Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SỰ THÍCH ỨNG của dân DI cư tự DO từ NÔNG THÔN tới NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.9 KB, 15 trang )

Sự thích ứng của dân di cư tự do từ nông thôn tới nông thôn
Ths. Nguyễn Văn Thường
Trường CĐSP Đà Lạt
Tóm tắt: Sự thích ứng của dân di cư tự do từ nông thôn tới nông thôn cho thấy về
mặt nhận thức dân di cư tại vùng Tây Nguyên đã thích ứng tốt với những thay đổi về
điều kiện sống, điều kiện sản xuất. Họ nhận thức được tính tất yếu của sự di cư và cần
thiết phải có của sự thay đổi thái độ và hành vi cho phù hợp với điều kiện sống, điều
kiện sản xuất mới. Nhận thức của người dân được bộc lộ rõ trong sự nắm bắt rõ rang
những khó khăn mà họ phải đối mặt, những khó khăn đó tác động đến cuộc sống của
người dân như thế nào, họ nhận thức được môi trường có thể học hỏi kiến thức để
thích ứng. Về mặt thái độ thích ứng của dân di cư có sự phản ánh đồng nhất với thích
ứng của họ. Tuy nhiên, mức độ phản ánh trong thái độ của người dân di cư về các vấn
đề cần thích ứng là khác nhau. Nhiều người còn băn khoăn và lo lắng về tương lai,
nhiều người có thái độ hoài niệm về cuộc sống quá khứ. Về mặt hành vi, mặc dù có
nhận thức và thái độ tương đối tốt, song những người di cư vẫn gặp nhiều khó khăn
trong việc hình thành hành vi thích ứng cho phù hợp điều kiện sống mới. Có những
khó khăn, người dân nhận thức rất tốt nhưng việc chuyển hóa thành hành vi thích ứng
gặp nhiều khó khăn đối với đồng bào di cư.
Từ khóa: Sự thích ứng, di cư, nông thôn tới nông thôn, thích ứng di cư vùng Tây
Nguyên.
1. Đặt vấn đề
Sự thích nghi được hiểu như là sự thay đổi của con người để ứng phó với những
thay đổi của môi trường sống. Về bản chất, sự thích nghi mang hàm ý nói đến tính tích
cực xã hội của con người, điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình phù hợp với môi
trường đã biến đổi, sao cho cuộc sống của họ được duy trì và phát triển.
Tác giả Douglas S.Masseyia, (Giáo sư Xã hội học người Mỹ) trong bài viết
“Các nguồn gốc xã hội và kinh tế nhập cư” 1994, đã chỉ ra rằng: Di cư là một vấn đề
của mọi xã hội, mỗi quốc gia, di cư là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để có
những chính sách phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực tại nơi xuất cư và nơi nhập cư.
Tác giả cho rằng, các mô hình nhập cư đường thời biểu thị cho một sự đoạn tuyệt với
quá khứ. Di cư có nguồn gốc là do những yêu cầu về mặt kinh tế, xã hội và chính sách


của mỗi cá nhân, gia đình hay quốc gia.
Bên cạnh đó theo kết quả phân tích từ các công trình nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước về làn song di dân lao động từ nông thôn ra thành thị cho thấy
rằng, vấn đề này đã được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau: nguyên nhân di cư, đặc
điểm, tính chất, thu nhập từ công việc nơi đến, lứa tuổi, giới tính người lao động,
những ảnh hưởng tích cực và hậu quả của hiện tượng xã hội này.
Tuy nhiên những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hướng di cư từ nông thôn ra
thành phố kiếm sống, mà chưa đề cập nhiều đến mảng di dân nông thôn – nông thôn.
Từ những lý do trên trong bài viết này chúng tôi nghiên cứu Sự thích ứng của
dân di cư tự do từ nông thôn tới nông thôn. Cụ thể chúng tôi tìm hiểu sự thích ứng văn


hóa, công việc của dân di cư đến vùng Tây Nguyên. Xuất phát từ quan điểm cho rằng,
từ nông thôn đến nông thôn sẽ không gây nhiều khó khăn và trở ngại cho người di cư
như loại hình di cư từ nông thôn ra thành phố.
2. Nội dung
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
a/khái niệm về thích ứng
Thuật ngữ “thích ứng” (tiếng Anh: Adapt, adaptation) đã được đề cập đến từ rất
lâu và hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Trong từ điển Tiếng Việt do tác giả Minh Tâm và Phạm Thành Nghị chủ biên,
thuật ngữ “thích ứng” có hai nghĩa:
- Có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới;
- Có nghĩa như thích nghi, tức là có những biến đổi nhất định cho phù hợp với
hoàn cảnh, môi trường mới.
Trong từ điển Tâm lý học do tác giả Nguyễn Khắc Viện chủ biên xuất bản năm
1991 thì thích nghi và thích ứng được để chung một mục và có ý nghĩa là: Một sinh
vật sống được trong một môi trường có nhiều biến động, bằng cách này thay đổi phản
ứng của bản thân hoặc tìm cách thay đổi môi trường. Bước đầu là điều chỉnh những
phản ứng sinh lý (như thích nghi với nhiệt độ cao hay thấp, môi trường khô hay ẩm)

sau là thay đổi cách ứng xử, đây là thích nghi tâm lý.
Trong cuốn từ điển tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên, 2008, khái niệm
thích ứng được hiểu là phản ứng của cơ thể với những thay đổi của môi trường. Theo
quan niệm này thì khái niệm thích ứng cũng có điểm đồng nghĩa với thích nghi.
Thích ứng xã hội: một cá nhân tiếp nhận được các giá trị của một xã hội, hòa
nhập vào xã hội ấy.
b/ Đặc điểm của thích ứng
Sự thích ứng của con người được thể hiện bằng một hệ phản ứng phù hợp với các
kích thích nhằm tạo ra sự cân bằng, sự hòa nhập trong môi trường sống mới. Kết quả
là cá nhân hòa nhập được với cộng động, hòa nhập với cuộc sống lao động sản xuất,
với đời sống văn hóa xã hội và sinh hoạt cộng đồng tại môi trường sống mới, đem lại
sự thoải mái trong đời sống tinh thần trong môi trường sống mới.
Kết quả của sự thích ứng làm thay đổi cấu trúc bên trong hoặc dẫn đến sự thay đổi
cấu trúc bên trong của chủ thể. Đối với sự thích ứng của con người thì đó là sự thay
đổi nhận thức, thái độ và hành vi của chủ thế thích ứng.
Biểu hiện khách quan nhất, rõ nét nhất của thích ứng là có được hành vi phù hợp
với hoạt động.
Sự thay đổi trực tiếp cấu trúc bên trong (cấu trúc cơ thể - như sự thay đổi chiều
cao, cân nặng, cấu tạo của cơ thể sinh vật…) để thích ứng với sự thay đổi của môi
trường sẽ tạo ra dựng thích ứng đơn giản nhất – thích ứng sinh học
Sự thay đổi cấu trúc tâm lý: thay đổi tư duy, tình cảm, nhận thức, tính cách, thái độ,
trách nhiệm,… cho phù hợp với tác động của môi trường sống thay đổi. Đây chính là
thích ứng tâm lý.
c/ Phân loại thích ứng


Thích ứng sinh học
Đặc trưng của hình thức thích ứng này là cơ thể có khả năng phản ứng có tính
chất tự động trước những tác động trực tiếp của môi trường. Hình thức thích ứng này
được thể hiện trên cơ sở các quá trình thần kinh điều khiển mối quan hệ giữa cơ thể

với môi trường thông qua cơ chế phản xạ không điều kiện. Con người cũng có loại
thích nghi này, tuy nhiên đây không phải là bản chất trong tính thích ứng của con
người.
Thích ứng tâm lý
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học hoạt động, thích ứng tâm lý là sự thay
đổi cấu trúc tâm lý (nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử) của cá nhân khi có sự thay
đổi từ các tác động về mặt tâm lý tương ứng từ môi trường, chủ động trước cuộc sống
trong môi trường luôn biến động. như vậy thích ứng tâm lý có tính chất chủ động, thể
hiện tính tích cực của nhân cách.
Tuy nhiên phải khẳng định rằng, thích ứng tâm lý mang sắc thái cá nhân. Sự biến
đổi cấu trúc tâm lý ổn định để hình thành một cấu trúc tâm lý mới chủ yếu diễn ra trên
bình diện cá nhân. Để hình thành một cấu trúc tâm lý mới, cá nhân phải nhận thức
được bản chất cấu trúc tâm lý ổn định của mình trước đây, nó có thể phù hợp với môi
trường sống cũ, đồng thời cá nhân cũng phải nhận thức được sự không phù hợp, sự bất
lợi nếu chủ thể tiếp tục duy trì cấu trúc tâm lý đó trước đòi hỏi của hoàn cảnh sống
mới. Kết quả của sự nhận thức này đem lại cho chủ thể ý thức rằng cần phải thay đổi
những đặc điểm tâm lý, tính cách, cá tính của mình trong cấu trúc tâm lý đã ổn điịnh
cho phù hợp với hoàn cảnh mới, điều kiện sống mới.
Thích ứng tâm lý – xã hội
Thích ứng tâm lý – xã hội là quá trình tương tác giữa con người với môi trường
khi con người gia nhập mối quan hệ xã hội, ở đó xuất hiện sự thay đổi, biến đổi các
yếu tố trong cấu trúc tâm lý của cá nhân, của nhóm nhằm đáp ứng yêu cầu khi họ gia
nhập các mối quan hệ xã hội trong hoạt động và giao tiếp khác nhau, theo chuẩn mực
xã hội nhất định. Như vậy, bản chất của quá trình thích ứng là việc chủ thể tích cực gia
nhập mối quan hệ xã hội, thâm nhập vào môi trường xã hội. trên cơ sở đó họ thay đổi,
biến đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân cho phù hợp với các chuẩn mực của
xã hội. Sự biến đổi đó cho phép cá nhân làm chỉ các hoạt động và quá trình giao tiếp
của mình.
Cuộc sống luôn có những biến động, luôn có sự thay đổi; do vậy, thích ứng là
quá trình diễn ra liên tục trong hoạt động sống của con người. Bất kỳ sự thay đổi nào

đó từ môi trường sống, môi trường quan hệ xã hội đòi hỏi ở cá nhân một vị thế xã hội
nhất định. Đòi hỏi đó dẫn tới việc cá nhân phải có sự điều chỉnh nhận thức, thái độ và
hành vi nhằm thích ứng sự thay đổi từ môi trường sống đó.
Theo những khái niệm trên phân tích, tôi cho rằng người dân di cư không
những phải điều chỉnh cấu trúc tâm lý của chủ thể trên phương diện cá nhân để có
được sự hòa nhập trên phương diện tâm lý, mà họ phải có những điều chỉnh về nhận
thức, thái độ và hành vi khi gia nhập các mối quan hệ xã hội, khi đóng các vai mới
trong môi trường sống mới, điều kiện sống mới có nhiều khác biệt với cuộc sống và


điều kiện sống tại nơi ở cũ. Chính vì vậy tôi muốn tìm hiểu rõ hơn và tập trung vào
phân tích sự thích ứng của người dân di cư dưới góc độ thích ứng tâm lý – xã hội của
cá nhân trong nhóm xã hội.
Thích ứng tâm lý xã hội là quá trình con người tích cực, chủ động tạo ra sự thay
đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi nhằm đáp lại một cách phù hợp đòi hỏi của
điều kiện sống, môi trường sống, môi trường quan hệ xã hội luôn biến đổi. Nhờ đó,
con người tạo ra được sự hòa nhập trong môi trường sống mới.
2.2. Các biểu hiện và tiêu chí đánh giá sự thích ứng tâm lý – xã hội
Trong hoạt động, sự tác động qua lại giữa con người và hoàn cảnh diễn ra thông
qua hai quá trình: Chủ thể hóa và khách thể hóa. Sự thích ứng tâm lý – xã hội của chủ
thể cũng được diễn ra trong hoạt động và giao tiếp và nó được biểu hiện trong các khía
cạnh sau:
a/ Về mặt nhận thức
Nhận thức là một trong ba mặt quan trọng của đời sống tâm lý, là hoạt động đặc
trưng của con người. Trong quá trình sống và hoạt động, con người nhận thức hiện
thực xung quanh và nhận thức cả bản thân. Trên cơ sở đó, con người tỏ thái độ và
hành động (ứng xử) với tác động của thế giới xung quanh và với bản thân mình một
cách phù hợp. Vì thế mà có thể nói rằng, nhờ nhận thức mà con người làm chủ được
thiên nhiên, làm chủ được xac hội và làm chủ được chính mình. Nhận thức là cơ sở
để định hướng thái độ và hành vi của cá nhân.

Mặt nhận thức có thể thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của quá trình tương
tác qua lại giữa chủ thể và môi trường sống. Có thể nhận thức lúc đầu còn lệch lạc,
chưa rõ hoặc chưa đúng, nhưng trong quá trình hoạt động, trong quá trình thể hiện
hành vi thích ứng, sự nahanj thức có thể ngày càng rõ hơn, càng đúng hơn.
b/ Về mặt thái độ
Sự thích ứng của con người được hình thành, phát triển trong hoạt động. Tuy
nhiên, không phải cứ tham gia vào hoạt động là con người có thể thích ứng được.
Mặt thái độ tạo ra động cơ tích cực cho cá nhân trong quá trình thích ứng và nó
được hình thành trên cơ sở nhận thức tốt. Mặt thái độ thể hiện khát vọng và sự quyết
tâm, tính tích cự, tự giác, năng động, sang tạo của cá nhân trong quá trình thích ứng,
thái độ tốt gắn liền với sự biểu hiện cảm xúc tích cực của cá nhân trong quá trình thích
ứng.
Thái độ của cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với mặt nhận thức, nó có thể thay
đổi trong quá trình thích ứng. Có nhiều trường hợp tỏ ra xung khắc không có thái độ
thích cực tiếp nhận sự thay đổi, nhưng do tác động của hoàn cảnh, của môi trường
sống họ có thể thayddooir thái độ, tích cực hơn, chủ động và sang tạo hơn trong quá
trình thích ứng.
c/ Về mặt hành vi
Hành vi là một mặt, một bộ phận hết sức quan trọng cấu thành nên đời sống tâm
lý con người. Theo nguyên tắc sự thống nhất giữa tâm lý, ý thức với hành vi và hoạt
động, thì ý thức được xem là hình thái bên trong, hành vi và hoạt động được xem là
hình thức bên ngoài và giữa chúng có sự thống nhất với nhau, đều thuộc về một khách


thể (XL. Rubinstein, 1935). Vì vậy, có thể nói hành vi được xem là biểu hiện cao nhất,
rõ rang nhất của đời sống tâm lý con người, trong đó có thích ứng. Mọi hiện tượng tâm
lý dù là ý thức hay vô thức, bằng cách này hay cách khác đều được biểu hiện ra bằng
hành vi trong các hoạt động của con người.
Hành vi là biểu hiện rõ nét nhất khả năng thích ứng của cá nhân trước môi
trường sống thay đổi.

Hoạt động chính là phương thức thích ứng của cá nhân, của nhóm đồng thời là
biểu hiện khách quan của sự thích ứng tâm lý của con người. Biểu hiện cuối cùng của
các mức độ thích ứng thể hiện trong chính hoạt động và hiệu quả hoạt động của cá
nhân và nhóm. Nó được thể hiện thông qua ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi thích
ứng của cá nhân trước đòi hỏi của môi trường.
2.3. Khái niệm di cư và di cư tự do
a/ Khái niệm di cư
Theo Todaro cho rằng khó có thể đưa ra một định nghĩa thống nhất về di cư vì rằng
trên thực tế di cư từng phần được phân loại theo những cách khác nhau. Từ cách tiếp
cập vĩ mô, di cư được coi như là sản phẩm của những chênh lệch khác nhau giữa các
khu vực về mức sống và sự chênh lệch này tạo nên dòng chảy di cư để tạo sự cân bằng
giữa dân số và cơ hội kinh tế (Todaro, 1976). Thực tế di cư được phân loại dựa trên
nhiều tiêu chí khác nhau liên quan đến nguồn gốc và động lực của di cư nên khó có thể
đưa ra được một định nghĩa chính xác về vấn đề này.
Theo Đặng Nguyên Anh, di cư được hiểu theo 2 nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa
hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ
khác, nhằm thiếp lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định. Theo
nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kì của con người trong một không gian và thời
gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn.
Theo Liên hiệp Quốc 1973, khái niệm di dân dựa theo thời gian sẽ được chi làm
hai loại: Di dân dài hạn là người di dân đến nơi ở mới từ 12 tháng trở lên. Di dân ngắn
hạn là người di dân đến nơi ở mới dưới 12 tháng.
Theo E.F. Baranov và B.Đ. Breev: Di dân hiểu theo nghĩa rộng là bất kỳ một sự di
chuyển của con người giữa các vùng lãnh thổ có gắn với sự thay dổi vị trí, dạng hoạt
động lao động và ngành có sử dụng lao động. Theo nghĩa hẹp: di dân được hiểu là sự
chuyển dịch của dân cư theo lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư. Tuy nhiên, không phải
bất kì sự chuyển dịch nào của dân cư cũng là di dân mà di dân là sự di chuyển của dân
cư ra khỏi biên giới đất nước hay ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đnag cư trú, gắn
với việc thay đổi chổ ở của họ.
Di cư hôn nhân: là một loại hình di cư truyền thống và thường xảy ra trong các

nước cẫn còn duy trì chế độ gia trưởng. Phần đông phụ nữ trong các nước này sau khi
kết hôn thường di chuyển về gia đình của người chồng để sinh sống, đặc biệt là phụ nữ
ở những vùng nông thôn. Có một sự thậ cần phải nêu rõ là một số nam giới ở thành
thị, tuy không nhiều, có thể không từ chối kết hôn với các cô gái nông thôn có địa vị
xã hội thấp hơn (Thadani và Todaro, 1985), vì thế kết hôn có thể là một trong những


phương tiện để các cô gái nông thôn có địa vị xã hội thấp có thể thoát ly được cuộc
sống nghèo khổ của họ nơi làng quê.
b/ Phân loại di cư
Dựa vào hướng di cư và nơi đến, ta sẽ có di cư quốc tế hay di cư nội đia. Trong
đó di cư nội địa còn có: Di cư nông thôn – đô thị, di cư nông thôn – nông thôn hoặc di
cư đô thị - nông thôn
Dựa trên khoảng thời gian có di cư tạm thời (gồm cả di cư theo mùa vụ) và di
cư vĩnh viễn.
Theo đặc trưng di cư chúng ta có thể sắp xếp: di cư tự do và di cư có tổ chức
Di cư có tổ chức: Hình thái di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạch và
các chương trình mục tiêu nhất định do Nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra và tổ
chức, chỉ đạo thực hiện với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội.
c/ Khái niệm di cư tự do
Di cư tự phát (tự do): mang tính cá nhân do bản thân người di chuyển hoặc bộ
phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của
Nhà nước và các cấp chính quyền. Loại hình di cư này phản ánh tính năng động và vai
trò độc lập của cá nhân và gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm công việc làm.
Đồng thời đặc trưng của loại hình này cũng thể hiện tính thiếu tổ chức lao động theo
nghĩa rộng.
Di cư tự do được hiểu là việc người dân di cư một cách tự phát, không phụ
thuộc vào một chính sách, quy định của cơ quan nhà nước. Người di cư tự do có thể
thay đổi chỗ ở đi đến bất cứ nơi nào mà họ cảm thấy tốt hơn, thích hợp hơn và phù hợp
hơn nơi cũ để định cư.

Di cư tự do: là người di cư không có tổ chức, không phân biệt thành phần dân
tộc, đặc biệt chú trọng đến loại hình di cư từ nông thôn đến đô thị không tuân theo kế
hoạch, tự phát. Nói cách khác đó là những người di cư nằm ngoài các chương trình di
cư của chính phủ.
d/ Đặc điểm về di cư
Người di cư chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến một nơi khác sinh sống. Nơi
đi và nơi đến phải được xác định là một vùng lãnh thổ hay một đơn vị hành chính
(khoảng cách giữa hai địa điểm là độ dài di chuyển).
Người di chuyển bao giờ cũng có những mục đích, hoặc đến một nơi nào đó và
định cư tại đó trong một khoảng thời gian để thực hiện mục đích đó.
Khoảng thời gian ở lại bao lâu là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định di
dân.
Một số đặc điểm khác nữa, khi xem xét di cư, như sự thay đổi các hoạt động sống
thường ngày, thay đổi các quan hệ xã hội. Di dân gắn với sự thay đổi công việc, nơi
làm việc, công việc nghề nghiệp…
2.4. Đặc điểm tâm lý – xã hội của dân di cư
a/ Tính co cụm cộng đồng
Sự khác biệt về tâm lý cá nhân, văn hóa, tập quán sản xuất, văn hóa, ngôn ngữ…
tại nơi ở mới tạo cho người di cư có tâm lý ngại tiếp xúc xã hội, ngại tiếp xúc với


người dân sở tại, chưa có tâm lý sẵn sàng hòa nhập cộng đồng. Từ đó nảy sinh xu
hướng co cụm trong cộng đồng dân di cư
b/ Xu hướng bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống
Những giá trị văn hóa truyền thống được xây dựng gắn liền với văn hóa dân tộc
của dân di cư, được hình thành qua nhiều năm trong đời sống sinh hoạt. Nhiều nét văn
hóa thể hiện nếp sống của người dân. Vì vậy, cho dù có sự thay đổi môi trường, điều
kiện sống thì dân di cư vẫn có xu hướng bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của họ.
c/ Có sự tương tác văn hóa giữa dân di cư và dân bản địa
Sự tương tác văn hóa này dẫn đến hia xu hướng: Thứ nhất là xu hướng tiếp nhận sự

đa dạng văn hóa trong xã hội, làm phong phú thêm nền văn hóa địa phương. Thứ hai
có thể dẫn đến xu hướng ruồng bỏ, sự miệt thị những người di cư vì sự khác biệt về
văn hóa. Sự hòa nhập của cộng đồng dân di cư chỉ có thể diễn ra tốt đẹp khi sự khác
biệt về văn hóa giảm xuống hoặc có sự chấp nhận khác biệt về văn hóa một cách tự
nguyện giữa dân di cư và dân sở tại
d/ Dân di cư thường có tâm lý hoài niệm về cuộc sống trong quá khứ
Trước khi di cư, người dân di cư thường gắn bó với một địa danh cụ thể, có thể coi
đó như là quê hương, là nơi chon rau cắt rốn của họ. Kỷ niệm gắn bó cuộc đời họ với
những nơi sinh ra này đã ăn chặt vào tâm trí họ. Những giá trị văn hóa, tín ngưỡng,
tâm linh, những giá trị về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp đã gắn chặt
với họ. Do vậy, đến những nơi ở mới thường để lại cho họ tâm lý hoài niệm về cuộc
sống trước đây của họ.
2.5. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề di dân
Tại hội nghị sơ kết chỉ thị 660 của thủ tướng chính phủ ngày 17/10/1995, nguyên
phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, năm 2010, Việt Nam phải cố gắng
giải quyết được những tồn tại để từng bước đi đến chấm dứt tình trạng di cư tự do.
Ông yêu cầu bộ NN & PTNT, Bộ KH – ĐT, Bộ Tài chính, Bộ LĐ – TBXH, Bộ
Công an, ủy ban Dân tộc và miền núi, Bộ Quốc phòng và các ban ngành phối hợp
đồng bộ trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về
điều chỉnh và bố trí lại dân cư gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Ngày 16/9/2003, Chính phủ ban hành Quyết định số 190/2003 về chính sách di
đân, thực hiện quy hoạch tổ chức bố trí dân cư giai đoạn 2003 – 2010. Mục tiêu của
chính sách sắp xếp, ổn định dân cư ở các địa bàn cần thiết, đồng thời khai thác tiềm
năng lao động, đất đai để xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.
Quyết định 193/2006/QĐ – TTg của thủ tướng chính phủ về chương trình ổn định
dân cư, giảm nhẹ thiên tai, hạn chế di cư tự do, vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế chính
sách. Tuy nhiên, mục tiêu cần làm rõ là “ổn định dân cư nơi ở mới phải hơn hẳn nơi ở
cũ”, đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức
Phát tại hội nghị 18/9/2009. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cao Đức Phát, việc thực hiện Quyết định 193/2006/QĐ – TTg của thủ tướng chính
phủ về “Chương trình bố trí dân cư, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do…
giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” đã góp phần quan trọng trong việc


phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây là công việc khó khăn, phức tạp, song chương
trình đã bố trí thực hiện xen ghép giữa nông thôn, bán với các chương trình có sự hỗ
trợ của các tổ chức đoàn thể nhờ vậy chương trình thực hiện vượt mức kế hoạch cả về
thời gian và số lượng cần được bố trí, sắp xếp.
3. Thực trạng thích ứng của dân di cư tại Tây Nguyên
3.1. Tình hình di cư tự do ở Tây Nguyên trong những năm qua
Tây Nguyên trong thời kì 1984 – 1989 là vùng nhập cư lớn nhất nước ta (316,2
nghìn người). Đến thời kì 1994 – 1999, quy mô nhập cư vẫn không giảm (316,4
nghìn người), nhưng vùng đứng vị trí thứ hai sau Đông Nam Bộ. Tây Nguyên có tỉ
suất di cư tổng cộng lớn nhất cả nước (169,7‰ thời kỳ 1984 – 1989 và 108,1‰ thời
kì 1994 – 1999). Sự phân bố người nhập cư theo tỉnh đến là Đắc Lắc 47,2%, Lâm
Đồng 25,4%, Gia Lai 22,3% và Kon Tum 5,2%. Trong thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ
XX, di dân đến Tây Nguyên chủ yếu là để phát triển các vùng trồng cây công nghiệp,
nhất là trồng cà phê. Chúng ta không đề cập đến hậu quả về môi trường do di dân
khai thác thiếu kế hoạch và mở rộng diện tích trồng cà phê tràn lan ở Tây Nguyên.
Có thể thấy có một số thay đổi rõ nét trong cơ cấu dân cư, dân tộc của vùng. Các số
liệu thống kê chính thức cho thấy, hai vùng nhập cư lớn nhất nước ta là Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ. Kết quả của hai cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam cho số
liệu rất ấn tượng là tại Tây Nguyên, dân số không sinh ra tại vùng này chiếm tới 85%
(Điều tra năm 1992 – 1993) và 89% (điều tra năm 1998 -1999) dân số của vùng. 50%
dân số đang sống cư trú tại Tây Nguyên được sinh ra ở duyên hải Nam Trung Bộ.
Điều này cho thấy vai trò của duyên hải Nam Trung Bộ trong việc bổ sung nguồn lao
động cho Tây Nguyên.
Kết quả này nghiên cứu cho tháy việc tăng dân số là doo gia tăng dân số tự
nhiên và phần lớn do gia tăng cơ học: di dân đến Tây nguyên theo 2 luồng di dân kế

hoạch và di dân tự do. Người dân tộc đang trở thành thiểu số trên chính quê hương
của họ. Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài
nguyên thiên nhiên (gần đây, mỗi năm vẫn có tới gần một nghìn héc-ta rừng tiếp tục
bị phá) đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột.
Theo kết quả điều tra dân số 01 tháng 04 năm 2009 dân số Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh)
là 5.107.437 người, như thế so với năm 1976 đã tăng 3,17 lần, chủ yếu lả tăng cơ
học. Đến năm 2011, tổng dân số của 5 tỉnh Tây Nguyên là khoảng 5.282.000 người
(Wikipedia, 2019)
3.2. Sự thay đổi nghề nghiệp việc làm của người dân nhập cư
Theo khảo sát của nghiên cứu “Sự hội nhập cộng đồng của dân di cư tự do ở
Lâm Đồng hiện nay” cho biết sự hội nhập trong nghề nghiệp việc làm của người dân
nhập cư có biểu hiện rõ nét nhất là sự thay đổi nghề nghiệp, việc làm của họ.
Nghề nghiệp, việc
Trước khi
Sau khi nhập cư
TT
làm
di cư (%)
(%)
1
Làm ruộng, nương rẫy
84.0
82.7
2
Nghề thủ công
1.3
0.0
3
Công nhân viên chức
2.7

5.3


4
5

Nghề tự do
Nghề, việc khác

2.7
2.7
9.3
9.3
Nghề nghiệp, việc làm trước và sau khi nhập cư
Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, có sự thay đổi về nghề nghiệp, việc làm của
người dân nhập cư. Biểu hiện là tỷ lệ người làm ruộng và nương rẫy đã giảm từ 84%
xuống còn 82,7%, để chuyển sang các ngành nghề khác như công nhân viên chức từ
2,7% trước khi di cư lên 5,3% sau khi di cư. Ở đây, tỷ lệ người dân làm nông nghiệp,
nương rẫy cao là vì phần lớn họ đều là nông dân từ các vùng nông thôn nghèo, nhất là
các tỉnh miền núi phía Bắc.
3.3. Sự thích ứng với văn hóa, tín ngưỡng của dân di cư
Văn hóa, tín ngưỡng vốn là những yếu tố mang tính xã hội đặc thù. Vì thế nó
đòi hỏi một ứng xử đặc biệt. Nhất là đối với văn hóa nhóm, văn hóa cộng đồng hay nói
đúng hơn là các tiểu văn hóa. Vốn xã hội trong mỗi con người có được cải thiện và cải
thiện như thế nào là do có sự can thiệp đáng kể của yếu tố văn hóa.
Theo như nghiên cứu “Sự hội nhập cộng đồng của dân di cư tự do ở Lâm Đồng
hiện nay” những người dân này xuất thân với những thành phần dân tộc và tôn giáo
khác nhau với những đặc trưng văn hóa khác nhau. Mà ở đây không chỉ có người
Kinh, nhóm các dân tộc thiểu số cũng tương đối lớn. Khi ra đi, mỗi nhóm người lưu
giữ và mang theo những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc mình. Vì thế, để hòa nhập

vào một cộng đồng có nhiều tiểu văn hóa là một vấn đề không hề đơn giản với những
người nhập cư. Thêm nữa, họ còn phải thích ứng với nền văn hóa bản địa, nơi họ
chuyển đến và định cư. Đây có phải là một thách thức đối với người nhập cư không?
Nếu vậy, họ đã hợp tác với nhau như thế nào để một mặt hội nhập với cộng đồng và
mặt khác giữ được những nét bản sắc của họ.
Qua khảo sát cho thấy, người dân cũng đã chuẩn bị trước cho mình những kiến
thức và hiểu biết cần thiết khi họ tìm hiểu về nơi họ sẽ đến, trước khi quyết định nhập
cư. Khi được hỏi ông bà có tìm hiểu ề nơi mới đến không? Có đến 29,7% người dân
trả lời là “có tìm hiểu kỹ”, 43,9% đã tìm hiểu sơ qua bạn bè, người thân ở đó. Tổng
hợp hai nhóm người này cho ta con số không phải là nhỏ (73,6%). Như vậy qua sự tìm
hiểu này, người dân sẽ biết được môi trường mới mà họ sẽ đến trong đó, không chỉ có
nơi ở, việc làm, mà còn là các sinh hoạt văn hóa và các mối quan hệ mới mà họ phải
làm quen và thích nghi.
Ở một cộng đồng mà có nhiều thành phần dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu
số, thì các sinh hoạt văn hóa trong đó có lễ hội thường mang những nét đặc biệt riêng
biệt. Các lễ hội được tổ chức thường kỳ hàng năm của các dân tộc đã phần nào thể
hiện rõ điều này. Vậy có sự phân biệt nào về văn hóa của các dân tộc khi người dân
cùng hòa đồng ở một cộng đồng chung? Tính cộng đồng trong các nhóm người này
như thế nào?
Khi được hỏi về việc “ông bà có tham gia đầy đủ các lễ hội hiện nay ở địa
phương không?”, có đến 39,3% người dân cho rằng “có tham gia đầy đủ”, 22% người
dân “thình thoảng/ít khi” tham gia. Lý giải vì sự tham gia của mình vào các lễ hội, có
đến 73,6% người được hỏi cho rằng “vì đó là lễ hội chung của cộng đồng”, chỉ có


5,5% cho rằng “vì đó là lễ hội dân tộc mình tổ chứ”. Như vậy, ở đây yếu tố cộng đồng
được đề cao. Điều này càng trở nên có ý nghĩa khi ở đây, sự đa dạng về thành phần của
nhóm người nhập cư tại cộng đồng. Vậy có yếu tố nào chi phối và ảnh hưởng đến việc
tham gia lễ hội của người dân ở địa phương không?
Tuổi

Việc tham gia
20-30 31-40
41-50
51-60
Trên 60
Tham gia đầy đủ
29,4
41,7
46,7
35,7
33,3
Thỉnh thoảng, ít khi
20,6
25
22,2
21, 4
11, 1
Không
50
33,3
31,1
42,9
55,6
Tương quan giữa tuổi – việc tham gia lễ hội của người dân
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nhóm trung niên từ 31 đến 60 tuổi thường tham
gia vào các lễ hội nhiều hơn nhóm người trẻ (20 – 30 tuổi) và người già (trên 60 tuổi),
41,7% (nhóm 31 – 40 tuổi) và 46,7% (nhóm 41 – 50 tuổi) so với 29,4% (nhóm 20 -30
tuổi) và 33,3% ở nhóm trên 60 tuổi. Điều này cũng có thể được lý giải rằng, ở nhóm
người trẻ tuổi, thường với những người đang có gia đình thì đang trong quá trình tạo
dựng cuộc sống. Họ mải lo làm ăn với những đòi hỏi của cuộc sống thường nhật. Phải

chăng với những người chưa lập gia đình, còn trẻ có lẽ có nhiều hình thức giải trí khác
họ lựa chọn hơn là việc tham gia lễ hội. Chính vì thế có đến 66,7% ở nhóm người trẻ
tuổi này không tham gia lễ hội vì những lý do khác ngoài việc không có thời gian. Và
tất nhiên, đối với nhóm người trung niên, thì cuộc sống của họ đã tương đối ổn đinh,
việc tham gia vào các lễ hội ở cộng đồng là việc cần thiết trong việc họ thích ứng vào
các quan hệ cộng đồng. Và đây cũng là hình thức họ khẳng định vị trí, vai trò của mình
trong cộng đồng. Còn đối với nhóm người già, có đến 20% cho rằng, họ chỉ tham gia
nếu đó là lễ hội của dân tộc (tộc) mình tổ chức, 40% tỷ lệ ở nhóm người già cho rằng
do sức khỏe và đường xá xa xôi, không thuận tiện cho việc đi lại.
Yếu tố độ tuổi có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tham gia vào cá hoạt động
văn hóa của cộng đồng, trong đó người ở độ tuổi trung niên tham gia nhiều hơn vòa
các hoạt động văn hóa của cộng đồng.
3.4. Quá trình thích ứng vào các quan hệ xã hội trong cộng đồng
Nông thôn Việt Nam có đặc trưng là tính cố kết cộng đồng tương đối cao. Đặc tính
này ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân. Chính tính cố kết này được họ coi như
một hàng rào bảo vệ họ mỗi khi họ đối diện với môi trường xã hội lớn hơn ngoài cộng
đồng của họ. chính vì thế, khi di cư cùng với việc mang theo đặc tính đó, người dân
còn phải thiết lập các mối quan hệ vốn đầy tính phức tạp ở môi trường mới.
a/ Quan hệ gia đình, học tộc
Người dân nông thôn Việt nam vốn coi trọng yếu tố gia đình và dòng họ. Vì thế mà
thường xuất hiện sự phấn đấu, thi đua của họ tộc này với họ tộc kia thông qua các
thành viên của dòng họ. Và dù có di chuyển đến đâu, hay ở đâu thì tâm thế này của họ
ít khi bị thay đổi.
b/ Quan hệ hàng xóm láng giềng
Người dân Việt Nam từ xa xưa đã có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, có
thể thấy mối quan hệ này được đặt ở vị trí thứ hai (sau mối quan hệ gia đình, họ tộc)
trong tất cả các mối quan hệ trong cộng đồng hiện nay. Có đến 74% tỷ lệ người dân


cho rằng họ “rất coi trọng” quan hệ hàng xóm, láng giềng, trong khi chỉ có 1,3%

“không coi trọng”. Như vậy, ở đây có thể thấy người dân coi trọng vai trò của hàng
xóm, láng giềng như thế nào. Điều này đặc biệt quan trọng khi họ là những người nhập
cư, lần đầu tiên đến cộng đồng mới. Họ nhận thức rằng, để thích ứng với môi trường
mới thì việc đầu tiên họ có thể làm là làm quen và tạo mối quan hệ với người dân xung
quanh. Mối quan hệ này không chỉ giúp họ nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống cộng
đồng mà còn có thể tạo điều kiện cho họ học tập được nhiều kinh nghiệm mới. Vốn xã
hội đã thực sự tỏ rõ vai trò trong mối quan hệ này.
3.5. Những biểu hiện thích ứng với điều kiện sinh hoạt và văn hóa cộng đồng:
a/ Về mặt nhận thức:
Nhận thức được về những khó khăn nảy sinh tại nơi ở mới (hình thức sản xuất
khác so với môi trường sống trước đây) đòi hỏi họ phải thích ứng
Nhận thức được những khó khăn nảy sinh là tất yếu (do môi trường sống đã
thay đổi) nên cần thiết phải có những thay đổi trong hành vi của cá nhân cho phù hợp
với điều kiện sống mới.
Nhận thức về những đòi hỏi đối với cá nhân để có thể thích ứng được trong môi
trường mới: cá nhân sẽ phải làm gì, làm như thế nào để thích ứng
Nhận thức được xem cá nhân nào, tổ chức nào (môi trường để học hỏi) có thể
giúp họ có kiến thức, có kinh nghiệm thích ứng với môi trường sống mới?
b/ Về mặt thái độ
Thứ nhất: khát vọng và sự quyết tâm của chủ thể trong việc biến đổi nhận thức
và hành vi thích ứng. Chủ thể thích ứng hiểu rõ tính cấp thiết phải thay đổi nhận thức
và hành vi cho phù hợp với điều kiện sống đã thay đổi; có thái độ mong muốn, khát
vọng được thay đổi nhận thức, hiểu biết và hành vi của mình để nhanh chóng thích
ứng và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn môi trường sống.
Thứ hai: Tính tích cực, tự giác trong hành vi thích ứng. Biểu hiện ở sự đón nhận
và sẵn sàng thay đổi hành vi trong cuộc sống, biểu hiện ở sự sẵn sàng hợp tác, chia sẻ
thông tin nhằm tăng cường kiến thức, hiểu biết và kỹ năng hành động trong môi
trường sống mới. Biểu hiện ở sự năng động, chủ động, sang tạo trong hành động, ở sự
khắc phục khó khăn để hòa nhập.
Thứ ba: Có thái độ nghiêm túc, có xúc cảm tích cự trong quá trình khắc phục

khó khăn để thích ứng trước cuộc sống. Chủ thể hiểu rằng sự nỗ lực, khắc phục khó
khăn của cá nhân, chắc chắn họ có thể thích ứng tốt với điều kiện sống mới, ổn định
cuộc sống tại nơi ở mới. Trong quá trình khắc phục khó khăn để thích ứng với điều
kiện sống mới ít nảy sinh xúc cảm tiêu cực.
c/ Về mặt hành vi
Biểu hiện mức độ dễ dàng của hành động: chẳng hạn như sự dễ dàng làm quen
với điều kiện sinh hoạt, sự dễ dàng tìm ra kiểu hành động phù hợp. Số lần tham gia các
buổi học tập, hội nghị phổ biến kiến thức, kinh nghiệm lao động, sản xuất, quan hệ xã
hội, sinh hoạt cộng đồng trong điều kiện môi trường sống mới.
Kỹ thuật và tính kỷ luật trong hành vi. Khía cạnh này thể hiện mức độ thực
hành các hành vi đúng kỹ thuật, đúng yêu cầu đòi hỏi từ điều kiện sống. Phù hợp với


chuẩn mực nhóm trong các sinh hoạt văn hóa xã hội, văn hóa cộng đồng,, không vi
phạm kỷ luật lao động, trong sinh hoạt.
Hiệu quả của hành vi. Hiệu quả của hành vi thể hiện ở tính hợp lý trong hành
vi, được mọi người trong cộng đồng thừa nhận.
3.6. Biểu hiện của thích ứng với điều kiện sản xuất
a/ Về mặt nhận thức:
Nhận thức được về những khó khăn nảy sinh trong quá trình hoạt động sản
xuất, phát triển kinh tế tại nơi ở mới (xuất phát do khác biệt về điều kiện tự nhiên và
do chuyển dịch cơ cấu lao động sản xuất) đòi hỏi họ phải thích ứng.
Nhận thức được những khó khăn nảy sinh là tất yếu nên cần thiết phải có những
thay đổi trong hành vi của cá nhân cho phù hợp với điều kiện sản xuất mới.
Nhận thức về những đòi hỏi đối với cá nhân để có thể thích ứng được trong môi
trường sống mới: cá nhân sẽ phải làm gì? Học hỏi kỹ thuật gì để thích ứng?
Nhận thức được xem cá nhân nào, tổ chức nào (môi trường để học hỏi) có thể
giúp họ có kiến thức, kinh nghiệm thích ứng trước đòi hỏi của điều kiện lao động sản
xuất mơi.
b/ Về mặt thái độ

Thứ nhất: Khát vọng và sự quyết tâm của chủ thể trong học hỏi kỹ thuật sản
xuất, canh tác. Chủ thể thích ứng hiểu rõ tính cấp thiết phải thay đổi nhận thức và hành
vi cho phù hợp với điều kiện môi trường sống đã thay đổi; có thái độ mong muốn, khát
vọng được thay đổi nhận thức, hiểu biết và hành vi của mình để nhanh chóng thích
ứng và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn môi trường sống.
Thứ hai: tính tích cực, tự giác trong học hỏi kỹ thuật sản xuất, canh tác, hợp tác,
chia sẻ thông tin nhằm tăng cường kiến thức, hiểu biết và kỹ năng hành động trong
môi trường sống mới. Biểu hiện ở sự năng động, chủ động, sang tạo trong hành động,
ở sự khắc phục để hòa nhập.
Thứ ba: có thái độ nghiêm túc, có xúc cảm tích cực trong quá trình khắc phục
khó khăn để thích ứng với điều kiện sản xuất.
c/ Về hành vi
Biểu hiện mức độ dễ dàng của hành động: Chẳng hạn như sự dễ dàng làm quen
với điều kiện sinh hoạt, sản xuất, dễ dàng tìm ra kiểu hành động phù hợp trước khó
khăn nảy sinh. Số lần tham gia các buổi học tập, hội nghị phổ biến kiến thức, kinh
nghiệm lao động sản xuất.
Kỹ thuật và tính kỷ luật trong hành vi. Khía cạnh này thể hiện mức độ thực
hành các hành vi đúng kỹ thuật, đúng yêu cầu đòi hỏi từ điều kiện sản xuất mới.
Hiệu quả của hành vi: hiệu quả của hành vi thể hiện ở sự đánh giá tích cực của
nhà chuyên môn, của cộng đồng, ở hiệu quả của lao động sản xuất, ở năng suất lao
động.
3.7. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thích ứng
a/ Những thuận lợi
Việc di cư và nhập cư là một quá trình đầy khó khăn và gian khổ, nó không chỉ đơn
giản là việc ở hay đi mà là cả một sự cân nhắc lựa chọn (có khi là sự hy sinh quê


hương, làng xóm,…) với hy vọng có thể cải thiện được cuộc sống. Quá trình đến với
cái mới nào cũng vậy, đều có cái được và mất. Tất nhiên, người dân luôn ý thức được
rằng, họ sẽ phải chọn cho mình phương án hợp lý nhất để bỏ ra chi phí ít nhất để có

lợi ích cao nhất (sự cân nhắc giữa chi phí và phần thưởng). Trước khi chuyển cư, đa
số người dân đều tìm hiểu nơi mình sẽ đến, họ lường trước được những khó khăn và
thuận lợi của mình sẽ đến.
Từ phía người thân ở địa phương
Theo kết quả điều tra, 53,4% tỷ lệ người dân cho rằng, có nhận được sự giúp đỡ
khi đến nơi ở mới. Bảng dưới đây sẽ cho thấy, họ nhận được sự giúp đỡ từ nguồn
nào.
Sự giúp đỡ từ

Không
1
Từ chính quyền địa phương
45,7
54,3
2
Từ phía người thân ở địa phương
64,1
35,5
3
Từ bạn bè
12,1
87,9
4
Từ nguồn khác
4,3
95,7
Người dân nhận được sự giúp đỡ từ các nguồn
Qua bảng số liệu trên, chúng ta hình dung được mức độ nhận được sự giúp đỡ từ
nguồn nào khi người dân đến nhập cư ở địa phương. Sự giúp đỡ đầu tiên và tương đối
lớn là từ phía người thân ở địa phương với 64,1%. Đây là nguồn giúp đỡ chắc chắn và

có cơ sở tin cậy nhất của người dân. Trong sự giúp đỡ này được thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau. Sự động viên về tinh thần luôn là hình thức đầu tiên và quan
trọng.
Sự giúp đỡ từ phía chính quyền địa phương
Một tỷ lệ tương đối lớn người dân khi mới đến là nhận được sự giúp đỡ từ chính
quyền địa phương. Có 45,7% tỷ lệ người dân nhận được sự giúp đỡ của chính quyền
khi chuyển đến.
Sự giúp đỡ của chính quyền được thể hiện qua hình thức vay vốn là chủ yếu vì dân
di cư đến đây chủ yếu là những người nghèo và thiếu điều kiện sản xuất, do đó nguồn
vốn là điều cần thiết.
b/ Khó khăn
Đất đai, nơi ở và vốn
Đây được coi là hai khó khăn lớn và cơ bản của người dân di cư, cũng như đối
với người dân tại Tây Nguyên. Điều kiện tự nhiên và đất đai ở Tây Nguyên tương đối
thuận tiện hơn so với nhiều vùng khác ở khu vực miền núi phía Bắc. tuy nhiên, nói đến
vấn đề đất đai ở đây là việc khai thác và có chủ quyền với mảnh đất của mình. Hầu hết
người dân khi mới chuyển cư đến đây từ rất lâu có được đất đai nhờ khai phá nhưng
sau này khi tất cả đều có chủ quyền thì việc muốn có được đất để canh tác cần phải
mua lại.
Vấn đề vốn và thiếu vốn làm ăn cũng là một trở ngại lớn đối với người dân nhập
cư ở vùng Tây Nguyên này, vì hầu hết họ đều nghèo. Có đến 92,7% người cho rằng họ
chuyển đến vùng đất này nhằm cải thiện đời sống kinh tế thiếu thốn trước đây. Điều đó
cho thấy vấn đề nguồn vốn và tài chính quan trọng với họ như thế nào. Tuy nhiên mức
độ gặp khó khăn này ở mỗi nhóm dân di cư là khác nhau.


Khó khăn về chủ trương, chính sách và chính quyền
Ở trên chúng ta đã thấy rõ sự giúp đỡ của chính quyền là nguồn giúp đỡ lớn thứ
hai mà người dân thường có được khi họ nhập cư. Tuy nhiên, với một số địa phương
trên địa bàn Tây Nguyên vẫn còn hạn chế trong việc giúp đỡ người nhập cư trên mọi

hình thức. Sự giúp đỡ chủ yếu mang tính động viên, tượng trưng và tạo điều kiện cho
người dân làm ăn hơn là các hành động và chính sách thiết thực.
Những điều kiện và thuận lợi ban đầu của địa phương khi mới chuyển đến đã cho
phép người dân được vào sinh sống và nhập cư ở địa phương. Tuy nhiên, với tình hình
hiện tại thì cuộc sống của người dân nhập cư ở đây còn rất nhiều khó khăn, trong đó có
nguyên nhân từ những chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính quyền địa
phương, nhất là từ khi có chính sách hạn chế di dân tự do.
3. Kết luận
Chúng ta có thể thấy di dân tự do cũng như di dân nói chung có những thuận lợi và
khó khăn khi chuyển đến một vùng đất mới để sinh sống. Những người di cư đến Tây
Nguyên cũng không ngoại lệ họ cũng gặp một số nguyên nhân chủ quan cũng như
khách quan trong quá trình di cư. Những nhân tố khách quan phải kể đến là chính sách
di cư của Nhà nước, chính quyền địa phương. Nhân tố chủ quan phải kể đến trình độ
học vấn và trình độ sản xuất trước đây của người di cư.
Cho dù di cư nhưng những người dân di cư vẫn còn lưu giữ những thói quen sinh
hoạt, phong tục tập quán, đời sống tâm linh của dân tộc mình khi nhập cư ở những nơi
mới. Điều này cho thấy khi họ nhập cư ở một môi trường mới phải có một sự thích
ứng để có thể dung hoa giữa hai nền văn hóa cũ và mới.
Về mặt nhận thức, dân di cư tại vùng Tây Nguyên đã thích ứng tốt với những thay
đổi về điều kiện sống, điều kiện sản xuất. Họ nhận thức được tính tất yếu của sự di cư
và cần thiết phải có của sự thay đổi thái độ và hành vi cho phù hợp với điều kiện sống,
điều kiện sản xuất mới. Nhận thức của người dân được bộc lộ rõ trong sự nắm bắt rõ
rang những khó khăn mà họ phải đối mặt, những khó khăn đó tác động đến cuộc sống
của người dân như thế nào, họ nhận thức được môi trường có thể học hỏi kiến thức để
thích ứng.
Về mặt thái độ thích ứng của dân di cư có sự phản ánh đồng nhất với thích ứng của
họ. Tuy nhiên, mức độ phản ánh trong thái độ của người dân di cư về các vấn đề cần
thích ứng là khác nhau. Nhiều người còn băn khoăn và lo lắng về tương lai, nhiều
người có thái độ hoài niệm về cuộc sống quá khứ.
Về mặt hành vi, mặc dù có nhận thức và thái độ tương đối tốt, song những người di

cư vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc hình thành hành vi thích ứng cho phù hợp điều
kiện sống mới. Có những khó khăn, người dân nhận thức rất tốt nhưng việc chuyển
hóa thành hành vi thích ứng gặp nhiều khó khăn đối với đồng bào di cư.
Tài liệu tham khảo
Bùi Quang Dũng, 2009. Một số vấn đề phát triển nông thôn thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Tạp chí Xã hội học số 1 (105), 2009


Đặng Nguyên Anh, (1998) Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư. Tạp
chí Xã hội học số 2, 1998.
Đặng Nguyên Anh, 2008. Chính sách di dân xây dựng vùng kinh tế mới Việt Nam.
Tạp chí Xã hội học số 4 (104), 2008
Đinh Quang Hà, 2013. Di dân tự do ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí
Khoa học và xã hội Việt Nam, số 11 (72), 2013
Lã Thị thu Thủy, 2011. Khả năng thích nghi với môi trường sống mới của thanh
niên công nhân có xuất thân từ nông thôn ra thành phố làm việc. Tạp chí
Tâm lý học số 2 (143), 2011
Lê Hồng Hoanh (2009). Di dân tự do tại thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và
giải pháp quản lý. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hồ
Chí Mình (chủ trì)



×