Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

đổi mới hệ thống chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.74 KB, 12 trang )

1
MỞ ĐẦU
Hệ thống chính trị là bộ máy cốt lõi của của một quốc gia, nó quyết
định đến sự tồn vong của một chế độ xã hội, nó bảo vệ quyền và lợi ích của
giai cấp thống trị, duy trì trật tự xã hội trong xã hội có giai cấp.
Hệ thống chính trị Việt Nam cũng như hệ thống chính trị các nước cũng
được cấu thành từ nhiều thành tố bao gồm: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và một
số tổ chức chính trị - xã hội. Các bộ phận này được kết nối với nhau theo
những quan hệ, những cơ chế và nguyên tắc vận hành nhất định trong một
môi trường văn hoá hoạt động đặc thù có duy nhất một Đảng lãnh đạo là hạt
nhân của hệ thống chính trị ấy và cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ,
nhà nước quản lý. Tất cả mọi tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị đều
do Đảng lãnh đạo, đều tuân thủ luật pháp do nhà nước ban hành và quản lý
đều cùng hướng tới dân và phục vụ dân. Quan hệ với nhân dân là quan hệ gốc,
nền tảng quy định mọi quan hệ trong tổ chức và hoạt động của HTCT.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa nó đòi hỏi một hệ thống chính trị phải tương thích vì chính trị là biểu
hiện tập trung của kinh tế. Hơn nữa hệ thống chính trị nước ta đang đứng
trước thách thức của sự phân tầng xã hội đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới để đủ
năng lực xử lý các mối quan hệ nẫy sinh trong quá trình vận động. Đổi mới hệ
thống chính trị là đổi mới tổ chức bộ máy, đổi mới con người, đổi mới phương
thức vận hành của hệ thống chính trị, đến dân chủ hoá các hoạt động của hệ
thống chính trị, trong sạch hoá hệ thống chính trị để làm cho hệ thống chính
trị thật sự vững mạnh, hiệu quả, hiệu lực từ đó khơi dây và phát huy tối đa
mọi nguồn lực của xã hội phục vụ cho sự phát triển


2
NỘI DUNG
1. Khái niệm hệ thống chính trị và Hệ thống chính trị Việt Nam


1.2. Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong
xã hội, bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội
được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá
trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù
hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền.
1.2. Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
1.2.1. Khái niệm
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính
trị - xã hội, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 đoàn thể chính trị - xã
hội: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu
chiến binh Việt Nam.
1.2.2. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
- Tính nhất nguyên chính trị: Không có chính đảng đối lập; Nhất nguyên
về tổ chức và nhất nguyên về tư tưởng
Tính thống nhất: Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm
quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam; Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của
toàn bộ hệ thống là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với nội dung: Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Sự thống nhất ở nguyên tắc
cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ; Sự thống nhất của hệ
thống tổ chức ở từng cấp, từ Trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp
thành.
Gắn bó mật thiết và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân: Đây là quy
luật tồn tại của Đảng, là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cầm
quyền; Nhà nước là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của



3
chính các tầng lớp nhân dân; Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của
nhân dân. Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị là phương thức thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân.
Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc của hệ thống chính trị:
Đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị ở Việt Nam là hệ thống chính trị đại
diện cho nhiều giai cấp, tầng lớp nhân dân. Sự phân biệt giữa dân tộc và giai
cấp mang tính tương đối và không có ranh giới rõ ràng.
2. Thực trạng hoạt động của hệ thống chính trị nước ta từ sau đổi
mới (1986) đến nay.
Trong những năm qua, hệ thống chính trị ở nước ta đã có những đổi
mới đáng kể: Bước đầu hình thành nhận thức lý luận về hệ thống chính trị
theo quan điểm đổi mới và xác lập được cơ sở lý luận, định hướng tư tưởng
cho những giải pháp đổi mới hệ thống chính trị trong điều kiện nền kinh tế
nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
với quá trình mở cửa, hội nhập, hợp tác và cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu
hoá, chúng ta đã từng bước xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nâng cao
dân trí, bảo đảm dân quyền, chăm lo phát triển dân sinh, thực hiện công bằng
xã hội, bình đẳng - tương trợ - đoàn kết - hợp tác cùng phát triển trong cơ cấu
đa dân tộc ở nước ta. Cơ cấu tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, từ hệ
thống tổ chức Đảng đến nhà nước đến các tổ chức chính trị xã hội đã được sắp
xếp lại một bước, có nhiều tiến bộ. Trong đổi mới nói chung và đổi mới hệ
thống chính trị nói riêng, ý thức dân chủ của công dân và của xã hội được
nâng cao, những bảo đảm dân chủ về quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách
nhiệm đã được luật hoá và thực hiện từng bước có hiệu quả. Phát huy tốt
quyền làm chủ của nhân dân ở hai phương diện: dân chủ trực tiếp và dân chủ
gián tiếp. quyền dân chủ trong bầu cử, ứng cử trong thảo luận đóng góp ý kiến
xây dựng các dự án luật và sinh hoạt dân chủ trong các cơ quan dân cử, trong
các đoàn thể xã hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều
tiến bộ. Việc phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật kỷ cương, tăng cường pháp

chế xã hội chủ nghĩa theo hướng bảo đảm quyền công dân và phục vụ nhân


4
dân đang được triển khai có kết qủa. Quốc hội đã có sự đổi mới về nội dung
và phương thức hoạt động; mối quan hệ phối hợp giửa Quốc hội, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội với chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao được tăng cường. Hình thành cơ chế tiếp xúc
giửa đại biểu Quốc hội với cử trị, lòng tin, sự tín nhiệm của nhân dân đối với
Quốc hội được nâng lên. Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước đã
có sự đổi mới về cơ cấu, tổ chức bộ máy gắn với quá trình chuyển đổi cơ chế
kinh tế, làm rỏ hơn chức năng quản lý vĩ mô của Chính phủ và các bộ, phân
biệt rỏ quản lý hành chính với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
nhà nước. Chính phủ đã có những bước tiến hiệu quả trong tiến hành cải cách
thể chế và cải cách thủ tục hành chính. Bộ máy của hệ thống hành chính đã
tinh giản hơn trước. Cơ quan tư pháp được kiện toàn và đổi mới hơn một
bước về tổ chức và hoạt động. Chức năng nhiệm vụ của hệ thống tư pháp
được phân định rỏ, mạng lưới tổ chức các cơ quan hổ trợ tư pháp bước đầu
hình thành và phát triển.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, những kết quả bước đầu trong
nhận thức và trong tổ chức hoạt động thực tiển của hệ thống chính trị. Thực
trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta hiện nay vẫn còn
bộc lộ những hạn chế, bất cập nhật định: Một số vấn đề về chức năng nhiệm
vụ, thẩm quyền và phương thức, tổ chức hoạt động giửa các cơ quan của
Đảng, nhà nước với các tổ chức đoàn thể nhân dân chưa được quy định cụ thể
và còn nhiều chồng chéo. Thẩm quyền trách nhiệm của từng cấp, từng ngành,
từng tổ chức chưa được chế định đồng bộ, chặt chẽ vừa có tình trạng tập trung
quá mức ở Trung ương duy trì cơ chế "xin - cho", vừa có tình trạng biểu hiện
phân tán cục bộ ở các ngành các cấp làm cho tổ chức, bộ máy vận hành kém
hiệu lực và hiệu quả. Nội dung và phương thức lãnh đạo của cấp uỷ và tổ

chức Đảng chưa được xác định phù hợp. Vẫn còn tình trạng bạo biện, làm
thay, hoặc có mặt buôn lỏng vai trò lãnh đạo; chưa phát huy đúng mức vai trò
của tổ chức Đảng, của cấp uỷ viên của cán bộ phụ trách trong bộ máy nhà
nước và các đoàn thể. Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra vẫn là khâu yếu,


5
chậm được khắc phục.Việc phân định chức năng nhiệm vụ, cơ chế phối hợp
của các cơ qaun nhà nước với nhau vẫn còn một số vấn đề chưa được giải
quyết. Việc ban hành luật chưa theo kịp yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường. Chế độ bầu cử đại biểu
quốc hội có những mặt chậm được đổi mới, chưa giải quyết tốt mối quan hệ
giửa tiêu chuẩn và cơ cấu, việc tiếp xúc cử tri, tiếp xúc dân còn hạn chế. Tổ
chức bộ máy chính phủ còn cồng kềnh, hoạt động thiếu nhịp nhàng, thông
suốt, gây phiền hà chậm trể công việc, phát sinh nhiều tiêu cực. hệ thống kiểm
soát quyền lực còn bọc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, mối quan hệ kiểm tra,
giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lập pháp, quyền
hành pháp và quyền tư pháp chưa được rỏ ràng, khả năng tự kiểm soát, tự
kiểm tra trong các cơ quan, tổ chức còn yếu. Hệ thống chính trị trong thực
tiễn hoạt động mới chú trọng đến việc tổ chức tập hợp quần chúng nhằm thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị mà chưa đi sâu lắng nghe tâm tư, nguyện
vọng của dân nên chưa thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện cho ý chí, nguyện
vọng của quần chúng, lắng nghe quần chúng, phục vụ quần chúng nhân dân.
Chưa phát huy hết sức mạnh toàn dân trong xây dựng thể chế dân chủ, chưa
gắn bó với nhân dân, còn xa dân.
Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, đó là:
Chưa tiến hành tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, toàn diện về
nghiên cứu lý luận, về đổi mới, về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
làm cơ sở để tiến hành đổi mới tư duy về tổ chức và hoạt động của hệ thống
chính trị, nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn.

Tuy đã sớm thấy yêu cầu đổi mới và kiện toàn tổ chức, bộ máy song
chúng ta thiếu một cách nhìn tổng thể, nên chủ trương và tổ chức thực hiện
không đồng bộ, sắp xếp tổ chức bộ máy không đi đôi với đổi mới thể chế,
chính sách, phương thức hoạt động nên kết quả thực hiện bị hạn chế.
Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết về tổ chưc, bộ máy còn thiếu
thống nhât, thiếu kiên quyết, dễ làm, khó bỏ, ngại đụng chạm; nhiều biểu hiện


6
của tư tưởng cục bộ, bản dị, lợi ích cá nhân còn phổ biến trong việc xây dựng
chính sách, thể chế, tổ chức, bộ máy cũng như trong việc triển khai thực hiện.
Nhận thức của một số không ích đội ngũ cán bộ, Đảng viện về vị trí,
vai trò quyết định của hệ thống chính trị trong sử vận động và phát triển của
toàn xã hội từ đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên cương vị được phân
công chưa đúng, thậm chí có một số cá nhân sử dụng quyền lực chính trị làm
lợi ích cho bản thân. Một số cán bộ làm tham mưu cấp chiến lược còn nặng về
lý luận, không bám chắc tình hình thực tiễn xã hội dẫn đến một số quyết sách
không phát huy hiệu quả, làm thất thoát tiền của nhà nước và nhân dân.
3. Một số giải pháp tiếp tục đổi mới nâng cao hoạt động nâng cao
hoạt động của Hệ thống chính trị Việt Nam trong thời gian đến
Một là, Tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao trình độ, tầm nhìn
và tư duy của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thời
kỳ hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ nhất, đổi mới, chỉnh đốn Đảng phải bắt đầu từ Trung ương, những
cán bộ cao cấp của đảng cho đến cán bộ cơ sở trên tinh thần nghị quyết Trung
ương 6 (lần 2) khoá VIII theo hướng: Bổ sung các yêu cầu, biện pháp mới, rà
soát lại vần đề sinh hoạt đảng nhất là nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Đặc
biệt quan tâm đến tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên.
Đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới phương pháp, cách làm

trong giáo dục. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng về mọi mặt hoạt động của
hệ thống chính trị nhất là công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng, giám sát cán
bộ, đảng viên, xây dựng cơ chế để đảng viên báo cáo kiểm điểm trước quần
chúng. Công khai hoá tài sản của cán bộ khi ứng cử hoặc bổ nhiệm, công khai
hoá tài sản khi rời cương vị đó. Công khai hoá chế độ chính sách đối với cán
bộ, kiên quyết đưa những kẻ thoái hoá, biến chất ra khỏi Đảng, cả những kẻ
bao che cho những kẻ thoái hoá, biến chất.
Thứ hai, Phát huy dân chủ trong Đảng, nhận thức đúng đắn và thực
hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng. Mọi đảng


7
viên được quyền bàn bạc, thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng chủ trương
từ công việc cụ thể của một tổ chức cơ sở Đảng đến xây dựng đường lối chiến
lựơc, Cương lĩnh của Đảng. Xây dựng tổ chức và thể chế bảo đảm phát huy
vai trò phản biện, giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị
- xã hội và vai trò giàm sát của nhân dân trong các quyết định của Đảng và
trong công tác tổ chức cán bộ. Cần tăng cường kiểm tra, giám sát của tập thể
đối với cá nhân, của cá nhân đối với tổ chức, của tổ chức đối với tổ chức và
của cá nhân đối với cá nhân cả những người lãnh đạo chủ chốt. Phải có quy
chế khuyến khích mọi cán bộ, Đảng viên và nhân dân tự do tư tưởng trên cơ
sở cương lĩnh, điều lệ Đảng và pháp luật nhà nước, dám nghỉ, dám nói, dám
làm, động viên tính tích cực, năng động sáng tạo đạt tới sự nhất trí cao dựa
trên sự tự nguyện tự giác của mọi người.
Thứ ba, Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, đẩy
mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiển về phương thức lãnh đạo của
Đảng trong điều kiện hiện nay. Đánh giá việc kiện toàn tổ chức bộ máy trong
hệ thống chính trị và phân định rỏ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế vận hành, mối
quan hệ của các tổ chức ấy. Những quan điểm chủ trương, đường lối chiến
lược lãnh đạo của Đảng phải được luật hoá và nhất thể hoá các chức danh

đứng đầu cơ quan lãnh đạo Đảng và nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Hoàn thiện về thẩm quyền và quy chế làm việc của tổ chức Đảng cao nhất đến
tổ chức cơ sở Đảng. Cụ thể hoá nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác
cán bộ vá quản lý đội ngũ cán bộ trên cơ sở phát huy mạnh mẽ dân chủ và đề
cao trách nhiệm người đứng đấu của các cơ quan.
Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới. Đánh giá cán bộ phải lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ
chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực cán bộ. Phát huy dân chủ trên tất
cả các khâu trong công tác cán bộ, mở rộng và thể chế hoá chế độ nhân dân
giám sát cán bộ và công tác cán bộ mở rộng quyền tiến cử và tự ứng cử thực
hiện phổ biến chế độ giới thiệu nhiều phương án nhân sự trong bầu cử và bổ
nhiệm cán bộ.


8
2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phù hợp với yêu
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Thứ nhất, Nâng cao vai trò và chất lượng tổ chức hoạt động và thực
hiện tốt chức năng lập pháp, giám sát của Quốc hội, phát huy dân chủ trong
các kỳ hợp Quốc hội, xây dựng cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thật sự
là cơ quan đại diện của nhân dân vì lợi ích chính đáng của nhân dân. Nâng cao
chất lượng đại biểu Quốc hội và cán bộ các cơ quan, Uỷ ban của Quốc hội,
tăng cường đại biểu chuyên trách ở cấp tỉnh, hoàn thiện cơ chế, giới thiệu lựa
chọn và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội, cơ cấu đại biểu phù hợp với
vùng, miền, nghề nghiệp và địa phương. Tăng cường mối quan hệ giửa đại
biểu với cử tri và hoạt động thực tiễn ở cơ sở của đại biểu.
Thứ hai, khẳng định vai trò của chính phủ là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực thi
các chính sách quốc gia về đối nội và đối ngoại. Nắm chắc và tạo điều kiện tối
đa cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh phát triển mọi mặt xã hội. Duy trì

nghiêm túc việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước và toàn xã hội.
Chỉ đạo các cơ quan tham mưu quá trình hoạt động thực tiển phải gắn liền với
hoàn thiện các dự án luật và các quyết sách của Chính phủ. Phân định rỏ trách
nhiệm giửa tập thể và cá nhân trong tổ chức và hoạt động của chính phủ, các
thành viên của Chính phủ với các Bộ, ngành. Chính phủ cần kiến tạo và tổ
chức các quan hệ xã hội, trực tiếp tổ chức các dịch vụ công truyền thống
thông qua xây dựng thể chế, đề ra chính sách về quản lý vĩ mô tăng cường
kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các dịch vụ đó. Tiếp tục kiện toàn tổ
chức bộ máy nhà nước tinh gọn, giảm số lượng cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ
trình độ chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước. Hạn chế,
giảm thiểu tối đa sự chồng chéo nhiệm vụ giửa các bộ, ngành, cải cách thể chế
hành chính, thủ tục hành chính, hợp lý hoá sự phân công quyền lực của cơ
quan hành chính. Đổi mới phương pháp, cách thức điều hành của chính phủ,
tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện thể chế điều hành và quản lý đất
nước.


9
Thứ ba, Xây dựng và hoàn thiện tổ chức các cơ quan tư pháp, nhất là
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan các cấp, cần thiết xây dựng cơ quan xét xử
hai cầp, phân định rỏ thẩm quyền xét xử giửa các cấp. Nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, tăng cường đào tạo chính trị tư tưởng và chuyên môn nghiệp
vụ. Đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp và sự nhiệt tình của cán bộ liên quan trực
tiếp với nhân dân trong việc xét xử các hành vi vi phạm pháp luật tránh oan
sai cho nhân dân. Ban hành quy chế quy định rỏ chức năng quyền hạn của cơ
quan Viện kiểm sát với hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật khác như:
thanh tra, điều tra...
Thứ tư, nghiên cứu hoàn thiện tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, nghiên
cứ nguyên tắc tố tụng tập thể và việc áp dụng thủ tục rút gọn đối với những vụ
án đơn giản.

Thứ năm, Đại biểu hội đống nhân dân và đại biểu Quốc hội đối với địa
phương cần tăng cường tiếp xúc cử tri, nắm mọi thông tin phản hồi từ cơ sở,
kịp thới giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân. Chính quyền địa
phương điều chỉnh và sắp xếp đội ngũ cán bộ phù hợp với điều kiện thực tế
của xã, huyện. Điều chỉnh chế độ chính sách trong phạm vị quyền hạn cho
phép đối với cán bộ cấp cơ sở. Phát huy tối đa dân chủ trong nhân dân và cơ
quan nhà nước tại đại phương thực hiện tốt dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra.
3. Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của mặt trận tổ quốc và các
tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng và hoàn thiện xã hội công dân góp phần
hoàn thiện hạn chế của hệ thống chính trị nước ta.
Thứ nhất, mặt trận tổ quốc là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp
tự nguyện của mọi tổ chức, mọi cá nhân trong các giai tấng xã hội, là tổ chức
mng tính quần chúng rộng rải nhất của cácc tầng lớp nhân dân trong nước và
kiều bào ta ở nước ngoài chính vì thế cần tăng cường quyền lực hơn nữa,
quyền lực thật sự trong việc giám sát mọi hoạt động của hệ thống chính trị và
phàn biện xã hội. Người đứng dầu Mặt trận tổ quốc nhất thiết phải là thường


10
vụ trong hệ thống chính trị cấp tỉnh trở xuống, cấp trung ương phải là Uỷ viện
Bộ chính trị.
Thứ hai, Phát huy tối đa vai trò và sức sáng tạo của các thành viên của
Mặt trận tổ quốc trong việc đổi mới hệ thống chính trị. Ban hành các văn bản
quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của mặt trận tổ quốc rỏ ràng
phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước đáp ứng yêu cấu hội nhập quốc tê.
Thứ ba, Tăng cường đạo tạo đội ngũ làm công tác tuyên truyền, vận
động, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân, rèn luyện thành phong
cách, cốt cách văn hoá của con người cán bộ Mặt trận. Phải sống gần dân,
thương yêu đùm bọc giúp đở nhân dân, tạo dựng uy tín trong nhân dân. Xây

dựng đội ngũ cán bộ trong bộ máy mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội theo hướng chuyên nghiệp đảm bảo cácđiều kiện chính sách, chế độ để
họ thật sự trở thành những nhà hoạt động xã hội.
Thứ tư, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mật trận tổ quốc, là
đại diện cho những tương đồng trong Mặt trận tổ quốc và toàn xã hội. Đổi
mới Mặt trận tổ quốc phải giữ hình ảnh của đại đoàn kết dân tộc và đồng
thuận xã hội đống thời phải vươn tới sự thể hiện sinh động của dân chủ, thực
hành dân chủ phát triển dân chủ.
Thứ năm, đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động, khắc
phục tình trạng hành chính hoá, nhà nước hoá mặt trận và các tổ chức chính
trị - xã hội. Xây dựng cơ chế tài trợ của ngân sách nhà nước thay cho việc cấp
phát tài chính theo dự toán của cơ quan nhà nước.


11
KẾT LUẬN
Đổi mới hệ thống chính trị là một tất yêu khách quan của tiến trình phát
triển của lịch sử trong sự nghiệp cải cách nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Thực chất công cuộc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở nước ta là xây
dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân. Sự
phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay với thời cơ và thách thức mới
đòi hỏi hệ thống chính trị Việt Nam phải được đổi mới mạnh mẽ từ tổ chức đế
phương thức hoạt động để thật sự là nhân tố lãnh đạo tổ chức thành công mọi
quá trình đổi mới của đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Đổi mới hệ thống chính trị nhằm nâng cao sức chiến đấu và năng lực
cầm quyền của Đảng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân và phát triển mạnh mẽ dân chủ đòi hỏi phải đổi mới toàn
diện công tác xây dựng đảng chính trị tư tưởng đến chỉnh đốn Đảng về tổ
chức và công tác cán bộ. Đổi mới chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ trọng tâm của

đổi mới hệ thống chính trị. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của
Đảng là tiền đề để đổi mới nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội trong hệ thống chính trị.
Đổi mới Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ
thống chính trị cần được tiến hành trên cơ sở tôn trọng và phát huy vị trí, vai
trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức quần chúng trong lịch sử cách mạng
Việt Nam. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội là các đối tác dân chủ của
Đảng nhà nước, độc lập với nhà nước đề thực hiện quyền của nhân dân kiểm
tra, giám sát hoạt động của các tổ chức Đảng, nhà nứơc vì các mục tiêu dân
chủ. đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính
trị xã hội cần tăng cường cả tính chính trị và tính xã hội của các tổ chức này
bảo đảm thực hiện vai trò là cầu nối giữa chính trị và xã hội, giữa Đảng, nhà
nước và các tầng lớp nhân dân


12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, 2011,
2. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2002,
3- Chính trị học nâng cao, Khoa chính trị học, Học viện Báo chí và tuyên
truyền
4- Đề cương bài giảng chính trị học, Viện chính trị học HN 2005.
5- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2006.
6- Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007.

7- Văn kiện hội nghị lần thứ năm ban chấp hành trung ương khoá VIII.
Nxb CTQG, HN1998.
8 - Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X. Nxb CTQG, HN
2006.
9- Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986-2005, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội 2005, tập I, II.
10- Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, lý luận (số 6 năm 2007).
11- Tập bài giảng chính trị học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2004.
12- Thể chế đảng cầm quyền - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.



×