Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn lợn tại trại chăn nuôi thuộc công ty đầu tư phát triển chăn nuôi lợn DABACO vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.04 KB, 30 trang )

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn
tới:
Các thầy cô giáo trong trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã trang bị
cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn
luyện tại trường.
Ban quản lý, các công nhân viên làm việc tại cơ sở chăn nuôi lợn
DABACO Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt cho phép tôi gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Văn Thanh – Trưởng Bộ môn Ngoại sản – Khoa Thú y Trường
ĐHNNHN, người đã tận tình chỉ bảo , hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực tập
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và người thân đã tạo điều kiện về vật
chất cũng như tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Văn Hùng

Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page i

Báo cáo thực tập tốt nghiệp




Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

MỤC LỤC

Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page ii

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.1 Tổng hợp cơ cấu đàn lợn của trang trại. .Error: Reference source not
found
Bảng 3.1.2. Quy trình phòng bệnh.................Error: Reference source not found
Bảng 3.2.1: Tình hình bệnh xảy ra trên đàn lợn con sau cai sữa của trại:...Error:
Reference source not found
Bảng 3.2.2: Tình hình bệnh xảy ra trên đàn lợn nái của trại......Error: Reference
source not found
Bảng 3.3.1: Tình hình bệnh xảy ra trên tổng đàn lợn con sau cai sữa của trại.. .Error:
Reference source not found
Bảng 3.3.2. Tình hình bệnh xảy ra trên đàn lợn nái của trại.......Error: Reference

source not found

Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page iii

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nước ta có những chính sách phát triển nông
nghiệp và nông thôn, từng bước hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Các
khu sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá dần dần
được hình thành. Sản phẩm từ nông nghiệp không những đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thị trường trong nước mà từng bước tiến tới xuất khẩu;
Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định, nâng cao thu
nhập, góp phần phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta, thịt lợn
cung cấp khoảng 70% nhu cầu thịt hàng năm. Nhu cầu thịt lợn ngày càng tăng
không những số lượng mà đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng; Nhiều giống
lợn chất lượng cao được nhập nội, từng bước lai tạo cải tạo nâng cao chất
lượng đàn lợn giống. Hệ thống chuồng trại, các biện pháp kỹ thuật không
ngừng được cải thiện góp phần đáng kể vào sự thành công của ngành chăn
nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng. Trong khi đó, một số tỉnh
chất lượng đàn lợn còn thấp, chủ yếu một số giống lợn nội, chưa đáp ứng

được nhu cầu và chất lượng thịt.
Bên cạnh những thành tựu về giống, hệ thống chuồng trại, các biện
pháp kỹ thuật, tình hình dịch bệnh xảy ra hàng năm đã ảnh hưởng không nhỏ
đến kết quả chăn nuôi. Người chăn nuôi và cán bộ kỹ thuật cơ sở chưa được
trang bị đầy đủ những thông tin về thuốc thú y. Sự thiếu thông tin trong sử
dụng thuốc trong chăn nuôi đã để lại hậu quả không nhỏ cho ngành chăn nuôi
và môi trường. Để hạn chế thiệt hại cho ngành chăn nuôi nói chung, chăn
nuôi lợn nói riêng và đưa ngành chăn nuôi lợn thành một ngành chính, phát
triển trên cơ sở tận dụng tiềm năng sẵn có của địa phương thì việc điều tra,
khảo sát, tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên đàn lợn để

Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page 1

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

phòng, chống và hạn chế sự lây lan của bệnh là vấn đề rất cần thiết hiện nay.
Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình chăn nuôi
và dịch bệnh trên đàn lợn tại trại chăn nuôi thuộc Công ty Đầu tư phát
triển chăn nuôi lợn DABACO-Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.”
1.2. Mục đích đề tài
1) Khảo sát tính hình chăn nuôi của trại chăn nuôi thuộc công ty Đầu tư
phát triển chăn nuôi lợn DABACO-Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
2) Xác định được tình hình dịch bệnh tại trại chăn nuôi thuộc công ty

Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn DABACO-Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
3) Đề ra được phương hướng phát triển, biện pháp phòng chống dịch
bệnh phù hợp với điều kiện tại trại góp phần hạn chế dịch bệnh.

Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page 2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

PHẦN II: KẾT QUẢ TÌM HIỂU MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
THỰC TẬP
2.1. Vị trí địa lí.
Trang trại chăn nuôi lợn nái do bà Nguyễn Thị Hà làm chủ trại, nằm
trên một quả đồi thuộc phường Khai Quang – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc cách
đường quốc lộ 2 về phía nam khoảng 4 Km, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng
5 Km, cách trung tâm Hà Nội khoảng 45 Km.
+ Phía Đông giáp làng Đồng Oanh.
+ Phía Tây giáp làng Đào Hoàng.
+ Phía Nam giáp Khu công nghiệp Khai Quang.
+ Phía Bắc giáp Núi Đinh.
2.2. Vài nét về cơ sở thực tập
Bắt đầu xây dựng năm 2006, đây là một trại lợn nái ngoại với quy mô
200 nái. Đến năm 2008 quy mô được mở rộng lên 355 nái. Hiện trang trại có
444 nái, 47 nái hậu bị và 8 lợn đực.

Năm 2007 đã được công ty Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn DABACO-Vĩnh
Yên tỉnh Vĩnh Phúc thuê gia công lại của gia đình bà Nguyễn Thị Hà
Trang trại gồm có 1 quản lí, kĩ sư, 2 kĩ thuật, 8 công nhân, 1 bảo vệ. Trang trại
được quản lý, giám sát chặt chẽ bởi quản lý và ban điều hành công ty.
Trại gồm 3 khu chuồng:
- Khu chồng dành cho lợn hậu bị với 4 ô chồng, diện tích mỗi ô là 6 x 4m.
- Khu chuồng dành cho lợn nái mang thai bị gồm 4 dãy, mỗi dãy có 50
ô, diện tích mỗi ô là 0,6 x 2,5m và 4 ô chuồng lớn kích thước 2,5 x 2,5m.
- Khu chuồng đẻ gồm 4 dãy chuồng với 100 ô chuồng dành cho lợn nái
nuôi con và 23 ô chuồng dành cho lợn mang thai giai đoạn cuối.

Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page 3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

Các chuồng lợn được xây dựng theo hướng Đông – Tây. Chuồng được
xây dựng là chuồng khép kín, phía đầu chuồng là hệ thống dàn mát gồm hệ
thống phun sương và quạt đẩy, cuối chuồng là hệ thống quạt hút gió, mái
được căng phủ một lớp bạt, cách sàn chuồng 3m – 3,5m. Khu chuồng lợn ở 2
bên tường có hệ thống cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên vào chuồng. Ngoài các
cửa chuồng có các hố vôi sát trùng ủng trước khi vào chuồng. Trên mái và
trên hệ thống dàn mát có lắp hệ thống phun nước làm mát về mùa hè.
Chuồng nái chửa và chờ phối, nái đẻ, lợn cai sữa và các ô chuồng

được làm bằng khung thép, sàn chuồng được lắp ghép bằng các tấm sàn bê
tông, tấm sàn nhựa có lỗ, cách nền chuồng một khoảng nhất định (khoảng
1,5m).
Hệ thống máng ăn, máng uống được thiết kế phù hợp bao gồm: Máng
ăn tự động bằng Inox, nước uống được dẫn từ hệ thống lọc tới từng ô chuồng
bằng đường ống dẫn, ở đó có lắp các van uống tự động.
Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng ở cuối các dãy chuồng, hầm
Bioga, các bể lắng nước thải sau đó được đưa ra các ao rộng.
Khu nhà hành chính và khu nhà công nhân được xây ở trung tâm trại
và các khu phụ ở các vị trí trọng điểm của trại có tác dụng quản lý bảo vệ.
Hiện nay, Trang trại đã tạo ra được một số giống lợn lai từ các giống
lợn ngoại, trở thành các giống lợn lai 2 máu hay 3 máu như: Landrace –
Yorshire; Duroc – Yorshire; Duroc – Yorshire – Landrace.
Mỗi tháng trang trại xuất chuồng khoảng 800 con lợn con, và chỉ cung cấp
cho các trang trại lợn thịt gia công trong công ty.

Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page 4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

PHẦN III: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN TẠI TRẠI CHĂN NUÔI
LỢN DABACO-VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ VỆ SINH CHUỒNG TRẠI
Trại chăn nuôi gia công của Công ty đầu tư và phát triển chăn nuôi lợn
DABACO là trại với quy mô hơn 400 con nái, chuyên sản xuất và cung ứng
lợn con cho các trại thịt trong công ty.
Về cơ cấu đàn của trại bao gồm lợn nái sinh sản, lợn đực giống, lợn con
theo mẹ, lợn con sau cai sữa.
Hiện nay, trung bình một nái sinh sản của trại sản xuất được 2,4
lứa/năm. Số lợn con sơ sinh trung bình là 11 con/nái.
Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2010 đến đầu tháng 5/2013 được thể
hiện cụ thể qua bảng 3.1.
Bảng 3.1.1. Tổng hợp cơ cấu đàn lợn của trang trại

2010
Số
Tỉ lệ
con
%
6
0,06

Số lượng lợn qua các năm
(con)
2011
2012
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
con
%

con
%
7
0,07
8
0,07

5/2013
Số
Tỉ lệ
con
%
8
0,41

Lợn nái mang thai

320

3,27

340

3,36

365

3,32

343


17,38

Lợn nái nuôi con

55

0,56

64

0,63

75

0,68

73

3,70

Lợn nái hậu bị

36

0,37

38

0,38


43

0,39

41

2,08

Lợn con theo mẹ

605

6,18

670

6,63

756

6,87

743

37,66

Lợn con cai sữa

8771


89,56

8991

88,93

9755

88,67

765

38,77

Tổng

9793

100

10110

100

11002

100

1973


100

Loại lợn
Lợn đực

(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page 5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

Qua bảng trên chúng ta thấy tổng đàn lợn trong trại liên tục tăng từ năm
2010 là 9793 con lên đến 11002 con vào năm 2012. Nhưng bước sang năm
2013 đã có dấu hiệu giảm về số lượng của tất cả từng loại lơn khác nhau,
nguyên nhân kết quả điều tra cho thấy. Trại nái đã quá xuống cấp, được xây
dựng từ năm 2006 cho đến nay. Nên tình hình chăn nuôi, diễn biến dịch bệnh
rất phức tạp, cộng với 1 số vấn đề liên quan đến chất lượng chuồng trại không
được đảm bảo
3.1.1Tình hình chăn nuôi và công tác phòng bệnh của trại
3.1.1.1. Phương thức chăn nuôi
Trại được xây dựng từ năm 2006 với sự tư vấn kỹ thuật của công ty
DABACO, vì vậy hệ thống chuồng trại theo quy mô công nghiệp tương đối
hiện đại. Với hệ thống chuồng khép kín, có quạt thông gió ở cuối dãy chuồng

và hệ thống làm mát ở đầu chuồng có tác dụng làm mát và ngăn chặn mầm
bệnh theo không khí vào chuồng nuôi, chủ động điều chỉnh được mức độ
nhiệt trong chuồng thích hợp. Hệ thống khung lồng, sàn, máng ăn vòi phun,
độ dốc nền,... được thiết kế phù hợp.
Lợn ở các lứa tuổi được nuôi ở các khu vực riêng biệt, các khu chuồng
được thiết kế lần lượt từ khu chuồng đẻ - khu cai sữa -khu chuồng mang thai
– khu chuồng hậu bị , giữa các khu được xây dựng cách nhau một khoảng
trống. Số đầu lợn được tính toán hợp lý giữa các khu.
Thức ăn dùng cho lợn chủ yếu là cám công nghiệp được chế biến sẵn
nhập của công ty DABACO và cám do trại tự sản xuất. Với mỗi lứa tuổi của
lợn phù hợp với các loại thức ăn phù hợp, cụ thể:
Cám N992: Dùng cho lợn nái mang thai từ sau khi phối đến trước đẻ 2
tuần (từ 0 – 100 ngày). Khối lượng thức ăn được chia theo giai đoạn:
Nái sau phối từ 0 – 21 được ăn từ 1,8 – 2,3 kg/ngày.
Nái sau phối từ 22 – 84 được ăn từ 2,0 – 2,5 kg/ngày.
Nái sau phối từ 85 – 100 được ăn từ 3,0 – 3,5 kg/ngày.
Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page 6

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

Lợn mang thai từ 0 – 100 ngày, ngày cho ăn 2 bữa. Cụ thể, mùa hè:
Sáng cho ăn lúc 6h30’, chiều cho ăn lúc 14h00. Mùa đông: Sáng cho ăn lúc
7h00, chiều cho ăn lúc 13h30’.

Cám N982: Dùng cho lợn nái nuôi con (2 tuần trước đẻ - cai sữa), cụ thể:
Sau phối từ 101 – 107 ngày, mỗi nái được ăn khoảng 3,0 – 3,5 kg/ngày
chia làm 2 bữa (thời gian như nái mang thai từ 0 – 100 ngày).
Sau phối từ 108 – 112 ngày, mỗi nái được ăn khoảng 3,5 kg/ngày, chia
làm 3 bữa (sáng ăn 1,0 kg; chiều ăn 1,0 kg và đêm ăn 0,5 kg).
Từ sau ngày 113, mỗi nái đẻ được ăn 1,0 – 1,5 kg/ngày chia đều thành
3 bữa sáng, chiều và đêm, mỗi bữa ăn 0,5kg.
Khẩu phần ăn của mỗi nái trong ngày đẻ là 1,0 kg/ngày chia đều thành
3 bữa sáng, chiều và đêm.
Ngày thứ 2 – cai sữa, mỗi nái ăn 6,0 kg/ngày chia thành 3 bữa: sáng,
chiều, đêm và mỗi bữa ăn 2,0kg/bữa.
Lợn con theo mẹ tập ăn bằng cám 4000-A, lợn được cho tập ăn từ 7 –
21 ngày sau đẻ, mỗi lợn con theo mẹ được cho ăn 0,05 – 0,1 kg/ngày.
Lợn con sau cai sữa từ 4 – 9 tuần tuổi ăn 4000-B (4 – 6 tuần tuổi), khối
lượng 0,34 – 0,1kg/ngày và tăng dần theo khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn.
3.1.1.2. Công tác phòng bệnh của trại
Trong chăn nuôi công tác phòng bệnh là khâu quan trọng hàng đầu,
quyết định phần lớn đến sự sinh tồn của trại. Việc phòng bệnh được tập trung
ở 2 khâu là vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vacxin.
3.1.1.2.1.Vệ sinh phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh luôn được chú trọng và thực hiện thường xuyên
nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào chuồng nuôi, nhằm
nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn. Các thuốc sát trùng hiện đang được sử
dụng ở trại là: farmsafe, Han – Iodine 5%, vôi bột, sút,... Công tác vệ sinh
phòng bệnh luôn được thực hiện định kỳ hàng tuần, cụ thể là:
Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page 7

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

Trước cổng chính đi vào trại được xây 1 hố vôi khử trùng, định kỳ 1
tuần thay 2 lần vôi với mục đích cho các xe ra vào trại đi qua hố khử trùng.
Luôn có 1 bình thuốc sát trùng để sẵn ở cửa ra vào trại để phun sát trùng cho
những xe ra vào trại. Trên đường đi vào các khu chuồng được rắc vôi định kỳ
1 tuần 1 lần vào thứ 5 hàng tuần. Khu vực xung quanh chuồng nuôi luôn được
dọn sạch cỏ và rắc vôi bột tuần 1 lần vào chiều thứ 5.
Trước cửa ra vào mỗi khu chuồng nuôi có một hố vôi sát trùng ủng trước
khi vào chuồng. Trong chuồng định kỳ mỗi tuần 2 lần phun sát trùng bằng
farmsafe với nồng độ 1,5 ml/1lít nước, phun lên nền chuồng, tường, trần bạt và hệ
thống dàn mát. Ngoài ra, hàng tuần phun nước vôi lên hành lang trong chuồng, rắc
vôi bột lên đường đi và dưới nền chuồng đẻ vào chiều thứ 5 hàng tuần.
Khu chuồng đẻ cứ sau mỗi lứa đẻ thì toàn bộ phên sàn, ổ úm, tấm gỗ
được tháo và đưa ra ngâm trong bể có sút, sau đó được xịt sạch bằng máy xịt
áp lực. Hệ thống khung được đánh sạch bằng bàn chải với xà phòng, sau đó
phun sạch rồi phun thuốc sát trùng, để khô lắp phên đưa lợn vào. Hàng ngày
dùng thuốc sát trùng lau phên sàn ở các lồng đẻ đang nuôi con. Hàng ngày
phân được thu gom và nước thải được thải vào hầm Bioga. Cám cho ăn mỗi
ngày lấy 1 lần tránh ẩm ướt ôi mốc, nước uống ở riêng 1 khu được lọc bằng
hệ thống lọc nước.
Hệ thống chuồng khép kín nên có thể điều chỉnh được chế độ nhiệt
trong chuồng thích hợp. Chế độ nhiệt rất quan trọng trong quá trình phòng
bệnh, ở khu chuồng mang thai nhiệt độ luôn được đảm bảo thích hợp từ 26 28°C. Khu chuồng đẻ sử dụng bóng điện và ổ úm để đảm bảo duy trì nhiệt độ
chuồng từ 32 - 36°C, sau mỗi tuần tuổi giảm đi 1°C. Khu chuồng cai sữa đảm
bảo nhiệt độ khoảng 32°C, sau mỗi tuần tuổi giảm đi 1°C, nhiệt độ thích hợp

của chuồng thịt là 26 - 28°C. Mùa đông dùng bạt che phía giàn mát đầu mỗi
dãy chuồng để hạn chế tốc độ gió lùa, mùa hè bật hệ thống phun nước trên
giàn mát để làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.
Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page 8

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

- Trước tình hình dịch bệnh tai xanh (PRRS) xảy ra ở một số tỉnh như
Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình và một số tỉnh lân cận kể từ ngày 20/4/2013,
để góp phần phòng chống dịch bệnh xảy ra và lây lan, cơ sở chăn nuôi đã thực
hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch cụ thể như sau:
+ Hạn chế người và các phương tiện ra vào cơ sở chăn nuôi, thường
xuyên tiến hành phun khử trùng các phương tiện ra vào bằng dung dịch
farmsafe, rắc vôi khu vực các phương tiện và người đi lại trong khu vực sản
xuất. Tiến hành rắc vôi thường xuyên khu vực chuồng nuôi.
+ Kiểm tra kỹ sức khỏe đàn lợn trước khi cho xuất hoặc cho nhập lợn
mới vào trại.
+ Theo dõi sức khỏe đàn lợn và tiến hành cách ly, theo dõi đối với
những con lợn nghi mắc bệnh.
Tính đến thời điểm 1/5/2013, trên đàn lợn nuôi tại cơ sở vẫn chưa có
dịch bệnh tai xanh xảy ra.
3.1.1.2.2. Phòng bệnh bằng vaccine.
Ngoài công tác vệ sinh phòng bệnh ra, trại cũng đồng thời tiến hành

phòng bệnh bằng vacxin và thuốc định kỳ nhằm nâng cao sức đề kháng cho
đàn lợn ở các lứa tuổi. Tiêm phòng bắt buộc các bệnh như: Dịch tả lợn, phó
thương hàn, tụ huyết trùng..., tiêm sắt phòng tiêu chảy ở lợn con. Bên cạnh đó
trại cũng tiêm phòng vacxin phòng bệnh suyễn trên đàn nuôi thịt.
Phòng bệnh bằng vacxin đóng vai trò quan trọng nhất nhằm tăng sức
đề kháng đặc hiệu. Tiêm phòng bằng vacxin là phương pháp tạo miễn dịch
chủ động cho đàn lợn chống lại mầm bệnh xâm nhập. Hiệu quả vacxin không
chỉ phụ thuộc vào chất lượng vacxin mà còn phụ thuộc vào trạng thái sức
khoẻ của con vật nên chỉ tiêm phòng cho những con lợn khoẻ mạnh nuôi
dưỡng tốt để tạo miễn dịch tối ưu cho đàn lợn.

Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page 9

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

Cán bộ thú y của trại đã tiến hành tiêm phòng các mũi vacxin cho đàn
lợn với nguyên tắc tiêm đúng và tiêm đủ liều. Phòng kỹ thuật của trại đã chủ
động xây dựng quy trình phòng bệnh bằng vacxin và thuốc như sau:

Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

Bảng 3.1.2. Quy trình phòng bệnh
1. Lợn con

2. Lợn thịt

Ngày tuổi

Tên thuốc

Bệnh phòng

Liều tiêm
(ml/con)

Cách
dùng

1-3

Fe-rum B12

Thiếu sắt


2

Tiêm bắp

21

COLAPEST

Dịch tả

2

Tiêm bắp

7 tuần tuổi

COLAPEST

Dịch tả

2

Tiêm bắp

24

PARVOSUIN-MR

Khô thai


5

Tiêm bắp

25

AUSKIPRA-GN/BK Giả dại

2

Tiêm bắp

26

FMD

LMLM

2

Tiêm bắp

27

COLAPEST

Dịch tả

2


Tiêm bắp

28

PARVOSUIN-MR

Khô thai

5

Tiêm bắp

29

AUSKIPRA-GN/BK Giả dại

2

Tiêm bắp

30

FMD

2

Tiêm bắp

Công việc khác
Cắt nanh, cắt đuôi, bấm tai,ghép đàn


3.Nái hậu bị Tuần tuổi

LMLM

4. Lợn nái, lợn đực giống
Tiêm
trại

toàn

5. Lợn nái cai sữa

Ghi chú
COLAPEST

Dịch tả

2

Tiêm bắp

4 tháng tiêm nhắc lại một lần

FMD

LMLM

2


Tiêm bắp

4 tháng tiêm nhắc lại một lần

AD

Giả dại

2

Tiêm bắp

5 tháng tiêm nhắc lại một lần

Tactick

Phòng trị ghẻ

Tiêm AD3E

1 tháng phun phòng 1 lần
10

Tiêm bắp

( Nguồn: phòng kỹ thuật)

Nguyễn Văn Hùng- CDK2TY

Page 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

Công tác vệ sinh phòng bệnh của trại được thực hiện tương đối tốt và đầy
đủ. Các biện pháp được thực hiện một cách đồng bộ. Do vậy đã hạn chế được
các dịch bệnh lớn có thể xảy ra.
3.2. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CỦA TRẠI
Nhìn chung, do lịch tiêm phòng chặt chẽ và tiêm phòng nhiều bệnh, nên các
bệnh truyền nhiễm ít xảy ra. Tuy nhiên, các bệnh nội khoa vẫn xảy ra khá nhiều đặc
biệt là các bệnh ở hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, bệnh trên nái sinh sản. Ngoài ra một số
bệnh ngoại khoa như viêm khớp cũng xuất hiện trên đàn lợn.
Bảng 3.2.1: Tình hình bệnh xảy ra trên đàn lợn con sau cai sữa của trại:
Năm

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

T5/2013

Ốm

Chết


Ốm

Chết

Ốm

Chết

Ốm

Chết

Hội chứng tiêu chảy

870

235

892

251

912

316

482

221


Hội chứng hô hấp

313

112

332

109

343

123

162

82

Bệnh về chân, khớp

156

35

182

42

196


43

95

32

Sưng phù đầu

75

32

83

35

81

31

31

19

Bệnh về thần kinh

31

11


34

9

35

13

16

7

1445

426

1523

446

1579

526

786

361

Tên bệnh


Tổng

Theo số liệu tổng hợp các dịch bệnh trên đàn lợn con sau cai sữa của trại
trong những năm từ 2010 đến T5/2013 ta có thể nêu lên được các thống kê cơ
bản như sau:
- Trong năm 2010:
Tổng số cá thể nhiễm bệnh là 1445 con, chiếm khoảng 27,08% so với
tổng số cá thể nhiễm bệnh trong 3 năm và 5 tháng đầu năm 2013.

12


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

Số cá thể bị chết do mang 5 bệnh trên là 426 con chiếm khoảng 22,24%
so với tổng số các thể bị chết trong 3 năm và 5 tháng đầu năm 2013.
Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là Hội chứng tiêu chảy với 60,21%
Tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất là Bệnh về thần kinh với 2,15%
- Trong năm 2011
Tổng số cá thể nhiễm bệnh là 1523 con, chiếm khoảng 28,54% so với
tổng số cá thể nhiễm bệnh trong 3 năm và 5 tháng đầu năm 2013.
Số cá thể bị chết do mang 5 bệnh trên là 446 con chiếm khoảng 25,36%
so với tổng số các thể bị chết trong 3 năm và 5 tháng đầu năm 2013.
Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là Hội chứng tiêu chảy với 58,57%
Tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất là Bệnh về thần kinh với 2,23%
- Trong năm 2012
Tổng số cá thể nhiễm bệnh là 1579 con, chiếm khoảng 29,59% so với

tổng số cá thể nhiễm bệnh trong 3 năm và 5 tháng đầu năm 2013.
Số cá thể bị chết do mang 5 bệnh trên là 526 con chiếm khoảng 29,90%
so với tổng số các thể bị chết trong 3 năm và 5 tháng đầu năm 2013.
Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là Hội chứng tiêu chảy với 51,85%
Tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất là Bệnh về thần kinh với 1,.99%
- Trong 5 tháng đầu năm 2013
Tổng số cá thể nhiễm bệnh là 786 con, chiếm khoảng 14,73% so với tổng
số cá thể nhiễm bệnh trong 3 năm và 5 tháng đầu năm 2013.
Số cá thể bị chết do mang 5 bệnh trên là 361 con chiếm khoảng 20.52%
so với tổng số các thể bị chết trong 3 năm và 5 tháng đầu năm 2013.
Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là Hội chứng tiêu chảy với 61,32%
Tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất là Bệnh về thần kinh với 2,04%
Qua bảng 3.2.1 ta nhận thấy: Số ca bị hội chứng tiêu chảy và hô hấp liên tục
tăng qua các năm. Nguyên nhân gây bệnh ở đây, theo chúng tôi là ảnh hưởng thời
tiết thay đổi, điều kiện chuồng trại xuống cấp, khẩu phần dinh dưỡng chưa đủ...
nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy hết sức phức tạp đặc biệt thời tiết có ảnh hưởng
rất lớn mặc dù nái trước khi đẻ đã được tiêm phòng vac xin E.coli , do trại vừa

13


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

trải qua đợt dịch bệnh Hội chứng tiêu chảy, xảy ra trên toàn đàn, nên tỉ lệ mắc bệnh
rất cao và cũng chưa có vacxin phòng bệnh HCTC
Mặc dù lợn đã được tiêm phòng suyễn nhưng bệnh về phổi vẫn cứ xảy ra
vì nhiều nguyên nhân rất phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Các bệnh về chân, khớp: có chiều hướng tăng nhưng không đáng kể.

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về chân khớp chủ yếu xây sát cơ giới cộng với sự
xâm nhập của vi khuẩn ở chuồng nuôi tấn công gây viêm, nguyên nhân chủ yếu
do công tác chăm sóc với lợn nái và lợn con.
Những bệnh thường gặp trên đàn lợn của trại được cán bộ thú y điều trị
triệt để giảm thiếu tối đa sự rủi do, chết chóc do bệnh tật, gây thiệt hại về kinh tế.
Bảng 3.2.2: Tình hình bệnh xảy ra trên đàn lợn nái của trại.
Tên bệnh
Hội chứng tiêu chảy

Năm 2010
78

Số con mắc
Năm 2011
Năm 2012
92
121

T5/2013
53

Viêm tử cung

320

389

401

196


Xảy thai, thai khô

35

41

45

23

Hội chứng hô hấp

172

183

203

121

Bệnh về chân, khớp

60

68

78

35


Tổng

665

773

848

428

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình dịch bệnh tại trại diễn biến hết sức
phức tạp và có dấu hiệu tăng dần qua các năm. Như chúng ta thấy, số lợn bệnh mắc
đã tăng dần qua các năm. Từ năm 2010 là 665 con lên đến 848 vào năm 2012,
nhưng chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2013 số con mắc đã là 428 con.
Bệnh xảy ra trên đàn nái chủ yếu là bệnh về đường sinh dục như bệnh viêm
tử cung với tổng số con mắc trong 3 năm và 5 tháng đầu năm 2013 là 1306 con.

14


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

3.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TẠI TRẠI
Qua thời gian thực tập ở trại và số liệu thống kê từ phòng kĩ thuật, thời gian từ
năm 2010 đến T5/2013 thì các bệnh gặp nhiều nhất, gây thiệt hại lớn được thống
kê dưới bảng sau.
Bảng 3.3.1:. Tình hình bệnh xảy ra trên tổng đàn lợn con sau cai sữa của trại.

Năm

Năm 2010

Tên bệnh

Ốm

Hội chứng tiêu chảy

870

Hội chứng hô hấp

313

Bệnh về chân, khớp

156

35

182

42

Sưng phù đầu

75


32

83

Bệnh về thần kinh

31

11

1445

426

Tổng

Chết
235

Năm 2011

112

Ốm

Ốm
482

Chết
221


123

162

82

196

43

95

32

35

81

31

31

19

34

9

35


13

16

7

1523

446

1579

526

786

361

332

109

Ốm

T5/2013

Chết
316


892

Chết
251

Năm 2012

912
343

15


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

Bảng 3.3.2. Tình hình bệnh xảy ra trên đàn lợn nái của trại.
Tên bệnh
Hội chứng tiêu chảy

Năm 2010
78

Số con mắc
Năm 2011
Năm 2012
92
121


T5/2013
53

Viêm tử cung

320

389

401

196

Xảy thai, thai khô

35

41

45

23

Hội chứng hô hấp

172

183

203


121

Bệnh về chân, khớp

60

68

78

35

Tổng

665

773

848

428

Qua 2 bảng trên chúng ta thấy, tỉ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu
hóa xảy ra rất cao, và trên đàn nái sinh sản thì tỉ lệ mắc bệnh trên đường sinh dục
là cao nhất.
3.3.1. Hội chứng tiêu chảy
3.3.1.1. Nguyên nhân
Đã có rất nhiều tác giả đưa ra những nguyên nhân tiêu chảy khác nhau,
sau đây là một số nguyên nhân cơ bản:

3.3.1.1.1 Nguyên nhân nội tại
Theo Phạm Khắc Hiếu (1997): ở gia súc non, lớp vỏ đại não chưa phát
triển nên sự thích nghi chống đỡ với ngoại cảnh kém. Bên cạnh đó, hệ thống cơ
quan tiêu hóa chưa hoàn thiện, phản xạ tiết dịch tiêu hóa chưa rõ ràng, độ axit
của dịch kém. Lúc này lượng HCl tự do ít, không đủ làm tăng độ toan của dạ
dày, do vậy vi khuẩn bất lợi theo đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày,
vào ruột non phát triển mạnh gây tiêu chảy.
3.3.1.1.2 Nguyên nhân ngoại cảnh
3.3.1.1.2.1 Ảnh hưởng của môi trường

16


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ môi trường không thuận lợi, nóng
quá hay lạnh quá đều có thể gây tiêu chảy. Theo Đào Trọng Đạt(1996) đặc biệt
là vào những tháng mưa nhiều kết hợp với thời tiết lạnh kéo dài thì tỷ lệ lợn con
bị tiêu chảy tăng lên rõ rệt, có khi lên tới 90 – 100% trong đàn. Do khi lạnh thì
nhiệt độ cơ thể hạ xuống làm cho mạch máu ngoại vi co lại dồn máu vào cơ quan
phủ tạng. Khi đó mạch máu thành ruột bị sung huyết làm trở ngại đến tiêu hóa,
thức ăn bị ngưng trệ tạo điều kiên cho các vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là
quá trình lên men sinh ra các sản phẩm độc, chúng kích thích vào nội thụ cảm
thần kinh ruột gây hưng phấn làm ruột co bóp nhiều lần đẩy thức ăn ra ngoài.
Đồng thời do hiện tượng sung huyết làm cho tính thấm thành mạch tăng lên, đẩy
thức ăn ra ngoài gây tiêu chảy.
Hơn nữa, nước ta là nước nhiệt đới khí hậu nóng ẩm gió mùa, thời tiết
khắc nghiệt, độ ẩm cao kết hợp với vệ sinh chuồng trại kém, chế độ ăn uống

không hợp lý, sữa mẹ kém chất lượng...đếu là các tác nhân stress gây tiêu chảy.
3.3.1.1.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn, nước uống
Thức ăn là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng quan trọng để cơ thể
tồn tại và phát triển. Tuy nhiên do quá trình bảo quản hay chăm sóc không chu
đáo để thức ăn bị nấm mốc, ôi thiu, nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa. Hay thức
ăn thiếu hay thừa chất nào đó đều có thể dẫn đến tiêu chảy.
Nguồn nước không sạch sẽ, nhiễm khuẩn hay kim loại nặng đều gây tiêu chảy.
Thức ăn và nước uống không đảm bảo chất lượng đều tạo điều kiện thuận lợi
cho các vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển trong đường ruột dẫn đến tiêu chảy.
3.3.1.1.3 Nguyên nhân do vi khuẩn
Các nghiên cứu về bệnh lý và vi sinh vật học thú y đã nhận thấy rằng hiện
tượng lợn con tiêu chảy có liên quan đến sự cân bằng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn
có hại trong đường ruột của lợn. Trong điều kiện sinh lý bình thường vi khuẩn có
lợi và có hại chung sống với nhau hòa bình theo tỷ lệ “hòa hoãn” là 85/15. Nếu

17


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

số lượng vi khuẩn có hại tăng lên, tỷ lệ “hòa hoãn” bị phá vỡ, dẫn đến rối loạn
tiêu hóa, suy giảm khả năng miến dịch niêm mạc ruột, suy giảm sức kháng bệnh
của cơ thể.
Theo Vũ Văn Ngữ (1997): do một nguyên nhân nào đó mà trạng thái cân
bằng các khu hệ vi sinh vật trong đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại
nào đó sản sinh quá nhiều sẽ gây hiện tượng loạn khuẩn. Sự thay đổi hoặc biến
động này có thể xảy ra ở các nhóm vi khuẩn hay họ vi khuẩn đường ruột cũng
như nhóm vi khuẩn vãng lai, có thể biến đổi cả về số lượng lẫn chất lượng (bội

nhiễm và tăng lực). Thường là các vi khuẩn thừa cơ tăng sinh, tăng lực mà gây
bệnh,các vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hóa bị giảm đi do không cạnh tranh
được. Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh ở đường tiêu
hóa, đặc biệt là tiêu chảy.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978): khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút
thì vi khuẩn gây thối là nguồn gây bệnh đường ruột. Chúng phân giải các chất
đường ruột sản sinh ra CO 2, H2S, NH3, CH4... hợp chất phenol, indol, scatol...
làm biểu mô niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương tạo điều kiện cho vi sinh
vật xâm nhập và gây bệnh.
Trịnh Văn Thịnh (1985): tác nhân chủ yếu gây hội chứng tiêu chảy của lợn
con là E.coli, nhiều loại Salmonella (S.cholaraesuis, S.typhisuis) và đóng vai trò
phụ là Proteus.
Nguyễn Thị Nội (1986), Nguyễn Ngọc Thiện (1993) đẫ phân lập được các
vi khuẩn E.coli, Salmonella, Streptococcus trong mẫu bệnh phẩm tiêu chảy.
Để xác định vai trò của E.coli và Salmonella trong phân lợn mắc hội
chứng tiêu chảy, Tạ Thị Vinh và Đặng Khánh Vân (1996) đã tiến hành nghiên
cứu ở các tỉnh phía Bắc nước ta và có kết luận như sau: Vi khuẩn E.coli và
Salmonella có trong phân lợn bị bệnh cao hơn bình thường. Tỷ lệ nhiễm
Salmonella cao ở lợn tiêu chảy thuộc lứa tuổi 22 – 60 ngày tuổi.

18


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

Theo Hồ Văn Nam, Trương Quang và cộng sự (1997) kết luận: có những
tác nhân đầu tiên gây viêm ruột như virus, vi khuẩn, thức ăn...gây rối loạn hấp
thu và nhu động ruột. Hậu quả không tránh khỏi là viêm ruột, các vi khuẩn

đường ruột tiếp tục tác động làm cho bệnh nặng thêm.
Nguyễn Bá Hiên (2001): Ở gia súc non mắc hội chứng tiêu chảy số lượng
vi khuẩn E.coli, Salmonella, Clostridium perfringens tăng lên từ 2 – 10 lần so
với bình thường. Mặt khác, tỷ lệ các chủng mang yếu tố gây bệnh và sản sinh
độc tố cũng tăng cao.
3.3.1.1.4 Nguyên nhân do virus
Ngoài vi khuẩn là nguyên nhân gây tiêu chảy, người ta còn thấy sự
hiện diện của virus trong các trường hợp tiêu chảy. Virus là tác nhân rất nguy
hiểm, có khả năng lây lan mạnh, khó điều trị bằng các thuốc thông thường nên
hiệu quả điều trị không cao, chủ yếu hạn chế tiêu chảy bằng các biện pháp phòng
ngừa ban đầu.
Theo Bergeland (1980): trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn con
trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có nhiều loại virus trong đó có 20,9% là
Rotavirus, có 11,2% là Transmissble Gastro Entertirisvirus (TGEV), có 2%
Enterovirus và 0,7% Parvovirus.
Người ta chia làm hai nhóm virus chủ yếu gây hội chứng tiêu chảy ở lợn
con là virus thuộc họ Coronavirus viridae và họ Rota viridae. Trong nhóm
Coronavirus viridae lại có hai đại diện chính gây tiêu chảy là Transmissble
Gastro Enteritisvirus (TGEV) và Porcine Epidemic Diarrhae virus (PEDV). Còn
lại nhóm Rotaviridae có Rotavirus gây bệnh tiêu chảy.
Khi lợn nhiễm virus, chúng sản sinh theo đường tuần hoàn, phá hủy thành
mạch máu, gây viêm tụ máu, xuất huyết làm cho niêm mạc bị tụ máu dày lên,
thấm huyết tương và hình thành màng giả từ dịch rỉ viêm, huyết tương hỗn hợp
với những mảng biểu mô, khi tróc ra để lại những vết lõm không đều. Viêm loét
rải rác trong đường tiêu hóa từ miệng, dạ dày, ruột, trực tràng. Chính sự viêm

19


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội


Khoa Thú Y

loét, tổn thương như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát
triển. Lúc này virus kết hợp tác động với nhau làm cho bệnh trở nên phức tạp va
nặng nề hơn.
3.3.1.2. Triệu chứng
Hội chứng tiêu chảy là tổng hợp các bệnh ghép với nhau như Dịch tả lợn,
E-coli, hồng lị, phó thương hàn, viêm dạ dày- ruột truyền nhiễm ( TGE ).
Vậy nên triệu chứng của bệnh không mấy đặc trưng cho 1 bệnh duy nhất
nào cả.
Qua quan sát triệu chứng điển hình ta thấy:
- Ở lợn nái mang thai:
Sốt cao 40- 41 độ C, bỏ ăn, hay nằm
Tiêu chảy, có những con bị nặng gây xảy thai ở tuần tuổi thứ 7, 8, 9
- Ở lợn nái nuôi con và lợn con mới đẻ
Lợn mẹ sốt cao, bỏ ăn, không cho con bú
Lợn con đẻ ra ngày thứ 1 không có hiện tượng, ngày thứ 2 thì không bú
được, tiêu chảy, nằm tụm lại
Lợn nằm ủ rũ, lông xơ xác, dựng đứng, da nhợt nhạt, bẩn.
Sang ngày thứ 3 và 5 thì chết dần, tỉ lệ nên đến 100%
- Lợn con cai sữa.
Tiêu chảy phân vàng, trắng, nhớt, có mùi tanh, thối khắm
Bỏ ăn, gầy, lông xơ xác, dày đựng đứng
3.3.1.3. Điều trị
* Hộ lý:
- Tách riêng những con bị bệnh
- Nâng cao sức đề kháng cho con vật bằng cách nâng cao khẩu phần
- Vệ sinh chuồng sạch sẽ
* Dùng thuốc:

- Hội chứng tiêu chảy không có thuốc đặc hiệu tỷ lệ chết lên đến 100%
- Tiêm kháng thể E.coli cho lợn con 2ml/con

20


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y

- Tiêm Dufafoxacin + Atropin cho nái mẹ 10ml/co
- Nâng cao sức đề kháng: Dùng Glucozo và Octamix liều 2-3g/1lít nước uống,
nâng cao sức đề kháng, chống mất nước, mất cân bằng điện giải. Truyền dung
dịch Dextran
* Kết quả:
Do đây là bệnh dịch diễn biến phức tạp nên cần áp dụng các biện pháp
phòng bệnh và điều trị hiệu quả cho tới khi dịch hoàn toàn bị dập tắt.
3.3.2. Hội chứng hô hấp
3.3.2.1. Nguyên nhân.
3.3.2.1.1. Nguyên nhân ngoại cảnh
Do nhiệt độ chuồng nuôi không ổn định, quá lạnh.
Môi trường chuồng nuôi ô nhiễm, bụi do cám.

21


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Thú Y


3.3.2.1.2. Nguyên nhân do bệnh truyền nhiễm gây ra
Bệnh về đường hô hấp là tổng hợp các triệu chứng đặc trưng về đường hô
hấp khi lợn mắc các bệnh như Mycopasma, phó thương hàn, tụ huyết trùng,
PRRS...
3.3.2.2. Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng chung của bệnh như.
Kém ăn, lông xù, sút cân
Hắt hơi, nước mũi nhiều, lỏng và trong. Đặc biệt lợn hay ho, ho liên tục,
ho khan. Thở khó, thở nông, khi đuổi lợn, lợn thở mạnh, ngồi, tím tai, mũi, kiệt
sức mệt mỏi.
3.3.2.3. Điều trị
Tách những con mắc bệnh sang ô chuồng riêng
Tiêm Genta- Tylo ( Thành phần chính là Tylosin ) , liều 1ml/15kgP/ngày
tiêm 1 lần.
Tăng cường bổ sung B-Comlex, Vitamin, Tiêm Dextro in water bổ sung
điện giải vào xong phúc mạc cho loewnj con cai sữa.
3.3.3. Hội chứng M.M.A trên đàn nái
MMA (Mastitis - metritis - agalactia) là tên gọi chung của các triệu chứng bệnh
thường xảy ra trên heo nái bao gồm viêm vú, viêm tử cung, mất sữa. Hội chứng
này có thể xảy ra trong 2 ngày đầu sau khi sinh, đôi khi xảy ra trong vòng 1 tuần
đầu tiên. Heo nái có thể mắc MMA đến 40% sau khi sinh tùy theo điều kiện vệ
sinh, chăm sóc. Ngoài những ảnh hưởng trên nái, bệnh còn ảnh hưởng đến đàn
heo con theo mẹ như: Heo con đói do không đủ sữa bú, giảm tăng trưởng và tăng
tỉ lệ chết.

22


×