Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu qủa kinh tế các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố hà nội trong giai đoạn quản lý vận hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 142 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Kết quả nêu trong
luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình
thức nào và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Các
thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc tài liệu tham khảo
đúng quy định.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2016
Tác giả

Phan Đức Hiện

i


LỜI CÁM ƠN
Được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là PGS.TS.
Nguyễn Bá Uân cùng với sự nỗ lực của bản thân. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận
văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bá Uân, đã hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện
luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Khoa Kinh tế và Quản lý,
phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy lợi đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình.
Tác giả chân thành cảm ơn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi
Hà Nội, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã động viên, khích lệ tác giả học tập và thực hiện luận văn này.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo
của các thầy cô cũng như những ý kiến đóng góp quý báu của bạn bè và đồng nghiệp.


Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2016
Tác giả

Phan Đức Hiện

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC..... ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ..........................xi
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... xiii
1. Tính cấp thiết của Đề tài.......................................................................................... xiii
2.
Mục
tiêu
nghiên
.................................................................................................xiv

cứu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................xiv
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................xiv

5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu................................................................xv
6. Kết quả dự kiến đạt được...........................................................................................xv
7. Nội dung của luận văn..............................................................................................xv
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI.............................................................................................1
1.1. Tổng quan về hệ thống công trình thuỷ lợi ..............................................................1
1.1.1. Khái quát về hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) ...............................................1
1.1.1.1. Thủy lợi (TL)......................................................................................................1
1.1.1.2. Công trình thủy lợi và hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) .............................2
1.1.1.3. Khai thác các công trình thuỷ lợi........................................................................3
1.1.2. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi .......................3
1.1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc.....................................................3
1.1.2.2. Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc....................................................3
1.1.2.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
gồm các công việc ...........................................................................................................4
1.1.3. Vai trò của hệ thống công trình thuỷ lợi trong nền kinh tế quốc dân....................4
1.1.3.1. Những ảnh hưởng tích cực .................................................................................5
1.1.3.2. Những ảnh hưởng tiêu cực .................................................................................9
1.2. Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi ở nước ta ...................................................9
1.2.1. Hiện trạng các hệ thống công trình thủy lợi ..........................................................9

3


1.2.2. Tình hình quản lý khai thác các hệ thống công trình thủy lợi.............................10
1.2.2.1. Về tổ chức quản lý, khai thác CTTL ................................................................10
1.2.2.2. Về cơ chế chính sách quản lý khai thác CTTL ................................................10
1.2.3. Các mặt hiệu quả mà công trình thủy lợi mang lại..............................................11
1.3. Hiệu quả kinh tế của hệ thống công trình thủy lợi .................................................13
1.3.1. Khái niệm và nguyên tắc xác định hiệu quả kinh tế của CTTL ..........................13

1.3.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế..............................................................................13
1.3.1.2. Khái niệm hiệu quả kinh tế của CTTL .............................................................13
1.3.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của CTTL......................................14
1.3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của CTTL theo phương pháp định tính..................14
1.3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của CTTL theo phương pháp định lượng...............15
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của CTTL ...............................................16
1.3.3.1. Chỉ tiêu giá trị thu nhập ròng (giá trị hiện tại ròng) - NPV..............................16
1.3.3.2. Chỉ tiêu tỷ số lợi ích và chi phí - B/C...............................................................17
1.3.3.3. Chỉ tiêu Hệ số nội hoàn - IRR ..........................................................................18
1.3.3.4. Phân tích tác động của CTTL đối với kinh tế xã hội vùng hưởng lợi..............19
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của CTTL trong giai đoạn quản lý
khai thác.........................................................................................................................23
1.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan.......................................................................................23
1.4.1.1. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý khai thác công trình thủy lợi .......................23
1.4.1.2. Công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống công trình ...............24
1.4.1.3. Tổ chức hộ dùng nước và sự tham gia của cộng đồng những người hưởng lợi
vào việc xây dựng, sử dụng, bảo vệ công trình .............................................................24
1.4.1.4. Cơ chế chính sách trong quản lý khai thác công trình thủy lợi ........................24
1.4.1.5. Xây dựng và khai thác công trình thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu ..25
1.4.2. Nhóm nhân tố khách quan ...................................................................................25
1.4.2.1. Điều kiện thời tiết, khí hậu biến đổi .................................................................25
1.4.2.2. Tác động bất lợi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ................................25
1.5. Kinh nghiệm thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả CTTL trong giai đoạn quản lý
khai thác.........................................................................................................................26
1.6. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..........................27
1.6.1. Kết quả điều tra về quản lý, khai thác và sử dụng công trình thủy lợi................27
1.6.2. Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có ban hành
kèm theo quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT...................... .......................................................................................................28
1.6.3. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước.............................28


4


1.6.4. Các luận văn các các thạc sĩ ................................................................................29
Kết luận chương 1 .........................................................................................................29
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ VẬN
HÀNH............................................................................................................................30
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội .....................................30
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................30
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................30
2.2. Hiện trạng các công trình thuỷ nông trên địa bàn thành phố Hà Nội.....................30
2.2.1. Hiện trạng đầu tư xây dựng và phân cấp quản lý ................................................30
2.2.1.1. Hiện trạng phân cấp quản lý hệ thống thủy lợi của thành phố Hà Nội ............30
2.2.1.2. Tình hình đầu tư xây dựng các dự án thủy lợi ở thành phố Hà Nội trong thời
gian qua..........................................................................................................................32
2.2.2. Hiện trạng thủy lợi phục vụ nông nghiệp và dân sinh kinh tế.............................32
2.2.2.1. Hiện trạng hệ thống CTTL phục vụ nông nghiệp và dân sinh kinh tế ở Hà Nội
.......................................................................................................................................33
2.2.2.2. Hiện trạng tổ chức quản lý hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp
và dân sinh kinh tế ở Hà Nội .........................................................................................34
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số công trình thuỷ lợi tiêu biểu trên địa bàn
thành phố Hà Nội...........................................................................................................38
2.3.1. Công trình hồ chứa nước Đồng Đò, huyện Sóc Sơn ...........................................39
2.3.1.1. Hiệu quả kinh tế theo thiết kế...........................................................................39
2.3.1.2. Hiệu quả kinh tế thực tế của các công trình .....................................................43
2.3.2. Dự án hệ thống trạm bơm tưới Xuân Dương, huyện Sóc Sơn ............................49
2.3.2.1. Hiệu quả kinh tế theo thiết kế...........................................................................49
2.3.2.2. Hiệu quả kinh tế thực tế của các công trình .....................................................56

2.4. Phân tích những thành công và hạn chế trong việc phát huy hiệu quả kinh tế của
hệ thống các CTTL trong giai đoạn quản lý vận hành ..................................................60
2.4.1. Những thành công ...............................................................................................60
2.4.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân ..................................................63
2.4.2.1. Những hạn chế..................................................................................................63
2.4.2.2. Nguyên nhân.....................................................................................................66
Kết luận chương 2 .........................................................................................................70
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CTTL TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ VẬN HÀNH..71

5


3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội .................................71
3.1.1. Định hướng chung ...............................................................................................71
3.1.1.1. Phương hướng chung........................................................................................71
3.1.1.2. Về mục tiêu tổng quát.......................................................................................71
3.1.1.3. Các nhiệm vụ chủ yếu ......................................................................................71
3.1.1.4. Các khâu đột phá ..............................................................................................72
3.1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch...........................................................................................72
3.2. Chủ trương đầu tư và quản lý vận hành các công trình thủy lợi ............................73
3.2.1. Chủ trương đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi ..........................................73
3.2.1.1. Quan điểm.........................................................................................................73
3.2.1.2. Mục tiêu, định hướng chung.............................................................................74
3.2.2. Định hướng trong công tác quản lý vận hành các công trình..............................74
3.2.2.1. Một số quan điểm .............................................................................................74
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác CTTL ..........75
3.2.2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ................................................76
3.2.2.4. Áp dụng trên diện rộng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý khai thác
công trình thủy lợi .........................................................................................................76

3.2.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thủy lợi và nhận thức người dân...........76
3.3. Những cơ hội và thách thức trong đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các CTTL
trên địa bàn thành phố Hà Nội.......................................................................................77
3.3.1. Những cơ hội .......................................................................................................77
3.3.2. Những thách thức ................................................................................................78
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các công trình thủy lợi
trong quá trình quản lý vận hành ...................................................................................79
3.4.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch các hệ thống trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội của địa phương................................................................................................79
3.4.1.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................79
3.4.1.2. Nội dung của giải pháp.....................................................................................80
3.4.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp...........................................................................80
3.4.1.4. Dự kiến kết quả mang lại..................................................................................80
3.4.2. Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống công trình ...............................................................81
3.4.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................81
3.4.2.2. Nội dung của giải pháp.....................................................................................81
3.4.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp...........................................................................82
3.4.2.4. Dự kiến kết quả mang lại..................................................................................83
3.4.3. Tăng cường hỗ trợ vốn và kỹ thuật của cơ quan quản lý Nhà nước ...................83
3.4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................83
6


3.4.3.2. Nội dung của giải pháp.....................................................................................83
3.4.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp...........................................................................85
3.4.3.4. Dự kiến kết quả mang lại..................................................................................85
3.4.4. Chủ động trong việc phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu đến chất lượng
công trình…………………...........................................................................................86
3.4.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................86
3.4.4.2. Nội dung của giải pháp.....................................................................................86

3.4.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp...........................................................................86
3.4.4.4. Dự kiến kết quả mang lại..................................................................................86
3.4.5. Nâng cao chất lượng công tác quản lý khai thác công trình ...............................87
3.4.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................87
3.4.5.2. Nội dung của giải pháp.....................................................................................87
3.4.5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp...........................................................................91
3.4.5.4. Dự kiến kết quả mang lại..................................................................................91
3.4.6. Thay đổi cơ cấu cấu cây trồng theo hướng canh tác những cây có giá trị kinh tế
cao……………………………….………. ...................................................................92
3.4.6.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................92
3.4.6.2. Nội dung của giải pháp.....................................................................................92
3.4.6.3. Điều kiện thực hiện giải pháp...........................................................................93
3.4.6.4. Dự kiến kết quả mang lại..................................................................................93
3.4.7. Nâng cao trình độ và nhận thức của cộng đồng hưởng lợi..................................93
3.4.7.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................93
3.4.7.2. Nội dung của giải pháp.....................................................................................93
3.4.7.3. Điều kiện thực hiện giải pháp...........................................................................94
3.4.7.4. Dự kiến kết quả mang lại..................................................................................94
3.4.8. Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư xây dựng và quản lý vận hành CTTL ..........94
3.4.8.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................94
3.4.8.2. Nội dung của giải pháp.....................................................................................95
3.4.8.3. Điều kiện thực hiện giải pháp...........................................................................96
3.4.8.4. Dự kiến kết quả mang lại..................................................................................96
Kết luận chương 3 .........................................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................101
PHỤ LỤC ......................................................................Error! Bookmark not defined.

vii



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ đánh giá kinh tế các dự án đầu tư xây dựng........................................14
Hình 2.1. Bản đồ thành phố Hà Nội..............................................................................31
Hình 2.2. Sơ đồ tổng quát tổ chức quản lý hệ thống CTTL của TP Hà Nội.................35
Hình 2.3. Sơ đồ mô hình tổ chức công ty TNHH MTV ĐTPT thủy lợi Hà Nội..........36
Hình 2.4. Công trình thủy lợi hồ chứa nước Đồng Đò, huyện Sóc Sơn........................38
Hình 2.5. Công trình trạm bơm tưới Xuân Dương, huyện Sóc Sơn..............................50
Hình 3.1. Trạm bơm đầu mối Ấp Bắc- Công ty Đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội....100

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng trong NN những năm qua.............11
Bảng 1.2 Thống kê lao động, việc làm, số hộ nghèo và tổng mức đầu tư xã hội..........12
Bảng 2.1. Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi năm 2013 do Sở Nông
nghiệp và PTNT Hà Nội làm chủ đầu tư.......................................................................32
Bảng 2.2. Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi năm 2014 do Sở Nông
nghiệp và PTNT Hà Nội làm chủ đầu tư.......................................................................33
Bảng 2.3. Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi năm 2015 do Sở Nông
nghiệp và PTNT Hà Nội làm chủ đầu tư.......................................................................34
Bảng 2.4. Thống kê số liệu năm 2015 của các công ty thủy lợi thành phố Hà Nội.....35
Bảng 2.5. Các khoản mục thu-chi của Công ty từ năm 2010-2015...............................37
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, thu nhập thuần túy trên 1 ha của
vùng khi chưa có dự án hồ chứa nước Đồng Đò...........................................................41
Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, thu nhập thuần túy trên 1 ha của
vùng khi có dự án hồ chứa nước Đồng Đò (theo TK)..................................................41
Bảng 2.8: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, thu nhập thuần túy trên 1 ha của
vùng khi có dự án (theo thực tế)...................................................................................45

Bảng 2.9: Bảng so sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo thiết kế và theo thực tế của
hệ thống công trình thủy lợi hồ chứa nước Đồng Đò...................................................49
Bảng 2.10: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, thu nhập thuần túy trên 1 ha của
vùng khi chưa có dự án hệ thống trạm bơm tưới Xuân Dương.....................................52
Bảng 2.11: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, thu nhập thuần túy trên 1 ha của
vùng khi có dự án hệ thống trạm bơm tưới Xuân Dương (theo TK).............................52

9


Bảng 2.12: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, thu nhập thuần túy trên 1 ha của
vùng khi có dự án hệ thống trạm bơm tưới Xuân Dương (theo thực tế).......................57
Bảng 2.13: Bảng so sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo thiết kế và theo thực tế của
hệ thống trạm bơm tưới Xuân Dương...........................................................................61

10



VI
ẾT
TẮ
T

BĐKH
Biế
n
BNN&P
Bộ


BTC
Bộ
Tài
CTTL

ng
CBCá
n
GDP
Tổ
ng
HTX
Hợ
p
HTTL
Hệ
thố
T
suấ
KTCT
Kh
ai
KTKT
Ki
nh
MTV
Mộ
t
NĐNg
hị

NPV
Gi
á
PCLB
Ph
òn
Ph
áp
PTNT
Ph
át
QLĐĐ
Qu
ản
Q
y
TNHH
Trá
ch
nhi

h
u
hạ


TCTL

Tổng cục Thủy lợi


TL

Thủy lợi

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBTVQH

Ủy ban thường vụ quốc hội

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

xii



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020; muốn vậy trước hết nông nghiệp và nông thôn phải phát triển lên một trình độ
cao bằng việc đổi mới cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện
tích, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển công nghiệp, dịch vụ các làng
nghề ở nông thôn, tạo nhiều việc làm mới. Để đáp ứng được những mục tiêu đó, công
tác đầu tư các công trình nói chung và công tác thủy lợi nói riêng nhằm phục vụ sản
xuất nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn đang đứng trước những thời cơ và
thách thức mới.
Thành phố Hà Nội trong những năm qua được sự quan tâm của Nhà nước, Bộ NN &
PTNT, UBND thành phố, thành phố Hà Nội đã được đầu tư hàng loạt các CTTL phục
vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo tại các vùng ngoại thành.
Các CTTL đã thực sự có những đóng góp quan trọng và hết sức thiết thực cho đời sống
của nhân dân trong vùng, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển của thành phố.
Tuy vậy, nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc và khách quan, những kết quả trên còn ở
mức rất khiêm tốn so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Trên thực tế,
khi đi vào vận hành, phần lớn các CTTL mới chỉ khai thác được 50% - 60% năng lực
thiết kế, hiệu quả mà công trình mang lại thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Rõ ràng, nếu
xem xét một cách nghiêm túc, chúng ta thấy, việc đầu tư xây dựng các CTTL nói
chung, CTTL trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua còn nhiều vấn đề cần
quan tâm, còn bộc lộ những hạn chế và yếu kém nên chưa phát huy tốt hiệu quả nguồn
vốn đầu tư của nhà nước. Tìm ra những phương thức, biện pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế xã hội của các CTTL là một vấn đề rất cấp thiết. Với mong muốn đóng góp
những kiến thức học tập và nghiên cứu của mình nhằm tăng cường hoàn thiện hơn nữa
trong công tác quản lý khai thác các CTTL, vì vậy học viên đã lựa chọn đề tài: "Giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong giai đoạn quản lý vận hành" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.


13


2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản và
khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quản lý vận hành các công trình, góp
phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả của các công
trình thủy lợi trong giai đoạn quản lý vận hành, cụ thể hơn là những hiệu quả kinh tế,
xã hội, môi trường mà các công trình đạt được cũng như các giải pháp nâng cao hơn
nữa các mặt hiệu quả của chúng.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của một số
công trình thủy lợi tiêu biểu mang tính đại diện được xây dựng bằng nguồn vốn ngân
sách thành phố đã được bàn giao đưa vào sử dụng;
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các công trình thủy lợi trên
địa bàn Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội quản lý trong đó tập
trung vào việc nghiên cứu một vài hệ thống công trình thủy lợi điển hình;
- Phạm vi về thời gian: Đề tài sẽ thu thập các số liệu của các công trình đã được đưa
vào khai thác sử dụng đến năm 2015 và đề xuất giải pháp cho các năm từ 2016-2020.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hoá những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về
hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi, phân tích khách quan và toàn diện các
nhân tố ảnh hưởng có lợi cũng như bất lợi đến hiệu quả quản lý vận hành của các công
trình thủy lợi, từ đó đề xuất một số giải pháp khả thi, nhằm phát huy hơn nữa các mặt
hiệu quả của công trình trong giai đoạn quản lý vận hành.
b. Ý nghĩa thực tiễn: Những phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế thực tế và những giải

pháp đề xuất nhằm năng cao hơn nữa hiệu quả của các công trình thủy lợi được xây
dựng từ những nghiên cứu lý luận và hệ thống số liệu thu thập từ thực tiễn quản lý vận
hành các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội, vì vậy nó là tài liệu nghiên
cứu hữu ích cho hoạt động quản lý vận hành của chính các công trình này.
14


5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên tiếp cận đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án một cách
toàn diện cả về kinh tế, xã hội trong trường hợp có và không có dự án.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là những phương pháp
nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu các vấn đề kinh tế trong
điều kiện Việt Nam, đó là: Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu thực tế;
Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích so sánh; Phương pháp hệ thống hóa;
Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia; Phương pháp phân tích kinh tế và một số
phương pháp kết hợp khác.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phân tích hiệu quả kinh tế các dự
án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trong giai đoạn quản lý vận hành.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các CTTL trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
giai đoạn quản lý vận hành các công trình thuỷ nông trên toàn thành phố thông qua hệ
thống các chỉ tiêu hiệu quả. Qua đó phân tích, phát hiện những nhân tố ảnh hưởng tích
cực và tiêu cực ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả kinh tế của các CTTL.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các CTTL trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong giai đoạn quản lý vận hành nhằm góp phần phát triển kinh tế
xã hội của Thành phố.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc bởi 3 chương
nội dung chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của công trình thủy

lợi
Chương 2: Phân tích hiệu quả kinh tế các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong quản lý vận hành
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các công
trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn quản lý vận hành

15


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Tổng quan về hệ thống công trình thuỷ lợi
1.1.1. Khái quát về hệ thống công trình thủy lợi (CTTL)
1.1.1.1. Thủy lợi (TL)
Thủy lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu khoa học công
nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường,
phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Ngoài ra, thủy lợi còn có tác dụng chống lại sự cố
kết đất. Thủy lợi là việc sử dụng nước để tưới cho các vùng đất khô nhằm hỗ trợ cho
cây trồng phát triển hoặc cung cấp nước tưới cho cây trồng vào những thời điểm có
lượng mưa không đủ cung cấp. Thủy lợi thường được nghiên cứu cùng với hệ thống
tiêu thoát nước, hệ thống này có thể là tự nhiên hay nhân tạo để thoát nước mặt hoặc
nước dưới đất của một khu vực cụ thể.
Như vậy: Thủy lợi được hiểu là những hoạt động liên quan đến ý thức con người trong
quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước để phục vụ lợi ích của mình. Những biện
pháp khai thác nước bao gồm khai thác nước mặt và nước ngầm thông qua hệ thống
bơm hoặc cung cấp nước tự chảy.
Thủy lợi trong nông nghiệp là các hoạt động kinh tế - kỹ thuật liên quan đến tài
nguyên nước được dùng trong nông nghiệp. Điểm quan trọng của thủy lợi trong nông
nghiệp là sử dụng hợp lý nguồn nước để có năng suất cây trồng và năng suất vật nuôi
cao. Các nội dung của thuỷ lợi trong nông nghiệp hiện nay bao gồm: Bảo vệ nguồn

nước, chống xâm nhập mặn, cải thiện môi trường...
- Xây dựng hệ thống thủy lợi:
+ Tạo nguồn nước thông qua việc xây đập làm hồ chứa hoặc xây dựng trạm bơm.
+ Xây dựng trạm bơm tưới, tiêu và hệ thống kênh mương dẫn nước.
- Thực hiện việc tưới và tiêu khoa học cho đồng ruộng, làm tăng năng suất cây

1


trồng, vật nuôi và phát triển các ngành kinh tế khác.
1.1.1.2. Công trình thủy lợi và hệ thống công trình thủy lợi (CTTL)
- Công trình thủy lợi là cơ sở kinh tế, kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai
thác nguồn lợi của nước; phòng chống tác hại của nước và bảo vệ môi trường sinh thái
bao gồm: hồ chứa, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống, kênh dẫn nước, công trình
trên kênh và bờ bao các loại [Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số
32/2001/PL -UBTVQH10 ngày 04/4/2001].
+ Công trình đầu mối là hạng mục công trình thuỷ lợi ở vị trí khởi đầu của hệ
thống dẫn, làm chức năng cấp, điều tiết, khống chế và phân phối nước; công trình nằm
ở vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước; cống, trạm bơm có hai chức năng cấp nước
và tiêu nước.
+ Kênh, đường ống, xi phông là công trình dẫn nước, chuyển nước phục vụ tưới,
tiêu, cấp nước.
+ Công trình trên kênh là công trình làm nhiệm vụ dẫn, điều tiết nước và phục vụ
các mục đích khác.
- Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các gồm các công trình thủy lợi có liên
quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định [theo
điều 2 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL UBTVQH10 ngày 04/4/2001].
+ Hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh là hệ thống CTTL có liên quan hoặc phục
vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 tỉnh hoặc đơn vị hành
chính tương đương trở lên.

+ Hệ thống công trình thuỷ lợi liên huyện là hệ thống CTTL có liên quan hoặc
phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 huyện hoặc đơn vị
hành chính tương đương trở lên.
+ Hệ thống công trình thuỷ lợi liên xã là hệ thống CTTL có liên quan hoặc phục
vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 xã hoặc đơn vị hành
chính tương đương trở lên.

2


1.1.1.3. Khai thác các công trình thuỷ lợi
Khai thác các CTTL là một quá trình vận hành, sử dụng và quản lý các công trình thuỷ
lợi nhằm đảm bảo cung cấp và tiêu thoát nước đúng kế hoạch tưới tiêu, góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế cho khu vực tưới tiêu và xã hội.
Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là sản phẩm, dịch vụ do khai thác, lợi dụng công trình thủy
lợi tạo ra.
Khai thác tổng hợp công trình thủy lợi là việc khai thác, sử dụng tiềm năng của công
trình thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
"Thủy lợi phí" là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm
dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chi phí
cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi.
1.1.2. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
Thông thường một dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi có thể chia ra thành hai
giai đoạn: giai đoạn đầu tư xây dựng và giai đoạn quản lý khai thác vận hành.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật xây dựng năm 2014 các giai đoạn, trình
tự đầu tư được quy định cụ thể như sau
1.1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc
Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); Lập, thẩm
định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác

liên quan đến chuẩn bị dự án;
1.1.2.2. Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc
Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá
bom mìn (nếu có); Khảo sát xây dựng; Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây
dựng; Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây
dựng); Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; Thi công xây dựng
công trình; Giám sát thi công xây dựng; Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;

3


Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào
sử dụng; Vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
1.1.2.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
gồm các công việc
Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng, quản lý vận hành công
trình.
Như vậy giai đoạn quản lý khác thác vận hành sẽ nằm ở giai đoạn 3 theo Luật xây
dựng. Ở đây ta dễ dàng nhận ra, các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến
kết thúc đầu tư có thời gian ngắn hơn rất nhiều so với thời gian khai thác sử dụng của
dự án. Để làm rõ thêm ta có thể phải tìm hiểu thêm khái niệm về vòng đời kinh tế của
dự án và tuổi thọ của dự án.
Vòng đời kinh tế của dự án là thời hạn (số năm) tính toán chi phí ròng và thu nhập
ròng (là số năm tính toán dự kiến của dự án mà hết thời hạn đó lợi ích thu được là
không đáng kể so với chi phí bỏ ra) [Tiêu chuẩn TCVN 8213-2009].
Tuổi thọ công trình: “Thời hạn sử dụng thực tế của công trình (tuổi thọ thực tế) là
khoảng thời gian công trình được sử dụng thực tế, đảm bảo các yêu cầu về an toàn và
công năng” [Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015].
Vòng đời kinh tế của dự án thường nhỏ hơn tuổi thọ công trình.
1.1.3. Vai trò của hệ thống công trình thuỷ lợi trong nền kinh tế quốc dân

Việt Nam là nước nông nghiệp, từ xưa Cha Ông ta đã có câu ”Nhất nước...” để nói nên
tầm quan trọng của Nước. Thủy lợi là một trong những cơ sở hạ tầng thiết yếu để ổn
định và từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Thiết lập những
tiền đề cơ bản và tạo ra môi trường thuận lợi, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Đầu tư cho thủy lợi vừa để kích cầu vừa để phát triển kinh tế, kinh
nghiệm cho thấy ở đâu có thủy lợi thì ở đó có sản xuất phát triển và đời sống nhân dân
ổn định. Thủy lợi thực hiện tổng hợp các biện pháp sử dụng các nguồn lực của nước
trên mặt đất, dưới mặt đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt nông thôn, đồng
thời hạn chế tác hại của nước gây ra cho sản xuất và sinh hoạt của nông dân. Như vậy,
thủy lợi hóa là một quá trình lâu dài nhưng có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển
nền nông nghiệp
4


nước ta. Việt Nam cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, nông nghiệp là lĩnh vực sản
xuất vật chất chủ yếu thu hút tới 46,6% lực lượng lao động xã hội và làm ra khoảng
18,12% GDP [số liệu thống kê 2014]. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm trồng trọt,
chăn nuôi, chế biến, lâm nghiệp, ngư nghiệp… tất cả các hoạt động này đều rất cần có
nước. Vì vậy nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thời tiết
khí hậu thuận lợi thì đó là môi trường thuận lợi để nông nghiệp phát triển, nhưng khi
gặp những thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đối với đời sống của nhân dân ta đặc biệt đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Từ đó mà hệ thống thuỷ lợi có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước như:
1.1.3.1. Những ảnh hưởng tích cực
a. Về tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế
về nước tưới cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo
dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến. Sự phát
triển của hệ thống thủy lợi đã cung cấp đủ nước cho đồng ruộng làm tăng năng suất
của cây trồng và khả năng tăng vụ. Hiện nay, được sự quan tâm của Nhà nước nên

ngành Thủy lợi có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn đề xóa đói giảm nghèo,
sản lượng cây trồng tăng đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 2 trên Thế giới về
xuất khẩu gạo.
- Nhờ có hệ thống thủy lợi đã tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi trong nông nghiệp, làm tăng giá trị tổng sản lượng của nông nghiệp. Nước ta có
hệ thống thủy lợi tương đối phát triển, góp phần quan trọng để tăng diện tích gieo
trồng, tăng thời vụ, cải tạo đất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.
Theo số liệu điều tra về quản lý khai thác và sử dụng CTTL năm 2015, tổng diện tích
đất trồng lúa được tưới đạt trên 7.483.000 ha/năm, tổng diện tích tưới rau màu cây
công nghiệp ngắn ngày và cây dược liệu được tưới đạt 1.654.000 ha/năm. Diện tích đất
sản xuất nông nghiệp được tưới tăng thêm so với năm trước 50.000 ha/năm. Các hệ
thống công trình thủy lợi đã hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa cây trồng,
chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần đưa sản xuất lương thực tăng nhanh
và ổn định.

5


b. Đê điều - Phòng chống giảm nhẹ thiên tai
Đến nay đã nâng cấp và xây dựng mới 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000
km bờ bao, hàng nghìn cống dưới đê, hàng trăm cây số kè. Thuỷ lợi góp phần vào việc
chống lũ lụt do xây dựng các công trình đê điều ... từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên
của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tăng gia sản xuất.
+ Về đê sông: Ở miền Bắc, nhờ sự hỗ trợ điều tiết của hồ Hoà Bình, Thác Bà,
Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu hệ thống đê sông Hồng và Thái Bình đã đảm bảo
chống được lũ Hà Nội ở cao trình 13,40m ứng với tần suất 500 năm/lần. Ở Bắc Trung
bộ, đê sông Mã, sông Cả chống được lũ lịch sử chính vụ không bị tràn. Ở Đồng bằng
sông Cửu Long, hệ thống bờ bao đã chống được lũ sớm, lũ tiểu mãn để bảo vệ vụ lúa

- Thu và các điểm dân cư trong vùng kiểm soát

lũ.
+ Về đê biển: Hệ thống đê biển ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ có thể ngăn mặn và
triều tần suất 10% khi gặp bão cấp 9.
c. Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản
Đi đôi với mở rộng diện tích tưới nước để đảm bảo nước ngọt quanh năm cho nhiều
vùng rộng lớn ở cả đồng bằng, trung du, miền núi mà trước kia nguồn nước ngọt rất
khó khăn; Tạo điều kiện phân bổ lại dân cư; Tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia
súc, gia cầm, phát triển thuỷ sản.
- Đối với cấp nước sinh hoạt: Theo chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn đến nay có khoảng 85% tỉ lệ dân ở nông thôn được sử
dụng nước hợp vệ sinh [Ths Lê Hồng Hải_Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 20112015_05.11.2015].
- Nhiều hồ chứa đã cấp nước cho công nghiệp và đô thị, khu đô thị như: hồ Dầu
Tiếng (Tây Ninh), hồ Sông Ray (Bà Rịa - Vũng Tàu), hồ Mỹ Tân (Ninh Thuận), cụm
hồ Thuỷ Yên - Thuỷ Cam (Huế), hồ Hoa Sơn (Khánh Hoà), hồ Ngàn Trươi - Cẩm
Trang (Hà Tĩnh),... còn rất nhiều hồ kết hợp tưới, cấp nước cho công nghiệp và sinh
hoạt.
6


- Đối với thuỷ sản: Đã đảm bảo nguồn nước cho nuôi trồng thuỷ sản nội địa và tạo
điều kiện cho mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng nước ngọt, nước lợ lên

7


1.141.800 ha [Vasep_Kết quả sản xuất thủy sản năm 2015].
d. Tham gia phát triển thuỷ điện
Từ những năm 1960 khi Uỷ ban Trị thuỷ và Khai thác sông Hồng được thành lập và đi
vào hoạt động, trong nghiên cứu quy hoạch tổng hợp để phục vụ cho chống lũ, phát

điện, cấp nước, vận tải thuỷ…như thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu,
Tuyên Quang, Trị An...Đến năm 2013, tổng số dự án thủy điện đã đưa vào vận hành là
268, với tổng công suất 14.240,5 MW, chiếm khoảng 32% trong tổng sản xuất điện.
e. Đóng góp vào việc bảo vệ, cải tạo môi trường, tạo tiền đề xây dựng cuộc sống văn
minh hiện đại
- Các hồ đập được xây dựng ở mọi miền đã làm tăng độ ẩm, điều hoà dòng chảy,
tạo điều kiện để ổn định cuộc sống định canh định cư và giảm đốt phá rừng. Các trục
kênh tiêu thoát nước của các hệ thống thuỷ nông đã tạo nguồn nước ngọt, tiêu thoát
nước thải cho nhiều đô thị, thành phố.
- Công trình thuỷ lợi đã góp phần hình thành mạng giao thông thuỷ, bộ rộng khắp,
đã cải tạo trên diện rộng các vùng đất, nước chua phèn, mặn. Ở đồng bằng sông Cửu
Long và nhiều vùng đất “chiêm khê, mùa thối” mà trước đây người dân phải sống
trong cảnh “6 tháng đi chân, 6 tháng đi tay”, thành những vùng 2, 3 vụ lúa ổn định. có
năng suất cao tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
- Các hồ chứa có tác động tích cực cải tạo điều kiện vi khí hậu của một vùng, làm
tăng độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tạo nên các thảm thực vật chống xói mòn, rửa trôi đất
đai.
f. Đóng góp quan trọng vào xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phân bố lại
dân cư
Thủy lợi nói chung và các hệ thống thủy nông nói riêng đã đóng góp đáng kể vào việc
xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
g. Đóng góp vào việc quản lý tài nguyên nước
Đã thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước như xây dựng Luật tài
nguyên nước, một số văn bản dưới Luật, thành lập các Ban Quản lý lưu vực sông trọng
điểm, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, xây dựng quy hoạch khai thác sử dụng tổng

8


hợp tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra. Cùng với ngành Công

thương,

9


Giao thông xây dựng nhiều hồ chứa, các hệ thống chuyển nước lưu vực đã thực sự
đóng góp to lớn vào việc điều hoà nguồn nước giữa mùa thừa nước và mùa thiếu nước,
giữa năm thừa nước và năm thiếu nước, giữa vùng thừa nước và vùng khan hiếm nước,
biến nguồn nước ở dạng tiềm năng đổ ra biển thành nguồn nước có ích cho quốc kế dân
sinh.
h. Phát triển khoa học kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực
Trong những năm qua đã đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của công tác khoa học kỹ
thuật trong việc giải quyết các yêu cầu phức tạp của ngành từ quy hoạch, thiết kế, thi
công xây dựng và quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước, các CTTL và
phòng chống thiên tai, đã đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo có
trình độ chuyên môn sâu.
Từ một ngành kỹ thuật còn mới đến nay đã đào tạo bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ,
chuyên gia, công nhân kỹ thuật có đủ trình độ làm chủ được các vấn đề khoa học, kỹ
thuật, công nghệ trong khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý nghiên cứu khoa học phức
tạp ngang tầm các nước trong khu vực. Ngành thuỷ lợi cũng là ngành xây dựng đã xây
dựng được nhiều tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật chặt chẽ, tiên tiến trong quy
hoạch, thiết kế, thi công, đã xây dựng, đặc biệt là quy trình vận hành liên hồ lần đầu
tiên được thực hiện ở nước ta do Thủ tướng Chính phủ giao để phục vụ cho chống lũ,
phát điện, cấp nước cho hạ du từ năm 2006 trở lại đây.
Tóm lại, Trong khuôn khổ của nền kinh tế quốc dân, TL là một ngành có đóng góp
đáng kể để giải quyết các vấn đề nêu trên. Trong báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2010-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội
5 năm 2016-2020 (Đại hội Đảng lần thứ XII) có ghi: Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu
quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải

thiện đời sống nông dân. Bên cạnh các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng
như giống, cơ giới hoá nông nghiệp, phân bón, bảo vệ thực vật,... thì TL phải là biện
pháp hàng đầu.
Khi công tác TL đã thực sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hiệu quả sử dụng
nguồn nước cao (tỷ trọng giữa nguồn nước tiêu dùng và lượng nước nguồn do thiên
nhiên cung cấp) thì không những từng quốc gia mà phải tiến hành liên quốc gia để giải
10


×