Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Dược động học những kiến thức cơ bản tài liệu học tập dành cho học viên trong và sau đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 62 trang )

)(


B Ộ Y TÊ
VỤ KHOA HỌC VÀ Đ À O TẠO

DƯỢC BỘMG HỌC






NHỮNG KIẾN THỨC

cơ BÀN

(Tài liệu học tập dành cho học viên trong và sau đại học)
Mã số: Đ.20.

w

Chủ bién: PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền

NHÀ XUẤ T BÀN Y HỌC
HÀ N Ó I-2 0 1 1


Chỉ đạo biên soạn;
v ụ KHOA HỌC VÀ ĐẢO TẠO - BỘ Y TỂ


Chủ biên:
PGS.TS. HOÀNG THỊ KIM HUYỂN

Tham giam tổ chức bản thảo:
TS. NGUYỄN MẠNH PHA

© B ả n q u y ền th u ộ c B ộ Y t ế (Vụ K h o a học v à Đ ào tạo )


LỜI GIỚI THIỆU

Thực hiộn một số diều c ủ a L u ậ t Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y
t ế dà ban hàn h Chương Irình k h un g Đào tạo Dược sĩ đại học. Bộ Y t ế tô chức
biên soạn lài liệu dạy - học c á c môn cơ sỏ, chuy ên môn vả cđ bản chuy ên ng àn h
theo chương trình tr ê n n h ầ m từ ng bước x â y dựng bộ sá ch c h u ẩ n tron g công tá c
đào Lạo n h â n lực Y tế.
Sá ch Dược động học đưỢc biên soạn dựa trên chương tr ìn h đào tạo s a u đại
học cúa Irưòng Đại học Dược Hà Nội. S á c h cù ng được dùng làm tài liệu t h a m
kh ao tôt cho sinh viên Dược và c á c c á n bộ Y tế. Sá ch dược nh à giáo lâu n á m và
t â m hu yết vớì công t á c dào tạo biên soạn theo phương c h â m : Kiến thức cơ bản,
hộ thôììg, cập nhật.
Bộ Y t ế xin c h â n t h à n h c ả m ơn PGS. TS. íloà ng Thị Kim Huy ền đã dàn h
nhiều công sức để hoàn t h à n h cuôn sá ch này: cảm ơn PGS. TS. Mai Phướ ng Mai
và TS. Nguyễn Ngọc Chiến đã đọc p h ản biện râ't tỷ mỷ và chí n h xác, góp phần
hoàn thiộn cuôn sách.
L ầ n đầu x u â t bản, c h ú n g tôi mong n h ậ n được c á c ý kiến đông góp của đồng
lìghiỘỊ), c á c bạn học viên, sinh viên và độc giả để lần x u ắ i bản sau được tô't hơn.

v ụ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
Bộ Y TÊ



LỜI NÓI ĐẦU
Dưực (lộng học ( P h a r m a c o k i n e t i c s ) là môn học nghiên cứu về sô p h ậ n của
thuôV t r o n g cơ Ihể nghĩa là t á c dộng c ủ a cơ th ể đến c á c quá tr ìn h hâp thu phân
hố - c h u y ể n hoá thải t r ừ thuỏc. Đây là nh ữn g kiôn thức cơ bản dể sử dụn g thuôc
theo cá thể. Nội dun g dược dộng học (DĐH) bao gồm 2 p h ần chính;
-

Dược dộng học cơ bản:

T r ì n h bày nhữn g kiến thức cơ bản về hấp thu - p h ân bô' - ch u y ển hoá - thải
tr ừ t h u ố c khi nghi ên cứu tr ê n cá t hể bình thường khoẻ m ạ n h .
-

Dược dộng học lâm sàng;

T r ì n h bày nhữn g kiến thức liên quan dến sự t h a v đổi qua trình dược động
học khi áp dụ ng thuôc t r ê n bệnh nhân.
Hai m ả n g kiến thức này không bao giò tách ròi n h a u vì thực t ế khi sử dụng
thuốc t r o n g điều trị, cá c thông ổố gỢi ý để đưa ra liều kh uy ến cá o đểu dựa vào
nghiên cứu dược động học cơ bản. Việc lựa chọn mức liều cụ th ể cho c á c đôi
tượng dặ c biột phải dựa tr ê n c á c kh uy ê n cá o của c á c nh à s ả n x u ấ t hoặc dựa vào
lìồng độ ihuốc do được tr ên cá th ể dể hiệu chỉnh liều.
( ỉ u y ể n s á c h này t r ì n h bày nhữn g kiến thức cđ bản, làm tài liệu học tậ p cho
học viôn Dược hệ đa khoa và ch u vên khoa, cả t r o n g và s a u đại học (tuỳ lượng
kiến t h ứ c yôu c ầ u ) ; đồng thòi cù n g là tài liệu t h a m kh ảo cho c á c dược sĩ, bác sĩ
tr on g diều trị.

M ụ c tiêu:

1.

T r ì n h bày dưỢc số ph ận c ủ a thuôc t ro n g cơ th ế (ADMIC), động học các
quá tr ìn h và c ác yêu tô' ảnh hưởng.

2.

T r ì n h bảy được cá c t hôn g sô dược động học (DĐ H) đặc t r ư n g cho mỗi
(Ịuá t r ìn h và sự biến dổi cá c th ông sô' DĐH ở nh ữn g đô'i tượng đặc biệt
(t rẻ em , người cao tuổi, phụ nữ có thai, bộnh n h â n bị suy giảm chức
Iiãng g a n -t hận.

3.

T h ự c h à n h được việc hiệu chỉnh liều khi sử dụ ng thuôc cho bệnh nh ân
bị suy giảm chức n á n g gan - t h ậ n (không bao gồm quy trình theo dõi
nồng độ và hiộu chỉnh liêu cho c á c thuốc có p h ạ m vi diều trị hẹp).

t) ể thực hiộn được cá c mục tiêu tr ê n, nội dung sá ch được chia làm cá c khôi
kiôn th ứ c ch í n h sau;
-

DưỢc dộng học cơ bản:

f Vận chuyển thuôc qua m àng t ế bào: Những đặc điểm câu tạo củ a m àng t ế
bào liẽn (Ịuan đến quá trình vận chuyển thuốc trong cơ thể và các cơ c h ế thường gặp
trong vận chuyển thuốc qua màng.


+ Các (]uá trình hâp thu phân h(V - chuyển hoá thãi trừ thuôV: Nguyôn lý C(ỉ

bản. dộng học và các thông sô cho mỗi quá trình; các yôu tô ánh hưởng.
+ t)ịnh nghĩa và công Ihức tính 4 thông sỏ cờ bán: F, V(i. c\ và t ị . (ỉạc ti*ưng
cho mỗi giai doạn trong chu trình tuần hoàn của thuôc trong cơ ihô.
-

Dược dộng học lâm sàng:

+ Những khác biột về dưỢc động học trong quá trình hâp thu - phân hô^ chuyển hoá - thai trừ ở trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai so vói người trường
thà nh khoẻ m ạnh và những lưu ý liên quan đôn sự khác biột này trong điểu trị.
+ Sự biến đổi của 4 thông sô' DĐH cơ bản (AUC. Vd. C1 và Tị, 2) ở bộnh nhân
suv gan thận.
+

Các nguyên tắc lựa chọn thuôc và hiệu chỉnh liêu cho bệnh nhân suy gan -

thận.
Hiện n ay tài liệu t h a m khảo về dược động học t ro n g nưỏc r ấ t ít còn tài liộu
bằn g tiếng nước ngoài thì đa phần có nội dun g ch u y ên sâu, khó tiêp cận. Tài liộu
này t á c giả chỉ đê cặp đến nh ững nội dung cơ bản nh â t. N hữ ng người có nhu cáu
học s â u hơn vể dược động học có th ể t h a m kh ảo t h ê m c á c tài liệu ch uy ên biệt vé
lĩnh vực này được giới thiệu tron g mục tài liệu t h a m kh ảo cuôi sách. Do dâv là
lĩnh vực kiên th ứ c còn ít đưỢc đê cập đến tr on g c á c chương tr ìn h gi ản g dạy cho
dưỢc sĩ từ trước tới n a y nên việc trinh bày để mọi đôi tưỢng học viên có thể hiổu
được có th ể c h ư a đ ạ t yêu cầu. T á c giả r â t mong n h ậ n được sự góp ý c ủ a các học
viên và cá c bạn dồng nghiệp để những lẩn tái bản sẽ hoàn thiện hơn!

T á c giả


MỤC LỤC


LỜI giới t hiệ u

3

Lời nói đ ầ u

5

C á c t ừ viết tắt

8

C h ư ơ n g 1. Vận ch uy ển ihuôc qua m à n g sinh học

9

C h ư ơ n g 2. Fiấp thu thuốc

18

Chương 3. P h â n bố thuốc

31

Chương 4. ỉỉài x u ấ t thuốc

46

C h ư ơ n g 5. C á c thông s ố dược động học cơ bản


63

Chương 6. N hữ ng biên dổi dược động học ở cá c dô'i tượng đặc biệt có

91

th a y đổi về sinh lý

Chương 7. Sự biến đổi các thông số dược dộng học và hiệu chỉnh liều khi
sử dụng thuôc



107

bệnh nhân suv giảm chức năng gan - thận

Tàí liệu t h a m k h ả o

1 28

Đ á p án

12 9


CÁC TỪ VIẾT TẮT
A (AbsorỊ)tion)


Hấ p thu

A,,,„

Lượng thuôc còn lại tại vị tr í đưa thuôc

Aerosol

Ph u n mù, xịt

Cyt.P450

Cyt ocr om P 4 5 0

Cp

Nồng độ thuôo tr on g hu yết tương

BA (lỉioavailability)

Sinh khả dụng

B E (Bioe qu iv alen ce)

Tưđng đương sinh học

C1 ( C l e a r a n c e )

Độ t h a n h thải


D (Di stribution)

P h â n bô^

E (Elimination)

Bài x u â t

E (Excretion)

Th ả i t r ừ

E[| ( H e p a t i c E x t r a c t i o n )

Hệ sô^ c h i ế t xuâ't qua gan

F i r s t pass, 1®' pas s

Vòng t u ầ n hoàn đầu

IV ( I n t r a v e n o u s )

Tĩnh m ạc h

k.hoậc

H ằ n g số tốc độ hấp thu

k.i


H ằ n g sô^ tôc độ thải tr ừ

M (M et abo li sm )

Ch uy ển hoá

TTS
(Therapeutic Transdermal Svstem)

Hệ điêu trị qua da

T (Tisue)

T ổ chức

TKTƯ

T h ẩ n kinh t r u n g ương
Tốc độ hấp thu

Vd (Volume of distribution)

T h ể tích p h ân bô^


Chương 1

VẬN
CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC


B
MỤC TIÊU

Sau khỉ học xong, sinh viên có khả năng:
1. Phân tích được những đặc điểm cấu tẹo của m àng tế bào liên quan đến
quá trình vận chuyển thuốc trong cợ thề,
2. Trinh bày được quá trình vận chuyển thuốc theo cú c h ế thụ động và tích
cực, Vận d ụ n g đ ề giải thích được cấc quá trinh xẩy ra khỉ s ứ dụng thuốc.

MỞ ĐẦU
Sô^ p h ậ n c ủ a t h u ô c t r o n g cơ t h ể được tính t ừ khi t h u ô c t h â m n h ậ p vào cơ
t h ể b ắ t d ầ u tạ i vỊ trí đưa thu ôc , tiếp theo t h u ô c ph ải vượt qu a c á c h à n g rà o
sin h học dể v à o được vòng t u ầ n ho àn rồi di c h u y ể n t r o n g m á u ; từ m áu , t h u ô c
đốn c á c tô c h ứ c v à cơ q u a n k h á c n h a u c ủ a cơ t h ể : Cơ q u a n đích (nơi t á c dụn g),
tố ch ức mõ h o ặ c cơ (dự trữ) rồi được g an và t h ậ n đào t h ả i . Có 4 giai do ạn liên
q u a n đến sô^ p h ậ n c ủ a th uô c t r o n g cơ th ê là hâ p t h u A), p h â n bô' (D), c h u y ể n
hoá (M), t h ả i t r ừ ( E) .
Thuốc uống

Thuốc tiêm IV

Hình 1.1. Số phận của thuốc trong cơ thể


1. CẤU TRÚC MÀNG TẾ BÀO
T h u ố c m uố n di c h u y ể n từ vị trí đưa thuốc vào m á u hoạc lừ m áu vào tổ
chứ c, từ tô c h ứ c t h ả i r a ngoài... dểu phải vượt qua h à n g rà o sinh học - đó là
m à n g t ế hào.

Ngoài tc hàí)


G^cop™«,„

G ly e o .^

"g o ư

VI

Lơp

Lipid
kép
Protcin
xuyên màng

Hlnh 1.2. Cấu trúc của màng tế bào

C ấ u t r ú c cơ b ả n c ủ a m à n ^ t ế bào là lớp lipid kép. tựa nhií một lá mõ mỏng
hao q u a n h lê bao. Lớp lipid ch í n h là h àn g rào ngàn c á c h không cho nưốc và cá c
c h â l t a n t r o n g nước qua lại giữa 2 khu vực tr on g và ngoài t ế bào.

Phản thân nươc

Vùnu độiiì

I^hần k> nirơc

Hỉnh 1.3. Cấu trúc phàn tử cùa 1 lớp màng tế bào


N h ư v ậ y yếu tô^ q u y ế t định kh ả n ă n g đi qua m à n g củ a ph ân tử th uô c chính
là kh ả n ă n g hoà t a n t r o n g lipid; hệ số lipid /nước c à n g lớn, k h ả n à n g kh uy ế ch
táii qua m à n g c à n g t h u ậ n Iđi. Th u ôc qua m à n g theo cá ch này gọi là k h u y ếc h tán
thụ động.
X e n kẽ t r o n g lóp lipid đó có c ác ph ân tử prot ei n lớn, hình c ầ u xuyên qua
m à n g , nhô r a 2 bên bề m ặ t ; điều này giải thích tại s a o c á c ph ân tử thuốc chỉ t a n


t r o n g li[)id lại không th ể qua m à n g dưỢc: do p h ân tử t h u ô c k h ôn g t h ế tiếp c ậ n
(lược vỏi bố mạt măn g.
Các Ị ) r ot e i n xuyôn tạ o t h à n h các kênh, qua đó c á c c h á t t a n t r o n g nước, có
Ị ) h â n t ứ nhỏ h ờ n đưòng k í n h c ủ a p h â n t ử protein, có t h ể k h u y ế c h t á n qua lại
^lữa (lịch ngoại bào và dịch nội bào. Qua m à n g t h eo đư ò ng n à y gọi là lọc.
Tr o ng sô^ các phân tử protein này có nhữn g p h á n tử đóng vai trò là châ't
in a n^ ( c a r n e r ) nhò khả n ă n g biến d ạ n g để đưa c á c p h â n tử di qua c á c khe bên
t r o n g Ị ) h â n tứ protein nghĩa là có khả n ả n g gán đ ặ c hiộu với một sô^ ch ắt . Vặ n
c hu y ê n ( Ị u a m à n g theo dưòng này gọi là vận c h u y ể n tích c ự c .

2. CÁC Cơ CHẾ VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG TẾ BÀO
2.1. Khuyêch tán thụ động
2.1.1. Nguyén lý cơ bản
Các c h ấ t vận chuyên qua màng theo cơ
chỏ khuyếch tán thụ động cần có hệ sô^ lipd
/nước cao. Với các c h ấ t có bản c h ấ t acid yếu
hoặc base yếu, khả năng khuyếch tán phụ thuộc
hàn g số phân ly (pKa). Độ phân ly của các chất
có ban chất acid yếu và kiềm yếu tuân theo
Ị)hương trình Henderson - Hasselbach;
VỚI c á c acid yếu:


pKa = pH + Ig

* Với càc base vếu: pKa = pỉl + Itỉ

9

• 0

À

p.tu

lon]
p.tii

Các c h ấ t có bản châ’t acid yếu nếu
muốn hấp thu tốt c ầ n môi trườ ng có pH nhỏ
hrtn pKa nh ưn g nêu muôn bài xuâ't tô't lại cắn
môi trường có pH lớn hơn pKa.

ĩ

9

0
mO •

4 0 _

lon


Theo phương trình tr ên ta n h ậ n thấy:

Ví dụ: P h e n o b a r b i t a l có p K a
ph ân tử sẽ lớn hơn nồng độ ion 10
ion lại lớn hơn nồng độ ph â n tử 10
p h ân tử vì chỉ nhữn g châ’t không
t rư ờ ng hợp pH < pK a, thuốc sẽ hấp

4 • o

* •


• 0





0



<0 ^



0 •


> 0® m 0








Hinh 1.4. Vận chuyển thuốc qua màng
theo cơ chế khuyếch tản thu đông

= 7.2. 1’rong môi t r ư ờ n g pH = 6 , 2 , nồng độ
lần còn trong môi t r ư ò n g pH = 8 , 2 , nồng độ
lần. K h á n ă n g qua m à n g phụ t h u ộ c nồng dộ
p h â n ly mới t a n t r o n g lipid, n h ư v ậ y t r o n g
thu tốt còn pH > p K a t h u ố c sẽ t h ả i t r ừ tốt.

Các c h ấ t có bản c h ấ t base yếu muốn hấp thu tốt c ầ n môi t r ư ờ n g có pH lớn
hơn pKa nh ưn g nếu muốn thải tr ừ tốt lại cần môi t r ư ờ n g có pH nhỏ hơn pK a.


Bảng 1.1. pH của một sỏ ngăn sinh lý
Ngán

pH

Huyết tương

7,35 - 7,45


Nước tiểu

5.5

Dịch da dày

- 7,8
1,4

Bào tương

7.2 - 7.4

Bàng quang

4.0 - .06
-

Mitochondries

8

Khả lìãng h ấ Ị ) thu theo cơ c h ế khuyếch tá n thụ động t h u ậ n ihe o g r a d i e n t
nồng dộ nghĩa là c h u y ể n từ nơi có nồng độ cao đôn nơi có nồng độ thấ p. Chính vì
vậy khi th a y dổi pH ở 2 bên màng, quá trình khu yê ch tá n củ a th uô c i h a y đôi
d án g kể.
Bảng 1.2. pKa của một số thuốc thòng dung
Thuôc bản chất acid
Aspirin


pKa

Thuốc bản chất base

3.5

Theophylin

pKa

i

0.2

Phenylbutazon

4.5

Caíein

0.8

Tolbutamid

4,5

Phenazon

Dicoumarol


57

Aminophenazon

1.1
5,0

Phenobarbital

7.2

Reserpin

6,6

Acetazolamid

7.2

Pyrimethamin

7.2

Pentobarbital

7.6

Morphin


7.8

Thiopenlal

7.6

Codein

7.9

7.8

Procain

8.2

Ephedrin

9.4

Atropin

9,7

Barbítal

10,4

Sulíanilamid
Sulíaguanidin


1

> 10,5

^

0

12

24h

Hình 1.5. Sự biến đổi nống độ pseudoephedrin theo pH nước tiểu


Hình 1.5 biểu thị liên quan nồng độ thuốc t r o n g m á u với pH nước tiểu, nơi
bài x u â l ihuôc; quá tr ìn h vần ch u y ể n r a ngoài từ m á u vào nước tiểu sẽ diễn ra
n h a n h hơn (1 J)H acid vì khi đó p s e u d o e p h e d n n ở d ạ n g ion hoá tr on g nưóc tiểu,
ngược lại khi pH nước tiểu kiềm, tỷ lệ pseu do ep he d rin ở d ạ n g p h â n tử ca o tron g
nước tiểu cao sc làm cho sự dịch ch uy ển theo chiểu ngược lại

nghĩa là c ả n trở

quá trì nh bài x u ấ t củ a thuốc.

2.2. Lọc
Vận chu y ển thuôc theo c ác kênh protein gọi là lọc. N hữ ng thuôc vận
c h u y ể n theo cơ chê này là nh ữn g c h â t t a n tr on g nước, có ph ân tử lượng nhỏ (<
100) . K hả n ăn g qua m à n g phụ thuộc 3 yếu tổ^:

-

Kích thước ph ân tử thuốc.

-

Áp lực thuỷ tĩnh 2 bên m à n g (áp lực lọc).

-

Kích thước lỗ màng.
Khả n ă n g lọc m ạ n h nhâ^t ở m à n g cầu th ậ n vì tại đây áp lực lọc r ấ t cao và

kích thước lỗ m à n g lớn hơn ở cá c tổ chức kh ác. M ạ n g mao m ạ c h cũ ng có khả
n ă n g lọc tôt vói nhiểu châ't còn m à n g t ế bào có sức lọc kém hơn cả.
l.ọc không dược coi là khuy ếch t á n vì khả n ă n g t h ấ m ở đây có tính chọn
ca o do tính đa d ạn g về đưòng kính của kênh, về hình

dáng, về điện tích ở một

t r o n g kênh.

2.3. Vận chuyển tích cực
Thu ôc qua m à n g nhò gắn vào prot ei n n ằm ở m à n g t ế bào. Prot ei n s a u khi
g ắ n t h n ô V , h i ô n H ạ n g v n đ n y t h u ố c qvỉH

CĨÌC

kônh


P ro to in vộn

c h ấ t m a n g (ca r r i e r) .
Phân tư thuốc

Hình 1.6. Sơ đổ vân chuyển thuốc theo cơ chê tích cưc qua màng tê bào

Đặc điểm củ a kiểu v ậ n c hu y ển n ày là;
-

Có lính đăc hiêu;

đ i í r í r g o i In


Chíú m a n g rhì cỏ the gán với một s ố loại thuốc nhiVt dịĩih, điồu n à y dẫn
dôn Lình t r ạ n g c á c thuôc chỉ đinỉc hấị) thu tại inộl sfY vị trí nlìíYt định íỉ ông tiêu
hoá; nêu trượt qua vị trí này mả chưa được hâp thu thì có Lhe tliuôc sẽ bị dào
thải ra ngoài do cáe vị trí kh ác khõng có chât m a n g dể vận c h u y ể n loại t h u ô c dỏ.

rhuốc găn vào
chất mang và
vận chuycn

Cạnh tranh
chất mang

Thuốc không gấn
được vào chấl
mang và không

vận chuycn được

Hỉnh 1.7. Các cơ chế vân chuyển tích cưc qua màng tế bào

-

Có tính bão hoà:

Bàu hoà nghĩa là lượng ph ân tứ thuôc c ầ n vận c h u y ê n vượt quá lượng c h â t
m a n g có ở m ặ t m à n g tê bào; lúc đó xẩy ra tình t r ạ n g i h i ế u c h ấ l m a n g để vận
ch uy ển. Chính nhò quá trì nh n à y mà sự hâp thu c á c c h â t dinh dưỡng nh ư acid
a m i n , glucose, v i t a m i n t a n t ro n g nước, c h â l k h o á n g và vi lượng (iod, s ắ t ) ít khi
bị t h ừ a vì lượng chấ^t m a n g chỉ đủ cho vêu cầu dinh dưỡng.
~

Cỏ líiiìi c ạ n h l i a n h .

N hữ ng chỉít có c â u t r ú c hoá học tương tự n h au có t h ể g ắ n vỏi c ù n g một loại
c h ấ t m an g . Nôu đồng thòi cả 2 loại thuôc n à y có m ặ t tại m à n g tô báo thi sẽ xẩv
ra tình t r ạ n g t r a n h chííp c h ấ t m an g , ví dụ sử dụ ng đồng thòi pr o be ne cid và các
k h á n g sinh penicilin.
-

Có th ể bị ức c h ế bởi một c h â t hoá học nào đó:
Ví dụ rượu làm giảm khả n ă n g vận c h u y ể n v i t a m i n B l .

Để qua m à n g theo cơ c h ế này c ầ n n ă n g lượng.
Khi n ă n g lượng c ầ n cho quá tr ìn h vận c h u y ể n lấy t ừ ATI^, ta gọi là vận
c h u y ể n tích c ự c n g u y ê n p h á t . T r ư òn g hờp n ày châ^t được v ậ n c h u y ể n có thê đi
ngưỢc bậc t h a n g nồng độ (từ nơi có nồng độ thâ'p đến ndi có nồ ng độ cao). Hầu

hết cá c c h á t dinh dưỡng như acid am in, c á c ng uv ên tô vi lượng
kh oán g) đều hấp thu theo cơ c h ế này.

v à đa lượng (chât


Khi n ă n g lượng được lấy từ bậc t h a n g nồng độ ( t h ế năn g), ta gọi là vận
c h u y ế n tích c ự c t h ứ p h á t . Đáy là quá trình v ận ch u y ển xay ra từ nơi có nồng dộ
ca o đến nơi có nồn g độ t h ấ p nên còn gọi là k h u y ế c h tán t h ậ n lợi, ví dụ: N a ' vận
ch u y c n qua m à n g nhò chấ^t m a n g và thư òng đi cù n g glucose.

KẾT LUẬN
M àn g sinh học ở d ạ n g đơn giản n h â t đưỢc cấu t r ú c bởi 2 hỢp ph ần cơ bản là
protc in và lipid, t r o n g đó lipid chiế m p h ần lớn. C ác p h â n tử protein và lipid đan
xen theo kiểu k h ả m t r a i (m osa ic) tạo nên lóp t h â n nước, t h â n lipid và lỗ màn g.
Với câu t r ú c nh ư v ậy, t h u ố c tuỳ thuộc c ấ u t r ú c p h â n tử, sẽ đi qua m à n g theo c á c
cớ c h ế kh ác n h a u . N h ư v ậ y trước khi đến được vỊ trí t á c dụng, thuôc phải tưđng
t á c với m àn g .
Cơ c h ế q u a n t r ọ n g t r o n g v ậ n ch u y ể n t h u ô c qua m à n g là kh uếch t á n thụ
động, do đó khi t ổ ng hợp p h ân tử thuôc, đích c ầ n n h ắ m là tạ o ra đưỢc cá c phân
tử sao cho hệ sô^ lipid
tìni tòi các

/nưó c hỢp lý n h ấ t. Nếu điều đó không t h à n h công thì việc

tá dưỢc có k h ả n ă n g m a n g thuôc tựa nh ư c á c c h â t nội sinh là biện

pháp hiện đ a n g đưỢc ưa chuộng.
Hiểu b iế t c â u t ạ o c ủ a m à n g và cá c cơ chê vận ch u y ể n thuôc qua m à n g còn
giúp cho c á c n h à điều trị t á c động vào c á c quá t r ì n h v ậ n c hu y ể n thuôc n h ằ m

t h a y đổi nồng độ t h u ô c th e o hướng có lợi.

Tự LƯỢNG GIÁ
T r ã lời c ú c c ã u h ủ i tig áĩi.

1.

P h ả n tích được nh ữn g đcặc điểm c â u tạo c ủ a m à n g tê bào liên quan
dến quá t r ì n h vận ch u y ể n thuôc t r o n g cơ thể.

2.

Trình bày

3.

C á c châ't

phươn g trình H e n d e r so n

có bản châ^t acid m ạ n h hoặc base m ạ n h có t u â n theo

p h ư ơ n g t r ì n h H en d e r so n
4.

Hasselbach.

Hasselbach?

Sử d ụ n g L-DOPA cù n g với bữa ăn giàu c h ấ t dạ m có ảnh hưởng đến

h ấ p t h u L-DOPA? Giải thích?

5.

T ại s a o ngưòi bị c ắ t đoạn dạ dày lại có ngu y cơ thiếu s ắ t và v it a m i n
B12?

6.

B ổ s u n g v i t a m i n B l 2 cho những bệnh n h â n này theo đường uôVỉg có
hợp lý k h ô n g ? Tại sao?


C h ọ n cá u trả lời đ ú n g n h ấ t :
7.

Các chíít vận chuyển qua màng theo C'ơ chê khuyếch tán thụ cỉộỉig cần:
I. Có hệ sô lipd /nưốc cao.
II. Có hộ sô lipd /nước ihíVp.
III. Chỉ ta n t ro n g lipid:
A. I đúng.
B, II đúng,

c . III đúng.
D. I và II đúng.
E. II và III đúng.
8.

Các ch ất vận chuyển qua m àng theo cơ chê vận chuyển tích cực cần
I. C h ấ t man g.

II. N ă n g lượng.
III. Châ't m a n g và n ă n g lượng:
A. I đúng.
B. II đúng,

c . III đúng.
D. I và II đúng.
E . 11 va 111 dúng.
9.

C á c châ"t vận ch uy ển qua m à n g theo cd c h ế lọc cần:
I. T a n t r o n g nước.
II. K hôn g ta n tr on g nước.
III. Có p h ân tử lượng nhỏ ( < 100):
A. I đúng.
B. II đúng,

c . III đúng.
D. I và II đúng.
E. I và III đúng.


10. ĐặQ điểm c ủ a vận ch uy ển tích cực qua m à n g là:
I. Có tính đặc hiệu.
II. Có tính bão hoà.
III. Có tính c ạ n h t r a n h :
A. I đúng.
B. II đúng,

c.


III đúng.

D. I v à II đúng.
E. I v à II và III đúng.


Chương 2

HẤP THU THUỐC

MỤC TIÊU

ỉ. Trình bày được quá trình hấp thu thuốc theo đường uống. Liệt kê và phân
tích được các yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa trong điều trị.
2. Trình bày được đặc điểm hấp thu thuốc qua đường tiêm bắp và lưu ý khi
áp dụng đường đưa thuốc này trong điều trị.
3. Trình bày được những điểm khác nhau của động học hấp thu bậc 1 và
bậc 0. Nêu được các điều kiện đ ể động học hấp thu của thuốc áp dụng
được theo bậc 1, bậc 0.

MỞ DẦU
ỉỉấj) thu th uô c là quá trì nh vận ch u y ể n t h u ố c từ nơi dưa ihuôc vào vòng
t u ầ n hoàn c h u n g . T h e o định nghĩa nà y nếu th uô c dược dưa t h ẳ n g vào tĩnh
m ạ ch thì sẽ k h ôn g có giai đoạn hấ{) thu: c á c đường đưa t h u ô c k h á c được gọi là
"dưòng ngoài m ạe h " và đểu phải có sự c h u y ế n t h u ô c vào m ạ ch từ nổi đưa thuốc
trước khi dèn "dích" t á c dụng. Các thuốc đirợc' dưa t h a n g vào " d í c h ”, ví dụ: tiêm
vào m à n g phổi, m à n g bụng, tuỷ sống, cơ tim ho ặ c tiêm t h ẳ n g v à o động mạc h
(i hu ô c sẽ chỉ dốn v ùn g m à động m ạ c h tưới m á u , t r ư ờ n g hỢp n à y có thê gặp khi
điểu trị ung thư), c ũ n g được coi là kh ông có quá t r ì n h hấp t h u ; th ự c châ't quá

I n n h hấp thu khi đưa t h u ố c vào t h ă n g đích x á y ra s a u khi th uố c có t á c dụng
và do dó dộng học hấp thu không liên qu an đên thời diêm xuâ’t hiện t á c dụng
hoặc' cường độ t á c dụng.

1. HẤP THU THUỐC THEO ĐƯỜNG UỐNG
1.1. Quá trình hấp thu
Hấp thu ihuốc theo đưòng uông
chịu nhiổu yêu tô' ảnh hưởng hơn so với
c á c đưòng dưa thuốc kh ác vì dây là
dường đưa thucíc có sự hao hụt thuôc
nhiều n h ấ t trước khi thuốc dạ t đến
được vòng t u ầ n hoàn chung.
Nhìn vào hình 2.1 ta t h â y khi
đưa thuốc qua đường uống, 2 vị trí hấp
thu chủ vếu là da dàv và r u ô t non.

Hinh 2.1. Vân chuyển thuốc từ ống tiêu hoá vào
vòng tuần hoàn


Tại dạ dày, thuôc đưỢc hâp thu theo cớ c h ế v ận c h u y ể n thụ động, như vậy
kh ả nAng hấp thu chỉ có ý nghĩa vối cá c thuôc có bản c h â t acid yếu vì với pH
kh o á n g 1-2, cá c thuôc này có tỷ lệ không p h â n ly cao t h u ặ n tiện cho hâ'p thu.
T u y nhiôn do là túi ch ư a vả thòi gian lưu c ủ a thuôc tại dạ dày ngắn nên tỷ lệ
h ấ Ị ) thu không nhiểu.
Nôi tiếp vối dạ d à y là ruột. Đây là đoạn dài nhâ"t và cũ n g là nơi có độ tưới
m á u phong phú VỚI niêm m ạ c có bể m ặ t rộng chi chít n h u n g mao. Tại đây thuôc
có ihê qua m à n g theo mọi cơ c h ế vận ch u y ể n thuôc qua m à n g như kh u y ế ch tá n
thụ động, vận c h u y ể n tích cực nhò c h ấ t m a n g ho ặc khu yế ch t á n t h u ậ n lợi... Điều
đó nói lên vai trò qu an t rọ n g c ủ a ru ột t r o n g hấp thu thuôc.

Bả ng 2.1. Trình bày pH và thòi gian lưu thuốc tại ông tiêu hoá: dạ dày và ruột.
Bảng 2.1. pH sinh lý của ống tiêu hoá lúc đói
Vị trí

pH

Thồi gian lưu thuốc (h)

1.5-2.0

0-3h

Tá tràng

4,9-6.4

3-4 h

Hỗng tràng

4.4-6.4

3-4 h

Hổi tràng

6.5-7.4

3-4h


Đại tràng

7.4

đến 18h

Dạ dày

Ruột non là ph ần chín h củ a ông tiêu hoá d à n h cho hấp thu, bao gồm tá
t r à n g ( D u o de nu m ), hỗng t r à n g ( J e j u n u m ) và hồi t r à n g (Iloum). Nếu so s á n h cá c
vỊ trí k h á c n h a u c ủ a r u ộ t thì t á t r à n g và hỗng t r à n g là nh ữ n g vị trí t h u ậ n lợi cho
há'p thu hơn c á c đoạn còn lại vì pH tương đối t r u n g tính và thòi gian lưu thuốc
đủ dài. Đại t r à n g có bề m ặ t hâ"p thu kém hơn còn đại t r à n g thì thòi gian lưu
thuốc ngắn nên h ấ p thu thuốc không b ằ n g c á c p h ầ n t r ê n c ú a r u ộ t non.

o k
o
o
Hỉnh 2.2. Hê nhung mao trong hấp thu thuốc tại ruôt non

1.2. Các yếu tố ảnh hưỏng
1.2,1. Ảnh hưởng của cấu trúc phân tử thuốc:
N hữn g th uô c ở d ạ n g ph ân cực t hư ò ng khó qu a m à n g , ví dụ c á c k h á n g sinh
nh óm am ino sid ( a m i k a ci n , g e n t a m i c i n neomycin, st r e p t o m y c i n ) , một s ố k h á n g


sinh b e t a l a c t a m (cefazolin, carbenicilin, c ef ta zi di m .. .), teicoplanin, v a nc o m yc in .
cá c am oni bậc 4 (thu ôc mề m cd cu ra ). Nhữ ng thuốc n ày hâ'p thu kém do tồn tại ỏ
d ạ n g ph ân cực t ro n g môi trưòn g dịch ru ột (hấp thu chỉ 0,1 - 14%), vì vậy chỉ có
d ạ n g tiêm.

Bảng 2.2. Một sô’ kháng sinh hấp thu rấl kém khi đưa qua đường uống
Tên nhỏm thuốc

Một số chất dại diện

Kháng sinh nhóm aminosid

Amikacín, gentamicin, neomycin, streptomỵcin

Kháng sính nhóm beta -lactam

Carbenicilin, Ceíamandoỉ, cefa 20 lịn, cetotaxim. cetazidim

Kháng sinh khác

Vancomycin, Teicoplanln

1.2.2. Ảnh hưởng của pH dịch vị:
Độ phâ n ly củ a c á c c h ấ t có bản châ't acid vếu và kiểm yếu t u â n theo
phương tr ìn h H a n d e r s o n - H a s s e l b a c h như đã t r ì n h bày ỏ ph ần Vận chu y ển
thuôc qua m à n g sinh học. Hình 2 . 3 biểu thị môi liên quan giữa pH với tỷ lệ
th uố c ở d ạn g kh ôn g ion hoá. Chính tỷ lệ n à y qu yết định khả n ă n g qua m à n g của
thuôc, do đó có thê th â y nồng độ thuôc t ro n g m á u k h á c n h au tương ứng với pH
k h á c n h a u tại vị trí hấp thu thuốc (hình 2.3).

pH
Hỉnh 2.3. Liên quan pH và tỷ lệ không ion hoá của thuốc bản chất acid

Tại dạ dày, pH acid là điểu kiện c ầ n t h iế t để một số thuốc có th ể hấ p thu
được khi xu ố ng ru ột như sắ t, griseofulvin... Chính vì v ậ y khi sử dụn g c á c c h ấ t

giảm tiết HCl dịch vỊ có th ể gây giảm hấp thu c á c th uố c n à y nếu dù ng đồng thời.
Chí nh pH acid giúp c á c thuốc có bản c h ấ t acid yếu t h à n h d ạn g ph ân tử, dễ qua
m à n g hơn nhò t ă n g tính ta n tr on g lipid. pH acid tại dạ dày cũ n g là m t ă n g khả
n ă n g hoà t a n c ủ a một s ố thuốc có bản c h ấ t kiềm nhò đó kh ả n ă n g hấp thu tại
r uộ t sẽ t h u ậ n lợi hơn. Điều này liên qu an đến cđ c h ê khu yế ch t á n thụ động qua
m àn g : với cá c c h ấ t có bản c h ấ t acid yếu hoặc ba se yếu, kh ả n ă n g k h u v ế c h tán
phụ thuộc h ằ n g s ố phân ly pK a như trì nh bày ở p h ầ n trên.
T u y nh iên m ặ t t r á i c ủ a độ acid tại dạ dày là phá huỷ một sô' th uố c kém bền
tr on g môi tr ườn g acid (ampicilin, e r y t h r o m y c i n . .. ) . M ậ t k h á c t r o n g môi trường
acid một sô' thuốc sẽ c h u y ê n s a n g d ạ n g ion hoá; điều n à y có th ể g â y bấ t lợi cho
hâ'p thu, ví dụ vối c á c c h ấ t chẹn bơm proton (o me pr azo l, pa n to p ra zo l ). Đâ y là


nhóm chíVt muốn dược hâp thu phải ở d ạn g không m a n g diện tích mới x uy ê n qua
diíỢc m à n g tô bào ở t h à n h ruột vào m áu. Nếu rã tr on g dạ dày, phân tử thuôc
dược gán t hê m 1 proton (H*) tức là m a n g điện tích dương và khỏng thê h â p thu
dược (Ịua niêm m ạ c ruột.

í . 2.3. Ảnh hưởng của độ thảo rỗng dạ dày
Với bât kỳ thuôc có bản chỉíí acid h a y b as e yếu, h ấp thu theo cơ ch ê thụ
động h a y tích cực, ru ột non dều là vị trí hấ^p thu t h u ậ n lợi n h ất , do đó t h á o rỗng
dạ dày có vai trò hết sức quan tr ọn g liên qu an đến thòi gian x u ấ t hiện t á c dụng
và cưòng dộ t á c dụng c ủ a thuôc (hình 2.4).
Nống độ acetaminophen/huyết thanh (mg/l)

t(h)
Hình 2.4. Ảnh hưởng của độ tháo rỗng dạ dày đến hấp thu acetaminophen
(Nghiên cứu trẽn 22 người tinh nguyện khoè mạnh, Br. Med. J.. 1973)

M et o cl o p r a m i d là c h ấ t làm t ă n g nhu động dạ dày -ruột, t á n g sự t h á o rỗng

dạ dày nôn tạ o t h u ậ n lợi cho sự hấp thu a c e t a m i n o p h e n ( p a r a c e t a m o l ) tạ i ruột;
ngược lại pr o p an t h el i n làm giảm nhu động ông tiêu hoá nên thuôc ứ lại dạ dày
lâu làm gi ảm lôc dộ và mức độ hâp thu.
Việc kiểm so át độ t h á o rỗng dạ dàv do đó là k h â u qua n t r ọ n g tron g sử dụng
thuốc theo đường uông. Th ự c c h â t tu y thuốc có hâ^p thu tại dạ dày nh ưn g với tỷ
lộ không đ á n g kể so với tại r u ộ t non và nên COI dạ d à y là "túi" ch ư a thuôc ch u ẩ n
bị cho việc hâp thu tại ru ột bởi vì thuốc chỉ lưu lại dạ dày một thời gian n g ắn và
bể m ặ t dạ dày không t h u ậ n lợi bằn g bề m ặ t niêm m ạ c r u ộ t non. Điều n ày có thê
t h ấ y qua ví dụ sau:
Khi đưa acid salicylic ( s ả n p h ẩ m c h u y ể n hoá có t á c dụ ng c ủ a a spirin) dưói
d ạn g du ng dịch (p K a = 3) vào t h ẳ n g ông tiêu hoá: dạ dày ho ặc ru ột non (tr ong


t h ự c n g h i ệ m t r ê i i c h u ộ t c ỏĩ i g t r á n g ) , nế u t h e o lý t h u y e t vế á n h h ư ỏ n g (' ủa p ị ị
đôn tý lộ lon h o á c ù a t l ì uôc t hì lè r a tlạ d à y Ị)hải là nơi lìấỊ) t h u t h u ậ n lợi h(ín vì

ĩihiíng trong thực lê ruột non lại là vị tn' i huộ n lợi hơn do
hội t ụ (ỉược n h i ể u y ê u tố: (ỉộ tưới m á u p h o n g Ị ) hú. h ề m ạ t I i i ê m m ạ c r ộ ì i g . n h ờ dó
lượng l ì ấ Ị ) thu kh ỏn ^ bị h ạ n c h ế , vì vộy hình 2 . 5 c h o t h ấ y kha năn g h a p t h u tại
í i n í(lạ
l Í1 H
ì Kì iiỐ
ii
rr M
uiA
ộtt n o n tnì hhuat i- ki hh hhơn
d à11y ínl
ổu.

Ị)H ỏ dáy acid (ị)H8)


% liều còn lại
ở vị trí hấp thu

Hình 2.5. Hấp thu của acid salicylic tạl dạ dày và ruột non
(Nghiên cứu trén mò hình in situ ở chuột cống trắng, J. Pharm Sci., 1969)

1.2.4. Tác dộng của các enzym ruột đến hấp thu thuốc
'rhanìỉ

r u ộ t có n h i e u enzyi i i LÌiani g i a va o c a c p h à n ù n g nl i ư li éi i họp

(sulfonic. glucuronic), oxi hoá - khử. thuỷ phAn... C ác thuốc chịu táo dộng của
enzym có thể ch u vể n t h à n h d ạ n g hoạt tính hoặc ngược lại: bị m á t hoíìi tính.
Bảng 2.3. Một số phản ứng xẩy ra trên thành ruột
Phản ứng
Lièn hợp sutíonic

Thuốc bị phá
huy

Kẻt quả

Isoprenalin

Mất hoạt tính

Lién hợp glucuronic

Salicylamid


Mất hoạt tính

Khử carboxyl

LevoDOPA

Mất hoạt linh

Aspirin

Thành acid salicylic có hoạt tính mạnh hơn

Pivampicilin

Giải phóng ampicilin hoạt tính từ ester.

Insulin

Mất hoạt lính

Oxi hoá

Cyclosporin

Mất hoạt tính

Khừ

Sulfasalazin


Tạo 5-aminosaficylíc có hoạt tỉnh mạnh hơn chất mẹ

Thuỷ phàn


Từ ban g 2 . 3 cho t h ấ v bên cạnli tá c động b â t lợi, enz ym ru ột cù ng là yêu íố
tlược lợi dụng tron g công nghệ tổng hỢp thuôc: một sô c h â t khả n á n g qua m à n g
kém như ampicilin được tổng hỢp dưới d ạ n g e s t e r như pivampicilin, s u l t a m i c i n ;
sau khi t h ấ m vào m à n g ruột, h o ạt c h ấ t đưỢc t h u ỷ phâ n trở lại cho t á c dụ ng dược
lý vỏi sinh khả dụn g c a o hơn nhiều so với hoạt c h ấ t ban đầu. E s t e r cù ng là d ạ n g
(lược lợi d ụ n^ n h ằ m gi ảm khả n ă n g kích ứng niêm m ạ c tiêu hoá như t r ư ò n g hỢp
(n'vthromycìn (d ạn g s t e a r a t , s u c c i n a t e ) hoặc giảm vị đ ắ n g (cloraphenicol
Ị ) a l n i i t a t ) . T uy nhiên cần lưu ý là cá c enz ym th uỷ ph ân ch ư a có hoặc có ít ở trẻ
nhỏ, vì vậy việc sử dụng thuôc ở d ạn g e s t e r hoá là không hỢp lý cho lứa tuổi này.
Do tác (iộng c ủ a hệ enzym ở t h à n h ruột, nhiều th uô c x ẩ y r a tương t á c qua
í‘ãm ứng hoạc ức' ch ố enzym , dẫn đến t h a y đểi ty lệ th uô c được hấp thu. Ví dụ:
c á c c h á t chẹn kên
dùng tr on g tim m ạ c h như nifedipin, íelodipin bị phá huỷ
một Ị)hần qua cyt. P 4 5 0 ở t h à n h ruột. Khi ta uống nước ép bưởi ( g r a p e ĩ r u i t
iuice), bioflavonoid c ủ a bưởi gây kìm h ã m cyt. P 4 5 0 dẫ n đến giảm t á c dụ ng phá
huý thuôc. làm t ả n g nồng độ thuôc lên 2 - 4 lần, gây ng uy cơ quá liểu thuôc ch ẹ n
kênh Ca^^

2. HẤP THU THUỐC QUA CÁC ĐƯỜNG NGOÀI RUỘT
2.1. Đường tiêm bắp
Đường tiêm là đưòng đưa thuốc chín h s a u đưòng tiêu hoá. T r o n g c á c đưòng
tiêm, tiêm tĩnh m ạ c h hoặc động m ạc h (hiếm) không có quá trì nh hâp thu vì
t huôc dưỢc dưa t h a n g vào vòng t u ầ n hoàn.
Quá trình hâ'p thu thuôc qua đưòng tiêm có nh ữ n g ưu điểm;

- T r á n h được sự hao h ụ t khi phải v ận ch u y ển t r o n g ông tiêu hóa do bị ả nh
hưởng củ a thức àn. t r á n h đưỢc sự phá huỷ thuốc do dịch vị, enzym tiêu
hóa.
- T r á n h được t á c động củ a vòng t u ầ n hoàn đầ u (với nh ữn g thuôc bị ph ân
hủv manh hời pnzvm Ran)
Chính vì vậy, dây là dường đưa thuôc tôi ưu với nhữn g thuôc không hâp
thu khi uông (a m in os id , he p ari n) , bị ph ân hủv bởi men tiêu hóa (insulin) ho ặc bị
phá hủy gần 10 0 % bởi vòng t u ầ n hoàn đầu (estro gen ).
Đường ticm bắp được dùn g r ấ t phổ biến. Quá
trình hấp thu thuôc từ chỗ tiêm vào m ạ c h máu đi
theo 2 con đưòng: ph â n tá n vào dịch kẽ và xuy ên
cỊua th àn h m ạc h m á u . Do câư t r ú c c ủ a t h à n h m ạch
lỏng lẻo hdn nhiểu so vối lớp biểu mô c ủ a ông liêu
hoá nôn khả n ă n g đi qua củ a ph ân tử thuôc dỗ hơn.
Ví dụ cá c k h á n g sinh nhóm am in o sid như
g e n t a m i ci n h ầu như kh ông hấp thư khi uông nhưn g
lại hấp thu râ't tôt khi tiêm bắp.
Yếu tô' ả nh hưởng đến hâ"p thu thuôc khi tiêm
bắp chủ yếu là t u ầ n ho àn tại chỗ và lượng dịch
^ " ,
V
í
ngoại bào.

_

.

^


Hình 2.6. Đưa thuốc qua đường


2.2. Qua da
Điía thuôc qua da có th ể là tiêm dưốc da, bôi hoặc dưa qua miếng dán (hệ
diêu trị (]ua da (TTS, T h e r a p e u t i c T r a n s d e r m a l S y st em ) .

Hỉnh 2.7. Đưa thuốc qua da

Kh;i n ă n g hâp thu thuôc c ủ a đường tiêm dưới da c h ậ m hơn so với tiêm bắp
và nồng dộ thuốc t r o n g m á u cũ ng giữ được lâu hơn. do đó người ta thưòng lợi
dụn g với nhữn g tr ư ò n g hỢp cần kéo dài t á c dụng củ a thuôc, ví dụ khi sử dụng
mo rphin, insulin, glucagons.

Tuvến mồ hôi
Mạch máu

Mô mở
Hỉnh 2.8. Cấu trúc của da

Khi đưa thuốc qua miếng dán t r ê n da, khá n â n g hấp thu thuốc phụ iliuòr
nhiều vếu tô: t r ạ n g thái sinh lý củ a dn (trẻ nhỏ h a v ngưíii cao tuổi), bệnh lý
(x un g huyôt. tôn thư(ínK b('‘ m ặ t biển bì), do t á c dộn^ c u a kieu đưa thuỏc (b án g
ép h a y day. chưònì). N^OỈU ra tá duỢc ánh liưỏng r â t lỏn dến khả năn g t h â m
thuôc (hình 2.9).

Hình 2.9. Ảnh hưỏng của tả dươc đến hấp thu thuốc qua da


G h i cìì ú :

1.

Th u ôc t h á n lipid

tr on g tá dược t h â n lipid.

2.

Thu ôc t h â n lipid

t r o n g tá dược t h â n nưốc.

3.

Thu ốc t h â n nước

tr on g tá dược t h â n lipid.

4.

Thu ỏc th â n nước

tr on g tá dược t h â n nước.

2.3. Qua dường hô hấp
Th u ốc hấp thu qua đưòng hô hấp có th ể do đưa qua niêm m ạc mũi hoặc
íỉvííì qna dưíing Ị)hun vào họng (aerosol).
\

Phân tử thuốc

Hình 2.10. Hấp thu thuốc qua đường hô hấp

Khi xịt thuốc qua họng, thuôc vào vòng t u ầ n hoàn theo hệ m ạ ch phổi. Tuy
nhiên một p h ần không nhỏ thuôc lọt vào ông tiêu hoá và củ n g được hâ'p thu như
khi d ù n g dưòng uông (tỷ lệ phụ thuôc kích thưốc tiểu p h ân thuôc có tr on g dạn g
l>àu cì i ỏ, h ì n h 2 . 1 1 ) .

Bình xỊl

Kk h thước tiẻu phân 1
thuốc

\

Hình 2.11. Hâp thu thuốc khi dùng thuốc dưới dang phun mù (aerosol)


×