Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Khảo sát một số hình tượng trong truyện nguyễn ngọc thuần qua hai tác phẩm vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và một thiên nằm mộng (2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.69 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THÙY LINH

KHẢO SÁT MỘT SỐ HÌNH TƯỢNG TRONG
TRUYỆN NGUYỄN NGỌC THUẦN QUA HAI
TÁC PHẨM VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA
SỔ VÀ MỘT THIÊN NẰM MỘNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Người hướng dẫn khoa học
ThS. TRẦN THỊ MINH

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô trong khoa Giáo
dục Tiểu học, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Trần Thị Minh người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thùy Linh


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin khẳng định đề tài: Khảo sát một số hình tượng trong truyện
Nguyễn Ngọc Thuần qua hai tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và
Một thiên nằm mộng là kết quả của riêng mình, đồng thời đề tài này không
trùng với kết quả của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thùy Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. NGUYỄN NGỌC THUẦN VÀ CON ĐƯỜNG ĐẾN
VỚI VĂN CHƯƠNG ...................................................................................... 8
1.1. Vài nét về con người và cuộc đời Nguyễn Ngọc Thuần............................ 8
1.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Thuần ..................................... 11
1.2.1. Qua phát ngôn trực tiếp ................................................................ 12
1.2.2. Qua văn chương............................................................................ 17
1.3. Cơ sở hình thành thế giới hình tượng truyện Nguyễn Ngọc Thuần ........ 20
1.3.1. Ảnh hưởng của gia đình, quê hương và môi trường sống ............ 20
1.3.2. Ảnh hưởng từ phương thức sáng tạo của họa sĩ.......................... 22
CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG TRUYỆN NGUYỄN NGỌC
THUẦN TRONG HAI TÁC PHẨM VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ

CỬA SỔ
VÀ MỘT THIÊN NẰM MỘNG .................................................................... 24
2.1. Hình tượng nhân vật trẻ em...................................................................... 24
2.1.1. Nhân vật em bé bé bỏng, ngây thơ................................................ 24
2.1.2. Nhân vật em bé tinh tế, nhạy cảm ................................................. 27
2.1.3. Nhân vật em bé với những giấc mơ đẹp........................................ 32
2.2. Hình tượng các nhân vật khác.................................................................. 34
2.2.1. Nhân vật có tính cách lạ lùng, hình dạng khác thường................ 34


2.2.2. Nhân vật có tấm lòng cao cả......................................................... 39
2.2.3. Nhân vật mang những nét văn hóa dân gian truyền thống của
người Việt ................................................................................................. 44
2.3. Hình tượng thiên nhiên ............................................................................ 46
2.3.1. Bức tranh thiên nhiên đồng quê thôn dã, tươi đẹp, trong trẻo ..... 46
2.3.2. Bức tranh thiên nhiên biến đổi theo thời gian .............................. 49
2.3.3. Bức tranh thiên nhiên gắn với tâm trạng và cuộc sống của
con người................................................................................................. 51
KẾT LUẬN .................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 58


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học thiếu nhi là bộ phận cấu thành và có vị trí đặc biệt trong
nền văn học dân tộc. Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc hình
thành nhân cách và làm giàu có tâm hồn con người ngay từ thời thơ ấu. Văn
học viết cho thiếu nhi ở nước ta ra đời khá muộn nhưng đã có những bước
phát triển mạnh mẽ với những tác giả nổi bật như Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ
Quảng, Trần Đăng Khoa… Tiếp bước thế hệ nhà văn đi trước là sự xuất hiện

của những nhà văn viết cho thiếu nhi cũng rất tâm huyết như Nguyễn Nhật
Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc
Thuần… Trong đó, Nguyễn Ngọc Thuần là gương mặt nhà văn trẻ có sức viết
khá dồi dào và đặc biệt có duyên với truyện viết cho thiếu nhi. Anh viết với
niềm đam mê, cần mẫn như con tằm nhả tơ và đã liên tục đạt được những giải
cao trong một khoảng thời gian rất ngắn:
Giải ba cuộc vận động sáng tác “Văn học tuổi 20” lần thứ II do Nhà
xuất bản Trẻ, Báo Tuổi trẻ và Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
với tác phẩm Giăng giăng tơ nhện (2000);
Giải A cuộc thi “Văn học thiếu nhi vì tương lai đất nước” lần III với tác
phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (2002); đồng thời tác phẩm đặc sắc này
cũng được giải văn học thiếu nhi Peter Pan - Giải thưởng của Ủy ban Quốc tế
về sách dành cho thanh thiếu nhi tại Thụy Điển năm 2008;
Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim
Đồng với tác phẩm Một thiên nằm mộng (2002);

NguyÔn Thïy

1

Líp: K36B -


Giải B cuộc thi sáng tác “Văn học cho tuổi trẻ” do Nhà xuất bản Thanh
niên và Nhà xuất bản Văn nghệ tổ chức với tác phẩm Trên đồi cao chăn bầy
thiên sứ (2004);
Nguyễn Ngọc Thuần cũng vinh dự được bình chọn là một trong mười
gương mặt trẻ tiêu biểu nhất năm 2004 do Trung ương Đoàn và Quỹ hỗ trợ
Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức.
1.2. Về văn chương, những tác phẩm của anh đã gây ấn tượng sâu sắc

cho bạn đọc, kể cả những độc giả khó tính cũng bị thuyết phục bởi những
trang văn đẹp đẽ, mới lạ, một ngòi bút tươi trẻ. Nguyễn Ngọc Thuần đã đưa
bạn đọc đến với một thế giới vừa hư vừa thực thấm đẫm chất thơ. Không cần
đến những xung đột, những phiêu lưu, những tình huống gay cấn nhiều kịch
tính, chỉ là những chuyện thường ngày với những khám phá nho nhỏ thú vị,
tác giả đã đánh thức trái tim con người, để mở ra một cánh cửa cảm nhận
cuộc sống, đồng thời tạo nên một thế giới tươi sáng, mơ hồ và quyến rũ.
1.3. Mặc dù đã có khá nhiều bài viết về Nguyễn Ngọc Thuần nhưng
cho đến nay, gần như chưa có công trình nào nghiên cứu kĩ lưỡng về thế giới
hình tượng trong sáng tác của nhà văn này. Xung quanh truyện Nguyễn Ngọc
Thuần không có quá nhiều tranh cãi, xung đột và những ý kiến trái chiều như
sáng tác của nhiều nhà văn hiện đại cùng thời. Nhưng không vì thế mà tác
phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần bị lãng quên mà dường như ngược lại, cùng
với thời gian, những giá trị cao đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc trong các
sáng tác của anh ngày càng được tìm hiểu và nghiên cứu nhiều hơn.
Vì những lý do trên cùng niềm yêu thích văn học thiếu nhi, tôi đã chọn
đề tài: “Khảo sát một số hình tượng trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần qua hai
tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và Một thiên nằm mộng” để làm khóa
luận tốt nghiệp đại học. Nghiên cứu về đề tài này giúp tôi rất nhiều trong công
tác giảng dạy sau này. Các bài học rút ra từ hai tập truyện này là công cụ giáo
NguyÔn Thïy

2

Líp: K36B -


dục sắc bén với trẻ thơ. Hiểu được giá trị đích thực của hai tập truyện sẽ là cơ
sở vững chắc cho công tác giáo dục trẻ nói chung, cho hoạt động phát triển
tình cảm đạo đức lối sống cho trẻ nói riêng.

2. Lịch sử vấn đề
Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần đang được nhiều
độc giả quan tâm đón đọc. Qua những tác phẩm của mình, nhà văn đã khắc
họa nổi bật tâm lý của trẻ thơ, những linh hồn bé bỏng với những ước mơ,
khát vọng chính đáng và trong sáng; một thế giới tưởng tượng đầy huyền ảo,
một tấm lòng nhân ái bao la. Bằng những hình tượng chân thực nhất, gần gũi
nhất, Nguyễn Ngọc Thuần đã truyền đến cho trẻ thơ những bài học về đạo
đức nhẹ nhàng, sâu sắc thông qua những triết lý gần gũi. Từ năm 2000 trở lại
đây, anh đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Những tác phẩm xuất sắc ấy đã
đem lại cho anh nhiều giải thưởng lớn của Nhà xuất bản Trẻ và Hội Nhà văn
Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Kim Đồng, giải thưởng Peter Pan của
Thụy Điển… Những thành quả của Nguyễn Ngọc Thuần không những được
ghi nhận bằng các giải thưởng văn học cao quý mà còn được Thủ tướng chính
phủ trao tặng bằng khen “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2004”.
Chính vì thế, truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần đã thu hút
được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu phê bình trong cả nước.
Tuy nhiên, những bài nghiên cứu phê bình chưa nhiều, chủ yếu dừng lại ở
một số bài báo, lời nhận xét khái quát hay những bài phỏng vấn.
Trên trang báo điện tử cand.com, Toàn Nguyễn trong bài Nguyễn Ngọc
Thuần - “Hoàng tử bé” biến mất đã viết: “Sự xuất hiện của anh trong làng
văn, với Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng đã tạo nên một
thế giới tươi sáng, mơ hồ mà quyến rũ. Sự đẹp đẽ của những trang văn
Nguyễn Ngọc Thuần đã “đánh gục” sự nghi ngờ của những nhà văn lão thành.

NguyÔn Thïy

3

Líp: K36B -



Ngay cả những nhà phê bình khó tính nhất cũng chấm cho anh trên điểm 5
trong thang điểm 10” [5].
Trong một bài viết khác trên blog yume.vn, Trần Viết Nhi nhận xét về
truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần: “Cái đẹp trong văn xuôi
thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần xuất phát từ điểm nhìn dưới cặp mắt trẻ thơ
của nhà văn. Sự kết hợp giữa các yếu tố màu sắc, đường nét trong hội họa, sự
giản dị, trong sáng và tinh khiết trong ngôn từ và giọng văn đầy chất cổ tích
trong từng trang viết của anh đã tạo nên mối giao cảm đa chiều giữa nhân vật
với nhân vật, nhân vật với độc giả và giữa độc giả với tác giả” [6]. Quả thật,
với độc giả thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần mãi là người bạn của trẻ em bởi vì
anh biết đồng cảm, chia sẻ cùng trẻ những nỗi niềm tâm sự, thấu hiểu nỗi lòng
con trẻ. Đồng cảm với những trang văn của Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Viết
Nhi trong bài viết Triết lí về giá trị con người trong truyện thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần tiếp tục biểu lộ cảm xúc: “thật nhẹ nhàng, thấm thía
nhưng cũng không kém phần sâu sắc! Qua những dòng văn đậm sắc màu triết
lý, Nguyễn Ngọc Thuần đã gửi gắm những quan niệm của mình về giá trị của
con người. Đó là cách tiếp cận mới mẻ, qua sự thể hiện sáng tạo, sâu sắc, tế vi
và mang đậm tính nhân văn” [7].
Sau khi Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2001 - 2002 kết thúc, nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh trưởng ban chung khảo trong bản tổng kết cuộc thi
Những tín hiệu mới đã nhận định về nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần và tác phẩm
của anh như sau: “Sau tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Nguyễn Ngọc
Thuần tiếp tục đem lại cho chúng ta sự thú vị qua truyện vừa Một thiên nằm
mộng với lối viết lạ, trong trẻo và giàu chất thơ. Bằng cái nhìn hồn nhiên và
ngạc nhiên của trẻ thơ, bằng những nắm bắt tinh tế, những phát hiện ngộ
nghĩnh nhưng có sức gợi lớn, qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Thuần thế giới
quen thuộc của chúng ta bỗng hiện lên mới mẻ, tinh khôi như mới sinh thành”
[17; trang bìa].
NguyÔn Thïy


4

Líp: K36B -


Nhà văn Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét về truyện Vừa nhắm mắt vừa
mở cửa sổ: “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã thật sự là một cú đúp ngoạn
mục về văn chương. Mỗi truyện ngắn nho nhỏ trong đó đã là một truyện tặng
cho bạn đọc trẻ thơ, lại vừa là một truyện dành cho người lớn. Bởi chúng
nhiều tầng nghĩa, giàu chất thơ, và có lẽ, bởi cả tác phẩm chính là kết quả cái
nhìn độc đáo của một chủ thể thi sĩ viết văn xuôi, với động thái đắm đuối nhị
nguyên rất mới lạ: Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ... nhìn ra thế giới. Và chỉ
để phát hiện ra rằng “thế giới” chính là tất cả những gì thân thuộc, thân mến
nhất ngay ở trước mắt: Khu vườn nhỏ cạnh cửa sổ nhà mình, cuộc sống hằng
ngày êm đềm của cha mẹ, bạn bè, cô giáo, hàng xóm láng giềng kế bên, và...
thật thú vị, ở ngay trong trái tim của chính mình, khiến mình phải viết... ra
giấy, cho chính mình trước hết” [12].
Nhà văn Hồ Anh Thái lại có suy nghĩ khác: “Nghĩ ngợi loay hoay, nhân
đọc cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Ðọc xong ngẩn ngơ lâu lâu. Văn
phong đẹp, trong vắt. Người đọc soi vào đấy, thấy cả những ao ước tuổi thơ
mình. Ðúng giọng đúng kiểu trẻ con, không phải giả vờ ngọng nghịu như
phần lớn người viết truyện thiếu nhi dễ mắc. Nhưng cũng không tự nhiên chủ
nghĩa ú ớ trẻ con mãi. Sau khi đã tạo dựng được một thế giới trẻ con đáng tin
cậy, tác giả khéo lồng vào đó chất lãng mạn tuyệt vời khiến những ai từng là
trẻ con đều phải bâng khuâng” [11].
PGS.TS Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình văn học thiếu nhi cũng có
nhận xét, đánh giá về nhà văn trẻ này như sau: “Nguyễn Ngọc Thuần có lối
viết không mới mà vẫn lạ. Anh thu hút người đọc ở giọng văn trong trẻo, với
cái nhìn hồn nhiên, đầy sự ngạc nhiên thơ trẻ. Thế giới xung quanh rất quen

thuộc qua con mắt của anh bỗng trở nên sống động, tinh khôi, trong vắt và
đầy yêu thương, mới lạ. Nguyễn Ngọc Thuần được coi là một hiện tượng của
văn học thiếu nhi Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI” [3; 19].
NguyÔn Thïy

5

Líp: K36B -


Qua khảo sát tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng: Nhìn chung, những
nhận xét, đánh giá của những độc giả yêu mến, của các nhà văn, nhà nghiên
cứu phê bình về truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần hầu hết
mới chỉ là những bài nhận xét khái quát về giá trị các tác phẩm đó mang đến
cho độc giả hoặc là những nhận xét về một tác phẩm cụ thể. Đó là những giá
trị nhân văn về con người và cuộc sống, về những gì thân thuộc xung quanh
mà nhiều khi chúng ta không để ý. Truyện của anh gần gũi với các em thiếu
nhi bởi anh nhìn cuộc sống dưới con mắt của trẻ thơ, anh đồng cảm và chia sẻ
với các em. Với lối viết nhẹ nhàng, giàu chất thơ và đầy ý nghĩa, truyện của
Nguyễn Ngọc Thuần đã để lại nhiều cảm xúc sâu lắng trong lòng độc giả.
Bản thân tôi thấy những đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình về
truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần còn rất ít. Đặc biệt, đề tài:
“Khảo sát một số hình tượng trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần qua hai tác
phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và Một thiên nằm mộng” là một đề tài khá
mới và cũng có ít tác giả nghiên cứu. Là độc giả yêu mến truyện viết cho thiếu
nhi của Nguyễn Ngọc Thuần và là sinh viên năm thứ tư khoa Giáo dục Tiểu
học, tôi mong muốn đóng góp thêm một số ý kiến để có thể nhận diện, đánh
giá đúng cá tính, tài năng nghệ thuật của nhà văn, đồng thời trên cơ sở đó đánh
giá đúng những đóng góp của anh đối với văn học thiếu nhi Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này giúp cho bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn về
truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng đặc biệt là nắm
vững được hệ thống hình tượng trong truyện, giúp phục vụ thiết thực cho việc
giảng dạy sau này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận này tập trung tìm hiểu về những hình tượng cụ thể trong
truyện Nguyễn Ngọc Thuần.
NguyÔn Thïy

6

Líp: K36B -


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu một số hình tượng tiêu biểu được
Nguyễn Ngọc Thuần xây dựng trong hai tác phẩm được giải: Vừa nhắm mắt
vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học.
- Phương pháp so sánh văn học.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của khóa luận được triển khai thành hai chương:
Chương 1: Nguyễn Ngọc Thuần và con đường đến với văn chương
Chương 2: Hình tượng truyện Nguyễn Ngọc Thuần trong hai tác phẩm
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và Một thiên nằm mộng


NguyÔn Thïy

7

Líp: K36B -


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NGUYỄN NGỌC THUẦN VÀ CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI
VĂN CHƯƠNG
1.1. Vài nét về con người và cuộc đời Nguyễn Ngọc Thuần
Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972 trong một gia đình nông dân nghèo
khó tại xóm Phò Trì, xã Tân Thiện, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Cha
mất sớm từ năm anh chưa tròn mười tuổi. Học hết THPT, anh lên Thành phố
Hồ Chí Minh học và kiếm sống. Khi còn học đại học, Nguyễn Ngọc Thuần đã
từng vẽ minh họa cho báo Nhi Đồng thành phố và làm biên tập văn xuôi cho
báo Mực Tím. Năm 2003, Nguyễn Ngọc Thuần tốt nghiệp trường Đại học Mỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện anh đang sống và công tác tại báo Tuổi
trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Ngọc Thuần xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khó.
Quê anh là một vùng thuần nông, người dân quanh năm chỉ biết gắn bó với
đồng ruộng: “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Dường như cái nắng cái gió
nơi đây đã làm con người anh thêm rắn rỏi, gắn bó với quê hương như dòng
nước mát trong chảy mãi đến muôn đời. Nó là nguồn cảm hứng bất tận để anh
cho ra đời nhiều tác phẩm hay và đặc sắc, là món quà vô giá anh dành tặng
độc giả. Khi nói về quê hương, Nguyễn Ngọc Thuần đã từng tâm sự: “Quê
hương tôi là những khoảng trời rộng rãi. Nằm đâu cũng có thể ngủ được, ở
đâu cũng có một mùi thơm lúa non, mùi rạ, mùi cây lá được ủ ê trong ngập
ngụa không khí…” [6]. Quê hương tươi đẹp là thế nên trong tâm thức anh lúc

nào cũng hướng về nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó tuổi thơ êm
đềm và hạnh phúc. Sống ở thành phố nơi phồn hoa đô thị, ồn ào náo nhiệt
nhưng thật lòng anh chỉ muốn về quê, nơi mà cuộc sống trôi qua êm đềm,
giản dị. Chính vì vậy, trong các trang truyện của Nguyễn Ngọc Thuần người
NguyÔn Thïy

8

Líp: K36B -


đọc luôn được thả hồn mình theo không gian mênh mông của cánh đồng quê,
con sông quê, và khu vườn đầy ắp hoa thơm trái ngọt.
Sinh ra trong một gia đình khó khăn về mặt kinh tế, nhưng Nguyễn
Ngọc Thuần may mắn được sống trong sự thương yêu đùm bọc của bố mẹ,
anh chị em và những người ruột thịt thân thiết, những người hàng xóm tốt
bụng. Vì thế, các tác phẩm của anh luôn tràn ngập tình yêu thương, sự quan
tâm, sẻ chia của mọi người dành cho nhau thật nồng ấm. Với anh sự quan
tâm, yêu thương, chia sẻ giữa người với người là một tình thương lớn, một
điều đáng trân trọng.
Đến với văn chương như là duyên nợ và thật tình cờ Nguyễn Ngọc
Thuần đã từng chia sẻ: “Tất cả bắt đầu từ một sự tình cờ. Một hôm, tôi ghé
chơi nhà người dì, nhìn thấy một cái máy đánh chữ cũ kỹ bụi bám đầy... Tôi
bèn mang ra lau dầu. Lau dầu xong, tiện tay tôi gõ chơi vài chữ rồi ngẫu hứng
viết lung tung, không ngờ càng viết lại càng thấy thích... Từ đó, tôi bắt đầu viết
và dần dần hình thành ý thức viết. Đến lúc ấy tôi mới tập trung học ngữ
pháp...” [8]. Tình cờ đến với văn chương nhưng những tác phẩm anh viết ra
hầu như đều nhận được giải thưởng mà toàn là giải cao. Như vậy, những giải
thưởng mà anh đạt được không phải do may mắn mà do sự nỗ lực sáng tạo
không biết mệt mỏi và niềm đam mê cháy bỏng đối với văn chương.

Chuyên ngành mỹ thuật là niềm đam mê Nguyễn Ngọc Thuần theo đuổi
thời đại học. Dường như mối duyên giữa mỹ thuật và văn chương thật gắn
bó và gần gũi trong anh. Những nhân vật được anh vẽ nên trong những bức
tranh cũng giống như những nhân vật được anh khắc họa trong các tác
phẩm văn học. Đó là kết quả sáng tạo nghệ thuật của một họa sĩ viết văn.
Độc giả yêu mến anh, những nhà phê bình văn học đánh giá cao anh bởi văn
xuôi của anh là sự hòa hợp giữa hội họa và văn học. Tất cả các tác phẩm
Nguyễn Ngọc Thuần viết ra đều được anh tự minh họa bằng những hình
ảnh sinh động, đó cũng
NguyÔn Thïy

9

Líp: K36B -


chính là một kênh liên kết giúp độc giả hiểu sâu sắc ý nghĩa của truyện. Viết
cho thiếu nhi đã khó, viết để đạt giải nhiều như Nguyễn Ngọc Thuần càng khó
hơn. Anh cho rằng, khi viết văn thì điều đầu tiên phải hiểu rõ là mình viết cho
đối tượng nào để có những điều chỉnh phù hợp. Khi viết cho thiếu nhi anh đã
đặt mình vào vị trí của một đứa trẻ để xem chúng có hiểu không, có thích thú
không. Có được thành công lớn như vậy là bởi anh viết bằng cả tấm lòng yêu
thương con trẻ, bằng cả ý thức trách nhiệm của người cầm bút. Đọc truyện
của anh, ta thấy thấp thoáng hình ảnh của một nhà tâm lí học, một người bạn
của trẻ thơ đồng thời toát lên vẻ đẹp của đường nét, màu sắc trong hội họa. Tất
cả hội tụ lại làm nên tính nhân văn sâu sắc trong các tác phẩm của anh.
Để viết nên tác phẩm, nhà văn cần phải có vốn hiểu biết phong phú.
Nguyễn Ngọc Thuần rất ít đọc sách, nhưng cuốn nào thích thì đọc cả chục lần
cho đến khi không còn thích nữa.Với anh, đọc một cuốn sách thì phải “chôm”
lấy một điều gì đó, không được nhiều thì cũng phải được ít. Có như vậy dần

dần mới tích lũy được nhiều điều về vốn sống, vốn văn hóa, nó là kiến thức
bổ ích cho quá trình sáng tác của anh. Không chỉ tìm hiểu kiến thức qua sách
vở mà Nguyễn Ngọc Thuần còn tìm hiểu từ chính cuộc sống thực tế. Anh tâm
sự: “Trước đây, tôi nhận nuôi “dùm” gia đình cả gần chục đứa cháu! Gần gũi
với trẻ con, người ta phát hiện ra nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Trong thế
giới trẻ thơ, mọi việc thật nhẹ nhàng, không lo toan. Cứ thử tưởng tượng,
trong một gia đình, khi có biến cố xảy ra thì những đau buồn ấy được trẻ con
cảm nhận một cách nhẹ nhàng hơn, ít bi lụy hơn. Người lớn nên học nhìn đời
bằng đôi mắt của trẻ thơ để thấy cuộc sống thanh thản, đáng sống hơn” [4].
Những điều giản dị mà anh cảm nhận được từ những đứa trẻ ấy chính là
điều được anh phản ánh trong tác phẩm của mình. Những nhân vật trong các
tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần đều bắt nguồn từ anh nhưng không phải là
anh. Anh chỉ mượn cảnh làng quê, cuộc sống thời thơ ấu làm nền cho câu
chuyện mà
NguyÔn Thïy

10

Líp: K36B -


anh kể cho độc giả. Những tình cảm thân yêu của bố, mẹ, anh chị, bạn bè
trong các tác phẩm là những cảm nhận của chính anh đã trải qua thời thơ ấu.
Vì “từ nhỏ, tôi đã là một đứa trẻ giàu có về tinh thần... Trong gia đình, tôi là
con út, lại là con trai duy nhất trong nhà nên rất được mọi người chiều
chuộng, hầu như muốn gì được nấy. Đó là tài sản lớn nhất và quý giá nhất mà
tôi sở hữu” [4]. Tình cảm của gia đình, bạn bè chính là vốn sống quý giá giúp
nhà văn thêm trưởng thành và đem đến cho độc giả những tác phẩm văn học
có giá trị.
Như vậy, vốn sống, vốn văn hóa của Nguyễn Ngọc Thuần được tích lũy

từ chính cuộc đời; bắt đầu từ khi anh còn là một cậu bé học trường làng đến
khi trưởng thành, học tập tại trường Đại học Mỹ thuật và công tác tại báo Mực
Tím, báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Với những trải nghiệm thú vị và
những bài học rút ra từ cuộc sống, Nguyễn Ngọc Thuần, bằng tài năng và sự
sáng tạo tuyệt vời đã cho ra đời một loạt các tác phẩm hay được nhiều độc giả
yêu mến. Hy vọng rằng trong thời gian không xa anh sẽ tiếp tục cho ra đời
nhiều tác phẩm có giá trị để không phụ sự kì vọng của bạn đọc.
1.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Thuần
Quan niệm nghệ thuật được hiểu là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con
người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho khả năng thể hiện đời
sống với một chiều sâu nào đó. Là sự miêu tả hữu hạn của thế giới vô hạn, là
cuộc đời, hình tượng văn học phải được mở đầu và kết thúc, con người và
cảnh vật phải được nhìn ở góc độ nào đó. Để tái hiện cuộc sống con người,
tác giả phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới và với bản thân, cách
họ sống, hành động và suy nghĩ, điều họ quan tâm và không quan tâm trong
cuộc đời. Tổng hợp tất cả mọi điều đó tạo thành mô hình nghệ thuật về thế
giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để khắc họa hình tượng của
những con người và số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải
quyết xung đột, xây dựng kết cấu tác phẩm.
NguyÔn Thïy

11

Líp: K36B -


Quan niệm nghệ thuật của một nhà văn có thể được phát biểu trực tiếp
dưới dạng những tuyên ngôn, bài tiểu luận, song nó chủ yếu được thể hiện
trong sáng tác. Nói đến quan niệm nghệ thuật là nói đến sự sáng tạo về chất
trong cảm thụ và miêu tả đời sống: “Quan niệm nghệ thuật là một phạm trù

nghệ thuật học, nó gắn với quan niệm thế giới quan, triết học và xã hội học về
con người và thế giới nói chung nhưng tự bản thân nó là một ý thức hệ, đặc
biệt gắn liền với miêu tả nghệ thuật. Đó là ý thức hệ nhân bản mà mục đích là
khám phá ngày càng sâu sắc con người như nó tự cảm thấy trong tự nhiên, xã
hội và lịch sử với tất cả sự phong phú, tinh tế” [10].
Vì vậy, việc hiểu được quan niệm nghệ thuật của một nhà văn có thể
xem như cầm được chìa khoá để đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn đó.
1.2.1. Qua phát ngôn trực tiếp
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Thuần trước hết được thể hiện
qua những phát ngôn trực tiếp của anh về văn chương nghệ thuật trong những
bài trả lời phỏng vấn, trao đổi.
Với anh, khi viết văn thì điều đầu tiên là phải xác định được đối tượng
mình phản ánh để có những điều chỉnh thích hợp. Đó là “viết cho ai”. Người
cầm bút trước tiên phải xác định được đối tượng sẽ tiếp nhận những điều
mình viết ra. Nguyễn Ngọc Thuần quan niệm: “Viết cho thiếu nhi và viết cho
người lớn cũng là một cách viết nhưng tôi tìm cách trình bày câu văn sao cho
ngắn gọn, dễ hiểu. Khi viết, tôi đặt mình vào vị thế một đứa trẻ để xem chúng
có hiểu không, có thích thú không. Tôi cứ viết các ý tứ ra hết, thấy chỗ nào
hơi “quá tầm” một chút là gạch bỏ, cứ gạch chỗ này, xóa chỗ kia cho đến khi
nào thấy “được”. Viết truyện cho người lớn đọc thì dễ hơn nhiều, mình nghĩ
gì thì cứ viết vậy…” [13]. Theo Nguyễn Ngọc Thuần, viết cho người lớn
thường dễ thành công hơn viết cho thiếu nhi. Khi viết cho người lớn, các nhà
văn dường như đang được tâm sự, chia sẻ những điều mình được trải nghiệm,
NguyÔn Thïy

12

Líp: K36B -



nhưng viết cho thiếu nhi thì phải vận dụng tối đa trí tưởng tượng, sự quan sát
cũng như cảm nhận của mình. Bởi lẽ lúc đó tuổi thơ đã qua, thời đại đã khác
cho nên phải viết sao cho đúng với tuổi thơ nói chung, với thời đại mình đang
sống và đang viết nói riêng. Đây là yêu cầu không phải dễ đối với người cầm
bút. Nguyễn Ngọc Thuần cũng thế, anh viết cho cả thiếu nhi và người lớn.
Nhưng dường như anh có duyên hơn khi viết cho thiếu nhi, hầu hết các tác
phẩm viết cho thiếu nhi của anh đều được giải và được độc giả yêu thích, đón
nhận nồng nhiệt. Một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên thành công
đó là do ngay từ khi đặt bút viết, anh đã xác định được đối tượng phục vụ.
Với Nguyễn Ngọc Thuần, cuộc chơi văn chương luôn cần một tinh thần
đẹp. Bởi lẽ người ta tìm đến văn chương không phải để cập nhật thông tin mà
là để tìm những cảm xúc và sự suy tưởng. Mỗi người viết có quyền lựa chọn
bối cảnh không gian và thời gian cho tác phẩm của mình, vấn đề là anh không
được đánh mất tinh thần nhân văn của nó. Trong cuộc sống hiện đại, người ta
luôn khao khát tìm cái đẹp. Tìm đến văn chương, độc giả mong muốn được
thưởng thức những trang văn hay, những cảm xúc đẹp và trí tưởng tượng
được thăng hoa, sự suy tưởng được thể hiện tột cùng. Có thể đó là những
trang văn viết về cái xấu xa, độc ác nhưng thông qua những trang viết về cái
xấu đó, nhà văn muốn gửi đến những thông điệp về cái đẹp, về tính nhân văn.
Và đó mới thực sự là mục đích cuối cùng của văn chương. Anh cũng cho
rằng: “Nếu xem văn chương là một cuộc chơi lớn thì điều quan trọng không
phải anh chơi nhiều hay chơi ít, lâu hay mau. Anh chỉ có thể xuất hiện để chơi
một lần nhưng chơi sao cho đẹp mới là quan trọng” [13]. Chỉ một câu phát
biểu ngắn gọn nhưng qua đó có thể thấy được ý thức tạo dựng, khẳng định
phong cách của Nguyễn Ngọc Thuần. Anh hiểu rằng bước vào thế giới của
văn chương, chữ nghĩa là bắt đầu một cuộc chơi mà ở đó có rất nhiều luật lệ
khắt khe, không phải ai cũng có thể tham gia và càng không phải ai cũng có
NguyÔn Thïy

13


Líp: K36B -


thể thành công. Điều quan trọng là khi đã tham gia vào cuộc chơi lớn đó thì
việc chơi ít hay lâu không phải là vấn đề chính mà việc mình đã để lại được
dấu ấn như thế nào, để khi mình từ giã rồi mà nhiều người vẫn còn nhớ đến
mình với những ấn tượng tốt đẹp mới là quan trọng. Anh cho rằng: “Viết
không đẹp thì đừng viết: tôi quan niệm văn chương thì phải đẹp. Trong đó yếu
tố con người là quan trọng nhất. Tôi là dân mỹ thuật, nếu viết không đẹp thì
đừng viết” [19]. Anh luôn mơ ước cái đẹp từ mối giao cảm giữa người với
người. Văn chương nghệ thuật thuộc nhiều về năng khiếu nên không thể bị gò
ép hay bắt buộc là có thể viết được “chỉ viết khi cảm thấy rất tự do, thoải mái,
không bị trói buộc, không chịu một sức ép nào” [9]. Đó là lúc mà cảm xúc của
anh thăng hoa, cây bút và trí tưởng tượng được kết hợp để tạo nên những
trang viết đẹp. Và những trang viết đó, theo quan niệm của anh thì phải xuất
phát từ con người, từ mối giao hòa giữa con người với con người, giữa con
người với thiên nhiên. Chính vì thế, bạn đọc có thể thấy các nhân vật trong
sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần luôn cư xử với nhau rất hòa nhã, rất tốt, ít va
chạm. Thiên nhiên cũng được miêu tả trong sự tương ứng với con người để tô
điểm và đẹp hơn. Thực tế là anh đã viết được những gì như anh nghĩ và mơ
ước.
Nguyễn Ngọc Thuần quan niệm nghệ thuật, văn chương phải luôn có
những phát hiện mới lạ, đặc sắc. Anh thấy rằng thế giới chính là những gì
thân thuộc, thương mến nhất, ngay ở trước mắt: khu vườn nhỏ cạnh cửa sổ
nhà mình, cuộc sống hàng ngày êm đềm của cha mẹ, bạn bè, cô giáo, hàng
xóm láng giềng kế bên và thật thú vị, ở ngay trong trái tim của chính mình.
Tất cả những rung động về những điều bình thường của đời sống đã khiến
Nguyễn Ngọc Thuần phải viết ra giấy như để chia sẻ, giãi bày và hướng mọi
người về với tuổi thơ, cái tuổi đẹp nhất với nhiều mộng mơ trong trắng, tinh

khôi. Người đọc không chỉ tìm thấy trong trang văn của Nguyễn Ngọc Thuần
những khu vườn mến yêu, những điều thân thuộc, những tình cảm thương
NguyÔn Thïy

14

Líp: K36B -


mến mà dường như họ còn tìm thấy cả tuổi thơ của mình ở đó, thấy được
những cảm xúc đẹp một thời đã qua. Vì vậy, khi gấp trang sách lại, dường
như trong mỗi người đều lắng đọng những cảm xúc êm ái, nhẹ nhàng.
Nguyễn Ngọc Thuần có những suy nghĩ, quan điểm rất độc đáo và mới
mẻ: Anh nhận thấy cái phổ quát là cái ít giá trị, chỉ là cái đến sau, anh lập
luận: một cuốn sách hay phải là một cuốn sách khác biệt trước đã, sau đó nó
tức khắc trở thành phổ quát: “Tôi nghĩ đơn giản rằng: thế giới thiếu thứ gì thì
thứ đó trở thành vấn đề toàn cầu. Thế giới này chắc chắn thiếu tình thương,
thiếu sự sẻ chia, cái đói vẫn còn, cái chết oan uổng vẫn còn, đó là vấn đề toàn
cầu… Nhà văn toàn cầu không phải là nhà văn sáng chế ra một loại ngôn ngữ
mới, điều đó về bản chất là thừa, mà anh ta phải chính là kẻ phân phối sự
thiếu hụt đó” [9]. Chính vì thế mà bạn đọc thấy trong những trang văn của
Nguyễn Ngọc Thuần, dù viết cho thiếu nhi hay người lớn thì cũng luôn đầy ắp
tình thương mến, lòng nhân đạo, tình người. Khi được nhận giải Peter Pan
cho cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, anh không cho rằng vì cuốn sách đó
mang tính phổ quát mà điều quan trọng là cuốn sách đã mang đến cho độc giả
những điều mà họ đang thiếu trong cuộc sống thường nhật: đó là tình thương,
là sự sẻ chia của những con người trong cùng một làng quê. Những trang viết
về tình thương đó không chỉ xuất phát từ những gì Nguyễn Ngọc Thuần trải
qua mà còn bắt nguồn từ chính mong muốn, tấm lòng nhân đạo của nhà văn
với cuộc sống, con người. Quả thật đây là một quan niệm nghệ thuật rất sâu

sắc mà không phải người cầm bút nào cũng có thể thấm nhuần được. Anh cho
rằng: văn chương xuất phát từ tâm tính. Đó cũng chính là một yếu tố quan
trọng góp phần tạo nên giọng kể chuyện vừa cổ tích vừa hiện đại trong văn
xuôi Nguyễn Ngọc Thuần. Anh tự nhận mình có trái tim hơi cổ điển. Với một
cuộc sống riêng hơi chậm trong việc hòa đồng với môi trường nên anh đưa
vào văn chương cái nhìn cuộc sống lạc quan hơn bản tính vốn có của anh và
NguyÔn Thïy

15

Líp: K36B -


có phần “lạ biệt” hơn so với cuộc sống đang diễn ra xung quanh. Chính vì thế,
người đọc luôn thấy thế giới trong những trang văn của anh thật nhẹ nhàng,
đầm ấm và tươi đẹp, không có tranh đấu cũng không có nhiều mâu thuẫn,
xung đột gay gắt mà bao trùm lên tất cả là tình người, tình yêu thiên nhiên.
Nguyễn Ngọc Thuần đã nhận thấy những tác dụng to lớn của văn
chương đối với bản thân: Văn chương giúp tôi hiểu về giá trị bản thân hơn
những gì tôi nghĩ về mình. Anh luôn trăn trở khi viết: những câu chuyện, suy
tư, những mộng tưởng của mình và của tác phẩm văn chương nói chung: liệu
có cần cho cuộc đời không, khi mà không có chúng, cuộc đời vẫn trôi, như
nước chảy qua cầu. Chính những suy nghĩ này đã cho bạn đọc thấy được trái
tim nhân hậu của anh: Anh luôn mong muốn mang đến cho cuộc đời những
điều mới mẻ, những đóng góp để cuộc đời này có ý nghĩa hơn đối với mỗi
người. Đây chính là những suy nghĩ đúng đắn của một nhà văn chân chính.
Với Nguyễn Ngọc Thuần, miêu tả một thế giới không phải chỉ nhìn
bằng mắt mà bằng những rung động với thiên nhiên, với tình bạn và cả những
triết lý tưởng như ngây ngô nhưng lại rất có sức nặng. Tác giả tâm sự: “Khi
viết, tôi không đặt ý đồ bố cục cho cuốn sách, mà cứ viết một mạch, cho đến

khi cảm thấy đủ rồi thì dừng lại. Tôi từ từ khám phá ra nhân vật của mình,
mỗi lúc một mới mẻ, bất ngờ, khi đó nhân vật mới sinh ra” [20]. Anh cũng
luôn tự nhủ: “Các bậc tiền bối đã viết hết, nói hết rồi. Những người viết trẻ chỉ
còn bối cảnh, không gian, thời gian là mới thôi. Cái khó nữa là người trẻ
làm sao gọi đúng tên của thời đại mình” [20]. Trong viết văn, cảm xúc luôn
được đề cao, người viết văn không thể viết được những trang văn hay,
những trang viết đẹp nếu như họ chỉ viết bằng những điều mình quan sát
được. Để tạo nên những trang văn hay, đẹp thì ngoài những điều quan sát,
người viết còn phải thể hiện lên trang giấy những điều mình cảm nhận, những
rung động từ sâu thẳm tâm hồn để từ đó có cách cảm nhận riêng của mình về
những điều quan sát được, rồi rút
NguyÔn Thïy

16

Líp: K36B -


ra những bài học nhân văn. Đó không phải là một việc dễ. Nó phụ thuộc nhiều
vào trí tưởng tượng, sự rung động và đặc biệt là sức sáng tạo của mỗi người.
Chính vì thấm nhuần được những điều đó nên hầu hết các trang viết của
Nguyễn Ngọc Thuần không chỉ chứa đựng thực tế phong phú, đa dạng anh
quan sát được mà còn ẩn chứa biết bao những cảm nhận tinh tế, sự rung động
và sức sáng tạo mãnh liệt.
1.2.2. Qua văn chương
Những quan niệm về nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Thuần trong các
phát ngôn trực tiếp đã hỗ trợ, hoàn thiện hơn cho quan niệm nghệ thuật được
thể hiện trong các sáng tác cụ thể góp phần tạo nên dấu ấn, phong cách của
anh trên văn đàn cũng như trong lòng bạn đọc.
Nếu như trong các phát ngôn trực tiếp, Nguyễn Ngọc Thuần nói rằng

những ý tưởng viết của anh đều xuất phát từ làng quê, nông thôn, từ những
mảnh vườn, những ao làng thì các nhân vật nghệ sĩ của anh trong các sáng tác
dường như cũng có quan điểm tương tự. Tiêu biểu là nhân vật nhà thơ trong
Người đàn bà, gã bán thịt và nhà thơ. Nhà thơ được tái hiện: “Tên nhà thơ
này có một điểm kì lạ là rất sợ những tiếng ồn ào của đô thị, xa rời đám đông
và ghét những ngày chủ nhật. Đối với gã, lang thang phố xá vào ngày chủ
nhật là một cực hình. Gã thích sống một thế giới không có ai, mọi đường phố
phải ngủ trong mê mệt, mọi cây cành rũ lá và gào thét trong im lặng về một
nỗi đau cành nhánh nào đó. Gã muốn bầu trời và mặt đất phải giao phối với
nhau, đám mây phải mang tin báo bão, con người đứng trước mọi sự vật phải
hòa tan và tiêu, chảy ra…” [14; 106]. Gã nhà thơ có những suy nghĩ thật lạ.
Bởi lẽ, gã đang đi tìm nguồn cảm hứng để sáng tác. Trong hành trình gian khổ
đó, gã chỉ thấy thật sự thăng hoa, có cảm xúc khi được sống ở những vùng
nông thôn, làng quê, được hòa mình trong thiên nhiên, đất trời, được giao hòa
cùng mọi người, được sống hết mình với cảnh vật. Đó cũng chính là quan
NguyÔn Thïy

17

Líp: K36B -


niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Thuần. Trong những trang văn của anh
luôn tràn ngập làng cảnh, tràn ngập thiên nhiên. Ở đó luôn có sự giao hòa
giữa con người với thiên nhiên.
Nguyễn Ngọc Thuần đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa hiện thực
và nghệ thuật. Anh cho rằng: “Có thể nói đây là một bài học mất cân đối giữa
các thành phần: hiện thực và thơ ca. Anh sống bằng tư duy thơ ca, trong khi
bông hồng và hướng dương lại chịu sức nặng của thời tiết, nguồn sống, mặt
đất… giá trị của thực tại” [16; 62]. Một cái đầu bay bổng, lơ lửng trên mây

phải luôn được nâng đỡ bằng hiện thực thì mới có thể tồn tại được lâu dài.
Cũng như cái đẹp phải xuất phát từ hiện thực thì mới là cái đẹp thực sự, có thể
sống và tồn tại trong lòng người. Theo anh, con người sống ở thế giới này thì
cần phải luôn điều chỉnh, cân đối giữa hiện thực và nghệ thuật. Nghệ thuật
cần phải bắt nguồn và dường như luôn chịu ảnh hưởng từ hiện thực. Những
trang văn của Nguyễn Ngọc Thuần được cho là như những đám mây lơ lửng
và bay bổng. Tuy nhiên, trong chất thơ bay bổng đó là cả một hiện thực sống
động của tuổi thơ anh, của cuộc sống bao kiếp người lao động hiền hòa, chất
phác. Vấn đề ở đây là anh nhìn cuộc sống theo một góc tiếp cận khác nên
người đọc cảm thấy ít khốc liệt và dữ dội hơn so với cuộc sống đang diễn ra
quanh mình.
Anh nhận thấy: “Ngôn ngữ chỉ đưa người ta đi xa hơn bản thân mình,
nhìn rõ hơn nhưng không đưa đến cho người ta một phương pháp chữa trị. Có
những căn bệnh đến từ ngôn ngữ, nhưng cũng có những căn bệnh, ngôn ngữ
chỉ là kẻ đứng ngoài hàng rào” [16; 200]. Phải chăng, ở đây, Nguyễn Ngọc
Thuần muốn nói đến vai trò, tác dụng của ngôn ngữ nói riêng, của văn
chương nói chung? Anh từng cho rằng chữ nghĩa rất dễ gây cho con người ảo
giác. Nhưng anh cũng nhận thấy rất rõ sức mạnh của chữ nghĩa: “tôi tin nếu
đúng là chữ nghĩa thì nó luôn luôn có sức mạnh.Chữ nghĩa có thể phá hủy
NguyÔn Thïy

18

Líp: K36B -


hoặc làm lành cuộc đời tôi. Cũng nhờ chữ nghĩa, tôi được người khác trân
trọng hơn, so với tôi lúc còn là một thằng bé buồn chán tự ý bỏ học vào năm
lớp 10 và không làm gì khác” [20]. Anh đặc biệt đề cao sức mạnh của ngôn
ngữ trong việc hình thành trí tưởng tượng hay sự liên tưởng: “Cô chị cả vừa

nhìn thấy vội chạy ra ôm chặt thằng bé lại. Trong những bài học ngôn ngữ, cô
đã loại từ “giết” ra khỏi hệ thống ngôn từ. Tại sao phải dạy cho một đứa trẻ từ
này? Tại sao thế giới con người lại sản sinh ra từ này? Nó có thật sự cần thiết
không? Nó làm cho con người hung hăng hơn. Trong khi đó, có hàng vạn
ngôn từ đáng yêu lại không biết đến. Chưa kể, một ngôn ngữ sẽ cho con
người ta nếp nghĩ. Khi đọc từ “giết”, đương nhiên đứa con của cô sẽ hình
dung ra sự việc đó như thế nào. Có khác nào đang cung cấp cho nó một vũ
khí” [16; 227]. Là cái vỏ của tư duy, ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ văn học
nói riêng liên quan mật thiết với ý thức và ý thức văn học, phản ánh một cách
cụ thể, chính xác, sinh động những biến đổi của tư duy văn học. Vì vậy,
Nguyễn Ngọc Thuần hiểu rất rõ sức mạnh của ngôn ngữ trong việc biểu đạt,
truyền tải dụng ý của người viết đến bạn đọc. Anh luôn ý thức được việc dùng
những ngôn ngữ trong sáng sẽ góp phần không nhỏ vào việc hình thành ý
thức sử dụng ngôn ngữ cũng như hoàn thiện những tính thiện cho bạn đọc. Có
thể nói đây cũng là một nét quan trọng của quan niệm nghệ thuật góp phần tạo
nên đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của anh.
Là một nghệ sĩ - họa sĩ, Nguyễn Ngọc Thuần hiểu rất rõ một điều quan
trọng trong sáng tạo nghệ thuật: Sự kém sáng tạo sẽ dẫn đến nhàm chán. Anh
còn quan niệm: Năng khiếu chẳng qua là đặt đúng chỗ thôi. Vì hiểu được điều
đó mà nhân vật trong truyện Quanh co vẫn chuyện bông hồng đã cảm thấy
“cái ước muốn là ca sĩ cũng phần nào nguôi ngoai trong tôi” [15; 47]. Chính
vì hiểu được quy luật đào thải khắc nghiệt của văn chương nghệ thuật nên qua
những trang viết của mình, anh luôn không ngừng tìm tòi, thử nghiệm cách
NguyÔn Thïy

19

Líp: K36B -



viết mới lạ, độc đáo, sáng tạo để mang đến cho độc giả những cảm giác khoan
khoái, dễ chịu sau khi gấp lại những trang văn của anh. Và cũng chính sự
sáng tạo không ngừng nghỉ này đã mang lại cho anh những giải thưởng cao
quý mà không phải nhà văn nào cũng có thể đạt được.
Có thể nói, với những trang viết của mình, Nguyễn Ngọc Thuần đã góp
một tiếng nói làm đa dạng thêm cho văn học Việt Nam đương đại. Anh đã
đem đến cho người đọc hình dung về văn học và cách cảm thụ không giống
như trước nữa, giúp cho độc giả tìm được những dư âm trong trẻo, hồn nhiên
còn lắng lại trong tâm hồn mình.
1.3. Cơ sở hình thành thế giới hình tượng truyện Nguyễn Ngọc Thuần
1.3.1. Ảnh hưởng của gia đình, quê hương và môi trường sống
Theo dõi những tâm sự của Nguyễn Ngọc Thuần qua các cuộc phỏng
vấn và nghiên cứu cụ thể các tác phẩm của anh, có thể thấy sự sáng tạo thế
giới hình tượng truyện Nguyễn Ngọc Thuần có phần chịu ảnh hưởng lớn từ
yếu tố gia đình, quê hương và môi trường sống.
Nguyễn Ngọc Thuần tâm sự rằng: “Mẹ tôi dạy tôi hai điều: đừng bao
giờ cay nghiệt vì mình có cuộc sống khốn khó, hoặc đem cái khốn khó đó mà
dằn hắt người khác; và một miếng thịt ngon cũng cần một nhát cắt có đường
nét, huống hồ là văn vẻ” [13]. Có lẽ đây chính là điều răn dạy được anh khắc
ghi nhất. Vì thế trong sáng tác của anh, người ta không thấy vẻ khinh
miệt sự nghèo khó, không thấy than thở vì nghèo khó mà chỉ thấy sự cố gắng,
nỗ lực để thoát khỏi cảnh nghèo đói. Đặc biệt là trong nghèo đói, người ta vẫn
rất giàu tình yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Mỗi tác
phẩm của anh đều để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc về tình người, thể
hiện “đường nét” và phong cách sáng tác của anh.
Các nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Thuần hầu hết đều xuất thân
từ nghèo khó. Anh lý giải rằng bản thân anh sinh ra trong cảnh nghèo. Cái
tinh
NguyÔn Thïy


20

Líp: K36B -


×