Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về đào tạo và sử dụng cán bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.15 KB, 40 trang )

TS. PHẠM QUỐC THÀNH

 
 
 
 
 

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐÀO TẠO  
VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ 
 

 
 
 
 
 
 
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


 
 
 

CÁC CỘNG TÁC VIÊN
Nguyễn Phương An
Lưu Xuân Công
Nguyễn Anh Cường
Nguyễn Ngọc Hân


Trần Bách Hiếu
Nguyễn Thị Kim Hoa
Trần Thị Quang Hoa
Đinh Ngọc Quý
Đào Thành Trường
Đỗ Xuân Tuất
Nguyễn Thanh Tùng

2

 


 
 
 
 

MỤC LỤC
 
Chương 1 ......................................................................................................................... 9
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ VÀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VIỆC ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG CÁN BỘ ..................................................................... 9

1.1. Cán bộ - quan niệm, vị trí, vai trò............................................................ 9
1.2. Đào tạo, sử dụng cán bộ - quan niệm, tầm quan trọng....................... 21
Chương 2 ....................................................................................................................... 41
HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ .......................................................................... 41


2.1. Về ₫ào tạo cán bộ .................................................................................. 41
2.1.1. Xây dựng tiêu chuẩn người cán bộ, ₫ảng viên........................................... 42
2.1.2. Đào tạo - huấn luyện cán bộ ...................................................................... 49
2.2. Về sử dụng cán bộ ................................................................................. 74
2.2.1. Nhận thức ₫úng tầm quan trọng của việc sử dụng cán bộ ........................ 75
2.2.2. Sử dụng ₫úng cán bộ ................................................................................. 79
2.2.3. Phải khéo dùng cán bộ .............................................................................. 83
2.2.4. Điều kiện ₫ể sử dụng cán bộ tốt ................................................................ 98
Chương 3 ..................................................................................................................... 122
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ
TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY .................................................................. 122

3.1. Sự nghiệp ₫ổi mới và công tác ₫ào tạo, sử dụng cán bộ ................. 122
3.1.1. Nhân tố tác ₫ộng ...................................................................................... 122

 

3


3.1.2. Thực trạng ₫ội ngũ cán bộ, ₫ảng viên...................................................... 127
3.1.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế
trong ₫ào tạo và sử dụng cán bộ............................................................. 144
3.2. Học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ₫ào tạo và sử dụng
cán bộ trong sự nghiệp ₫ổi mới hiện nay .......................................... 151
3.2.1. Hồ Chí Minh với sự nghiệp ₫ào tạo và sử dụng cán bộ ........................... 151
3.2.2. Quan ₫iểm, nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về ₫ào tạo và sử dụng cán bộ trong giai ₫oạn hiện nay ......................... 167
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 175


4

 


MỞ ĐẦU
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cán bộ. Từ 
khi  chuẩn  bị  thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã trực 
tiếp mở lớp huấn luyện cán bộ. Đến khi giành được chính quyền, 
việc huấn luyện cán bộ càng được chú trọng, quy mô huấn luyện 
ngày càng được mở rộng. Trước lúc đi xa, Người còn căn dặn: bồi 
dưỡng cán bộ cách mạng cho đời sau là một công việc quan trọng 
và  cần  thiết.  Nhận  thức  được  tầm  quan  trọng  và  giá  trị  của  tư 
tưởng  Hồ  Chí  Minh  về  công  tác  cán  bộ  nói  chung  và  việc  huấn 
luyện  cán  bộ  nói  riêng,  trong  những  năm  qua,  các  nhà  khoa  học 
Việt  Nam  đã  có  khá  nhiều  công  trình  nghiên  cứu  liên  quan  đến 
vấn đề này. Trong đó có các công trình tiêu biểu như: Hồ Chí Minh 
với vấn đề đào tạo cán bộ (Đức Vượng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội, 1995); Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công 
tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Nxb. Chính trị Quốc gia, 
Hà  Nội,  1997);  Luận  cứ  khoa  học  cho  việc  nâng  cao  đội  ngũ  cán  bộ 
trong  thời  kỳ  đẩy  mạnh  công  nghiệp  hóa,  hiện  đại  hóa  đất  nước 
(Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội,  2001);  Tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh  về  rèn  luyện  đạo  đức  cho  cán  bộ, 
đảng  viên  (Phạm  Quốc  Thành,  Nxb.  Chính  trị  Quốc  gia,  Hà  Nội, 
2004); Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ (Bùi Đình 
Phong, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2006);...  
Nhìn chung, qua các công trình nghiên cứu trên, các tác giả 
đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh 
về cán bộ và công tác cán bộ như vai trò của cán bộ; quá trình hình 

thành  tư  tưởng  của  Người  về  cán  bộ  và  công  tác  cán  bộ;  sự  vận 
dụng  tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh  về  cán  bộ  và  công  tác  cán  bộ  trong 
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; những 

 

5


chuẩn  mực  của  cán  bộ;...  Tuy  nhiên,  do  hạn  chế  về  chủ  quan  và 
khách quan mà nhiều vấn đề về cán bộ, đặc biệt là vấn đề đào tạo 
và sử dụng cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được nghiên 
cứu thấu đáo.  
Nội dung của cuốn sách phân tích vai trò của cán bộ và tầm 
quan trọng của việc đào tạo và sử dụng cán bộ theo tư tưởng Hồ 
Chí Minh; phân tích hệ thống các quan điểm Hồ Chí Minh về đào 
tạo và sử dụng cán bộ; phân tích làm sáng rõ giá trị tư tưởng Hồ 
Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán bộ. 
Thực tiễn lịch sử Việt Nam và thế giới đã chứng minh rằng 
sự thành công hay thất bại, tồn vong, thịnh suy của mọi quốc gia, 
chế độ đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ những người lãnh đạo, 
quản lý, điều hành và hiền tài của quốc gia.  
Theo Hồ Chí Minh, cán bộ là những người đem chính sách của 
Đảng và Chính phủ giải thích cho dân hiểu và đem nguyện vọng của 
dân  chúng  báo  cáo Chính  phủ  để  đặt chính sách  cho  đúng. Người 
chỉ rõ, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay 
thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Chính vì vậy, đào tạo cán bộ theo 
nhu cầu của thực tiễn cách mạng và đòi hỏi của nhân dân luôn được 
đặt ra như một trong những vấn đề cốt yếu. Hồ Chí Minh luôn coi 
việc huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. 

Thấm  nhuần  tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh  về  cán  bộ  và  công  tác 
cán bộ, Đảng ta đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ đông đảo 
làm  nòng  cốt  trong  việc  giải  phóng  dân  tộc  thành  công  và  xây 
dựng  chế  độ  mới  đạt  nhiều  thành  tựu.  Nước  ta  hiện  nay  đang 
đứng  trước  một  thời  kỳ  mới,  thời  cơ  nhiều  và  thách  thức  cũng 
không ít. Do vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta ngày càng nhận thức 
đầy đủ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cán bộ nói 
chung và việc đào tạo và sử dụng cán bộ nói riêng. Mặt khác, thực 
tiễn  sinh  động  nảy  sinh  nhiều  vấn  đề  mới  đòi  hỏi  chúng  ta  phải 
xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự “hồng” ‐ “chuyên” thì mới đáp 
6

 


ứng  được  đòi  hỏi  trước  mắt  cấp  bách  cũng  như  yêu  cầu  lâu  dài 
của sự nghiệp cách mạng. 
Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu tư tưởng 
Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực thì việc nghiên cứu chuyên sâu 
tư  tưởng của  Người về đào  tạo và  sử  dụng cán bộ  là  một  nhiệm 
vụ quan trọng đặc biệt bởi vì tư tưởng của Người về vấn đề này 
đã soi đường cho công tác đào tạo cán bộ của Đảng ta, là tài sản to 
lớn của dân tộc ta. Hơn nữa, việc nghiên cứu này vừa mang tính 
khoa học, vừa là yêu cầu của cuộc sống, vừa cấp bách, vừa có tính 
cơ bản lâu dài đòi hỏi sự đầu tư của nhiều thế hệ.   
Xuất  phát  từ  những  lý  do  trên,  chúng  tôi  quyết  định  xuất 
bản cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán 
bộ.  Cuốn  sách  sẽ  góp  phần  làm  sáng  rõ  vai  trò  của  cán  bộ  và 
công tác đào tạo và sử dụng cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh; 
hệ  thống  hóa  các  quan  điểm  của  Người  về  đào  tạo  và  sử  dụng 

cán  bộ;  đồng  thời  phân  tích  để  nêu  bật  những  giá  trị  lý  luận  và 
thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán 
bộ  trong sự  nghiệp  cách mạng Việt Nam, bồi dưỡng cán bộ  của 
nước  ta trong giai đoạn  hiện nay. Kết quả của  cuốn sách này sẽ 
giúp  cán  bộ,  đảng  viên  và  nhân  dân  nhận  thức  sâu  sắc  hơn  tư 
tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về đào tạo 
và sử dụng cán bộ nói riêng và vận dụng tư tưởng đó vào thực 
tiễn cách mạng nước ta.  
Từ  yêu  cầu  công  tác  chuyên  môn  và  tình  hình  nghiên  cứu 
thực tế, tác giả đặt ra mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: làm rõ 
vai trò của cán bộ và tầm quan trọng của việc đào tạo và sử dụng 
cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng được hệ thống các 
quan điểm Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán bộ; nêu được 
giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo 
và sử dụng cán bộ. 
Các tác giả 
 

7


 

8

 


Chương 1


VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ VÀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VIỆC ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG CÁN BỘ

1.1. Cán bộ - quan niệm, vị trí, vai trò

Cán bộ là một thuật ngữ được cho là du nhập vào nước ta từ 
Trung Quốc với hai nghĩa cơ bản là: Nghĩa thứ nhất là cái khung, 
cái  khuôn  (khung  ảnh),  nghĩa  thứ  hai  là  người  nòng  cốt,  những 
người chỉ huy quân đội, trong một cơ quan tổ chức làm nòng cốt. 
Khi du nhập vào nước ta, thuật ngữ cán bộ đã biến đổi không còn 
nguyên nghĩa gốc, song hàm nghĩa bộ khung, người làm nòng cốt, 
người làm chỉ huy luôn được lưu giữ và nhận thức. 
Thuật ngữ cán bộ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ sau 
Cách  mạng  tháng  Tám  năm  1945,  khi  Đảng  lãnh  đạo  nhân  dân 
Tổng khởi nghĩa thắng lợi, giành chính quyền nhà nước, lập nên 
nước  Việt  Nam  Dân  chủ  Cộng  hòa.  Kể  từ  đây,  Đảng  trở  thành 
Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực hiện những 
bước đầu tiên trong xây dựng chế độ mới, cuộc sống mới. Trong 
điều  kiện  đó,  cán  bộ  là  vấn  đề  có  tầm  quan  trọng  đặc  biệt  trước 
yêu  cầu  vừa  cấp  bách,  vừa  có  tính  cơ  bản  lâu  dài  của  sự  nghiệp 
cách mạng. 
Cách hiểu được cho là rộng nhất về cán bộ, xem cán bộ gồm 
tất cả những người thoát ly, hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách 

 

9


Nhà  nước,  làm  việc  trong  bộ  máy  chính  quyền,  trong  hệ  thống 

chính trị. Đây là quan niệm thông dụng ở nước ta, đặt cơ sở đầu 
tiên  phân  biệt  cán  bộ  với  các  thành  phần  khác  trong  xã  hội,  với 
những công dân là người lao động không hưởng lương, phụ cấp 
từ ngân sách Nhà nước. 
Theo Từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 2003 “cán bộ” có hai nghĩa: 
1.  Người  làm  công  tác  có  nghiệp  vụ  chuyên  môn  trong  cơ 
quan nhà nước. 
2. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan nhà nước, 
một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ1. 
Trong Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1999, “cán bộ” có nghĩa: 
1. Người làm việc trong cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước. 
Bố mẹ đều là cán bộ. 
2.  Người  giữ  chức  vụ,  phân  biệt  với  người  bỡnh  thường, 
không giữ chức vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước: cán bộ tổ 
chức, cán bộ đại hội2. 
Luật  Cán  bộ,  công  chức  được  Quốc  hội  nước  Cộng  hòa  xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 
tháng 11 năm 2008, tại Điều 4 nêu: “Cán bộ là công dân Việt Nam, 
được  bầu  cử,  phê  chuẩn,  bổ  nhiệm  giữ  chức  vụ,  chức  danh  theo 
nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, 
tổ  chức  chính  trị  ‐  xã  hội  ở  trung  ương,  ở  tỉnh,  thành  phố  trực 
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, 
thị  xã,  thành  phố  thuộc  tỉnh  (sau  đây  gọi  chung  là  cấp  huyện), 
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”.  
                                                 
 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng ‐ Trung tâm Từ điển học 
‐ Hà Nội ‐ Đà Nẵng, 2003, tr. 109. 
2 Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hoá thông tin, H, 1999,  tr. 249. 
1


10   


Trên thực tế xem xét cán bộ dưới góc độ hưởng lương, phụ 
cấp  phân  theo  ngạch,  bậc;  phụ  cấp  trách  nhiệm;  phụ  cấp  nghiệp 
vụ thì quan niệm “cán bộ” chưa bao quát hết. Để phát huy hết vai 
trò,  chức  năng  nghiệp  vụ  của  cán  bộ  và  luật  pháp  hóa  công  tác 
quản lý cán bộ, khái niệm “cán bộ” đã được bổ sung và cụ thể hơn 
bằng những khái niệm gần nghĩa như khái niệm công chức, viên 
chức... Cũng tại Điều 4, Luật Cán bộ, công chức nêu: 
‐  “Công  chức  là  công  dân  Việt  Nam,  được  tuyển  dụng,  bổ 
nhiệm  vào  ngạch,  chức  vụ,  chức  danh  trong  cơ  quan  của  Đảng 
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị ‐ xã hội ở trung 
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội 
nhân  dân  mà  không  phải  là  sĩ  quan,  quân  nhân  chuyên  nghiệp, 
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân 
dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong 
bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng 
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị ‐ xã hội (sau đây 
gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng 
lương  từ  ngân  sách  Nhà  nước;  đối  với  công  chức  trong  bộ  máy 
lãnh  đạo,  quản  lý  của  đơn  vị  sự  nghiệp  công  lập  thì  lương  được 
bảo  đảm  từ  quỹ  lương  của  đơn  vị  sự  nghiệp  công  lập  theo  quy 
định của pháp luật”.  
‐ “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) 
là  công  dân  Việt  Nam,  được  bầu  cử  giữ  chức  vụ  theo  nhiệm  kỳ 
trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, 
Phó  Bí  thư  Đảng  ủy,  người  đứng  đầu  tổ  chức  chính  trị  ‐  xã  hội; 
công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một 
chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, 

trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”.  
Trong thực tế, một số người đã hiểu lệch lạc cho rằng những 
khái  niệm  trên  độc  lập  với  khái  niệm  cán  bộ,  thậm  chí  một  số 

 

11 


người  còn  cho  rằng  viên  chức  không  phải  là  cán  bộ  hoặc  cán  bộ 
chỉ  là  những  người  được  tuyển  dụng,  bầu  làm  lãnh  đạo  còn  lại 
những người gọi theo chuyên môn, chức vụ không phải là cán bộ. 
Hiểu  như  vậy  gây  ra  nhiều  trở  ngại  trong  tư  duy  thông  thường 
của đại bộ phận quần chúng và quan niệm về cán bộ. Để đảm bảo 
nhận  thức  thống  nhất,  không  phức  tạp  hóa  vấn  đề,  không  mâu 
thuẫn  giữa  cán  bộ,  công  chức,  viên  chức  với  cán  bộ  cần  có  sự 
thống  nhất  khái  niệm  coi  “cán  bộ”  là  khái  niệm  gốc,  chung  nhất. 
Các khái niệm “công chức”, “viên chức”, “chuyên gia”, “cán sự”, 
“cán bộ chuyên trách” “cán bộ kiêm nhiệm”... đều là những khái 
niệm gần nghĩa, chứa đựng những yếu tố của khái niệm gốc “cán 
bộ”. Do xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, cương vị nghề nghiệp 
cụ  thể,  do  phương  thức  hoạt  động  khác  nhau  của  mỗi  hệ  thống, 
chất  lượng  và  chuẩn  mực  công  tác  đào  tạo  mà  những  khái  niệm 
gần nghĩa này xuất hiện. 
Tiếp cận khái niệm cán bộ từ nhiều phương diện, có thể rút ra 
kết luận cần hiểu khái niệm cán bộ theo hai nghĩa: 
Theo  nghĩa  rộng,  cán  bộ  là  tất  cả  những  người  đảm  đương 
một công việc nào đó hay giữ một chức trách, một cương vị trong 
Đảng,  Nhà  nước,  cơ  quan,  ban  ngành,  tổ  chức  chính  trị  xã  hội, 
đoàn  thể,  đơn  vị  sự  nghiệp...  hưởng  lương  và  phụ  cấp  từ  ngân 

sách Nhà nước hoặc một phần từ ngân sách Nhà nước theo quy 
định  của  Hiến  pháp,  pháp  luật  và  những  chính  sách  hiện  hành 
của  Nhà  nước.  Họ  là  những  người  công  bộc  của  dân,  phục  vụ 
nhân dân. 
Theo  nghĩa  hẹp,  cán  bộ  theo  nghĩa  hẹp  vừa  là  cán  bộ  theo 
nghĩa  rộng,  vừa  có  nét  đặc  thù  do  bầu  cử,  đề  bạt,  cân  nhắc,  bổ 
nhiệm theo quy trình của công tác tổ chức cán bộ và các cấp quản 
lý ra  quyết định,  giao nhiệm vụ giữ  cương  vị  trong  bộ  máy  lãnh 
đạo  của  cơ  quan  Trung  ương  hoặc  địa  phương,  hưởng  phụ  cấp 

12   


của họ được hưởng từ ngân sách hoặc một phần từ ngân sách Nhà 
nước theo quy định của Nhà nước.  
Tựu  trung  lại,  “Cán  bộ”  là  từ  chỉ  tất  cả  những  người  được 
đảm đương thực hiện, gánh vác một công việc, nhiệm vụ nào đó 
do Đảng, Nhà nước,  các tổ  chức  chính  trị xã hội, đoàn  thể  thông 
qua công tác tổ chức cán bộ và các cấp quản lý quyết định tuyển 
dụng, tiến cử, bổ nhiệm, đề bạt, cân nhắc giao cho, phân công cho 
nhiệm vụ nào đó để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Lương 
và phụ cấp của cán bộ được hưởng từ ngân sách hoặc một phần từ 
ngân  sách  Nhà  nước  theo  quy  định  của  Hiến  pháp,  pháp  luật, 
pháp  lệnh  của  Nhà  nước  cùng  với  những  chính  sách  cụ  thể  do 
Nhà nước ban hành. 
Theo  quan  niệm  trên,  cán  bộ  có  thể  được  phân  loại  theo 
nhiều tiêu chí khác nhau tùy vào vị trí, vai trò, chức năng của từng 
loại cán bộ quy định. 
Theo chức vụ phân công trong cơ quan đơn vị tổ chức có thể 
phân chia cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt. 

Theo phân cấp hệ thống hành chính có thể phân chia thành 
cán bộ Trung ương, cán bộ địa phương cơ sở. 
Theo  nhiệm  vụ  trong  hệ  thống  chính  trị  có  thể  phân  chia 
thành  cán  bộ  Đảng,  cán  bộ  chính  quyền,  cán  bộ  đoàn  thể.  Theo 
chuyên môn nghiệp vụ có thể chia thành cán bộ hành chính, cán 
bộ nghiệp vụ... 
Theo  phân  định  công  việc  có  thể  chia  thành  cán  bộ  chuyên 
trách, cán bộ kiêm nhiệm, chuyên gia,... 
Chủ nghĩa Mác ‐ Lênin đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ, 
xem là khâu đặc biệt quan trọng quyết định việc hiện thực hóa lý 
luận  khoa  học  và  cách  mạng.  Những  điều  kiện  hiện  thực  khiến 
cho  Mác và Ăngghen  chưa  có thực tế để đề  cập  nhiều về vấn đề 

 

13 


cán  bộ  và  công  tác  cán  bộ.  Tuy  nhiên,  các  ông  rất  quan  tâm  đến 
xây dựng đội ngũ những nhà tuyên truyền, cổ động, truyền bá tư 
tưởng cộng sản, gây dựng phong trào công nhân để lập ra những 
đảng  cách  mạng  chân  chính.  Các  ông  không  chỉ  đề  cập  đến  sự 
xuất  hiện  của  những  con  người  vĩ  đại  trong  mỗi  thời  đại  xã  hội, 
mà còn cho rằng “muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con 
người  sử  dụng  lực  lượng  thực  tiễn”1.  Những  người  sử  dụng  lực 
lượng thực tiễn, những nhà tuyên truyền, cổ động, truyền bá, gây 
dựng  mà  hai  ông  nói,  thực  chất,  là  những  cán  bộ  chuyên  nghiệp 
của Đảng trong điều kiện hoạt động bí mật. 
C.Mác  và  Ph.Ăng  ghen  còn  khẳng  định  trong  cán  bộ,  có  bộ 
phận những người cộng sản ưu tú là nhân tố tích cực để thúc đẩy 

phong trào cách mạng phát triển theo con đường tự giác, các ông 
khái  quát:  “Về  mặt  thực  tiễn,  những  người  cộng  sản  là  bộ  phận 
kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ 
phận  luôn  luôn  thúc  đẩy  phong  trào  tiến  lên;  về  mặt  lý  luận,  họ 
hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những 
điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản”2. 
V.I.Lênin  đã  bảo  vệ  và  phát  triển  những  quan  điểm  của 
C.Mác và khẳng định: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào 
dành  được  quyền  thống  trị,  nếu  nó  không  đào  tạo  ra  được  hàng 
ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong 
có đủ khả năng tổ chức lãnh đạo phong trào”3. 
Từ  việc  xác  định  đường  lối,  nhiệm  vụ  chính  trị  đúng,  cho 
đến khi biến đường lối nhiệm vụ chính trị đó thành hiện thực cách 
mạng thì phải trải qua một quá trình, trong quá trình này, vấn đề 
tổ chức cán bộ có ý nghĩa quyết định. Nếu không có đội ngũ cán 
                                                 
 C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, t.2, Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 2000, tr. 181. 
 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.4, sđd, tr. 614‐615. 
3 V.I Lênin, Toàn tập, t.4, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, tr. 473. 
1
2

14   


bộ  tốt  thì  đường  lối  nhiệm  vụ  đề  ra  dù  đúng  cũng  chỉ  dừng  lại 
trên giấy tờ. Lênin chỉ rõ: “Nghiên cứu con người, tìm những cán 
bộ  có  bãn  lĩnh,  hiện  nay  là  then  chốt;  nếu  không  thì  tất  cả  mọi 
mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”1. 
Vì vậy, Lênin luôn luôn gắn vấn đề kiện toàn tổ chức và hoạt 

động của bộ máy với xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ 
chốt của Đảng và Nhà nước. Người nhấn mạnh “Tổ chức, tổ chức 
và tổ chức”, “nếu cho tôi tổ chức những người cách mạng, tôi sẽ 
làm  đảo  lộn  được  nước  Nga”.  Tổ  chức  mà  Lênin  nhắc  đến  bao 
gồm “những nhà chính trị của giai cấp thực sự của mình, những 
nhà chính trị vô sản và không thua kém các nhà chính trị của giai 
cấp tư sản”. Lênin còn chỉ rõ cán bộ cách mạng: “Là những người 
biết  cách  biến  cái  sắc  lệnh  từ  trạng  thái  giấy  lộn  đầy  bụi  bặm 
thành  thực  tiễn  cuộc  sống”.  Lênin  khẳng  định  đội  ngũ  cán  bộ  là 
nhân  tố  đảm  bảo  vai  trò  lãnh  đạo  của  Đảng  Cộng  sản:  “Người 
cộng sản chỉ có một cách duy nhất để chứng minh quyền lãnh đạo 
của mình đó là  tìm cho được ngày càng nhiều những người phụ 
tá,  biết  giúp  đỡ  họ  làm  việc,  biết  đề  bạt  họ,  biết  giới  thiệu  họ  và 
chú ý đến kinh nghiệm của họ”2. 
Trong quá trình hoạt động cách mạng, từ lúc ra đi tìm đường 
cứu  nước  đến  khi  sáng  lập  và  lãnh  đạo  Đảng  và  Nhà  nước  ta,     
Hồ  Chí  Minh  đặc  biệt  quan  tâm đến  vấn  đề  cán  bộ  và  xây  dựng 
đội  ngũ  cán  bộ  cho  sự  nghiệp  cách  mạng.  Trên  cơ  sở  vận  dụng 
sáng  tạo  những quan điểm của chủ nghĩa Mác ‐ Lênin về cán bộ 
và công tác cán bộ, kế thừa và phát triển những tư tưởng tiến bộ 
trong lịch sử dân tộc, phù hợp với tiến trình cách mạng Việt Nam, 
Hồ Chí Minh đã hình thành những quan niệm hết sức khúc chiết, 
sáng tạo và toàn diện về cán bộ và đội ngũ cán bộ. 
                                                 
 V.I Lênin, Toàn tập, t.44, sđd, tr. 449. 
 V.I Lênin, Toàn tập, t.4, sđd, tr. 473. 

1
2


 

15 


Hồ Chí Minh thường quan niệm về cán bộ với nghĩa bao quát 
nhất, phổ thông nhất. Theo Người, nói ngắn gọn, cán bộ là công bộc 
của nhân dân, “làm cán bộ tức là suốt đời làm đầy tớ trung thành 
của  nhân  dân”. Điều  này hoàn  toàn  khác với  “phụ  mẫu chi dân”, 
chăn dắt người dân trong các triều đại phong kiến và bọn quan lại 
thực dân “đè đầu cưỡi cổ nhân dân” thời kỳ trước đây.  
Thông  qua  các  mối  quan  hệ,  Hồ  Chí  Minh  quan  niệm  về 
người cán bộ rất cụ thể, dễ hiểu, nhưng thể hiện chiều sâu lý luận. 
Trước hết và xuyên suốt, không chỉ đối với vấn đề cán bộ, mà toàn 
bộ cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh thường xét trong mối quan 
hệ với nhân dân. Từ nhận thức đúng đắn về vai trò và sức mạnh 
của  nhân  dân,  Người  khẳng  định  “cách  mạng  là  sự  nghiệp  của 
quần  chúng”.  Muốn  có  cách  mạng  và  để  cách  mạng  thắng  lợi,     
Hồ  Chí  Minh  đặt  lên  đầu  tiên  vấn  đề  giác  ngộ  nhân  dân.  “Cách 
mạng  trước  phải  làm  cho  dân  giác  ngộ”.  Công  việc  ấy  cần  có 
những người cách mạng “đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức 
họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do 
độc lập”. Người cách mạng đó ‐ tức là đội ngũ những người “giác 
ngộ dân chúng”, tập hợp và phát huy sức mạnh to lớn của quần 
chúng nhân dân – trước hết là cán bộ. 
Trong  tác  phẩm  Sửa  đổi  lối  làm  việc,  với  tinh  thần  như  trên, 
Hồ  Chí  Minh  khẳng  định:  “Cán  bộ  là  những  người  đem  chính 
sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và 
thi  hành.  Đồng  thời  đem  tình  hình  của  dân  chúng  báo  cáo  cho 
Đảng, cho  Chính  phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”1. Cán 

bộ  không  những  chỉ  là  người  có  vai  trò  giác  ngộ  và  hướng  dẫn, 
lãnh  đạo  quần  chúng  mà  còn  là  “chiếc  cầu  nối”  giữa  Đảng,  Nhà 
nước với nhân dân, là “công bộc” của nhân dân.  

                                                 
 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Sđd, tr. 269. 

1

16   


Hồ Chí Minh là con người của công việc – việc cách mạng. Cả 
cuộc đời người chỉ có một ham muốn là làm việc cách mạng để ích 
nước, lợi dân. “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu 
đổi ra cái tốt”. Mục tiêu của sửa cũ đổi ra mới là để giải phóng triệt 
để con người. Cũng chính từ chiều sâu triệt để ấy của cách mệnh, 
Nguyễn Ái Quốc xác định “Sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm 
xã hội mới, ấy là rất khó”, bởi nó liên quan trực tiếp đến con người, 
khó nhận biết, khó giải quyết. Vì lẽ đó, việc cách mạng phải có sự 
đồng tâm, hiệp lực của nhiều người, phải tiến hành lâu dài, đời này 
làm  chưa  xong  thì  đời  sau  nối  theo  làm  thì  phải  xong.  Trong  lực 
lượng  đông  đảo  thực  hiện  việc  cách  mạng  ấy,  Hồ  Chí  Minh     
khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; cây phải có gốc, 
không  có  gốc  thì  cây  chết;  việc  cách  mạng  cũng  như  cây,  cán  bộ 
cách  mạng  là  gốc  cây,  quyết  định  mọi  sự  thành  bại;  “Muôn  việc 
thành  công  hoặc  thất  bại,  đều  do  cán  bộ  tốt  hoặc  kém”1.  Quan 
niệm này thể hiện chiều sâu tư duy chính trị của Hồ Chí Minh. 
Xét  trong  mối  quan  hệ  với  bộ  máy  (cơ  quan,  tổ  chức,  lãnh 
đạo, quản lý), Hồ Chí Minh quan niệm: “Cán bộ là cái dây chuyền 

của  bộ  máy. Nếu  dây chuyền không  tốt, không chạy thì động  cơ 
dù tốt, toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là người đem chính sách 
của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ 
dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”2. Đời sống 
kinh  tế  ‐  xã  hội  và  toàn  bộ  sự  nghiệp  cách  mạng  là  một  cỗ  máy 
khổng  lồ.  Trong  cỗ  máy  đó,  cán  bộ  là  dây  chuyền.  Hồ  Chí  Minh 
quan niệm “dây chuyền” với ý nghĩa cán bộ và đội ngũ cán bộ là 
mắt xích liên kết các bộ phận của bộ máy, là hệ thống chuyển tải 
năng lượng đến từng bộ phận của bộ máy.  

                                                 
 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, sđd, tr. 240. 
 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, sđd, tr.54. 

1
2

 

17 


Trong  bộ  máy  tổ  chức cách mạng, Đảng  đóng  vai  trò quyết 
định.  Hồ  Chí  Minh  khẳng  định  cách  mệnh  “trước  hết  phải  có 
Đảng  cách  mệnh”;  “Đảng  có  vững  cách  mệnh  mới  thành  công 
cũng như người cầm lái có vững, thuyền mới chạy”. Để lãnh đạo 
cách mạng, thì Đảng: 
“1. Phải quyết định mọi vấn đề cho đúng… 
 2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng… 
 3. Phải tổ chức kiểm soát…”1. 

Muốn  vậy,  phải  có  “sự  cố  gắng”,  phải  đào  tạo  lấy  “những 
nhà chính trị giai cấp”. Cán bộ, đội ngũ cán bộ và vai trò lãnh đạo 
của Đảng có mối quan hệ biện chứng. Trong đó, Hồ Chí Minh xem 
cán  bộ  là  lực  lượng  có  tính  quyết  định  đến  vai  trò  lãnh  đạo  của 
Đảng. Đặc biệt, “khi có chính sách đúng, thì sự thành công và thất 
bại của chính sách đó là do tổ chức công việc, do nơi lựa chọn cán 
bộ,  do  nơi  kiểm  tra.  Nếu  ba  điểm  ấy  sơ  sài,  thì  chính  sách  đúng 
mấy  cũng  vô  ích”2.  Với  cách  đặt  vấn  đề  như  vậy,  Hồ  Chí  Minh 
quan niệm “cán bộ là tiền vốn của Đoàn thể”. Có vốn mới làm ra 
lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, 
tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức lỗ vốn”3. Cũng 
với  quan  niệm  ấy,  Hồ  Chí  Minh  nói  “Cán  bộ  là  tướng  của  đoàn 
thể”, người tướng ấy quyết định hoạt động của đoàn thể. 
Trong quan niệm về cán bộ, Hồ Chí Minh cũng đồng thời chỉ 
ra vị trí, vai trò của người cán bộ cách mạng. Luận điểm khái quát 
nhất của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ là: cán bộ vừa là 
người  lãnh  đạo,  vừa  là  người  đày  tớ  thật  trung  thành  của  nhân 
dân. Như  vậy, vị  trí,  vai trò của cán bộ  cũng được  Hồ  Chí  Minh 
                                                 
 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, sđd, tr.285. 
 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, sđd, tr.154. 
3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.6, sđd, tr.46. 
1
2

18   


xem xét chủ yếu trong mối quan hệ với nhân dân. Ở đây, dễ nhận 
thấy Hồ Chí Minh đồng thời nhắc đến yếu tố “lãnh đạo” và “đầy 

tớ”  trong  cùng  một  con  người.  Hai  trong  một  đều  thể  hiện  quan 
điểm nhất quán của Hồ Chí Minh khi nói đến vị trí, vai trò của cán 
bộ. Nói đến lãnh đạo là nói đến quyền lãnh đạo của người cán bộ. 
Quyền ấy, xét cho cùng, do nhân dân ủy thác. Làm lãnh đạo, cũng 
có  nghĩa  người  cán  bộ  phải  đứng  ở  vị  trí  tiên  phong,  đứng  mũi 
chịu sào, đóng vai trò dẫn đường, tổ chức nhân dân. Nhưng lãnh 
đạo  không  phải  để  “vinh  thân  phì  gia”,  cốt  sao  mình  béo  mặc 
thiên hạ gầy, mà là để phục vụ nhân dân, tức muốn nói đến nghĩa 
vụ, bổn phận của người cán bộ. Làm đầy tớ, cũng có nghĩa người 
cán  bộ  phải  đứng  ở  vị  trí  lo  trước  cái  lo  của  dân,  hưởng  sau  cái 
hưởng của dân.  
Trong những mối  quan hệ  cụ thể với đường  lối  chính sách, 
tổ chức (bao gồm cả bộ máy lãnh đạo, quản lý), công việc, Hồ Chí 
Minh  chỉ  ra  vị  trí,  vai  trò  của  cán  bộ  với  những  thuật  ngữ  minh 
họa  dễ  hiểu  nhưng  sâu  sắc:  gốc,  dây  chuyền,  người  đem  (chính 
sách, tình hình), tướng, tiền vốn,... Điều khẳng định đầu tiên, cán 
bộ  là  thành  phần  của  tổ  chức,  nhưng  khác  với  thành  phần  khác 
trong  tổ  chức,  hơn  nữa  là  khác  với  nhân  dân  ở  chỗ  họ  là  thành 
phần  ưu  tú  nhất,  có  vị  trí  là  dây  chuyền  của  bộ  máy  Đảng,  Nhà 
nước,  đoàn  thể  nhân  dân,  “là  những  người  đem  chính  sách  của 
Đảng,  của  Chính  phủ  giải  thích  cho  dân  chúng  hiểu  rõ  và  thi 
hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, 
cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Cán bộ có vị 
trí chủ thể của sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Vị 
trí lãnh đạo, vị trí chủ thể của cán bộ là do Đảng, Nhà nước, đoàn 
thể  phân  công,  và  quyền  lực  của  cán  bộ  cũng  như  nhiệm  vụ của 
người  cán  bộ  là  do  nhân  dân  giao  cho.  Cán  bộ  luôn  đứng  đầu 
trong  tổ  chức  cách  mạng,  khi  thực  hiện  việc  cách  mạng.  Hồ  Chí 
Minh  xem  ʺCán  bộ  là  tướng  của  đoàn  thể”,  quyết  định  hiệu  quả 


 

19 


hoạt động của đoàn thể. Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ làm đúng kế 
hoạch  của  đoàn  thể,  có  mưu  trí,  được  quần  chúng  tin  yêu,  kiên 
quyết,  gan  góc,  giữ  đúng  kỷ  luật,  biết  làm  cho  dân  chúng  cùng 
đoàn thể sống chết mà không sợ nguy hiểm mới là tướng giỏi của 
đoàn thể. Như thế thì cách mạng nhất định chóng thành công”1. 
Về vai trò của cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định rằng: cán bộ 
là  cái  gốc  của  mọi  công  việc;  muôn  việc  thành  công  hay  thất  bại 
đều  là  do  cán  bộ  tốt  hay  kém.  Với  ý  nghĩa  như  vậy,  chúng  ta  có 
thể hiểu rằng, cán bộ là lực lượng tinh tuý nhất của xã hội, có vị trí 
vừa  tiên  phong  vừa  là  trung  tâm  của  xã  hội  và  có  vai  trò  cực  kỳ 
quan trọng của hệ thống chính trị nước ta.  
Tóm lại, cán bộ theo quan niệm của Hồ Chí Minh là một khái 
niệm “mở”. Tư tưởng Hồ Chí Minh đề cập cán bộ ở nhiều góc độ, 
nhiều mối quan hệ và được thể hiện ở nhiều cách khác nhau, phù 
hợp  các  vị  trí  vai  trò  của  họ  trong  toàn  bộ  sự  nghiệp  cách  mạng 
của Đảng. Nhưng về cơ bản, Người xem: “cán bộ là những người 
đem  chính  sách  của  Đảng,  của  Chính  phủ  giải  thích  cho  dân 
chúng  hiểu  rõ  và  thi  hành.  Đồng  thời  đem  tình  hình  của  dân 
chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách 
cho  đúng”2.  Đó  là  những  người  hội  đủ  phẩm  chất  đạo  đức  và 
năng lực nhất định để đảm đương được yêu cầu và nhiệm vụ của 
sự  nghiệp  cách  mạng,  vừa  là  người  lãnh  đạo  vừa  là  đầy  tớ  thật 
trung thành của nhân dân. “Cán bộ” là một danh từ chỉ lớp người 
là  những  chiến  sĩ  cách mạng, lớp người mới sẵn  sàng chịu đựng 
gian  khổ,  hy  sinh,  gắn  bó  với  nhân  dân,  phục  vụ  cho  sự  nghiệp 

cao  cả  giành  độc  lập,  tự  do  và  phát  triển  dân  tộc.  “Cán  bộ”  trở 
thành danh xưng mang ý nghĩa tôn vinh, để dấu ấn đẹp trong lịch 

                                                 
 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.3, sđd, tr.515. 
 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, sđd, tr.269. 

1
2

20   


sử cách mạng nước ta từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay và cho tận 
mai sau. 
1.2. Đào tạo, sử dụng cán bộ - quan niệm, tầm quan trọng

Đào tạo và sử dụng cán bộ là một bộ phận trong công tác cán 
bộ của Đảng. Cũng giống như vấn đề cán bộ, Hồ Chí Minh quan 
tâm nhiều đến công tác cán bộ của Đảng, trong đó có khâu đào tạo 
và sử dụng. 
Xét  dưới  góc  độ  ngôn  ngữ,  đào  là  trui  rèn,  tạo  là  hình  thành. 
Đào tạo, hiểu theo nghĩa thông dụng, là quá trình rèn luyện để hình 
thành  sản  phẩm.  Đối  tượng  của  đào  tạo  là  con  người.  Hiểu  theo 
nghĩa hẹp, đào tạo là một lĩnh vực của tổng thể các hoạt động giáo 
dục  –  đào  tạo.  Dấu  hiệu  để  phân  biệt  hoạt  động  đào  tạo  với  hoạt 
động giáo dục chủ yếu thể hiện ở tính thực hành nghề nghiệp. Đào 
tạo thường là để có thể đảm đương một công việc cụ thể, liên quan 
trực tiếp đến nghề nghiệp của  người được đào tạo. Tuy nhiên, sự 
tương  đồng  giữa  đào  tạo  và  giáo  dục  là  rất  lớn  nên  khoảng  cách 

trong nhận thức của xã hội về sự khác nhau giữa giáo dục và đào 
tạo thường là rất nhỏ, nếu không muốn nói là không có. 
Hồ Chí Minh thường dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói 
về hoạt động đào tạo cán bộ của Đảng như: đào tạo, giáo dục, huấn 
luyện,  nuôi  dạy,  rèn  luyện,…  Trong  đó,  Người  sử  dụng  phổ  biến 
thuật ngữ huấn luyện. Theo Hồ Chí Minh, huấn là dạy dỗ, luyện là 
rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc. Huấn luyện, hiểu 
rộng, là quá trình vừa giảng dạy, vừa hướng dẫn luyện tập. 
Những luận chứng về vị trí, vai trò của đào tạo và sử dụng 
cán bộ thường gắn liền với công tác cán bộ ‐ cái mà đào tạo và sử 
dụng là khâu hợp thành. 
Công  tác  cán  bộ  là  một  lĩnh  vực  hoạt  động  của  Đảng,  bao 
gồm: tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, 

 

21 


quản lý, cất nhắc, đề bạt cán bộ. Công tác cán bộ có quan hệ chặt 
chẽ với chính sách cán bộ, cùng nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ 
cán bộ của Đảng có đủ số lượng, chất lượng cao, cơ cấu đồng bộ 
đáp ứng với yêu cầu cách mạng ở từng thời điểm cụ thể. 
Lịch sử  thế giới cũng  như  lịch sử  Việt Nam đã để  lại nhiều 
bài  học,  kinh  nghiệm  về  việc  đánh  giá,  lựa  chọn,  đào  tạo,  dùng 
người, dùng nhân tài. Sự thành công, thất bại của công việc hoặc 
sự tồn vong, thịnh suy của mọi quốc gia, chế độ đều phụ thuộc rất 
lớn  vào  đội  ngũ  những  người  lãnh  đạo,  quản  lý,  điều  hành,  vào 
hiền tài của quốc gia. Chính vua Lê Thánh Tông đã giao cho Thân 
Nhân  Trung  soạn  thảo  một  bài  văn  bia  đầu  tiên  ở  Văn  Miếu  – 

Quốc Tử Giám (Hà Nội) để nói về ý nghĩa của khoa thi Hội năm 
1442.  Trong  văn  bia  có  đoạn:  “Hiền  tài  là  nguyên  khí  quốc  gia, 
nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí 
suy thì thế nước yếu và càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài 
giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và 
đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí”. Trên văn bia khoa thi 
1715 dựng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) có ghi: Cây ở 
đỉnh núi kia tươi tốt vì ở đó có ngọc, nước dòng suối kia êm đềm 
vì ở dưới đó có châu, vận hội nước nhà được thịnh vượng, cơ đồ 
được vững vàng vì có hiền tài đông đúc như cây trong rừng. Đội 
ngũ  những  hiền  tài,  những  người  lãnh  đạo,  quản  lý  này  không 
phải tự nhiên mà có, tự nhiên phát huy được, mà phải thông qua 
quá  trình  phát  hiện,  tuyển  chọn,  đào  tạo,  bồi  dưỡng,  sử  dụng, 
đánh giá,…, ngày nay gọi là công tác cán bộ. 
C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu những tư tưởng cơ bản làm 
cơ sở nền tảng cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ của giai cấp công 
nhân,  cho  công  tác  cán  bộ  của  các  chính  đảng  cộng  sản.  Trong 
điều  kiện  lịch  sử  cụ  thể,  cách  mạng  chưa  nắm  chính  quyền,  Mác 
và Ăngghen đã quan tâm đến đội ngũ những nhà tuyên truyền cổ 
động,  truyền  bá  tư  tưởng  cộng  sản,  lãnh  đạo  tổ  chức  các  phong 

22   


trào đấu tranh của  giai cấp vô sản nhằm kết  hợp  với  phong trào 
công nhân để lập ra chính đảng của giai cấp công nhân. Đó là đội 
ngũ  cán  bộ  đầu  tiên  của  giai  cấp  vô  sản,  chính  họ  là  một  trong 
những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của 
cách  mạng,  có  vai  trò  quan  trọng  trong  sự  nghiệp  phát  triển  đất 
nước.  Trong  tác  phẩm  Gia  đình  thần  thánh,  C.Mác  khẳng  định: 

“Muốn thực hiện tốt những tư tưởng thì cần có những con người 
vận  dụng  một  lực  lượng  thực  tiễn”.  “Những  con  người”  mà 
C.Mác, Ph.Ăngghen nói trong tác phẩm chính là người cán bộ có 
nhiệm vụ lãnh đạo quần chúng thực hiện những cuộc cải cách có ý 
nghĩa  cách  mạng  sâu  sắc.  C.Mác  đã  đi  đến  kết  luận  rằng  bất  cứ 
một tư tưởng nào, dẫu cao siêu vĩ đại đến đâu thì vẫn mãi mãi là 
tư  tưởng  nếu  tư  tưởng  đó  không  có  con  người  truyền  bá,  vận 
dụng nó trong đời sống xã hội.  
Từ khi xuất hiện trên vũ đài lịch sử và trong phong trào cách 
mạng của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng cần 
phải có một đội ngũ cán bộ vừa có lòng trung thành với lý tưởng 
của giai cấp, vừa có tri thức lý luận và năng lực tổ chức thực tiễn 
mới có thể đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đó. Muốn có được đội 
ngũ như vậy, thì phải quan tâm đến việc phát hiện, lựa chọn, đào 
tạo,  rèn  luyện  nhà  cách  mạng  (được  hiểu  là  người  cán  bộ  lãnh 
đạo) thông qua phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng. 
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, đội ngũ cán bộ có một vị trí 
rất  quan  trọng  cho  sự  ra  đời  của  Đảng  Cộng  sản.  Tuy  nhiên,  do 
những  điều  kiện  lịch  sử  lúc  ấy,  chưa  có  một  Đảng  Cộng  sản  nào 
giành được quyền lãnh đạo, nên hai ông viết chưa nhiều về cán bộ 
và công tác đào tạo cán bộ. Nhưng cuộc đời hoạt động cách mạng 
của C.Mác và Ph.Ăngghen trong những năm giữa đến cuối thế kỷ 
XIX  đã  để  lại  cho  giai  cấp  vô  sản,  phong  trào  cộng  sản  quốc  tế 
những tư tưởng quý báu, đặt tiền đề giúp cho chúng ta nghiên cứu, 
suy nghĩ về vấn đề cán bộ trong đó có công tác đào tạo cán bộ. 

 

23 



Nghiên  cứu  những  tác  phẩm  và  tư  tưởng  của  V.I.Lênin  từ 
những ngày đầu thành lập Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, 
chúng  ta  thấy  ông  rất  quan  tâm  đến  công  tác  cán  bộ,  vì  vậy        
V.I. Lê‐nin quyết định mở các trường đào tạo và Người trực tiếp 
giảng dạy ở các trường đó. Chính đội ngũ cán bộ được đào tạo đã 
góp  phần  làm  nên  thắng  lợi  cách  mạng  xã  hội  chủ  nghĩa  tháng 
Mười Nga năm 1917 cũng như công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã 
hội trên đất nước Xô viết sau này.  
Lênin kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, đã đặc 
biệt coi trọng “đội ngũ những nhà chính trị của giai cấp “thực sự 
của mình”, những nhà chính trị vô sản và không thua kém các nhà 
chính trị của giai cấp tư sản”. V.I.Lênin chỉ rõ: “Trong lịch sử chưa 
hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào 
tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những 
đại biểu tiên phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”. 
Người  luận  giải  rằng:  “...Chính  trị  là  một  khoa  học  và  một  nghệ 
thuật  không  phải  từ  trên  trời  rơi  xuống,  mà  đòi  hỏi  một  sự  cố 
gắng, rằng giai cấp vô sản muốn thắng giai cấp tư sản thì phải đào 
tạo  lấy  “những  nhà  chính  trị  giai  cấp”  thực  sự  của  mình,  những 
nhà chính trị vô sản và không thua kém các nhà chính trị của giai 
cấp tư sản”. 
Khi  có  chính  quyền  lãnh  đạo  xây  dựng  chủ  nghĩa  xã  hội, 
Lênin  khẳng định: “Nghiên cứu  con người, tìm  những cán bộ  có 
bản  lĩnh,  hiện  nay  đó  là  then  chốt;  nếu  không  thế  thì  tất  cả  mọi 
mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”. Lênin còn chỉ rõ, 
trong bất kỳ giai đoạn nào của cách mạng, “người cộng sản lãnh 
đạo chỉ có một cách duy nhất để chứng minh quyền lãnh đạo của 
mình,  đó  là  tìm  cho  mình  được  nhiều,  càng  ngày  càng  nhiều 
những  người  phụ  tá…  biết  giúp  đỡ  họ  làm  việc,  biết  đề  bạt  họ, 

biết  giới  thiệu  và  chú  ý  đến  kinh  nghiệm  của  họ”.  Khi  vào  giai 
đoạn công nghiệp hóa xây dựng đất nước, Lênin đặc biệt coi trọng 

24   


đội  ngũ  cán  bộ  khoa  học  –  kỹ  thuật  và  quan  tâm  tới  đội  ngũ  trí 
thức  của  giai  cấp  công  nhân,  coi  đây  là  điều  kiện  xây  dựng  chủ 
nghĩa xã hội: “Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các 
lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào 
chuyển lên chủ nghĩa xã hội được, vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một 
bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi tới một năng 
suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ 
sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được”. 
Trong quá trình xây dựng Đảng, công tác cán bộ là một trong 
những công tác chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết 
định  thành  công  tới  toàn  bộ  công  tác  xây  dựng  lực  lượng  cách 
mạng của Đảng. Khi nào, nơi nào làm tốt công tác cán bộ thì khi 
đó, nơi đó cách mạng sẽ có nhiều thuận lợi và giành được thắng 
lợi, và ngược lại. Hồ Chí Minh khẳng định: “Khi đã có chính sách 
đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi 
cách  tổ  chức  công  việc,  nơi  lựa  chọn  cán  bộ,  và  do  nơi  kiểm  tra. 
Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”1.  
Công  tác  cán  bộ  phải  xuất  phát  từ  đường  lối  chính  trị  và 
nhiệm vụ tổ chức của Đảng trong từng thời kỳ và phục vụ đường 
lối,  nhiệm  vụ  đó.  Đường  lối  chính  trị  quyết  định  nhiệm  vụ  tổ 
chức, trong đó có công tác cán bộ. Có đường lối chính trị và nhiệm 
vụ tổ chức đúng thì mới có phương hướng và nội dung đúng để 
xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh. Ngược lại, đội ngũ cán bộ 
có  chất  lượng  cao,  bảo  đảm  cho  tổ  chức  đảng  và  Nhà  nước  phát 

huy được hiệu lực và đường lối chính trị của Đảng được thực hiện 
thắng lợi. 
Khi Đảng đã có đường lối chính trị đúng đắn thì công tác cán 
bộ là nhân tố quyết định sự thành công của nhiệm vụ cách mạng. 
Phải từ đường lối chính trị mà suy nghĩ và giải quyết vấn đề cán 
                                                 
 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, sđd, tr.250. 

1

 

25 


×