Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Cái hay cái đẹp trong thơ xuân quỳnh viết cho thiếu nhi (2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.45 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

PHAN THỊ VÂN

CÁI HAY CÁI ĐẸP TRONG THƠ
XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU NHI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
C u nn n

V n ọc thiếu nhi

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Lần đầu tiên bước vào nghiên cứu một vấn đề nhỏ nhưng ít nhiều cũng
là một vấn đề khoa học, tôi không khỏi bỡ ngỡ và lúng túng. Sau thời gian
miệt mài nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Giảng viên
chính - Thạc sĩ - Nguyễn Ngọc Thi, tôi đã hoàn thành khóa luận này. Em xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong
ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng các thầy cô giáo trong
khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Phan Thị Vân



LỜI CAM ĐOAN
Dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Giảng viên chínhThạc sĩ - Nguyễn Ngọc Thi, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi
xin cam đoan: khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Cái hay cái đẹp trong thơ Xuân
Quỳnh viết cho thiếu nhi” là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của
riêng tôi, chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào, của bất kì tác
giả nào.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Phan Thị Vân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CÁI HAY TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
VIẾT CHO THIẾU NHI ................................................................................ 7
1.1. Đôi nét về nhà thơ Xuân Quỳnh và thơ viết cho thiếu nhi ..................... 7
1.1.1. Nhà thơ Xuân Quỳnh ........................................................................ 7
1.1.2. Thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi ................................................. 9
1.2. Sự phong phú, đa dạng trong nội dung thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu
nhi................................................................................................................. 12
1.2.1. Tình cảm mẫu tử ............................................................................. 12
1.2.2. Thơ Xuân Quỳnh mang đến cho trẻ những bài học giáo dục đạo đức
cụ thể ......................................................................................................... 20
1.2.3. Những bài học đầu đời về thế giới thiên nhiên............................... 21
CHƯƠNG 2 CÁI ĐẸP TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
VIẾT CHO THIẾU NHI .............................................................................. 26
2.1. Thể thơ .................................................................................................. 26
2.2. Cấu tứ .................................................................................................... 30

2.3. Giọng điệu............................................................................................. 35
2.4. Ngôn ngữ............................................................................................... 40
2.5. Liên tưởng và tưởng tượng ................................................................... 43
2.6. Những biện pháp tu từ .......................................................................... 49
2.6.1. Dấu câu ........................................................................................... 49
2.6.2. So sánh tu từ.................................................................................... 54
2.6.3. Nhân hóa ......................................................................................... 57
2.6.4. Đảo ngữ........................................................................................... 59
2.7. Đối thoại và độc thoại ........................................................................... 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69


MỞ ĐẦU
1. Lý do c ọn đề t i
Có những tác phẩm đọc một lần là ta quên ngay, nhưng cũng có nhiều
tác phẩm như những dòng sông chảy qua tâm hồn ta, để lại một lớp phù sa, để
lại bao ấn tượng trong lòng người đọc. Nó làm người ta nhớ, nó khiến người
ta thuộc, nó buộc người ta kể cho nhau nghe, nó thôi thúc người ta đọc lại:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu
(Thuyền và biển)
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
(Tự hát)
Thơ Xuân Quỳnh là những vần thơ khó quên như thế. Thơ chị là tiếng

nói thổn thức từ con tim, là khát vọng sống, khát vọng yêu thương mãnh liệt.
Đó là giọng thơ đầy nữ tính, sôi nổi, mê say, đầy cá tính, giàu yêu thương.
Cảm xúc trong thơ Xuân Quỳnh luôn dạt dào và chân thành như chính con
người nhà thơ vậy.
Lần tìm lại những sáng tác của Xuân Quỳnh để lại, tôi đã phát hiện ra
rằng: Xuân Quỳnh nồng nàn, cháy bỏng bao nhiêu trong tình yêu thì cũng sâu
nặng, đằm thắm với trẻ thơ bấy nhiêu. Xuân Quỳnh có một tuổi thơ dữ dội,
cuộc sống cực nhọc nhưng chị đã vượt qua tất cả để sống cho ra sống, sống để
mà làm thơ, sống mà để yêu con. Xuân Quỳnh đến với thơ như một định
mệnh và đến với thơ thiếu nhi như một thiên chức. Nó như logic tất yếu trong

1


cuộc đời Xuân Quỳnh: chị sinh ra, yêu, làm thơ, làm mẹ và viết thơ cho con,
cho trẻ em. Những ai đã từng đọc thơ Xuân Quỳnh hẳn sẽ thấy đây là một
món quà vừa quen vừa lạ dành cho thiếu nhi: nó đằm thắm yêu thương như
một cái hôn; dịu dàng, thanh tao như một đóa hoa; ngọt ngào, thơm ngát như
một chiếc bánh. Những bài thơ ấy thu hút chúng ta mê mải, say sưa, thả hồn
vào hết bài thơ này đến bài thơ khác, để rồi bất chợt giật mình: từ bao giờ, ánh
mắt đã trở nên mơ màng, nụ cười đã nở trên khoé môi, tâm trí đã dạt trôi về
một miền kí ức xa xăm.
Với thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh, trẻ thơ thấy mình trong đó, người lớn
thấy mình trong đó, tôi thấy tôi mười năm trước, bạn thấy bạn năm năm sau,
tôi mơ ước được bé lại, bạn tò mò muốn được thử hạnh phúc làm cha. Đúng
như Lại Nguyên Ân đã từng nhận xét: “Hai chục năm nay, thơ Xuân Quỳnh
đã đi vào người đọc trở thành tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi cay đắng ở
đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử, tiếng nói hồn hậu, dung dị, chứa
đựng sự sống đương thời mà cũng in dấu nếp nghĩ, nếp cảm của người Việt tự
xa xưa. Những thiếu nữ bước vào tuổi yêu đương, những người mẹ trẻ phập

phồng dõi theo từng giấc ngủ, từng hơi thở, từng bước đi của đứa con mình,
họ tìm đến với thơ Xuân Quỳnh và ở đó họ gặp được một tâm hồn đồng cảm,
sẻ chia, một người bạn thân thiết chân thành” [2, 138]. Từ những trang thơ
viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, những sợi dây đồng cảm vô hình đã được
giăng ra, kết nối trái tim con người ở mọi lứa tuổi, ở mọi thời đại. Bởi sự ngây
thơ, đáng yêu trẻ thơ ấy, tình cảm thiêng liêng cha - con, mẹ - con, bà - cháu
ấy là vĩnh cửu, là bất diệt.
Thi đàn Việt Nam đã có bao nhiêu tác phẩm đi được vào lòng người
như thế?
Điều gì đã làm nên thành công đáng nể phục cho thơ thiếu nhi của
Xuân Quỳnh nói chung và Bầu trời trong quả trứng nói riêng? Đã có khá


nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học và những người quan tâm
khác đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm kiếm câu trả lời. Tôi cũng muốn đóng góp
một vài ý kiến của mình về vấn đề này theo hướng tìm hiểu “Cái hay cái đẹp
trong thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi”.
Hơn nữa, qua khảo sát chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học sau
năm 2000, tôi thấy các nhà giáo dục đã giới thiệu một số lượng tương đối lớn
những bài thơ hay của những tác giả như Trần Đăng Khoa, Phạm Hổ, Nguyễn
Thị Mây, và Xuân Quỳnh được chọn 3 tác phẩm:
1. N ười l m đồ c ơi (Tiếng Việt 2, tập 2)
2. Tuổi ngựa (Tiếng Việt 4, tập 1)
3. Chuyện cổ tíc về lo i n ười ( Tiếng Việt 4, tập 2)
Ba tác phẩm này đã thực sự có sức lôi cuốn lớn đối với thiếu nhi, nhất
là bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Với tư cách là một người giáo viên
tiểu học trong tương lai, tôi mong muốn được mang đến cho các em những
bài thơ hay, những vẻ đẹp trong kho tàng thơ thiếu nhi phong phú, ấn tượng
của Xuân Quỳnh.
Chính vì những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Cái hay cái đẹp trong

thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử n i n cứu đề t i
Xuân Quỳnh thuộc vào một số ít những thi sĩ bẩm sinh, nghĩa là những
thi sĩ làm thơ tự nhiên và bản năng như “đã là đàn bà thì phải sinh con đẻ
cái”, như cây cối thì phải đơm hoa kết trái vậy (theo Nguyễn Đăng Mạnh). Là
một hiện tượng của thơ ca Việt Nam hiện đại nên đã có khá nhiều nhà văn,
nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình văn học đi sâu tìm hiểu về thế giới thơ và
con người thơ Xuân Quỳnh.
Đi sâu vào yếu tố giọng điệu thơ Xuân Quỳnh, trong bài “Cảm nhận về
thơ Xuân Quỳnh”, Lưu Khánh Thơ viết: “Thơ chị có một giọng điệu riêng


rất dễ nhận ra. Giọng điệu ở đây không phải là cách nói mà là cảm xúc, là
giọng điệu của tâm hồn. Một giọng điệu không kiểu cách, khiên cưỡng mà
luôn luôn tự nhiên, phóng khoáng. Chị thường hay chọn lời ru hoặc lấy cảm
hứng từ lời ru làm giọng điệu cho bài thơ của mình. Với những lời ru, Xuân
Quỳnh đã chọn được một giọng điệu thích hợp cho tiếng hát của tâm hồn chị,
tâm hồn một người mẹ nhân hậu, một người yêu đằm thắm và giàu hy sinh. Sử
dụng biện pháp nghệ thuật này, có lẽ chị muốn thơ mình là những lời ru ngọt
ngào, sâu lắng, chân thành” [11, 15].
Bàn về ngôn ngữ trong thơ Xuân Quỳnh, qua bài viết “Nhớ chị”, Lê
Minh Khuê đã viết: “Vẫn tiếp tục khám phá những cái đẹp của thế giới xung
quanh và nói bằng ngôn ngữ thơ chỉ riêng chị mới có được, thứ ngôn ngữ
cuốn hút, thấm được chất dân gian mà mới mẻ” [2, 174].
Nhận xét về đặc trưng thơ Xuân Quỳnh, trong bài “Con người và nhà
thơ”, Lại Nguyên Ân khẳng định: “Và chị đã văn chương hoá không ít, hơn
nữa đã cùng lứa tạo ra một kiểu “văn chương hoá” mới, một kiểu trang sức
mới. Nhưng cốt cách thơ Xuân Quỳnh qua mọi biến thái vẫn gắn bó với
những gì đã có nơi chị” [2, 138].
Lê Thị Ngọc Quỳnh cũng đã ghi lại những ấn tượng của mình đối với

Xuân Quỳnh trong bài “Thế giới thiếu nhi trong thơ Xuân Quỳnh” : “Xuân
Quỳnh được nhớ nhiều nhất có lẽ ở một phong cách, giọng điệu giàu nữ tính,
nhạy cảm và thiết tha trước cuộc đời… Đọc thơ chị, tôi cứ lạ! Chị làm thơ mà
cứ như người ta nói, kể, chuyện trò. Mà chị kể rất có duyên về những thứ
tưởng như không có gì đáng nói”.
Vương Trí Nhàn trong bài “Cuộc đời để lại” cho rằng: “Người ta
thường nói trong những người viết văn như mãi mãi có một đứa trẻ con, bỡ
ngỡ trước cuộc đời. Trong Xuân Quỳnh cũng có một đứa trẻ ấy, đôn hậu, cởi
mở, nhưng cũng ngỗ nghịch, ham hố, liều lĩnh và đặc biệt là rất cảm tính
trong nhận xét và đối xử” [3, 316 - 317].


Về mảng thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh, Vân Thanh trong bài “Xuân
Quỳnh với thơ thiếu nhi” đã đánh giá: “Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, thơ Xuân
Quỳnh nói chính lời trẻ thơ, nghĩ cách nghĩ của trẻ thơ. Rồi lại có thể tách ra
khỏi trẻ thơ, để ngụ vào đấy một triết lý hồn nhiên của sự sống, thứ triết lý mà
ở mỗi lứa tuổi có thể hấp thụ một cách riêng. ở đây, không có sự cao đạo, lên
giọng, truyền giảng đã đành, mà cũng không phải là lối nhại mượn, bắt
chước, cưa sừng làm nghé, khoác áo hoặc đeo băng trẻ em. Đọc Xuân Quỳnh,
thấy chị làm thơ thật dễ dàng. Cứ như mạch nước ngọt tuôn ra từ một mạch
nguồn trong trẻo” [4, 33].
Lý giải những nét đặc sắc trong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh, Đông Mai
trong “Xuân Quỳnh - một nửa cuộc đời tôi” đã viết: “Cuộc đời mồ côi khiến
cho Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quý giá như thế
nào đối với trẻ thơ, nên khi làm mẹ, Xuân Quỳnh dồn tất cả tâm hồn và sức
lực cho con. Trong thơ Quỳnh, tình mẹ con thật thiết tha, sâu đậm. Những
đứa con là nguồn thi hứng không bao giờ cạn của Xuân Quỳnh. Những bài
thơ nói về con, viết cho con chiếm số lượng lớn trong thơ Xuân Quỳnh. Và vì
vậy, ta cũng hiểu tại sao văn Quỳnh viết cho thiếu nhi lại dí dỏm, nồng ấm
tình người như vậy” [3, 221 - 223].

Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, tôi mong muốn đóng góp
một phần nhỏ công sức của mình vào việc nghiên cứu, tìm hiểu cái hay cái
đẹp trong thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi. Hi vọng việc thực hiện đề tài
này sẽ giúp ích nhiều cho bản thân tôi trong việc giảng dạy thơ Xuân
Quỳnh ở Tiểu học cũng như giới thiệu đến các em thiếu nhi các tác phẩm
của Xuân Quỳnh.
3. Mục đíc n

i n cứu

Tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi.


4. Đối tượn v p ạm vi n

i n cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi, cái đẹp
trong thơ viết cho thiếu nhi.
- Phạm vi nghiên cứu: Cái hay, cái đẹp trong thơ viết cho thiếu nhi.
Văn bản khảo sát: Tập thơ Bầu trời trong quả trứng (NXB Kim Đồng,
Hà Nội, 2006) và các bài thơ khác viết cho thiếu nhi trong một số tập thơ như
Hoa dọc chiến hào, Lời ru trên mặt đất…
5. P ươn p áp n

i n cứu

Để thực hiện đề tài này, ngoài việc thu thập tài liệu tham khảo, chúng
tôi còn sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
6. Bố cục k óa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Cái hay trong thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi.
Chương 2: Cái đẹp trong thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi.


CHƯƠNG 1 CÁI HAY TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
VIẾT CHO THIẾU NHI
1.1. Đôi nét về n
1.1.1. N

t ơ Xuân Quỳn v t ơ viết cho thiếu nhi
t ơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6-10-1942
trong một gia đình công chức tại xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây
(nay là Hà Nội). Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lại tục huyền nên ở với
bà nội và chị gái Đông Mai. Tháng 12 năm 1955, khi mới 13 tuổi, Xuân
Quỳnh được tuyển chọn vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được
đào tạo thành diễn viên múa. Xuân Quỳnh đã đi biểu diễn ở nhiều nước trên
thế giới và dự Đại hội Thanh niên, sinh viên thế giới năm 1959 tại Viên (Áo).
Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học ở Trường bồi dưỡng những người
viết văn trẻ (khóa I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Ngày 5-8-1963, sau khi từ
đảo Cô Tô trở về, Xuân Quỳnh quyết tâm theo đuổi con đường văn học. Từ
năm 1964 trở đi, Xuân Quỳnh trở thành biên tập báo Văn nghệ, NXB Tác
phẩm mới. Tại Đại hội các nhà văn Việt Nam lần thứ 3, Xuân Quỳnh được
bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm thơ của
Xuân Quỳnh đã được in tại Cộng hòa Dân chủ Đức, Pháp…

Xuân Quỳnh - một cô gái nghèo khổ, lớn lên giữa thời kì đất nước phải
đương đầu với vô vàn khó khăn kinh tế, chiến tranh nhưng Xuân Quỳnh khác
nào một cây xương rồng kiên cường và kì diệu trên sa mạc, vắt kiệt sức mình
để nở những bông hoa quý giá cho đời. Ngay từ tập thơ đầu tay Tơ tằm - Chồi
biếc Xuân Quỳnh đã được chú ý vì phong cách thơ mới mẻ, dễ mến. Trong đủ
25 năm cầm bút, Xuân Quỳnh để lại cho đời một hồn thơ vừa hồn nhiên tươi
tắn, vừa chân thành, đằm thắm, sôi nổi mãnh liệt, có khi cảm tính bồng bột
mà không kém phần ý nhị sâu xa.


Cũng như các nữ sĩ khác, Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống
xung quanh mình ở mọi phương diện: những khao khát, những rung động yêu
thương, những suy nghĩ, trăn trở của người phụ nữ. Vì lẽ đó, thơ Xuân Quỳnh
đều là thơ trữ tình. Hiện thực sôi động, phong phú thấm sâu vào hồn thơ Xuân
Quỳnh. Thơ Xuân Quỳnh tươi rói sự sống, thấm đượm tình người và chan
chứa một tình yêu lớn: yêu cuộc đời, yêu đất nước, yêu con người, yêu gia
đình, yêu bạn bè…
Con đường thơ ca của Xuân Quỳnh khá thuận lợi, thành công của Xuân
Quỳnh tăng lên theo thời gian nhờ vào sự nỗ lực hết mình của nhà thơ: “Cứ
đều đều vài ba năm lại có một tập thơ ra đời. Trong khi nhiều người già đi, cũ
đi, tự lặp lại mình trong thơ thì trên đại thể, thơ Xuân Quỳnh vẫn giữ được
cái duyên riêng, và cái hơi thơ trẻ trung, tươi tắn” [3, 317 - 318].
Ngòi bút Xuân Quỳnh đã được thử thách qua thời gian với nhiều loại
chủ đề khác nhau. Trong đó có những bài thơ tình yêu đạt tới đỉnh cao. Tình
yêu trong thơ Xuân Quỳnh thật nồng nàn, sâu lắng và cũng đượm nỗi thảng
thốt, lo âu. Tất cả đều được diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hầu
như không có cách điệu. Đó là thứ thơ đạt đến tầm cao của nghệ thuật, nhưng
vẫn dễ hiểu với đông đảo quần chúng, vẫn có thể gây được những xúc động
khác thường. Thơ tình Xuân Quỳnh được đánh giá rất cao: “Xuân Quỳnh từ
con người có nhu cầu tự ca hát về tình yêu và cuộc săn đuổi hạnh phúc của

chính mình thành một nhà thơ viết về tình yêu vào loại phong phú nhất trong
số những nhà thơ cùng thế hệ” [3, 211].
Trong mảng thơ ca thời chống Mỹ, cái tên Xuân Quỳnh được biết đến
qua hai tập thơ Hoa dọc chiến hào và Gió Lào cát trắng có những bài thơ
mang cảm hứng công dân, có tầm khái quát rộng lớn có thể tồn tại mãi mãi
những bằng chứng về sự phấn đấu của lớp người trẻ tuổi những năm chống
Mỹ.
Trong đời thơ không dài, nếu không nói là còn ngắn, Xuân Quỳnh vẫn
để lại một gia tài thơ cho thiếu nhi như là sự kết tinh, trải nghiệm của đời mình.


Nếu mảng thơ về tình yêu là lời nói của trái tim “Em trở về đúng nghĩa trái
tim em” thì trong thơ viết cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh đã, một lần nữa, từ tuổi
thơ của chính mình mà đến với tuổi thơ của các em. Đó là những mẩu chuyện
gọn, ngắn, xinh xắn và đời thường, hiện tại mà đẹp như cổ tích đầy những
hứng thú và bất ngờ, cũng là món quà thơm thảo mà chị dành cho trẻ thơ.
Tuy số lượng tác phẩm để lại không nhiều song Xuân Quỳnh cũng có
đóng góp đáng kể vào nền Văn học Việt Nam hiện đại.
Ngày 29-8-1988, định mệnh khắc nghiệt đã cướp đi người nữ sĩ tài hoa
của chúng ta. Xuân Quỳnh ra đi vĩnh viễn ở tuổi 46 - cái tuổi mà tài năng văn
học đang ở độ chín, trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị
xã Hải Dương, cùng chồng là nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và con
trai út Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi. Sự kết thúc bất ngờ ấy đã khiến cho tình
yêu mà Xuân Quỳnh hằng tôn thờ trở thành bất tử, làm cho Xuân Quỳnh và
thơ Xuân Quỳnh dường như càng đẹp ngời thêm lên bởi một vừng sáng kì
diệu của huyền thoại.
Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ
thuật vào năm 2001.
1.1.2. T ơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi
Có thể nói văn học thiếu nhi Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám

1945 ngày càng phát triển, phong phú về đề tài, thể loại, đa dạng về phong
cách và trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền văn học dân tộc. Nhìn
lại từng chặng đường đã đi qua, đặc biệt là từ khi Nhà xuất bản Kim Đồng
được thành lập (1957) ta thấy thơ thiếu nhi đã có những bước phát triển vững
chắc và đang tiếp tục đi lên cùng sự phát triển chung của văn học Việt Nam.
Phải nói rằng trong những năm gần đây, thơ viết cho thiếu nhi có nhiều thành
tựu đáng kể, đóng góp vào việc nuôi dưỡng tâm hồn các em. Ngày càng có
nhiều tập thơ, bài thơ có nội dung sâu sắc, có giá trị nghệ thuật cao, và có sức


sống bền lâu trong lòng bạn đọc. Trong số các nhà thơ viết cho thiếu nhi có
thể kể đến Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh đến với văn học thiếu nhi là từ lòng mẹ
yêu con tha thiết. Trong thiên chức làm mẹ, Xuân Quỳnh đã có một gia tài thơ
cho con và cũng là cho các thế hệ tuổi thơ khá dồi dào, thật ngộ nghĩnh, trong
trẻo và dễ thương. Nhà thơ không viết gì ngoài những kinh nghiệm mà mình
đã trải nghiệm. Phải chăng do tuổi thơ nhiều thiếu thốn, khao khát tình thương
nên khi làm mẹ, Xuân Quỳnh đã dồn tất cả bao yêu thương nồng nàn cho các
con, như một cách bù đắp những thiếu hụt và trống trải của đời mình.
Tình yêu thương con, tấm lòng bao dung và trí tuệ thông minh đã giúp
Xuân Quỳnh đến được, nhìn thấu được và phát hiện ra nhiều điều lạ ở thế giới
vốn đẹp, lung linh và rất sống động trong tâm hồn trẻ thơ. Từ đó tạo nên vẻ
đẹp, nét đặc sắc riêng trong những bài thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi nói
chung và cho con mình nói riêng.
Xuân Quỳnh hướng về phía trong sáng, trữ tình. Đó là ấn tượng đậm
nét nhất khi đọc thơ viết cho thiếu nhi của nhà thơ. Những nhận xét phù hợp
với tâm lý tuổi thơ, những cảm xúc tràn đầy của một tâm hồn tinh tế đã mang
lại cho các em một cảm giác thú vị:
Thế mà nắng cũng sợ rét
Nắng chui vào chăn cùng em
Chúng ta còn bắt gặp trong thơ Xuân Quỳnh lối nói quen thuộc, những

so sánh ngộ nghĩnh, dễ thương của các em. Bằng xét đoán thông minh và trí
tưởng tượng phong phú, Xuân Quỳnh làm vui cho trẻ và làm kinh ngạc cả
người lớn chúng ta:
Mí biết làm ra gió
Chỉ bằng chiếc quạt con
Mí còn làm ra cả đêm
Chỉ cần nhắm hai con mắt


Đó quả là logic đảo ngược, nhân thành ra quả mà quả lại thành nhân,
nhưng lại không có chút nào phi lý.
Đáng yêu và có ý nghĩa nhất là bài Cái ngoan của Mí. Em bé của Mí bị
ốm nên phải tiêm nhưng không khóc, Mí đã thưởng phiếu bé ngoan của mình
cho em. Các bạn bảo Mí:
Cho thế thì mình mất ngoan
Nỗi băn khoăn của Mí thật ngây thơ, triết lý “nhận” và “cho” đối với
trẻ đã được bà giải thích như một chân lý hồn nhiên:
Cái ngoan mà đem cho
Thì lại ngoan hơn nữa
Cứ như vậy, bằng những lời thơ nhẹ nhàng mà sâu sắc, Xuân Quỳnh đã
nói được với các em những lời khuyên bổ ích một cách giản dị, dễ nhớ và
thấm sâu.
Bản năng người mẹ, những cảm xúc tinh tế và nhìn mọi sự vật bằng
con mắt trẻ thơ đã tạo nên nét đáng yêu, đáng nhớ ở các bài thơ viết cho thiếu
nhi của Xuân Quỳnh. Trong khi đi thật sâu vào những trải nghiệm của bản
thân, qua một lối cảm, nghĩ và nhận xét tinh tế, thông minh, Xuân Quỳnh đã
gặp tất cả những bậc làm cha, làm mẹ, đã biểu đạt hộ họ những chân lý thông
thường mà không dễ ai cũng nói được tỏ tường với biết bao rung động và xúc
động.
Trong thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp lại tâm thức quen thuộc về hạnh phúc

là “nhận” và “cho”: “Đứng trước các em, tôi luôn cảm thấy tôi là người mắc
nợ, người có lỗi… Tôi tin rằng, có các em trên mặt đất này, các em sẽ giúp đỡ
tôi theo kịp được các em để những trang viết của tôi gần gũi và có ích cho
các em hơn” (Xuân Quỳnh, 1979, “Lời xin lỗi trước các em”, Báo Văn
nghệ số
812). Tiếc thay, tác động hai chiều như nhà thơ mong muốn và sự khơi nguồn


ở mạch viết này - với Xuân Quỳnh phải dừng lại đột ngột ở tuổi 46.


1.2. Sự p on p ú, đa dạng trong nội dung t ơ Xuân Quỳnh viết cho
thiếu nhi
1.2.1. Tìn cảm mẫu tử
Trong thơ Xuân Quỳnh, thế giới tình cảm của tuổi thơ thật sinh động và
dễ thương. Bài Tuổi ngựa là lời trẻ nhỏ nói với mẹ thật cảm động biết bao
khi bé cho rằng dù mai sau con có đi xa, nhưng con vẫn nhớ đường về với
mẹ, và mẹ ơi, mẹ đừng buồn:
Tuổi con là tuổi ngựa
Nhưng mẹ ơi đừng buồn
Dẫu cách núi, cách rừng
Dẫu cách sông, cách bể
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường
Bài Con yêu mẹ là lời nói chân thành của đứa con khi đem so sánh tình
yêu thương của mình với những thứ quý nhất mà nó có thể biết, có thể có
được như: ông trời, cả thành phố, hay trường học:
- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
…- Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ con mẹ đi tìm
Từ những phố này phố kia
Là con gặp ngay được mẹ
...- Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ
Thế nhưng tình yêu của con rộng lớn bao la quá, mẹ muốn tình yêu của
con dành cho mẹ là cái gì giản dị, gần gũi với con hàng ngày cơ. Thế là con
mới chợt nhớ ra:


Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó.
-À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đấy
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế
“Con yêu mẹ bằng con dế” - ngộ nghĩnh, đáng yêu và đơn giản đến bất
ngờ. Ý tưởng đột ngột ấy ta chỉ có thể bắt gặp ở trẻ con. Lời thơ như nói được
nghĩ suy của con trẻ và là tiếng nói của tình mẫu tử.
Người mẹ Xuân Quỳnh từ tình yêu con nồng đượm, từ hạnh phúc làm
mẹ ngọt ngào đã mang vào thơ bao khám phá thú vị về kiểu tư duy hồn nhiên
đến lạ kì của con trẻ. Chị say mê khai thác trí tưởng tượng phong phú của các
em qua nhiều bài thơ, chị viết về tính tò mò, ham hiểu biết, hay hỏi của bé
thơ. Đó là những câu hỏi dồn dập không dứt, mà có khi người lớn không sao
giải thích hết. Các câu hỏi: Vì sao? Vì sao? Mùa đông nắng ở đâu? Tại sao gà
con sinh ra?…

Vì sao con cóc
Nó hay nghiến răng
Vì sao con cò
Nó không nhắm mắt
Không có chân, có cánh
Mà lại gọi con sông
Không có lá có cành
Lại gọi là ngọn gió…


Bài thơ cứ thế mà kéo dài bởi thế giới tự nhiên trước mắt trẻ con là vô
tận. Thế nhưng các bạn đọc nhí không thể đọc mãi, nên bài thơ cũng đến lúc
phải dừng lại:
Con vịt con bé tí
Không mẹ, nó không buồn
Mà mẹ mới ra đường
Vì sao con đã nhớ?
Như một cách làm thơ cho trẻ em, từ thế giới tự nhiên, Xuân Quỳnh dẫn
các em về lại thế giới con người. Cách dẫn dắt thông minh, thú vị. Từ câu hỏi,
chị chuyển sang câu xác định, mà sự xác định ở đây là của tình mẹ con. Xuân
Quỳnh là một trong số ít nhà thơ viết cho thiếu nhi đã rất thành công trong sử
dụng cách lý giải tự nhiên thông qua cái nhìn trẻ thơ, rồi từ thế giới tự nhiên
mà chuyển sang thế giới người, đưa cuộc sống xã hội đến gần các em hơn.
Bên cạnh tình cảm dành cho mẹ, trẻ con vẫn còn dành tình cảm cho
người bố, đặc biệt là những người bố vì công việc mà phải sống xa gia đình.
Trong bài Thư gửi bố ngoài đảo là nỗi niềm khát khao nhớ bố của em
nhỏ:
… Nhớ bố con học chăm
Con quét nhà giúp mẹ…
Bố ơi từ hôm qua

Con biết xem đồng hồ.
Tết con muốn gửi bố
Cái bánh chưng cho vui
Nhưng bánh thì to quá
Mà hòm thư nhỏ thôi.


Gửi hoa lại sợ héo
Đường ra đảo xa xôi
Con viết thư gửi vậy
Hẳn bố bằng lòng thôi
Lấy trẻ em làm nhân vật trung tâm, tập thơ Bầu trời trong quả trứng là
sự khám phá thú vị về thế giới thần tiên của tuổi thơ. Đặt mình vào thế giới
đó, trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh lý giải về nguồn
gốc của sự sống, trong đó trẻ con ra đời đầu tiên trên thế gian, kế đó mới là
ông bà, cha mẹ, sông núi, biển, trời… Tất tật đều sinh ra sau và đều vì lũ trẻ.
Chuyện bắt đầu bằng hai câu thơ:
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trong tư duy dân gian: trời sinh ra muôn loài, còn với Xuân Quỳnh,
sau trời là trẻ con. Trẻ con được sinh ra như là khởi nguyên của tất cả. Sau
chúng mới là sinh thành của tất cả những gì làm nên thế giới. Và thế giới,
trong cách dẫn dắt của người kể cổ tích Xuân Quỳnh là gồm một trật tự các sự
vật xuất hiện theo một logic chặt chẽ bên trong: do nhu cầu của trẻ mà có, từ
mặt trời, rồi cây cỏ, chim muông, đến sông ngòi, biển mây, đường sá:
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ…
Rồi mới đến mẹ, vì trẻ con cần tình yêu và lời ru. Rồi đến bà, vì trẻ cần

nghe chuyện. Sau bà mới đến bố, vì trẻ cần hiểu biết hơn. Do nhu cầu hiểu biết
của trẻ mà sinh ra chữ, bàn ghế, thầy giáo và phấn, bảng. Từ bảng mà có lớp
học:
…Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru


Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc.
…..Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó.
…Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ….
Và bài thơ kết thúc:
Thầy viết chữ thật to:
“Chuyện loài người” trước nhất
Có thể nói bài thơ kết thúc trong một trật tự ngược thế nhưng tất cả
chúng ta và các em không ai thấy bất ngờ, hoặc phản đối trước sự vô lý đó,
mà ngược lại còn thích thú về sự có lý của một chuỗi những điều vô lý đó. Vì
cái trật tự ngược, cái logic đã làm nền bao trùm cho cả bài thơ, đó là: một
cuộc sống tồn tại bắt đầu từ sự chăm sóc trẻ thơ, vì tất cả nhu cầu của con trẻ.
Tình yêu thương con trẻ trong thơ Xuân Quỳnh là tình cảm mẹ yêu
thương con rất thiêng liêng cao quý ngay khi con chưa ra đời:
Mẹ đan tấm áo nhỏ
Bây giờ đang mùa xuân
Mẹ thêu vào chiếc khăn

Cái hoa và cái lá…
Cả nhà mong con thế
Con chả biết được đâu
Mẹ ghi lại để sau


Lớn lên rồi con đọc
(Con chả biết được đâu)
Xuân Quỳnh mừng Tuấn Anh - con riêng của chồng cũ đang ở lứa tuổi
tiểu học, mừng con thêm một tuổi theo cái cách như để chính cậu bé đang
huyên thuyên kể công trạng, ham học, ham làm giúp bà, giúp mẹ:
Bài toán làm tuy khó
Con cũng giải được mà
Con đóng sổ lao động
Ghi việc con giúp bà
Nào dọn cơm, quét nhà
Nào nhặt rau, lấy muối
Con mấy lần thêm tuổi
Chân trời xa nhích lại
Hay viết cho Minh Vũ đang ở tuổi hay hỏi và tự cắt nghĩa một cách
ngây ngô đến đáng yêu, bé chưa biết kể chuyện như anh:
Tuy má chẳng sinh con
Con vẫn hay gọi má
- Má ơi, ai sinh cá Ai
làm ra cái kem Đêm
sao lại màu đen
Ban ngày sao màu trắng?
Hãy xem cách nhà thơ giảng giải cho con, thật đáng yêu mà tinh tế,
trong vắt như suối thần tiên, như những khúc nhạc dạo đầu chắp cánh cho mơ
ước tuổi thơ:

Ban ngày làm bằng nắng
Màu xanh làm bằng cây
Quả ớt làm bằng cay
Tiếng ồn sinh tàu điện…


A lại còn cái kem
Thì làm bằng mùa rét…
Với bài thơ Mẹ và con, một lần nữa nhà thơ thể hiện tình cảm của
người mẹ thương yêu con bằng tất cả tấm lòng của một người mẹ. Đó là “tất
cả là vì con, cho con”, bởi theo Xuân Quỳnh đứa con chính là lẽ sống, là hạnh
phúc của người mẹ:
Mẹ ơi, bông hoa kia
Là của ai hở mẹ
Cái màu xanh trên cửa
Kia nữa là của ai?...
… Là của con nữa đó
Cả mẹ cũng của con
Con ôm mẹ con hôn
-Của con sao nhiều thế?
-Ừ của con nhiều quá
Nhưng mẹ lại nhiều hơn
Vì tất cả của con
Mà con là của mẹ
Xuân Quỳnh còn nhiều bài thơ thật cảm động về tình mẫu tử, chị yêu
con bằng kinh nghiệm của một người mẹ đã sống trải qua thời chiến tranh,
phải biết giữ gìn, nuôi dưỡng con thơ giữa bao hiểm nguy bất trắc. Thương
con, nhà thơ cũng hiểu được sự thiếu thốn của con trẻ trong những năm tháng
chiến tranh.
Tuổi thơ của con là bài thơ xúc động về cuộc sống của các em nhỏ

dưới hầm địa đạo của đất Vĩnh Linh, Quảng Trị anh hùng. Một cuộc sống
không ít khó khăn nhưng cũng đầy lạc quan, thi vị. Tuổi thơ của trẻ cũng phải
buộc làm quen với bom đạn, với đường hầm:


Tuổi thơ con có những gì
Có con cười với mắt tre trong hầm
Có làn gió sớm vào thăm
Có ông trăng rằm sơ tán cùng con
Tình thương lẫn với lo âu, xót xa:
….Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi
Con chơi với đất, con chơi với hầm
Mong ngày, mong tháng, mong năm
Một năm con vịn vách hầm con đi…
(Tuổi thơ của con)
Xuân Quỳnh viết nhiều, viết hay về tình mẫu tử bởi chị không chỉ viết
bằng tâm hồn của người nghệ sĩ, bằng tấm lòng của một người mẹ mà còn
bằng những mặc cảm côi cút của tuổi thơ mình. Sự thiếu thốn hơi ấm tình mẹ
cha trong tuổi thơ của Xuân Quỳnh đã dấy lên khát khao được giãi bày, được
bù đắp, được chia sẻ, được an ủi và nó được cụ thể hoá qua những vần thơ
ngọt ngào, chan chứa tình mẫu tử.
Và với sự nhạy cảm đặc biệt của một đứa con gái mồ côi, Xuân Quỳnh
đã có những lời thơ thấm thía, tinh tế cho một đứa trẻ sớm chịu cảnh chia ly
của cha mẹ. Chị đã vượt qua được mối quan hệ vốn phức tạp, khó khăn xưa
nay giữa dì hai và con chồng, giúp đứa trẻ thoát khỏi mặc cảm về một gia
đình chưa hoàn hảo. Chỉ bằng mấy câu thơ, Xuân Quỳnh đã xoá tan mặc cảm
trong lòng một đứa bé đáng thương.
… Con làm bằng yêu thương
Của cha và của mẹ
Của ông và của bà

Của má nữa - biết không
Con làm bằng tất cả
(Cắt nghĩa)


Bằng những lời thơ nhẹ nhàng mà sâu sắc, Xuân Quỳnh đã mang cho
các em những lời khuyên bổ ích một cách giản dị, dễ nhớ và thấm sâu. Dạy
cho trẻ giàu mơ mộng và tưởng tượng là điều cần thiết nhưng chưa đủ, cần
phải giúp cho các em tập nhận thức sự vật một cách chính xác phù hợp với
lứa tuổi. Từ thực tế của đời sống cần phải biết vun đắp cho trẻ nhỏ những hiểu
biết nhất định về thế giới xung quanh mình.
1.2.2. T ơ Xuân Quỳn man đến cho trẻ nhữn b i ọc iáo dục đạo
đức cụ thể
Đáng yêu và có ý nghĩa nhất là bài Cái ngoan của Mí. Em bé của Mí bị
ốm, phải tiêm thuốc nhưng bé không khóc. Mí đã thưởng phiếu bé ngoan của
mình cho em. Các bạn bảo Mí:
Cho thế thì Mí mất cái ngoan
Nỗi băn khoăn của Mí rất ngây thơ và đây là lời giải đáp rất kịp thời
của bà:
…. Nhưng cứ nghĩ mà xem
Cái ngoan đâu có mất
Như bài hát Mí học
Cô dạy cô vẫn còn
Như cái chữ bố xem
Chữ vẫn nguyên trong sách
Bà thấy Mí thắc mắc
Bà cười bảo “Mí à
Cái ngoan mà đem cho
Lại càng ngoan hơn nữa”
Với trẻ nhỏ, khi được đến trường, hình ảnh cô nuôi dạy trẻ được các

cháu rất yêu quý và vô cùng ngưỡng mộ:
Trông cô cũng giống mọi người
Mà cô biết nhiều lắm đấy!


×