Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 196 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TUẤN

TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TUẤN

TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 9.31.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Giáo viên hƣớng dẫn: PGS, TS. Đào Phƣơng Liên
TS. Phạm Văn Công


HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 11
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................. 11
1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế ............................................................................. 11
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................... 19
1.2. Khoảng trống và những vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu ................... 28
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN ODA ..................................................................................................... 30
2.1. Những vấn đề chung về nguồn vốn ODA ..................................................... 30
2.1.1. Xuất xứ của ODA....................................................................................... 30
2.1.2. Khái niệm về nguồn vốn ODA ................................................................... 30
2.1.3 Đặc điểm của vốn ODA .............................................................................. 33
2.1.4. Điều kiện để được tiếp nhận vốn ODA...................................................... 34
2.1.5 Phân loại vốn ODA .................................................................................... 35

2.1.6. Vai trò của nguồn vốn ODA ...................................................................... 38
2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ............................ 43
2.2.1. Các tiêu chí vĩ mô ...................................................................................... 44
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá cụ thể (đánh giá vi mô) .......................................... 46
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ................ 49
2.3.1. Các nhân tố thuộc bên tài trợ .................................................................... 49
2.3.2. Các nhân tố thuộc bên nhận tài trợ ........................................................... 50
2.4. Kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở một số quốc gia và
bài học cho Việt Nam ................................................................................................... 52
2.4.1. Kinh nghiệm thành công............................................................................ 52
2.4.2. Bài học thất bại ......................................................................................... 60
2.4.3. Một số nhận xét và những kinh nghiệm trong thu hút, sử dụng vốn ODA có
thể vận dụng vào điều kiện Việt Nam .................................................................. 65
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................... 67
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở
VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ................................................................................... 69
3.1. Khái quát tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam ...... 69
3.1.1. Trước năm 1993 ........................................................................................ 69
3.1.2. Giai đoạn 1993 đến nay ............................................................................ 73
3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam thời gian qua 83


3.2.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA xét theo các chỉ tiêu kinh tế
vĩ mô .................................................................................................................... 83
3.2.2 Các chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ........................ 118
3.3 Đánh giá chung về ƣu, nhƣợc điểm trong sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt
Nam .............................................................................................................................. 122
3.3.1 Những ưu điểm ......................................................................................... 123
3.3.2 Những nhược điểm và nguyên nhân ......................................................... 124
3.3.3. Một số vấn đề đặt ra nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA

ở Việt Nam ......................................................................................................... 126
Tiểu kết Chƣơng 3................................................................................................ 129
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG NGUÔN VỐN ODA Ở VIỆT NAM ............................................................. 130
4.1. Những căn cứ đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cƣờng hiệu quả sử dụng
nguồn vốn ODA ở Việt Nam thời gian tới..................................................................... 130
4.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn
ODA tại Việt Nam thời gian tới ......................................................................... 130
4.1.2. Định hướng thu hút và quản lí vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi giai đoạn 20212025.................................................................................................................... 137
4.2. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
từ nay đến năm 2025 .................................................................................................. 138
4.2.1. Thay đổi quan điểm nhìn nhận về vốn vay ODA ..................................... 139
4.2.2. Tăng cường thể chế, củng cố công tác lựa chọn, thẩm định, giám sát, đánh
giá và phân bổ vốn dự án đầu tư công (ĐTC)................................................... 143
4.2.3. Xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn các dự án vay ODA theo thông lệ và chuẩn
mực quốc tế........................................................................................................ 144
4.2.4. Đa dạng hóa các nguồn vốn ĐTPT và tạo sự cạnh tranh giữa các nhà tài
trợ ...................................................................................................................... 145
4.2.5. Có tầm nhìn dài hạn, chủ động tích cực trong quan hệ hợp tác với các đối
tác phát triển. ..................................................................................................... 146
4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng hiệu quả sử dụng nguồn vốn
ODA ở Việt Nam ......................................................................................................... 146
4.3.2. Hoàn thiện đồng bộ hành lang và khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng
nguồn vốn ODA ................................................................................................. 154
4.3.3. Xây dựng cơ chế để khu vực tư nhân tiếp cận được nguồn vốn ODA và
nhân rộng mô hình Hợp tác công - tư (PPP) .................................................... 156


4.3.4. Thúc đẩy tiến độ giải ngân các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn
ODA ................................................................................................................... 159

4.3.5. Nâng cao vai trò làm chủ, tăng cường sự tham gia tích cực của các tổ
chức xã hội và đề cao tính minh bạch trong quản lý, sử dụng ODA ................ 161
4.3.6. Tăng cường vốn đối ứng, đặc biệt vốn đối ứng cho công tác giải phóng
mặt bằng và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng ............................. 163
4.3.7. Xây dựng lộ trình tiến tới giảm dần sự lệ thuộc của nền kinh tế vào nguồn
vốn ODA ............................................................................................................ 164
4.4. Một số kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và cộng đồng các nhà tài trợ 166
4.4.1 Kiến nghị với Chính phủ........................................................................... 166
4.4.2 Kiến nghị với Quốc hội: ........................................................................... 167
4.4.3 Kiến nghị với các nhà tài trợ .................................................................... 168
Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................. 170
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 171
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

CG

Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt

Nam
CNH-HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
CQCQ

Cơ quan chủ quản


DAC

Uỷ ban hỗ trợ phát triển

EU

Liên minh Châu Âu

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

GNP

Tổng sản phẩm quốc gia

HIDP

Nước nghèo mắc nợ trầm trọng

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

IDA

Hiệp hội phát triển quốc tế

JBIC


Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản

LMIC

Quốc gia có mức thu nhập trung bính thấp

MIC

Quốc gia có mức thu nhập trung bính

NGO

Tổ chức phi chình phủ

ODA

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chình thức

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PPP

Hợp tác công-tư

SEV

Hội đồng tương trợ kinh tế


TA

Hỗ trợ kĩ thuật

UNDP

Chương trính phát triển của Liên hiệp quốc

VDPF

Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trính hội nhập nền kinh tế thế giới, vốn đầu tư cho phát triển là một trong

những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi quốc gia. Đối với Việt
Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trình CNH-HĐH đất nước, phấn đấu đến
năm 2030, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó
việc thu hút vốn đầu tư trở thành chiến lược quan trọng của đất nước.
Trong đó, nguồn vốn ODA được Chình phủ Việt Nam đánh giá là một trong
những nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được sử dụng cho các mục đìch
phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết về vốn
trong công cuộc CNH - HĐH đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xoá
đói giảm nghèo. Tuy nhiên ODA không chỉ là một khoản cho vay, mà đi kèm với nó là
các điều kiện ràng buộc về kinh tế, chình trị. Sẽ là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau
hoặc phải chịu sự chi phối của nước ngoài nếu chúng ta không biết cách sử dụng nguồn
vốn này.
Thực tế, việc sử dụng vốn ODA tại Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế
như tỷ lệ giải ngân ODA chậm không tương xứng với lượng vốn đã được ký kết, xảy ra
tính trạng lãng phì, thất thoát, dùng vốn sai mục đìch, tham nhũng trong quá trính sử
dụng. Nhiều dự án chậm tiến độ hoặc sử dụng vốn ODA không có hiệu quả khiến
không có khả năng thu hồi vốn, gây khó khăn trong việc bố trì nguồn để trả nợ nước
ngoài dẫn đến làm tăng gánh nặng nợ công, gây thiệt hại cho phìa Việt Nam. Năng lực
của cơ quan thực hiện dự án còn hạn chế, trính độ quản lì của cán bộ còn yếu kém làm
giảm lòng tin của nhà tài trợ về khả năng tiếp nhận nguồn vốn ODA của Việt Nam. Hơn
nữa, hiện nay sự đóng góp của các nhà tài trợ cho nguồn vốn ODA trên thế giới đã có
sự điều chỉnh cả về mặt sách lược và chiến lược theo hướng giảm dần và đi tới dừng
cung cấp vốn ODA cho các nước đang phát triển, đi kèm với đó là xu hướng xuất khẩu
tư bản giữa các nước phát triển tăng lên… Như vậy, trong bối cảnh Việt Nam đã trở
thành nước có mức thu nhập trung bình thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chình thức sẽ
thay đổi về quy mô, cơ cấu và phương thức cung cấp, theo đó, vốn ODA không hoàn lại
có chiều hướng giảm dần, trong khi đó nguồn vốn ưu đãi (bao gồm vốn ODA và vốn
vay kém ưu đãi) sẽ có chiều hướng tăng lên. Nhiều cách tiếp cận và mô hính viện trợ
mới sử dụng nguồn vốn ưu đãi sẽ được áp dụng như tiếp cận theo chương trính, theo
ngành. Đặc biệt, trong thời gian gần đây chủ trương sử dụng nguồn vốn ODA cũng có

những điểm mới, đáng chú ý nhất là kết luận của Ban Bì thư Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam cho phép doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ODA, vay kém ưu đãi
và yêu cầu các cơ quan Chình phủ có liên quan thể chế hóa chủ trương này… Trước
tính hính đó, việc nghiên cứu sử dụng vốn ODA sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục
tiêu và định hướng phát triển kinh tế hiện nay và cho giai đoạn tiếp theo là một yêu cầu


2
tất yếu đặt ra đối với nước ta.
Với ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đã nêu trên,
nghiên cứu sinh xin chọn đề tài: “Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt
Nam” nhằm đánh giá đúng thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA cũng như đề ra một số
giải pháp giúp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn này ở Việt Nam thời gian tới
làm luận án tiến sĩ kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở luận giải các cơ sở khoa học và phân tìch thực trạng hiệu quả sử
dụng nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) ở Việt Nam trong thời gian
qua, Luận án đề xuất, gợi mở chình sách và thể chế quản lý để tối đa hóa hiệu quả của
nguồn vốn này, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của đất nước trong thời
gian tới.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đìch trên, Luận án thực hiện một số nhiệm vụ như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu hiệu quả sử
dụng nguồn vốn ODA.
- Tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến hiệu
quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam, chỉ ra những mặt hạn chế của các nghiên cứu
này cũng như những vấn đề chưa được nghiên cứu.
- Phân tìch, đánh giá đúng thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt
Nam trong giai đoạn 1993-2018.

- Dự báo, đề xuất phương hướng và xây dựng các giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt khi
Việt Nam đã là nước có mức thu nhập trung bính.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Các tiêu chì đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA là gí?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho Việt
Nam?
- Thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam trong thời gian qua
như thế nào?
- Làm thế nào để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam thời
gian tới?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu


3
Luận án lấy thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam làm đối
tượng nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về lý luận
và thực tiễn về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam.
Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu đối tượng trong giai đoạn từ
1993 đến 2018. Tuy nhiên, phần lớn thông tin, số liệu sẽ được thu thập, cập nhật và tình
toán chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018, thời điểm Việt Nam bước vào
ngưỡng cửa của nước có mức thu nhập trung bính. Trên cơ sở đó, Luận án dự báo và đề
xuất định hướng ODA trong thời gian tới cũng như những giải pháp tăng cường hiệu
quả sử dụng nguồn vốn này giai đoạn 2019 - 2020; 2021 - 2025, tầm nhín 2030 (thời
điểm Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại).
Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn Việt Nam, có tham khảo

kinh nghiệm một số nước trong khu vực và quốc tế có bối cảnh, điều kiện kinh tế-xã hội
tương đồng Việt Nam về thu hút và hiệu quả sử dụng vốn ODA. Từ đó có thể phát hiện
một số vấn đề mang tính quy luật chung cho các nước đang phát triển (trong đó có Việt
Nam) để nhận diện và sử dụng tốt hơn vốn ODA.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo là duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận án
đã xuất phát từ việc nghiên cứu phạm trù cơ bản của đề tài là hiệu quả sử dụng nguồn
vốn ODA trong bối cảnh Việt Nam trước và sau bính thường hoá quan hệ đối ngoại trên
trường quốc tế. Trên cơ sở đó, luận án tập trung nghiên cứu, phân tìch và đánh giá thực
trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam thời gian qua.
Trong Luận án này, cả hai loại phương pháp nghiên cứu định tình, định lượng
đều được áp dụng. Phương pháp nghiên cứu định tình được áp dụng trong việc phát
hiện và xác định tác động của ODA đến phát triển kinh tế, xã hội, quản lý nhà nước,
những nhân tố ảnh hưởng đến ODA tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng
được áp dụng trong việc đánh giá những tác động này. Cụ thể:
- Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu:
* Các tài liệu và dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau đây:
 Các chiến lược phát triển về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cả ở cấp
quốc gia, ngành và khu vực, chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
và các định hướng lớn của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội,
chiến lược đầu tư và chương trính đầu tư công;
 Văn bản pháp luật liên quan đến ODA, đầu tư, quản lý đầu tư công, quản lý nợ


4
công, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế;
 Những nghiên cứu của các đối tác và nhà tài trợ về vai trò và ảnh hưởng của
ODA đến sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2018 cũng

như các tài liệu, nghiên cứu - khảo sát, tài liệu hướng dẫn và kinh nghiệm thực tiễn tốt
nhất của quốc tế về sử dụng ODA;
 Nghiên cứu, báo cáo của các nước trên thế giới về thu hút, quản lý sử dụng
ODA, đặc biệt là các báo cáo về kinh nghiệm quản lý, sử dụng ODA;
 Các Báo cáo, tờ trính của các cơ quan quản lý ODA của Chình phủ về tính hính
triển khai, thực hiện các Chương trính, Dự án ODA trong giai đoạn 1993-2018;
 Các tài liệu khác có liên quan.
* Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua:
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Nhằm tham vấn ý kiến của các đối tác phát triển, các nhà tài trợ, các cơ quan
quản lý vốn ODA của Chình phủ và các Ban quản lý dự án ODA nhằm làm rõ cho các
vấn đề cần nghiên cứu.
Đối tượng: Tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn chi tiết với:
 Đại diện của các Cơ quan quản lý ODA của Chình phủ;
 Một số Bộ thu hút và quản lý lượng ODA lớn: Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công
thương;
 Một số cơ quan cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Kế hoạch đầu
tư một số tỉnh (Hà Nội, thành phố Hồ Chì Minh, Thái Nguyên…);
 Một số nhà tài trợ lớn (WB, ADB, Nhật Bản ...) và một số tổ chức quốc tế
(UNDP, UNICEF,...).
 Một số Ban quản lý dự án.
* Nội dung phỏng vấn đại diện các cơ quan nêu trên sẽ tập trung vào:
 Tính hính và hiệu quả thu hút và quản lý sử dụng ODA trong thời kỳ 1993 –
2018, những kinh nghiệm và vấn đề đặt ra;
 Phương hướng thu hút (cung cấp) và ưu tiên sử dụng ODA cho thời kỳ 20192025; tầm nhín 2030;
 Quan điểm về một số vấn đề mới nổi như vốn vay kém ưu đãi, khu vực kinh tế
tư nhân tiếp cận ODA, bổ sung lẫn nhau và phân công lao động trong viện trợ, các cách
tiếp cận và mô hính viện trợ mới, PPP…
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi:
Khảo sát bằng bảng hỏi nhằm tham vấn một cách rộng rãi ý kiến của các đối tác phát

triển và các cơ quan quản lý vốn ODA các cấp về những nội dung nghiên cứu của Luận án:
Hiệu quả, kinh nghiệm và bài học thu hút, sử dụng vốn ODA thời kỳ 1993-2018, lợi thế so


5
sánh của các nhà tài trợ, chình sách, định hướng tài trợ cho giai đoạn tới.
Đối tượng khảo sát: Phiếu hỏi sẽ được gửi đến các đối tác phát triển đa phương
và song phương ở Việt Nam.
Phiếu hỏi cũng sẽ được gửi đến các cơ quan chủ quản của các dự án sử dụng vốn
ODA trên phạm vi cả nước.
Nội dung của bảng câu hỏi được thiết kế để có được những ý kiến về hiệu quả,
tác động, bài học kinh nghiệm trong việc quản lý ODA tại Việt Nam trong thời gian qua
và định hướng trong thời gian tới. Đặc biệt, các câu hỏi được thiết kế để xác định quan
điểm về một số vấn đề mới nổi như vốn vay kém ưu đãi, khu vực kinh tế tư nhân tiếp
cận ODA, các cách tiếp cận và mô hính viện trợ mới, các vì dụ cụ thể về quản lý và sử
dụng ODA tại Việt Nam.
Bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế theo định hướng như sau:
Một số ìt câu hỏi trắc nghiệm được lựa chọn cho các câu hỏi. Mỗi câu hỏi có thể
có 3-5 đáp án để người trả lời lựa chọn. Những câu hỏi mở được thiết kế bên cạnh các
lựa chọn cụ thể bao gồm cả vì dụ về mỗi đánh giá của người trả lời “kể” và “mô tả”
những đánh giá, suy nghĩ của mính về ODA Việt Nam.
Phiếu hỏi được chuẩn bị cả bản tiếng Việt và tiếng Anh, ví bên cạnh các cán bộ
quản lý ODA tài Việt Nam, phiếu hỏi được gửi cho một số chuyên gia quốc tế có kinh
nghiệm về ODA tại Việt Nam.
Nội dung của phiếu phỏng vấn sâu được trính bày trong Hộp 1 sau:
Hộp 1.1. Nội dung phiếu phỏng vấn sâu
1. Đánh giá về tính hính giải ngân vốn ODA ở Việt Nam thời gian qua
2. Những tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để cải thiện quy trính thu hút, quản lý và
sử dụng ODA của Việt Nam và nâng cao hiệu quả các chương trính, dự án ODA
3. Các bài học từ thực tiễn thời gian qua mà Việt Nam cần rút ra trong công tác thu hút,

quản lý và sử dụng ODA giai đoạn tới
4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến định hướng thu hút, quản lý và sử dụng ODA của
Việt Nam trong thời gian tới
5. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng/cung cấp vốn ODA trong thời gian tới
6. Đánh giá về tác động của ODA đến phát triển kinh tế xã hội
7. Trong bối cảnh viện trợ không hoàn lại và vốn vay ODA ưu đãi giảm dần, có nên sử
dụng vốn vay ODA kém ưu đãi hơn không? Nếu có, cơ chế quản lý đối với nguồn vốn
này như thế nào?
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tìch và tổng hợp là phương pháp sẽ
được thực hiện xuyên suốt trong quá trính thực hiện Luận án; sử dụng phương pháp này
để làm rõ hơn bức tranh về thực trạng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA trong thời


6
gian qua.
+ Phương pháp phân tích: Luận án sử dụng phương pháp phân tìch trong cả 4
chương. Sử dụng phương pháp phân tìch có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời
câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được hiểu một cách thấu đáo, cặn
kẽ.
Ở chương 1, để xây dựng khung khổ phân tìch của đề tài, luận án đã phân tìch
nội dung nhiều công trính khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận án đã nhận thức và
kế thừa được những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy được những khoảng
trống cần tiếp tục nghiên cứu.
Chương 2, phương pháp phân tìch cũng được dùng khi khảo cứu kinh nghiệm thu
hút và sử dụng vốn ODA ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới...
Trong chương 3, khung khổ lý luận và thực tiễn đã được sử dụng để phân tìch thực
trạng thu hút và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam trong thời gian qua.
+ Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tìch, phương pháp tổng hợp
được sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố… để có được cái nhín tổng thể về sự
vật, hiện tượng.

Ở chương 1, bằng phương pháp tổng hợp, Luận án chỉ ra được những thành tựu và
hạn chế của các công trính nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để Luận án vừa kế
thừa được các thành tựu, vừa tránh được sự trùng lặp trong nghiên cứu.
Chương 2, sau khi phân tích, tác giả tổng hợp, xác định vai trò của ODA trong phát
triển kinh tế xã hội, mối liên kết giữa ODA với tăng trưởng kinh tế và cải cách thể chế, mối
liên hệ giữa quản lý Nhà nước về ODA với hiệu quả công tác quản lý ODA.
Ở chương 3, từ việc phân tích các số liệu về thu hút và sử dụng vốn ODA, luận
án đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá vĩ mô và đánh giá vi mô
hiệu quả sử dụng vốn ODA, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là
những căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra các phương hướng và giải pháp ở chương 4.
Trong chương 4, phương pháp tổng hợp được sử dụng để đảm bảo các giải pháp
đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới mang
tình hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp; đồng thời có thể thực thi được trong thực tế.
- Phương pháp thống kê mô tả và so sánh:
Luận án sử dụng phương pháp này để xử lý dữ liệu thu thập được trong quá trính
nghiên cứu gồm các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo đánh giá của các nhà tài trợ,
của các cơ quan quản lý nhà nước của Chình phủ về nguồn vốn ODA. Phương pháp
thống kê mô tả cho phép thông qua tất cả các bảng thống kê về các chỉ tiêu thu hút vốn
ODA như vốn cam kết, vốn ký kết, vốn giải ngân… để mô tả thực trạng thu hút vốn
ODA và so sánh các chỉ tiêu qua các năm. Các số liệu thống kê là những minh chứng
cho những thành tựu cũng như những hạn chế trong việc thu hút và hiệu quả sử dụng


7
vốn ODA của Việt Nam. Từ đó luận án đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hiệu
quả sử dụng vốn ODA cho Việt Nam trong thời gian tới có căn cứ, có tình thuyết phục
hơn.
- Phương pháp dự báo kinh tế:
Phương pháp này được sử dụng ở chương 4 để nghiên cứu, dự báo nhu cầu về
thu hút và dự kiến sử dụng vốn ODA trong thời gian tới, đáp ứng được mục tiêu phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước.
* Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo đánh giá của các nhà tài trợ, của các
cơ quan quản lý nhà nước của Chình phủ về ODA như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính.
- Xử lý dữ liệu:
Từ số liệu thu thập được qua các nguồn, trong quá trính thực hiện Luận án, tác
giả đã loại bỏ những tài liệu, số liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc không
đáng tin cậy. Bằng phương pháp này, tác giả phân tìch để hệ thống hoá những vấn đề lý
luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân
tìch, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân
làm cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn
ODA cho Việt Nam trong thời gian tới. Nghiên cứu sinh đã sử dụng các phương pháp
sau để xử lì dữ liệu:
Dữ liệu định lượng
Trong nghiên cứu này, dữ liệu định lượng được thu thập theo các lĩnh vực
nghiên cứu như đã nêu trên. Các dữ liệu chủ yếu trong các hính thức thống kê trong giai
đoạn 1993-2018. Dữ liệu được phân tìch dựa trên các yếu tố sau đây:
+ Số liệu định lượng được phân tìch bằng thống kê mô tả.
+ Xác định hệ số tương quan để đánh giá mối quan hệ giữa những thành tựu phát
triển kinh tế và ODA giải ngân của Việt Nam từ 1993- 2018.
+ Những kết quả trên có thể được hiển thị bởi các bảng, biểu đồ và số liệu để mô
tả xu hướng.
Để đánh giá tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1993-2018, cần
phân tìch hai biến sau đây:
+ Thành tựu về kinh tế của Việt Nam 1993-2018 (tăng trưởng GDP, tổng đầu tư
phát triển toàn xã hội và nợ công);
+ Giải ngân ODA tại Việt Nam 1993-2018.
Để đánh giá tác động ODA trong thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam cần
phân tìch tương quan (Correlation) khảo sát mối liên quan giữa 2 yếu tố (ODA và tăng
trưởng kinh tế, đầu tư phát triển, nợ công) thông qua hệ số tương quan (correlation

coefficient). Trong Luận án này, nghiên cứu sinh sử dụng hệ số tương quan r của hàm


8
Pearson và Anova để đánh giá tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc (ODA
với GDP, tổng đầu tư, nợ công) và đánh giá mô hính hồi quy tuyến tình xây dựng có
suy rộng và áp dụng (phù hợp) được với tổng thể hay không.
Giá trị của r nằm trong khoảng –1 đến +1. Hệ số tương quan âm [-] cho thấy 2
biến số có mối liên quan nghịch chiều tuyệt đối. Hệ số tương quan dương [+] cho thấy 2
biến số có mối liên quan thuận chiều tuyệt đối. Hệ số tương quan bằng 0 cho thấy
không có mối liên quan giữa 2 biến số. Theo Evans (1996), mức độ tương quan cho giá
trị r như sau: Mối tương quan rất yếu khi r [0.19:+0.19], yếu khi r [-0.39:-0.20] và
[+0.20:+0.39], có mối tương quan [+0.40:+0.59] và [-0.59:-0.40], mối tương quan mạnh
với r [+0.60:+0.79] và [-0.79:-0.60], mối tương quan rất mạnh với r [-1.00:-0.80] và
[+0.80:+1.00].
Dữ liệu định tính
Trong quá trình nghiên cứu, một khối lượng lớn các dữ liệu định tình sẽ được thu thập
thông qua các cuộc phỏng vấn sâu, các tài liệu, văn bản liên quan. Nghiên cứu sinh tập trung
phân tìch nội dung, xác định tần suất lặp lại của các ý kiến để khái quát hóa nội dung. Ngoài ra,
nghiên cứu sinh cũng áp dụng việc nghiên cứu trường hợp để phân tìch một số dự án điển hính.
Trong một nghiên cứu trường hợp, các khìa cạnh, nội dung sẽ được rà soát và phân tìch, từ đó
tím hiểu thêm về tính trạng chung của ODA tại Việt Nam.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài luận án được tóm tắt trong hình
dưới đây:
Hình 1.1: Khung nghiên cứu của Luận án
PHƢƠNG PHÁP,
CÔNG CỤ
NGHIÊN CỨU
- Sưu tầm
Chƣơng 1


- Phân tích
- Tổng hợp

NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU
CHÍNH

KẾT QUẢ, MỤC
TIÊU CHÍNH CẦN
ĐẠT ĐƢỢC

Tổng quan nghiên Xác định khoảng
cứu thu hút và sử trống cần nghiên
dụng ODA
cứu về thu hút và
sử dụng ODA
- Khái niệm, đặc - Lý thuyết chung
điểm, phân loại và về vốn ODA
vai trò của ODA

Chƣơng 2
- Phân tích
- So sánh
- Tổng hợp

- Các nhân tố ảnh - Đưa ra các nhân
hưởng đến hiệu tố ảnh hưởng
quả sử dụng ODA



9
- Các tiêu chì đánh
giá ODA
- Đưa ra tác động
và tiêu chì đánh giá

Chƣơng 3

- Thực trạng hiệu
quả sử dụng vốn
- Phân tích, so sánh ODA
Tình hình hiệu quả
- Các vấn đề tồn tại sử dụng ODA ở
và thống kê
cần giải quyết để Việt Nam
nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn ODA
- Dự báo
- Phân tích
- So sánh

Chƣơng 4
- Tổng hợp
- Chọn lọc

- Dự báo, định - Dự báo các kịch
hướng và giải pháp bản, đề xuất định
tăng cường hiệu hướng và giải pháp
quả sử dụng vốn

ODA
- Đưa ra kiến nghị
- Kiến nghị tăng đối với Chình phủ
cường hiệu quả sử và cộng đồng các
dụng vốn ODA
nhà tài trợ

5. Đóng góp mới của Luận án
Luận án đã góp phần khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn về vai trò quan
trọng của vốn ODA để phát triển kinh tế - xã hội đất nước đối với các nước đang phát
triển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng.
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn ODA, từ nội hàm
khái niệm ODA trong điều kiện hiện nay (ODA không chỉ bao gồm vốn ODA không
hoàn lại và vốn ODA vay ưu đãi mà còn bao gồm các khoản vay kém ưu đãi - nhưng
vẫn có tình ưu đãi hơn vay thương mại), các hính thức, phương thức cung cấp vốn
ODA; phân loại điều kiện vay đối với nguồn vốn ODA; các tiêu chì đánh giá hiệu quả
sử dụng nguồn vốn ODA; các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng hiệu quả nguồn
vốn ODA cho Việt Nam trong thời gian tới.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án tổng kết và làm rõ một số bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn vốn ODA từ các nước nhận viện trợ trên thế giới, có trính độ và lịch


10
sử phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Philippines, Indonesia,
Malaysia, Bănglades…
Luận án đã phân tìch thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
trong 26 năm qua (giai đoạn 1993 - 2018), đánh giá những thành tựu nổi bật, những
điểm tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân.

Luận án chỉ ra các cơ hội, thách thức về nguồn vốn ODA và trên cơ sở xây dựng
các kịch bản khác nhau về tăng trưởng kinh tế, về đầu tư phát triển, về nợ công… để có
căn cứ xác định quy mô và khối lượng ODA, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm
tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn này ở Việt Nam thời gian tới.
Luận án đã đưa ra kiến nghị với các Nhà tài trợ và cơ quan quản lý nhà nước các
cấp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguốn vốn ODA trong thời gian tới, đặc biệt khi
Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bính.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Luận án có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Là một trong
những tài liệu có giá trị khoa học đã hệ thống cơ sở lý luận về vốn ODA và hiệu quả sử
dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quản quản lì
nhà nước về ODA, các nhà hoạch định chình sách ODA trong việc định hướng, xác
định chiến lược ODA trong bối cảnh mới tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận án có thể được sử dụng để bổ trợ cho các hoạt động nghiên
cứu, giảng dậy trong các nhà trường, là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu của nghiên
cứu sinh và sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản lì.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án
được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tính hính nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lì luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam thời gian
qua
Chương 4: Quan điểm và giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn
ODA ở Việt Nam


11
CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA luôn dành được mối quan tâm của
đông đảo các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước. Cho đến nay, khá
nhiều nghiên cứu tại Việt Nam và quốc tế có liên quan đến tính hính thu hút, quản lý, sử
dụng nguồn vốn ODA cũng như các kinh nghiệm quốc tế về quản lý nguồn vốn này
được đăng trên các tạp chì kinh tế, các báo cáo nghiên cứu của nhóm tư vấn, diễn văn
họp thường niên của các nhà tài trợ, báo cáo đánh giá của các cơ quan nhà nước Việt
Nam và của các nhà tài trợ.
1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế
Liên quan đến tổng quan tính hính thu hút, sử dụng ODA, các kinh nghiệm trong
quản lý ODA cũng như hiệu quả viện trợ tại Việt Nam, các nghiên cứu quốc tế có thể
chia thành hai mảng chình như sau:
a) Các nghiên cứu tổng quan về ODA, về tính hính thu hút, quản lý sử dụng
ODA, kinh nghiệm quản lý ODA và hiệu quả viện trợ quốc tế:
ODA được tiếp cận/hiểu theo nhiều cách khác nhau. Cơ bản chia thành các trường phái,
quan điểm sau: Shahriar Rahman Kibriya (2011), Aid and Peace: A critique of foreign
assistance, conflict and development, đã đưa ra cách hiểu về ODA theo ba quan điểm chình, đó
là quan điểm lạc quan (optimistics), thực dụng (realistic) và bi quan (pessimistic). Quan điểm lạc
quan nhấn mạnh đến tác động tìch cực của ODA đối với phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội ở
các nước đang phát triển. Gương mặt tiêu biểu cho quan điểm này là Jeffrey Sachs, với cuốn
sách có tiêu đề: “The end of poverty: Economic possibilties for our time (2005)”, cùng với thông
điệp của ông là "chấm dứt nghèo đói" khi các nước phát triển cung cấp thêm ODA với mức bính
quân 135-195 tỷ USD cho thập kỷ tới .
Quan điểm thực dụng nhấn mạnh đến yếu tố hiệu quả trong viện trợ, do đó đòi
hỏi phải có sự lựa chọn kỹ càng hơn khi cung cấp viện trợ cho bên hưởng lợi và đưa ra
các đề xuất để tạo ra một thị trường viện trợ hiệu quả hơn. Trong “Aid, Policies, and
Growth”, Burnside và Dollar (2000) phát hiện ra rằng viện trợ có tác động tìch cực đến
tăng trưởng ở các nước đang phát triển mà có chình sách tài chình, tiền tệ và thương
mại tốt. Trong khi thực hiện chình sách tồi, viện trợ không có tác dụng tìch cực đối với

sự phát triển.
Quan điểm bi quan cho rằng cải cách và thực hiện các khoản viện trợ là vô ìch và
bị tham những. Trong cuốn sách “The White man’s burden: Why the West’s efforts to
aid the rest have done so much III and so little good” của Easterly (2006) đặt ra câu hỏi
liệu những đồng tiền viện trợ thực sự đến được tay người nghèo không. Lì do đưa ra
quan điểm này ví ông cảm thấy đó là do quản lý không dân chủ và chình quyền tham
nhũng tại các nước nhận viện trợ này.


12
Theo Jin-Wook Choi (2011), “From A Recipient To A Donor State:
Achievements And Challenges Of Korea’s ODA”, ODA được hiểu dưới góc độ lý tưởng
và thực dụng. Theo cách tiếp cận lý tưởng, coi viện trợ ODA xuất phát từ lợi ìch của
nước tiếp nhận hơn là nước viện trợ (Lumsdaine và Schopf, 2007). Điều này phù hợp
với bản chất của ODA là nhằm mục đìch nhân đạo (Maizels và Nissanke, 1984). Còn
cách tiếp cận thực dụng có xu hướng tập trung vào lợi ìch kinh tế và an ninh quốc gia
của nước cung cấp viện trợ ODA (Arnold, 1985; Morgenthau, 1962; Noël và Thérien,
1995).
Theo Anne Maurits van der Veen (2000), “Ideas and In terests in Foreign
Policy: The Politics of Official Development Assistance”, ODA hiểu theo bốn cách
khác nhau. Cách thứ nhất hiểu ODA theo cách thực dụng (realist) giống với quan điểm
của của Jin-Wook Choi (2011); cách thứ hai hiểu ODA theo thuyết thể chế
(institutionalist), nhấn mạnh vai trò của các tổ chức quốc tế như DAC trong việc đưa ra
các nguyên tắc, chuẩn mực để ràng buộc các nước cùng chấp nhận và chia sẻ cùng nhau
về các vấn đề quốc tế như: viện trợ ODA; cách thứ ba là hiểu ODA theo thuyết tự do
(liberal), tập trung vào nhóm lợi ìch trong nước để tối đa hóa ảnh hưởng và lợi ìch riêng
của họ; cách thứ tư là hiểu ODA theo thuyết kiến tạo (constructivist), nói đến đa mục
tiêu trong viện trợ ODA như: ổn định quốc tế, thúc đẩy dân chủ, và bảo vệ môi trường
toàn cầu.
Các nghiên cứu, báo cáo của DAC - OECD (Ủy ban hỗ trợ phát triển - Tổ chức

Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Các nghiên cứu của OECD trong lĩnh vực ODA tập
trung vào phân tìch chình sách về viện trợ phát triển, quản lý công. Hàng năm, tổ chức
này đều có báo cáo đánh giá các thành viên, các nước cung cấp ODA; báo cáo đánh giá
các chương trính phát triển (theo lĩnh vực hoặc theo các quốc gia); những số liệu phân
tìch cơ bản về viện trợ (theo nhà tài trợ, nước nhận viện trợ hay khu vực và theo lĩnh
vực). Một số nghiên cứu nổi bật trong thời gian qua là:
Tổng quan viện trợ phát triển 2010: Số liệu theo khu vực (phân tìch số liệu ODA
theo 5 khu vực Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Đại dương).
Viện trợ tốt hơn - Quản lý các nguồn lực phát triển: Xem xét lại quá trính tăng
cường quản lý tài chình công, đưa ra các khuyến nghị nhằm đạt được các mục tiêu 2010
của Tuyên bố Paris.
Báo cáo năm 2009 của DAC về Dự báo viện trợ - Điều tra Kế hoạch chi tiêu
2009 - 2011 của các nhà tài trợ: phân tìch kế hoạch chi tiêu của các nhà tài trợ trong 3
năm, nhằm tằng khả năng dự báo viện trợ quốc tế.
Các quốc gia chủ yếu đi nghiên cứu làm thế nào để có thể thu hút được nhiều
vốn ODA và sử dụng có hiệu quả vốn này để từ đó đề ra hàng loạt các chình sách cụ
thể. Vì dụ như những nghiên cứu của Philippin, Kenya được trính bày trong tài liệu
Thực trạng của viện trợ 1998 - 1999 của Ngân hàng Thế giới, NXB Chình trị quốc gia,


13
Hà Nội, 1999.
Hàng năm các nhà tài trợ chình về ODA như WB, ADB, IMF, Nhật Bản, Mỹ…
thường tiến hành nghiên cứu những ảnh hưởng, tác động của vốn ODA của họ tại các
quốc gia tiếp nhận ODA. Thể hiện qua các tài liệu: Asian Development Bank (2007),
Guidelines for the economic Analysis of Projects, HaNoi, February 2007; Council on
ODA reforms for the 21st Centery Final Report (2008) Internet; EAST ASIA: The Road
to recovery (2008) - NXB the World Bank; Foreign Aid and the Composition of Public
Spendeng - (1999) RRO679 - 76, project supervisor Vinaya Swaroop – Internet; World
Bank (1999), 1999 World Development Indicator, pp.350; Thực trạng của viện trợ 1996

- 1997; Thực trạng của viện trợ 1998 - 1999; Thực trạng của viện trợ 2000; Aid reform
in Africa (2001) của Ngân hàng Thế giới… Từ đó, họ đưa ra chình sách, đưa ra các
khuyến cáo.
Các nghiên cứu của các tổ chức, các chuyên gia quốc tế, vì dụ như:
Tonny German and Judith Randel (1998), “Thực trạng của viện trợ 1997 - 1998
_ Một sự đánh giá độc lập về hợp tác phát triển”; Daniel Blais, Luc Picard (1997), Các
thiết chế tài chình quốc tế và các nước đang phát triển; Chenery và Strout (1966) đã
nghiên cứu tác động của viện trợ đối với phát triển kinh tế, tác giả nhấn mạnh vai trò và
tầm quan trọng của nguồn vốn ODA, cho rằng hỗ trợ phát triển từ các nước giàu cho
các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo, thu nhập thấp sẽ thu hẹp khoảng
cách giàu - nghèo, thông qua hỗ trợ một lượng vốn cần thiết để giúp các nước này có
vai trò hết sức rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia để đạt mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Helmut Fuhrer (1996) trong nghiên cứu “A history of the development assistance
committee and the development co-operation directorate in dates, names and figures” đã
đưa ra được khái niệm về nguồn vốn ODA của Tổ chức OECD trong đó nguồn vốn Hỗ trợ
Phát triển chình thức (viết tắt là ODA) là nguồn vốn hỗ trợ để tăng cường phát triển kinh tế
và xã hội của các nước đang phát triển với thành tố ưu đãi (grant) chiếm một khoảng xác
định trong khoản tài trợ này. Nguồn ODA được phân biệt với các nguồn vốn đầu tư khác
với hai đặc điểm chình: (i) Đây là khoản hỗ trợ phát triển chình thức; (ii) Được xác định
bởi thành tố ưu đãi. Từ hai yếu tố này giúp chúng ta xác định được nguồn vốn đầu tư đó có
phải là nguồn vốn ODA hay không.
Teboul và Moustier (2001) đã đưa ra đánh giá về ảnh hưởng tìch cực của viện trợ
phát triển đối với trường hợp của các nước trong tiểu vùng Sahara châu Phi, trong đó
tác động làm gia tăng tiết kiệm và tăng trưởng GDP, hỗ trợ cho sáu quốc gia đang phát
triển trên biển Địa Trung Hải giai đoạn 1960-1966 trong quá trính phát triển của mình.
Antonio Tujan Jr (2009), đã đưa ra đánh giá hiệu quả viện trợ và tổng kết một số
bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng viện trợ của Nhật Bản cho Philippines, trong đó
khuyến nghị cần tăng cường hỗ trợ trực tiếp và nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội



14
dân sự là hạt nhân quan trọng trong tiếp nhận và triển khai viện trợ, thực hiện các
chương trính quan trọng của Philippines đặc biệt là chương trính xoá đói giảm nghèo;
và khuyến nghị cần nâng cao hơn nữa quyền làm chủ và trách nhiệm của địa phương
trong quản lý viện trợ và giảm dần sự phụ thuộc của họ vào nhà tài trợ.
Các báo cáo của Ngân hàng thế giới và ADB về các chiến lược, bài học kinh
nghiệm trong sử dụng viện trợ, đánh giá hiệu quả hiệu trợ, mối quan hệ giữa viện trợ và
quyền lực, kinh nghiệm huy động vốn của khu vực kinh tế tư nhân đầu tư phát triển ở
Châu Âu và khu vực Trung Á, viện trợ tại Đông Nam Á (đặc biệt là những nghiên cứu
của Daniele Calabrese, David Dollar, Paul Mosley, Jame Harrigan, John Toye...). Cụ
thể:
David Dollar - Trưởng ban kinh tế vĩ mô và nhóm tăng trưởng của Ngân hàng
thế giới và Lant Pritchett (tháng 12 năm 2009), Đánh giá viện trợ: Cái gì có thể làm,
cái gì không và Tại sao?, Ngân hàng thế giới: Tác giả nêu được những tác động quan
trọng của ODA đối với các nước tiếp nhận viện trợ, đặc biệt là tác động của ODA đối
với tăng trưởng kinh tế và vấn đề hai mặt của việc tiếp nhận viện trợ ODA, vay kém ưu
đãi
Paul Mosley, Jame Harrigan, John Toye (2006), Aid and power, The World bank
and Policy: tác giả nêu những bài học kinh nghiệm về sử dụng viện trợ và tình hai mặt
của vấn đề khi tiếp nhận viện trợ. Trong đó nêu được sự ràng buộc đối với nước tiếp
nhận viện trợ khi phải nhập hàng hóa có xuất xứ từ nước cấp viện trợ và sử dụng
chuyên gia với chi phì cao làm giảm hiệu quả viện trợ.
Asian Development Bank (1999), Asian Development Outlook 1999 update,
pp.47: đã đưa ra đánh giá về hiệu quả viện trợ, và thành công trong thu hút và sử dụng
nguồn vốn ODA ở Thái Lan, chỉ ra được vai trò của hệ thống quản lý, điều phối và thực
hiện các dự án ODA khá toàn diện từ trung ương đến địa phương, và việc thành lập
được cơ quan đầu mối quản lý viện trợ là Tổng vụ hợp tác kinh tế và kỹ thuật trực thuộc
Chình phủ đã góp phần tăng cường hiệu quả viện trợ, đặc biệt là khâu giám sát và đánh
giá các chương trính, dự án.

Effective and coordination in Lao PDR: Policy implications for power sector
development; Khammany Inthirath (2013): Đề tài tập trung phân tìch nguyên nhân của tính
trạng thu hút vốn đầu tư ODA vào công cuộc phát triển của Lào, đặc biệt là lĩnh vực năng
lượng. Đưa ra những chình sách nhằm thu hút vốn ODA nhiều hơn ở Lào.
Statistics on international development, October 2014 của UK aid: UK ODA
2013 and the ODA; GNI ratio: Đưa ra được thống kê và phân tìch số liệu vốn ODA và
các chỉ số kinh tế của quỹ Anh ở các nước đang phát triển.
Về đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA vào phát triển kinh tế xã hội của các
nước đang phát triển: Các nghiên cứu của Bonne (1996) và Lensink và Morrissey
(2000) đã tập trung đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA đối với quá trính phát triển


15
kinh tế của các nước đang phát triển từ góc độ kinh tế vi mô, chỉ ra các hạn chế và tác
động xấu của các nước đang phát triển khi tiếp nhận nguồn vốn ODA. Đó là việc nhận
nguồn viện trợ không ổn định và không chắc chắn từ bên ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực
đến chình sách tài chình và đầu tư của nước nhận viện trợ. Các nghiên cứu này đã nhấn
mạnh trách nhiệm của các nhà tài trợ trong chình sách ODA. Hơn nữa, các tác giả đã
khẳng định rằng các tác động của ODA là nguy hiểm và tiêu cực đến phát triển kinh tế,
phần lớn là do tham nhũng và thiếu hiệu quả trong qúa trính thực hiện nguồn vốn ODA
của nước nhận viện trợ.
Jamie Morrision, Dirk Bezemer and Catherine Arnold (November 2004) thực
hiện nghiên cứu động thái nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và phát triển
nông thôn trên thế giới giảm liên tiếp trong hai thập kỉ qua, nhằm trả lời hai câu hỏi:
Tình chất và khối lượng nguồn vốn ODA viện trợ cho nông nghiệp thay đổi như thế
nào? Nguyên nhân của sự sụp giảm nguồn vốn ODA đối với nông nghiệp và phát triển
nông thôn là gí? Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Tỉ trọng nguồn vốn ODA cho nông
nghiệp cao nhất chiếm 17% vào năm 1982 và giảm xuống còn 3,5% tổng vốn ODA vào
năm 2002, về phân bổ địa lì từ năm 1982 – 2002, nguồn vốn ODA cho nông nghiệp tại
Châu Phi giảm 50% và giảm 83% tại khu vực Nam và Trung Á. Nguyên nhân giảm hỗ

trợ ODA cho nông nghiệp và nông thôn là do một số nhà tài trợ chuyển đổi trọng tâm
hỗ trợ sang y tế giáo dục và một số các quốc gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang phát
triển công nghiệp và dịch vụ thay ví phát triển nông nghiệp. Đây là một thách thức
trong quá trính thu hút nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn tại
Việt Nam trong những năm tới.
Về vai trò của ODA trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tác
giả Soparatana Jarusombat của trường Thammasat University với nghiên cứu “The role
of Japanese ODA for enviromental protection in Thanland after 1992” đã chỉ ra rằng
trong giai đoạn từ 1991 – 2003, Thái Lan đã có 32 dự án ODA Nhật Bản, trong đó có 3
dự án giải quyết các vấn đề về năng lượng và 6 dự án bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên,
việc áp dụng các công nghệ của Nhật Bản để giải quyết các vấn đề, đặc biệt là ô nhiễm
môi trường từ các ngành công nghiệp còn nhiều điểm yếu. Các giải pháp này không
thìch hợp với Thái Lan về chi phì, môi trường, công nghệ và sự chấp nhận từ địa
phương.
Tác giả Pravakas Sahoo – Associate Professor, Institute of Economic Growth
(IEG) Delhi University, India với đề tài “Infrastructure Development in India, Role of
Japanese ODA” đã chỉ ra những tác động to lớn của ODA Nhật Bản trong việc phát
triển kinh tế và cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ. Đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, nguồn viện
trợ ODA Nhật Bản đã giúp các nhà máy ở Ấn Độ tiết kiệm năng lượng tới mức tối đa
để nhằm thực hiện các mục tiêu đề án thương mại, tái tạo năng lượng Hydro, gió và
năng lượng mặt trời, hợp tác hạt nhân để sản xuất điện.


16
Tun Lin Moe (2012), với đề tài nghiên cứu “An empirical investigation of
relationships between official development assistance (ODA) and human and educational
development”, tác giả đã đánh giá hiệu quả và tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chình thức (ODA) sau 15 năm đã tác động như thế nào vào sự phát triển trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo đối với tám quốc gia được lựa chọn tại khu vực Nam Á, trong đó đã chỉ ra
được sự khác biệt các chỉ số phát triển con người đã được cải thiện như thế nào, đặc biệt là sự

thay đổi về cơ sở hạ tầng và chất lượng giáo trính, giáo viên.
SANGKIJIN, Korea Student Aid Foundation (KOSAF), South Korea &
CHEOLH.OH, Soongsil University, South Korea (2012), đã đưa ra được đánh giá viện
trợ trên cơ sở phân tìch dữ liệu thu hút và sử dụng ODA tại 117 quốc gia trong suốt 28
năm 1980-2008. Tác giả đã đưa đến nhận định là hiệu quả kinh tế và tác động của ODA
đến phát triển kinh tế xã hội đối với nước tiếp nhận viện trợ sẽ khác nhau, tùy thuộc vào
điều kiện chình trị (vì dụ, minh bạch quốc gia, quản trị tốt viện trợ hay không), và điều
kiện kinh tế của từng quốc gia (vì dụ, mức thu nhập, khả năng hấp thụ). Do đó, điều
kiện về mức thu nhập của một nước sẽ là yếu tố xác định nguồn và điều kiện viện trợ từ
các nước phát triển.
Các nghiên cứu này đã đưa ra các quan điểm chung, các phân tìch thực tiễn
mang tình định hướng chung, trong đó có các bài học tốt cho Việt Nam. Tuy nhiên, do
tình chất quá tổng quát, các nghiên cứu này cần được phân tìch cụ thể, kết hợp với tính
hính đất nước trong thời kỳ mới (MIC) để có những kiến nghị sát hơn.
b) Các nghiên cứu của các tổ chức, các chuyên gia quốc tế về quản lý và sử dụng
ODA tại Việt Nam: Các nghiên cứu này đưa ra những đánh giá khách quan về tính hính
thực hiện Tuyên bố Pari, Cam kết Hà Nội cũng như hiệu quả viện trợ tại Việt Nam.
Dưới đây là một số nghiên cứu nổi bật:
Các báo cáo của DAC/OECD về tính hính thực hiện viện trợ tại Việt Nam, các
phương thức viện trợ, ứng xử của các nhà tài trợ, hiệu quả viện trợ.
Các báo cáo quốc gia của Ngân hàng thế giới WB, Ngân hàng phát triển Châu Á
ADB, Chương trính phát triển Liên hợp quốc UNDP…, báo cáo về trường hợp Việt
Nam, các chiến lược hợp tác quốc gia - CPS, đánh giá về viện trợ tại Việt Nam...
The World Bank (2000-2007), “Vietnam Development Report”: Báo cáo đã đưa ra
được đánh giá được vai trò và tác động của ODA đối với triển vọng phát triển của Việt
Nam chủ yếu về tác động của ODA không hoàn lại đối với công cuộc phát triển kinh tế
của Việt Nam. WB đã nêu được vai trò và ODA trong quan hệ hợp tác chiến lược với
WB, xác định được các lĩnh vực hỗ trợ chủ yếu của WB trong từng năm trong quan hệ
đối tác phát triển giữa Việt Nam và WB, nêu được những điểm mạnh và điểm yếu của hai
bên trong hợp tác phát triển và sử dụng viện trợ của WB.

Marcus Cox, Samuel Wangwe, Hisaaki Mitsui and Trần Thị Hạnh, (2007), Sử
dụng hệ thống quốc gia tại Việt Nam: đánh giá độc lập về việc sử dụng hệ thống quốc


17
gia của các nhà tài trợ tại Việt Nam.
Katarina Kotoglou; Marcus Cox; Oxford Policy Management; Agulhas Applied
Knowledge (2008), Báo cáo về tính hính thực hiện Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện
trợ: đã đưa ra các đánh giá hiệu quả viện trợ ở cấp ngành, quốc gia và các vấn đề hài
hòa hóa thủ tục viện trợ theo Cam kết Hà Nội, đặc biệt là các khuyến nghị liên quan đến
chình sách viện trợ và giải pháp cho cả bên tài trợ và nước tiếp nhận viện trợ.
Bartholome, Leurs McCarty, OECD, (2007), Báo cáo về Việt Nam: đưa ra các
nhận định, đánh giá chung về hỗ trợ ngân sách, trong đó có các nhận định khá khách
quan về việc quản lý viện trợ của Việt Nam trong năm 2007, đặc biệt là vai trò của
ODA trong việc khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế khu vực.
Liesbet Steer; Cecelie Wathne; ODA (2009), Trách nhiệm giải trính chung:
Những bài học tốt, Overseas Development Institute: đã đưa ra được một số đánh giá về
cơ chế giải trính chung ở 19 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ đó đề xuất các biện
pháp tăng cường trách nhiệm giải trính, đặc biệt là yêu cầu về minh bạch hoá việc sử
dụng nhằm tăng cường hiệu quả viện trợ.
Improvement of the management of offical development assistance (ODA)
project in Viet Nam, University of South Australia (2011); Đề tài tập trung chứng minh
một số thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam đạt được nhờ sử dụng nguồn vốn ODA.
Đánh giá việc quản lì dự án và hiệu quả sử dụng nguồn vốn này ở cấp độ vĩ mô và vi
mô. Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao năng lực quản lì các dự án ODA trong
tương lai tại Việt Nam và một số nước đang phát triển khác.
Lựa chọn thành công - Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của
Việt Nam (Nghiên cứu của Đại học Havard, tháng 01 năm 2008): đưa ra một số gợi ý
về khuôn khổ chiến lược giúp Việt Nam xác định các hướng ưu tiên. Một trong những
nhận định quan trọng của báo cáo này là “Ngân hàng thế giới và nhóm các nhà tài trợ

đồng minh của họ làm ngơ trước mọi diễn biến tiêu cực ở Việt Nam chỉ ví họ cần ìt
nhất một vì dụ thành công để chứng minh rằng viện trợ chình thức (ODA) có tác dụng”.
Jane Harrigan and Chengang Wang, A New Approach to the Allocation of Aid
Among Developing Countries: Is the USA Different from the Rest? đưa ra nhiều vì dụ về
các nước mà dường như sử dụng viện trợ có hiệu quả tốt trong việc giúp tạo ra tăng
trưởng kinh tế: Đài Loan trong những năm 1950, Botswana và Hàn Quốc trong những
năm 1960, Bolivia và Ghana trong những năm 1980, và Uganda và Việt Nam trong
những năm 1990. Mặt khác, có bằng chứng cho thấy rằng, trong nhiều trường hợp, và ở
nhiều quốc gia, viện trợ không hiệu quả (Boone, 1994). Cùng với những câu chuyện
thành công đã đề cập ở trên, có nhiều quốc gia đã nhận được một số lượng lớn các khoản
viện trợ nước ngoài, nhưng không đạt được về tăng trưởng kinh tế, vì dụ, Zambia, Zaire,
Niger, Jamaica, Nepal, trong số những nước khác (Mosley, 1987a) trong khi các nước
như: Trung Quốc, Algeria, và Costa Rica nhận viện trợ ìt, nhưng cho đến nay, thực hiện


18
tốt nên đã đạt được nhiều chỉ số phát triển khác nhau.
Jerker Carlsson, Gloria Somolekae and Nicolas van de Walle (1997), Foreign
Aid in Africa: Learning from country experiences, dẫn ra kinh nghiệm của các nước
như: Botswana, Burkina Faso, Ghana, Kenya, Mali, Senegal, Tanzania.
Alina Rocha Menocal and Sarah Mulley (2006), Learning from experience? A
review of recipientgovernment efforts to manage donor relations and improve the
quality of aid giới thiệu các mô hính thu hút, quản lý và sử dụng ODA như:
Afghanistan, Mozambique, Tanzania, Uganda, Việt Nam.
Ba công trính nghiên cứu về sự thành công trong thu hút và sử dụng ODA của
Nhật Bản; trên cơ sở đó đưa ra các bài học kinh nghiệm của Nhật Bản cho các nước khác
và Nhật Bản dùng những kinh nghiệm này trong việc hoạch định chiến lược, triết lý cung
cấp ODA của riêng mính. Các công trính đó là Shinji Takagi (1995), From recipient to
donor: Japan’s official Aid flows, 1945 to 1990 and beyond; Kira N. Meadus (2003), The
Enjo Balance: An Examination of Japanese Foreign Aid; Fumitaka FURUOKA, Mikio

OISHI, and Iwao KATO (2010), From Aid Recipient to Aid Donor, Tracing the
Historical Transformation of Japan's Foreign Aid Policy.
Trong Jin-Wook Choi (2011), From A Recipient To A Donor State:Achievements
And Challenges Of Korea’s ODA cũng cho biết sự thành công của Hàn Quốc trong sử
dụng ODA và chuyển từ nước nhận thành nước cung cấp ODA giống như trường hợp
Nhật Bản ở trên. Tương tự, đối với Đài Loan trong công trính Ming-liang LEE (2012),
From Recipient to Donor: How Taiwan transformed its healthcare system; Ministry of
Foreign Affairs, Republic of China (Taiwan) (2014), International Cooperation and
Development Report 2013.
Các nhà tài trợ chình như UNDP, ADB, WB, Nhật Bản… hàng năm đều có
những nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của các dự án do họ tài trợ. Cụ thể qua các tài
liệu: Tổng quan viện trợ phát triển chình thức Việt Nam của UNDP (2014); Báo cáo
đánh giá tác động kinh tế - xã hội dự án tìn dụng nông thôn cuả ADB; Aid activities in
ASIA (2001); Aid activities in AFRICA (2001); Aid activities in EUROPE and
OCEANIA (2001) của UNDP: Tổng quan viện trợ của UNDP đối với Châu Á, Châu
Phi, Châu Âu và Châu Đại Dương; Đánh giá chung về hỗ trợ ngân sách (2007), IDD:
đánh giá về phương thức hỗ trợ ngân sách không chỉ từ phìa các nhà tài trợ mà còn từ
phìa các nước nhận viện trợ…
Ưu điểm chung của các nghiên cứu này là bám sát những khái niệm có tình
chuẩn mực quốc tế, phân tìch sâu và đưa ra những vì dụ và so sánh quốc tế. Tuy nhiên,
do các nghiên cứu này thường được các nhà nghiên cứu quốc tế thực hiện, trong giai
đoạn Việt Nam còn nằm trong nhóm các nước có thu nhập thấp. Các khuyến nghị có
phần mang tình lý thuyết, chưa thực sự sát hợp với điều kiện Việt Nam, nhất là trong
bối cảnh Việt Nam đã là nước MIC.


×