Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Dạy học đọc hiểu truyện ngắn “hai đứa trẻ” của thạch lam (ngữ văn 11) theo quan điểm tích hợp (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.76 KB, 114 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
QUỲNH

DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN
“HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM
(NGỮ VĂN 11)
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ
văn
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.S VŨ NGỌC DOANH

HÀ NỘI - 2017


Khóa luận tốt
nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội
2


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong tổ phương pháp
dạy học Ngữ văn và ThS. Vũ Ngọc Doanh là người hướng dẫn trực tiếp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến các
thầy cô!
Hà Nội, tháng 04 năm
2017
Tác giả khóa
luận

Nguyễn Thị Phương
Quỳnh

Nguyễn Thị Phương Quỳnh –
K39C

Khoa Ngữ
văn


Khóa luận tốt
nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội
2
LỜI CAM
ĐOAN


Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là kết
quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi. Những nội dung này không
trùng khớp với kết quả nghiên cứu của người khác.
Hà nội, tháng 04 năm 2017
Tác giả khóa
luận

Nguyễn Thị Phương
Quỳnh

Nguyễn Thị Phương Quỳnh –
K39C

Khoa Ngữ
văn


Khóa luận tốt
nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội
2
DANH SÁCH MỤC VIẾT TẮT
Giáo viên:

GV

Học sinh:


HS

Phương pháp dạy học:

PPDH

Trung học phổ thông:

THPT

Phó giáo sư – tiến sĩ:
PGS.TS Thạc sĩ:
ThS
Nhà xuất bản:

NXB

Giáo sư – tiến sĩ:
GS.TS Sách giáo khoa:
SGK Biện pháp tư từ:
BPTT Hà Nội:
HN Giáo dục:
GD

Nguyễn Thị Phương Quỳnh –
K39C

Khoa Ngữ
văn



Khóa luận tốt
nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội
2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................
1
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................
1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................
3
3. Mục đích nghiên
cứu............................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
.............................................................................. 6
5. Đối tượng, phạm vi nghiên
cứu................................................................ 6
6. Phương pháp nghiên
cứu......................................................................... 6
7. Bố cục khóa luận ....................................................................................
6
NỘI DUNG ................................................................................................
8
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
....................................... 8
1.1. Một số vấn đề lí luận về dạy học tích
hợp.............................................. 8

1.1.1. Khái niệm tích hợp
............................................................................ 8
1.1.2. Khái niệm dạy học tích
hợp................................................................ 8
1.2. Một số đặc trưng dạy học tích hợp
........................................................ 9
1.2.1. Mục tiêu của dạy học tích
hợp............................................................ 9
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của dạy học tích hợp......................................
10
Nguyễn Thị Phương Quỳnh –
Khoa Ngữ
K39C
văn


Khóa luận tốt
Trường ĐHSP Hà Nội
nghiệpVận dụng quan điểm dạy học tích hợp..............................................
2
1.2.3.
10
1.2.4. Một số biện pháp vận dụng dạy học tích hợp ....................................
11
1.3. Xác định cơ sở cho hoạt động đọc hiểu truyện ngắn Thach
Lam........... 15
1.3.1. Đặc điểm thể loại truyện ngắn .........................................................
15
1.3.2. Đặc trưng truyện ngắn lãng mạn......................................................
16

1.3.3.Vấn đề dạy học truyện ngắn lãng mạn ở trường phổ
thông................. 17
1.4. Đặc sắc truyện ngắn của Thạch Lam ...................................................
19
1.4.1. Con người và quan điểm nghệ thuật của Thạch Lam.........................
19
1.4.2. Một ngòi bút quan tâm sâu sắc đến số phận người bình
dân.............. 22

Nguyễn Thị Phương Quỳnh –
K39C

Khoa Ngữ
văn


Khóa luận tốt
nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội
2

1.4.3. “Mỗi truyện ngắn là một bài thơ trữ tình đầy xót thương” ................ 26
1.4.4. Truyện không có cốt truyện.............................................................. 28
Chương 2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH DẠY HỌC ĐỌC HIỂU
TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM Ở TRƯỜNG THPTTHEO QUAN
ĐIỂM TÍCH HỢP
................................................................................................................ 31
2.1. Dạy đọc hiểu văn bản văn học nói chung............................................. 31
2.2. Dạy học đọc hiểu tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam theo quan

điểm tích
hợp.................................................................................................... 32
2.2.1. Tích hợp với kiến thức liên môn ....................................................... 32
2.2.2. Tích hợp trong nội bộ môn học ........................................................ 35
2.2.3. Tích hợp với đời sống thực tiễn........................................................ 36
Chương 3. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM..................................................... 38
KẾT LUẬN.............................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Phương Quỳnh –
K39C

Khoa Ngữ
văn


Khóa luận tốt
nghiệp

Nguyễn Thị Phương Quỳnh –
K39C

Trường ĐHSP Hà Nội
2

1

Khoa Ngữ
văn



Khóa luận tốt
nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội
2
MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề
tài
Trong đời sống xã hội, văn học là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt
nhạy cảm và tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát
vọng chân – thiện – mĩ của con người, nó có tác dụng bồi dưỡng tâm
hồn, tình cảm, nhân cách đạo đức cho các thế hệ công dân. Mỗi tác
phẩm văn học đều được kết tinh từ những tư tưởng tình cảm, từ những
suy nghĩ, trăn trở cũng như tài năng sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn.
Gorxki đã từng khẳng định “văn học là nhân học”bởi văn học giống
như cái nôi nuôi dưỡng tình cảm con người, qua văn học con người nhìn
thấy một phần bản thân mình trong đó, nhận thức được cái xấu, cái đẹp,
cái bi, cái hài để từ đó đi tới hoàn thiện chính mình. “Văn học có ý nghĩa
rất lớn, nó là gia sư của xã hội” (Vissarion Belinsky).
Văn học có tầm quan trọng đối với cuộc sống con người như vậy thì
việc giảng dạy văn học trong nhà trường càng được quan tâm sâu sắc.
Thật vậy, từ xưa đến nay, việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường luôn
được quan tâm đặt lên hàng đầu với các phương pháp giảng dạy phù
hợp nhất cho môn học và đáp ứng sự phát triển của xã hội.
Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những nội dung trọng tâm
Bộ GD-ĐT yêu cầu trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung
học cơ sở năm học 2012-2013. Đây là quan điểm dạy học đang được
quan tâm, nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có

Việt Nam. Với mục tiêu lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung
tâm,giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn để học sinh chủ động
chiếm lĩnh tri thức. Người giáo viên cần vận dụng kĩ năng, phương
pháp giảng dạy cùng kinh nghiệm của mình để dẫn dắt học sinh tham
gia tích cực vào hoạt động học có hiệu quả, đạt mục tiêu kiến thức môn
học.
Nguyễn Thị Phương Quỳnh –
K39C

2

Khoa Ngữ
văn


Hơn nữa, hiện nay sách giáo khoa Ngữ văn bậc THPT đã có nhiều thay
đổi, theo định hướng phát triển môn học. Các phân môn Văn học – Tiếng
Việt
– Làm văn được hợp nhất thành môn học Ngữ văn trong một quyển sách
Ngữ văn duy nhất mà trước đó là ba quyển riêng. Đây là bước đánh dấu
sự chuyển đổi tích hợp kiến thức thành một thể thống nhất.
Mặt khác, chương trình SGK mới, cách dạy hoc theo hướng tích cực
đòi hỏi giáo viên và học sinh ở mức độ cao hơn hẳn so với chương trình
cũ.Thực trạng cho thấy, một số không ít giáo viên chưa hiểu đúng về dạy
học tích hợp dẫn đến việc dạy học tích hợp ở phổ thông hiện nay còn lúng
túng cả về nhận thức và thực hành. Giáo viên mặc dù đã có ý thức đổi
mới phương pháp dạy văn nhưng vệc thực hiện mới chỉ mang tính hình
thức, chưa đem lại hiệu quả mong muốn. Bên cạnh đó, một số giáo viên
khi dạy đọc văn lại chưa biết khai thác hết kiến thức liên môn và kiến
thức thực tế đời sống vào bài dạy làm cho hiệu quả dạy học chưa cao,

chưa đáp ứng đúng mục tiêu mà quan điểm dạy học tích hợp đề ra.
Chương trình Ngữ văn 11 – tập 1 – ban cơ bản là chương trình với
nhiều nội dung khó đối với cả giáo viên và học sinh trong quá trình
chiếm lĩnh tri thức. Đặc biệt là bộ phận văn xuôi giai đoạn 1930 – 1945
với hai xu hướng lãng mạn và hiện thực có dung lượng dài đáng kể.
Để làm rõ hơn quan điểm dạy học theo hướng tích hợp và giúp nhận
thức đầy đủ, chính xác về dạy học tích hợp, đi sâu phân tích được các
tác phẩm văn xuôi giai đoạn 1930 – 1945 thấy được những đặc sắc cũng
như phát huy tối đa năng lực tự chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, tôi
chọn đề tài : “Đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
(Ngữ văn 11) theo quan
điểm tích hợp” với hi vọng đóng góp những điểm mới trong việc ứng
dụng


quan điểm dạy học mới mẻ
này.


2.Lịch sử vấn đề
Trong lịch sử phát triển của khoa học nhân loại,các lĩnh vực khoa
học ngày càng phân hóa thì tính tích hợp lại càng chặt chẽ. Bước sang
thế kỉ XX, đã xuất hiện nhiều khoa học liên ngành, đa ngành. Các khoa
học đã chuyển từ “phân tích – cấu trúc” sang tiếp cận “tổng hợp – hệ
thống”. Sự thống nhất của tư duy phân tích và tổng hợp là cần thiết cho
sự phát triển nhận thức, đem lại cách nhận thức biện chứng trong mối
quan hệ giữa bộ phận với toàn thể. Việc giảng dạy các khoa học trong
nhà trường vì thế cũng phải phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa
học, vượt ra khỏi tình trạng giảng dạy khoa học mang tính riêng rẽ. Bởi
thế, tích hợp đã trở thành một trong những xu thế dạy học hiện đại đang

được quan tâm, nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên
thế giới trong đó có Việt Nam.
Trên thế giới, dạy học tích hợp đã phát trển thành một trào lưu sư
phạm theo mục tiêu, giải quyết các vấn đề, phân hóa, tương tác… Trào
lưu sư phạm tích hợp xuất phát từ quan niệm quá trình học tập, trong đó
toàn thể các quá trình góp phần hình thành năng lực ở HS. Nó bao
gồm toàn bộ những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những
tình huống diễn ra các hoạt động. Hay nói cách khác, chính là hình thành
ở HS kỹ năng thực hành và giải quyết vấn đề đòi hỏi có sự tích hợp.
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và Hội đồng nghiên cứu trên thế
giới quan tâm tới lý thuyết về tích hợp như: Tháng 9 – 1968, Hội đồng
liên quốc gia về giảng dạy khoa học, với sự bảo trợ của UNESCO tổ
chức tại Varna (Bumgari), hội nghị “tích hợp việc giảng dạy các khoa
học”, Hội nghị đưa ra hai vấn đề: “Vì sao phải dạy học tích hợp các
khoa học?” và “Dạy học tích hợp các khoa học là gì?”. Liên tiếp từ
1972 đến 1973 các định nghĩa và khái niệm về dạy học tích hợp đã được


đưa ra và khẳng định giáo dục nhà trường phải chuyển từ đơn thuần dạy
kiến thức sang phát triển năng lực ở HS. Quan


điểm tích hợp còn được thể hiện khá rõ trong nhiều công trình nghiên
cứu cũng như SGK của một số nước như: Trung Quốc, Pháp, Malaixia,
Đức… Tuy nhiên, ở mỗi nước lại có cách nhìn nhận và áp dụng riêng tùy
thuộc vào đặc điểm từng quốc gia, từng môn học mà vẫn đảm bảo
không đi lệch khỏi cốt lõi của nó.
Ở Việt Nam, việc giảng dạy tích hợp trong các môn học đã được
thử nghiệm, áp dụng nhưng chưa thực sự phổ biến. Các thông tin về
đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp có trên các diễn

đàn phương pháp dạy học tác phẩm văn chương và các tạp chí chuyên
ngành, một phần giúp cho quan điểm dạy học tích hợp gần gũi với mọi
người hơn.
Tác giả Đỗ Hữu Châu với bài: “Vai trò của giáo viên trong các
phương pháp dạy học được lựa chọn” (Tạp chí Giáo dục số 99), đã đề
cập đến các phương pháp dạy học, đặc biệt đề cao vai trò của người giáo
viên
GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng trong bài: “Tích hợp trong dạy học ngữ
văn” (Tạp chí Giáo dục số 6-2006) đã chỉ ra tích hợp chính là một
phương hướng phối hợp các quá trình học tập của nhiều môn học đạt hiệu
quả. Ngoài ra, tác giả còn nêu rõ tích hợp trong môn ngữ văn là sự liên
kết giữa ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm Văn.
TS. Hoàng Thị Tuyết trong bài: “Đào tạo – dạy học theo quan điểm
tích hợp: chúng ta đang ơ đâu?”, bài viết đã đưa ra những quan niệm về
tích hợp, nêu lên được các cách tiếp cận khác nhau trong phương pháp
dạy học tích hợp đó là: tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợp
xuyên môn với các mức độ tích hợp phù hợp.
Nguyễn Trọng Hoàn với bài “Tích hợp và liên hội hướng tới kết
nối trong dạy học Ngữ văn” trong tạp chí Giáo dục số 22 – 2002 đã đề
cập đến tích hợp trong môn Ngữ văn trong quan điểm của mình. Tuy


trong bài viết, tác giả chưa đi sâu về sự tích hợp kiến thức theo chiều
dọc. Nhưng tác giả đã


tập trung vào việc trình bày quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn
trên cơ sở một số văn bản có vai trò là kiến thức nguồn phục vụ cho
các phân
môn.

Trong SGK Ngữ văn 10 tập 1, các tác giả viết sách đưa ra những
gợi ý về mặt phương pháp giảng dạy cho GV. Ở phần tiếng Việt, ngoài
định hướng giảng dạy Tiếng Việt gắn với giao tiếp “bằng thực hành,
thông qua thực hành và hướng tới thực hành”, nhóm biên soạn cũng đã
đề ra yêu cầu tích hợp là GV cần chú ý thực hiện việc dạy học tích hợp
trong bài dạy luyện tập: “Có thể yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hoặc
phát biểu các định nghĩa về hiện tượng ngôn ngữ có liên quan, rồi áp
dụng vào phân tích, lĩnh hội và thực hành sử dụng, hoặc ngược lại”.
Tuy nhiên, định hướng nói trên vẫn chỉ ở mức khái quát.
Trên đây là một số các bài viết, nghiên cứu về quan điểm tích hợp
trong dạy học. Có thể nói, tích hợp là quan điểm dạy học cần thiết được
áp dụng và phát huy trong các môn học đặc biệt là môn Ngữ văn. Qua
dạy học theo quan
điểm tích hợp sẽ tận dụng tối đa các kiến thức trong và ngoài môn học,
rèn luyện cho học sinh kĩ năng tiếp nhận kiến thức một cách thuần thục,
sâu rộng qua việc liên kết giữa phân môn trong môn học và các bộ môn
có liên quan. Đây là quan điểm dạy học hiện đại mang tính thiết thực cao,
đáp ứng phù hợp mục tiêu dạy học phát triển năng lực cho HS.
Để cụ thể hóa cho những định hướng mang tính khái quát trên,
việc nghiên cứu đề tài “Dạy học” nhằm vận dụng có hiệu quả phương
pháp dạy học theo quan điểm tích hợp vào dạy văn bản văn xuôi lãng
mạn, giúp cho bài dạy thêm phong phú, giúp HS lĩnh hội kiến thức bài
học đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó, thấy được vai trò và tầm quan trọng


của PPDH theo quan điểm tích hợp trong bộ môn Ngữ văn nói riêng và
trong chương trình Giáo dục nói chung.


3.Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về quan điểm dạy học tích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu day
học đổi mới, phù hợp với thực tiễn. Nâng cao chất lượng dạy học phát
triển năng lực HS.
Đề xuất phương pháp vận dụng một cách hiệu quả quan điểm tích hợp
văn bản Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những cơ sở lí luận của việc dạy học đọc hiểu tác phẩm
văn học theo quan điểm tích hợp từ đó xây dựng quy trình đọc hiểu tác
phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam (SGK Ngữ Văn 11 tập 1, NXB GD)
5.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu là hoạt động dạy học đọc hiểu tác phẩm Hai
đứa trẻ của Thạch Lam trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo quan
điểm tích
hợp.
- Phạm vi nghiên cứu tập trung vào đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ
của Thạch Lam.
6.Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu tổng hợp lí luận
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp hồi cứ tài liệu (chép, trích dẫn)
7.Bố cục khóa luận
Khóa luận được triển khai thành 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận
Phần nội dung của khóa luận được cấu trúc thành ba
chương: Chương 1. Những vấn đê lý luận chung
Chương 2. Xây dựng quy trình dạy học đọc hiểu truyện ngắn Thạch Lam ở


trường THPT theo quan điểm tích hợp

Chương 3. Giáo án thực nghiệm


NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1.Một số vấn đề lí luận về dạy học tích hợp
1.1.1.Khái niệm tích hợp
Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lí
luận dạy học. Tích hợp (Tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc
từ tiếng La tinh: Integration với nghĩalà xác lập cái chung, cái toàn thể,
cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.
Theo Từ điển Tiếng Việt, tích hợp có nghĩa là “sự hợp nhất, sự
hòa nhập, sự kết hợp”. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư thì “tích hợp hệ
thống là phố hợp các thiết bị và công cụ khác nhau để cùng làm một
việc với nhau trong hệ thống – một chương trình nhằm giải quyết nhiệm
vụ chung nào đó”.
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Trong lĩnh vực khoa học GD, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai
sáng, dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện
tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn
có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc
tính trội của các loại hình nhà trường vốn có.
1.1.2.Khái niệm dạy học tích hợp
Theo Xavier Rogier: “Sư phạm tích hợp là một quan điểm về quá
trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình
thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần
thiết cho HS nhằm phục vụ co quá trình học trong tương lai, hoặc hòa
nhập học sinh vào cuộc sống lao động”.
Dưới góc độ lí luận dạy học, dạy học tích hợp nhằm tạo ra các
tình huống liên kết tri thức các môn học nhằm phát triển các năng lực của



HS. Khi xây dựng các tình huống đòi hỏi vận dụng các kiến thức của
phân môn học


hoặc của nhiều môn học, HS sẽ phát huy được năng lực, phát triển tư
duy sáng tạo. Dạy học tích hợp sẽ làm giảm trùng lặp nội dung dạy học
các môn học, đồng thời hiệu quả dạy học được nâng lên.
Các định nghĩa đã nêu rõ được mục đích của việc dạy học tích hợp là
phát triển năng lưc của người học. Đồng thời cũng nêu rõ các thành
phần tham gia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố của quá trình dạy
học.
Như thế có thể định nghĩa dạy học tích hợp là “quá trình dạy học
mà ở đó các thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các
tình huống cụ thể trong đời sống để hình thành năng lực của người học”.
1.2.Một số đặc trưng dạy học tích
hợp
1.2.1.Mục tiêu của dạy học tích
hợp
Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế
trong việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong
xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm
tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá
trình học tập và quá trình DH.Vì vậy, dạy học theo quan điểm tích hợp
dựa trên những mục tiêu
sau:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với
cuộc sống hằng ngày, vận dụng các kiến thức học được để xử lý các tình
huống cụ thể, những tình huống có ý nghĩa, hòa nhập thế giới học đường

với cuộc sống.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Trong dạy học cần
có sự sàng lọc, lựa chọn các tri thức, kĩ năng được xem là quan trọng đối
với quá trình học tập, có ích trong cuộc sống hoặc là cơ sở cho quá trình


học tập tiếp theo. Từ đó cần nhấn mạnh chúng và đầu tư thời gian cũng
như có giải pháp hợp lí.
- Dạy học tích hợp quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong
tình huống, tạo ra các tình huống học tập cho HS vận dụng một cách
sáng tạo, tự


lực để hình thành người lao động có năng lực, tự lập.
- Dạy học tích hợp còn giúp HS thiết lập mối quan hệ giữa các
khái niệm đã học, giữa các khái niệm khác nhau của cùng một môn học,
của những môn học khác nhau, đảm bảo cho mỗi HS khả năng huy
động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết
có hiệu quả các tình huống xuất hiện trong quá trình học tập và trong
thực tiễn cuộc sống. Khả năng đó của HS gọi là năng lực hay mục tiêu
tích hợp.
Ngoài ra, dạy học theo quan điểm tích hợp còn giúp giải quyết
những mâu thuẩn đề ra trong quá trình dạy học, giúp cho việc học trở
nên dễ dàng hơn.
1.2.2.Các đặc trưng cơ bản của dạyhọc tích hợp
Tìm cách làm cho quá trình học tập có ý nghĩa. Dạy học tích hợp
đặt toàn bộ các quá trình học tập vào một tình huống có ý nghĩa đối với
HS.
Tìm cách làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt, thông
qua các năng lực hình thành cho HS một mục tiêu tích hợp cho mỗi

năm học (trong một môn học hay một nhóm các môn học).
Thường tìm sự soi sáng của nhiều môn học: sự đóng góp của mỗi
môn học là thực sự xác đáng, cần lưu ý đến việc lựa chọn thông tin cần
cung cấp cho HS tùy thuộc vào loại tình huống trong đó HS cần huy
động kiến thức, tránh làm cho hs bị chìm trong khối lớn thông tin này ít
nhiều có quan hệ với tình huống phải giải quyết.
Sự cố gắng vượt lên trên các nội dung môn học, các nội dung chỉ đáng
chú ý khi chúng được huy động trong các tình huống.
1.2.3.Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm
tích hợp trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết


những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối
với HS so với


×