Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở việt nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.11 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ VĂN LUẬN

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG THEO
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ VĂN LUẬN

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG THEO
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả, dẫn chứng nêu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và dựa vào những nguồn gốc rõ ràng
của các tài liệu được nghiên cứu.

Tác giả

Mai Thanh Bình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
CỦA CHỦ RỪNG..............................................................................................10
1.1. Quan niệm chung về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng............................ 10
1.2. Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
......................................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG VÀ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN TẠI TỈNH QUẢNG NAM.........................................................34
2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của
chủ rừng...........................................................................................................34
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng tại tỉnh
Quảng Nam..................................................................................................... 44
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG
THEO PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG


60

3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.................................................... 60
3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.................................................... 63
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.................................................... 69
KẾT LUẬN.................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường
và sinh vật và đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế tại
mọi quốc gia. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng nước ta có ghi: “Rừng là
một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước
ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái,
đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của
nhân dân và sự sống còn của dân tộc”[47]. Rừng là nguồn thu nhập chủ yếu
của đồng bào dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bổ dân cư, điều
tiết lao động trong xã hội giúp xóa đói giảm nghèo cho xã hội.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì tính đến ngày
31/12/2017, diện tích rừng trên toàn quốc đạt được hơn 14 triệu ha, trong đó
rừng tự nhiên là hơn 10 triệu ha và rừng trồng hơn 4 triệu ha. Diện tích đủ tiêu
chuẩn che phủ toàn quốc tương ứng hơn 40% [12]. Đồng thời, theo báo cáo của
Bộ Tài nguyên và Môi trường thì độ che phủ rừng có tăng nhưng chủ yếu là rừng
trồng với mức sinh học thấp, trong khi rừng tự nhiên với mức đa sinh học cao thì
lại thấp đi đáng kể. Hiện trạng mất rừng và suy thoái rừng đã và đang gây ra

nhưng hậu quả nặng nề đối với môi trường, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân
dân cũng như sư ổn định nhiều mặt của đất nước. Hiện nay quản lý và sử dụng
đất rừng và tài nguyên rừng nói chung được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp
lý của Nhà nước trong đó có Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng hiện đang có hiệu
lực. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã thực thi được gần 15 năm thì
bên cạnh những kết quả đạt được thì còn tồn tại một số những hạn chế và bất cập
về phương pháp tiếp cận, phạm vi điều chỉnh, cũng như nhiều chính sách về
rừng và nghề rừng của

1


nước ta không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và chưa tiếp thu được các
thông lệ tốt trên thế giới. Việc điều chỉnh lại hệ thống pháp luật về rừng đã thu
hút được sự quan tâm của không chỉ các cơ quan có chức năng quản lý nhà
nước, các cơ quan chuyên ngành pháp luật mà thu hút được sự quan tâm của
nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước, các hiệp hội nghề nghiệp, các
tổ chức xã hội, cũng như cộng đồng giới khoa học, chuyên gia.
Quảng Nam là địa phương có diện tích phần lớn rừng núi, đời sống người
dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu sản xuất nương rẫy, nhận thức về công tác bảo
vệ và phát triển rừng còn hạn chế. Nhu cầu lấy gỗ làm nhà của người dân miền
núi là rất lớn, giá gỗ nguyên liệu cao dẫn đến người dân lấn chiếm đất lâm
nghiệp, khai thác gỗ trái phép ngày càng gia tăng. Chính vì thế, việc đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức gắn với trách nhiệm quản lý, bảo vệ
rừng của các cấp ủy đảng, chính quyền, chủ rừng và mọi tầng lớp nhân dân là rất
quan trọng. Nhất là đề cao quyền và nghĩa vụ của chủ rừng trong công tác quản
lý, bảo vệ rừng. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang tổ chức rà soát lại quỹ đất lâm
nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, thuê đất thuê rừng
cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, các tổ chức cá nhân phát triển
kinh tế lâm nghiệp, phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng.

Hiện có 4 tổ chức thuê dịch vụ môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh với
diện tích 44,47ha và 2 đơn vị sự nghiệp của địa phương sử dụng dịch vụ môi
trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh với diện tích 10,9ha [36]. Đồng thời, tỉnh
Quảng Nam cũng đang quy hoạch phát triển cây quế Trà My với diện tích
10.000 ha. Đây là tín hiệu tốt để người dân có công ăn việc làm, tạo sinh kế ổn
định cho người dân đi đôi với công tác bảo vệ và phát triển rừng [36]. Tuy nhiên,
diện tích rừng trên địa bàn tỉnh tăng lên đáng kể nhưng những thách thức phải
đối mặt là chất lượng rừng vẫn ngày càng suy giảm do khai thác rừng quá mức
cho phép, khai thác bất hợp pháp,


chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng. Trách nhiệm quản lý nhà nước
về rừng và đất rừng chưa cụ thể, pháp luật chưa tạo ra những “chủ rừng” đích
thực vì quyền hưởng lợi từ rừng của những người làm nghề rừng, chưa giúp họ
sống được bằng nghề rừng, làm giàu được từ rừng. Trong nhiều năm, các ưu đãi
dành cho người quản lý, bảo vệ rừng chủ yếu là từ khai thác lâm sản hay sử dụng
một phần diện tích đất rừng để phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp mà chưa có
quy định nào khuyến khích họ gìn giữ, bảo vệ tài nguyên rừng. Vì vậy, chủ thể
nào được giao quản lý, bảo vệ, phát triển rừng cũng tìm cách nhanh chóng khai
thác cạn kiệt tài nguyên rừng. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần nghiên cứu
hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng phù hợp với các yếu tố
kinh tế, xã hội , truyền thống văn hóa và lịch sử và nâng cao hiệu quả triển khai
các quy định của pháp luật vào thực tiễn cả nước nói chung và tỉnh Quảng Nam
nói riêng.
Chính vì vậy, tôi chọn “Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh
Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được các học giả Việt Nam và nước
ngoài nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học khác nhau như: lâm nghiệp, kinh tế,

môi trường... Tuy nhiên, nghiên cứu nội dung này dưới khía cạnh khoa học pháp
lý thì chưa nhiều, tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số công trình:
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2007), “Forest law

and

sustainable development - Addressing Contemporary Challenges Through
Legal Reform” (Luật lâm nghiệp và Phát triển bền vững - Giải quyết các thách
thức đương đại thông qua cải cách pháp lý). Nghiên cứu này xác định pháp
luật lâm nghiệp trong khuôn khổ pháp lý rộng lớn hơn, khám phá mối liên hệ
phức tạp của nó với các ngành luật khác và tổng hợp. Bên cạnh đó, nghiên cứu


này cũng tìm hiểu chi tiết về quy định pháp luật đối với vấn đề quản lý lõi rừng
như phân loại rừng, quy hoạch, nhượng bộ, cấp phép và quản lý rừng tư nhân.
Nghiên cứu kết luận với một số phản ánh về cách tính hiệu quả của pháp luật về
rừng có thể được tăng cường bởi sự chú ý đến các nguyên tắc hướng dẫn quá
trình soạn thảo pháp luật [43].
Tác giả Trần Văn Hải (2014), “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ
rừng ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sỹ cũng đã nghiên cứu một cách khái
quát về những vấn đề cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam như: quản lý
nhà nước về bảo vệ rừng; chính sách phát triển rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ
rừng; bảo vệ các loài thực vật, động vật hoang dã, quý, hiếm; nghiên cứu chính
sách bảo vệ rừng ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt
Nam trong việc xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ rừng. Từ những phân tích
trên, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng
Việt Nam như chính sách pháp luật bảo vệ rừng; chính sách đất đai; tổ chức thực
hiện pháp luật bảo vệ rừng; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Mặc dù,
đây cũng là công trình nghiên cứu khá đầy đủ và chi tiết về pháp luật bảo về
rừng. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã cách đây 8 năm, cho nên so với hiện nay

nhiều văn bản pháp luật mới ra đời thì tính mới của nghiên cứu không còn nhiều
[39].
Tác giả Hà Công Tuấn (2006), “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ rừng”, luận án Tiến sĩ đã phân tích đánh giá nh ững bài học kinh
nghiệm về quản lí rừng qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là thực trạng quản lí
nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam. Quan điểm và
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ rừng ở Việt Nam trong những năm tới. Công trình này, chủ yếu nghiên cứu
pháp luật như một công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ rừng mà chưa đề cập được
toàn bộ hệ thống pháp luật về quản lý và bảo vệ tài


nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay [57].
Tác giả Phạm Văn Nam (2016), “Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo
vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay”, luận án Tiến sĩ, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Luận án của tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và sự
điều chỉnh của pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện
nay trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật, nêu bật các yêu cầu đặt ra,
cũng như xây dưng hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh đối với pháp luật quản lý
và bảo vệ tài nguyên rừng; làm sáng tỏ vai trò của pháp luật đối với việc quản lý
và bảo vệ tài nguyên rừng. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp
luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta. Nghiên cứu, đánh giá thưc
trạng của pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng hiện hành của Việt Nam,
chỉ ra nhưng ưu điểm và những mặt còn hạn chế, bất cập cần được khắc phục.
Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật nêu trên, xác định các định
hướng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của nước ta hiện
nay [40].
Tác giả Lê Thị Lệ Thu (2016), “Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ
chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004”, luận văn thạc sĩ,

Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế; từ đó đề xuất,
định hướng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện
pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các tổ chức kinh tế theo Luật bảo
vệ và phát triển rừng năm 2004 [58].
Bên cạnh đó, còn một số công trình như: Luận án tiến sĩ luật học của
tác giả Sofia R.Hirakuri năm 2003 tại Trường Luật, Đại học Washington với
đề tài “Can Law Save the Forests? Lesson from Finland and Brazil” (Liệu
rằng pháp luật có thể bảo vệ được rừng? Những bài học từ Phần Lan và


Brazil); Bài báo của tác giả Sofia Hirakuri (2000), “How Finland made forest
owners follow the law” (Phần Lan, làm thế nào để các chủ rừng tuân thủ pháp
luật); Luận văn thạc sỹ Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt
Nam hiện nay của tác giả Hồ Vĩnh Phú chuyên ngành Luật kinh tế năm 2014;
Luận văn thạc sỹ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng
từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàng chuyên
ngành Luật Hành chính; Luận văn Pháp luật về quản lý và sử dụng rừng phòng
hộ từ thực tiễn huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn
Tiến Hưng chuyên ngành Luật kinh tế.
Mặc dù vậy, các công trình này mới dừng lại ở việc nghiên cứu một số
khía cạnh cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng và phát triển rừng hay đánh giá quản
lý nhà nước bằng pháp luật chứ chưa nghiên cứu cụ thể về quyền và nghĩa vụ
của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam hiện nay
cũng như thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam. Đây là công trình đầu tiên
nghiên cứu một cách toàn diện về lĩnh vực này dưới góc độ của một luận văn
thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của

chủ rừng, thực trạng các quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng tại Luật Lâm
nghiệp năm 2017 và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam, tìm ra những hạn
chế, nguyên nhân qua đó đề xuất, định hướng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện
pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng nói
chung và tại tỉnh Quảng Nam nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
- Phân tích thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng


theo Luật Lâm nghiệp năm 2017 và thực tiến thực hiện tại tỉnh Quảng Nam.
- Đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm pháp
luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo Luật
Lâm nghiệp năm 2017. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
chủ rừng tại tỉnh Quảng Nam .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các quy định của pháp luật theo Luật Lâm nghiệp năm 2017
và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, so sánh với Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng năm 2004.
Phạm vi nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ gia đình,
cá nhân và tổ chức kinh tế từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. Dữ liệu được học viên
thu thập từ năm 2014 - 2018.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ đặt ra, luận văn được thực hiện
dựa trên phương pháp luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và

pháp luật, đồng thời luận văn vận dụng các tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước ta về đổi mới tư duy chính trị pháp lý về cải cách hành chính, cải cách tư
pháp trong bảo vệ và phát triển rừng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng chủ yếu khi phân tích cơ
sở lý luận và các quy định nội dung của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ
rừng là các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế trong chương 1,


chương 2 của luận văn như: phân tích các khái niệm, vai trò của pháp luật; phân
tích các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ gia
đình, cá nhân và tổ chức kinh tế... Phương pháp này còn được sử dụng để khái
quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề nghiên cứu trong các chương của
luận án.
Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình thu thập dữ liệu
thông qua các số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về rừng và bảo
vệ rừng tỉnh Quảng Nam, Trung ương, của các cơ quan nhà nước khác và số liệu
từ các báo cáo nghiên cứu khoa học của các tác giả khác nhau.
Phương pháp so sánh luật học được sử dụng để so sánh các quy định pháp
luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức
kinh tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã luận giải nội hàm khái niệm “rừng”, các tiêu xác định rừng
theo quy định của Việt Nam; nêu và phân tích khái niệm, đặc điểm của quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng; khái niệm, đặc điểm, vài trò, yêu cầu và nguyên tắc thực
hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Luận văn đưa ra các định
hướng hoàn thiện pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, các giải pháp hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật quyền và nghĩa vụ của
chủ rừng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho các cơ
quan hữu quan trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và tổ
chức kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng giúp những người hoạt
động trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, các chủ rừng những kiến thức


cần thiết trong quá trình thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là
các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Luận văn có thể
được sử dụng như nguồn tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu và giảng
dạy khoa học luật môi trường, luật lâm nghiệp trong các trường chuyên luật và
các trường giảng dạy pháp luật lâm nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực
hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật bảo vệ và phát triển rừng


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
CỦA CHỦ RỪNG
1.1. Quan niệm chung về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
1.1.1. Khái niệm rừng, tài nguyên rừng và chủ rừng
1.1.1.1. Khái niệm rừng, chủ rừng
Có nhiều cách định nghĩa rừng khác nhau nhưng hầu hết đều định nghĩa

dựa vào phạm vi không gian, hệ thống sinh vật và cảnh quan địa lí
Theo tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quôc (FAO): “Rừng
là một khu vực đất đai có diện tích lớn hơn 0,5 ha với độ che phủ của tán rừng
trên 10%, độ cao trung bình tối thiểu của cây phải đạt 5 mét, rừng bao gồm rừng
tự nhiên và rừng trồng.” [55, tr.56]
Theo Khoản 3, Điều 2, Luật Lâm nghiệp năm 2017 của Việt Nam thì:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi
sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là
một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định
theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc
trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên [52].
Trong phạm vi luận văn, khái niệm rừng được hiểu theo quy định tạo Luật
Lâm nghiệp năm 2017 của Việt Nam.
Điều kiện để trở thành chủ rừng đối với mỗi loại đối tượng chủ thể cũng
có nhiều điểm không giống nhau. Trước hết họ phải thuộc một trong các nhóm
đối tượng được tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 (trừ Ban quản lý rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng được thành lập sau khi giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng).
Tiếp theo họ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét,


cấp quyết định giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng căn
cứ trên dự án đầu tư về lâm nghiệp được phê duyệt theo pháp luật về đầu tư (đối
với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài), khu
vực sinh sống tại địa phương có rừng (thường áp dụng đối với hộ gia đình, cá
nhân) hoặc nhu cầu sử dụng vào mục đích kinh doanh (đối với tổ chức kinh tế),
nghiên cứu (đối với tổ chức nghiên cứu khoa học), lí do an ninh
- quốc phòng (đối với đơn vị vũ trang nhân dân). Khi hoàn thành các thủ tục
cần thiết họ sẽ trở thành chủ rừng và được công nhận quyền sử dụng rừng
hoặc quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng [52].
Theo Khoản 9, Điều 2, Luật Lâm nghiệp năm 2017 của Việt Nam thì: Chủ

rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng,
cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng;
nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật [52].
1.1.1.2. Khái niệm tài nguyên rừng
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được
hìnhthành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các
nhucầu trong cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên từ rừng được hiểu như là nguồn
vậtchất hữu ích có sẵn trong tự nhiên để cung cấp cho nhu cầu kinh tế, xã hội
củaloài người và sinh vật.
Tài nguyên thiên nhiên được phân loại thành:
- Tài nguyên không tái tạo là nguồn tài nguyên khi khai thác và sử
dụng sẽbị cạn kiệt dần và không khôi phục lại trạng thái ban đầu như tài
nguyên khoángsản.
- Tài nguyên tái tạo là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh
vàcó thể ngày càng phong phú hơn nếu được sử dụng hợp lý, quản lý tốt như
tàinguyên đất, rừng, biển và tài nguyên nông nghiệp.


Có thể hiểu, tài nguyên rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên có
khảnăng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá to lớn
baogồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật
rừng,động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có quan đến rừng (gọi chung là
quần xãsinh vật). Tài nguyên rừng có thể được chia thành các nhóm sau: (1) Tài
nguyêngỗ; (2) Tài nguyên phi gỗ; (3) Tài nguyên đa dạng sinh học; (4) Tài
nguyên đất; (5) Tài nguyên nước. Ngoài ra, rừng còn cung cấp cho con người
lượng oxy dồidào, rừng điều hòa nước, chống xói mòn, giảm thiểu ô nhiễm, cân
bằng khí cacbonic/oxy [37]...
Tuy rừng có vai trò vô cùng to lớn và có giá trị đối với cuộc sống
nhưngchúng ta chưa xếp chúng vào loại tài nguyên nào, chưa đánh giá hết những
vaitrò của rừng.

- Về tài nguyên gỗ, từ trước đến nay, gỗ được con người đánh giá là
nguồntài nguyên cơ bản của hệ sinh thái rừng, nó cung cấp nguyên liệu cho
các ngànhxây dựng, công nghiệp giấy, sản xuất các đồ gỗ, các loại dụng cụ
gia đình...Các cây gỗ còn một giá trị khác quan trọng hơn nữa là bảo vệ đất,
chống xóimòn, điều hòa khí hậu và lưu lượng nước của các dòng chảy lục địa.
- Về tài nguyên phi gỗ, trước đây tài nguyên này thường gọi là lâm
sảnphụ nhưng ngày nay, thuật ngữ “lâm sản ngoài gỗ” được sử dụng để chỉ tất
cảcác loại tài nguyên rừng trừ tài nguyên gỗ. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm
nhữngsản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng như
củi, thangỗ, cành ngọn, gốc cây, những dịch vụ trong rừng như săn bắn, giải
trí, dưỡngbệnh, dịch vụ du lịch sinh thái... Giá trị kinh tế do lâm sản ngoài gỗ
đem lạihàng năm cho con người không thua kém so với gỗ.
- Về tài nguyên đa dạng sinh học, đa dạng sinh học có vai trò cực kỳ
quantrọng trong đời sống con người và môi trường. Các loài sinh vật hoang
dại là cơsở và nguyên liệu để cải tiến và tạo ra các loại giống cây trồng, vật


nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng dịch bệnh... Còn rất nhiều loài cây,
loài vật hoang dã đã, đang và sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn thực phẩm to lớn,
nguồndược phẩm quý giá và nguồn gen vô cùng quan trọng trong việc chọn
giống,không những chỉ cho con người hiện nay mà còn cho cả các thế hệ tương
lai.
Trước khi dịch AIDS bùng nổ, chúng ta không hề biết rằng cây hạt dẻ gai
tạivịnh Moreton của Australia lại có thể cho chúng ta một loại chất thúc đẩy
quátrình nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh này. Hiện nay, có rất nhiều công
tydược phẩm lớn trên thế giới đã đặt hàng hoặc tài trợ cho các viện nghiên cứu
đadạng sinh học của các nước nhiệt đới để tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác
cácloài cây thuốc và con thuốc quý trong rừng của những quốc gia giàu có về
đadạng sinh học này.
Như vậy, nếu không quản lý tốt nguồn tài nguyên này thì hàng trăm loàicó

những công dụng khác nhau có thê bị biến mất trước khi chúng ta nhận
thứcđược tầm quan trọng của chúng.
- Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, tài nguyên đất và nước trong rừng cũng
làmột loại tài nguyên rừng. Như chúng ta đã biết, đất và nước là những nguồn
tàinguyên vô cùng quan trọng đôi với con người. Rừng bảo vệ một diện tích
đất đairất lớn tránh khỏi sự xói mòn và bạc màu, rừng còn điều hòa các dòng
chảy, giữnước, hạn chế nước đổ ra biển, làm tăng lượng nước ngầm cho các
vùng và làmlượng nước sạch được tái tạo nhanh hơn.
Việc thống nhất quản lý tài nguyên đất, trong đó có đất rừng cũng
đượcxác định là tài nguyên đặc biệt của Quốc gia, nguồn lực quan trọng phát
triển đấtnước, được quản lý theo pháp luật. Nhà nước thực hiện thống nhất quản
lý đốivới tài nguyên rừng bằng việc ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp
luật vàbảo đảm cho pháp luật được thực thi.
Việc quy định tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân của Việt Nam có


sựtương đồng với Trung Quốc và Liên bang Nga. Trung Quốc coi tài nguyên
rừngdo Nhà nước thống nhất quản lý và Nhà nước Trung Quốc đã thực thi rất
thànhcông pháp luật lâm nghiệp trong nhiều thập niên vừa qua. Trong khi tình
hình tàinguyên rừng thế giới tiếp tục bị giảm xuống thì diện tích rừng của Trung
Quốcđều giữ đà tăng trưởng, được Cơ quan môi trường Liên hợp quốc xếp vào
danhsách một trong 15 nước có diện tích rừng nhiều nhất thế giới [37].
Liên bang Nga có hướng đến tư nhân hóa việc khai thác tài nguyên
rừngvà pháp luật lâm nghiệp của Nga chú trọng phát triển ngành Lâm nghiệp
thànhmột ngành công nghiệp khai thác, chế biến gỗ vì trữ lượng gỗ của Nga rất
lớn.Trong khi đó, Phần Lan được xem là quốc gia thực thi thành công nhấtviệc
bảo vệ rừng và quản lý rừng bền vững lại quy định đất đai, rừng thuộc sở hữu tư
nhân. Nhà nước chỉ quản lý những diện tích rừng, đất rừng có vai tròquan trọng
đối với đa dạng sinh học, còn lại các diện tích rừng đều được giaocho tư nhân
quản lý [37, tr.68].

Như vậy, có thể thấy rằng, tài nguyên rừng là một loại tài nguyên
thiênnhiên vô cùng quý giá, các nước trên thế giới đều rất coi trọng việc bảo vệ,
pháttriển và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
1.1.2.1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Quyền của chủ rừng là khả năng của mỗi chủ rừng được tự do hành động.
Khả năng đó được nhà nước ta ghi nhận trong pháp luật và được bảo đảm bằng
quyền lực nhà nước. Các chủ rừng có quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng,đó
là quyền được chiếm hữu, được sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài
sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được
thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và
các quy định khác của pháp luật có liên quan [37].


Nghĩa vụ chủ rừng là sự tất yếu hành động của mỗi chủ rừng vì lợi ích của
toàn thể Nhà nước và xã hội. Sự tất yếu đó được Nhà nước quy định trongHiến
pháp và bảo đảm thực hiện bằng mọi biện pháp, kể cả biện pháp cưỡng chế [37].
1.1.2.2. Đặc điểm quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, do rừng là tài sản đặc biệt nên việc chủ sở được Nhà nước giao
rừng cho các chủ rừng cũng có những đặc điểm và tính chất riêng. Chế độ sở
hữu rừng có sự khác biệt nhất định với chế độ sở hữu đất. Rừng tự nhiên, là rừng
được phát triển bằng vốn của Nhà nước, động vật hoang dã, các loài vi sinh, các
cảnh quan và môi trường rừng được Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt;
rừng sản xuất(rừng sản xuất) là rừng trồng thuộc quyền sở hữu của chủ rừng.
Quy định này nhằm giúp phân biệt giữa quyền sở hữu rừng tự nhiên và quyền sở
hữu rừng trồng. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Lâm nghiệp
năm 2017 về sở hữu rừng.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng gắn với chính sách lâm nghiệp
của Nhà nước. Khi thực hiện chuyển từ một nền lâm nghiệp chủ yếu dựa vào

khai thác, lợi dụng tài nguyên rừng làm chính sang bảo vệ, nuôi dưỡng, gây
trồng và làm giàu vốn rừng.Chuyển từ một nền lâm nghiệp quảng canh và độc
canh cây rừng sang nền lâm nghiệp thâm canh và đa canh cây rừng theo phương
thức lâm - nông kết hợp, kinh doanh lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng.
Thứ ba, chủ rừng ngày càng có nhiều quyền lợi hơn và gắn với các nghĩa
vụ cụ thể hơn. Từng bước chuyển từ lâm nghiệp lấy quốc doanh làm chính sang
nền lâm nghiệp nhân dân có nhiều thành phần kinh tế tham gia (lâm nghiệp xã
hội).Từ các quan điểm trên của Đảng mà quyền và nghĩa vụ của chủ rừng cũng
được thể chế hóa, sửa đổi theo, nhất là việc xã hội hóa một


bộ phận rừng tự nhiên sẽ tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư bảo vê và phát triển
rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng non đang phục hồi trở thành rừng tốt, có giá trị
kinh tế và môi trường.
Thứ tư, quyền và nghĩa vụ có thể được chuyển đổi từ chủ rừng này cho
chủ rừng khác theo hình thức giao khoán và theo quy định của Nhà nước về điều
kiện trở thành chủ rừng.
1.2. Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ
của chủ rừng
1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng
Hệ thống pháp luật Việt Nam thường được phân chia thành các ngành luật
để nghiên cứu như: Luật hành chính, Luật dân sự, Luật hình sự, Luật kinh tế…
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các lĩnh vực pháp luật cụ thể thì nó có sự liên quan
đến nhiều ngành luật khác nhau. Các quy định về lĩnh vực pháp luật lại nằm ở
nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu khái niệm pháp
luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng như sau:
Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng là một lĩnh vực pháp luật bao gồm
tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển
nguồn tài nguyên rừng.

Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng có thể được hiểu cụ thể như
sau:
Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật bảo vệ và phát
triển rừng gồm các nhóm quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động quản lý tài
nguyên rừng của các chủ thể trong xã hội như: Nhóm quy định pháp luật về quản
lý tài nguyên rừng gồm: quản lý nhà nước và quản lý của chủ rừng đối với tài
nguyên rừng; Nhóm quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng


gồm: pháp luật về bảo vệ thực vật, động vật hoang dã; pháp luật về ưu đãi của
nhà nước đối với chủ thể bảo vệ tài nguyên rừng; pháp luật về vi phạm và xử lý
vi phạm các hành vi xâm hại tài nguyên rừng Nhà nước - với tư cách là chủ thể
đặc biệt thực hiện việc quản lý tài nguyên rừng bằng việc ban hành các quy định
pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quản lý, bảo vệ, sử
dụng và phát triển nguồn tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện các quy định pháp
luật và bảo đảm cho các quy định pháp luật đó được thực thi hiệu quả [37].
Các chủ thể khác được nhà nước giao, cho thuê tài nguyên rừng để thực
hiện hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng như:
- Các tổ chức sự nghiệp được giao quản lý rừng để thực hiện nhiệm
vụcông ích như Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng...
- Các tổ chức kinh tế được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để thực
hiện hoạt động quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng.
- Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để thực
hiện hoạt động quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao, thuê rừng sản xuất
là rừng trồng để thực hiện hoạt động quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê rừng sản xuất là rừng trồng để
thực hiện hoạt động quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng.
Thứ hai, về phương pháp điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng là sự kết hợp giữa các phương pháp mệnh lệnh, phương

pháp thoả thuận và phương pháp hướng dẫn.
- Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng điều chỉnh các quan hệ trong
việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng, trong việc giao, cho thuê rừng; cấp
phépgây nuôi, xuất nhập khẩu thực vật, động vật hoang dã, xử phạt vi phạm
pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.


- Phương pháp thỏa thuận được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã
hội trong việc chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, thừa
kế đối với tài nguyên rừng.
- Phương pháp hướng dẫn được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã
hội trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, hướng dẫn gây nuôi, trồng cấy
thực vật, động vật hoang dã...
1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng
về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Các quy định pháp luật về quản lý của chủ rừng đối với tài nguyên rừng
- Quản lý tài nguyên rừng của các chủ thể được xác định rõ quyền và
nghĩa vụ của chủ thể này đối với từng loại rừng được giao, được thuê.
- Quản lý tài nguyên rừng của các tổ chức được giao rừng, được thuê
rừng:
+ Tổ chức trong nước gồm: tổ chức là đơn vịsự nghiệp quản lý rừng
được giao rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế được giao rừng sản
xuất, khucảnh quan của rừng đặc dụng...
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được phép thuê rừng sản xuất là
rừngtrồng hoặc đất rừng sản xuất chưa có rừng để đầu tư kinh doanh phát triển
rừng; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư dự án vào trồng rừng chỉ
được giao có thu tiền hoặc thuê rừng sản xuất là rừng trồng, đất trồng rừng sản
xuất chưa có rừng để kinh doanh, phát triển rừng.
Chủ rừng có quyền: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận
quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; được sử dụng

rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn
giao đất, cho thuê đất; được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết
hợp theo quy chế quản lý rừng; được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư
trên diện tích được giao, được thuê; bán thành quả lao động,


kết quả đầu tư cho người khác; được kết hợp nghiên cứu khoa học, kinh doanh
cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường theo dự án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt; được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để
bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng; được hướng dẫn
về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển
rừng và được hưởng lợi do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang
lại; được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao,
được thuê.
Chủ rừng có nghĩa vụ: bảo toàn vốn rừng hiện có và phát triển rừng bền
vững theo đúng quy hoạch phát triển; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh
giới đã quy định; tổ chức bảo vệ và phát triển rừng; định kỳ báo cáo cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về diễn biến tàinguyên rừng; giao lại rừng khi Nhà nước có
quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn sử dụng rừng; thực hiện nghĩa vụ
tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; không làm tổn hại
đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.2.3. Yêu cầu của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng
1.2.3.1. Yêu cầu của kinh tế thị trường đối với pháp luật bảo vệ và phát
triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Kinh tế thị trường là cách thức tổ chức nền kinh tế xã hội, trong đó các
quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua quan hệ
mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ của cư xử của từng thành
viên chủ thể kinh tế là định hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo

sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
Nhận thức được những ưu điểm của nền kinh tế thị trường nên từ Đại hội
Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu,


bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị
trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo, thúc đẩy họ cải tiến lối làm
việc nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tạo ra cơ chế đào tạo, tuyển chọn,
sử dụng nhà quản lý kinh doanh năng động, có hiệu quả và đào thải các nhà quản
lý kém hiệu quả và tạo ra môi trường kinh doanh tự do, dân chủ, bảo vệ lợi ích
của người tiêu dùng [37, tr.69-70].
Đối với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, khi chuyển sang nền kinh tế
thị trường đã tạo ra sự đa dạng về hình thức sở hữu, đa dạng về nguồn vốn đầu
tư... Nhà nước thừa nhận có sở hữu tư nhân đối với rừng trồng và quyền sử dụng
rừng đối với các chủ rừng, quyền tài sản đối với rừng và đất rừng. Nhiều chủ thể
tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng như: nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, thậm chí cả tổ chức, cá nhân nước ngoài…
Đây cũng là một lợi thế khi chúng ta tiến tới “xã hội hóa” việc bảo vệ rừng và
thu hút nguồn vốn của nhiều chủ thể đầu tư vào bảo vệ và phát triển rừng.
Do đặc điểm của tài nguyên rừng là thời gian sinh trưởng kéo dài, nhu cầu
đầu tư lớn và thu hồi vốn chậm, trong khi đó các chính sách khuyến khích bảo
vệ và phát triển rừng của nhà nước lại chưa hấp dẫn nên nhiều chủ rừng chỉ chú
trọng khai thác rừng mà chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ rừng. Vì mục
tiêu lợi nhuận trước mắt nhiều chủ thể sau khi được nhà nước giao quản lý rừng,
đất rừng đã nhanh chóng tìm cách khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên này, thậm
chí tìm cách chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng.
Nhược điểm lớn nữa của kinh tế thị trường là luôn đặt lợi ích lên hàng đầu
nên cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết cái gọi là
“lợi ích công cộng hay hàng hóa công cộng” như đường xá, y tế, môi trường, đa
dạng sinh học…Vì vậy, trong những năm qua, tài nguyên rừng của nước ta bị

khai thác cạn kiệt ở nhiều mặt từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ đến động vật


hoang dã, quý, hiếm… Nhiều diện tích rừng độc canh, thậm chínhiều diện tích
rừng bị chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cà phê…
1.2.3.2. Yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với pháp luật bảo vệ và phát
triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Trong quá trình giao lưu, buôn bán quốc tế, tài nguyên rừng của Việt Nam
bị khai thác quá mức dẫn đến tình trạng suy thoái, cạn kiệt, nhiều loài thực vật,
động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Để gìn giữ, bảo vệ và phát triển nguồn
tàinguyên rừng, Việt Nam đã tích cực tham gia các công ước quốc tế về bảo vệ
môi trường nói chung và bảo vệ rừng nói riêng. Việt Nam đã tham gia 23 Công
ước quốc tế về môi trường, trong đó các Công ước liên quan đến bảo vệ và phát
triển rừng như:
Nghị định thư bổ sung Công ước này tại Paris năm 1982. Việt Nam tham
gia Công ước này ngày 20/9/1988.Công ước về buôn bán quốc tế về các giống
loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa (CITES), 1973, Việt Nam tham gia ngày
20/01/1994.Công ước về Ða dạng sinh học (CBD), 1992, Việt Nam tham gia
ngày 16/11/1994.Công ước RAMSAR có hiệu lực vào năm 1975 và tính đến
tháng 12/2006 có 153 thành viên, ở mọi nơi trên thế giới. Với việc tham gia
Công ước RAMSAR đã tác động rất lớn đến hành động của Việt Nam để thực
thi công ước này. Như vậy, khi mở rộng hội nhập quốc tế và tham gia các công
ước quốc tế trong lĩnh vực này thì yêu cầu đối với pháp luật bảo vệ và phát triển
rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng của Việt Nam cũng phải được ban hành
và tổ chức thực hiện cho phù hợp [53].
1.2.3.3. Yêu cầu quản lý rừng bền vững đối với pháp luật bảo vệ và
phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường
luật pháp, tham gia các công ước… thì không thể bảo vệ được diện tích rừng



×