Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường do hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản sắt titan trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 100 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thái Nguyên là khu vực nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam,
thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng
sản rất phong phú, đa dạng đặc biệt là các khoáng sản phục vụ cho ngành luyện kim
và chế biến vật liệu xây dựng như sắt, chì, kẽm, titan, đá, sét…Với những tiềm năng
lớn về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cơ sở khai thác, chế biến khoáng
sản từ quy mô nhỏ đến lớn và đây là một trong những ngành chiếm dụng diện tích
đất nông lâm nghiệp lớn. Điển hình là hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản Sắt
– Titan của tỉnh được phân bố tập trung ở 02 huyện Đồng Hỷ và Phú Lương với trữ
lượng sắt khoảng 40 triệu tấn, titan khoảng 15 triệu tấn đã đem lại nhiều lợi ích về
mặt kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa địa phương, góp phần
thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản Sắt - Titan tại Đồng Hỷ và Phú
Lương đã và đang có những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống và sức
khỏe người dân bởi hầu hết các mỏ đều áp dụng công nghệ khai thác lộ thiên đã phá
vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành hàng chục triệu năm, mất đất canh
tác, mất rừng, tạo ra nhiều bụi và chất thải rắn. Cùng với việc sử dụng các thiết bị,
máy móc cũ, lạc hậu, sử dụng công nghệ cũ, dây truyền công nghệ không đồng bộ
đã làm thất thoát nguồn tài nguyên, gây ra hiện tượng sụt lún, sạt lở đất, mất nước.
Bên cạnh việc đổ thải ra một lượng chất thải rắn khổng lồ thì vấn đề ô nhiễm bởi
các kim loại nặng và các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại
vùng lân cận ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Mặt khác việc quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên nói chung và địa bàn huyện Đồng Hỷ, Phú Lương nói riêng đang diễn
ra hết sức phức tạp, việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản còn nhiều bất
cập, chồng chéo, tình trạng thăm dò, khai thác khoảng sản trái phép, tranh chấp mỏ,
tàn phá môi trường đang diễn ra phổ biến…Các biện pháp quản lý giảm thiểu ô
nhiễm được thực hiện chậm so với kế hoạch điển hình như việc thanh tra, kiểm tra,




công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản chưa xiết chặt dẫn đến tình
trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn xảy ra.
Với những hậu quả về ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do hoạt động khai
thác, chế biến khoáng sản Sắt –Titan gây ra thì vấn đề đặt ra là cần phải được
nghiên cứu để đánh giá và đưa ra các giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên môi
trường tại các vùng lân cận khu vực khai thác.
Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp bảo vệ môi trường do hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản Sắt –
Titan trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên” làm nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu được thực trạng môi trường tại khu vực khai thác khoáng sản Sắt –
Titan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và tình hình quản lý bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản Sắt – Titan.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, kỹ thuật phù hợp với điều kiện của tỉnh Thái
Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ô nhiễm môi trường và các ảnh hưởng đến con
người mỏ Sắt – Titan tại tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu: tập trung chủ yếu vào 3 mỏ chính là mỏ sắt Trại Cau,
mỏ sắt Tương Lai, mỏ titan Cây Châm tỉnh Thái Nguyên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và kế thừa: Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu. Đối tượng thu thập gồm điều kiện tự nhiên
(vị trí địa lý), quá trình phát triển, tình hình dân cư xung quanh, tình hình khai thác,
chế biến khoáng sản.
- Phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát thực địa và đánh giá nhanh môi

trường: Thực hiện khảo sát hiện trạng khu vực nghiên cứu, làm việc với các cơ


quan phối hợp nghiên cứu và các cơ quan hữu quan tại địa phương. Đây là phương
pháp được áp dụng nghiên cứu chủ yếu để thực hiện đề tài.
- Phương pháp xử lý số liệu: Các kết quả thu được thống kê thành bảng trên
phần mềm Microsoft, Excel, tổng hợp số liệu, thống kê, so sánh và đánh giá.


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN SẮT – TITAN
1.1

Tổng quan về các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản Sắt – Titan

tại Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên
1.1.1 Khai thác, chế biến khoáng sản Sắt – Titan tại Việt Nam
1.1.1.1 Quặng sắt
(i) Các mỏ khai thác
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú với
gần 5.000 mỏ và điểm quặng có khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau. Ở Việt Nam
hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ
trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía
Bắc.
Quặng sắt ở Việt Nam có 3 khu vực chính:
- Khu vực Tây Bắc có các mỏ dọc sông Hồng (Quí Xa, Làng My, Ba Hòn,
Làng Lếch.). Trữ lượng trên 200 triệu tấn (riêng mỏ Quí Sa > 100 triệu tấn). Quặng
thuộc khu vực này chủ yếu là limônit với hàm lượng fe khoảng 43-55%, hàm lượng
Mn ~ 2,5-5%. Đa số các mỏ trong khu vực này đã được thăm dò, đủ điều kiện để
thiết kế khai thác.

- Khu vực Đông Bắc có các mỏ ở Thái Nguyên (Trại Cau, Tiến Bộ, Quang
Trung). Tổng trữ lượng ~ 50 triệu tấn (Trại Cau 9 triệu tấn, Tiến Bộ 25 triệu tấn).
Quặng sắt ở Thái Nguyên gồm 2 loại manhêtit và limônit. Quặng manhêtit hàm
lượng quặng fe ~ 60%, (các tạp chất có hại nằm trong phạm vi cho phép của luyện
kim). Quặng limônit hàm lượng fe từ 50-55%, hàm lượng Mn cao (3-4%). Quặng
sắt Thái Nguyên đã được khai thác từ 1962 cung cấp cho KCN gang thép Thái
Nguyên. Ở cao Bằng có các mỏ Na Lũng, Nà Rua, tổng trữ lượng ~ 50 triệu tấn,
chủ yếu là quặng manhêtit, hàm lượng fe trên 60%, đã được thăm dò đủ điều kiện
thiết kế khai thác.Tại vùng Đông Bắc còn có quặng sắt Tòng Bá (Hà Giang), gồm
nhiều điểm quặng nằm rải rác trên một diện rộng, trữ lượng ~ 200 triệu tấn, chủ yếu
là quặng manhêtit, hàm lượng fe 42 - 46%. [9]


- Khu vực Bắc Trung Bộ, tại thanh Hóa có một vào mỏ nhỏ. Ở Thạch Khê,
Huyện Thạch Hà, cách TX Hà Tĩnh khoảng 10 km có mỏ sắt lớn (phát hiện từ
những năm đầu thập kỉ 60), trữ lượng khoảng 554 triệu tấn, hàm lượng quặng Fe
cao (60-65%), các tạp chất như S,P, Pb, Zn… dưới quy định. Mỏ đã được thăm dò,
đủ điều kiện thiết kế khai thác. Tổng trữ lượng Sắt của Việt Nam ~ trên 1 tỉ tấn. Có
thể sản xuất 10 triệu tấn gang – thép/năm. [9]
(ii) Phương pháp khai thác
Hiện nay, tại Việt Nam hầu hết ở các mỏ kim loại, về kỹ thuật chưa được chú
ý, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên với công nghệ ô tô – máy xúc. Đây là
loại công nghệ cổ điển, giá thành cao. Về tuyển khoáng cũng được thay thế công
nghệ tuyển cơ giới tập trung bằng những xưởng tuyển mini thủ công hoặc bán cơ
giới. Hình thức này bao trùm hầu hết các ngành khai thác khoáng sản kim loại như
thiếc, vàng, cromit, mangan… Một số cơ sở áp dụng phương pháp tuyển nổi như
đồng Sinh Quyền, tuyển quặng sunphua kẽm chì Lang Hích, apatit, graphit…với sơ
đồ và thiết bị tuyển đơn giản, hệ số thu hồi thấp, giá thành cao.
Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ
300.000 – 450.000 tấn. Thị trường quặng sắt hiện nay: 80% sử dụng trong nước,

chủ yếu là để luyện thép, còn 20% xuất khẩu.
1.1.1.2 Quặng titan
(i) Các mỏ khai thác
Việt Nam có nguồn tài nguyên quặng titan khá phong phú và được phân bố
rộng rãi trên nhiều vùng lãnh thổ. Tài nguyên trữ lượng quặng titan – zircon của
Việt Nam không nhiều, chiếm khoảng 0,5% của thế giới . Quặng titan ở Việt Nam
có ba loại: quặng gốc trong đá xâm nhập mafic, quặng trong vỏ phong hoá và quặng
sa khoáng ven biển.
Quặng titan gốc trong đá xâm nhập mafic ở Cây Châm, Phú Lương Thái
Nguyên có trữ lượng 4,83 triệu tấn ilmenit và tài nguyên đạt 15 triệu tấn đang được
khai thác.


Quặng ilmenit trong vỏ phong hoá và sa khoáng ở các huyện Phú Lương và
Đại Từ - Thái Nguyên với tài nguyên dự báo đạt 2,5 triệu tấn.
Quặng titan sa khoáng ven biển phân bố chủ yếu dọc bờ biển Việt Nam, còn sa
khoáng nội địa có quy mô không đáng kể. Sa khoáng ven bờ biển Việt Nam được
phân bố trải dài suốt dọc bờ biển, từ Bắc tới Nam. Các mỏ sa khoáng ven biển gồm
sa khoáng ven biển trong tầng cát nguồn gốc biển và gió tuổi Holocen. Sa khoáng
ven biển trong tầng cát đỏ gắn kết tương đối tốt tuổi Pleistocen. Các khu vực mỏ
quặng titan được phân bố rải rác từ Móng Cái đến Vũng Tàu. Đặc biệt ở một số
diện tích ven biển tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng
lớn, tài nguyên dự báo đạt hàng trăm triệu tấn. Ngoài khoáng vật ilmenit, còn có các
khoáng vật có giá trị kinh tế kỹ thuật là zircon và monazit. Một số mỏ ilmenit ở Hà
Tĩnh, Bình Định, Bình Thuận v.v.. đã được khai thác và xuất khẩu.
Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện 42 mỏ và
điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8 mỏ trung
bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng.
(ii) Phương pháp khai thác
Phương pháp khai thác chủ yếu là khai thác lộ thiên theo lớp bằng kiểu cuốn

chiếu. Chia khai trường thành nhiều khoảnh khai thác, tiến hành khai thác dứt điểm
từng khoảnh để tạo diện đổ thải trong, dùng máy xúc, máy gạt hoặc bơm hút cát;
vận chuyển quặng về xưởng tuyển thô bằng ô tô hoặc bơm bùn.
Hiện tại ngành Titan Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn được công nghệ khai
thác và tuyển quặng titan, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đạt mức tiên tiến của khu
vực và thế giới, thu được các quặng tinh riêng rẽ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.Thiết bị
cho công nghệ tuyển và phụ trợ hoàn toàn sản xuất trong nước với chất lượng khá
tốt và giá thành rất cạnh tranh về thiết bị khai thác chỉ nhập thiết bị xúc bốc như
máy đào, gạt, ôtô vận tải. Tuy nhiên, hiện nay nước ta chưa có công nghệ chế biến
sâu quặng titan.


1.1.2 Khai thác, chế biến khoáng sản Sắt – Titan tại Tỉnh Thái Nguyên
Trên địa bàn tỉnh Thái nguyên hiện có 79 tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động khai thác khoáng sản với 170 giấy phép các loại, trong đó có 22 giấy phép do
bộ, ngành Trung ương cấp, 148 giấy phép do tỉnh cấp. Tổng số mỏ được cấp phép
khai thác lên tới 85, trong đó có 10 điểm khai thác than, 14 điểm khai thác quặng
sắt, 9 điểm khai thác quặng chì kẽm, 24 điểm khai thác đá vôi, 3 điểm khai thác
quặng titan… Tổng diện tích đất trong hoạt động khai thác chiếm hơn 3.191 ha,
tương ứng gần 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. [1]
Hoạt động khai thác khoáng sản đã đóng góp tích cực vào ngân sách của
tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2012
và 2013, các đơn vị khai thác khoáng sản đã nộp ngân sách trên 740 tỷ đồng. Ngoài
ra, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân
nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến thông qua việc tuyển dụng lao động tại
địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo và từ thiện, ủng hộ
các hoạt động lớn của tỉnh. Tính đến nay, các đơn vị hoạt động khai thác khoáng
sản đã sử dụng trên 6.000 lao động, hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng hàng
chục tỷ đồng.
1.1.2.1 Khai thác mỏ quặng sắt

Qua điều tra thăm dò, trên địa bàn Thái Nguyên đã phát hiện 47 mỏ, điểm
khoáng sản sắt với trữ lượng dự báo 47,76 triệu tấn; Trong đó mỏ sắt Trại Cau
(huyện Đồng Hỷ) có trữ lượng lớn nhất khoảng 9,87 triệu tấn. [23]
Sản lượng khai thác quặng sắt của mỏ sắt Trại Cau - Đồng Hỷ hiện nay do
Công ty Gang thép Thái Nguyên là doanh nghiệp duy nhất trên địa bàn được cấp
phép khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt ở quy mô công nghiệp. Sản phẩm chế
biến là quặng lomonit.
Việc chế biến được tiến hành theo thiết kế của dây chuyền làm giàu quặng
đơn giản là gồm có dây chuyền tuyển rửa, nghiền phân loại để đạt cỡ hạt theo yêu
cầu công nghệ với công suất 350.000 tấn/năm.


Công nghệ khai thác sử dụng phổ biến hiện nay là công nghệ dùng máy xúc
phối hợp với ô tô tự đổ, gồm các công đoạn chủ yếu như sau:
- Khoan nổ mìn để phá vỡ đất đá nguyên khối;
- Dùng nước phục vụ cho quá trình tuyển rửa bùn đất từ quặng;
- Sử dụng thiết bị cơ giới để xúc đất đá và quặng lên các phương tiện vận
chuyển;
- Sử dụng thiết bị vận tải bằng xe tải để chuyển đất đá thải từ khai trường ra
bãi thải và vận chuyển các loại quặng khai thác về kho chứa;
- Sản phẩm từ kho chứa được thiết bị xúc lên phương tiện vận tải đường bộ về
nơi tiêu thụ.
1.1.2.2 Khai thác mỏ quặng Titan
Thái Nguyên có 3 mỏ điểm quặng với tổng trữ lượng khoảng 12,83 triệu tấn,
chiếm 30% trữ lượng cả nước. Là tỉnh duy nhất trong cả nước có mỏ quặng gốc
titan mỏ Cây Châm. Cho đến nay, đây cũng là mỏ Titan duy nhất được thăm dò, cho
trữ lượng khoảng 4,830 triệu tấn. [23]
Tại mỏ Titan Cây Châm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương qua thăm dò thì
quặng trong mỏ gồm cả quặng gốc và sa khoáng. Quặng gốc trong mỏ gồm 2 thân
chính là thân quặng Tây và thân quặng Đông. Cả hai thân quặng đều nằm trong đá

gabropegmatit hạt lớn với diện tích khai thác 6,77 ha, công suất khai thác 165.000
tấn/năm.
Tuy nhiên, hoạt động chế biến loại quặng này vẫn chỉ dừng lại ở tuyển quặng
nguyên khai thành tinh quặng titan. Quặng nguyên khai được khai thác bằng máy
gạt, máy xúc…và được vận chuyển vào xưởng tuyển thô. Các thiết bị ở xưởng
tuyển thô thường là máy rửa và vít đứng. Thạch anh, bùn đất và các khoáng vật nhẹ
khác được thải bỏ tại chỗ, tập hợp khoáng vật nặng (chủ yếu là inmenit) được sấy
khô rồi đưa tuyển từ. Sản phẩm quặng tinh inmenit đạt hàm lượng xấp xỉ 50% TiO2.

[1]


1.2

Giới thiệu về khu vực nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tỉnh Thái Nguyên
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, phía
Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng
Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên
2

toàn tỉnh là 3526,2 km dân số trung bình đến 31/12/2009 là 1.127.430 nghìn người.
Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục y tế của Việt
Nam nói chung, của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. [5]
0

0


0

0

Tọa độ địa lý nằm 20 20’ đến 22 25’ vĩ độ Bắc; 105 25’ đến 106 16’ kinh độ
Đông. Thái Nguyên là nơi tụ hội các nền văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt
động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn.


Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên


b) Điều kiện địa hình
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, có địa hình đặc trưng là đồi núi đá vôi và
đồi dạng bát úp, có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 - 300m, thấp dần
từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc
Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m.
Về kiểu địa hình, địa mạo được chia thành 3 vùng rõ rệt:
-Vùng địa hình vùng núi: Bao gồm nhiều dẫy núi cao ở phía Bắc chạy theo
hướng Bắc – Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Các dãy núi kéo dài theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần
của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình
castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 -1000m, độ dốc thường từ 25-35 độ.
- Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao
phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường
quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm
các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều
thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, độ dốc thường từ 15-25 độ.
- Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng

phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các
khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông
Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú
Lương. Độ cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thường <10 độ.
c) Khí hậu
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh
Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 4 mùa rõ
rệt: xuân - hạ - thu - đông. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mưa
0

nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23-28 C và lượng mưa
trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa
ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa
hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu


khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong
phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên, chúng ta có thể
tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây
chính là cơ sở cho sự da dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so
sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu của tỉnh Thái Nguyên tương đối thuận lợi về
các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho
phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung. Tuy vậy, vào mùa mưa với lượng
mưa tập trung lớn thường xảy ra thiên tai như sạt lở, trượt đất, lũ quét ở một số triền
đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông Công.
1.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Nằm ở trung tâm Việt Bắc, Thái Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng, là
đầu mối giao thông nối liền các tỉnh Đông Bắc với Đồng Bằng sông Hồng và các
tỉnh phía Nam. Xét về mặt kinh tế, Thái Nguyên có một vị trí quan trọng trong vùng

cũng như cả nước.
Đối với các tỉnh trung du và miền núi như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng
Sơn, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ thì Thái Nguyên là nơi cung cấp các sản phẩm
thép, nhiên liệu than, một số mặt hàng tiêu dùng thông thường. Trong tương lai
Thái Nguyên vẫn sẽ là nơi cung cấp cho các tỉnh trung du miền núi Đông Bắc
những sản phẩm công nghiệp như than, thép, gang, động cơ diezen, vật liệu xây
dựng.
Đối với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Thái Nguyên cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm như than (50%), thép cán (60%),
chè (78%). Ngoài ra, nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nhẹ khác của Thái
Nguyên cũng được tiêu thụ rộng rãi tại vùng này.
Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, đặc biệt là 3
năm gần đây mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp
tục phát triển theo hướng tích cực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đều


hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực xã hội cũng
có sự cải thiện đáng kể.
1.2.2 Giới thiệu các mỏ Sắt – Titan tập trung nghiên cứu trong luận văn
Nghiên cứu của luận văn tập trung vào 3 mỏ: Mỏ Titian – Cây Châm – Phú
Lương, mỏ Sắt Trại Cau – Cây Thị - Đồng Hỷ, Mỏ sắt Tương Lai – Hóa Trung –
Đồng Hỷ, sau đây tóm tắt một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, quá trình xây
dựng, hoạt động của các mỏ Sắt – Titan. Lý do chọn 03 mỏ này là vì đây là các mỏ
lớn nhất, có sản lượng khai thác, quy mô lớn nhất và điển hình cho khai thác cũng
như chế biến quặng sắt –titan ở Thái Nguyên. Riêng mỏ titan Cây Châm lại đồng
thời lại là mỏ có khai thác titan từ quặng gốc duy nhất ở Việt Nam. Vì thế mà luận
văn lựa chọn và đánh giá chi tiết cho 03 mỏ này về quá trình và công nghệ khai thác
cũng như là chế biến quặng. Ngoài ra trong quá trình đánh giá về quản lý khai thác
mỏ quặng sắt – titan thì luận văn mở rộng đánh giá cho toàn bộ tỉnh Thái Nguyên
bao gồm các vấn đề quản lý các hoạt động khai thác thổ phỉ tại địa bàn tỉnh.

1.2.2.1 Mỏ sắt Trại Cau – Cây Thị - Đồng Hỷ
a/ Điều kiện tự nhiên
Mỏ sắt Trại Cau nằm trên địa bàn thị trấn Trại Cau, xã Hóa Trung, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Là ngã ba giao lưu với huyện Phú Bình và tỉnh Bắc
Giang. Phía Tây Bắc giáp với xã Nam Hòa, Phía Đông giáp xã Cây Thị, phía Đông
giáp xóm Khai Thông, phía Nam và Tây Nam giáp xã Tân Lợi, cách thành phố Thái
Nguyên 20km về phía Đông.
Diện tích khu mỏ rộng 101,39ha, trong đó diện tích khai thác là 93,29 ha và
diện tích chuyên dùng là 8,1ha. Khu mỏ là vùng đồi dốc thoai thoải có độ cao trung
bình 30 - 50m, xen lẫn các khu vực bằng phẳng đã được dân cư khai phá để trồng
hoa mầu. [12]


Hình 1.2: Vị trí Mỏ sắt Trại Cau - Thị trấn Trại Cau – Đồng Hỷ - Thái Nguyên
b) Quá trình xây dựng phát triển của mỏ
Mỏ sắt Trại Cau được xây dựng và đi vào khai thác từ năm 1964, có nhiệm vụ
khai thác quặng sắt tại các khai trường như Quang Trung, Thác Lạc, Chỏm Vung,
Núi Đê.. rồi chuyển về khu tuyển quặng. Tại đây quặng sắt được tuyển theo công
nghệ tuyển nước và được phân loại theo các công đoạn sàng tuyển để làm nguyên
liệu luyện gang của khu công nghiệp khai thác Thái Nguyên.
Mỏ có trữ lượng khoảng 9,87 triệu tấn, công suất khai thác hiện nay là 70.000
tấn/năm. Sản phẩm là quặng Limonit. Qua mấy chục năm khai thác, sản lượng
quặng khu vực này còn có thể khai thác được gần 2,7 triệu tấn. Hiện nay mỏ đang
triển khai sản xuất trên các công trường như mỏ Núi Đê, mỏ Thác Lạc, mỏ Núi
Quặng…. Sản lượng khai thác quặng sắt tại mỏ Trại Cau chính là cung cấp nguồn
nguyên liệu cho sản xuất thép của Công ty Gang thép Thái Nguyên. [12]
c) Tình hình dân cư xung quanh khu mỏ
Khu vực dân cư gần nhất với mỏ sắt Trại Cau là Thị trấn Trại Cau. Thị trấn
Trại Cau có 1.100 hộ trong đó có 710 hộ phi nông nghiệp. Dân cư gồm 4.100 người
chủ yếu là người Kinh và một số ít là người Sán Dìu, Tày, Nùng và Dao...



d) Tình hình khai thác
Mỏ sắt Trại Cau có nhiệm vụ khai thác quặng sắt tại các khai trường như
Quang Trung, Thác Lạc, Chỏm Vung, Núi Đê, Núi Quặng, Hàm Chim rồi chuyển
về khu tuyển quặng. Tại đây quặng sắt được tuyển theo công nghệ tuyển nước và
được phân loại theo các công đoạn sạng đề làm nguyên liệu luyện gang của khu
công nghiệp khai thác Thái Nguyên. Tùy thuộc vào địa hình và sự phân bố khoáng
sản của từng khu mỏ mà lựa chọn các phương án mở vỉa khác nhau:
- Tại khu vực công trường Núi Đê: Do khoáng sản Núi Đê nằm trên sườn núi,
có hướng cắm trùng với hướng dốc tự nhiên của sườn núi cho nên việc mở vỉa
khoáng sản được xác định theo phương pháp mở vỉa bám vách vỉa.
- Tại khu vực mỏ Đông Chỏm Vung và Thác Lạc: do địa hình khu mỏ là tương
đối bằng phẳng và các thân quặng trải đều trên bề mặt địa hình với lớp phủ mỏng.
Do vậy, chỉ cần san gạt mở tuyến đường vận chuyển nội bộ trong khai trường ngay
trên bề mặt địa hình là có thể tiến hành khai thác bốc xúc và vận chuyển quặng về
xưởng tuyển.
Trình tự khai thác theo phương pháp mở vỉa là trên các tầng khai thác dùng nổ
mìn để phá vỡ quặng và đất đá phục vụ cho máy gạt. Máy gạt quặng và đất đá phục
vụ cho máy xúc, xúc lên phương tiện vận tải ô tô. Quặng được chuyển về bãi chứa
trung gian và được đưa về xưởng tuyển bằng phương tiện vận tải. Đất đá được đưa
ra bãi thải bằng ô tô.
Công tác khai thác sẽ được tiến hành ở khu Tây trước, đến khi kết thúc khu
Tây sẽ chuyển sang khu Đông, khi đó tận dụng moong khai thác khu Tây làm bãi
thải trong. Đất đá vây quanh thân quặng được phá vỡ bằng nổ mìn hoặc dùng búa
thủy lực.
Công nghệ khai thác của mỏ sắt Trại Cau là phương pháp khai thác lộ thiên
0

với chiều cao tầng H = 8m, góc nghiêng tầng α = 65 . Tiến hành mở vỉa bằng máy

gạt C-100 và TZ-130, dùng máy khoan đập CZ-20M để khoan nổ mìn. Xúc bốc
3

quặng bằng máy xúc gầu thuận (W-1001 và W–1002) dung tích gàu là 1m . Vận tải
quặng về xưởng tuyển bằng ô tô Kpaz có tải trọng 12 tấn để chuyên chở đất đá thải.


Sơ đồ công nghệ khai thác và chế biến Sắt tại mỏ Trại Cau như hình 1.3:
Bóc đất phủ

Khai thác quặng

Bốc xúc lên xe

Vân chuyển bằng
ô tô

Vận chuyển về
xưởng tuyển

Hồ bùn thải

Kho thành phẩm

Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ khai thác chế biến khoáng sản mỏ Sắt – Trại Cau
(Nguồn: Mỏ sắt Trại Cau (2012), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai
thác lộ thiên công trường núi Đ mỏ sắt Trại Cau, Thái Nguyên)


Khu vực khai thác Mỏ Sắt Trại Cau –


Khu vực chế biến Mỏ Sắt Trại Cau –

Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Đồng Hỷ - Thái Nguyên

1.2.2.2 Mỏ sắt Tương Lai – Hóa Trung – Đồng Hỷ
a/ Điều kiện tự nhiên
Mỏ sắt Tương Lai có diện tích 28 ha, thuộc xóm Phúc Thành, xã Hóa Trung,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Mỏ cách khu gang thép khoảng 10km về phía
Tây Bắc và cách khu mỏ Tiến Bộ 5 km về phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp với ruộng
lúa và đồi cây của nhân dân xóm Trung Thần; phía Nam giáp với ruộng lúa nhân
dân xóm Trung Thành.

Hình 1.4: Vị trí mỏ sắt Tương Lai – Hóa Trung – Đồng Hỷ - Thái Nguyên


b) Quá trình xây dựng phát triển của mỏ
Đơn vị khai thác mỏ sắt Tương Lai là HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến
Công. Mỏ có trữ lượng trên 1,2 triệu tấn, hiện đã khai thác được khoảng 60.000 tấn/
năm. Hoạt động khai thác mỏ theo hệ thống sàng tuyển, băng chuyền vận hành tối
đa công suất cùng hơn 20 máy xúc, máy gạt.
c) Tình hình dân cư xung quanh
Khu vực dân cư xung quanh mỏ có 954 hộ dân sinh sống với đân số là 4407
người trong đó số hộ làm nông nghiệp là 270 hộ, số hộ sản xuất phi nông nghiệp là
684 hộ.
d) Tình hình khai thác
Hệ thống khai thác được tiến hành liên tục dọc một bờ công tác, khai thác từ
trên xuống dưới, chia tầng, vận tải trực tiếp, sử dụng bãi thải trong.

Mỏ sử dụng công nghệ bóc đất phủ và san gạt đất thải bằng máy gạt D41 và
máy xúc thuỷ lực gàu nghịch PC200. Tạo dải liên tục và làm tơi quặng bằng máy
xúc và máy gạt. Tuyển chọn quặng bằng sàng rung và thủ công bằng tay.
Việc vận chuyển trong mỏ bằng xe ô tô Kamaz tải trọng 12 tấn. Đất mặt và
đất đá thải sử dụng máy gạt và máy xúc gạt sang hai bên và gạt sang khoảnh đã khai
thác. Vận chuyển từ xưởng tuyển về nơi chế biến ở Khu chế biến Nam Hoà bằng ô
tô. Trong khai thác sử dụng máy xúc thuỷ lực gàu ngược kết hợp với xúc bốc thủ
công. Sơ đồ công nghệ khai thác và chế biến mỏ sắt Tương Lai như hình 1.3
3

Khối lượng đất đá thải ước tính hàng năm là 60.000 m /năm; Khối lượng bùn
3

thải quặng đuôi là 4899 m /năm.


Khu vực khai thác Mỏ Sắt Tương lai –

Khu vực chế biến Mỏ Sắt Tương lai –

Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Đồng Hỷ - Thái Nguyên

1.2.2.3 Mỏ Titan Cây Châm – Động Đạt – Phú Lương
a) Điều kiện tự nhiên
Mỏ Titan Cây Châm có diện tích 28,25 ha, nằm trên địa bàn xã Động Đạt,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 28km,
cách huyện Phú Lương và thị trấn Đu 2km.
Khu mỏ nằm ở sườn núi phía Tây của dãy núi Chúa có độ cao 325m, phía

Nam là thung lũng sông Đu khá rộng, kết hợp với đồi núi nhỏ độ cao 50-55m. Thân
quặng là dẫy đồi kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, độ cao khoảng 100m,
đây là phần của núi trong bị phân cách bởi thung lững nhỏ rộng khoảng 300m, sườn
0

dốc không quá 20 . Phía Đông Nam thân quặng là thung lũng suối Cây Châm nối
liến với thung lũng Sông Đu. Thung lũng dốc thoải về phía Nam, nên thuận lợi cho
thoát nước.


Hình 1.5: Vị trí mỏ Titan Cây Châm – Động Đạt – Phú Lương - Thái Nguyên
b) Quá trình xây dựng phát triển của mỏ
Đơn vị khai thác Mỏ Cây Châm là Công ty Khoáng Sản Thái Nguyên. Khu
2

vực khai thác trong giai đoạn đề xuất ban đầu có diện tích 12.550m bãi thải có diện
2

tích 30.000m , công suất khai thác 100.000 tấn quặng nguyên khai/năm.
Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật diện tích khu vực khai thác được tăng từ
2

2

12.500m tăng lên 75.700m , công suất từ 100.00 tấn quặng nguyên khai/năm tăng
2

lên 110.010 tấn quặng nguyên khai/năm, diện tích bãi thải từ 30.000m không thay
đổi. Đến năm 2010 Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên xin mở rộng diện
tích bãi thải và đã được Sở Xây dựng Thái Nguyên cấp giấy chứng chỉ quy hoạch số

2

67/CCQH với diện tích bãi thải là 206.800m . Mỏ thực hiện hoạt động khai thác từ
01/01/2011 đến nay.
c) Tình hình dân cư xung quanh
Khu vực mỏ titan là thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương. Dân cư xung
quanh mỏ có 7442 người chiếm 66% dân số của toàn xã. Người dân địa phương ở
đây một phần là công nhân tham gia khai thác mỏ, phần còn lại thì tham gia hoạt
động lâm nông nghiệp.


d/ Tình hình khai thác
Công nghệ khai thác tại mỏ là khai thác lộ thiên, dùng máy xúc mở vỉa, vận
chuyển quặng và đất đá bằng ô tô tự đổ, vận chuyển quặng từ moong khai thác lên
nhà máy của Công ty cách khoảng 700m.
Mỏ sử dụng bãi thải ngoài với công nghệ cắt tầng nông (ht=6m), khoan nổ
mìn bằng khoan đường kính lớn (BKM-5, dk=105mm) bốc xúc quặng và đất đá thải
3

bằng máy xúc thủy lực có dung tích gầu trên 1m và ô tô tự động có tải trọng 25tấn.
Diện tích khu vực khai thác 7,57ha, hoạt động của mỏ 1ca/ngày, 28 ngày/ tháng.
Sơ đồ công nghệ khai thác và chế biến Titan của mỏ như hình 1.6:

Hình 1.6: Sơ đồ công nghệ khai thác chế biến khoáng sản Titan – mỏ Cây Châm
(Nguồn: Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của mỏ quặng gốc phía tây ilmenit Cây
Châm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2014 )


Khu vực khai thác Mỏ titan Cây châm –


Khu vực chế biến Mỏ titan Cây châm –

Phú Lương - Thái Nguyên

Phú Lương - Thái Nguyên

1.2.3 Về các vấn đề môi trường do hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản Sắt
– Titan tại vùng nghiên cứu.
Trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản Sắt – Titan thì tại Việt Nam
cũng như tại Thái Nguyên có thể thấy nổi bật các vấn đề môi trương như sau:
a. Vấn đề biến đổi địa hình và sụt lún đất, làm hạ thấp mực nước ngầm
(i) Khai thác làm biến đổi địa hình gây sụt lún đất và hạ thấp mực nước ngầm
Trong khai thác quặng Sắt – Titan , phương pháp khai thác lộ thiên bằng các
máy xúc đã tạo nên các hố trũng, vùng trũng lớn, mặt khác việc thường xuyên bơm
tháo khô nước ở đáy moong, hầm lò đã hình thành các phễu hạ thấp mực nước dưới
đất với độ sâu từ vài chục đến hàng trăm mét và bán kính phễu hàng trăm mét. Điều
này làm cho nước dưới đất vận động mạnh, dẫn đến mất cân bằng tĩnh trong các
tầng lớp phủ, đẩy nhanh sự sụt đất, nứt đất trong khu vực đồng thời làm hạ thấp
mực nước ngầm.[16]
Theo khảo sát thực địa tại Trại Cau, hiện tượng sụt lún, nứt đất, mất nước ở thị
trấn Trại Cau còn có nguyên nhân tiềm ẩn liên quan đến sự phân bố của các hang
karst ngầm trong các tầng đá vôi ở khu vực. Tuy nhiên nguyên nhân trực tiếp gây
phát triển mạnh sụt lún đất, nứt đất trong thời gian vừa qua theo đánh giá thì chủ
yếu vẫn là đến sự hạ thấp mặt nước dưới đất do tháo khô mỏ như đã nói ở trên, còn


hạ thấp mực nước ngầm do lượng nước lấy từ các giếng khoan của dân là không
đáng kể.
Theo thống kê tính đến tháng 11/2011, thiệt hại sụt lún và mất nước do khai
thác quặng Sắt của mỏ sắt Trại Cau gây ra lên đến 21.159.630.715 tỷ đồng.

TT Trại Cau, có 121 hộ bị thiệt hại, trong đó 39 hộ thuộc diện phải di dời (bồi
thường 100%), 82 hộ thuộc diện bồi thường hỗ trợ [14]. Điển hình là sự cố môi
trường ngày 3/4/2010 đã xảy ra hiện tượng sụt lún và nứt đất làm hư hại nhà ở và tài
sản của một số hộ dân trên địa bàn tổ 3, thị trấn Trại Cau thuộc khai trường Thác
Lạc III và mới đây nhất là vụ sụt lún gần 20m vừa diễn ra cuối năm 2012.
(ii) Việc đổ thải cũng làm biến đổi địa hình và gia tăng sạt lở đất tại khu vực
bãi thải
Do đặc thù của khai thác mỏ là một hoạt động công nghiệp không giống các
hoạt động công nghiệp khác về nhiều mặt, như phải di dời một khối lượng lớn đất
đá ra khỏi lòng đất tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu. Một khối lượng lớn
chất thải rắn được hình thành do những vật liệu có ích thường chỉ chiếm một phần
nhỏ của khối lượng quặng được khai thác, dẫn đến khối lượng đất đá thải vượt khối
lượng quặng nằm trong lòng đất. Chất thải rắn, không sử dụng được cho các mục
đích khác đã tạo nên trên bề mặt đất địa hình mấp mô, xen kẽ giữa các hố sâu và các
đống đất, đá. Một số diện tích đất xung quang các bãi thải quặng có thể bị bồi lấp
do sạt lở, xói mòn của đất đá từ các bãi thải, gây thoái hóa lớp đất mặt. Việc đổ bỏ
đất thải tạo ra tiền đề cho mưa lũ bồi lấp các sông suối, các thung lũng và đồng
ruộng phía chân bãi thải và các khu vực lân cận, Khi có mưa lớn thường gây ra các
dòng bùn di chuyển xuống vùng thấp, vùng đất canh tác, gây tác hại tới hoa mầu,
ruộng phía chân bãi thải và các khu vực lân cận, thiệt hại tới môi trường kinh tế và
môi trường xã hội.
Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường bị
hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải nâng cao. Những
thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thủy văn, các yếu tố của dòng
chảy trong khu mỏ như: thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc dòng


chảy mặt, chế độ thủy văn của các dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất
lượng nguồn nước. Các đống cuội, đá thải trong quá trình khai thác từ lòng sông đã
ngăn cản làm thay đổi dòng chảy, gây sự xói lở đất bờ sông, đê điều, gây úng lụt

cục bộ.
b.Mất rừng và ảnh hưởng đến hệ sinh thái
(i) Mất rừng: Khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng phá rừng và suy thoái rừng, vì những khoáng sản có giá trị thương
mại thường được tìm thấy dưới lòng đất, bên dưới những cánh rừng. Hoạt động khai
mỏ theo kiểu hầm lò với quy mô lớn có thể dẫn đến suy thoái rừng nghiêm trọng do
phải đốn sạch rừng để lấy mặt bằng khai thác. Cơ sở hạ tầng được xây dựng cho
khai thác tạm thời như đường xá, hầm mỏ, đập cũng tác động đến môi trường. Một
số lượng lớn gỗ còn được sử dụng để làm trụ chống hầm mỏ, hay trong trường hợp
khai thác dưới sâu, gỗ được sử dụng như nguyên liệu để phục vụ hoạt động khai
thác. Như vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi
trường đất. [11]
Bảng 1.1: Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hóa ở một số mỏ
T
T

TêĐ
nT
mb

1 K,
h
u
k
ha
i
2 th
K
h
u

k
ha
i
th

M

c
Đ
ất
rừ
ng
bị
th
uR

n
g
t

n

(Nguồn: Nguyễn Đức Quý – 1996)[13]


(ii) Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
Các chất thải từ quá trình khai thác, làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong
nước, nó sẽ hạn chế quá trình quang hợp của các loài thực vật thủy sinh, sự phát
triển của các vi sinh vật, làm nghèo đi thức ăn cho các hệ động vật và các loài có
khả năng di dời sẽ di chuyển sang vùng có điều kiện sinh trưởng tốt hơn.

Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân làm giảm độ
che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm, làm cho thực vật,
động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do các điều kiện sinh sống ở rừng cây,
đồng cỏ và sông nước xấu đi.
c. Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác
Việc khai thác tại các mỏ gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí và
tiếng ồn tại khu vực mỏ và khu vực xung quanh.
(i) Đối với môi trường nước: Việc khai thác, tuyển quặng sẽ làm biến đổi điều
kiện nguồn nước, làm suy giảm chất lượng nước có thể gây ô nhiễm nguồn nước
trong khu mỏ và vùng xung quanh.
Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh mương
tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi
chất lượng nguồn nước làm suy giảm công năng của các công trình thủy lợi nằm
liền kề với các khu khai thác mỏ.
Trong các mỏ, biểu hiện chính của ô nhiễm hóa học là làm đục nước bởi bùn,
sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng. Nước thải có
hàm lượng TSS cao làm nước biến mầu, tăng độ đục và làm giảm độ hòa tan oxy
trong nước, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước mặt, đến hệ sinh thái thủy vực
và còn là nguyên nhân gây bồi lấp nguồn tiếp nhận. Ô nhiễm hóa học do khai thác
và tuyển quặng Sắt, Titan là nguy cơ đáng lo ngại đối với nguồn nước sinh hoạt và
nước nông nghiệp. Tại những khu vực này, nước thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét
-

và một số kim loại nặng và hợp chất độc như CN , Hg, As, Pb… mà nguyên nhân
chính là do nước thải, chất thải rắn không được xử lý đổ bừa bãi ra khai trường và
khu vực tuyển. [14] Các kim loại nặng có trong nước thải có tác động rất lớn đối


×