Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn thạc sĩ Khai thác giá trị văn hóa định Hàng Kênh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.16 MB, 108 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ĐÌNH HÀNG KÊNH
TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO
HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI,
HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
MÃ SỐ: 60.14.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quốc Tuấn

HẢI PHÒNG – 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Khai thác giá trị văn hoá đình
Hàng Kênh trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5 trường tiểu
học Minh Khai, Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao
chép của bất cứ ai. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 22 tháng 05 năm 2017
Tác giả


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, Luận văn "Khai thác giá trị văn hoá đình
Hàng Kênh trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5 trường tiểu
học Minh Khai, Hải Phòng" của tôi đã hoàn thành.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy,
các cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, Khoa Sau đại học, trường Đại học Hải
Phòng, đặc biệt là TS. Trần Quốc Tuấn đã động viên, khuyến khích và chỉ dẫn
tận tình cho tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo và các em học
sinh, đặc biệt là học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Minh Khai, Lê Chân, Hải Phòng
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát, điều tra, thu thập

những số liệu cần thiết phục vụ cho Luận văn và tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
Luận văn.
Hải Phòng, ngày 22 tháng 05 năm 2017
Tác giả


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................vii
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................ix
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...............................................….9
1.1. Văn hoá và văn hoá truyền thống....................................................................9
1.1.1. Khái niệm.....................................................................................................9
1.1.2. Những tính chất cơ bản của văn hoá truyền thống.....................................11
1.2. Đạo đức, lối sống..........................................................................................13
1.2.1. Khái niệm...................................................................................................13
1.2.2. Chức năng của đạo đức, lối sống...............................................................14
1.3. Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh tiểu học thông qua các giá trị văn
hoá truyền thống...................................................................................................15
1.3.1. Khái niệm...................................................................................................15
1.3.2. Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học

thông qua các giá trị văn hoá truyền thống..........................................................15
Tiểu kết chương 1.................................................................................................17


iv

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ĐÌNH HÀNG KÊNH VÀ THỰC TRẠNG
VIỆC KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ĐÓ VÀO GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG MINH KHAI..............18
2.1. Vài nét về quận Lê Chân...............................................................................18
2.1.1. Vị trí địa lí..................................................................................................18
2.1.2. Khí hậu, thuỷ văn, sông ngòi.....................................................................18
2.1.3. Dân cư, kinh tế, xã hội...............................................................................19
2.1.4. Không gian văn hoá - xã hội......................................................................20
2.2. Giá trị văn hoá đình Hàng Kênh...................................................................20
2.2.1. Giá trị về lịch sử.........................................................................................20
2.2.2. Giá trị kiến trúc..........................................................................................24
2.2.3. Giá trị về trang trí, điêu khắc.....................................................................28
2.2.4. Giá trị về nghệ thuật, xã hội......................................................................32
2.2.5. Giá trị về lễ hội, văn hoá...........................................................................37
2.3. Thực trạng việc khai thác các giá trị văn hoá đình Hàng Kênh vào giáo dục
đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Minh Khai.......................39
2.3.1. Đôi nét về công tác giáo dục ở trường tiểu học Minh Khai......................39
2.3.2. Nội dung chương trình một số môn học lớp 5 có liên quan giáo dục đạo
đức lối sống và giá trị văn hoá truyền thống đình Hàng Kênh............................44
2.3.3. Thực trạng quan tâm của các lực lượng giáo dục đến việc giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh thông qua các giá trị văn hoá truyền thống đình Hàng
Kênh.....................................................................................................................44



v

2.3.4. Thực trạng việc giáo dục văn hoá truyền thống và việc giáo dục đạo đức,
lối sống cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Minh Khai.......................................47
Tiểu kết chương 2.................................................................................................50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO
HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG MINH KHAI THÔNG QUA CÁC GIÁ TRỊ VĂN
HOÁ ĐÌNH HÀNG KÊNH.................................................................................51
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.......................................................................51
3.1.1. Bảo đảm tính toàn vẹn của các động tác giáo dục.....................................51
3.1.2. Thống nhất tác động sư phạm của giáo viên và hoạt động tự giác của học
sinh.......................................................................................................................51
3.1.3. Lấy việc tổ chức hợp lý hoạt động giáo dục của học sinh làm cơ sở.........52
3.1.4. Phải phù hợp với đặc đểm của học sinh.....................................................52
3.1.5. Đảm bảo tính liên tục của quá trình giáo dục............................................52
3.2. Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5 trường Minh
Khai thông qua các giá trị văn hoá đình Hàng Kênh...........................................53
3.2.1. Nâng cao năng lực, nhận thức của các lực lượng giáo dục về tầm quan
trọng của hoạt động giáo dục...............................................................................53
3.2.2. Xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên có khả năng giáo dục
đạo đức, lối sống thông qua các giá trị văn hoá truyền thống cho học sinh........56
3.2.3. Lồng ghép, tích hợp nội dung các giá trị văn hoá truyền thống đình Hàng
Kênh vào tiết dạy chính khoá trên lớp.................................................................59
3.2.4. Lồng ghép, tích hợp nội dung các giá trị văn hoá truyền thống đình Hàng
Kêng vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp............................................61


vi

3.3. Thực nghiệm sư phạm...................................................................................62

3.3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm.............................................................62
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm..................................................................................62
3.3.3. Nội dung thực nghiệm................................................................................62
3.3.4. Phương pháp thực nghiệm và đánh giá kết quả.........................................63
3.3.5. Kết quả thực nghiệm..................................................................................64
Tiểu kết chương 3.................................................................................................70
KẾT LUẬN..........................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................73


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

Từ viết tắt

Giải thích

CBGV

Cán bộ giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lý

ĐC

Đối chứng


GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

GS.

Giáo sư

HS

Học sinh

TCDG

Trò chơi dân gian

TN

Thực nghiệm

TS.


Tiến sĩ

TSKH.

Tiến sĩ khoa học

UBND

Uỷ ban nhân dân


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1

Số lớp, số học sinh trường Minh Khai

40

2.2


Bảng tổng hợp cơ cấu đội ngũ trường Minh Khai

40

2.3

Bảng tổng hợp học lực học sinh trường Minh Khai

41

2.4

2.5

Bảng tổng hợp kết quả môn đạo đức của học sinh trường
Minh Khai
Bảng tổng hợp chất lượng học sinh mũi nhọn trường
Minh Khai

42

43

Mức độ quan tâm của các lực lương giáo dục đến việc giáo
2.6

dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các giá trị văn

46


hoá truyền thống đình Hàng Kênh
3.1

Kết quả kiểm tra các hành vi đạo đức trước kiểm chứng

64

3.2

Kết quả kiểm tra hành vi đạo đức sau kiểm chứng

65

3.3

3.4

Kết quả kiểm tra hành vi đạo đức trước và sau kiểm chứng
của lớp đối chứng
Kết quả kiểm tra hành vi đạo đức trước và sau kiểm chứng
của lớp thực nghiệm

66

67


ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ

Biểu đồ

Trang

3.1

Kết quả kiểm tra hành vi đạo đức trước kiểm chứng

64

3.2

Kết quả kiểm tra hành vi đạo đức sau kiểm chứng

65

3.3

3.4
3.5

Kết quả kiểm tra hành vi đạo đức trước và sau kiểm chứng
của lớp đối chứng
Kết quả kiểm tra hành vi đạo đức trước và sau kiểm chứng

của lớp thực nghiệm
Đánh giá nguyện vọng của học sinh

66

67
69


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng
biển lớn nhất phía Bắc. Nơi đây cũng chính là trung tâm kinh tế, giáo dục, y
tế, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành
phố Hải Phòng có một vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an
ninh, quốc phòng.
Ở một góc độ khác, rời xa những thứ hiện đại, phát triển, Hải Phòng lại
hiện lên là một trung tâm với những nét văn hoá truyền thống đặc sắc, đáng
trân trọng và tự hào.
Đã từ rất lâu, cây đa, giếng nước, sân đình là hình ảnh thân thương, gắn
bó với người dân vùng duyên hải Bắc Bộ nói chung và người dân thành phố
cảng Hải Phòng nói riêng. Trong sâu thẳm tâm hồn người dân đất cảng, mái
đình luôn gợi nhớ đến hồn quê. Ở Hải Phòng, ít nhất từ cuối thế kỉ XVII, đầu
thế kỉ XVIII trở đi, ở mỗi làng, xã, người dân đều dựng những ngôi đình làm
ngôi nhà chung của cộng đồng, là nơi tôn thờ một hay nhiều vị thần thành
hoàng của làng. Xưa, qua bàn tay tài hoa của người thợ dân gian, nhiều ngôi
đình được dựng lên có giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật. Với
45 ngôi đình được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có những ngôi đình nổi

tiếng và được nhiều người biết đến như: đình Nhân Mục, Cung Chúc (huyện
Vĩnh Bảo), đình Kiền Bái (huyện Thuỷ Nguyên), đình Dư Hàng (quận Lê
Chân)... cũng đủ cho chúng ta tự hào về một nền văn hoá, kiến trúc điêu khắc
đình làng truyền thống của vùng đất Hải Phòng.
Lê Chân là một quận nội thành Hải Phòng. Tuy là một quận trung tâm
với nhiều lĩnh vực dẫn đầu thành phố nhưng trong lòng Lê Chân lại ẩn chứa
nhiều di tích lịch sử, kiến trúc có nhiều giá trị văn hoá về tâm linh được nhà
nước xếp hạng như: đền Nghè, đình An Biên, đình Từ Vũ, đình Hàng Kênh,
đình Dư Hàng, đình Đông An, chùa Vẻn, chùa An Dương, chùa Nam Hải...


2

Trong vườn hoa nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc đó, đình Hàng Kênh nổi
lên như một bông hoa tươi thắm.
Đình Hàng Kênh thờ Ngô Quyền - vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo
nhân dân ta làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, đánh tan quân
Nam Hán, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam. Đình
được khởi dựng vào nửa cuối thế kỉ XVII. Trải qua hơn 300 năm, đình vẫn
giữ được gần như nguyên vẹn một công trình kiến trúc gỗ to lớn, bề thế với
hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xảo, tinh tuý, tiêu biểu cho nghệ thuật
điêu khắc trên kiến trúc gỗ của các ngôi đình trong làng xã của vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Đình Hàng Kênh còn được coi như một Bảo tàng nghệ thuật
điêu khắc sống động.
Bên cạnh những giá trị về lịch sử, kiến trúc - nghệ thuật, đình Hàng
Kênh còn mang trong mình những giá trị về văn hoá - xã hội to lớn với các lễ
hội và các hoạt động văn hoá - nghệ thuật đặc sắc. Giữa một trung tâm thành
phố lớn, với sự phát triển nhanh chóng của tình trạng đô thị hoá hiện nay thì
đình Hàng Kênh hiện lên như một di sản văn hoá với những giá trị thật quý
báu.Vậy làm thế nào để những giá trị đó sẽ được bảo tồn và sống mãi với

thời gian? Gắn liền giáo dục với các giá trị văn hoá truyền thống chính là một
đáp án cho câu hỏi đó.
Với lợi thế là thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng là một trung
tâm giáo dục lớn của cả nước. Ngành giáo dục & đào tạo Hải Phòng luôn
nằm trong tốp những đơn vị dẫn đầu toàn quốc. Nhắc đến thành công của
giáo dục Hải Phòng, phải kể đến sự nỗ lực của ngành giáo dục & đào tạo
quận Lê Chân. Là một quận trung tâm thành phố, không có nhiều điều kiện
thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, môi trường nhưng bằng tin thần dám
nghĩ, dám làm, vị thế của giáo dục quận Lê Chân luôn được khẳng định với
nhiều năm liền dẫn đầu thành phố về chất lượng giáo dục, đào tạo. Đóng góp
cho những thành tích đáng tự hào của quận nhà phải kể đến trường tiểu hoc
Nguyễn Thị Minh Khai. Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nằm trên


3

đường Lê Chân. Trường nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu bậc tiểu học toàn
thành phố, vinh dự là 1 trong 50 trường tiên tiến khu vực Đông Nam Á.
Trường cũng tự hào là nơi Bác Hồ từng ghé thăm và nghỉ chân. Để có được
những bề dày thành tích nổi bật đó, nhà trường cũng như ngành giáo dục
quận nhà đã không ngừng vươn lên. Những năm gần đây, ngoài chú trọng
văn - thể - mĩ, giáo dục nhà trường còn đi sâu vào bồi dưỡng đạo đức, xây
dựng nhân cách, tâm hồn cho học sinh, coi trọng việc giáo dục các giá trị văn
hoá truyền thống. Chính vì vậy, việc khai thác những giá trị của văn hoá
truyền thống đưa vào giáo dục đạo đức, lối sống là việc làm vô cùng cấp
thiết. Những giá trị văn hoá truyền thống quê hương sẽ tác động tới các hành
vi đạo đức và lối sống của học sinh. Mặt khác, khi đã có nền tảng đạo đức,
lối sống tốt thì cũng chính những mầm non tương lai của đất nước ấy sẽ là
người trực tiếp bảo tồn và giữ vững các giá trị văn hoá đó theo thời gian. Đấy
cũng chính là lí do tác giả lựa chọn đề tài: "Khai thác các giá trị văn hoá

đình Hàng Kênh trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh lớp 5
trường tiểu học Minh Khai, Hải Phòng".
Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu tác động tích cực của các giá trị văn hoá
của đình Hàng Kênh đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, từ đó
học sinh cũng tác động ngược lại bằng hành động và ý thức gìn giữ, bảo tồn
các giá trị văn hoá đó.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một con đường quan trọng để thực
hiện toàn vẹn mục tiêu giáo dục. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục thì giáo
dục không chỉ giới hạn trong lớp học mà phải mở rộng ra ngoài xã hội.
Giáo dục hiểu theo nghĩa xã hội học là một hiện tượng xã hội, bản chất
là sự tiếp nối kinh nghiệm xã hội lịch sử qua các thế hệ. Quá trình giáo dục
được tổ chức, thực hiện một cách có ý thức theo định chuẩn xã hội. Giáo dục
khi đó có mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức xác định.


4

Mục tiêu cuối cùng của giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách
người được giáo dục . Sự phát triển toàn diện nhân cách đó bao hàm:
- Sự phát triển về thể chất
- Sự phát triển về tâm trí và năng lực thực tiễn
Trong qua trình giáo dục, học sinh phải là chủ thể, việc giáo dục không
chỉ diễn ra trên lớp, trong trường học mà phải thực hiện ở ngoài lớp, ngoài
trường theo phương thức kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Thông qua các hình thức như học tập, lao động, vui chơi, giải trí, sinh hoạt
ngoài trời, tham quan du lịch, sinh hoạt tập thể.
J.A Kômenxki (1592-1670) được coi là “Ông tổ của nền sư phạm cận
đại” đã có những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục trên thế giới. Trong đó,

ông đặc biệt quan tâm đến việc kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngoài
lớp nhằm giải phóng hình thức học tập “giam hãm trong 4 bức tường” của hệ
thống nhà trường giáo hội thời trung cổ. Ông khẳng định “Học tập không phải
là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà lĩnh hội kiến thức từ mặt trời, mặt đất,
từ cây sồi, cây dẻ”
C. Mác và F. Anghen người sáng lập ra học thuyết cách mạng xã hội
chủ nghĩa và là ông tổ của nền giáo dục hiện đại. Hai ông xác định mục đích
của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là tạo ra “Con người phát triển toàn diện”.
Muốn vậy phải theo “ Phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”.
Đây chính là phương thức giáo dục hiện đại.
A. X. Macarencô (1888-1939) nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại, người có
công làm một cuộc thực nghiệm giáo dục vĩ đại gần 20 năm ở “trại lao động
Goocki và Deczinxki” nhằm cải tạo trẻ em phạm pháp. Thành công của cuộc
thực nghiệm này chính là ở chỗ Macarencô không chỉ giáo dục trẻ em phạm
pháp trong trường mà ông đã gắn liền giáo dục trong lao động, trong sinh hoạt
tập thể và hoạt động xã hội. Ông đã chứng minh chân lý giáo dục của học
thuyết Mác- Lê nin và khái quát thành các quan điểm giáo dục xã hội chủ
nghĩa rất cơ bản, đó là:


5

+ Giáo dục trong hoạt động xã hội.
+ Giáo dục trong tập thể, bằng tập thể.
+ Giáo dục trong lao động.
+ Giáo dục bằng tiền đồ, viễn cảnh.
Từ triết lý của C.Mác về bản chất xã hội của cá nhân là “Tổng hoà các
quan hệ xã hội” đến những lý luận về sự kết hợp giáo dục, xây dựng môi
trường giáo dục
2.2. Các nghiên cứu trong nước

Đình Hàng Kênh - một Bảo tàng điêu khắc nghệ thuật sống động - đã
từng được rất nhiều tác giả tìm hiểu, nghiên cứu. Trong cuốn Đình Hàng
Kênh, Lễ hội truyền thống tiêu biểu của Hải Phòng, nhà xuất bản Giáo dục
cũng đã đi sâu nghiên cứu về kiến trúc nghệ thuật, khuôn viên và lễ hội đình
Hàng Kênh. Bên cạnh đó, nét đẹp của kiến trúc đình Hàng Kênh cũng được
tác giả Chu Quang Trứ đưa ra trong cuốn Kiến trúc dân gian truyền thống
Việt Nam.
Đỗ Nguyên Hạnh trong công trình nghiên cứu của mình đã xuất phát từ
đặc điểm ham thích hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh đã đề xuất các
hình thức hoạt động: bình thơ, trưng bày ảnh, tiếp xúc với người thực, việc
thực, tham quan có tác dụng tốt đối với việc củng cố, bổ sung kiến thức, giáo
dục tình cảm, ý thức tập thể của học sinh.
Trong bài viết của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà đã đưa ra một số biện
pháp giáo dục quyền trẻ em cho học sinh Tiểu học qua hoạt động ngoài giờ
lên lớp.
Trong bài viết của tác giả Nguyễn Dục Quang đã đề cập đến vấn đề đổi
mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp, giáo dục quốc tế cho học sinh qua hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp.
Trong bài Thực trạng đạo đức học sinh tiểu học hiện nay đăng trên báo
kynanggiaoduc.edu.vn, tác giả đã đi tìm hiểu, phân tích rất sâu thực trạng,


6

những nguyên nhân dẫn đến những hành vi đạo đức xấu, những lối sống
không lành mạnh.
Trong sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục đạo đức cho
hoc sinh tiểu học, tác giả Võ Văn Hoà cũng đưa ra rất nhiều hệ quả nếu học
sinh không được trang bị những bài học về đạo đức, lối sống tốt. Chính vì thế,

việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học là một việc là một việc
làm hết sức cần thiết.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu như đề
tài Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học của tiến sĩ Đặng Thị
Phương Phi, sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh tiểu học. Vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
luôn là đề tài được coi là trọng điểm đối với giáo viên.
Trong sáng kiến Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học
sinh tiểu học được tác giả Nguyễn Thị Bình viết năm 2011 cũng đã đưa ra
được rất nhiều các biện pháp giáo dục hay, thiết thực.
Trong những tài liệu kể trên, các tác giả đã nghiên cứu rất kĩ, rất
chuyên sâu về cả hai lĩnh vực song hầu hết chúng chỉ là liệt kê các kiến trúc
nghệ thuật, lễ hội văn hoá - xã hội và chia sẻ một số kinh nghiệm giáo dục
đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường nói chung. Hai lĩnh vực
nghiên cứu đó độc lập, không có mối liên hệ với nhau. Chính vì thế, luận văn
này là hết sức thiết thực vì nó xây dựng lên mối quan hệ, tác động qua lại giữa
văn hoá truyền thống và giáo dục đạo đức, lối sống. Đứng trên góc độ của
một nhà giáo dục, tác giả sẽ khai thác các giá trị văn hoá đình Hàng Kênh vào
việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học; từ đó, học sinh sẽ tác
động trở lại bằng các hành động, ý thức tôn trọng, gìn giữ và bảo tồn các giá
trị văn hoá ấy.


7

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là qua việc tìm hiểu đình Hàng
Kênh giúp học sinh thấy được những giá trị về lịch sử, kiến trúc - nghệ thuật,
văn hoá - xã hội, góp phần vào việc giáo dục cho học sinh lớp 5 tinh thần tôn

trọng lịch sử văn hoá dân tộc, xây dựng, nuôi dưỡng những giá trị đạo đức,
lối sống tốt. Từ đó các em có ý thức tôn trọng và giữ gìn các giá trị văn hoá
đó.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc khai thác các giá trị văn hoá và giáo
dục.
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của đề tài. Nghiên cứu một số giá trị văn hoá
đình Hàng Kênh có ảnh hưởng tích cực đến việc giáo dục đạo đức, lượng

%

Trước TN

25

54,3

21

46,7

0

0

Sau TN

35

76,2


11

23,8

0

0

80
70
60
50
40
30
20
10
0

Trước TN
Sau TN

Tốt

Đạt

Chưa đạt

Biểu đồ 3.4: Kết quả kiểm tra hành vi đạo đức trước và sau kiểm chứng
của lớp đối chứng



68

Nhận xét:
Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm có sự thay đổi rõ rệt:
Tỉ lệ Tốt tăng từ 54,3% lên 76,2% (tăng 21,9%)
Tỉ lệ Đạt giảm từ 46,7% xuống 23,9% (giảm 21,9%)
Không có học sinh chưa đạt.
Đa phần, khi tham gia hoạt động, các em có thái độ nghiêm túc, tôn
trọng lịch sử văn hoá, dân tộc thể hiện qua thái độ học tập cũng như tham
quan đình. Bên cạnh đó, các em còn có những hành động thiết thực để bảo vệ
cảnh quan thiên nhiên, môi trường di tích như: dọn vệ sinh khu vực đình,
chăm sóc cây xanh quanh đình,... Không những vậy, các em còn học tập, noi
gương anh hùng dân tộc Ngô Quyền, các nhân tài được ghi danh ở Văn miếu,
tạo không khí học tập sôi nổi, ảnh hưởng tích cực tới các môn học khác cũng
như các giá trị đạo đức . Đối với nghệ thuật biểu diễn Múa rối nước, các em
rất hăng say khám phá. Niềm hăng say còn thể hiện với môn nghệ thuật
truyền thống là Ca trù. Các em rất hào hứng tham gia Câu lạc bộ Ca trù, nơi
các em được làm quen với các nhạc cụ, được học hát và học biểu diễn ca trù.
Không những hiểu biết về các giá trị văn hoá đình Hàng Kênh và có các hành
vi đạo đức, lối sống tốt, các em còn biết tuyên truyền các giá trị văn hoá tích
cực đó đến người thân và những người xung quanh.
Nguyên nhân của sự thay đổi đó xuất phát từ chính quá trình tiếp cận
nội dung, từ việc cho học sinh được tham gia nhiều hơn vào quá trình tìm
hiểu, lĩnh hội kiến thức. Sau khi các em đã biết, hiểu về các giá trị văn hoá
truyền thống đình Hàng Kênh, lúc đó các em sẽ tự xây dựng cho mình một hệ
thống các hành vi đạo đức chuẩn mực. Hơn nữa, từ đó các em sẽ biết các bảo
tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống để những giá trị văn hoá truyền
thống đó trường tồn qua thời gian.

Ngoài ra, tôi đã tiến hành thăm dò nguyện vọng của 92 học sinh theo
hướng học sinh có mong muốn được giáo dục đạo đức, lối sống thông qua các
giá trị văn hoá đình Hàng Kênh. Kết quả thu nhận như sau:


69

Mong muốn

21%

Không mong muốn

79%

Biểu đồ 3.5: Đánh giá nguyện vọng của học sinh
Với tỉ lệ 73/92 học sinh (chiếm 79%) mong muốn được tham gia đã
cho thấy rằng cần phải đổi mới nội dung chương trình giáo dục đạo đức, lối
sống, cần phải thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động và tạo cho các em
nhiều cơ hội học tập, trải nghiệm, từ đó các em sẽ tự xây dựng cho mình
những hành vi đạo đức chuẩn mực.


70

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những giá trị văn hoá tích cực đình Hàng Kênh và nhu cầu
thực tế của nhà trường là phải đổi mới phương pháp để giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh, tôi đã đề xuất được một số biện pháp để giáo dục đạo đức
cho học sinh thông qua các giá trị văn hoá truyền thống đình Hàng Kênh.

Muốn cho hoạt động giáo dục đạt hiệu quả, việc đầu tiên là phải nâng
cao nhận thức của các lực lượng giáo dục. Khi lực lượng giáo dục đã hiểu và
ủng hộ thì phải có một đội ngũ giáo viên có năng lực, hiểu biết về truyền
thống văn hoá, có khả năng khai thác tốt các giá trị văn hoá đó để giáo dục
đạo đức lối sống cho học sinh. Muốn việc giáo dục này đạt hiệu quả cao và
lâu dài thì cần phải có những kế hoạch việc làm cụ thể, thiết thực. Ở đây, đó
là việc lồng ghép những giá trị văn hoá đình Hàng Kênh vào các tiết học
chính khoá và những tiết học ngoài giờ lên lớp, đa dạng hơn trong hình thức
tổ chức các hoạt động.
Trên cơ sở những biện pháp đã đề ra, sau khi tiến hành thực nghiệm,
kết quả thu được rất khả quan. Đối với lớp đối chứng, gần như không có sự
thay đổi khi học sinh đã có hành vi đạo đức tốt vẫn giữ được hành vi đạo đức
tốt. Tuy nhiên đối với lớp thực nghiệm, sau quá trình tác động cả về nội dung
và hình thức học tập, các em có sữ thay đổi rõ rệt về các hành vi đạo đức.
Không những các em được đánh giá có hành vi đạo đức Tốt vẫn giữ được
Tốt, mà nhiều em được đánh giá hành vi đạo đức ở mức Đạt đã vươn lên Tốt.
Có thể thấy, khi các em chủ động khám phá, tìm tòi và có vốn hiểu biết về các
giá trị văn hoá truyền thống, các em sẽ tự xây dựng cho mình những hành vi
đạo đức tốt. Và nhờ có những hệ thống hành vi đạo đức tốt ấy, các em sẽ tác
động trở lại bằng cách gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp.


71

KẾT LUẬN
1. Kết luận
Thông qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã thu được
một số các kết quả sau:
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, tác giả nhận thấy các giá trị văn hoá
truyền thống được coi như là những tài nguyên quý báu của một dân tộc. Nó

ảnh hưởng trực tiếp đến nền văn hoá, đến các hành vi đạo đức, lối sống của
người dân. Trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục đạo đức, lối sống cần
được thay đổi cả về nội dung và hình thức tổ chức, chính vì vậy, việc khai
thác các giá trị văn hoá vào giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc làm hết
sức cần thiết. Các em được chủ động tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền
thống, và một khi đã có vốn hiểu biết, các em sẽ tự xây dựng cho mình một hệ
thống các hành vi đạo đức tốt, chuẩn mực từ đó tác động trở lại bằng các hành
động gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống đó.
Thực tế cho thấy, đình Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng là ngôi
đình có lịch sử lâu đời. Đình ẩn chứa trong mình nhiều giá trị văn hoá truyền
thống quý báu chưa được khai thác. Mặt khác trường tiểu học Minh Khai
cũng nằm trên địa phận quận Lê Chân, ít nhiều cũng chịu tác động bởi nền
văn hoá khu vực, tuy nhiên việc khai thác các giá trị văn hoá đình Hàng Kênh
vào giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh chưa được khai thác một cách
triệt để, có hệ thống. Chính vì vậy việc nghiên cứu các giá trị văn hoá đình
Hàng Kênh và đề xuất ra một số biện pháp để khai thác các giá trị văn hoá đó
vào giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5 là một việc làm rất thiết
thực. Qua thực nghiệm các biện pháp, tác giả nhận thấy các em có sự thay đổi
rõ rệt về các hành vi đạo đức. Thể hiện qua các hành động như: có thái độ
chuẩn mực khi bước chân vào đình, có các hành động cụ thể để bảo vệ, giữ
gìn cảnh quan khu vực đền, có tình yêu với các loại nghệ thuật dân gian: Múa
rối nước, Ca trù,... Ngoài ra, có thể thấy trên mỗi gương mặt của các em lòng


72

tự hào dân tộc, tự hào về những giá trị truyền thống quý báu mà cha ông đã để
lại từ bao đời.
Như vậy, có thể khẳng định, việc khai thác các giá trị văn hoá đình
Hàng Kênh vào giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5 trường Minh

Khai là việc làm có tính khả thi, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
2. Kiến nghị
Để tăng hiệu quả của việc khai thác các giá trị văn hoá đình Hàng Kênh
vào giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5, tác giả có một số kiến nghị
như sau:
Đối với giáo viên các trường tiểu học cần chú trọng, quan tâm hơn nữa
đến công tác đổi mới cách thức truyền tải nội dung giáo dục đến người học,
vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau
trong quá trình xây dựng nội dung, tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia
vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Đối với học sinh cần nâng cao ý thức tự học, chủ động tìm tòi khám
phá kiến thức mới
Đối với các trường tiểu học cần trang bị các cơ sở vật chất, phương
tiện, thiết bị để cho việc thực hiện các hoạt động, các chuyến dã ngoại được
diễn ra thuận lợi. Hơn nữa, các trường cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền
và các tổ chức xã hội ở địa phương để học sinh có thể trực tiếp đến tìm hiểu,
tham quan và thực hành.


73

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Albert Ainstein, Thế giới như tôi đã thấy, Đinh Bá Anh, Nguyễn Vũ Hào,
Trần Tiến Cao Dũng dịch năm 2006, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
[2]. Toan Ánh (2005), Nếp cũ – Hội hè đình đám (quyển thượng, quyển hạ)
(tái bản), Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
[3]. Toan Ánh (2005), Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam (quyển thượng, quyển
hạ) (tái bản), Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
[4]. Bảo tàng Hải Phòng (1962), Hồ sơ khoa học di tích đình Hàng Kênh,

Nxb. Hải Phòng.
[5]. Phan Kế Bình (2005), Việt Nam phong tục (tái bản), Nxb. Văn học, Hà
Nội.
[6]. Phan Thanh Bình chủ biên (2006), Lý luận giáo dục học Việt Nam, Nxb.
Đại học Sư Phạm Hà Nội.
[7]. Hoàng Chí Bảo (2011), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb. Hà Nội.
[8]. Nguyễn Đổng Chi (1995), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Viện Văn
học xuất bản, Hà Nội.
[9]. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2002), Giá trị
truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb.
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
[11]. Ngô Thị Kim Doan (2003), Những lễ hội Việt Nam tiêu biểu, Nxb. Văn
hóa – Thông tin, Hà Nội.
[12]. Nguyễn Anh Dũng chủ biên (2014), Lịch sử & Địa lí lớp 5, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
[13]. Nguyễn Đăng Duy (2005), Một số vấn đề văn hóa Việt Nam truyền
thống và hiện đại, Nxb. Lao động, Hà Nội.
[14]. Phạm Văn Đồng (1969), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người
nghệ sĩ , Nxb. Văn học, Hà Nội.


74

[15]. Nguyễn Đức Giang, Trịnh Minh Hiên, Đồng Hồng Hoàn sưu tầm và
biên soạn (2013), Thành Hoàng làng Hải Phòng, Nxb. Từ điển Bách Khoa,
Hà Nội.
[16]. Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với
việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu

hóa hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
[17]. Hoàng Quốc Hải (2005), Văn hóa phong tục, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
[18]. Thuận Hải biên soạn (2006), Bản sắc văn hóa lễ hội, Nxb. Giao thông
vận tải Hà Nội.
[19]. Nxb. Hải Phòng (2006), Lễ hội truyền thống tiêu biểu Hải Phòng.
[20]. Nxb. Hải Phòng (2016), Kể chuyện lịch sử - Đại lí Hải Phòng.
[21]. Nxb. Khoa học Xã hội (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Hà Nội.
[22]. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[23]. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp (2011), Giáo dục học Tiểu học 2,
Nxb. Đại học Sư Phạm Hà Nội.
[24]. Lê Văn Hồng (Chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thăng (1998),
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội,.
[25]. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004). Khoa Triết học, Giáo
trình đạo đức học, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.
[26]. Hội đồng Khoa học Lịch sử thành phố Hải Phòng (1990) Địa chí Hải
Phòng, Nxb. Hải Phòng.
[27]. Thành Lê (2001), Văn hóa và lối sống, NXB Thanh niên, Hà Nội.
[28]. Phan Thanh Long chủ biên (2012), Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ở trường Tiểu học, Nxb. Đại học Sư Phạm Hà Nội.
[29]. Phan Trọng Ngọ chủ biên (2008), Bộ câu hỏi ôn tập đánh giá kết quả
học tập môn Tâm lí học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb. Đại học Sư
Phạm Hà Nội.
[30]. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội.


75

[31]. Phan Trọng Ngọ chủ biên (2008), Bộ câu hỏi ôn tập đánh giá kết quả
học tập môn Tâm lí học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb. Đại học Sư

Phạm Hà Nội.
[32]. Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc Bảo (2013), Hỏi đáp giáo dục học tập 1,
Nxb. Đại học Sư Phạm Hà Nội.
[33]. Sở Văn hoá thông tin vào Bảo tàng Hải Phòng (2005), Di tích - danh
thắng xếp hạng quốc gia, Nxb. Hải Phòng.
[34]. Hà Văn Tấn (2005), Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb. Hội Nhà
văn, Hà Nội.
[35]. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Cự (1990), Đình Việt Nam (sách song ngữ
Việt - Anh), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
[36]. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hóa Việt Nam (Tái bản), Nxb. Giáo
dục, TP. Hồ Chí Minh.
[37]. Trần Ngọc Thêm (1998), Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[38]. Ngô Đức Thịnh chủ biên (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở
Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[39]. Ngô Đức Thịnh (2010), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Nxb. Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội.
[40]. Nxb. Thuận Hoá (1992), Đại Nam nhất thống chí, Huế.
[41]. Lưu Thu Thuỷ chủ biên (2014), Đạo đức lớp 5, Nxb. Gáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
[42]. Chu Quang Trứ (1996), Di sản văn hóa trong tín ngưỡng và tôn giáo
Việt Nam, Nxb. Thuận hóa, Huế.
[43]. Chu Quang Trứ (1996), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb.
Mỹ thuật, Hà Nội.
[44]. Phạm Hồng Tung (2007), Nghiên cứu về lối sống: Một số vấn đề về khái
niệm và cách tiếp cận, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học
Xã hội và Nhân văn 23.



×