất thường về tính chất vật lý của sữa để
phát hiện bệnh viêm vú. Không vắt sữa xuống nền chuồng tránh lây nhiễm cho
bò khác.
Tính chất vật lý của sữa: viêm vú lâm sàng, tính chất vật lý cũng như hóa
học của sữa bị thay đổi. Quan sát bằng mắt thường, chúng ta chi có thể nhận biết
những thay đổi về tính chất vật lý như: sữa bị vón thành cục, bã đậu, lợn cợn,
lẫn mủ, máu và những mảnh hoại tử; sữa bị mất màu, loãng, chứa chất màu vàng
trong như huyết tương, màu xanh khi lẫn mủ, màu đỏ do lẫn máu; sữa có vị
mặn, mùi hôi thối trong viêm vú hoại tử. Tuy nhiên, chúng ta không thể phát
hiện được những thay đổi nhỏ.
Sau khi vắt sữa, nên đổ sữa qua màng lọc và quan sát cặn cho chính xác.
Sự hiện diện của những chất tiết bất thường trong sữa hoặc những cục sữa nhỏ
trên màng lọc là chỉ định bò bị viêm vú lâm sàng.
Sản lượng sữa giảm do viêm vú lâm sàng còn tùy thuộc vào thời gian mắc
bệnh kéo dài,mùa trong năm, giai đoạn cho sữa, lứa đẻ, giống bò và vi khuẩn
gây bệnh.

2.6.2. Chẩn đoán bệnh viêm vú thể cận lâm sàng
- Phương pháp chẩn đoán với thuốc thử CMT (California Matitis Test)
Đây là một phương pháp đơn giản dễ sử dụng có thể ước lượng được sự có
mặt của tế bào thân trong sữa qua đó đánh giá được hiện trạng bệnh viêm vú của bò.
Dụng cụ: mẫu sữa, thuốc thử CMT và khay thử CMT có 4 ô riêng biệt
Nguyên lý: Thuốc thử CMT có tính chất tẩy, nó có tác động phá huỷ màng
tế bào và gắn với ADN được giải phóng ra. Khi bò bị viêm vú (tương đương có
trên 500.000 TB/ml sữa) chúng làm thay đổi trạng thái ban đầu của sữa, sữa trở
thành một hỗn hợp nhớt.
20


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Duy Thuận – K56TYE

Cách tiến hành
Lấy 2 ml mẫu sữa từ những tia sữa đầu tiên của từng núm vú vào từng ô
của khay thử CMT
Sau đó nhỏ một lượng tương đương thuốc thử CMT vào
Lắc tròn khay, đọc phản ứng sau vài giây
- Đếm số lượng tế bào trong sữa
Tế bào bản thể trong sữa bò bình thường chủ yếu là đại thực bào, chiếm
66-88%. Ngoài ra sữa bình thường còn có tế bào lympho (B hoặc T) 10-27%; tế
bào biểu mô 0-7%. Tỷ lệ bạch cầu trung tính trong sữa bò bình thường rất thấp
chỉ khoảng 1-11%, trung bình 2%, nhưng khi bò bị viêm vú, số lượng tế bào bản
thể tăng lên rất cao và chủ yếu là bạch cầu trung tính (90%), tăng gần 45 lần so
với bình thường.
- Phân lập và định danh vi khuẩn trong sữa
Phân lập vi khuẩn trong sữa được thực hiện trên những mẫu sữa có số

lượng tế bào bản thể cao và kéo dài. Đây là phương pháp tin cậy nhất giúp lựa
chọn loại kháng sinh tối ưu trong điều trị.
2.7. Biện pháp phòng bệnh
2.7.1. Phòng bệnh tổng hợp
Sinh thái môi trường vẫn là vấn đề rất quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Đó
là sự thích nghi của bò với môi trường nuôi. Nếu lựa chọn phù hợp nó sẽ đem lại
thành công rất lớn trong chăn nuôi bò sữa (Branner, 1984).
Tách biệt bò mắc bệnh với các bò khác, đàn bệnh với đàn không bệnh để
tránh lan tràn mầm bệnh. Trong quá trình vắt sữa thì bò bị nhiễm bệnh phải vắt
sau và áp dụng những biện pháp cụ thể tránh lây lan.Kiểm tra định kỳ để hạn
chế viêm vú phi lâm sàng:
Kiểm tra mẫu sữa của đàn bò định kỳ 6 tuần 1 lần bằng phương pháp CMT
(California Mastitis Test).
Thực hiện đúng thao tác kĩ thuật vắt sữa.
Trần Thị Hạnh và cộng sự (2003) đã đưa ra biện pháp vệ sinh phòng bệnh
21


×