Tải bản đầy đủ (.pdf) (241 trang)

Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp nghiên cứu điển hình tại các trường đại học của bộ công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 241 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN NGỌC TRUNG

LIÊN KẾT GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP:
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
CỦA BỘ CÔNG THƢƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội, 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN NGỌC TRUNG

LIÊN KẾT GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP:
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
CỦA BỘ CÔNG THƢƠNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Trần Anh Tài

2. PGS.TS Trần Văn Tùng


Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình khoa học do tác giả thực hiện, chƣa từng đƣợc công
bố trong các công trình khoa học nào khác. Số liệu, kết quả nêu trong luận án
là hoàn toàn trung thực và có căn cứ.
Tác giả

Nguyễn Ngọc Trung


LỜI CẢM ƠN
Luận án này đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn, góp ý, chỉ bảo tận tình
của Thầy hƣớng dẫn, tập thể Thầy/ Cô trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội và sự động viên từ phía gia đình. Tác giả xin chân thành cảm ơn:
1.

Thầy hƣớng dẫn: PGS.TS Trần Anh Tài & PGS.TS Trần Văn Tùng đã

nỗ lực hết mình định hƣớng, chỉ bảo tác giả trong suốt thời gian thực hiện
luận án
2.

Thầy: PGS. TS Hoàng Văn Hải đã truyền đạt những kiến thức xây

dựng bảng hỏi trong điều tra khảo sát và góp ý xây dựng luận án trong quá
trình triển khai
3.


Cô TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung luôn động viên, chia sẻ những kinh

nghiệm quý báu để thực hiện luận án
4.

Tập thể thầy cô trong Viện Quản trị kinh doanh đã đóng góp ý kiến tại

các chuyên đề và tại hội đồng khoa học cấp Viện.
5.

Tập thể thầy cô: GS.TS Bùi Xuân Phong (Học viện Công nghệ Bƣu

chính Viễn thông), PGS.TS Hoàng Trần Hậu (trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ Tài
chính), PGS.TS Lê Thái Phong (trƣờng Đại học Ngoại thƣơng), PGS.TS Lê
Trung Thành (trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân), PGS.TS Nguyễn Ngọc
Thắng (khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN), PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt
(trƣờng Đại học Thƣơng mại), TS. Nguyễn Viết Đăng (Học viện Nông nghiệp
Hà Nội) đã có những ý kiến đóng góp quan trọng nhằm hoàn thiện luận án
6.

Gia đình luôn là nguồn động viên, khích lệ tinh thần suốt thời gian qua./.

Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Ngọc Trung


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................. v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 9
1.1. Liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn
nhân lực ............................................................................................................. 9
1.2. Liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp trong tƣ vấn, chuyển giao
công nghệ ........................................................................................................ 20
1.3. Liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu và
phát triển ......................................................................................................... 24
1.4. Các nghiên cứu về mô hình đại học doanh nghiệp .................................. 27
1.5. Một số chủ đề khác .................................................................................. 31
1.6. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 33
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 35
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN
KẾT GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP ....................... 36
2.1. Những khái niệm có liên quan ................................................................. 37
2.1.1. Khái niệm trƣờng đại học...................................................................... 37
2.1.2. Khái niệm doanh nghiệp ....................................................................... 38
2.1.3. Liên kết trƣờng đại học và doanh nghiệp: ............................................ 38
2.2. Các lý thuyết về liên kết trƣờng đại học và doanh nghiệp ....................... 40
2.2.1. Lý thuyết tăng trƣởng nội sinh - yếu tố thúc đẩy liên kết giữa đại học và
doanh nghiệp ................................................................................................... 40
2.2.2. Lý thuyết về mô hình liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp ... 42


2.2.3. Lý thuyết về hệ thống đổi mới quốc gia ............................................... 45
2.2.4. Lý thuyết về mạng lƣới sản xuất toàn cầu ............................................ 47
2.2.5. Các yếu tố thúc đẩy hoạt động liên kết giữa trƣờng đại học và

doanh nghiệp .................................................................................................. 47
2.3. Vai trò của các chủ thể trong mối quan hệ liên kết .................................. 52
2.3.1. Chính sách nhà nƣớc ............................................................................. 52
2.3.2. Các chính sách của công ty ................................................................... 56
2.3.3. Vai trò của trƣờng đại học..................................................................... 58
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mối liên kết giữa đại học và doanh nghiệp ... 60
2.5. Nội dung liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp .......................... 70
2.5.1. Liên kết trong đào tạo ........................................................................... 70
2.5.2.Hợp tác trong nghiên cứu ....................................................................... 73
2.5.3. Hình thức hợp tác tƣ vấn ....................................................................... 76
2.5.4. Hợp tác chuyển giao công nghệ ............................................................ 77
2.5.5. Hình thức hợp tác xây dựng vƣờn ƣơm doanh nghiệp ......................... 80
2.6. Lợi ích của hoạt động liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp...... 82
2.7. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu............................................................ 84
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 87
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 88
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 88
3.2. Thiết kế tổng thể nghiên cứu .................................................................... 92
3.2.1. Nghiên cứu định tính ............................................................................. 92
3.2.2. Nghiên cứu định lƣợng ......................................................................... 93
3.3. Đánh giá thang đo bằng phƣơng pháp định tính .................................... 100
3.4. Đánh giá thang đo sơ bộ ......................................................................... 105
3.4.1. Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo hình thức liên kết ......................... 106
3.4.2. Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo nhận thức và kết quả .................... 107
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 109


Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 110
4.1. Thống kê mô tả về hoạt động liên kết giữa trƣờng đại học và doanh
nghiệp trong Bộ Công thƣơng ....................................................................... 110

4.2. Kết quả kiểm định chính thức ................................................................ 111
4.2.1. Kết quả kiểm định thang đo nhân tố hình thức liên kết ...................... 111
4.2.2. Kết quả kiểm định chính thức thang đo nhân tố nhận thức và kết quả ... 115
4.2.3. Kết quả kiểm định CFA tổng hợp các thang đo nhân tố ..................... 116
4.2.4. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết (mô hình SEM) và các giả thuyết 118
4.3. Đánh giá mối liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp trong Bộ
Công thƣơng .................................................................................................. 121
4.3.1. Đánh giá về nhận thức......................................................................... 121
4.3.2. Đánh giá hình thức liên kết trong đào tạo ........................................... 123
4.3.3. Đánh giá hình thức liên kết trong nghiên cứu khoa học ..................... 131
4.3.4. Đánh giá hình thức liên kết trong tƣ vấn ............................................ 136
4.3.5. Đánh giá hình thức liên kết trong chuyển giao công nghệ ................. 139
4.3.6. Đánh giá hình thức liên kết trong xây dựng vƣờn ƣơm doanh nghiệp 144
4.3.7. Đánh giá về kết quả ............................................................................. 147
4.4. So sánh về hoạt động liên kết giữa trƣờng đại học với doanh nghiệp trực
thuộc Bộ Công thƣơng .................................................................................. 151
Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 155
Chƣơng 5: BÌNH LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 156
5.1. Bình luận về kết quả nghiên cứu ............................................................ 156
5.1.1. Về nhân tố ảnh hƣởng....................................................................... 156
5.1.2. Về nhân tố hình thức liên kết .............................................................. 158
5.2. Một số giải pháp tăng cƣờng mối liên kết giữa trƣờng đại học và
doanh nghiệp ................................................................................................ 159
5.2.1. Đối với nhận thức ................................................................................ 159


5.2.2. Đối với hoạt động đào tạo ................................................................... 160
5.2.3. Đối với hoạt động nghiên cứu ............................................................. 162
5.2.4. Đối với hoạt động tƣ vấn..................................................................... 163
5.2.5. Đối với hoạt động chuyển giao công nghệ ......................................... 163

5.2.6. Đối với hoạt động xây dựng vƣờn ƣơm doanh nghiệp ....................... 164
5.3. Một số kiến nghị xây dựng và thúc đẩy mối quan hệ liên kết giữa trƣờng
đại học và doanh nghiệp ................................................................................ 165
5.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ................................................................ 165
5.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Công thƣơng ..................................................... 166
5.3.3. Kiến nghị đối với các trƣờng đại học thuộc Bộ Công thƣơng ............ 167
5.3.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp ................................................... 173
Kết luận chƣơng 5 ....................................................................................... 177
KẾT LUẬN .................................................................................................. 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 182
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

CGCN

Chuyển giao công nghệ

2

CFI


comparative fix index.

3

CMIN

Chi - Spuare

4

ĐH

Đại học

5

DN

Doanh nghiệp

6

EFA

Exploratory Factor Analysis

7

EVN


Tập đoàn Điện lực Việt Nam

8

FA

Factor Analysis

9

FDI

Foreign Direct Investment

10

GDP

Gross Domestic Product

11

GFI

Goodness of Fix Index

12

GPN


Global Production Network

13

ISI

Institute for Scientific Information

14

IT

Information Technology

15

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

16

MIT

Massachusetts Institute of Technology

17

MNC


MultiNational Corporation

18

NCKH

Nghiên cứu khoa học

19

NCXH

Nhu cầu xã hội

20

NIS

National Innovation System

21

OECD

22

R&D

Organization


for

Economic

Development
Research & Development

i

Cooperation

and


STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

23

RMSEA

Root Mean Square Errors of Approximation

24

SEM


Structural Equation Modeling

25

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

26

SXKD

Sản xuất kinh doanh

27

TLI

Tucker–Lewis Index

28

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

29

VCCI


Vietnam Chamber of Commerce and Industry

ii


DANH MỤC BẢNG

STT
1

Bảng

Nội dung

Bảng 2.1 Thang đo nhận thức về mối liên kết

Trang
66

Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu trƣớc về hình
Bảng 2.2 thức liên kết trong đào tạo giữa trƣờng đại học và
2

72

doanh nghiệp
Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu trƣớc về hình
Bảng 2.3 thức liên kết trong nghiên cứu giữa trƣờng đại học


3

75

và doanh nghiệp
Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu trƣớc về hình
Bảng 2.4 thức liên kết trong tƣ vấn giữa trƣờng đại học và

4

77

doanh nghiệp
Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu trƣớc về hình
Bảng 2.5 thức liên kết trong chuyển giao công nghệ giữa

5

80

trƣờng đại học và doanh nghiệp
Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu trƣớc về hình
Bảng 2.6 thức liên kết trong việc xây dựng vƣờn ƣơm doanh

6

82

nghiệp giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp
Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu trƣớc về kết

Bảng 2.7 quả của hoạt động liên kết giữa trƣờng đại học và

7

84

doanh nghiệp

8

Bảng 3.1 Đánh giá định tính thang đo nhận thức

101

9

Bảng 3.2 Đánh giá định tính thang đo đào tạo

101

10

Bảng 3.3 Đánh giá định tính thang đo nghiên cứu khoa học

102

11

Bảng 3.4 Đánh giá định tính thang đo tƣ vấn


103

12

Bảng 3.5 Đánh giá định tính thang đo chuyển giao công nghệ

104

13

Bảng 3.6 Đánh giá định tính thang đo xây dựng vƣờn ƣơm

105

iii


STT
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25


Bảng
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5

Nội dung
Kết quả kiểm định sơ bộ định tính thƣớc đo kết
quả liên kết
Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo nhân tố hình
thức liên kết
Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo nhân tố nhận
thức và kết quả
Hoạt động liên kết giữ trƣờng đại học với doanh
nghiệp
Kết quả kiểm định chính thức thang đo nhân tố
hình thức liên kết
Kết quả kiểm định chính thức thang đo nhân tố
hình thức liên kết
Kết quả kiểm định chính thức thang đo nhân tố
nhận thức và kết quả
Kết quả ƣớc lƣợng các tham số trong mô hình lý
thuyết

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp

Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9

Kết quả kiểm định giả thuyết thang đo nhân tố
nhân thức tác động lên hình thức liên kết
Kết quả kiểm định giả thuyết thang đo nhân tố
hình thức liên kết tác động lên kết quả liên kết
Tổng hợp các nguồn thu trƣờng Đại học Công
nghiệp Hà Nội

Trang
105
106
107
111
112
113
115
119
119
120
121
148

26

Bảng 4.0 Tổng hợp các nguồn thu của Đại học Điện lực

149


27

Bảng 4.11 Tổng hợp các nguồn thu của Đại học Sao Đỏ

151

iv


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT

Hình

Nội dung

1

Hình 2.1

Mô hình Triple Helix 1

44

2

Hình 2.2 Mô hình Triple Helix 2


44

3

Hình 2.3 Mô hình Triple Helix 3

44

4

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu tổng thể

85

5

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

89

6

Hình 3.2 Quy trình chi tiết nghiên cứu của luận án

91

7

Hình 4.1


110

8

Hình 4.2

9

Hình 4.3

Kết quả kiểm định tổng hợp các thang đo nhân tố

117

10

Hình 4.4

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết

118

Hình thức tổ chức của các đối tƣợng đƣợc khảo sát
Kết quả kiểm định CFA thang đo nhân tố hình
thức liên kết

v

Trang


114


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải thực hiện đề tài
Trong bối cảnh hiện nay của các nền kinh tế trên thế giới, có hai yếu tố
chi phối tới mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động giáo dục đại học: Thứ nhất,
các khoản đầu tƣ công cho giáo dục ngày càng giảm đi, nhất là nguồn ngân
sách nhà nƣớc; thứ hai, giáo dục đại học đang phải cạnh tranh gay gắt để đào
tạo và cung cấp nguồn nhân lực và các sản phẩm dịch vụ chất lƣợng cao đáp
ứng yêu cầu luôn thay đổi của nền kinh tế. Nguồn đầu tƣ công bị cắt giảm và
cạnh tranh về chất lƣợng đã buộc các trƣờng đại học phải chủ động khai thác
các nguồn vốn từ bên ngoài, tìm mọi cách để thƣơng mại hóa các kết quả
nghiên cứu, liên kết với các doanh nghiệp, địa phƣơng để tìm kiếm các hợp
đồng cung cấp dịch vụ, mở các chi nhánh đào tạo, đổi mới chƣơng trình, cải
cách các hoạt động nghiên cứu, quảng cáo, tiếp thị…buộc các trƣờng đại học
phải thay đổi mạnh mẽ để tìm nguồn tài chính, tồn tại và phát triển.
Với lợi thế so sánh mang tính bổ sung, trƣờng đại học và doanh nghiệp
có nhiều cơ hội để tăng cƣờng hợp tác với nhau nhằm giải quyết những mối
quan tâm của nhau một cách hiệu quả. Trƣờng đại học có thể tiếp cận thực
tiễn hiệu quả, chuyển giao công nghệ một cách trực tiếp, có điều kiện khai
thác hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm từ doanh
nghiệp. doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có
quan hệ mất thiết với các chuyên gia trong ngành giàu kinh nghiệm đang công
tác tại các trƣờng đại học hay viện nghiên cứu để tiến hành các hoạt động
nghiên cứu - triển khai hay hoạt động tƣ vấn (Nguyễn Xuân Minh, 2013).
Liên kết giữa đại học với doanh nghiệp là mối quan hệ cộng hƣởng,
trƣờng đại học sẽ đƣợc hỗ trợ tài chính để phát triển đào tạo nguồn nhân lực
chất lƣợng cao, chuyển giao công nghệ theo nhu cầu của doanh nghiệp.


1


Doanh nghiệp thì đƣợc thừa hƣởng nguồn nhân lực đó, giảm chi phí cho việc
đào tạo lại và các loại chi phí cơ hội khác. Đồng thời, doanh nghiệp thông qua
quá trình học hỏi và liên kết thì khả năng hấp thụ công nghệ sẽ đạt hiệu quả
cao, nguồn tài chính đƣợc cải thiện (Cohem, W, 1990)
Theo Etzkowitz and Leydesdorff (2000), Liên kết giữa trƣờng và doanh
nghiệp có thể theo hai cách. Trong cách thứ nhất, hoạt động của trƣờng bao
gồm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khám phá. Đặc điểm là tạo ra không gian
làm việc độc lập cho các nhà nghiên cứu và tập trung vào nghiên cứu cơ bản.
Trong đó, hoạt động của chính phủ nhƣ là nhà đầu tƣ cung cấp ngân sách cho
nghiên cứu của trƣờng trong khi kết quả nghiên cứu đƣợc phổ biến nhƣ một
loại hàng hóa tự do của xã hội (bao gồm cả các ngành công nghiệp). Kết quả
nghiên cứu của trƣờng từ nguồn vốn của chính phủ sẽ góp phần tạo ra một
nguồn kiến thức của quốc gia. Cách thứ hai, trƣờng thực hiện các nghiên cứu
ứng dụng và triển khai và chuyển giao đến cho doanh nghiệp. Trong cách này,
các doanh nghiệp sẽ đạt đƣợc kiến thức giúp họ cạnh tranh tốt hơn nhờ khai
thác đƣợc những kiến thức này.
Hoạt động của trƣờng đại học có liên quan tới các ngành công nghiệp
đƣợc thống kê ở năm phƣơng diện cơ bản nhƣ: i) Liên kết đào tạo; ii) Liên kết
tƣ vấn; iii) Liên kết nghiên cứu; iv) liên kết chuyển giao công nghệ; v) Liên
kết xây dựng vƣờn ƣơm doanh nghiệp
Liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp đã đƣợc thực hiện tại
nhiều Trƣờng đại học tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, Mỹ, Nhật Bản từ lâu và
giờ đây các Trƣờng Đại học của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và
Singapore. Hoạt động liên kết đó đã đóng góp quan trọng cho hoạt động
nghiên cứu tại trƣờng đại học, đồng thời với quá trình thƣơng mại hóa đã giúp
cho các doanh nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng
thế giới.


2


Ở Việt Nam hiện nay có 412 trƣờng đại học và cao đẳng (2016), tính
bình quân mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 Trƣờng đại học, cao đẳng; cả
nƣớc có khoảng 2,2 triệu sinh viên trên tổng số 95 triệu dân, cao hơn cả các
quốc gia phát triển nhƣng một trong những vấn đề bức xúc của ngành giáo
dục đại học ở nƣớc ta là đào tạo chƣa gắn liền với nhu cầu của xã hội, trong
đó đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp
khó tìm đƣợc việc làm hoặc công việc không phù hợp với chuyên môn đƣợc
đào tạo (Phùng Xuân Nhạ, 2008)
Nguyên nhân chính là do nội dung chƣơng trình còn nặng về lý thuyết ,
nhẹ về thực hành, chƣa tạo đƣợc sự thống nhất gắn với mục tiêu tìm kiếm
việc làm của sinh viên, thiếu sự liên kết chặt chẽ của nhà trƣờng với doanh
nghiệp và chƣa nắm bắt đƣợc nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Theo
thống kê cuối năm 2016 cả nƣớc có 191.000 sinh viên ra trƣờng chịu nạn thất
nghiệp, trong 5 năm gần đây thì có tới 300.000 sinh viên ra trƣờng không có
việc làm; khảo sát 60 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp tại TPHCMvề
“đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lƣợng của sinh viên
đƣợc đào tạo trong 5 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp (đánh giá dựa trên tiêu
chí kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm
việc và năng lực làm việc)” chỉ có 5% sinh viên đƣợc đánh giá ở mức tốt,
15% ở mức khá, 30% ở mức trung bình và 40% ở mức độ yếu (Phạm Công
Nhất, 2014).
Trong vấn đề nghiên cứu khoa học, mặc dù nhà nƣớc đã ban hành
nhiều cơ chế, chính sách nhằm gắn kết cộng đồng khoa học với doanh nghiệp,
công tác nghiên cứu khoa học ở các trƣờng, Viện tuy đã đạt đƣợc những kết
quả nhất định nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và đòi hỏi của xã hội. Thực
tế cho thấy, nhiều kết quả NCKH từ các đề tài đƣợc nghiệm thu chƣa đƣợc

khai thác sử dụng một cách có hiệu quả; việc gắn NCKH với sản xuất kinh

3


doanh chƣa tốt (Trần Văn Bình, 2015), nghiên cứu khoa học chƣa gắn với
chuyển giao để triển khai áp dụng vào thực tế
Khi đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ, SXKD của các trƣờng,
chúng ta thấy các hoạt động này vẫn còn ở tình trạng tự phát, manh mún, quy
mô nhỏ, chƣa xứng tầm với tiềm năng của nhà trƣờng và hiệu quả hoạt động
chƣa cao. Theo BGD&ĐT nguồn ngân sách cung cấp cho các trƣờng thực
hiện nhiệm vụ NCKH đều tăng hàng năm (năm 2006 là khoảng 259,5 tỷ đồng,
2008 là hơn 264 tỷ đồng). Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt động NCKH của các
trƣờng từ năm 2006 đến năm 2008 còn rất thấp, chỉ chiếm 3,92% trong tổng
nguồn tài chính của trƣờng. Đáng chú ý, nguồn thu cơ bản của các trƣờng từ
hợp tác quốc tế và các nguồn thu khác, còn thu từ các hoạt động triển khai,
chuyển giao kết quả NCKH chỉ chiếm 0,39% (Trần Văn Bình, 2015)
Hiện nay, Bộ công thƣơng có 10 trƣờng trực thuộc, bao gồm: Trƣờng
Đại học công nghiệp TPHCM, trƣờng Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp, Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trƣờng Đại học Điện lực,
Trƣờng Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Trƣờng Đại học Công nghiệp Việt
– Hung, Trƣờng Đại học Sao Đỏ, Trƣờng đại học Công nghiệp Thực phẩm
TPHCM, Trƣờng Đại học Công nghiệp Việt Trì, Trƣờng Đại học Dầu khí
chiếm tỷ lệ 1.43% trong tổng số các trƣờng Đại học trên toàn quốc gia.
Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, các trƣờng Đại học
thuộc Bộ Công Thƣơng đã đƣợc giao quyền tự chủ trong ba lĩnh vực: tổ chức,
nhân sự, tài chính. Nhƣ vậy, các trƣờng phải chủ động tìm kiếm nguồn tài
chính, khẳng định thƣơng hiệu nhằm tăng năng lực cạnh tranh thì mới có thể
tồn tại và phát triển
Bộ Công thƣơng là cơ quan chính phủ, thực hiện các chức năng quản lý

nhà nƣớc về công nghệ và thƣơng mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện,
than, dầu khí, năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công
nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến
4


khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ
trợ, công nghiệp môi trƣờng, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thƣơng mại trong nƣớc; xuất nhập khẩu,
thƣơng mại biên giới; phát triển thị trƣờng ngoài nƣớc; quản lý thị trƣờng;
xúc tiến thƣơng mại; thƣơng mại điện tử; dịch vụ thƣơng mại; hội nhập kinh
tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, phòng vệ thƣơng
mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nƣớc của bộ (). Nhƣ vậy, Bộ Công thƣơng là Bộ có nhiều
tập đoàn doanh nghiệp lớn có nhu cầu đổi mới công nghệ và hội tụ đầy đủ các
yếu tố chủ thể bao gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực
phù hợp, doanh nghiệp và trƣờng đại học để triển khai các hoạt động liên kết..
Tuy vậy, hoạt động liên kết giữa các trƣờng đại học với các doanh nghiệp trực
thuộc Bộ Công thƣơng còn hạn chế, hiệu quả thấp. Các hình thức liên kết chủ
yếu tập trung vào hoạt động chuyển giao công nghệ từ phía doanh nghiệp tới
các trƣờng đại học trên danh nghĩa là hoạt động tài trợ còn chuyển giao công
nghệ từ phía nhà trƣờng cho doanh nghiệp còn rất ít. Hoạt động đào tạo đƣợc
coi là chủ đạo, nhƣng các trƣờng đại học chƣa thƣờng xuyên tìm hiểu nhu cầu
về nguồn nhân lực của doanh nghiệp, chƣa chủ động đến với các doanh
nghiệp thông hình thức liên kết đào tạo. Số lƣợng các dự án nghiên cứu khoa
học diễn ra khá hạn chế, chủ yếu các trƣờng đại học thực hiện dự án do nhà
nƣớc đặt hàng chứ không phải từ nhu cầu của doanh nghiệp. Hoạt động tƣ vấn
và xây dựng vƣờn ƣơm doanh nghiệp bƣớc đầu đƣợc triển khai, nhƣng các
hoạt động này diễn ra rất ít và chƣa thực sự đi vào hoạt động trong các trƣờng
đại học và doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp ngày càng đòi
hỏi nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Chính vì thế, hoạt động liên kết giữa nhà
trƣờng đào tạo nghề với doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn bao
5


giờ hết. Với lý do đó, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Liên kết giữa trường
Đại học và Doanh nghiệp: Nghiên cứu điển hình tại các trường Đại học
của Bộ Công Thương” làm luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất một số giải pháp nhằm thúc
đẩy hoạt động liên kết giữa các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Công thƣơng
với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, nghiên cứukhoa học, tƣ vấn,
chuyển giao công nghệ và xây dựng vƣờng ƣơm doanh nghiệp
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của liên kết giữa

trƣờng đại học và doanh nghiệp trong xu hƣớng phát triển của giáo dục đại
học hiện đại
-

Phân tích, đánh giá thực trạng liên kết giữa các Trƣờng đại học trực

thuộc Bộ Công thƣơng với doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học,
tƣ vấn , chuyển giao công nghệ và xây dựng vƣờn ƣơm doanh nghiệp
-


Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế liên kết giữa các trƣờng đại

học của Bộ Công Thƣơng với doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu
khoa học, tƣ vấn,chuyển giao công nghệ và xây dựng vƣờn ƣơm doanh nghiệp
3. Câu hỏi nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận án, tập trung trả lời các câu hỏi chính sau đây:
-

Các hình thức liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp? Mức

độ tác động của các hình thức liên kết đó đối với trƣờng đại và đối với
doanh nghiệp?
-

Thực trạng hoạt động liên kết giữa các trƣờng đại học của Bộ Công

Thƣơng và doanh nghiệp đƣợc diễn ra nhƣ thế nào? Kết quả mang lại từ các
hình thức liên kết đối với trƣờng đại học và đối với doanh nghiệp?

6


Cần thực hiện những giải pháp gì để cải thiện và thúc đẩy hoạt động

-

liên kết giữa doanh nghiệp với các trƣờng đại học của Bộ Công Thƣơng
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Liên kết giữa Trƣờng đại học với doanh

nghiệp.: Nghiên cứu tại một số trƣờng đại học của Bộ Công thƣơng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung:Liên kết giữa trƣờng đại học với doanh nghiệp có thể
đƣợc thực hiện ở nhiều lĩnh vực với nhiều nội dung khác nhau nhƣ: liên kết
trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phát
triển dịch vụ, giải quyết việc làm cho sinh viên…Tuy nhiên nội dung luận án
giới hạn phạm vi nghiên cứu vào 5 nội dung chính có tầm quan trọng và rất
đƣợc quan tâm đối với các trƣờng đại học cũng nhƣ các doanh nghiệp đó là:
1) Hoạt động đào tạo; 2) Tƣ vấn; 3) Nghiên cứu khoa học; 4) Chuyển giao
công nghệ; 5) xây dựng vƣờn ƣơm doanh nghiệp trong các trƣờng đại học
(Spin-off)
+ Về không gian: Nghiên cứu liên kết giữa Trƣờng đại học với doanh
nghiệp. Cụ thể gồm các trƣờng: Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội,
Trƣờng Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học Điện
lực, Trƣờng Đại học Việt Hung, Trƣờng Đại học Sao Đỏ
+ Về thời gian: Luận án nghiên cứu mối liên kết giữa trƣờng đại học
với doanh nghiệp trong bối cảnh mới và tác động của kết quả liên kết lên
trƣờng Đại học trong thời gian tới
5. Tính mới và những đóng góp của luận án
Thứ nhất, Luận án đã nghiên cứu để làm rõ hơn các hình thức liên kết
giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp; đánh giá mức độ tác động của các hình
thức liên kết đó đối với trƣờng đại học cũng nhƣ đối với doanh nghiệp trong
đào tạo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

7


Thứ hai, luận án đã phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về
thực trạng liên kết, hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp thông qua
nghiên cứu các các trƣờng ĐH thuộc BCT, rút ra những mặt tích cực, hạn chế

và nguyên nhân làm căn cứ cho đề xuất các giải pháp đổi mới và phát triển
các hình thức liên kết
Thứ ba, luận án đã đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy và nâng cao
hiệu quả sự liên kết giữa trƣờng ĐH và DN để qua đó nhà trƣờng nâng cao
đƣợc chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp có đội ngũ
nhân lực chất lƣợng cao, hoạt động R&D đƣợc chú trọng, sinh viên sau tốt
nghiệp tìm kiếm đƣợc việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án đƣợc cấu trúc theo 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu về liên kết giữa trƣờng
đại học và doanh nghiệp
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 5: Bình luận và kiến nghị

8


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Để định hƣớng cho nghiên cứu về mối liên kết giữa trƣờng đại học và
doanh nghiệp, tác giả thực hiện đánh giá một số các công trình nghiên cứu
điển hình đã đƣợc công bố trong nƣớc và ngoài nƣớc, qua đó có cách nhìn
nhận tổng hợp về đề tài nghiên cứu, đồng thời tìm ra khoảng trống mà các
nghiên cứu khác còn chƣa khai thác hết.
Hiện nay trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc có nhiều công trình nghiên
cứu về liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp theo nhiều góc độ khác
nhau, với nhiều trƣờng phái khác nhau. Để phù hợp với mục đích nhiệm vụ
nghiên cứu, tác giả luận án nhóm gộp các công trình nghiên cứu đó theo các
chủ đề căn cứ trên quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau về nội dung và hình

thức liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiêp
1.1. Liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn
nhân lực
Ý tƣởng liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp trong đào tạo và
nghiên cứu đã đƣợc Wilhelm Von Humboldt nhà triết học và giáo dục của
Đức đƣa ra. Năm 1810 ông là ngƣời sáng lập ra Đại học Berlin, trƣờng đã
thực hiện ý tƣởng của ông, và mô hình liên kết này đã lan rộng tại nhiều
trƣờng đại học của châu Âu và Mỹ. Trong gần 600 năm, các trƣờng đại học
hầu nhƣ chỉ có nhiệm vụ đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho các ngành
kinh tế, xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của quốc gia. Cải cách lớn nhất
của trƣờng đại học Humboldt là đã thay đổi toàn bộ mục tiêu hoạt động của
trƣờng bằng cách chuyển trọng tâm sang nghiên cứu, và nghiên cứu trở thành
yếu tố sống còn giúp cho hoạt động đào tạo đóng góp trực tiếp cho xã hội và
phát triển kinh tế. Mục tiêu của Trƣờng đại học Humboldt đƣợc đặt ra rất rõ
ràng. Thứ nhất, thực hiện các hoạt động nghiên cứu cơ bản, để tiến tới đạt

9


đƣợc trình độ cao trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ. Thứ hai,
nghiên cứu trong trƣờng đại học gắn liền với thực tế và đóng góp cho sự phát
triển của quốc gia, đặc biệt phát triển các lĩnh vực công nghệ phục vụ cho
mục đích dân sự và mục đích quân sự, đƣa nƣớc Đức trở thành quốc gia hùng
mạnh nhất thế giới
Daniel Schiller & Ingo Liefner (2006), nghiên cứu tập trung vào hệ
thống giáo dục của Thái Lan, áp dụng các lập luận lý thuyết và phân tích thực
nghiệm cho trƣờng hợp của nƣớc công nghiệp đang phát triển. Dữ liệu phân
tích dựa vào một cuộc điều tra về các hoạt động hợp tác của năm trƣờng đại
học ở Thái Lan cho thấy cả các cá nhân và tổ chức đều phản ứng với những
thay đổi về những hỗ trợ tài chính cho đại học, sự cắt giảm chi tiêu công và

khuyến khích hợp tác giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp đƣợc coi là một
phƣơng tiện tài chính cho trƣờng đại học, ngƣợc lại họ có thể giúp đào tạo
nhân viên và khuyến khích học tập bằng cách tiếp cận những ý tƣởng mới
trong các dự án hợp tác. Nghiên cứu xoay quanh vấn đề hỗ trợ tài chính để bổ
xung nguồn kinh phí thiếu hụt từ chính phủ, khuyến khích các doanh nghiệp
liên kết đào tạo ngắn hạn nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
Diane L Peters PE & Anne M Lucietto (2016), Sự hợp tác giữa doanh
nghiệp và trƣờng đại học diễn ra khi đƣợc thiết kế và quản lý đúng cách,
mang lại lợi ích cho cả đối tác trong ngành và các tổ chức khoa học. Sự hợp
tác nhƣ vậy có thể diễn ra trên quy mô nhỏ và lớn, có thể liên quan đến các số
lƣợng khác nhau của các tổ chức học thuật và các đối tác trong ngành. Họ
cũng có thể có những mục đích khác nhau bao gồm những nỗ lực nghiên cứu
tập trung và các chƣơng trình đƣợc thiết kế để kết nối sinh viên đại học với
các dự án thực tế để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng,
sinh viên thấy hữu ích khi tham gia thực tập hoặc học tập kinh nghiệm tại
doanh nghiệp, trong khi đó giảng viên thấy hữu ích khi công tác với ngành để
tham gia nhiên cứu và tƣơng tác với cộng đồng.
10


R. Lewis (1998), IFIP pulished by chapman and hall, tác giả cho rằng
trong thời đại kinh tế tri thức, thông tin và công nghệ viễn thông cho phép
mọi ngƣời có thể tiếp cận tri thức và tích lũy tri thức theo nhiều cách khác
nhau. Doanh nghiệp có thể tạo các điều kiện tốt cho sinh viên thâm nhập thực
tế và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Hoạt động đào tạo tại trƣờng Đại học
cùng với hoạt động nghiên cứu tạo ra lợi nhuận cho cả hai bên trong quá trình
hợp tác
R.M Kanter (2011), Theo giáo sƣ đại học kinh doanh Harvard R. M
Kanter thì đổi mới mô hình liên kết giữa trƣờng Đại học và Doanh nghiệp
mang lại hiệu quả thiết thực ở ba phƣơng diện. Thứ nhất, số doanh nghiệp

đƣợc thành lập ở trong trƣờng Đại học và cả ở Doanh nghiệp đều tăng lên.
Thứ hai, sinh viên tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm hơn. Thứ ba, kỹ năng
nghề nghiệp đƣợc nâng cao và tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh
cao trên thị trƣờng toàn cầu
Trần Anh Tài & Trần Văn Tùng (2009), phân tích chi tiết các kết quả
hoạt động liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo
và nghiên cứu. Điểm nổi bật của hai tác giả là đƣa ra quan điểm chính sách
của quốc gia, của doanh nghiệp và trƣờng đại học trong hoạt động liên kết. Để
chứng minh cho những đổi mới về chính sách, các tác giả lần lƣợt phân tích
hoạt động liên kết giữa các trƣờng đại học với doanh nghiệp của châu Âu,
Đông Á, Mỹ, Nhật Bản. Từ đó chứng minh rằng hoạt động liên kết đóng góp
nhiều cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là đổi mới sáng tạo công
nghệ tại các doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm của các trƣờng đại học này, tác
giả đề ra một số giải pháp trong hoạt động liên kết giữa Đại học Quốc Gia Hà
Nội với doanh nghiệp.
Phùng Xuân Nhạ (2009). Nghiên cứu mô tả bối cảnh giáo dục đại học
tại Việt Nam hiện nay đang đào tạo thiếu gắn kết với nhu cầu của doanh

11


nghiệp. Để thúc đẩy mối quan hệ này trong hợp tác, yếu tố quyết định thành
công là các bên phải có cùng lợi ích (Win-Win). Nếu mỗi bên theo đuổi mục
đích riêng của mình mà không tính đến lợi ích thỏa đáng của bên kia thì rất
khó hợp tác đƣợc với nhau. Đối với doanh nghiệp, lợi ích mang lại từ hợp tác
với đại học có đƣợc nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển của
Doanh nghiệp thay vì phải tìm kiếm lao động trên thị trƣờng tự do, mất thời
gian và kinh phí để đào tạo lại. Đối với các trƣờng đại học, liên kết cũng
mang lại đƣợc nhiều lợi ích, sản phẩm đầu ra đã có nơi đặt hàng, nhờ đó cũng
nắm bắt đƣợc cụ thể yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất

nghề nghiệp, số lƣợng/quy mô cần đào tạo. Mặt khác nhờ có đơn đặt hàng mà
đại học có đƣợc nguồn kinh phí dồi rào; Nội dung cơ chế gắn đào tạo với nhu
cầu của doanh nghiệp gồm 3 khâu chủ yếu, đó là: 1) Đầu vào (các nguồn
tuyển sinh theo yêu cầu của từng chƣơng trình đào tạo); 2) Công nghệ đào tạo
(quản lý, giảng viên, chƣơng trình đào tạo, học liệu, cơ sở vật chất, dịch vụ
đào tạo, tài chính); 3) Đầu ra (kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất). Các
trƣờng đại học cần chủ động phối hợp với bộ phận nhân sự của doanh nghiệp
để đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Doanh nghiệp,
đồng thời khi cải tiến chƣơng trình đào tạo cần có một số thành viên của
doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công đào tạo gắn với nhu cầu của doanh
nghiệp các bên phải thấy rõ đƣợc lợi ích của sự hợp tác này và hiểu đầy đủ
cần phải làm cái gì, làm nhƣ thế nào, ngoài ra đại học và doanh nghiệp cần có
chiến lƣợc phát triển rõ ràng về nguồn nhân lực; cần có bộ phận chuyên trách
từ hai phía để thực hiện công việc hợp tác, các bộ phận này phải đảm nhận
đƣợc vai trò là cầu nối, điều phối chuyên nghiệp các hoạt động đào tạo gắn với
nhu cầu của doanh nghiệp; Mội vấn đề quan trọng là cần có sự hỗ trợ của Chính
phủ, các địa phƣơng để thúc đẩy hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp, sự hỗ trợ
không chỉ bằng chính sách mà cần thiết thực hơn thông qua việc cấp tài chính,
đất đai…để xây dựng các vƣờn ƣơm doanh nghiệp, khu công nghệ cao.

12


×