Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Quản trị đại học nhìn từ góc độ quản trị doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHAN THỊ THU HƢƠNG

QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHQGHN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHAN THỊ THU HƢƠNG

QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHQGHN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG MINH

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Quản trị đại học nhìn từ góc độ quản
trị doanh nghiệp: nghiên cứu trƣờng hợp trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN”
là công trình của riêng tôi, dƣới sự hỗ trợ hƣớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn
Đăng Minh. Các thông tin và số liệu trong đề tài nghiên cứu hoàn toàn lấy từ
thực tế, có nguồn gốc trích dẫn cụ thể, rõ ràng và và do bản thân tôi tự thực
hiện điều tra, phân tích, tổng kết và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Nguyễn Đăng
Minh, Viện Phó Viện Quản trị kinh doanh – Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội, ngƣời thầy đã tận tình chỉ bảo, dẫn dắt tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Đại học Kinh tế và Viện
Quản trị kinh doanh – Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng tập thể
cán bộ, nhân viên Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
giúp tôi hoàn thiện về mặt thủ tục và quy trình, thông tin, dữ liệu trong suốt quá
trình làm luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Đồng thời xin gửi
lời cám ơn đến các anh/chị đáp viên đã nhiệt tình tham gia thực hiện bảng
câu hỏi khảo sát giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Do trình độ lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài

luận văn của tôi cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc
những đóng góp tận tình của các thầy cô và các bạn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÔNG THỨC............................................................................ iv
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QTĐH VÀ QTDN ............................................ 6
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về QTĐH và QTDN ............................... 6
1.1.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài ......................................................................... 6
1.1.2 Nghiên cứu trong nƣớc ......................................................................... 8
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu ................................................................... 10
1.2 Cơ sở lý luận ............................................................................................. 11
1.2.1 Quản trị đại học và Quản trị doanh nghiệp ......................................... 11
1.2.2 Mục tiêu của quản trị doanh nghiệp ................................................... 15
1.2.3 Quản trị đại học nhìn từ góc độ quản trị doanh nghiệp: Áp dụng lý
thuyết QTTG trong doanh nghiệp vào QTĐH ............................................ 17
1.2.4 Nội dung QTTG trong doanh nghiệp ................................................. 18
1.3 Tiếp cận QTTG trong hoạt động đào tạo tại trƣờng đại học .................... 30
1.3.1 Khái quát hoạt động đào tạo ............................................................... 30
1.3.2 Tầm quan trọng của việc áp dụng mô hình QTTG vào Quản trị hoạt
động đào tạo ................................................................................................. 32
1.3.3 Khái niệm Tâm thế và ứng dụng trong giáo dục ................................ 33
1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................... 36
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .................................................................................. 37

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 38
2.1 Quy trình nghiên cứu................................................................................. 38


2.2 Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập thông tin ........................ 39
2.2.1

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ........................................... 39

2.2.2

Phƣơng pháp điều tra dữ liệu sơ cấp .............................................. 39

2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu ......................................................................... 41
2.3.1 Phƣơng pháp thống kê ........................................................................ 41
2.3.2

Phƣơng pháp phân tích .................................................................. 41

2.3.3

Phƣơng pháp so sánh ..................................................................... 42

2.3.4

Phƣơng pháp tổng hợp ................................................................... 42

TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .................................................................................. 43
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ........................................ 44

3.1. Khái quát về Trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN ............................................... 44
3.1.1. Sơ lƣợc về quá trình xây dựng và phát triển của Trƣờng ĐHKT ĐHQGHN .................................................................................................... 44
3.1.2 Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi ................................................. 47
3.1.3 Các ngành đào tạo ............................................................................... 48
3.1.4 Thực trạng về hoạt động đào tạo thông qua Sơ đồ chuỗi giá trị ........ 50
3.2 Nhận dạng các lãng phí thông qua khảo sát điều tra và nguyên nhân ...... 52
3.2.1 Lãng phí hữu hình ............................................................................... 52
3.2.2 Lãng phí vô hình ................................................................................. 59
3.3 Mức độ cắt giảm lãng phí thông qua khảo sát .......................................... 63
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .................................................................................. 65
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN
TRỊ CÔNG TÁC ĐÀO TẠI TẠI TRƢỜNG ĐHKT – ĐHQGHN ................ 66
4.1 Mục tiêu chiến lƣợc và nhiệm vụ trọng tâm ............................................. 66
4.1.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 66
4.1.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 66


4.1.3 Nhiệm vụ trọng tâm ............................................................................ 66
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị công tác đào tại tại trƣờng
ĐHKT – ĐHQGHN ........................................................................................ 67
4.2.1 Đào tạo bài bản về “Tâm thế” ............................................................ 69
4.1.2 Áp dụng 5S – Made in Việt Nam ....................................................... 72
4.2.2 Áp dụng Kaizen (Cải tiến liên tục) ..................................................... 75
4.3 Các nhân tố đảm bảo hiệu quả triển khai QTTG vào quản trị hoạt động
đào tạo ............................................................................................................. 78
4.3.1 Sự cam kết và hỗ trợ của Ban lãnh đạo .............................................. 78
4.3.2 Giảng viên tự nguyện tham gia và thực hiện tinh gọn ....................... 79
4.3.3 Tinh gọn từng phần trong nhà trƣờng ................................................. 80
4.3.4 Xây dựng thành công khung chƣơng trình áp dụng QTTG ............... 80
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 .................................................................................. 82

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 85
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

STT

Nguyên nghĩa

1

ĐHKT

Đại học Kinh tế

2

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

3

QTĐH

Quản trị đại học


4

QTDN

Quản trị doanh nghiệp

5

QTTG

Quản trị tinh gọn

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2


Những lãng phí trong chƣơng trình đào tạo

55

3

Bảng 3.3

Những lãng phí trong thời gian chờ đợi

57

4

Bảng 3.4

Những lãng phí trong tƣ duy

60

5

Bảng 3.5

Những lãng phí trong chƣơng trình đào tạo

62

6


Bảng 3.6

7

Bảng 4.1

8

Bảng 4.2

Trang

Những lãng phí cơ sở vật chất, trang thiết bị
phòng học

Mức độ cần thiết phải cắt giảm các lãng phí
hiện có
Giải pháp cho các lãng phí trong hoạt động
đào tạo
Ví dụ chính sách khen thƣởng cho ý tƣởng đề
xuất Kaizen

53

65

63

79


Bảng 3.1: Những lãng phí cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học .................................................. 52
Bảng 3.2: Những lãng phí trong chương trình đào tạo ..................................................................... 54
Bảng 3.3: Những lãng phí trong thời gian chờ đợi ............................................................................ 56
Bảng 3.4: Những lãng phí trong tư duy ............................................................................................. 59
Bảng 3.5: Những lãng phí trong chương trình đào tạo ..................................................................... 61
Bảng 3.6 Mức độ cần thiết phải cắt giảm các lãng phí hiện có ......................................................... 64
Bảng 4.1: Giải pháp cho các lãng phí trong hoạt động đào tạo ......................................................... 68
Bảng 4.2: Ví dụ chính sách khen thưởng cho ý tưởng đề xuất Kaizen ............................................. 78

ii


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Hình

Nội dung

1

Hình 1.1

Định nghĩa quản trị đại học

13

2


Hình 1.2

Phƣơng pháp 5S

24

3

Hình 1.3

Chu trình PDCA

26

Trang

Ảnh hƣởng của chi phí lãng phí vô hình đối với
4

Hình 1.4

doanh nghiệp có cùng/hoặc không cùng tƣ duy

29

phát triển
5

Hình 2.1


Quy trình nghiên cứu

6

Hình 3.1

7

Hình 3.2

8

Hình 4.1

9

Hình 4.2

Mô hình triển khai 5S

75

10

Hình 4.3

Mô hình triển khai Kaizen

77


Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội
Sơ đồ chuỗi giá trị trong hoạt động đào tạo
PGS.TS Nguyễn Đăng Minh chia sẻ về tâm thế
giảng viên

iii

38
45
51
73


DANH MỤC CÔNG THỨC
STT

Công thức

Nội dung

1

Công thức 1.1

2

Công thức 1.2 Tái phân bổ trong doanh nghiệp


30

3

Công thức 1.3 Công thức Tâm thế

33

Hệ công thức về tƣ duy QTTG tạo ra lợi
nhuận cho doanh nghiệp

iv

Trang
19


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, vai trò và vị trí của giáo dục đại học nói chung và các trƣờng
đại học nói riêng ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình phát triển của
nhân loại. Các trƣờng đại học không chỉ có vai trò chủ chốt trong lĩnh vực đào
tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao mà thực sự đã trở thành các
trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới và phát triển, chuyển giao
công nghệ hiện đại, đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia. Ở nhiều nƣớc phát triển, hệ thống giáo dục đại học trở
thành một ngành dịch vụ tri thức cao cấp góp phần đáng kể vào thu nhập quốc
dân GDP của quốc gia thông qua các hoạt động dịch vụ đào tạo và khoa học
công nghệ.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy hiện nay các trƣờng đại học hàng đầu

với chất lƣợng cao trên thế giới hiện đang rất chú trọng tới công tác quản trị
đại học (QTĐH), họ triển khai và áp dụng rất nhiều phƣơng pháp, mô hình
quản trị doanh nghiệp (QTDN) tiên tiến vào công tác QTĐH để nâng cao hiệu
quả chất lƣợng và sự phát triển bền vững của trƣờng. Trƣờng Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội nơi tác giả đang theo học là một trong những
trƣờng đại học trẻ, có chiến lƣợc trong việc phát triển trở thành cơ sở đào tạo
bậc đại học và sau đại học hàng đầu cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất
lƣợng cao theo định hƣớng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế,
quản lý và quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển chất lƣợng, hiệu
quả và bền vững của Việt Nam; nghiên cứu và chuyển giao các kết quả
nghiên cứu cho Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội; tạo môi
trƣờng thuận lợi để sáng tạo, nuôi dƣỡng, phát triển tài năng trong các lĩnh
vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh hiện đại. Để thực hiện mục tiêu
1


trên, Trƣờng ĐHKT – ĐHQGHN đã có chủ trƣơng áp dụng các phƣơng pháp
QTDN hiện đại vào công tác QTĐH tại trƣờng; do vậy, lãnh đạo nhà trƣờng
cần có tƣ duy và nắm vững đƣợc tƣ duy của các phƣơng pháp quản trị doanh
nghiệp tiên tiến trên thế giới hiện nay.
Qua quá trình tổng quan về tài liệu của các học giả trong và ngoài
nƣớc, tác giả nhận thấy hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp, mô hình về cải
tiến chất lƣợng đang đƣợc sử dụng rất thành công trong các doanh nghiệp nhƣ
phƣơng pháp quản lý chất lƣợng tổng thế (Total quality management - TQM),
6 Sigma (Six Sigma) hay sử dụng ISO 9001:2008 làm tiêu chí cụ thể về quản
lý chất lƣợng trong một tổ chức; trong đó, phả kể đến Lean là phƣơng pháp
sản xuất t nh gọn. Triết lý của Lean nằm ở chỗ khuyến khích sự tham gia của
tất cả các nhân viên trong tổ chức vào việc loại bỏ mọi dạng lãng phí, tạo
thêm giá trị cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của
thị trƣờng. Đây đƣợc xem nhƣ là một trong những phƣơng pháp vận hành

nhận đƣợc nhiều sự quan tâm ngay cả về mặt học thuật cũng nhƣ thực hành.
Điều đấy đƣợc thể hiện ở việc QTTG đã đƣợc áp dụng trong rất nhiều không
chỉ trong các doanh nghiệp sản xuất mà kể cả các ngành công nghiệp dịch vụ,
bao gồm cả y tế, giáo dục và chính phủ cũng đang sử dụng nguyên tắc QTTG
từ trong suy nghĩ và hành động.
Trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc đã phát triển họ đã áp dụng thành
công và gặt hái đƣợc nhiều lợi ích nhờ việc áp dụng triết lý của QTTG vào
nâng cao chất lƣợng dịch vụ giáo dục. Mô hình áp dụng quản trị tinh gọn
đƣợc áp dụng tƣơng đối rộng rãi, phổ biến và đa dạng (ở cả bậc giáo dục đại
học và phổ thông) nhƣ University of Center Ollahoma (Hoa Kỳ), University
of St. Andrews (Scotland), Cardiff University (Wales – Liên hiệp Anh). Tuy
nhiên, ở Việt Nam, điều này vẫn còn mới mẻ. Việc các cơ sở giáo dục ở mọi
cấp bậc áp dụng lý thuyết quản trị tinh gọn vẫn còn hạn chế, bƣớc đầu chỉ áp
2


dụng đƣợc một số công cụ cơ bản của QTTG trong phạm vi hẹp. Việc tiếp
cận QTTG nhƣ là một triết lý và đƣa vào hệ thống quản lý hoạt động giáo dục
Việt Nam là chƣa có. Vì vậy, đây đƣợc coi là một hƣớng tiếp cận mới góp
phần thay đổi nền giáo dục Việt Nam trong sự nghiệp trồng ngƣời.
Thực tế cho thấy, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có một số
trƣờng học tƣ nhân và quốc tế hay những cơ sở, trung tâm giáo dục đã áp
dụng triết lý quản trị này và thấy những thay đổi rõ rệt, còn lại đại đa số vẫn
chỉ dừng lại ở việc định hƣớng tƣ duy theo mô hình mới, nhƣng không có
những chiến lƣợc, quy trình hành động tiêu chuẩn cụ thể. Mặc dù còn nhiều
thách thức và có thể gặp phải những nguy cơ thất bại khi thực hiện QTTG và
tƣ duy tinh gọn nhƣng đã đến lúc các nhà quản lý ngành giáo dục nên xem xét
tính hiệu quả và lợi ích lâu dài mà tƣ duy tinh gọn mang lại để tiếp cận và
thúc đẩy, tiến hành đƣa mô hình hiện đại này vào các tổ chức dịch vụ và các
trƣờng học tại Việt Nam.

Để áp dụng thành công, các nhà giáo dục phải hiểu QTTG và lý thuyết
tƣ duy tinh gọn các doanh nghiệp đang áp dụng đặc biệt là doanh nghiệp sản
xuất; từ đó đƣa ra một mô hình QTTG phù hợp với xu hƣớng phát triển chung
của các trƣờng đại học. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả lựa chọn đề
tài: “Quản trị đại học nhìn từ góc độ quản trị doanh nghiệp: nghiên cứu
trƣờng hợp trƣờng Đại học Kinh tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội ” làm đề
tài nghiên cứu của Luận văn thạc sỹ. (Do thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả
tập trung nghiên cứu hoạt động Quản trị công tác đào tạo nhìn từ góc độ
quản trị doanh nghiệp nhằm đảm bảo độ sâu sát của đề tài.)
Câu hỏi nghiên cứu
- Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị công tác
đào tạo tại trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN nhìn từ góc độ quản trị doanh nghiệp
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
3


a. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị công tác
đào tạo tại trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN nhìn từ góc độ quản trị doanh nghiệp.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của QTĐH hiện đại nhìn từ góc độ quản trị doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị công tác đào tạo tại
trƣờng ĐHKT – ĐHQGHN.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị công
tác đào tạo tại trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN nhìn từ góc độ quản trị doanh nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả tập
trung nghiên cứu hoạt động Quản trị công tác đào tạo nhìn từ góc độ quản trị
doanh nghiệp nhằm đảm bảo độ sâu sát của đề tài.
- Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: Trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN
+ Về thời gian: Tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan trong
khoảng thời gian 3 năm trở lại đây (từ năm 2015 đến năm 2018) tại Trƣờng
ĐHKT – ĐHQGHN.
+ Phạm vi nội dung: Quản trị đại học dƣới góc độ quản trị doanh
nghiệp có nhiều phƣơng pháp tiếp cận khác nhau nhƣng trong phạm vi luận
văn tác giả tiếp cận dƣới góc độ QTTG với mục tiêu loại bỏ những lãng phí
trong công tác quản trị đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
4. Đóng góp của đề tài
- Luận văn đã kế thừa các nghiên cứu trƣớc của các tác giả trong và
ngoài nƣớc về phƣơng pháp quản trị trong trƣờng đại học.
- Luận văn đã đánh giá đƣợc các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động
quản trị công tác đào tạo tại Trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN và nguyên nhân của
4


các vấn đề đó. Từ đó, tác giả đề ra các giải pháp áp dụng mô hình QTTG để
cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị công tác đào tạo tại trƣờng
Trƣờng ĐHKT – ĐHQGHN dƣới góc nhìn quản trị doanh nghiệp.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, bảng biểu và danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc chia làm 4 chƣơng:
Chƣơng 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận và thực tiễn về
hoạt động QTĐH và quản trị doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động đào tạo tại ĐHKT - ĐHQGHN
Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị công tác đào tạo
tại trƣờng ĐHKT – ĐHQGHN dƣới góc nhìn quản trị doanh nghiệp

5



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QTĐH VÀ QTDN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về QTĐH và QTDN
1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài
Theo Bob Emiliani trong bài viết “Lean in Higher Education” (2005),
ông khẳng định đây chính là thời khắc mà các trƣờng đại học bắt đầu áp dụng
QTTG vào công việc kinh doanh của mình. Ông cho rằng sinh viên khi đƣợc
giáo dục trong một hệ thống quy tắc và thực hành tinh gọn – hiểu biết về sự
lãng phí, sơ đồ chuỗi giá trị, kaizen, tôn trọng mọi ngƣời, sự cân bằng,... – sẽ
đƣợc đánh giá cao hơn bởi các chủ doanh nghiệp do việc áp dụng những kiến
thức này sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho trong kinh doanh.
Nhận thấy những thử thách chƣa từng có mà thầy cô giáo tại Mỹ sẽ
phải đối mặt trong tƣơng lai, học giả Betty Ziskovky và Joe Ziskovsky của
Tập đoàn Lean Education Enterprises đã đề cập đến Tƣ duy tinh gọn trong bài
viết “Doing more with less – Going lean in education” (2007). Việc đƣa ra
các hệ thống lý thuyết về QTTG và khả năng ứng dụng nó vào ngành giáo dục
đã giúp các nhà sƣ phạm tại Mỹ hiểu rõ hơn về nhiệm vụ “to do more with
less” trong thế kỷ 21 bằng cách tập trung loại bỏ các bƣớc không cần thiết
hoặc không mang lại lợi ích trong quy trình và hệ thống giảng dạy. Bài viết
cũng dẫn chứng một nghiên cứu điển hình mô tả việc Lean Process
Improvement đƣợc sử dụng để cải thiện công tác giảng dạy cũng nhƣ thành
tích học tập của sinh viên cùng lúc với tiết kiệm chi phí.
William K. Balzer (2010), “QTTG trong giáo dục đại học”, cung cấp
những lời khuyên thiết thực, các nghiên cứu điển hình và lý thuyết về cách
thức thực hiện mô hình QTTG trong giáo dục đại học. Ông cũng đã trình bày
rất nhiều bằng chứng thực tế đã ứng dụng thành công các nguyên lý QTTG
6



vào các trƣờng đại học lớn trên thế giới và cung cấp các phƣơng pháp đã đƣợc
chứng minh để loại bỏ các hoạt động không mang lại giá trị cho trƣờng đại
học. Balzer đã thực hiện một số nghiên cứu điển hình tại Đại học Central
Oklahoma (UCO), Đại học Iowa, Đại học New Orleans, Đại học bang
Bowling Green, Đại học Scranton và Viện Bách khoa Rensselaer (RPI) cho
thấy hiệu quả gia tăng giá trị cũng nhƣ hiệu suất quy trình của trƣờng đại học
khi khởi đầu áp dụng mô hình QTTG trong trƣờng đại học.
TS. Paminder Singh Kang và cộng sự trong bài viết „Exploration of
Lean Principals in Higher Educational Institutes – Based on Degree of
Implementation and Indigence” (2014) cho rằng xét về bối cảnh chung, các
vấn đề liên quan mà các trƣờng đại học gặp phải cũng nhƣ các mục tiêu của
họ đều tƣơng tự nhƣ ngành công nghiệp sản xuất. Bài viết đã xây dựng một
mô hình chung cho các lãng phí trong trƣờng đại học trên phƣơng diện ba yếu
tố nền tảng: Sinh viên, hoạt động nghiên cứu và nhân viên, từ đó cung cấp
khung cơ bản cho những bƣớc cải tiến quy trình trong ngành công nghiệp
giáo dục nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, hiệu suất công việc cũng nhƣ
sự hài lòng của khách hàng với chất lƣợng dịch vụ cao đồng thời giảm thiểu
chi phí và lãng phí – một trong những những mục tiêu của bất kỳ tổ chức nào.
Cũng trong một nghiên cứu năm 2014 Mark Robinson – Trƣởng nhóm
Tinh gọn của trƣờng Đại học St Andrews đã cùng Steve YorkStone phát triển
định nghĩa tinh gọn mà ông tin rằng có thể hoạt động tốt trong các trƣờng đại
học và viện nghiên cứu. Từ đó, tác giả đƣa ra các triết lý tinh gọn và “Mô
hình trƣờng Đại học St Andrews” dựa trên hoạt động nghiên cứu của nhóm
Tinh gọn. Trải qua bốn năm đầu tiên khi áp dụng 8 bƣớc tiếp cận trong mô
hình, nhóm Tinh gọn của trƣờng đã mang đến nhiều kết quả khởi đầu tích
cực. Đồng thời nhóm cũng đã dành hai năm để chuyển giao và đào tạo các
hoạt động tinh gọn cho các tổ chức, chiếm ƣu thế hơn hẳn chính là các trƣờng
7



đại học tại Anh. Điều này cho thấy sự thành công của việc áp dụng lý thuyết
QTTG vào các trƣờng đại học.
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Trong một hội thảo quốc tế của Trung tâm SEAMEO – VIỆT NAM,
Nghiên cứu sinh tiến sĩ Ngô Tuyết Mai (2012) đã chỉ rằng QTĐH hiện đang
là quan điểm thế giới khi bà nêu bật đƣợc tầm quan trọng của QTĐH đối với
việc hình thành vận mệnh của một trƣờng đại học. Theo bà, QTĐH đúng đắn
có thể trở thành tâm điểm thành công hoặc thất bại của bất kỳ trƣờng đại học
đƣơng thời nào, bởi quản trị dù không bao hàm trong đó việc giảng dạy và
nghiên cứu nhƣng nó lại ảnh hƣởng và tạo điều kiện cho việc giảng dạy và
nghiên cứu đƣợc tiến hành. Tƣ duy này hoàn toàn thuận theo lịch sử phát triển
quan điểm về QTĐH. Cũng nhƣ Henard & Mitterle (2009, trang 15) đã viết
“QTĐH đã trở thành công cụ đòn bẩy tài chính để cải thiện chất lƣợng trong
mọi lĩnh vực của giáo dục đại học... Chất lƣợng giáo dục đại học có mối quan
hệ với các vấn đề về quản trị.”
Đồng tác giả Nguyễn Đông Phong và Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013)
với bài báo “QTĐH và mô hình trƣờng đại học khối kinh tế ở Việt Nam” đã
tập trung phân tích và nhấn mạnh sự cần thiết trong việc đổi mới công tác
QTĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt hiện nay. Các tác
giả cũng nhấn mạnh nhu cầu tự chủ của các trƣờng đại học là tất yếu và đây
sẽ là yếu tố thuận lợi để các trƣờng đại học áp dụng các phƣơng pháp QTĐH
tiên tiến trên thế giới.
Trong bài viết “Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay”, Phùng Xuân Nhạ (2009) cho rằng tình trạng “bế tắc” về
chất lƣợng đầu ra của trƣờng đại học và đầu vào của các doanh nghiệp chủ
yếu là do đôi bên chƣa nhìn thấy đƣợc lợi ích của sự hợp tác cũng nhƣ xác
định rõ nội dung và cơ chế hợp tác. Bài viết đồng thời cũng chỉ ra đƣợc các
8



điều kiện cơ bản để đảm bảo thành công đào tạo gắn liền với nhu cầu của
doanh nghiệp.
Cũng bàn về mô hình giáo dục và các phƣơng pháp QTĐH trong quá
trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Nguyễn Hữu Quý (2010) trong nghiên
cứu của mình “Quản lý trƣờng đại học theo mô hình Balanced ScoredCard”
đã chỉ ra tính cấp thiết của việc áp dụng Balanced ScoreCard trong quản lý
giáo dục đại học Việt Nam. Tác giả đã phân tích tính ứng dụng của mô hình
Balanced ScoredCard trong lĩnh vực giáo dục đại học đƣợc nhìn dƣới bốn
bình diện: Financial Perspective (Tài chính), Student Perspective (Sinh viên),
Learning and Growth Perspective (Học tập và phát triển) Internal Bussiness
Processes Perspective (Các quy trình nội bộ) nhằm thực hiện tốt mục tiêu của
nhà trƣờng. Nhƣ vậy, lãnh đạo nhà trƣờng phải tự xem trƣờng đại học nhƣ
một doanh nghiệp thực thụ và phải thƣờng xuyên điều chỉnh các chiến lƣợc
phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay để cân bằng những mục tiêu
trƣớc mắt và mục tiêu lâu dài, cân đối giữa các quyền lợi nội bộ và quyền lợi
của sinh viên đồng thời nâng cao chất lƣợng đào tạo, giảng dạy.
Cùng mục đích nghiên cứu về mô hình quản lý đại học, đồng tác giả
TS. Hoàng Hùng, TS. Lê Văn Sỹ, TS. Nguyễn Văn Lợi, TS. Lê Quốc Phong
và Nguyễn Quang Vinh (2016) đã chỉ ra trong bài viết “Mô hình trƣờng “Đại
học – Doanh nghiệp”: Mô hình, cơ chế và chính sách trong bối cảnh Việt
Nam” rằng việc tăng cƣờng mối liên kết giữa đại học và doanh nghiệp nhằm
chuyển giao tri thức từ trƣờng đại học vào cuộc sống sẽ là một giải pháp lớn
góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội và đồng thời tạo đà phát triển cho
bản thân trƣờng đại học.
Một trong những phƣơng pháp QTĐH đang dần đƣợc hƣớng đến chính là
QTĐH tinh gọn. Theo nghiên cứu “Ứng dụng công cụ QTTG nâng cao hiệu quả
làm việc tại các đơn vị trực thuộc trƣờng Đại học Cần Thơ” của Ngô Mỹ Trân và
9



Võ Minh Trí (2018), việc áp dụng lý thuyết QTTG trong sản xuất vào QTĐH đã
giúp trƣờng Đại học Cần Thơ xác định đƣợc 10 loại lãng phí tồn tại và các giải
pháp nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả làm việc tại trƣờng.
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới đã chỉ
ra rằng nghiên cứu QTĐH dƣới góc nhìn doanh nghiệp đặc biệt là áp dụng lý
thuyết QTTG trong sản xuất vào QTĐH không phải là một điều mới đối với
nƣớc ngoài. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tác giả nhận thấy đây vẫn còn là một vấn
đề khá mới và còn rất nhiều khoảng trống để tác giả triển khai nghiên cứu đề
tài của mình. Cụ thể:
Thứ nhất, các nghiên cứu chỉ hƣớng tới hai góc nhìn về chất lƣợng đầu
ra của cơ sở đào tạo và chất lƣợng đầu vào của doanh nghiệp. Hiện chƣa có
nhiều nghiên cứu về QTĐH đƣợc nhìn dƣới góc độ quản trị doanh nghiệp.
Thứ hai, chƣa có một nghiên cứu điển hình nào về trƣờng ĐHKT –
ĐHQGHN về vấn đề QTĐH dƣới góc nhìn quản trị doanh nghiệp
Thứ ba, giáo dục đại học trong quá trình hội nhập đang đƣợc chú trọng
trong xây dựng và phát triển trở thành những cơ sở đào tạo uy tín và chất
lƣợng cao. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có nhiều nghiên cứu trong nƣớc về
QTĐH theo một mô hình chuyên biệt và có tính ứng dụng cao, đặc biệt liên
quan đến việc tiếp cận và ứng dụng lý thuyết QTTG và tƣ duy tinh gọn trong
ngành công nghiệp sản xuất vào QTĐH.
Thứ tư, việc tiếp cận lý thuyết QTTG và tƣ duy tinh gọn tại các trƣờng
đại học Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ nên không có những nghiên cứu
chuyên sâu về phƣơng thức ứng dụng cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến
việc ứng dụng.
Tựu trung lại, tác giả cho rằng có một khoảng trống trong nghiên cứu
về QTĐH nhìn từ góc độ quản trị doanh nghiệp. Đây chính là căn cứ để tác
10



giả lựa chọn đề tài: “QTĐH nhìn từ góc độ quản trị doanh nghiệp: Nghiên
cứu trường ĐHKT – ĐHQGHN”. Đây là công trình nghiên cứu độc lập của
tác giả và không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu trƣớc đó.
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Quản trị đại học và Quản trị doanh nghiệp
1.2.1.1.Khái niệm quản trị
Khái niệm quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực
nhƣ quản trị hành chính (trong các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong
các tổ chức kinh tế)... Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh lại chia ra nhiều lĩnh
vực: Quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị nhân sự, quản trị thƣơng hiệu,
quản trị công ty, quản trị sản xuất... Theo nghĩa chung nhất, quản trị có nghĩa
là hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm soát một nhóm ngƣời, một tổ chức hay một quốc
gia nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. Trƣớc kia quản trị (governance) thƣờng
gắn với chính phủ (government, chính quyền) đến mức đƣợc sử dụng thay thế
cho nhau và đều chủ yếu nói về quyền lực nhà nƣớc, quản trị nhà nƣớc. Hiện
nay khái niệm quản trị đƣợc mở rộng bao gồm: Quản trị nhà nƣớc, quản trị xã
hội, quản trị doanh nghiệp.
Về nội dung, thuật ngữ quản trị có nhiều cách hiểu khác nhau, sau đây
là một vài cách hiểu:
- Quản trị là một quá trình do một hay nhiều ngƣời thực hiện nhằm phối
hợp các hoạt động của những ngƣời khác để đạt đƣợc những kết quả mà một
ngƣời hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt đƣợc. Với cách hiểu này, hoạt
động quản trị chỉ phát sinh khi con ngƣời kết hợp với nhau thành tổ chức.
- Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tƣợng quản trị
nhằm thực hiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ƣu trong điều kiện biến
động của môi trƣờng. Với cách hiểu này, quản trị là một quá trình, trong đó
chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động quản trị; đối tƣợng quản trị
11



tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị tạo ra; mục tiêu của quản trị phải
đƣợc đặt ra cho cả chủ thể quản trị và đối tƣợng quản trị, đƣợc xác định trƣớc
khi thực hiện sự tác động quản trị.
- Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát
công việc và những nổ lực của con ngƣời, đồng thời vận dụng một cách có
hiệu quả mọi tài nguyên, để hoàn thành các mục tiêu đã định.
1.2.1.2 Khái niệm QTĐH
Trong xã hội, trƣờng học nói chung, trƣờng đại học nói riêng đóng vai
trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy quản trị đại học cũng đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong quản trị xã hội. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì quản
trị đại học (QTĐH) là các hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành trƣờng đại
học để nhà trƣờng phát triển và đạt hiệu quả cao nhất. QTĐH là một phạm trù
lớn và trải rộng bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhƣ quản trị chiến lƣợc,
quản trị hoạt động đào tạo, quản trị khoa học và công nghệ, quản trị rủi ro,
quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị cơ sở vật chất...
Theo Tierney (2004) và Fried (2006), QTĐH có nghĩa là thực thi các ý
tƣởng. QTĐH gồm hai phần: Quản trị cứng rắn và Quản trị mềm.
- Quản trị cứng rắn (với lý lẽ) liên quan đến cấu trúc, quy tắc/luật lệ
và hệ thống khen thƣởng/kỷ luật trong tổ chức xác định các mối quan hệ về
thẩm quyền, quy định những quy trình tổ chức nhất định và khuyến khích sự
phục tùng/đồng thuận với các chính sách và thủ tục đƣợc ban hành.
- Quản trị mềm (có tính tƣơng tác) bao gồm những hệ thống các mối
quan hệ xã hội, và sự tƣơng tác trong tổ chức nhằm giúp cho sự phát triển và
duy trì các quy tắc, chuẩn mực của cá nhân và tập thể.

12


QUẢN TRỊ

CỨNG RẮN
(Quy tắc + Sự
phục tùng)
QUẢN TRỊ
ĐẠI HỌC

Mục tiêu
đào tạo

QUẢN TRỊ MỀM
(Các nhà lãnh đạo
+ Hành động +
Phối hợp)

Hình 1.1 Định nghĩa quản trị đại học
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tại Việt Nam, QTĐH, theo GS.TS. Nguyễn Đông Phong và TS.
Nguyễn Hữu Huy Nhật (2012), là quá trình xây dựng và tập hợp các quy tắc,
hệ thống nhằm quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động của một trƣờng đại
học. Nhà QTĐH chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng, cộng đồng và ngƣời học
về độ tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý thông qua việc phân
chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả.
QTĐH là những phƣơng cách để những ngƣời có thẩm quyền lãnh đạo
hƣớng dẫn và giám sát mục tiêu và giá trị của nhà trƣờng thông qua các chính
sách và quy trình thực hiện.
1.2.1.3 Khái niệm Quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp (QTDN) có nhiều định nghĩa do cách tiếp cận
khác nhau cũng nhƣ do nó bao hàm nhiều hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh, cụ thể nhƣ sau:
- QTDN là một lĩnh vực kinh doanh học nghiên cứu cách thức khuyến

khích quá trình quản trị kinh doanh hiệu quả trong các công ty, nhất là công ty cổ
13


phần bằng việc sử dụng các cơ cấu động viên lợi ích, cấu trúc tổ chức và quy chế quy tắc. QTDN thƣờng giới hạn trong phạm vi câu hỏi về cải thiện hiệu suất tài
chính, chẳng hạn, những cách thức nào mà ngƣời chủ sở hữu doanh nghiệp
khuyến khích các giám đốc của họ sử dụng để đem lại hiệu suất đầu tƣ cao hơn.
- QTDN là cách thức mà các nhà cung cấp nguồn vốn cho doanh
nghiệp, nhà đầu tƣ đảm bảo thu đƣợc lợi tức từ các khoản đầu tƣ của họ.
- QTDN là hệ thống đƣợc xây dựng để điều khiển và kiểm soát các
doanh nghiệp. Cấu trúc quản trị doanh nghiệp chỉ ra cách thức phân phối
quyền và trách nhiệm trong số những thành phần khác nhau có liên quan tới
công ty nhƣ Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Giám đốc, cổ đông/thành
viên góp vốn, và những chủ thể khác có liên quan. QTDN cũng giải thích rõ
qui tắc và thủ tục để ra các quyết định liên quan tới vận hành công ty. Bằng
cách này, Quản trị doanh nghiệp cũng đƣa ra cấu trúc thông qua đó ngƣời ta
thiết lập các mục tiêu công ty, và cả phƣơng tiện để đạt đƣợc mục tiêu hay
giám sát hiệu quả công việc.
- “QTDN có thể đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp là quan hệ của một doanh
nghiệp với các cổ đông/thành viên góp vốn, hoặc theo nghĩa rộng là quan hệ
của doanh nghiệp với xã hội..." (Financial Times, 1997).
- Quản trị doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu thúc đẩy sự công bằng
doanh nghiệp, tính minh bạch và năng lực chịu trách nhiệm.
- Quản trị doanh nghiệp là chủ đề mặc dù đƣợc định nghĩa không rõ
ràng nhƣng có thể coi nhƣ đó là tập hợp các đối tƣợng, mục tiêu và thể chế để
đảm bảo điều tốt đẹp cho cổ đông, nhân viên, khách hàng, chủ nợ và thúc đẩy
danh tiếng, vị thế của nền kinh tế.
Nhƣ vậy, nói tóm lại, QTDN là quá trình tác động liên tục, có tổ chức,
có định hƣớng của ngƣời chủ doanh nghiệp làm tập thể những ngƣời lao động
trong doanh nghiệp sử dụng một cách tốt nhất những tiềm năng và cơ hội để

14


×