Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá nhanh mức độ an toàn hồ chứa vừa và nhỏ bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 123 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao
chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các
nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng
quy định.
Tác giả luận văn

Trần Công Định

1

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện với sự nỗ lực của bản thân,
tác giả đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: Nghiên cứu xây dựng các
tiêu chí đánh giá nhanh mức độ an toàn hồ chứa vừa và nhỏ Bắc Trung Bộ
nhằm nghiên cứu, đưa ra phương pháp đánh giá nhanh bằng quan sát qua bề
mặt công trình. Với tiêu chí là: đơn giản, thực hiện nhanh, lượng hóa mức độ
hư hỏng (tương đối) và dễ thực hiện, giúp cho việc kiểm tra hiện trạng công
trình trước mùa mưa lũ hàng năm của các đơn vị quản lý hồ chứa, nhất là đối
với các hồ chứa nhỏ do cấp huyện, xã quản lý vận hành, phục vụ công tác
phòng chống lụt, bão bảo đảm an toàn cho công trình.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong trường Đại học
Thủy lợi đã tận tình giảng dạy, đào tạo và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
học tập sau đại học. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Việt
Hòa đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả cũng xin được cảm các bạn bè và đồng nghiệp ở Vụ Quản lý công trình
thủy lợi và an toàn đập, và các cơ quan quản lý vận hành hồ chứa tại các tỉnh


Bắc Trung Bộ đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành Luận văn này.
Với trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nghiên cứu an toàn
đập còn nhiều hạn chế, đồng thời với nhiệm vụ nghiên cứu đưa ra phương pháp
đánh giá nhanh an toàn đập bằng sự phỏng chừng các giới hạn mức độ an toàn
là một vấn đề phức tạp, do vậy, nội dung của Luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo và của các Quý vị quan tâm./.
Tác giả luận văn

Trần Công Định
2

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................i
LỜI

CẢM

ƠN............................................................................................................................ii

MỤC

LỤC
DANH

..................................................................................................................................iii
MỤC


BẢNG

BIỂU

.....................................................................................................vi

MỞ

ĐẦU......................................................................................................................................1
1.
Tính
cấp
thiết
tài...........................................................................................................1

của

đề

2.
Mục
tiêu
nghiên
................................................................................................................5
3.
Đối
tượng

phạm

..........................................................................................5
4.
Cách
tiếp
cận

cứu............................................................................5
CHƯƠNG
I:
TỔNG
CỨU.........................................6

QUAN

cứu

vi

nghiên

phương

VỀ

cứu

pháp

LĨNH


nghiên

VỰC

NGHIÊN

1.1. Tổng quan về hồ chứa nước và hệ thống tổ chức quản lý, vận hành khai thác
..............6
1.1.1.
Quá
trình
đầu

nước...................................................................6
1.1.2.
Hệ
thống
tổ
chức
................................................................7
1.1.3. Hệ thống Văn bản
đập....................................................10



quản
pháp

xây
lý,


luật

dựng

vận
về

hành
quản



hồ

chứa

khai

thác

an

toàn

1.1.4. Tình hình thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập
...........................................11
1.1.5.
Công
tác

duy
tu
................................................................................................13
1.2.
Đánh
giá
chung
thực
...........................................................13

trạng

an

toàn

sửa
hồ

chữa
chứa

nước

1.3. Hiện trạng quản lý an toàn hồ chứa vừa và nhỏ khu vực Bắc Trung Bộ
......................16
1.3.1.
Công
tác
quản

..............................................................................................................16

3

3




1.3.2. Hiện trạng an toàn an toàn hồ chứa vừa và nhỏ vùng Bắc Trung
Bộ.........................17
1.4.
Tổng
quan
về
nghiên
đập.............................................................199

cứu

đánh

giá

an

toàn

1.4.1.
Trên

thế
...................................................................................................................199

giới

1.4.2.

Việt
......................................................................................................................20

Nam

1.5.
Tài
liệu
tiêu
chuẩn
đập.................................................................15
1.6.
Khái
quát
đặc
điểm
.........................................................299
1.6.1. Điều kiện tự nhiên
................................................299

tự
địa


trong
nhiên
hình,



đánh

giá

vùng

Bắc

mạng

an

lưới

toàn

Trung

Bộ

sông

ngòi


1.6.2. Vị trí địa lý và điều kiện khí hậu các tỉnh Bắc Trung Bộ:
...........................................31
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN TOÀN
ĐẬP
......................................................................................................................................................37
2.1. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của mưa lũ đến an toàn đập kku vực Bắc Trung
Bộ37
2.1.1.
Nhận
định
về
biến
hậu........................................................................................37
2.1.2.
Đặc
trưng
mưa
gây
cứu.........................................................41

4



4

trong

đổi
khu


vực

khí
nghiên


2.2. Đánh giá ảnh hưởng trong việc xây dựng đến an toàn đập
............................................42
2.3. Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động xã hội đến an toàn đập
....................................43
2.4. Đánh giá ảnh hưởng trong công tác quản lý vận hành đến an toàn
đập........................43
2.5. Đánh giá ảnh hưởng tuổi thọ công trình đến an toàn đập
...............................................44
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHANH
AN TOÀN ĐẬP
............................................................................................................................... 45
3.1. Mục đích yêu cầu và phân loại an toàn đập
.....................................................................45
3.1.1. Mục đích yêu cầu của tiêu chí an toàn hồ đập
..............................................................45
3.1.2. Phân loại an toàn đập....................................................................................................... 45
3.2. Nghiên cứu xây dựng các tiêu
chí.....................................................................................47
3.2.1. Tiêu chí đánh giá an toàn thấm qua đập
đất.................................................................48
3.2.2. Tiêu chí đánh giá an toàn biến dạng mái
đập................................................................58
3.2.3. Tiêu chí đánh giá an toàn nứt bề mặt đỉnh đập

.............................................................62
3.2.4. Tiêu chí đánh giá an toàn cống lấy
nước.......................................................................64
3.2.5. Tiêu chí đánh giá an toàn tràn xả
lũ:..............................................................................66
3.3. Tổng hợp các tiêu chí đánh giá an toàn đập
..................................................................721
3.4. Quy trình đánh giá và đề xuất hành động an toàn đập
....................................................72
3.4.1. Quy trình đánh giá an toàn
đập.......................................................................................72
3.4.2. Đề xuất hành động an toàn
đập:.....................................................................................74

5

5


CHƯƠNG 4. ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐẬP CHO HỒ CHỨA NƯỚC
KHE SÂN TỈNH NGHỆ
AN.................................................................................................76
4.1. Thông tin hiện trạng của công trình
..................................................................................76
4.2. Dùng bộ tiêu chí để đánh giá ............................................................................................. 80
4.3. Tổng hợp đánh giá giá an toàn đập:
..................................................................................86
4.4. Đề xuất giải pháp: ............................................................................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 87
1. Những kết quả đã đạt được ................................................................................................... 87

2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện Luận
văn..............................................................88
3. Kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp
theo............................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 90
PHỤ LỤC: Mẫu Phiếu kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn hồ chứa nước tại hiện
trường
...................................................................................................................................................... 92

6

6


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về an toàn hồ đập
.................................................8
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức các đơn vị quản lý khai thác hồ chứa
nước......................................9
Hình 1.3. Bản đồ địa giới hành chính khu vực Bắc Trung
Bộ...............................................30
Hình 2.1:Ngập lụt do cơn bão số 10 năm 2013 gây ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế
.................40
Hình 3.1: Hiện tượng thấm xói ngầm trong thân và nền đập (Hình ảnh và mô tả được
lấy
từ tài liệu
SIM)............................................................................................................................49
Hình 3.2: Hiện tượng thấm xói ngầm trong thân và nền đập có thể tạo nên nhiều lỗ
hổng
(Hình ảnh và mô tả được lấy từ tài liệu

SIM)..........................................................................50
Hình 3.3: Sạt chân mái hạ lưu đập do thấm qua thân đập
......................................................51
Hình 3.4: Sạt trên mái hạ lưu đập do thấm qua thân đập (Hình ảnh và mô tả được lấy
từ tài liệu
SIM)......................................................................................................................................51
Hình 3.5: Nước thấm qua thân đập làm sạt lở chân mái hạ lưu (hồ Làng
Mọ)....................56
Hình 3.6: Nước thấm qua thân đập làm sạt lở chân mái hạ lưu đập
.....................................57
Hình 3.7: Nước thấm qua thân đập làm sạt lở chân mái hạ lưu đập
.....................................57
Hình 3.8: Mặt cắt đập không đủ, nguy cơ vỡ đập cao
............................................................60
Hình 3.9: Sạt lở chân đập do sóng
gió......................................................................................60
Hình 3.10: Đập bị xói mòn mặt đập bị biến dạng lồi
lõm......................................................61
Hình 3.11: Mối làm tổ trong thân đập
......................................................................................61

7

7


Hình 2.12: Nứt dọc đập, nguy cơ vỡ đập cao
..........................................................................63
Hình 3.13: Phần mái đập phía trên cống bị lún lõm xuống do
thấm.....................................66

Hình 3.14: Xói lở hạ lưu tràn xả
lũ...........................................................................................70
Hình 3.15: Đuôi tràn bị sụt do xói ngầm dưới lớp mặt gia cố
...............................................70
Hình 3.16: Mang tràn xả lũ bị xói do dòng chảy lũ tràn qua
.................................................71
Hình 4.1: Mái hạ lưu đập bị sụt lún do hiện tượng thấm- hồ Khe Sân
.................................77
Hình 4.2: Mái đập bị thấm ướt trên diện rộng khoảng 100 m2- hồ Khe
Sân.......................78
Hình 4.3: Nước thấm thành các vũng ở chân đập- hồ Khe
Sân.............................................78
Hình 4.4: Tràn xả lũ bị hư hỏng, xuống cấp – hồ Khe
Sân....................................................79
Hình 4.5: Ngưỡng tràn bị vỡ nứt – hồ Khe Sân
......................................................................79

8

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân loại các hồ chứa thủy lợi: .................................................................................
6
Bảng 1.2: Phân loại các hồ chứa thủy điện:...............................................................................
6
Bảng 1.3: Phân loại các hồ chứa thủy lợi khu vực Bắc Trung Bộ:
......................................... 7
Bảng 1.4: Kết quả thực hiện các quy định về quản lý an toàn

đập........................................12
Bảng 1.5: Thống kê số lượng hồ chứa lớn bị hư hỏng xuống cấp
........................................14
Bảng 1.6: Thống kê số lượng công trình bị hư hỏng xuống cấp
...........................................15
Bảng 1.7. Các doanh nghiệp, Tổ chức tham gia quản lý hồ chứa ở địa phương
.................17
Bảng 1.8. Bảng đánh giá theo chỉ số rủi ro hồ chứa (Dự án
WB8).......................................22
Bảng 1.9. Bảng đánh giá chất lượng công trình trong TCVN 11669:2016
.........................26
Bảng 2.1. Một số trị số dự báo theo kịch bản về phát thải KNK (SRES), kinh tế, xã
hội, khí hậu và nước biển dâng
............................................................................................................... 38
Bảng 3.1. Thang điểm đánh giá và phân cấp nguy cơ sự
cố..................................................46
Bảng 3.2. Các tiêu chuẩn thẩm định rò rỉ ở thân đập theo Sổ tay kiểm tra định kỳ Nhật
Bản
...................................................................................................................................................... 53
Bảng 3.3. Các tiêu chuẩn thẩm định rò rỉ ở mái đập theo Sổ tay kiểm tra định kỳ Nhật
Bản
...................................................................................................................................................... 54
Bảng 3.4. Thang điểm và tiêu chí đánh giá an toàn thấm ở đập
đất......................................55
Bảng 3.5. Thang điểm và tiêu chí đánh giá an toàn biến dạng mái đập
...............................59
Bảng 3.6. Thang điểm và tiêu chí đánh giá an toàn nứt bề mặt đỉnh
đập.............................63

9


9


Bảng 3.7. Thang điểm và tiêu chí đánh giá an toàn cống lấy
nước.......................................65
Bảng 3.8. Thang điểm và tiêu chí đánh giá an toàn tràn xả
lũ...............................................68
Bảng 4.1. Bảng thông số kỹ thuật hồ chứa nước Khe
Sân.....................................................80

10

10


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề
tài

Hồ chứa nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội
của đất nước. Với điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, nhiều hồ chứa nước được
Nhà nước và nhân dân xây dựng từ khoảng những năm 1930 và phát triển xây
dựng mạnh vào những năm 1970-1980, đã góp phần rất lớn vào thành công
trong phát triển kinh tế nông nghiệp của đất nước. Nghị quyết số 26-NQ/TW
ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 13NQ/TW, ngày 16/01/2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020, đặt ra nhiệm vụ cho hồ chứa nước không chỉ phục vụ sản xuất nông
nghiệp mà cần phải phục vụ đa mục tiêu cho các ngành kinh tế quốc dân, ổn
định phát triển bền vững tài nguyên nước.

Theo số liệu thống kê năm 2015 của Tổng cục Thủy lợi, cả nước đã đầu tư xây
dựng được 6858 hồ chứa nước trong đó có 6648 hồ chứa thủy lợi (chiếm
96,5%) và 210 hồ chứa thủy điện (chiếm 3,5%) với tổng dung tích khoảng 65
3

tỷ m nước.
Bên cạnh mặt ưu điểm và lợi ích, hồ chứa nước cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ sự
cố, có khi dẫn đến thảm hoạ như đã từng xảy ra ở một số nước trên thế giới
(năm 1975 vỡ đập Bản Kiều ở Trung Quốc, năm 1977 vỡ đập Kelly Barnes ở
Mỹ, năm 1979 vỡ đập Morbi ở Ấn Độ..).
Ở nước ta, trong những năm gần đây liên tiếp xảy ra các sự cố đập hồ chứa, các
nguyên nhân chủ yếu do nguyên nhân các hồ xuống cấp, chế độ dòng chảy đến
hồ thay đổi (tập trung nhanh, lưu lượng vượt thiết kế..), đặc biệt là công tác
quản lý còn thiếu chặt chẽ, xem nhẹ chế độ quan trắc. Một số hồ chứa nước đã
xảy ra sự cố vỡ đập, như: năm 2009 vỡ đập hồ Z20(Hà Tĩnh), năm 2010 sự cố
vỡ đập hồ Khe Mơ, hồ Vàng Anh (Hà Tĩnh), hồ Phước Trung, (Ninh Thuận),
năm 2011 vỡ hồ Khe Làng, hồ 271 (Nghệ An), sự cố sạt lở mái hạ lưu gây
nguy cơ vỡ đập, tại hồ Vưng (Hoà Bình), sự cố trong quá trình thi công hai hồ

1

1


Lanh Ra và hồ Bà Râu (Ninh Thuận), năm 2012 vỡ đập hồ Tây Nguyên khi
mới sửa chữa xong, hồ Lim bị thấm mạnh mang cống đe dọa vỡ đập (Nghệ

2

2



An), năm 2013 sự cố sụt lún tại thân đập hồ Bản Muông (Sơn La), sự cố vỡ
tràn xả lũ hồ Hoàng Tân (Tuyên Quang), vỡ đập dâng Phân Lân (Vĩnh Phúc).

Hình ảnh vỡ đập Z20, Hà Tĩnh ngày 5/6/2009

Hình ảnh vỡ đập Tây Nguyên, Nghệ An
ngày 11/9/2012

Trong các nguyên nhân dẫn đến sự cố an toàn đập nêu trên, yếu tố ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ngày càng hiện hữu, sự phân bố lại lượng
nước mưa theo không gian và thời gian có nhiều thay đổi so với thiết kế ban
đầu. Theo kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và
Môi trường công bố: “xu thế chung là lượng mưa mùa khô giảm lượng mưa
mùa mưa tăng” và “có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng mưa gấp
đôi so với kỷ lục hiện nay”, những thay đổi này đang tác động tiêu cực đến an
toàn hồ chứa nước, như: dòng chảy đến các hồ chứa thay đổi một cách bất lợi,
dòng chảy kiệt giảm, trong khi dòng chảy lũ đến hồ tăng lên đột biến làm tăng
lưu lượng đỉnh lũ, nhiều khi vượt quá thông số thiết kế làm ảnh hưởng nghiêm
trọng tới an toàn của các hồ chứa nước.
Công tác quản lý các hồ chứa thủy lợi hiện chủ yếu được giao cho một số tổ
chức quản lý (chủ đập) gồm: các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi
(KTCTTL), ủy ban nhân dân xã, các tổ chức hợp tác dùng nước và một số tổ
chức khác. Theo thống kê, các doanh nghiệp KTCTTL hiện được giao quản lý
980 hồ chứa có dung tích từ 1,0 triệu m3 nước trở lên. Các doanh nghiệp này
có kinh nghiệm, năng lực cán bộ, công nhân đáp ứng yêu cầu, công tác duy tu,
bảo dưỡng công trình được các chủ đập này quan tâm thường xuyên. Còn lại,
do các đơn vị cấp xã quản lý (hợp tác xã, ban quản lý xã,..). Việc quản lý hồ



chứa của các tổ chức quản lý cấp xã thường không tốt do thiếu cán bộ chuyên
môn và việc duy tu, bảo dưỡng cũng không được quan tâm đầy đủ.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành, nhiều
hồ chứa nước bị hư hỏng nặng đã được đầu tư sửa chữa kịp thời nhằm bảo đảm
an toàn công trình và dân cư hạ du. Chương trình bảo đảm an toàn hồ chứa
nước được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện tại văn bản số 1749/CP-NN
ngày 30/10/2003 và 1734/TTg-KTN ngày 21/9/2009. Đến nay, Chương trình
đã thực hiện được hơn 10 năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương
đã đầu tư gần 12.000 tỷ đồng để sửa chữa 633 hồ chứa các loại.
Tại Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa nước đã yêu cầu các Bộ,
ngành, UBND các tỉnh thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa
trong đó yêu cầu việc “Củng cố lực lượng quản lý hồ chứa có đủ năng lực,
chuyên môn; tổ chức tốt việc theo dõi, kiểm tra hồ đập trước, trong và sau mùa
mưa lũ nhằm phát hiện sớm những nguy cơ gây mất an toàn công trình và có
biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra sự cố”. Vào mùa mưa, lũ hàng năm,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các văn bản chỉ đạo, yêu cầu các
địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của
các hồ chứa thủy lợi.
Công tác kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn đập của các đơn vị quản lý hồ
chứa hiện nay gặp nhiều khó khăn, cụ thể như sau:
- Việc đánh giá đòi hỏi người đánh giá phải am hiểu chuyên môn và có kinh
nghiệm về hồ chứa nước, trong khi nguồn nhân lực, cán bộ kỹ thuật có chuyên
môn về hồ chứa tại các đơn vị quản lý cấp huyện, xã còn thiếu, không có kinh
phí thuê đơn vị tư vấn để kiểm tra, kiểm định v.v.. đặc biệt khó khăn đối với
các đơn vị quản lý hồ chứa ở cấp huyện, xã.
- Về tiêu chuẩn đánh giá an toàn đập hiện hành là TCVN 11669:2016 Công
trình thủy lợi - Đánh giá an toàn đập. Các đánh giá thông qua chấm điểm và
phân loại chất lượng công trình, gồm: Tốt, trung bình, kém. Tiêu chuẩn này chỉ

thực sự phù hợp cho các đơn vị tư vấn hoặc các cơ quan chuyên môn áp dụng
trong nhiệm vụ thực hiện kiểm định an toàn đập. Các đánh giá phân loại theo


chuẩn so sánh là các chỉ tiêu thiết kế, các giới hạn thiết kế. Thực tế thì các hồ
chứa ở Việt Nam nói chung, khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng phần lớn được
xây dựng từ những thập niên 1970 – 1980 không còn lưu giữ được tài liệu thiết
kế, do vậy không thể có các số liệu thiết kế để so sánh đánh giá chất lượng theo
Tiêu chuẩn TCVN 11669:2016.
Khu vực Bắc Trung Bộ hiện có 1920 hồ chứa thủy lợi các loại, trong đó có 120
3

hồ chứa lớn (hồ có dung tích ≥3 triệu m , chiều cao đập ≥15 m), còn lại 1800
hồ chứa vừa và nhỏ chiếm 94% tổng số hồ ở khu vực. Theo kết quả thống kê từ
các báo cáo đánh giá hiện trạng của các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ,
hiện có khoảng 495 hồ chứa bị hư hỏng xuống cấp. Với việc phân loại theo
Tiêu chuẩn TCVN 11669:2016 chỉ có ba loại: Chất lượng công trình tốt; chất
lượng công trình trung bình; chất lượng công trình kém thì 495 hồ chứa này sẽ
được phân loại chất lượng công trình kém và việc vận hành sẽ phải hạn chế
(dưới thiết kế). Việc sửa chữa, nâng cấp cho 495 hồ chứa này sẽ rất tốn kém
kinh phí khó thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, thực tế chỉ một
phần số lượng hồ chứa phải tích nước hạn chế, còn lại cần tăng cường giám sát
khi có mưa lũ trên lưu vực và vẫn được vận hành bình thường.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ có điều kiện tự nhiên tương đối bất lợi về an toàn cho
các công trình so với cả nước. Với đặc điểm địa hình chung của vùng có bề
ngang hẹp, chia cắt phức tạp, các sông, suối ngắn, dốc, thảm phủ lưu vực kém
nên dòng chảy kiệt rất nhỏ, về mùa mưa, lũ tập trung nhanh, dòng chảy siết nên
có sức phá hoại lớn đối với các công trình thủy lợi, đê điều. Chế độ khí hậu,
thuỷ văn khắc nghiệt, hàng năm xảy ra mọi loại hình thiên tai: úng, hạn, lũ,
bão, xâm nhập mặn. Từ năm 2009 đến nay đã xảy ra 21 vụ sự cố vỡ đập trong

đó khu vực Bắc Trung Bộ đã xảy ra 13 vụ chiếm 62 % cả nước.
Từ các vấn đề khó khăn trong đánh giá an toàn đập và trong bối cảnh hiện trạng
hồ chứa nước xuống cấp như hiện nay, rất cần có một bộ công cụ đánh giá
nhanh cho các hồ chứa vừa và nhỏ giúp việc đánh giá phân loại hồ chứa sát với
thực tế, nhất là đối với các hồ chứa hư hỏng có nguy cơ mất an toàn cao.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài: Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí
đánh giá nhanh mức độ an toàn hồ chứa nước vừa và nhỏ Bắc Trung Bộ sẽ có


ý nghĩa thực tiễn và cần thiết đáp ứng các nhiệm vụ cấp bách trong quản lý khai
thác hồ chứa nước hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên
cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đánh giá nguyên nhân và ảnh hưởng đến an
toàn đập, hồ chứa nước loại vừa và nhỏ, và các yếu tố tác động bên ngoài công
trình đến an toàn đập, hồ chứa, từ đó xây dựng các “Tiêu chí đánh giá nhanh”,
tổng hợp xây dựng các mức đánh giá phân theo cấp độ đảm bảo an toàn đập để
cảnh báo và hỗ trợ quản lý vận hành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn đập và các tiêu
chí đánh giá mức độ an toàn của đập.
3

- Phạm vi nghiên cứu: Các hồ chứa nước loại vừa và nhỏ (dung tích <3 triệu m
hoặc chiều cao đập <15m) xây dựng bằng vật liệu địa phương (đập đất), các tổ
chức quản lý khai thác vận hành.
- Địa điểm nghiên cứu: Khu vực Bắc Trung Bộ.

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên
cứu

* Cách tiếp cận:
- Tiếp cận kế thừa: Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các tác giả
đi trước có liên quan đến đề tài để phục vụ cho đề tài;
- Tiếp cận thực tiễn: Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa hiện trường một số
hồ chứa ở khu vực Bắc Trung Bộ để làm cơ sở xây dựng Tiêu chí của đánh giá
an toàn đập.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, hệ thống
các vấn đề trong công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa loại vừa và nhỏ.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về xây dựng
các tiêu chí đánh giá an toàn đập.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về hồ chứa nước và hệ thống tổ chức quản lý, vận hành khai
thác

1.1.1. Quá trình đầu tư và xây dựng hồ chứa nước
Với điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, nhiều hồ chứa nước được Nhà nước và
nhân dân xây dựng từ khoảng những năm 1940-1950 và phát triển xây dựng
mạnh vào những năm 1970-1980 đã góp phần rất lớn vào thành công trong phát
triển kinh tế nông nghiệp của đất nước.
Hiện cả nước có tổng số 6.871 hồ chứa đã tích nước với tổng dung tích chứa
khoảng 65 tỷ m3 nước, trong đó hồ chứa thủy điện khoảng 51 tỷ m3 (chiếm
79%), hồ chứa thủy lợi khoảng 14 tỷ m3 (chiếm 21%) cụ thể như sau:
a) Hồ chứa thủy lợi:
Có 6.648 hồ chứa (chiếm 96,9%) phân bố tại 45/63 địa phương trên cả nước.

Các địa phương có nhiều hồ chứa là: Nghệ An 629 hồ, Thanh Hóa 610 hồ, Đắk
Lắk 543 hồ, Hòa Bình 513 hồ, Tuyên Quang 346 hồ, Thái Nguyên 285 hồ, Đăk
Nông 195 hồ.
Bảng 1.1: Phân loại các hồ chứa thủy lợi:
Q
V
V H V V V
u( ≥
≥ = = ≤
T
S
1 5 3 2 3

2 7 6 . .
b) Hồ chứa thủy điện:
Có 223 hồ (chiếm 3,1%), phân bố tại 30/63 địa phương trên cả nước. Các địa
phương có nhiều công trình thủy điện như: Sơn La 22 hồ, Hà Giang (11 hồ),
Lào Cai 19 hồ, Quảng Nam14 hồ, Gia Lai 29 hồ, Kon Tum 16 hồ, Lâm Đồng
14 hồ.
Bảng 1.2: Phân loại các hồ chứa thủy điện:
Q
u V VV
y ≥ = =
4
S
0


V V
= ≤


3 7
0 9


Thống kê theo kết cấu công trình: Ở Việt Nam có đến 98% đập có kết cấu là
đập đất, 2% đập có kết cấu là đập bê tông, đập đá đổ bê tông bản mặt, chủ yếu
là các đập, hồ chứa thủy điện và một số hồ chứa thủy lợi (hồ Định Bình, hồ Tân
Giang, hồ Sông Lòng Sông kết cấu bê tông trọng lực; hồ Cửa Đạt đập đá đổ bê
tông bản mặt).
Bằng nguồn vốn ngân sách trung ương, và đóng góp của địa phương, vốn trái
phiếu Chính Phủ,.. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quản lý đầu tư
xây dựng nhiều hồ chứa có quy mô lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ, như: giai
đoạn 1960-1975: đã xây dựng các hồ chứa nước Thượng Tuy (Hà Tĩnh); Rào
Nan, Cẩm Ly (Quảng Bình)... Giai đoạn 1975-2000: Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh); Sông
Mực (Thanh Hóa). Từ năm 2000 đến nay: Cửa Đạt (Thanh Hóa), Tả Trạch
(Thừa Thiên Huế), Đá Hàn (Hà Tĩnh), Rào Đá, Thác Chuối (Quảng Bình).
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Thủy lợi, hiện nay tổng số hồ
chứa nước khu vực Bắc Trung Bộ đang được khai thác sử dụng là 1920 hồ
chứa nước (thống kê hồ có dung tích từ 50.000 m3 trở lên) trong đó, Thanh
Hóa 610 hồ, Nghệ An 629 hồ, Hà Tĩnh 345 hồ, Quảng Bình 151 hồ, Quảng Trị
130 hồ, Thừa Thiên Huế 55 hồ.
Bảng 1.3: Phân loại các hồ chứa thủy lợi khu vực Bắc Trung Bộ:
Q
V
V H V V V
(u
≥ ≥ = = ≤
T
S

3
1 8 7

9
1 9 9
Từ bảng thống kê số liệu trên cho thấy, số lượng hồ chứa nhỏ là rất lớn 1800 hồ
chiếm 94% tổng số hồ chứa khu vực Bắc Trung Bộ.
1.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý, vận hành khai thác
1.1.2.1. Tổ chức quản lý nhà nước về an toàn hồ chứa nước:
Theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành phân công, phân cấp quản lý
Nhà nước về an toàn đập tại Trung ương và địa phương như sau:
- Ở Trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập các hồ chứa
thủy lợi - Tổng cục thủy lợi là cơ quan tham mưu trực tiếp. Bộ Công Thương là


cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an
toàn đập các hồ chứa thủy điện. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt quy trình vận hành liên hồ trên các lưu
vực sông.
- Ở địa phương: UBND tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất chịu trách
nhiệm bảo đảm an toàn đập trên địa bàn quản lý, Sở Nông nghiệp và PTNT là
cơ quan tham mưu trực tiếp là Chi cục thủy lợi. Tuy nhiên, chưa có bộ phận
chuyên trách đảm nhiệm công tác quản lý an toàn hồ chứa, hiện nay nhiệm vụ
này được lồng ghép trong nhiệm vụ của các đơn vị thuộc các Sở chuyên ngành
tại địa phương.

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về an toàn hồ đập
1.1.2.2. Tổ chức quản lý vận hành khai thác
a) Bộ máy tổ chức quản lý vận hành:



Tổ chức quản lý hồ chứa thủy lợi bao gồm: Các doanh nghiệp khai thác công
trình thủy lợi (KTCTTL), Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các tổ chức hợp
tác dùng nước và một số tổ chức khác, việc phân cấp quản lý như sau:
- Chủ đập là các doanh nghiệp KTCTTL thường quản lý các hồ chứa có dung
tích từ 1,0 triệu m3 nước trở lên (khoảng 900hồ, chiếm 13%).
- Đối với các hồ nhỏ do UBND xã, Hợp tác xã/Tổ chức hợp tác dùng nước
quản lý các hồ chứa nhỏ dưới 1 triệu m3 nước.
Tổ chức quản lý hồ chứa thủy điện: do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và
các tổ chức, cá nhân đầu tư theo hình thức B.O.O. Các chủ đầu tư tự xây dựng
và quản lý.

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức các đơn vị quản lý khai thác hồ chứa nước
b) Đánh giá thực trạng năng lực của các đơn vị quản lý:
Nhìn chung các Công ty KTCTTL có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân vận
hành hồ chứa có trình độ, chuyên môn quản lý phù hợp, tập trung được kinh
phí để duy tu, bảo dưỡng công trình; công tác quản lý an toàn đập được quan
tâm nên ít xảy ra sự cố.


Các hồ chứa nhỏ được phân cấp cho huyện, xã, hợp tác xã/tổ chức hợp tác dùng
nước hoặc thôn bản, có xã khoán cho cá nhân trực tiếp quản lý thường thiếu
cán bộ kỹ thuật, công nhân có chuyên môn quản lý, thiếu kinh phí duy tu bảo
dưỡng nên công trình xuống cấp nhanh, khi hồ chứa xảy ra sự cố không có biện
pháp xử lý kịp thời.
1.1.3. Hệ thống Văn bản pháp luật về quản lý an toàn đập
Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý an toàn đập đã được ban
hành, cụ thể như sau:
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13; Luật Bảo vệ môi trường số
55/2014/QH13; Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi số
32/2001/PLUBTVQH;
- Các Nghị định của Chính phủ: Số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 về quản lý
an toàn đập; số 143/2003/NĐ- CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiêt một số
điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi; số 43/2015/NĐCP, ngày 06/5/2015 quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Các Thông tư hướng dẫn: Số 33/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 72/2007/NĐ-CP; số 34/2010/TT-BCT
ngày 07/10/2010 quy định về quản lý an toàn đập của công trình thủy điện; số
65/2009/TT-BNN ngày 12/10/2009 hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp
khai thác công trình thủy lợi; số 45/2009/TT-BNN ngày 24/07/2009 hướng dẫn
lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi; số 40/TT-BNN ngày
27/5/2011 quy định năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai
thác công trình thủy lợi.
- Một số quy định về kiểm tra an toàn đập được quy định trong Nghị định số
72/2007/NĐ-CP:
1. Đo đạc quan trắc đập và các yếu tố khí tượng thủy văn (Điều 12): Đối với hồ
chứa lớn và hồ nhỏ.
2. Kiểm tra đập (Điều 14): Yêu cầu kiểm tra trước mùa lũ, sau mùa lũ và kiểm
tra đột xuất khi có động đất hoặc hư hỏng đột xuất.


3. Báo cáo hiện trạng an toàn đập (Điều 16): Báo cáo hàng năm (thủy văn hồ
chứa, các hư hỏng của công trình và công tác sửa chữa, khắc phục).
4. Phương án bảo vệ đập (Điều 19): Bảo vệ chống xâm hại đập, kiểm soát
người và phương tiện đi lại, giải pháp đối phó trong tình huống đặc biệt.
5. Bảo vệ an toàn đập trong mùa mưa lũ (Điều 20): Tóm tắt đặc điểm của hồ
chứa và đặc điểm mưa lũ trên lưu vực; Đánh giá chất lượng đập và thiết bị vận
hành đập; Dự kiến các tình huống mất an toàn đập; Công tác chuẩn bị về nhân
lực, vật tư, vật liệu dự phòng; dụng cụ, thiết bị, xe máy; thông tin liên lạc, ánh

sáng; Danh sách ban chỉ huy PCLB.
6. Phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du (Điều 22): Có phương án báo động, thông
báo trước để bảo đảm an toàn cho người và tài sản vùng hạ du khi xả lũ.
Nhìn chung các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý an toàn đập
trong quá trình khai thác, vận hành công trình cơ bản là đủ. Tuy nhiên, trong
quá trình thi hành các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý an toàn đập đã
phát sinh một số bất cập, như: Vấn đề biến đổi khí hậu chưa được đề cập; chưa
có quy định về huy động nguồn lực của xã hội để phát triển thủy lợi; chưa quy
định rõ quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý an toàn đập;
chưa có quy định về thẩm quyền quyết định cho phép tích nước hồ chứa đảm
bảo an toàn đập; chưa quy định rõ việc xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du của các
hồ chứa trên cùng một lưu vực sông làm cơ sở xây dựng phương án phòng
chống lũ, lụt cho vùng hạ du đập; ngoài ra việc quy định cứng các nội dung về
quản lý an toàn đập cho tất cả các đập, hồ chứa có quy mô khác nhau nên việc
thực hiện còn nhiều bất cập và thiếu khả thi.
Để khắc phục các bất cập trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dự
thảo trình Chính phủ, Quốc Hội: Luật Thủy lợi và Nghị định thay thế Nghị định
số 72/2007/NĐ-CP.
1.1.4. Tình hình thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập
Việc đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập sẽ giúp
làm rõ nét hơn tổng quan về công tác quản lý an toàn đập.
Theo các quy định tại Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính
phủ về quản lý an toàn đập (Nghị định 72/CP) và các văn bản khác có liên


quan, chủ đập phải thực hiện một số công việc chính để bảo đảm an toàn hồ
chứa nước. Kết quả thực hiện tại các hồ chứa thủy lợi được tổng hợp cho cả
nước như sau:
Bảng 1.4: Kết quả thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập
T

T

1
2
3
4
5
6
7

C
vi
th
hi

T
7
ổn 0
Đ
7
ăn
0
Q
2
uy 1
1
Q
1
ua
Ki 2


8
X
6
â
8
y253(áp
X d
ây ụ
X
7
â
6
y
Ki 7

0

Đ


H
>
1
5

% 5
9
1 4
0 6

3 7
0 5
1 8
6 5
4 5
0 0
9 2
7 5

5
m
<
H

%

7
7
1
,
1
,
1
,
4
2

K

1

1

1
5

2
,

1
0

5
9

1
0

(Các số liệu hiện trạng hồ chứa và tình hình thực hiện các quy định quản lý an toàn
đập từ nguồn Tổng cục Thủy lợi)

Các nội dung về kiểm tra hiện trạng an toàn đập trước và sau mùa lũ, xây dựng
phương án phòng chống lụt bão, xây dựng quy trình vận hành, điều tiết hồ chứa
được các chủ đập thực hiện tương đối đầy đủ phục vụ công tác quản lý an toàn
công trình trong mùa mưa lũ hàng năm. Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá
còn phụ thuộc vào chủ quan của các cán bộ, kỹ thuật quản lý vận hành. Không
có các mức chuẩn so sánh để đánh giá, vì vậy việc đánh giá chưa cụ thể, điều
này cũng gây khó khăn trong việc tổng hợp và phân loại đập.
Đối với nội dung xây dựng phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du hồ
chứa và kiểm định an toàn đập chưa được các chủ đập thực hiện nhiều, nguyên
nhân do kinh phí thực hiện lớn, vượt quá khả năng chi trả của các chủ đập.



1.1.5. Công tác duy tu sửa chữa
Tại Điểm 2 Điều 13 Nghị định số 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập quy
định về việc duy tu, bảo dưỡng đập: “Việc duy tu, bảo dưỡng đập và các trang
thiết bị phải được tiến hành định kỳ, thường xuyên theo quy định để bảo đảm
công trình vận hành tin cậy, an toàn, dễ dàng kiểm tra, phát hiện các hư hỏng
để khôi phục, sửa chữa kịp thời và bảo đảm về mặt mỹ quan công trình”. Thực
tế việc duy tu, sữa chữa, chỉ được thực hiện ở một số ít hồ chứa nước do các
doanh nghiệp quản lý vận hành. Còn lại hầu hết các hồ đập do các Tổ chức hợp
tác dùng nước quản lý vận hành không được thực hiện. Khó khăn trong việc
các đơn vị quản lý vận hành không nghiêm túc thực hiện quy định này là kinh
phí để thực hiện, hiện kinh phí để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng tại một số
hồ chứa nước được lấy từ nguồn cấp bù thủy lợi phí rất hạn chế. Ngoài ra, vẫn
còn sự chủ quan, chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của việc duy tu sửa
chữa để duy trì sự ổn định và an toàn cho công trình.
1.2. Đánh giá chung thực trạng an toàn hồ chứa
nước
Trong 6.648 hồ chứa thủy lợi, phần lớn là các hồ chứa nhỏ được xây dựng từ
những năm 70-80 của thế kỷ trước, trong thời kỳ đất nước còn nhiều khó khăn,
trình độ kỹ thuật còn thấp, các nhu cầu dùng nước chưa cao, các nguồn vốn đầu
tư thủy lợi còn eo hẹp, năng lực khảo sát thiết kế thi công, quản lý còn nhiều
hạn chế, bất cập nên công trình không tránh khỏi các nhược điểm như: Chưa
đồng bộ, chất lượng thấp, thiếu mỹ quan, mức bảo đảm an toàn thấp. Trải qua
thời gian dài khai thác, hầu hết các công trình bị hư hỏng, xuống cấp tiềm ẩn
nhiều nguy cơ mất an toàn. Các đập được xây dựng chủ yếu với hình thức kết
cấu như sau:
- Đối với đập đất: Không được gia cố bảo vệ mái đập, mặt đập, đa số không có
hệ thống thoát nước mái đập, tiêu nước thân đập;
- Cống lấy nước được đặt trong thân đập kết cấu thường bằng gạch xây hoặc

các ống bi, cửa van đóng mở thượng lưu;
- Tràn xả lũ xây dựng trên nền đất tự nhiên phần lớn không có lớp gia
cố;


- Công tác xử lý nền móng các hạng mục công trình chưa bảo đảm, dẫn đến
tình trạng thấm qua nền đập, thân đập hoặc lún, nứt công trình;


×