Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giai đoạn đầu tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một số trường tiểu học khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.6 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
****************

Nguyễn Thị Quỳnh Như

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH GIAI ĐOẠN ĐẦU TIỂU HỌC
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC THÀNH PHỐ
VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Nguyễn Thị Xuân Lan

HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo
Nguyễn Thị Xuân Lan, người đã tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, học sinh ở các trường
Tiểu học thuộc thành phố Vĩnh Yên đã đóng góp và giúp đỡ chân tình cho em
trong quá trình điều tra thực tiễn để hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện thời gian có hạn, khóa luận sẽ không tránh khỏi có những
hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
quý thầy, cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn .


Hà Nội, ngày…tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Quỳnh Như


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo: Nguyễn Thị Xuân Lan. Kết quả thu
được là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của tác
giả khác.
Hà Nội, ngày…tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Quỳnh Như


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
KNS:

Kỹ năng sống

GD:

Giáo dục

GDKNS:

Giáo dục kỹ năng sống


HS:

Học sinh

GV:

Giáo viên

HĐGDNGLL: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
UNESCO:

Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên
hợp quốc.

KN:

Kỹ năng

GT:

Giao tiếp

KNGT:

Kỹ năng giao tiếp

WHO:

Tổ chức y tế Thế Giới


THCS:

Trung học cơ sở

UNCEF:

Uỷ ban nhi đồng Liên hợp quốc

TNTP:

Thanh niên tiền phong

THPT:

Trung học phổ thông

KT – XH:

Kinh tế - Xã hội

NXB:

Nhà xuất bản

FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Khách thể nghiên cứu ................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
7. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 3
8. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 4
9. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................... 5
1.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài ...................................................... 5
1.1.1. Kỹ năng sống .................................................................................... 5
1.1.2. GD kỹ năng sống .............................................................................. 9
1.2. Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp .......................................................... 11
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................... 11
1.2.2. Đặc điểm và vai trò của HĐGDNGLL........................................... 13
1.3. GDKNS cho HS tiểu học thông qua HĐGDNGLL ............................. 19
1.3.1. Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của việc GDKNS cho HS tiểu học
thông qua HĐGDNGLL ........................................................................... 19
1.3.2. Một số KNS cần GD và vai trò GDKNS cho HS tiểu học thông qua
HĐGDNGLL ............................................................................................ 26
1.3.3. Một số đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học nói chung và HS đầu
tiểu học nói riêng...................................................................................... 29


Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH GIAI ĐOẠN ĐẦU TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP........................................................... 35
2.1. Vài nét về địa bàn và phạm vi nghiên cứu ........................................... 35

2.1.1.Vài nét về địa bàn nghiên cứu......................................................... 35
2.1.2. Vài nét về phạm vi nghiên cứu ..................................................... 37
2.2. Thực trạng KNS của HS khối 2; 3 tại ba trường tiểu học: Ngô Quyền;
Đống Đa; Liên Minh và nguyên nhân ......................................................... 38
2.2.1. Thực trạng KNS của HS khối 2; 3 tại ba trường tiểu học: Ngô
Quyền; Đống Đa; Liên Minh ................................................................... 38
2.2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến KNS của HS .................................... 41
2.3. Thực trạng GD KNS cho HS ba trường tiểu học: Ngô Quyền; Đống
Đa; Liên Minh thông qua hoạt động GDNGLL....................................... 43
2.3.1. Nhận thức của GV chủ nhiệm, cán bộ quản lý về tầm quan trọng,
và mức độ cần thiết của việc GDKNS cho HS thông qua HĐGDNGLL ở
ba trường tiểu học: Ngô Quyền; Đống Đa; Liên Minh ........................... 43
2.3.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức GD
KNS cho HS thông qua HĐNGLL ............................................................ 45
2.3.3. Các nguyên nhân ảnh hưởng không tốt tới việc giáo dục KNS cho
học sinh thông qua HĐGDNGLL............................................................. 48
2.3.4. Mức độ triển khai các nội dung GD KNS cho học sinh lớp 2; 3
thông qua HĐNGLL ở ba trường tiểu học: Đống Đa, Ngô Quyền, Liên
Minh

...................................................................................................... 49

Chương 3. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH GIAI ĐOẠN ĐẦU TIỂU HỌC THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP....................... 52
3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các giải pháp........................................... 52


3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................. 52
3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp .................................................. 52

3.2. Đề xuất một số biện pháp GDKNS cho HS tiểu học thông qua
HĐGDNGLL ở ba trường tiểu học: Ngô Quyền; Đống Đa; Liên Minh ..... 53
3.2.1. Bám sát nội dung GDKNS cho HS................................................. 53
3.2.2. Đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc GDKNS............................. 54
3.3. Một số biện pháp cụ thể........................................................................ 56
3.3.1. Thiết kế các chủ đề GDKNS phù hợp với nội dung các hoạt động
thực hiện chủ đề của HĐGDNGLL .......................................................... 56
3.3.2. Vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức
HĐGDNGLL để thực hiện mục tiêu GDKNS cho HS.............................. 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 63
PHỤ LỤC ...........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Kỹ năng sống” là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng
ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích
cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kỹ năng sống chính là
nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen
tích cực, lành mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước
những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực
và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm
chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kỹ năng sống thường bị
vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho HS là rất cần thiết, giúp các em rèn
luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ
quốc; giúp các em ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực,
chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.

Học sinh tiểu học là những học sinh ở lứa tuổi nhi đồng. Đây là giai
đoạn mà các phẩm chất, nhân cách, những thói quen cơ bản chưa có tính ổn
định mà mới chỉ đang được hình thành và củng cố. Do đó việc giáo dục cho
học sinh tiểu học kỹ năng sống để giúp cho các em có thể sống một cách an
toàn và khỏe mạnh là việc làm cần thiết. Chính những kết quả này là cơ sở, là
nền tảng giúp học sinh phát triển nhân cách sau này.
Kỹ năng sống của HS chỉ có thể hình thành thông qua hoạt động học
tập và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
Trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS.
HĐNGLL tạo điều kiện cho HS tiếp xúc và mở rộng ứng dụng thực tế, trải

1


nghiệm được nhiều vấn đề trong các hoạt động xã hội đồng thời gây hứng thú
trong học tập.
Tuy nhiên trong thực tế việc giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho học
sinh giai đoạn đầu tiểu học thông qua HĐGDNGLL được thực hiện như thế
nào và hiệu quả ra sao cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Vì
vậy mà tôi đã quyết định chọn đề tài nghên cứu: “Tìm hiểu thực trạng
GDKNS cho học sinh giai đoạn đầu tiểu học thông qua hoạt động GD
ngoài giờ lên lớp ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh YênVĩnh Phúc”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề giáo dục KNS ở nước ngoài
Vào cuối những năm 1960, thuật ngữ KNS được một nhà tâm lí học
thực hành đề cập đến. Tiếp đó là những nghiên cứu ứng dụng đưa GDKNS
vào nhà trường như: Ở Mỹ; Gilbert Botvin (1979) đã công bố một chương
trình đào tạo KNS có hiệu quả cao cho thanh thiếu niên từ lớp 7 đến lớp 9; tại
Mỹ Latinh (Costa Rica – 1996), hội thảo GD sức khỏe thông qua GDKNS

trong các trường học được tổ chức; ở Châu Á các chương trình GDKNS được
triển khai rộng khắp do có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là
UNICEF, UNESCO

.

Trong khu vực Đông Nam Á, các chương trình GD liên quan đến KNS
xuất hiện chủ yếu vào những năm cuối của thế kỷ XX. KNS được coi là một
phương tiện hiệu quả trong việc phát triển khả năng lựa chọn lối sống lành
mạnh và tối ưu về mặt thể chất, xã hội và tâm lí cho thanh thiếu niên.
 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về vấn đề GDKNS ở Việt Nam
Từ những năm 1995 – 1996, thuật ngữ “ kỹ năng sống” bắt đầu được
biết đến ở Việt Nam qua dự án của UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục và
Đào tạo cùng hội chữ thập đỏ Việt Nam với chương trình: “GDKNS để bảo


vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài
nhà trường”. Năm 2003, hội thảo “chất lượng GDKNS” do viện khoa học
giáo dục Việt Nam phối hợp với UNESCO triển khai nghiên cứu về “ GDKNS
ở Việt Nam” đã trình bày một cách tổng quan về nhận thức, thực trạng và định
hướng GDKNS ở Việt Nam. Năm 2005, có một số tài liệu, đề tài nghiên cứu
được triển khai liên quan đến GDKNS trong các trường THCS và THPT.
Năm học 2010 – 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn về việc tăng
cường thực hiện GDKNS trong tất cả các bậc học và đã cho phép xuất bản bộ
tài liệu tích hợp GDKNS qua các môn học.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận về GDKNS, đề tài tiến
hành khảo sát thực trạng GDKNS cho HS giai đoạn đầu tiểu học thông
qua hoạt động GDNGLL ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh
Yên. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDKNS cho

HS giai đoạn đầu tiểu học thông qua GDNGLL nói riêng và hoạt động GD nói
chung.
4. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng về GDKNS cho HS giai đoạn đầu tiểu học thông qua hoạt
động GDNGLL.
5. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề giáo dục KNS cho HS đầu tiểu học
6. Phạm vi nghiên cứu
Tại các trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
7. Giả thuyết khoa học
GDKNS cho HS giai đoạn đầu tiểu học thông qua HĐNGLL hiện chưa
được quan tâm và thực hiện hiệu quả. Nếu phát hiện đúng thực trạng và đề
xuất được những biện pháp hợp lí thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GD KNS
cho HS giai đoạn đầu tiểu học nói chung và thông qua HĐGDNGLL nói riêng.


8. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các vấn đề lí luận về GDKNS nói chung, GDKNS cho HS
giai đoạn đầu tiểu học nói riêng; GDKNS thông qua tổ chức các hoạt động
GD ngoài giờ lên lớp.
- Khảo sát thực trạng về GDKNS cho HS giai đoạn đầu tiểu học khu
vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc thông qua các hoạt động GD ngoài giờ
lên lớp.
- Phân tích nguyên nhân của thực trạng và đề xuất những biện pháp giải
quyết thực trạng.
9. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp điều tra
Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp thống kê toán học


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.1.1. Kỹ năng sống
1.1.1.1. Khái niệm kỹ năng sống
Có nhiều quan niệm về KNS và mỗi quan niệm lại được diễn tả theo
những cách khác nhau.
- Có quan niệm coi KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các
chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày ( Tổ chức văn hóa, khoa học
và GD của Liên hiệp quốc UNESCO).
- Có quan niệm lại coi KNS là những KN thiết thực mà con người cần
để có cuộc sống an toàn và khỏa mạnh. Tổ chức y tế thế giới (WHO) coi KNS
là KN mang tính tâm lí xã hội và KN về giao tiếp được vận dụng trong những
tình huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác và
giải quyết có hiệu quả những vấn đề những tình huống trong cuộc sống hàng
ngày.
Có thể thấy, quan niệm về KNS của UNESCO có nội hàm rộng hơn
quan niệm của WHO vì:
Thứ nhất là: Những năng lực để thực hiện đầy đủ các chức năng và
tham gia vào cuộc sống hàng ngày sẽ bao gồm cả những kỹ năng cơ bản như:
kỹ năng đọc, viết, làm tính… trong khi đó những kỹ năng mang tính tâm lí xã
hội và kỹ năng giao tiếp để giải quyết có hiệu quả những tình huống trong
cuộc sống… là những kỹ năng phức tạp hơn đòi hỏi sự tổng hợp các yếu tố
kiến thức, thái độ và hành vi.
Thứ hai là: Những kỹ năng tâm lí – xã hội thuộc phạm vi hẹp hơn trong
số những kỹ năng cần thiết của cuộc sống hàng ngày.



- Tương đồng với quan niệm của Tổ chức Y tế Thế giới,quan niệm
KNS là những kỹ năng tâm lí – xã hội liên quan đến những tri thức, giá trị và
thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho cá nhân có
thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả yêu cầu, thách thức của cuộc sống.
Bên cạnh hai quan niệm trên, vẫn còn tồn tại rất nhiều quan điểm rất khác
nhau của nhiều tổ chức và cá nhân trong nước và trên thế giới. Chúng có khác
nhau về hình thức thể hiện, độ nông sâu của nội hàm khái niệm… song cái
chung, thống nhất giữa các khái niệm đó là, xem KNS dưới dạng một phạm
trù năng lực của hành động (behaviour), chứ không phải là một phạm trù kỹ
thuật của hành động (skill). KN thuộc phạm trù năng lực bao gồm: kiến thức,
thái độ, giá trị, hành vi.
Từ các quan niệm về KNS nêu trên có thể thấy, các KNS giúp ta
chuyển dịch kiến thức – “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị - “cái chúng ta
nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế - “làm gì và làm cách nào”
là tích cực nhất, mang tính xây dựng. KNS thường gắn với một bối cảnh để
người ta có thể hiểu và thực hành một cụ thể. Nó thường gắn liền với một nội
dung GD nhất định.
KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá
nhân vì đó là năng lực của cá nhân. KNS còn mang tính xã hội vì trong mỗi
một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi mỗi
cá nhân có KNS thích hợp. Chẳng hạn: KNS của mỗi cá nhân trong thời bao
cấp khác với KNS của các cá nhân trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn
hội nhập; KNS của người sống ở miền núi khác với KNS của người sống ở
vùng biển, KNS của người sống ở nông thôn khác với KNS của người sống ở
thành phố.
1.1.1.2. Phân loại kỹ năng sống
KNS có nhiều cách phân loại KNS cụ thể:



* Cách phân loại theo WHO: KNS gồm 3 nhóm:
- Nhóm KN nhận thức bao gồm các KN như tư duy phê phán, tư duy
phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết
định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị…
- KN đương đầu với xúc cảm bao gồm thức trách nhiệm, cam kết,
kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự
điều chỉnh…
- KN xã hội hay KN tương tác bao gồm giao tiếp, tính quyết đoán,
thương thuyết từ chối, hợp tác, sự cảm thông, chia sẻ, khả năng nhận thấy
thiện cảm của người khác…
* Phân loại của UNESCO
Theo cách phân loại của UNESCO thì ba nhóm trên được coi là KNS
chung ngoài ra còn có nhiều vấn đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội
như:
- Vệ sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng.
- Các vấn đề giới, giới tính, sức khỏe sinh sản.
- Ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS.
- Phòng tránh rượu, thuốc lá, ma túy.
- Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro.
- Hòa bình và giải quyết xung đột.
- Gia đình và cộng đồng, GD công dân.
- Bảo vệ môi trường.
- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ.
* Cách phân loại của ủy ban nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF)
Mục đích giúp người học có những KN ứng phó với các vấn đề của
cuộc sống và tự hoàn thiện mình, UNICEF đưa ra cách phân loại KNS theo
các mối quan hệ sau:


- KN nhận biết và sống với chính mình, gồm có:

 KN tự nhận thức: Mỗi con người cần nhận biết và hiểu rõ bản thân,
những tiềm năng, tình cảm những mặt mạnh và mặt yếu của chính mình.
Khi con người càng nhậ thức được khả năng của mình, thì càng có khả
năng sử dụng KNS khác một cách có hiệu quả và có khả năng lựa chọn những
gì phù hợp với điều kiện sẵn có của bản thân, của xã hội, lựa chọn những
hành vi phù hợp với khả năng của bản thân.
 Lòng tự trọng là khả năng sống giúp ta cảm nhận được giá trị của
bản thân mình và làm chủ được các tình huống xung quanh theo định hướng
giá trị thực. Sự nhận thức dẫn đến lòng tự trọng khi con người nhận thức được
năng lực của bản thân, vị trí trong cộng đồng.
Điều này thể hiện qua sự nhận thức những điều tốt đẹp của bản thân và
kiên định giữ gìn những giá trị có nghĩa của mình trong các tình huống phải
lựa chọn giá trị.
 Sự kiên định có nghĩa là nhận biết được những gì mình muốn, tại sao
lại muốn tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn, mục
tiêu cụ thể một cách linh hoạt, mềm dẻo, dung hòa giữa quyền và nhu cầu của
mình với quyền và nhu cầu của người khác.
 Đương đầu với cảm xúc trong cuộc sống con người vẫn thường trải
nghiệm những cảm xúc mang tính chủ quan như sợ hãi, tình yêu, phẫn nộ, e
thẹn và mong muốn được thừa nhận và con người thường hành động, phản
ứng để đáp ứng một cách thức thời với tình huống không dựa trên suy luận
loogic.
Vì thế việc xác định và nhận biết những cảm xúc của mình với những
nguyên nhân cụ thể, tiếp đến là có những quyết định không để cho những xúc
cảm chi phối đó chính là KN đối phó, đương đầu với những cảm xúc.


- Đương đầu với căng thẳng như vấn đề của gia đình, mối quan hệ bị
đổ vỡ, sự mất người thân, sự căng thẳng trong thi cử… là một phần hiển nhiên
của cuộc sống do đó cũng như với xúc cảm, con người cần phải có khả năng

nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả, cũng như biết cách khắc
phục.
Những KN nhận biết sống với người khác:
 KN quan hệ, tương tác liên nhân cách, vì mỗi cá nhân phải biết cách
đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ, để có thể phát triển tối đa
tiềm năng sẵn có trong môi trường của mình.
 Sự cảm thông, thấu cảm là sự bày tỏ, sự cảm thông bằng cách tự đặt
mình vào vị trí của người khác.
1.1.2. GD kỹ năng sống
1.1.2.1. Giáo dục
GD theo tiếng Hán nghĩa là dạy, là rèn luyện về tinh thần nhằm phát
triển về tri thức và huấn luyện tình cảm đạo đức…là nuôi, là săn sóc về mặt
thể chất.
Vì vậy GD là sự rèn luyện cho con người về 3 phương diện chính đó là:
Trí tuệ, tình cảm, đạo đức.
Theo phương tây thì từ Education vốn xuất phát từ chữ educare của
tiếng La tinh. Động từ Educare là dẫn dắt, hướng dẫn để làm phát khởi ra khả
năng tiềm tàng, sự dẫn dắt này đưa con người từ không biết đến biết, từ xấu
đến tốt, từ thấp kém đến cao thượng, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Ngày nay GD được hiểu theo nghĩa rộng hẹp khác nhau:
Theo nghĩa rộng, GD là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ
thể tới đối tượng trong hệ thống GD đã được thể chế hóa. Quá trình GD dược
hiểu ở đây là chức năng cơ bản của xã hội chuẩn bị một cách có mục đích, có
kế hoạch cho những thành viên của mình hòa nhập và tham gia một cách tích
cực, sáng tạo và sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.


Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là trường tiểu học, GD lại được
hiểu là sự kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy “Chữ” (hình thành những hiểu
biết, phát triển tư duy và phẩm chất trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa

học…) với quá trình dạy “ Người” (hình thành những phẩm chất nhân cách).
1.1.2.2. GD kỹ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện
đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen
tiêu cực trên cơ sở giúp học sinh có thái độ, kiến thức, kĩ năng, giá trị cá
nhân thích hợp với thực tế xã hội.
- GDKNS là quá trình GD có mục đích, nội dung, kế hoạch và biện
pháp cụ thể: Mục đích cuối cùng của GDKNS là giúp người học có được cuộc
sống thành công, hiệu quả khi tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Nó là
quá trình lâu dài và phức tạp. Chính vì vậy khi GDKNS cho một đối tượng
nào đó, người GD cần lập kế hoạch và xác định những nội dung phù hợp, trên
cơ sở đó hình thành những biện pháp cụ thể.
- GDKNS phải dựa trên nền tảng của GD giá trị: GDKNS và GD giá
trị có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau, GD giá trị sẽ tạo ra nền tảng,
định hướng cho việc thể hiện thái độ và hành vi của mỗi cá nhân. Do đó có
thể nói rằng tất cả các quyết định của con người đều dựa trên giá trị, GDKNS
là quá trình phải được tiến hành song song với GD giá trị, nó cũng tuân theo
những nguyên tắc của GD giá trị.
- GDKNS có tính linh hoạt cao: GDKNS không hải là bất biến, nó thay
đổi và vận động linh hoạt cùng những diễn biến, vận động của xã hội. Tùy
theo không gian, thời gian, hoàn cảnh khác nhau mà mục đích, nội dung, biện
pháp GDKNS cũng khác nhau.
- GDKNS gắn liền với việc trải nghiệm và sử dụng các phương pháp
dạy học tích cực: GDKNS phải đảm bảo cho người học được cung cấp cơ hội


để trải nghiệm, vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cụ
thể của thực tiễn. Việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
không chỉ kích thích được hứng thú, giúp HS phát huy khả năng tự học, độc
lập khám phá tri thức của môn học mà nó còn tạo cơ hội để người học được

“học cách học”, qua đó rèn luyện một số KNS chung, cơ bản.
1.1.2.3. Các nguyên tắc GDKNS
Dựa vào đặc điểm, bản chất của GDKNS; nội dung một số thuyết tâm lí
học có liên quan và một số công trình nghiên cứu về GDKNS, có thể tổng hợp
một số nguyên tắc chung, cơ bản về GDKNS như sau: (1) Đảm bảo sự tương
tác cao cho người học; (2) Đảm bảo cho HS được trải nghiệm; (3) Đảm bảo
tiến trình thực hiện; (4) Đảm bảo hình thành và thay đổi hành vi.
1.1.2.4. Các con đường GDKNS trong nhà trường tiểu học
GDKNS trong nhà trường tiểu học được thực hiện qua hai con đường
cơ bản: qua dạy học các môn học phù hợp và qua các hoạt động GDNGLL
(sinh hoạt theo chủ điểm; sinh hoạt tập thể và hoạt động tự chọn).
1.2. Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Hoạt động GD
Hoạt động GD là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch,
chương trình, điều hành và chịu trách nhiệm. Điều này có nghĩa các chủ thể
của hoạt động GD phải chịu trách nhiệm về hoạt động GD. Chủ thể của hoạt
động GD là các nhà GD, GV và các chủ thể có liên quan khác nhau như: Cha,
Mẹ HS, các tổ chức GD xã hội và các cơ sở GD. Hoạt động Gd là sự vận hành
của các yếu tố GD đã được nhận thức và kiểm soát. Hoạt động GD cơ bản của
xã hội được thục hiện bởi nhà trường và trong nhà trường tiểu học. Các hoạt
động GD trong nhà trường được phân loại thành hai bộ phận chủ yếu:
- Các hoạt động GD, trong hệ thống các môn học và các lĩnh vực học
tập khác nhau.


- Các hoạt động GD ngoài các môn học và các lĩnh vực học tập, có thể
kể đến các hoạt động GD như: Hoạt động GD thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm
mỹ, dân số - môi trường và hoạt động GD tư tưởng - chính trị - pháp luật…
1.2.1.2. Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp

HĐGDNGLL được hiểu theo nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau:
Theo nghĩa hẹp, HĐGDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ
chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tuần. (Chương
trình giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐBGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo). Với quan niệm này thì HĐGDNGLL, Hoạt động tự chọn và Hoạt động
tập thể (sinh hoạt toàn trường dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội TNTP
HCM, sinh hoạt Sao Nhi đồng) là những hoạt động giáo dục độc lập với nhau
trong nhà trường.
Theo nghĩa rộng:
“Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển
năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ HS yếu phù hợp đặc điểm tâm lí,
sinh lí lứa tuổi HS tiểu học.
Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc
dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ
thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá,
hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá;
hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội
khác”.
(Điều 29, Điều lệ trường Tiểu học, Ban hành kèm theo Thông tư số
41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo).


Theo quan niệm này thì ngoài hoạt động dạy học các môn học bắt buộc
và dạy học tự chọn trong chương trình giáo dục Tiểu học do Bộ trưởng Bộ
GD - ĐT ban hành, tất cả các hoạt động giáo dục còn lại ở trường tiểu học, kể
cả hoạt động giáo dục tập thể đều là HĐGDNGLL (trừ sinh hoạt Đội TNTP
Hồ Chí Minh và sinh hoạt Sao nhi đồng- theo chỉ đạo của Hội đồng Đội).

Quan niệm này cũng tương đồng với quan niệm về HĐGDNGLL trong các
sách Hướng dẫn GV về HĐGDNGLL ở THCS, THPT và theo chúng tôi quan
niệm như vậy là hợp lí bởi vì:
- HĐGDNGLL chủ yếu cũng là các hoạt động tập thể theo quy mô
nhóm, lớp, trường và một trong những mục tiêu của HĐGDNGLL cũng là
nhằm giáo dục ý thức tập thể cho HS.
- Mặt khác, nội dung, hình thức sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn trường
dưới cờ trên thực tế không chỉ là họp, kiểm điểm, phổ biến nhiệm vụ mà nội
dung, hình thức rất phong phú, đa dạng, gắn liền với các chủ đề và hình thức
HĐGDNGLL.
Thuật ngữ HĐGDNGLL trong tài liệu này cũng được sử dụng theo
nghĩa rộng như trên.
1.2.2. Đặc điểm và vai trò của HĐGDNGLL
1.2.2.1.Đặc điểm của HĐGDNGLL
HĐGDNGLL phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS tiểu học
Lứa tuổi HS tiểu học là lứa tuổi rất hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi,
khám phá, thích gần gũi thiên nhiên, thích cùng sinh hoạt, vui chơi với bạn
bè. Các em rất hứng thú và nhiệt tình tham gia vào những hoạt động tập thể
nhẹ nhàng, sinh động, vui tươi, đa dạng ở nhà trường và cộng đồng. Do vậy,
HĐGDNGLL là rất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi các em và có khả năng huy
động sự tham gia tích cực của HS.


HĐGDNGLL mang tính chất linh hoạt, mềm dẻo, mở hơn hoạt động
dạy học
Nếu như hiện nay, việc dạy học các môn văn hoá chịu sự chi phối khá
chặt chẽ về thời điểm, thời lượng, tài liệu học tập, về quy mô tổ chức dạy học,
về nội dung dạy học,… thì HĐGDNGLL lại mang tính chất linh hoạt, mềm
dẻo, mở hơn hoạt động dạy học về tất cả các mặt: quy mô, địa điểm, hình thức
hoạt động, thời điểm, thời lượng, lực lượng tham gia tổ chức và điều khiển,…

Cụ thể là:
- HĐGDNGLL có thể tổ chức theo những quy mô khác nhau như: theo
nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường. Tuy nhiên, tổ
chức HĐGDNGLL theo quy mô nhóm và quy mô lớp có ưu thế hơn về nhiều
mặt như: tổ chức đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, HS tham gia
được nhiều hơn,... Những HĐGDNGLL tổ chức theo quy mô khối lớp,
trường,… thường tốn kém hơn, chuẩn bị mất nhiều thời gian, công sức hơn,
HS được tham gia nhiều hơn… Vì vậy, HĐGDNGLL nên tập trung nhiều cho
các hoạt động quy mô lớp, quy mô nhóm; những hoạt động theo quy mô
trường chỉ nên tổ chức 1- 2 lần/học kì.
- HĐGDNGLL có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc
ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống,
sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch
sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng hoặc ở các
địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động.
- Thời điểm tổ chức HĐGDNGLL cũng rất linh hoạt. Tùy theo quy mô
và tính chất, có thể tổ chức hoạt động vào giờ ra chơi; vào giờ nghỉ giữa các
tiết học; có thể vào giờ nghỉ trưa; có thể trong tiết sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh
hoạt lớp; có thể vào một buổi trong tuần, cuối tuần hoặc vào ngày chủ nhật,
ngày lễ,…


Tuy nhiên, nếu tổ chức hoạt động vào giờ nghỉ trưa cho những HS
không có nhu cầu ngủ trưa thì cần lựa chọn hình thức hoạt động và địa điểm
phù hợp để tránh gây ồn ào, mất trật tự, ảnh hưởng đến giấc ngủ của các HS
khác.
Khi xếp thời khóa biểu, HĐGDNGLL nên xếp vào những ngày học cả
ngày và xếp xen kẽ với các tiết học văn hóa để giúp HS thư giãn, thoải mái,
giảm bớt áp lực học tập cho các em.
HĐGDNGLL cũng cần tổ chức xen kẽ giữa các lớp và khối lớp để tận

dụng tối đa phòng học đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường
và các địa điểm khác trong trường.
Việc lựa chọn địa điểm và thời điểm tổ chức HĐGDNGLL cũng cần
phù hợp với khí hậu từng mùa trong năm và thời tiết trong ngày. Ví dụ, ở các
tỉnh miền núi phía Bắc, vào những ngày đông giá rét, không nên tổ chức cho
các em tham gia các HĐGDNGLL ở ngoài trời vào đầu giờ sáng hay chiều
muộn. Còn ở các tỉnh phía Nam, khí hậu nắng nóng, lại nên tổ chức cho các
em tham gia các HĐGDNGLL ở ngoài trời vào đầu giờ sáng hay cuối giờ
chiều,…
- Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng HĐGDNGLL có thể
tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi HS và
điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương.Ví dụ:
+ Cũng là giáo dục an toàn giao thông nhưng có trường, có lớp tổ chức
diễn tiểu phẩm và thảo luận về tiểu phẩm, có trường, có lớp tổ chức cho HS
xem băng hình và thảo luận, hoặc tổ chức cho HS chơi các trò chơi hay xử lí
tình huống, đóng vai trong các tình huống có liên quan đến an toàn giao
thông,…
+ Hay cùng là tổ chức Hội vui học tập nhưng có nơi tổ chức theo hình
thức rung chuông vàng, có nơi tổ chức theo hình thức thi tiếp sức giữa các
nhóm, có nơi tổ chức theo hình thức hái hoa trả lời câu hỏi,…


- Lực lượng tham gia thiết kế, chuẩn bị, tiến hành và đánh giá
HĐGDNGLL rất đa dạng: có thể là HS, GV, tổng phụ trách Đội, cha mẹ
HS… và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. Sự mềm
dẻo, mở, linh hoạt của HĐGDNGLL là một lợi thế lớn, giúp cho việc tổ chức
các HĐGDNGLL dễ thực hiện hơn, dễ đáp ứng được những nhu cầu của các
đối tượng HS khác nhau và dễ phù hợp hơn với các điều kiện của các vùng
miền khác nhau trong cả nước.
Nội dungHĐGDNGLL mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức của

nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục.
Khác với các môn học, nội dung HĐGDNGLL rất đa dạng và mang
tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực
học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng
sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn
giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục
phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội,… Điều đó giúp cho các nội dung
giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu
cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống
một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
Các hình thức đa dạng của HĐGDNGLL giúp cho việc chuyển tải các
nội dung giáo dục tới HS một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn
Mỗi một hình thức hoạt động đều tiềm tàng trong nó những khả năng
giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức đa dạng như diễn đàn trẻ em, giao lưu,
tham quan du lịch, hoạt động nhân đạo, trò chơi dân gian, văn nghệ, thể dục
thể thao, tổ chức các Ngày hội, hoạt động thư viện, hoạt động cộng đồng, hoạt
động câu lạc bộ, ... việc giáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh
động, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như
nhu cầu, nguyện vọng của HS. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các


HĐGDNGLL, cả GV lẫn HS đều có cơ hội để thể hiện sự sáng tạo, chủ động,
linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức
hoạt động.
HĐGDNGLL có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường
Theo Khoản 2, Điều 22, Điều lệ trường Tiểu học, Tổng phụ trách Đội
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là người chịu trách nhiệm tổ chức và quản
lí các HĐGDNGLL ở trường tiểu học. Tuy nhiên, HĐGDNGLL còn có khả
năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà

trường như: GV chủ nhiệm, GV dạy các môn chuyên biệt, Ban giám hiệu, cha
mẹ HS, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn TNCS,
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội,
những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương,… Vì thế, đã
tạo điều kiện cho HS lĩnh hội các nội dung giáo dục bằng nhiều kênh khác
nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau; điều đó làm tăng tính hấp dẫn, đa
dạng của hoạt động giáo dục và nâng cao hiệu quả giáo dục.
1.2.2.2. Vai trò của HĐGDNGLL
- HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục
nhà trường. HĐGDNGLL nối tiếp hoạt động dạy học các môn văn hóa; là con
đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhà trường với
xã hội. HĐGDNGLL tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm những
điều đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố, khắc sâu,
mở rộng những kiến thức, kĩ năng các môn học cho HS.
- HĐGDNGLL có vai trò quan trọng góp phần giáo dục nhân cách phát
triển toàn diện cho HS tiểu học.
Các nghiên cứu về tâm lý - giáo dục cũng cho thấy, nhiều nét tính cách
cơ bản của con người được hình thành trước và trong tuổi học đường. Việc


tham gia vào nhiều HĐGDNGLL phong phú, đa dạng sẽ tạo cơ hội cho HS
được thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; tạo cơ hội cho các em được
giao lưu, học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh; tạo cơ hội thuận lợi cho
HS được tham gia một cách tích cực vào đời sống cộng đồng … Từ đó sẽ tác
động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của HS, giúp các
em phát triển nhiều phẩm chất tích cực như: tinh thần đồng đội, tinh thần
trách nhiệm, lòng nhân ái, khoan dung, sự cảm thông, tính kỷ luật, trung thực,
mạnh dạn, tự tin,… và giúp các em phát triển những kĩ năng hoạt động tập thể
và KNS cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định
giá trị, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩ năng

tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng
thương lượng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng trình bày suy
nghĩ, ý tưởng, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, ...
Xét ở phạm vi rộng hơn, HĐGDNGLL còn tạo điều kiện để HS được tham
gia, được hội nhập vào dòng chảy các hoạt động chung của trẻ em ở địa
phương, đất nước, khu vực và trên thế giới. Điều này giúp phát triển năng lực
hoạt động thực tiễn, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực hòa nhập
cộng đồng cho HS. Đó chính là những phẩm chất và năng lực cơ bản, cần
thiết của người công dân Việt Nam để đáp ứng yêu cầu thực hiện công cuộc
đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Thông qua các hình thức hoạt động như: trò chơi, tham quan du lịch,
cắm trại, thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật,..., HĐGDNGLL còn giáo dục
HS tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, giúp các em phát triển thể chất
và thẩm mĩ; đồng thời giúp các em giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng trong
quá trình học tập cả ngày ở trường.


×