Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ những người bạn im lặng của phạm hổ (khảo sát qua tuyển tập phạm hổ) (2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-------------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TẬP THƠ NHỮNG NGƯỜI BẠN IM LẶNG
CỦA PHẠM HỔ
(KHẢO SÁT QUA TUYỂN TẬP PHẠM HỔ)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ NHÀN

HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến Sĩ Nguyễn Thị Nhàn –
người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Trong khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính
mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Ngọc Diệp


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định đề tài: “Gía trị nội dung và nghệ thuật tập thơ
Những người bạn im lặng (Khảo sát qua Tuyển tập Phạm Hổ).” là của riêng
tôi, không trùng lặp với bất kỳ tác giả nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Diệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. NHỮNG NGƯỜI BẠN IM LẶNG NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG........................................................................... 6
1.1. Phạm Hổ và thơ viết cho thiếu nhi............................................................. 6
1.1.1.Tiểu sử...................................................................................................... 6
1.1.2. Sự nghiệp văn chương............................................................................. 7
1.2. Những người bạn im lặng nhìn từ phương diện nội dung ......................... 9
1.2.1. Chủ đề tình bạn ..................................................................................... 10
1.2.2. Chủ đề tình yêu thiên nhiên .................................................................. 15

1.2.3. Bài học về thế giới tạo vật xung quanh và khám phá thế giới............. 20
CHƯƠNG 2. NHỮNG NGƯỜI BẠN IM LẶNG NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT.................................................................. 26
2.1. Cách đặt tên cho mỗi bài thơ.................................................................... 26
2.2. Hình ảnh nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn im lặng ................. 27
2.2.1. Hình ảnh chân thực, sống động............................................................. 27
2.2.2. Hình ảnh dí dỏm, ngộ nghĩnh................................................................ 29
2.2.3. Hình ảnh những đồ vật cần cù, chịu khó, lặng lẽ cống hiến ................. 31
2.3. Biện pháp nghệ thuật tu từ ....................................................................... 33


2.3.1. Biện pháp tu từ lặp ................................................................................ 34
2.3.2. Biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh..................................................... 38
2.3.3. Dấu chấm lửng tu từ.............................................................................. 41
2.4. Nghệ thuật xây dựng các tình huống đối thoại ....................................... 43
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 49


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Từ những thập kỷ 50 của thế kỷ trước, trong lúc đất nước ta còn gặp
vô vàn khó khăn, Nhà xuất bản Kim Đồng, một nhà xuất bản dành riêng cho
thiếu nhi đã ra đời. Tại đây, nhiều tập thơ và các đầu sách viết cho các em
được ấn hành, giúp cho thiếu nhi có phương tiện học tập, vui chơi và giải trí.
Phạm Hổ là một trong những thành viên sáng lập ra Nhà xuất bản Kim Đồng
(1957) và là người có nhiều đóng góp cho sự trưởng thành và phát triển không
ngừng của nhà xuất bản dành riêng cho trẻ em. Ông là một nhà văn chuyên
viết cho thiếu nhi. Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Phạm Hổ đã tạo dựng một sự
nghiệp văn chương phong phú bao gồm thơ, truyện và kịch. Dù viết theo thể

loại nào, Phạm Hổ cũng đều đạt được những thành công đáng kể. Ông thực sự
đã tạo được cho mình một phong cách nghệ thật riêng. Những đóng góp của
Phạm Hổ cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam được ghi nhận bởi nhiều giải
thưởng.
2. Tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ là một minh chứng
cho sự nghiệp văn chương của ông. Những người bạn im lặng đoạt giải
thưởng chính thức về thơ viết cho thiếu nhi của Hội đồng văn học thiếu nhi,
Hội Nhà văn Việt Nam (1985). Đến với Những người bạn im lặng, độc giả
nhỏ tuổi thêm yêu quý thế giới đồ vật quanh ta. Qua đó, các em cũng hiểu biết
và yêu mến hơn thiên nhiên. Những tình cảm bè bạn, những đức tính đẹp của
con người cũng sẽ được khơi gợi để bồi dưỡng nhân cách trẻ thơ qua thơ ca
Phạm Hổ.
3. Việc nghiên cứu Những người bạn im lặng vẫn còn những khoảng
trống, chưa đi sâu khai thác phương diện nội dung và nghệ thuật của tập thơ.
Điều đó đã gợi ý cho tôi có ý tưởng tìm hiểu sâu hơn về giá trị nội dung và

1


nghệ thuật của tập thơ Những người bạn im lặng làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp của mình. Hơn thế nữa, là một giáo viên Mầm Non tương lai, tôi thực
sự mong muốn tác động đến niềm yêu thích thơ ca của trẻ, từ đó bồi dưỡng
tâm hồn trong sáng và năng lực cảm thụ thơ ca của các em thông qua các sáng
tác thơ của Phạm Hổ. Qua những trang văn giàu tâm huyêt ấy, trẻ được giáo
dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức tốt đẹp, giàu tính thẩm mỹ và hết sức nhân ái,
bao la. Đồng thời, trẻ học được cách ứng xử trong giao tiếp, được rèn kỹ năng
ngôn ngữ, tư duy và cảm xúc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phạm Hổ được đánh giá là cây đại thụ trong nền văn học thiếu nhi. Ông
dành cả cuộc đời, tâm huyết cho mảng văn học này. Ở phần Lịch sử vấn đề

này, chúng tôi xin điểm lại một số công trình, ý kiến tiêu biểu liên quan đến
tập thơ Những người bạn im lặng. Sau đây là những ý kiến tiêu biểu:
- Bản thân nhà thơ Phạm Hổ tâm sự: “ Tôi đặc biệt chú ý tới tình bạn
trong đời sống con người. Trong hơn 10 tập thơ viết cho các em, đã có 6 tập
tôi viết về tình bạn: Chú bò tìm bạn, Bạn trong vườn, Những người bạn im
lặng, Những người bạn nhỏ, Ai kêu đấy?, Bạn nào thích nhảy”.
- Nhà thơ Định Hải trong bài viết Mười lăm năm thơ cho thiếu nhi (Báo
văn nghệ , số 468, 29.9.1972 ) có nhận xét về thơ Phạm Hổ: “ Thơ Phạm Hổ
nặng về khai thác khía cạnh tình cảm của nhi đồng. Thơ anh uyển chuyển
giàu nhạc điệu, gần gũi với đồng dao”.
- Nhà thơ Vũ Duy Thông khẳng định: “ Đọc thơ Phạm Hổ viết cho các
em, ấn tượng đầu tiên anh để lại là: Đây là con người yêu trẻ đến mức đắm
đuối, không bao giờ no chán, một người luôn luôn khao khát tìm đến trẻ để
hiểu và yêu chúng hơn nữa, một người muốn – không phải là đóng vai một
thầy giáo nghiêm nghị cất lời răn dạy phải trái – mà là một người bạn chân

2


thành của trẻ”. (“ Con đường đến với trẻ thơ” – Bàn về văn học thiếu nhi,
Nhà xuất bản Kim Đồng, 1983).
- Nhà nghiên cứu Vân Thanh nhận định: “ Không phải ngẫu nhiên, thơ
Phạm Hổ tươi mát và rất trẻ. Ông là một trong những nhà thơ thường xuyên
có những buổi gặp gỡ, trò chuyện trao đổi với trẻ em – Ông thường nói:
Người sáng tác cho thiếu nhi phải có tâm hồn tươi trẻ, phải hiểu trẻ, biết cách
thâm nhập vào cuộc sống trẻ thơ” – ( Phạm Hổ với tuổi thơ, Tạp chí Văn học
số 3 – 1989).
- Nhà văn Đoàn Giỏi trong Sổ tay nhà văn, Nxb Giáo dục 1998) đã chỉ
ra rằng: “ Phạm Hổ viết cho các em dịu dàng đằm thắm, sâu xa mà tươi vui
duyên dáng, từ cái nhìn bằng chính mắt ta trông thấy toát lên ý vị nồng nàn

như mùi hương không thấy của những bông hoa đẹp, khiến ta bâng khuâng
nhớ mãi” ( Sổ tay nhà văn – 1998 – NXB GD).
- Khóa luận của Trần Bích Thủy với nhan đề Nghệ thuật những người
bạn im lặng của Phạm Hổ (2005), đã nghiên cứu giá trị nghệ thuật của tập
thơ trên các bình diện: Nghệ thuật mô phỏng âm thanh; hình tượng nghệ
thuật quen mà lạ; nét sáng tạo về thể thơ. Nhưng khóa luận nghiêng về
nghiên cứu hình tượng nghệ thuật mà chưa quan tâm tới bình diện nội dung
trong tập thơ; một số phương diện khác của nghệ thuật tập thơ cũng cần được
tìm hiểu tiếp.
- Các nhà nghiên cứu, phê bình đã có lời bình, đánh giá, nhận xét về
thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, nhưng chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Những người bạn im lặng
của ông một cách cụ thể, sâu sắc, toàn diện. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến
đánh giá về thơ Phạm Hổ, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu cụ thể, đầy đặn hơn,
sâu sắc hơn giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ Những người bạn im
lặng viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ.

3


3. Mục đích nghiên cứu
-

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ Những người bạn im

lặng của Phạm Hổ.
-

Thông qua giá trị nội dung và nghệ thuật ấy thấy được tác dụng giáo


dục của thơ Phạm Hổ đối với học sinh lứa tuổi Mầm Non trong việc giáo dục
nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ.
-

Bản thân tác giả khóa luận trau dồi tri thức về văn học, sự hữu ích về

nghiên cứu văn học với công việc dạy ở cấp học Giáo dục Mầm Non sau này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu khóa luận, chúng tôi tập trung khảo sát tập
thơ Những người bạn im lặng trích trong Tuyển tập Phạm Hổ, NXB Văn học
– Hà Nội – 1999.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Khóa luận nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Những
người bạn im lặng qua những sáng tác được in trong Tuyển tập Phạm Hổ,
NXB Văn học – Hà Nội – 1999.
+ Khóa luận khảo sát 27 bài thơ sau:
- Gương

- Đinh

- Kính

- Dây phơi

- Có

- Thước

- Cầu


- Nước

- Chổi

- Bảng chỉ đường

- Mắt

- Dao và kéo

- Qủa sương

- Vui

- Rế

- Sen nở

- Đố

- Cầu chì

- Nhà tập thể

- Cây

- Đôi que đan

- Bông hoa gì, bạn hỡi?


- Vịt

- Ghế đá

4


- Một ông trăng…

- Dưa

- Bàn là

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tìm hiểu những đặc trưng của thơ

-

Tìm hiểu về sự nghiệp văn học của Phạm Hổ

-

Tìm hiểu những kiến thức lý luận liên quan đến khóa luận: Hình ảnh

nghệ thuật, các biện pháp nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng tình huống đối
thoại…
6. Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp thống kê

-

Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo thể loại

-

Kết hợp các thao tác khoa học khác: Bình giảng, phân tích…

5


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
NHỮNG NGƯỜI BẠN IM LẶNG
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
1.1. Phạm Hổ và thơ viết cho thiếu nhi
1.1.1.Tiểu sử
Phạm Hổ sinh ngày 28 tháng 11 năm 1926 tại xã An Nhơn (ngày trước
gọi là xã Thanh Liên), huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau này, Phạm Hổ
còn lấy bút danh là Hồ Huy. Lần theo kí ức của Phạm Hổ, chúng ta thấy rằng
làng quê nghèo và không yên ả của những năm tháng tuổi thơ ấy đã để lại
trong tâm trí Phạm Hổ những tình cảm thân thương dịu ngọt. Phạm Hổ sống
xa quê hơn 50 năm. Hoàn cảnh này là một thôi thúc, tạo nên chiều sâu cho
mảng sáng tác với cảm hứng tình yêu quê hương trong sáng tác của ông. Mỗi
khi có dịp viết về miền đất và con người Bình Định, Phạm Hổ luôn tỏ ra say

sưa với những tình cảm quê hương ngọt ngào, nhất là khi nó gắn liền với
những kí ức tuổi thơ trong trẻo, mộc mạc mà thấm sâu trong lòng ông.
Năm 1943, Phạm Hổ đỗ thành chung nhưng vì bị tai nạn nên không thể
ra Huế học. Ông làm thư kí công nhật cho tòa sứ Quy Nhơn để giúp đỡ mẹ
nuôi các em và tự học để thi tú tài.
Cái duyên với văn học nghệ thuật thực sự bắt đầu khi cách mạng Tháng
Tám thành công, dẫu rằng ông vốn say mê văn học từ nhỏ. Ông tham gia
cách mạng từ tháng 8 năm 1945, làm thông tin tuyên truyền tại thị xã
Nguyễn Huệ (Quy Nhơn). Sau đó Phạm Hổ làm thư kí thường trực ở Chi hội
văn hóa Cứu Quốc do nhà thơ Trần Mai Ninh phụ trách rồi dự học lớp hội
họa kháng chiến liên khu 5 do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung chủ nhiệm, rồi đi

6


thực tế sáng tác ở miền tây Bình Định (vùng giáp cận An Khê). Phạm Hổ
vừa vẽ vừa làm thơ, và như ông thừa nhận có khi mê làm thơ hơn vẽ. Đến
đầu năm 1950, Phạm Hổ được cử đi dự hội nghị Văn học toàn quốc ở Việt
Bắc với tư cách là một nhà thơ trẻ liên khu 5.
Tháng 1-1954 Phạm Hổ có mặt ở Hà Nội và làm công tác đối ngoại ở
Hội Văn nghệ Trung Ương.
Năm 1957, ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam ngay khóa
đầu tiên. Cũng trong thời gian này, Phạm Hổ cùng với các nhà văn Nguyễn
Huy Tưởng, Tô Hoài thành lập nhà xuất bản Kim Đồng - cơ quan chuyên
trách ấn hành những tác phẩm dành riêng cho thiếu nhi.
Trong những năm chống Mĩ, Phạm Hổ làm việc trong nhiều cương vị ở
nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản Hội nhà văn, báo Văn nghệ… Ông đi
nhiều nơi, có khi vào cả tuyến lửa Quảng Bình, Vĩnh Linh để lấy tài liệu sáng
tác. Đất nước thống nhất, Phạm Hổ vẫn tiếp tục đi nhiều nơi và sáng tác, nhất
là sáng tác cho thiếu nhi Việt Nam.

Năm 1983, Phạm Hổ là Chủ tịch hội đồng văn học thiếu nhi của Hội
nhà văn Việt Nam. Năm 1995, ông về hưu nhưng vẫn tiếp tục viết cho các
độc giả nhỏ tuổi thân yêu và cho cả người lớn.
Ngày 4 tháng 5 năm 2007, Phạm Hổ qua đời ở tuổi 81. Song, hình như
với thiếu nhi Việt Nam, Phạm Hổ vẫn mãi là người bạn thân thiết của tuổi
nhỏ.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương
Phạm Hổ sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết cho cả
người lớn và trẻ em. Sự phong phú trong thể loại và số lượng dày dặn của tác
phẩm đã chứng minh cho cây bút Phạm Hổ có nguồn tiềm lực sáng tạo dồi
dào và khá linh động.

7


Viết cho người lớn, Phạm Hổ có những tác phẩm khá đặc sắc như: Cây
bánh tét của người cô, Người vợ lẽ, Vườn xoan (truyện ngắn), Những ô cửa
những ngả đường (thơ)…
Tuy nhiên, nói đến Phạm Hổ trước hết và hơn hết phải nói đến sự đóng
góp của ông cho nền văn học thiếu nhi nước nhà. Hơn 60 năm cầm bút vì
tình yêu trẻ, Phạm Hổ đã có 11 tập thơ, 9 tập truyện và 4 vở kịch tặng riêng
các em.
Những tác phẩm chính:
Thơ:
Em tre (1948)
Chú bò tìm bạn (1957) Em
thích em yêu (1958) Những
người bạn nhỏ (1960) Bạn
trong vườn (1967)
Từ không đến mười (1973)

Mẹ, mẹ ơi, cô bảo (1980)
Những người bạn im lặng (1984)
Đỗ trắng đỗ đen (1991)
Cháu chọn hạt nào (1992)
Câu chuyện về Miu trắng (1993)
Truyện:
Viết thư cho cha (1959)
Khẩu súng người ông (1960)
Cất nhà giữa hồ (1964)
Chuyện hoa, chuyện quả (tập một, 1974)
Lửa vàng, lửa trắng (1976)
Chuyện hoa chuyện quả (tập hai, 1982)

8


Tiếng sáo và con rắn (Chuyện hoa - chuyện quả, tập ba, 1985)
Ngựa thần từ đâu đến (1986)
Những chú sẻ con (1988)
Hai vợ chồng và con voi quý (Chuyện hoa - chuyện quả, tập bốn, 1988)
Chim lưu ly (Chuyện hoa - chuyện quả, tập năm, 1990)
Quả tim bằng ngọc (Chuyện hoa - chuyện quả, tuyển chọn, 1993)
Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu (1993)
Kịch:
Nàng tiên nhỏ thành Ốc (1981)
Tìm gặp lại anh (1981)
Người gái hầu của Mị Châu (1984)
Mị Châu và chiếc áo lông ngỗng (1984)
Phạm Hổ đã được trao tặng các giải thưởng văn học:
Giải A trong các cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi với các tập thơ

Chú bò tìm bạn (1957-1958), Chú vịt bông (1967-1968).
Giải thưởng chính thức về thơ viết cho thiếu nhi của hội đồng văn học
thiếu nhi, Hội nhà văn Việt Nam với tập thơ Những người bạn im lặng
(1985).
Giải thưởng cuộc thi sáng tác kịch bản cho thiếu nhi do Hội nghệ sĩ sân
khấu tổ chức với vở kịch Nàng tiên nhỏ thành Ốc (1986).
Với những đóng góp quan trọng cho nền văn học thiếu nhi, Phạm Hổ xứng
đáng với Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (đợt I -2001).
1.2. Những người bạn im lặng nhìn từ phương diện nội dung
Đi vào thế giới thơ Phạm Hổ, ta bắt gặp tất cả những gì quen thuộc
trong cuộc sống hàng ngày của các em. Đó là cái kéo, cái chổi, cái đinh,cái
rế, là con chó, con mèo, là cây na, cây khế… Tất cả đều có mặt trong thơ ông
một cách tự nhiên, dung dị. Thực ra, những nhân vật này cũng hiện diện

9


trong sáng tác của hầu hết các nhà thơ viết cho thiếu nhi. Vậy đâu là nét
riêng trong nghệ thuật trữ tình của Phạm Hổ - đặc biệt là trong Những người
bạn im lặng ?
1.2.1. Chủ đề tình bạn
Điều dễ nhận thấy là nhà thơ Phạm Hổ nói nhiều về chủ đề tình bạn.
Phạm Hổ thừa nhận: “ Tôi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con
người. Trong hơn 10 tập thơ viết cho các em, đã có 6 tập tôi viết về tình
bạn”. Mối quan tâm của tác giả là có cơ sở hiện thực. Trẻ em vốn khao khát
tình bạn. Kỷ niệm dưới đây của Xuân Quỳnh giúp ta hiểu thêm điều này“ Có
lần tôi cãi nhau với một đứa bạn, hai đứa bỏ nhau, không chơi với nhau nữa.
Tôi rất buồn… về nói lại chuyện đó với bà tôi, muốn tìm ở bà một lời cảm
thông hoặc một cách giải quyết. Thế mà bà lại bảo: “ Nó không chơi với
cháu thì thôi, cần gì, cháu ở nhà chơi với bà”. Thế là tôi hoàn toàn cô độc. Bà

tôi đâu có hiểu là, tôi cần chơi với bạn ấy bao nhiêu.". Tâm sự của Xuân
Quỳnh phản ánh một khát vọng chung của trẻ em. Chỉ có chơi với bạn, các
em mới thực sự có được nét đồng điệu trong hoạt động vui chơi, học tập.
Hứng thú hoạt động nhờ thế được phát huy tối đa, niềm vui mới được trọn
vẹn.
Chủ đề tình bạn trong Những người bạn im lặng của Phạm Hổ mà ta dễ
nhận thấy trước hết là ở việc đặt tên cho tập thơ. Từ các sáng tác, ta cảm thấy
cảm hứng tình bạn xuyên thấm ở nhiều bài thơ. Dù viết về điều gì, Phạm Hổ
cũng đều gợi lên cho các em một câu chuyện tình bạn. Tôi muốn nói đến
trường hợp bài thơ Chú bò tìm bạn. Một chú bò đi lang thang trong chiều với
tiếng “ậm…ò…” đã trở thành hình ảnh đáng yêu trong nỗi thiết tha gọi bạn.
Bài thơ Chú bò tìm bạn được xem là tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Hổ.
Sau bài thơ này, cảm hứng tình bạn như một dòng chảy tuôn trào mang
những hạt phù sa màu mỡ vào cánh đồng thơ Phạm Hổ. Kết quả, cánh đồng

10


thơ ấy cứ lấp lánh lên những màu sắc đáng yêu của tình bạn. Đúng là với
Phạm Hổ, thế giới được cấu trúc theo quan hệ tình bạn.
Viết về bạn bè trong tập thơ Những người bạn im lặng Phạm Hổ
thường tập trung tới tính hữu ích cho đời của những vật dụng quen thuộc
như: Cái bàn là, cái dây phơi, cái đinh, cái chổi, cái rế, cái ghế đá, cái cầu…
Cái bàn là, là ủi cho áo quần, vải vóc thật phẳng phiu, giúp con người
đẹp hơn:
Là áo quần thật phẳng
Vả được là, đẹp ra
Lụa được là, rực sáng…
( Bàn là)
Đó là cái dây phơi giúp áo quần thơm tho trong nắng ( Dây phơi); đó là

cây cầu đón những bước chân ngược xuôi vui vẻ ( Cầu); đó là bảng chỉ
đường khiêm nhường, suốt một đời chỉ làm điều có ích là thông báo cho con
người những địa chỉ cần đến:
“Nơi này tàu thường qua!”
“Trước mặt có trường học!”
Suốt đời nói mỗi điều
Một điều thật có ích!
( Bảng chỉ đường)
Đó là chiếc ghế đá kiên cường gội nắng mưa ( Ghế đá); đó là đôi que
đan bền bỉ làm nên những chiếc khăn, chiếc áo ấm cho con người ( Đôi que
đan).
Cái rế là bạn của cái chảo, cái nồi. Cái rế cứ nhẫn nại chờ các bạn nấu
nướng xong mới nhớ đến mình:
Ôm lấy nồi, lấy chảo
Rế như cái đài hoa

11


Chảo, nồi đang bận nấu
Rế ngồi bên đợi chờ…
( Rế)
Bên cạnh việc tập trung tới tính hữu ích cho đời của các đồ vật thì tình
bạn trong Những người bạn im lặng được Phạm Hổ tái hiện ở những mối
quan hệ tốt đẹp. Bạn bè cần quan tâm, giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau. Mỗi
người bạn đều thầm lặng, vị tha, làm cho mọi người được vui.
Cái Đinh, đã được hình dung như một cậu bé tinh nghịch và tốt bụng,
luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, nhưng đọc bài thơ, người ta vẫn không thể
nhầm nó với một vật nào khác:
Chân nhọn, đầu tà

Thân hình thẳng tuột
Chôn mình vào cột
Chôn mình vào tường
Cho chị treo gương
Cho em treo ảnh
Xong rồi, hóm hỉnh
Đinh ta tươi tỉnh
Nhô đầu nhìn quanh.
( Đinh)

Lại cả cái Chổi duyên dáng, dí dỏm là người bạn thân thiết với ngôi
nhà thân yêu. Chổi luôn muốn cho ngôi nhà sạch đẹp:
Thích buộc nhiều thắt lưng
Cả đời không đi dép

12


Chổi múa dạo một vòng
Rác trong nhà biến sạch.
(Chổi)
Bạn ( Kính) nhỏ bé được miêu tả đầy trìu mến, từ hình dáng tới lợi ích.
Kính làm bạn với những ai có đôi mắt không nhìn được rõ. Nó luôn làm bạn
với ông, với bà cao tuổi để giúp họ. Đặc biệt là tính cách không hề trộn lẫn
cùng ai của nó:
Cái kính của ông!
Cái kính của bà!
Tuổi già bịt kín lỗ kim
Cái kính giúp bà thấy lại;
Tuổi già xóa nhòa dòng chữ,

Cái kính giúp ông đọc ra!
Cái kính của ông!
Cái kính của bà!
( Kính)

Những người bạn là đồ vật đó chính là Những người bạn im lặng khiêm
tốn và tốt bụng. Theo quan niệm của Phạm Hổ, nếu con người ta mở rộng
lòng giao cảm với vạn vật xung quanh thì dường như những đồ vật ấy không
còn là những vật vô tri, vô giác nữa mà chúng có hồn, biết cựa quậy và nói
năng, biết giúp đỡ con người và trở thành người bạn không thể thiếu trong
cuộc sống:
“ Nơi này tàu thường qua!”
“ Trước mặt có trường học!”
Suốt đời nói mỗi điều

13


Một điều thật có ích!
( Bảng chỉ đường)
Chiếc ghế đá suốt đời lặng lẽ, âm thầm làm bạn với con người. Nó đợi
chờ mọi người đi qua ghé lại nghỉ ngơi:
Mưa nắng bốn mùa
Ghế luôn nằm đấy
Đợi người đi chơi
Mỏi chân, ngồi nghỉ…
Giữa thiên nhiên và thiên nhiên, giữa thiên nhiên và con người cũng
luôn che chở, nương tựa vào nhau. Cái ghế đá cũng vậy. Nó được cây to che
chở, được con người sưởi ấm cho ghế đỡ lạnh:
Mùa hè, ghế nóng

Che mát, cây lo
Mùa đông ghế lạnh
Hơi người sưởi cho.
(Ghế đá)
Đó còn là dao và kéo ( Dao và kéo). Cả hai đều biết yêu quý ông đá
mài vì nhờ có ông mà chúng luôn được sắc nhọn và sáng bóng:
Cả hai đều biêt
Yêu ông đá mài
( Dao và kéo)

14


Hay là sự tương trợ yêu thương giữa cây dưa hấu với đất ( Dưa). Đất
sắn sàng ôm, ẵm những trái dưa to nặng khi mẹ dưa hấu mềm yếu đành “
giao nhờ” cho đất.
Trong suốt tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ người ta
thấy mọi ranh giới giữa người và thế giới tự nhiên đều bị xóa bỏ. Hay nói
đúng hơn, trong con mắt của Phạm Hổ không hề tồn tại ranh giới giữa người
và vật mà chỉ có một thế giới duy nhất – thế giới của bạn bè. Trong thế giới
của tình bạn ấy, Phạm Hổ không chỉ dừng lại ở việc biết đến tên gọi đơn
thuần mà còn hiểu rõ đặc điểm, tính chất riêng của từng người bạn. Qua đó
còn toát lên một triết lý bình dị mà sâu sắc là lối sống đẹp của con người: Đó
là sự tốt đẹp không cần phô trương, hào nhoáng mà toát lên từ sự khiêm
nhường, bình dị, thủy chung.
Ẩn sau một cây cầu đầy sức sống, đầy tình cảm, suy nghĩ của một con
người là bài học triết lý về sự thủy chung, tận tâm của cầu cũng như của
những người nối những mạch ngầm đời thường với nhau:
Cầu mãi ở lại
Đón người trước sau

( Cầu)
Như vậy, qua tập thơ này, Phạm Hổ đã khéo léo mượn đồ vật để nói
với các em một điều thật giản dị mà vô cùng sâu sắc: Tình bạn thật cần cho
con người, hãy sống với nhau bằng tình thương và lòng nhân ái bạn sẽ có
nhiều bạn tốt và nhiều niềm vui.
1.2.2. Chủ đề tình yêu thiên nhiên
Thiên nhiên là thế giới kỳ diệu và có sức hấp dẫn bao đời nay. Thiên
nhiên luôn tỏa ra một sức cuốn hút khiến người ta mê say và muốn khám phá
nó. Phạm Hổ từng quan niệm “ Thiên nhiên là một nhân vật không thể thiếu

15


trong sáng tác cho các em”. Phạm Hổ cũng đã từng làm một cuộc du hành
vào thiên nhiên để khám phá ra biết bao điều lạ lùng mà thiên nhiên ban tặng
cho cuộc sống. Thiên nhiên hiện lên vừa gần gũi thân thiết vừa đa dạng sắc
màu với bao nét kỳ thú, bất ngờ, phản chiếu tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tấm
lòng thiết tha trân trọng tuổi thơ và khát vọng hướng về cái đẹp của Phạm
Hổ.
Trong thơ Phạm Hổ, bức tranh thiên nhiên hiện lên thật phong phú.
Phạm Hổ khám phá thế giới một cách tự nhiên không lý giải, không tô vẽ
thêm mà chỉ hiện lên như chính chiếc áo mà tạo hóa đã khoác sẵn bao đời
nay cho nó. Thông qua những vần thơ của mình, Phạm Hổ muốn các em
nhận ra rằng, mọi thứ đều có linh hồn và sự sống. Vì vậy, các em hãy xem
chúng như những người bạn, hãy biết nâng niu và chăm sóc chúng như chính
những người bạn của mình.
Thiên nhiên là một nội dung quan trọng trong thơ Phạm Hổ. Ông đã
chuyển được tất cả những điều kì diệu, phong phú của thiên nhiên vào thơ,
giúp các em hiểu biết về thiên nhiên, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ. Thiên nhiên
trong thơ Phạm Hổ là sự hồn nhiên, vui tươi thích thú của trẻ thơ được giao

hoà với trời đất vạn vật xung quanh. Bởi vì chỉ “ ưu tiên” cho Những người
bạn im lặng nên ở tập thơ này, thiên nhiên không xuất hiện nhiều. Vả lại, nếu
có thì cũng chỉ là những cảnh vật không ồn ào, chúng cũng mang vẻ đẹp
thầm lặng mà thôi: Mây, Một ông trăng, Sen nở, Qủa sương là những bài thơ
về thiên nhiên như vậy.
Thiên nhiên còn gợi cho chúng ta bao nhiêu điều suy nghĩ về cuộc sống
của con người. Thiên nhiên là lòng rộng rãi, là sự im lặng cho đi không đòi
lại, là sự bao dung. Đang có nỗi buồn, gặp một cánh đồng xanh, một khu
rừng đẹp, một mặt biển trăng lên, một trời sao lấp lánh, ta như được an ủi,
được nghe những lời khuyên bảo chí tình và bổ ích. Đến với Một ông trăng

16


ta dường như bắt gặp một bức tranh thiên nhiên đa dạng và phong phú. Một
thứ tưởng chừng xa xôi mà gần gũi vô cùng. Chúng là quà tặng của thiên
nhiên – một thứ quà luôn theo bước con người.
Đối với người Việt ông trăng quen thuộc từ trong câu đồng dao ngộ
nghĩnh. Trẻ con còn mời ông trăng xuống hạ giới tham gia những trò vui của
chúng:
Ông trăng xuống đây chơi cây
Thì cây sẽ cho hoa,
Ông trăng xuống chơi vườn cà
Thì vườn cà cho trái…
Bài thơ về trăng của Phạm Hổ là đồng dao hiện đại. Như đâu đây văng
vẳng lời nghêu ngao của con trẻ ngày nào vọng về. Trăng của Phạm Hổ ý tứ
chắt ra từ cuội nguồn dân gian và sự suy ngẫm liên tưởng phong phú của nhà
thơ đã làm nên một thế giới tràn đầy trăng sống động. Tình yêu thiên nhiên ở
đây lắng kết trong suy tưởng mà vẫn không phai mờ những hình ảnh chân
thực lãng mạn. Tác giả vẫn miêu tả quy luật của tự nhiên: Cả bầu trời chỉ có

một ông trăng, cả tháng chỉ có một lần trăng tròn; rồi những thay đổi của
trăng theo thời gian, thời tiết:
Trăng mờ mờ
Trăng vằng vặc
Trăng thức học
Trăng tắm đêm…
Tác giả cũng quan sát mọi ngõ ngách của thế gian vào những đêm
trăng. Để rồi, những không gian mênh mông hay những không gian bé nhỏ
đều có ánh trăng chiếu rọi:

17


Trăng trên sông
Trăng trên lúa
Trăng giữa cửa
Trăng sau cây
Tuy vậy, tình yêu đã khiến tác giả nhìn trăng như bạn hữu với con
người. Người ở đâu trăng ở đó, người làm gì trăng đều biết. Người thức học
có trăng, người tắm đêm trong trăng, người rước đèn trông trăng. Trăng vào
trong câu thơ của Bác, trong lời ru của bà... Trăng như cánh diều, trăng theo
dõi bước chân mẹ, trăng như chứng nhân lịch sử, chứng kiến bom nổ, đạn
rơi, chứng kiến lũ giặc trên bầu trời bị rụng:
Trăng súng nổ
Trăng giặc rơi
Không chỉ giúp các em khám phá ra một thứ quả đặc biệt “ Quả
sương” - một thứ quả của thiên nhiên, tác giả còn giúp các em biết yêu quý
thiên nhiên, yêu quý “ loại quả mình yêu thương”. Món quà đấy không đem
lại sự thỏa mãn vật chất nhưng là cái đẹp của tạo hóa tặng cho con người.
Các em hãy nâng niu, trân trọng cái đẹp như thế:

Chúng tôi chỉ sinh ra
Những quả sương như thế
Để yên vậy ngắm chơi
Đừng hái đi bạn nhé!
Em bước đi rất khẽ
Cứ sợ động vào sương
Cứ sợ làm rơi mất
Loại quả mình yêu thương…
( Qủa sương)

18


Còn trong bài thơ Sen nở thì sự tinh tế, thầm lặng của hương vị hoa sen
được tác giả thể hiện thông qua những câu thơ sau:
Chỉ nghe
Hương sen
Mặt hồ tỏa khắp
Chỉ nghe
Thơm mát
Gío hồ
Bay xa…
Ở đây tác giả đã cho người đọc cảm nhận hương vị của hoa sen cả bằng
khứu giác và thính giác. Chúng ta phải thật khẽ mới có thể cảm nhận được
hương vị đó – một thứ hương vị thầm lặng. Nhờ có chị gió đưa hương mà cả “
Mặt hồ tỏa khắp” hương vị của hoa sen.
Hương vị của hoa sen làm đẹp cho cảnh vật, làm đẹp cho đời. Hương
hoa lan tỏa làm cho cảnh vật trở nên sống động hơn, chúng vui đùa cùng hoa
sen. Hoa sen lặng lẽ nhưng không kém phần ngộ nghĩnh, hoa “lặng đùa”
cùng lá, cùng cá, cùng chim.

Cùng với đó, tác giả cũng so sánh sự hiện hữu của hoa sen như sự
trưởng thành của đời người:
Con ơi
Sen nở
Như con
Lớn lên…

19


Đời người cũng như hoa sen cũng nhẹ nhàng, chầm chậm từng bước
trưởng thành và lớn lên. Cũng giống như hoa sen, con người cũng có sức
sống mãnh liệt nhưng cũng khiêm tốn, lặng im. Dường như không ai có thể
nhận ra sự trưởng thành và lớn lên của mình bởi vì nó cũng lặng lẽ, chầm
chậm như bông hoa sen đang nở:
Dịu dàng
Sen nở
Nhẹ hơn
Hơi thở
Chậm hơn
Trăng đi
Qua hình ảnh sen nở người cha mong muốn con mình lớn lên như hoa
sen – chỉ cho đời những cái đẹp, cái hay. Sự trưởng thành của con người
không cần phô trương mà hãy lặng lẽ, phấn đấu:
Chỉ biết
Sen nở
Và con
Lớn lên!
Như vậy, Phạm Hổ muốn nói với các em rằng, muôn vàn cây cối xung
quanh các em cũng có nhịp đập của sự sống, chúng cũng lớn lên hàng ngày

như các em, hãy biết yêu thương và trân trọng chúng.
1.2.3. Bài học về thế giới tạo vật xung quanh và khám phá thế giới
Cùng với nội dung tình bạn, Phạm Hổ còn muốn cung cấp cho các em
những hiểu biết ban đầu về thế giới sự vật, hiện tượng. Tùy từng trường hợp
cụ thể mà ông giới thiệu cho các em tên gọi hay đặc điểm, hình thức, lợi ích
của sự vật. Thế giới hiện tại có biết bao điều mới lạ mà các em rất muốn

20


×