Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Mindfulness Thiền chính niệm tại Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.7 KB, 5 trang )

LỊCH SỬ TÔN GIÁO
MINDFULNESS - THIỀN CHÍNH NIỆM TẠI NHẬT BẢN
Những năm gần đây, phong trào “Mindfulness” – “Nhận thức hiện tại” hay “Thiền Chính niệm” đã
trở thành xu thế rộng khắp trên toàn thế giới. Đặc biệt, Chính niệm (ママママママママ) đã trở thành một từ
thông dụng trong xã hội Nhật Bản trong thế kỷ 21, nó đã ăn sâu vào lối sống sinh hoạt của người dân
Nhật Bản và được biết đến rộng rãi trong giới kinh doanh. Hơn nữa, ngày nay Chính niệm được biết đến
như là một ví dụ về mối liên hệ giữa phương pháp tâm lý học trị liệu và Phật giáo. Có rất nhiều sách báo
liên quan đến Chính niệm đã được xuất bản, và các hội thảo cũng đã được tổ chức trên khắp Nhật Bản.
Các ứng dụng về Chính niệm trên điện thoại thông minh được phát minh. Khi Thiền Chính niệm phổ biến
thì cũng có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về nó. Vậy Chính niệm là gì, lý do nó trở thành phong trào là
gì? Trong bài viết này em sẽ đề cập tới khái niệm Chính niệm, Chính niệm phát triển như thế nào, các
quan điểm về Chính niệm, và phân tích hiện tượng này.
1. Khái niệm Chính niệm
Chính niệm ママママママママ, bắt nguồn từ thiền Phật giáo và phát triển trong xã hội Mỹ vào nửa cuối thế
kỷ 20, đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản trong bối cảnh phát triển kỹ năng kinh doanh và tâm thần học. Rất
khó để tìm một định nghĩa thống nhất về Chính niệm nhưng có thể nói rằng đó là việc thực hiện có ý thức
về “khoảnh khắc này” thông qua thiền định, duy trì trạng thái tinh thần mong muốn và đạt được các hiệu
quả như cải thiện sự tập trung và giảm căng thẳng. Thuật ngữ Chính niệm, tiếng Anh là Mindfulness có
nguồn gốc từ “Niệm” (Sati trong tiếng Pali) của Phật giáo, là việc thực hiện “Chính niệm Seinen ママ”một trong số Bát chính đạo. Chính niệm là sự tỉnh giác, không quên niệm, biết rõ các pháp một cách trọn
vẹn, biết rõ những gì phát sinh ngay trong mỗi giây phút của hiện tại, bây giờ và ở đây. Chính niệm là sự
biết rõ được những gì đang có mặt, đang xảy ra.
Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa về Mindfulness - Chính niệm như sau :
Theo Jon Kabat-Zinn 1- giáo sư y khoa người Mỹ thì Mindfulness- Chính niệm là nắm giữ sự suy
nghĩ, cảm xúc, cảm giác và thấy biết những cảnh vật xung quanh ta trong mọi giây phút, mà không đánh
giá xấu tốt, đúng sai. Chính niệm cũng có thể hiểu là chấp nhận. Nghĩa là chúng ta chú tâm đến sự suy
nghĩ, đến các thức giác với con mắt bàng quan mà không phê phán hoặc tin theo. Ví dụ, không phê bình
xấu, tốt, đúng sai, xanh, đỏ, trắng, vàng, ... lúc thấy biết các đối tượng qua giác quan.
Deiric McCann 2– Phó Chủ tịch của Profiles International đã định nghĩa về Mindfulness hay Chính
niệm : “Mindfulness là một hệ thống về sự nhận thức tại thời điểm hiện tại, bao gồm cả sự tự nhận thức
về bản thân, một cách chú tâm, khách quan và không phán xét”.


1 Jon Kabat-Zinn (1944-), sinh ra tại Thành phố New York, New York, Hoa Kỳ là sáng lập viên cũng như giám đốc của
Stress Reduction Clinic tại University of Massachusetts Medical Center, và cũng là giáo sư diễn giảng Y khoa trong
ngành Preventive and Behavioral Medicine.
2 Deiric McCann là Phó Chủ tịch của Profiles International, tác giả cuốn sách Sức hút lãnh đạo

1


Theo tác giả Aletheia Luna 3thì Chính niệm là tất cả những gì về nhận thức, và tất nhiên trong đó bao
gồm cả thực hành thiền định. Điểm khác biệt của chính niệm so với thiền định chính là phải chú ý đến suy
nghĩ, cảm xúc, hành vi và chuyển động của mình và cả các tác động của mọi người xung quanh.
2. Chính niệm phổ biến tại Nhật Bản như thế nào?
Có hai xu hướng chính trong phổ biến và phát triển Chính niệm hiện nay. Thứ nhất là thực hiện theo
Phật giáo, đi sâu vào Thiền. Hoạt động Thiền đã phổ biến trong xã hội Mỹ vào cuối thế kỷ 20. Trong thời
kỳ bùng nổ Thiền- Zen boom xảy ra trong xã hội Mỹ vào những năm 1950, từ Chính niệm hiếm khi được
sử dụng. Từ này xuất hiện như một từ khóa trong văn hóa Thiền hoặc Phật giáo vào khoảng cuối những
năm 1960. Thiền tăng Thích Nhất Hạnh 4- nhà hoạt động hòa bình nổi tiếng người Việt Nam đã sử dụng
Chính niệm như một từ khóa về Thiền và đã quảng bá Thiền, Chính niệm chủ yếu ở Mỹ và Pháp.
Một xu hướng chính khác trong phổ biến và phát triển Chính niệm là tâm lý trị liệu. Điều này bắt đầu
từ chương trình tâm lý trị liệu “chương trình giảm căng thẳng Chính niệm” được phát triển bởi Jon KabatZinn - giáo sư danh dự tại Đại học Massachusetts. Từ cuối những năm 1970, nó đã được sử dụng để điều
trị các bệnh khác nhau như đau đầu, huyết áp cao, rối loạn lo âu và rối loạn giấc ngủ,...Đặc điểm của
chương trình này là không mang màu sắc tôn giáo, nhưng năm 2012 khi Kabat-Zinn đến Nhật Bản, ông đi
tìm câu trả lời cho câu hỏi “gốc rễ của Chính niệm là gì ?”, và đã tìm ra “Đó là Thiền của Dogen 5”
Sau một thời gian, đầu thế kỷ 21, Chính niệm được giới nghiên cứu học thuật và các viện nghiên cứu
Nhật Bản chú ý và được nhìn nhận một cách tích cực. Năm 2008, Hiệp hội Tâm lý Phật giáo Nhật Bản
được thành lập bởi Inoue Wimara từ Đại học Koyasan, Kenneth Tanaka từ Đại học Musashino và Moriya
Okano từ Viện Giáo dục và Tâm lý học tại Sangraha, cùng năm Trung tâm Nghiên cứu Kokoro của Đại
học Kyoto được thành lập và trong hội nghị chuyên đề quốc tế năm 2010 của trung tâm này có chủ đề là
“Mindfulness và Yoga”. Từ năm 2010, việc nghiên cứu phổ cập Chính niệm được mở rộng. Năm 2013,
các trung tâm và viện nghiên cứu tương tự đã được mở ra trong đó có Hiệp hội Chính niệm Nhật Bản và

Trung tâm Chính niệm Tokyo.
Tuy nhiên, người ta cho rằng Chính niệm ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội Nhật Bản bởi việc
sử dụng Katakana của Mindfulness là ママママママママ(Maidoru Furunesu). Bởi nó khiến người ta cảm thấy
nhẹ nhàng và không mang màu sắc tôn giáo nhiều như Thiền マ hay Thiền định ママ.
Theo kết quả tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu bài báo tôn giáo của Trung tâm nghiên cứu thông tin tôn
giáo, có thể tìm thấy từ Chính niệm ママママママママ xuất hiện trên báo và tạp chí tăng lên hàng năm. Năm
2013 là 10 bài, năm 2014 là 20 bài, năm 2015 là 56 bài, năm 2016 là 79 bài. Theo Thư viện Quốc hội, bao
gồm các ấn phẩm trong nước, có 221 cuốn sách về Chính niệm trong những năm 2000. Có thể nói rằng
những năm 2010 gần như bùng nổ, với 741 cuốn sách.

3 Aletheia Luna là tác giả của nhiều cuốn sách tâm lý học tiêu biểu như cuốn sách “Old souls”
4 Thích Nhất Hạnh (sinh năm 1926) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã
hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam.
5 Đạo Nguyên ママ(1200-1253 - cũng được gọi là Vĩnh Bình Đạo Nguyên), xuất thân từ Kyoto, là người có công
thành lập Tào Động tông tại Nhật Bản và lập Vĩnh Bình tự một trong hai ngôi chùa chính của tông này

2


Hiện nay, rất nhiều những ứng dụng thực tiễn liên quan tới Chính niệm gần như chi phối tới mọi mặt
trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật, giúp họ ý thức được sâu sắc hơn về những gì đang hiện hữu.
Tại trường học ở Nhật, một ngày đều bắt đầu và kết thúc bằng một nghi lễ ngắn gọn, mọi người chào
nhau và trao đổi những sự kiện trong ngày. Trước và sau mỗi giờ học, cô giáo và học sinh đều đứng lên
chào hỏi và cảm ơn nhau, học sinh được yêu cầu nhắm mắt lại để tâm lắng xuống, cảm nhận thời gian trôi
đi và suy nghĩ về những gì đã làm, đang làm và sẽ làm, từ đó tập trung tư tưởng hoàn thành tốt công việc.
Các công nhân xây dựng tham gia khởi động cơ thể tập thể trước khi lao động. Các nhân viên văn
phòng sẽ nói “Otsukaresama” – “bạn đã vất vả rồi” như một cách thay lời cảm ơn vì những gì bạn đã làm.
Trong các lần gặp gỡ giao tiếp, họ sẽ trân trọng đưa cho đối phương danh thiếp, người nhận tấm danh
thiếp đó sẽ kiểm tra một cách cẩn thận thông tin trên tấm thiếp và đưa ra một vài lời bình cho tấm thiếp,
chứ không đơn thuần chỉ là bỏ tấm danh thiếp đó vào trong túi áo.

Hay khi tàu Shikansen nhẹ nhàng lướt vào nhà ga trong một khoảng thời gian ngắn, người lái tàu
thực hiện các thao tác cuối cùng, đọc to rõ ràng rành mạch về từng quy trình nhiệm vụ, về các thao tác
làm việc của mình, và hành động mạnh mẽ theo từng bước trong quy trình đó. Có thể nói rằng người lái
tàu đang thực hành “Mindfulness”, người Nhật gọi là Shisa kanko (hay còn gọi kiểm tra và điểm danh).
Hình thức này đã được các nhân viên đường sắt sử dụng trong suốt 100 năm qua. Người lái tàu sẽ điểm
danh tất cả những bộ phận cần phải kiểm tra và đọc to tất cả những thông số kĩ thuật tương ứng, để đảm
bảo rằng mọi thứ đã được kiểm tra kĩ lưỡng và không bỏ sót bất kì chi tiết nào. Phương pháp này mang lại
hiệu quả rất tốt. Theo một nghiên cứu vào năm 1994 của Viện Nghiên cứu Kỹ thuật đường sắt Nhật bản
(được đăng tin trong Nhật bản Thời báo), khi được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ đơn giản thì tỷ lệ
công nhân mắc lỗi là 2,38/100 (tức trong 100 hành động thì có 2,38 hành động có xảy ra sai sót nào đó).
Tuy nhiên sau khi áp dụng phương pháp Shisa kanko thì con số này giảm xuống còn 0,38/100, giảm được
85% nguy cơ mắc lỗi.
Những thông lệ này giáo sư Kabat – Zinn gọi là: “Quan tâm đến những điều bình thường mà chúng ta
thường không bao giờ nghĩ đến”. Chúng giúp ta nhận thức được mình đang ở đâu, đang làm gì trong suốt
cả ngày, điều này khiến chúng ta không trở thành một cái máy hành động không chủ đích và chỉ nghĩ đến
khi nào hết giờ làm.
3. Các quan điểm về Chính niệm
Có nhiều quan điểm khác nhau về Chính niệm, trong số đó nổi bật là Chính niệm có hay không mang
màu sắc tôn giáo.
Trước khi từ Katakana của Mindfulness là Maidoru Furunesu ママママママママ được thiết lập, người ta
dịch Mindfulness là nhận thức マママ tiêu biểu có Thiền tăng Thích Nhất Hạnh. Cách dịch “Mindfulness in
Plain English” của Henepola Gnaratatna 6được đăng trên tạp chí Patipada thuộc Hiệp hội Phật giáo
Theravada năm 2007 cũng có nghĩa là nhận thức マママ, và khi được xuất bản như là bản dịch thì nó được
đổi thành Chính Niệm: Thiền định của nhận thức (マママママママママママママママ). Nhiều học giả người Nhật đã
tuyên truyền cách gọi này trong nước Nhật.

6 Henepola Gnaratatna (sinh năm 1927), là một thiền sư người Sri Lanka, từng là Chủ tịch hội Phật giáo Vihara, hiện
nay là chủ tịch hội Bhavana ở West Virginia

3



Khi Maidoru Furunesu ママママママママ ngày càng được biết đến rộng rãi, thì giới Phật giáo cũng nhận ra
điều này và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc ママママママママ là một con đường mới để giúp
Phật giáo gần gũi hơn nữa với người dân Nhật Bản trong bối cảnh người Nhật có xu hướng không tôn
giáo hiện nay. Đặc biệt, các ngôi chùa ở khu vực Tokyo dường như cố gắng, tích cực sử dụng ママママママママ
cho việc truyền giáo. Có thể thấy sự thay đổi trong các tờ rơi của chùa kể từ khoảng năm 2015. Trong một
số trường hợp, một số hội trước đây được gọi là Hội Tọa Thiền Zazenkai đã đổi thành Thiền Chính niệm
マママママママ. Ví dụ cụ thể về phản ứng của giới Phật giáo đối với trào lưu ママママママママ đó là phía Phật giáo
không những chỉ ra sự khác biệt giữa những giáo lý dẫn đến Chính niệm, mà còn cố gắng mang lại hơi
thở mới vào Chính niệm từ bối cảnh địa phương của Nhật Bản. Điểm này được nhấn mạnh trong bài báo
“Nghiên cứu phúc lợi con người”. Ví dụ, người Nhật Bản có truyền thống Phật giáo lâu đời cần kết hợp
các điểm mới trong Chính niệm để làm cho cuộc sống họ trở nên tươi mới hơn.
Fujii Shuhei (Đằng Tỉnh Tu Bình, ママママ) cho rằng Chính niệm - ママママママママ (Maidoru Furunesu)
ngày nay có điểm khác biệt với Thiền đó là loại bỏ nghi thức cũng như sắc thái tôn giáo. Ngày nay, người
ta có thể tự mình thực hiện Chính niệm -ママママママママ(Maidoru Furunesu) thông qua đọc sách vở mà không
cần sự hướng dẫn của chuyên gia. Ở các tiệm sách ở Nhật Bản, các cuốn sáchvề ママママママママ hầu như
được đặt ở giá sách về kinh tế, y học, đời sống, giáo dục mà ít thấy chúng trên giá sách đựng sách liên
quan đến tôn giáo và Phật giáo. Mặc dù có nhiều người biết ママママママママ(Maidoru Furunesu) có nguồn
gốc từ Phật giáo nhưng khi thực hiện nó thì họ đều không nghĩ rằng đó là đang thực hiện một hành vi tôn
giáo. Theo Fujii Shuhei, ママママママママ mặc dù trở nên phổ biến do đã loại bỏ sắc thái tôn giáo, nhưng nó
cũng đã tạo cơ hội cho mọi người tiếp xúc với văn hóa Phật giáo từ một con đường khác.
4. Quan điểm cá nhân
Có thể nói hiện tượng Chính niệm - ママママママママ trở thành trào lưu trong xã hội Nhật Bản bởi nó có
những yếu tố phù hợp với xã hội Nhật. Chính niệm - ママママママママ từ khía cạnh khoa học, được sử dụng là
một biện pháp tâm lý học trị liệu đã đem lại những hiệu quả nhất định đối với người Nhật trong việc giúp
họ tập trung vào công việc của mình, giải tỏa căng thẳng,...Người Nhật thường đọc rất nhiều sách, tiếp
xúc với nhiều thông tin khiến cho não hoạt động quá mức khiến họ mang theo thiên kiến, không nhận ra
bản chất sự việc, hoặc là nảy sinh cảm giác sợ hãi, lo lắng. Từ khía cạnh tôn giáo, Chính niệm - ママママママ
ママ đem lại cảm giác nó là một điều gì đó gần gũi đối với cuộc sống hàng ngày của mọi người, nó cần

thiết và có ích. Đối với Phật giáo, Chính niệm - ママママママママ có khả năng là điểm đột phá, bùng nổ hiện
tượng tôn giáo.
Mặt khác, vấn đề của hiện tượng này này lại nằm ở chỗ người khác không nhận thức nó là hiện tượng
tôn giáo. Chẳng hạn, chúng ta có thể hỏi người Nhật về kiến thức tôn giáo nhưng khi hỏi họ thuộc tôn
giáo nào thì thường nhận được câu trả lời là không tôn giáo. Bản thân ママママママママ là không đánh giá tính
đúng sai sự vật, nên khi thực hiện nó thì người thực hiện không bị nhận định, không chịu sự đánh giá của
người khác. Nhưng khi nó liên quan đến Phật giáo thì lại khiến người ta cảm giác bị người khác phân biệt
bởi việc sẽ có bất đồng giữa những người thuộc tôn giáo khác nhau nên người ta tránh nhắc đến. Cộng
đồng Phật Giáo Nhật Bản sẽ phản ứng ra sao với xu hướng này cũng trở thành vấn đề đáng quan tâm
không những ở Nhật Bản mà cả các nước khác nữa.
Chính niệm - ママママママママ sẽ là trào lưu nhất thời hay có thể trụ vững trong xã hội Nhật Bản hay
không thì hiện tại chưa thể khẳng định một cách chắc chắn.
4


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, ママママ, ママママママママママママママ, ママママママママママママ 45 ママママママママママ2017 マ
, cập nhật ngày 4/12/2019
2, ママママ, マママママママママママママママママ, 2017 マ
, cập nhật ngày 4/12/2019
3, />%E3%82%B7%E3%83%B3%E3%83%9D%E3%82%B8%E3%82%A6%E3%83%A0.pdf , cập nhật
ngày 4/12/2019
4, , cập nhật ngày 4/12/2019

5




×