Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MÔN : SVHNN KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GÂY HẠI CỦA NHỆN ĐỎ ĐỎ CAM CHANH (Panonychus citri) TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở HÀ NỘI VÀ HÒA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.49 KB, 11 trang )

PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA NÔNG HỌC
========&&&=======

TIỂU LUẬN
MÔN SINH VẬT HẠI NÔNG NGHIỆP
Tên chuyên đề: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH

HÌNH GÂY HẠI CỦA NHỆN ĐỎ ĐỎ CAM
CHANH (Panonychus citri) TRÊN CÂY ĂN
QUẢ CÓ MÚI Ở HÀ NỘI VÀ HÒA BÌNH

GVHD: TS. Phạm Văn
Hường
SVTH: Lê Thùy Dương
Võ Thị Bảo Ngọc
Lớp: K61-BVTV

1


Đồng Nai

2


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Diện tích cây trồng cây ăn quả có múi trên thế giới nói chung


và Việt Nam nói riêng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên còn gặp
nhiều khó khăn trong việc phòng trừ sâu bệnh hại, do trên cây có
múi có nhiều bệnh và sinh vật gây hại như : bệnh vàng lá
greening, thối rễ chảy gôm, sâu đục cành, đục quả, các loài
nhện,… trong đó có loài nhên đỏ cam chanh Panonychus citri
đáng được chú ý.
Nhện đỏ cam chanh Panonychus citri ngày càng trở thành đối
tượng gây hại hàng đầu trên cây có múi, chúng phát sinh gây hại
quanh năm, dễ kháng thuốc và bùng phát số lượng cao khi sử
dụng quá nhiều thuốc trừ côn trùng và nhện hại hóa học. Tại Việt
Nam hai tỉnh Hòa Bình và Hà Nội có diện tích cây ăn quả có múi
lớn và nỗi tiếng. Tuy nhiên loài nhện này đang gây hại mạnh và
ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.
Chính vì những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài “ Khảo sát
đánh giá mức độ gây hại của nhện đỏ cam chanh Panonychus
citri trên cây ăn quả có múi tại Hòa Bình và Hà Nội”.
II.

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1

Đối tượng, mục tiêu nghiên cứu

2.1.1Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài chủ yếu nghiên cứu về Nhện đỏ Panonychus citri gây hại
trên cây cam chanh.
+ Họ: Tetranychidae
+ Bộ: Acari
2.1.2Mục tiêu nghiên cứu

- Biết được đặc điểm sinh học sinh thái của loài P. citri
- Điều tra được mật độ gây hại và mức độ xuất hiện của Nhện đỏ
cam chanh Panonychus citri trên cây có múi.
- Đề xuất biện pháp phòng trừ
2.2

Nội dung nghiên cứu
3


- Tìm hiểu về loài Nhện đỏ P. Citri
- Mật độ gây hại và mức độ xuất hiện của Nhện đỏ cam chanh
Panonychus citri trên cây có múi.
- Biện pháp phòng trừ.
2.3

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra mật độ nhện đỏ cam chanh trên các vườn
trồng cây ăn quả có múi tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội theo quy
chuẩn QCVN 01-38:2010/BNNPTNT và QCVN 01119:2012/BNNPTNT của Bộ NN và PTNT.
Điều tra nhện đỏ cam chanh định kỳ 7 ngày/lần. Khu vực điều
tra có diện tích 5ha, điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên
đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra cách bờ 1 hàng
cây.
Mẫu điều tra: Mỗi cây điều tra theo 4 hướng, mỗi hướng điều
tra 1 cành.
Mỗi cành điều tra 3 lá non, 4 lá bánh tẻ và 3 lá già. Công thức
tính mật độ nhện hại và nhện bắt mồi:
Mật độ nhện hại hoặc NBM (con/lá) = X 100


- Phương pháp kế thừa số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
III.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1

Giới thiệu chung về loài Nhện đỏ P. citri

 Hình thái
Thành trùng Nhện tròn, con đực dài khoảng 0,30mm, con Cái
0,35mm, mầu cam hay đỏ sậm, hình bầu dục tròn. Thành trùng
đực có cơ thể thon dần về cuối bụng. Trên cơ thể thành trùng có
khoảng 20 sợi lông trắng, dài, mọc trên những ống lồi nhỏ.
Thành trùng cái có râu 3 đốt, 4 cặp chân.
Ấu trùng mới nở có mầu vàng nhạt hoặc nâu nhạt với 3 cặp
chân, các tuổi sau, ấu trùng có 4 cặp chân, cơ thể tròn, mầu đỏ
tương tự thành trùng.
4


Trứng rất nhỏ, tròn, mầu đỏ, phía trên có một cái cuống, từ
đỉnh cuống có trên 10 sợi tơ kéo dài thành hình đồng tâm đến bề
mặt của lá, rất đặc trưng.
 Tập tính sinh sống và gây hại
Nhện đỏ cam gây hại tất cả các loại cây ăn quả có múi. Chúng
sống ở mặt trên lá già, lá bánh tẻ (khi mật độ cao sống cả ở mặt
dưới lá già, cành lộc non, quả). Nhện đỏ chích hút nhựa cây tạo
thành các vết châm nhỏ li ti màu trắng bạc hơi vàng. Lá bị hại

nặng trở lên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc, không ra
lộc.
 Vòng đời
Thời gian vòng đời kéo dài từ 8,4-11,9 ngày. Trong đó pha
trứng là 3,4-5,8 ngày và nhện non là 3,4- 4,0 ngày. Một trưởng
thành cái đẻ được 20-40 trứng. Tuổi thọ của trưởng thành khoảng
14,7- 27,4 ngày.
Theo Nguyễn Văn Ðĩnh (1994) trong điều kiện nhiệt độ 25 0C,
chu kỳ sinh trưởng là 11,9 ngày, khi gia tăng nhiệt độ lên 30 0C,
chu kỳ sinh trưởng rút ngắn lại, chỉ còn khoảng 8,5 ngày. Tuy
nhiên ở nhiệt độ 250C, thời gian sống của thành trùng dài hơn ở
nhiệt độ 300C. Nhện đỏ có sức sinh sản cao, ở nhiệt độ 25 0C, con
cái đẻ từ 20-90 trứng và ở nhiệt độ 30 0C, lượng trứng có khuynh
hướng giảm, chỉ còn 10-66 trứng/con. Trứng được đẻ rải rác trên
cả 2 mặt lá hoặc trên trái.
 Đặc điểm phát sinh
Phát sinh quanh năm. Cây ăn quả có múi dưới 5 tuổi thường bị
nặng hơn. Nhiệt độ là 250C và khô hạn thích hợp cho nhện đỏ
cam phát sinh gây hại nặng. Mưa nặng hạt kèm gió to có thể rửa
trôi nhện đỏ cam.
3.2 Mật độ gây hại và mức độ xuất hiện của Nhện đỏ cam
chanh P. citri trên cây có múi
Theo dõi của chúng tôi năm 2015 và của Trần Xuân Dũng
(2003) và Nguyễn Văn Đĩnh (1994) cho thấy từ năm 1998 đến
năm 2015, nhện đỏ cam chanh P. citri gây hại quanh năm trên
cây có múi, gây hại nặng vào hai thời điểm trong năm từ tháng 4

5



đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 11, ít có sự biến đổi giữa các
năm (bảng 3.1).
Năm 2015 so với năm 1998 và năm 2003 nhện đỏ cam chanh
P. citri xuất hiện với mức độ phổ biến hơn. Năm 2015 mức độ
phổ biến thấp nhất là từ 10 – 40% số lá điều tra trong khi đó năm
1998 và 2003 là dưới 10% số lá điều tra. Tuy nhiên, đỉnh cao
xuất hiện nhiều trên 40% từ năm 1998–2017 vào hai thời điểm
trong năm là tháng 4–6 và tháng 9–11.
Tương tự tại Trung Quốc, Shen et al., (2016) cũng thấy rằng
nhện đỏ cam chanh xuất hiện rải rác vào tất cả các tháng trong
năm và cho biết chúng có tính kháng với các loại thuốc hóa học
trừ nhện.
Bảng 3.1. Mức độ xuất hiện của nhện đỏ cam chanh
Panonychus citri của các nghiên cứu
Tháng

Mức độ xuất hiện của nhện đỏ cam chanh P. citri
Nguyễn Văn Đĩnh
(1998)

Trần Xuân Dũng
(2003)

Lương Thị Huyền
(2017)

1

+


+

++

2

+

+

++

3

++

++

++

4

+++

+++

+++

5


+++

+++

+++

6

++

+++

+++

7

++

++

++

8

++

++

++


9

+++

+++

++

10

+++

+++

+++

11

++

+++

++

12

++

++


++

Ghi chú: +++: Xuất hiện nhiều, bắt gặp >40% số lá điều tra; ++: Xuất hiện phổ
biến, bắt gặp 10-40% số lá điều tra; +: Xuất hiện ít, bắt gặp <10% số lá điều tra; -:
Xuất hiện rất ít trên đồng ruộng
6


Bảng 3.2. Mật độ nhện đỏ cam chanh Panonychus citri của các
nghiên cứu
Mật độ nhện đỏ cam chanh P. citri (con/lá)
Trần Xuân Dũng (2003)
Tháng Trên cam xã Đoài tại Cao
Phong, Hòa Bình

Lương Thị Huyền
(2017)

Trên cam xã Đoài tại
Xuân Mai, Chương
Mỹ, Hà Nội

Trên bưởi Diễn
tại Chương Mỹ,
Hà Nội

Năm
1998

Năm

1999

Năm
2000

Năm
1998

Năm
1999

Năm
2000

Năm 2015

1

2,15

0,51

1,25

3,15

2,05

3,27


2,11

2

5,06

3,98

2,71

10,76

10,45

15,12

9,07

3

15,24

12,80

22,59

11,89

8,14


10,05

15,50

4

97,34

36,27

14,26

60,87

20,75

55,46

36,44

5

28,25

63,54

27,30

45,12


15,26

60,07

65,33

6

58,01

10,09

75,14

54,78

72,45

80,94

41,44

7

8,74

21,82

7,15


30,27

8,05

6,25

11,03

8

32,16

3,91

27,45

19,97

14,84

17,13

20,04

9

7,42

9,51


15,78

7,62

16,52

2,04

11,80

10

53,68

8,16

22,11

35,12

20,17

15,14

25,76

11

15,63


27,81

37,20

25,41

15,69

19,54

20,94

12

2,75

7,05

8,28

7,95

3,05

10,08

5,81

TB


27,20

17,12

21,77

26,08

17,29

24,59

22,11

Trên mỗi loại cây ăn quả có múi trồng ở Cao Phong, Hòa Bình
và Chương Mỹ, Hà Nội thì đỉnh cao mật độ nhện đỏ cam chanh P.
citri có sự khác nhau vào các năm điều tra (bảng 3.2).
Năm 1998, mật độ nhện đỏ cam chanh P. citri trên cây cam Xã
Đoài đạt cao nhất vào tháng 4 tại Cao Phong (Hòa Bình) là 97,34
con/lá và Chương Mỹ (Hà Nội) chỉ đạt 60,87 con/lá. Tương tự năm
1999, tại Cao Phong (Hòa Bình) đạt cao nhất lại vào tháng 5 là
7


75,14 con/lá, tại Chương Mỹ (Hà Nội) đạt cao nhất vào tháng 6
nhưng mật độ chỉ đạt 71,45 con/lá. Đến năm 2000, mật độ nhện
đỏ cam chanh P. citri đều đạt cao nhất vào tháng 6 trên cam Xã
Đoài tại Cao Phong là 75,14 con/lá và tại Chương Mỹ là 80,94
con/lá (Trần Xuân Dũng, 2003). Cũng tại chương Mỹ năm 2015
trên cây bưởi Diễn mật độ nhện đỏ cam chanh P. citri đạt cao

nhất vào tháng 5 là 65,33 con/lá (Lương Thị Huyền, 2017). Đỉnh
cao mật độ nhện đỏ cam chanh P. citri trên cam Xã Đoài và bưởi
Diễn thường xuất hiện trong các tháng 4, 5 hoặc tháng 6 trong
năm, tùy điều kiện thời tiết mỗi năm.
Tóm lại, qua bảng 3.2. cho thấy mật độ trung bình của nhện
đỏ cam chanh trong năm trên cây bưởi Diễn năm 2015 là cao và
cao hơn 4,4 lần mật độ 5 con/lá (là ngưỡng phòng chống được
khuyến cao chung trên thế giới đối với cây có múi). Trong các
tháng thì chỉ có tháng 1, mật độ nhện đỏ cam chanh thấp dưới
ngưỡng 5 con/lá, các tháng còn lại mật độ đều cao hơn ngưỡng
này, cao nhất là các tháng 4, 5 và tháng 6.
IV.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

4.1

Biện pháp canh tác

- Bón phân: thực hiện theo quy trình kỹ thuật canh tác từng cây
ăn quả có múi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các
tỉnh ban hành, chỉ đạo. Lưu ý bón đủ phân hữu cơ hoai mục.
- Đối với vườn kiến thiết cơ bản: bón 4 lần/năm, các loại phân
bón: phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh và phân hóa
học (đạm, lân, kali hoặc NPK tổng hợp);
- Đối với vườn kinh doanh : bón phân hữu cơ hoai mục, phân hữu
cơ vi sinh và phân hóa học (đạm, lân, kali hoặc NPK tổng hợp).
Lượng phân bón tăng dần theo từng năm và năng suất thu
hoạch. Chú ý bón đúng theo giai đoạn sinh trưởng của cây (sau
thu hoạch, trước khi ra hoa, sau đậu quả, nuôi quả lớn).v Tưới

nước: đảm bảo đủ nước trong mùa khô hanh (tưới 7-10 ngày/lần).
Tưới phun lên tán lá với áp lực cao có thể hạn chế được mật độ
nhện đỏ.v Tỉa cành, tạo tán: thực hiện sau mỗi vụ thu hoạch khi
có cành vượt, cành tăm,...
4.2

Biện pháp sinh học
8


- Bảo vệ thiên địch tự nhiên : không sử dụng thuốc hóa học liên
tục để bảo vệ các loài thiên địch: Bọ rùa đen nhỏ Stethorus
punctillum, bọ rùa đen 2 chấm Stethorus sp., nhện nhỏ bắt mồi
Phytoseiulus sp., Amblyseius sp., chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp.,
bọ cánh cứng ngắn Oligota sp., bọ trĩ bắt mồi 6 chấm Scolothrips
sp,...
- Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, thảo mộc được phép dùng
trên CAQCM: các thuốc có hoạt chất Abamectin (Abagro 1.8EC;
4.0EC, Abapro 1.8EC,...), Azadirachtin (Jasper 0.3EC, ...) và dầu
khoáng Petroleum spray oil (Sk Enspray 99EC, Dầu khoáng
DS98.8EC,...). Các thuốc được dùng trên cây cam: Abamectin
(Catex 1.8EC, Reasgant 1.8EC,...), Azadirachtin (Trutat
0.32EC,...), Matrine (Sokupi 0.36SL, Sakumec 0.36EC,...),
Rotenone (Trusach 2.5EC,...), Emamectin benzoate (Tasieu
1.9EC,...), trên cây bưởi: Emamectin benzoate
(Vimatox
1.9EC,...).
4.3

Biện pháp hóa học


- Thời điểm phòng trừ:
Điều tra định kỳ diễn biến mật độ nhện đỏ cam chanh để xác
định thời điểm phòng trừ (điều tra 7 ngày/lần). Chỉ sử dụng thuốc
hóa học khi mật độ nhện 4-5 con/lá hoặc 10% số lá, quả bị hại
(theo QCVN 01-119:2012/BNNPTNT);
Thường xuyên kiểm tra ruộng, vườn, phát hiện sớm các
điểm gây hại của nhện, phun thuốc phòng trừ kịp thời để tránh
lây lan trên diện rộng.
Chú ý sự xuất hiện và gây hại của nhện đỏ cam chanh vào
các tháng 3, 4, 5, 9 và 10 (miền Bắc); các tháng 2, 3, 4, 5 và11
(miền Nam);
- Loại thuốc sử dụng:
Sử dụng các thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép
dùng trên CAQCM: Pyridaben (Alfamite 15EC, …), Propargite
(Comite 73EC, …),… Các thuốc được dùng trên cây cam:
9


Diafenthiuron (Kyodo 25SC, Detect 50WP,…), Propargite (Kamai
730EC, …).
Các thuốc mà nhện đỏ cam chanh chưa biểu hiện tính kháng
( Ri < 10) (Phụ lục 1) thì sử dụng 01 lần/năm. Những thuốc hóa
học mà nhện đỏ cam chanh đã biểu hiện tính kháng (Ri>10) phải
luân phiên với các thuốc hóa học khác nhóm chưa biểu hiện tính
kháng (Ri < 10), hoặc luân phiên với thuốcsinh học, thảo mộc,
dầu khoáng và lúc này mỗi loại thuốc hóa học nên sử dụng 01
lần/02 năm.
V.


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, TRIỂN VỌNG
5.1

Kết luận và kiến nghị

Nhện đỏ cam chanh Panonychus citri đã trở thành loài dịch hại
quan trọng và phổ biến trên cây bưởi diễn tại Chương Mỹ, Hà
Nội. Trong năm, mật độ trung bình trong tháng của chúng từ
tháng 2 đến tháng 12 luôn cao hơn ngưỡng phòng chống là 5
con/lá. Thời gian mật độ nhện đỏ cam chanh cao là vào các
tháng 4–6 (cao nhất đạt 65,33 con/lá) và tháng 10–11 (cao nhất
đạt 25,67 con/lá). Các tháng mùa mưa từ tháng 7–9, mật độ của
chúng có giảm nhưng vẫn ở mức cao trên 10 con/lá.
Chính vì vậy trong việc chăm sóc cây có múi người nông dân
cần tiến hành công tác phòng là chính, thăm vườn thường xuyên
để phát hiện kịp thời loài nhện đỏ cam chanh Panonychus citri để
tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời nếu tri dịch bùng
phát sử dụng biện pháp hóa học theo nghuyên tắc 4 đúng.
5.2

Triển vọng

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010). QCVN
01–38: 2010/ BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013). QCVN

01–119: 2012/ BNNPTNT. Quy chuẩn quốc gia về phương
pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có
múi.
3. Lương Thị Huyền (2017). Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ
và thức ăn đến sự gia tăng quần thể của nhện bắt mồi
Neoseiulus longispinosus Evans và khả năng sử dụng
chúng trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh
Panonychus citri McGregor (Acari: Tetranychidae). Luận
án Tiến sĩ Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
4. Nguyễn Văn Đĩnh (2002). Nhện hại cây trồng và biện
pháp phòng chống. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 54 trang.
5. Nguyễn Văn Đĩnh (1992). Sức tăng quần thể nhện đỏ hại
cam chanh. Tạp chí Bảo vệ thực vật. (4). tr. 11–15.
6. Nguyễn Văn Đĩnh (2005). Động vật hại nông nghiệp.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào
tạo. 203 trang.

11



×