Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

3.2.1. Những kiến thức cơ bản về hoá học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.79 KB, 2 trang )

3.2.1. Những kiến thức cơ bản về hoá học.
3.2.1.1. Thế nào là kiến thức cơ bản?
Chương trình Hoá học bao giờ cũng phải là hệ thống những kiến thức cơ bản về
Hoá học, đã được lựa chọn căn cứ vào mục tiêu đào tạo của nhà trường, vào những đặc
điểm của khoa học Hoá học và những quy luật sư phạm. Chương trình Hoá học không thể
thâu tóm được tất cả các kiến thức Hoá học của thời đại, mà chỉ có thể chứa đựng những
hiểu biết bản chất nhất, mấu chốt nhất, có thể dùng làm nền tảng để người học có khả năng
tiếp tục đi sâu vào ngành khoa học này, cũng như vào vào các ngành có liên quan. Vì thế
có thể nói, kiến thức cơ bản về Hoá học là hệ thống những hiểu biết quan trọng sống còn
nhất về Hoá học mà không có chúng thì không thể hiểu và học Hoá học được.
Kiến thức cơ bản nhất là những kiến thức mà học sinh buộc phải biết. Bên cạnh đó
còn có những kiến thức cơ bản cần thiết và có những kiến thức có thể biết. Những kiến
thức cơ bản nhất thường giúp học sinh suy ra được những kiến thức khác và chính nhứng
kiến thức cơ bản khác lại giúp đào sâu thêm kiến thức cơ bản nhất.
Chương trình Hoá học PT không chỉ bao gồm hệ thống những kiến thức cơ bản
nhất mà còn có những kiến thức hỗ trợ về Hoá học và cả về các môn học khác, nhằm giúp
học sinh hiểu bíêt được hệ thống kiến thức cơ bản về Hoá học.
3.2.1.2.Những kiến thức cơ bản nhất về Hoá học.
Đó là những kiến thức Hoá học mà học sinh buộc phải biết và hiểu. Hệ thống
những kiến thức cơ bản nhất về Hoá học tạo thành bộ xương sống của chương trình Hoá
học.
Những kiến thức cơ bản tạo thành nội dung chủ yếu của chương trình Hóa học
trường phổ thông Việt Nam chính là các cơ sở của khoa học Hoá học hiện đại, bao gồm hệ
thống các kiến thức sau đây:
3.2.1.2.1. Hệ thống các kiến thức về nguyên tố hoá học bao gồm những khái niệm về các
nguyên tố hoá học riêng rẽ (về vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, về các tính chất
của nguyên tố, về thành phần các hợp chất của chúng), khái niệm chung về nguyên tố hoá
học v v ...
3.2.1.2.2. Hệ thống các kiến thức về chất bao gồm những khái niệm về các chất cụ thể
(thành phần, cấu tạo, tính chất, ứng dụng, trạng thái tự nhiên, cách nhận biết), về các loại
chất, khái niệm chung về tính chất của chất.


3.2.1.2.3.Hệ thống kiến thức về phản ứng hoá học bao gồm những khái niệm về từng
phản ứng hoá học riêng rẽ cụ thể, về các loại phản ứng hoá học, khái niệm chung về phản
ứng hoá học, dấu hiệu, điều kiện nảy sinh và tiến triển, cơ chế và tốc độ các phản ứng hoá
học.
3.2.1.2.4. Hệ thống kiến thức và cấu tạo các chất và các định luật hoá học, định luật
tuần hoàn, các quy luật về năng lượng và động học của các quá trình hoá học, các khái
niệm về mối liên hệ dẫn xuất và nguyên nhân - hậu quả.
3.2.1.2.5. Hệ thống kiến thức về các hệ phân tán bao gồm những khái niệm về chất (tinh
khiết) và hỗn hợp, về trạng thái (rắn. lỏng, khí) của các chất, về sự hoà tan và điện li, về
các dung dịch, hợp kim, cân bằng hoá học.
3.2.1.2.6. Hệ thống kiến thức về các phương pháp nghiên cứu Hoá học và hoạt động
học tập bao gồm những khái niệm về các phương pháp lí thuyết và thực nghiệm, về thí
nghiệm Hoá học, ngôn ngữ Hoá học và ngôn ngữ khoa học, về kĩ năng của bộ môn và các
phương pháp học tập hợp lí, về các phương pháp giải toán Hoá học.
3.2.1.2.7.Hệ thống các kiến thức kĩ thuật tổng hợp bao gồm các khái niệm về công nghệ
Hoá học, sản xuất hoá học, về các nguyên tắc khoa học của sản xuất, hoá học hoá nền kinh
tế quốc dân, giáo dục bảo vệ môi trường, mối liên hệ của khoa học với sản xuất và xã hội,
về các nghề nghiệp có liên quan với Hoá học.
3.2.1.2.8.Hệ thống kiến thức có tính chất thế giới quan bao gồm những khái niệm về
bức tranh hoá học của thiên nhiên, về ý nghĩa nhận thức và thực tiễn của các lí thuyết và
định luật, đối với các vấn đề vật chất và xã hội, những kết luận có tính chất thế giới quan.
Hệ thống những kiến thức của chương trình Hoá học PT có thể thay đổi, thêm bớt
về nội dung, khối lượng cũng như trình tự sắp xếp, tuỳ theo mục đích giáo dục và thực tiễn
của từng nước.

×