Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Xây dựng quy trình nhân giống hoa lan mokara bằng kỹ thuật nuôi cấy mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
======

BẠCH THỊ KIM THẢO

XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LAN
MOKARA BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Hà Nội, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
======

BẠCH THỊ KIM THẢO

XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LAN
MOKARA BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Người hướng dẫn khoa học

PGS. TS Nguyễn Văn Đính


Hà Nội, 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Văn Đính người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐHSP Hà Nội, Ban
Chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2 cùng tập thể cán bộ
giáo viên Bộ môn TH, Phòng thí nghiệm Sinh lí học thực vật - Trường ĐHSP
Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi về thiết bị và phương tiện để em hoàn
thành tốt khóa luận này.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, em còn nhận được sự chỉ bảo nhiệt
tình của TS. La Việt Hồng - khoa Sinh KTNN cùng chị Nguyễn Thị Thu
Đông và anh Hà Đăng Chiến - Học viên Cao học K20 đã giúp đỡ, đóng góp ý
kiến để em hoàn thành khóa luận, nhân đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến anh, chị.
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn
Em xin trân trọng cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 4 năm 2019
Sinh viên

Bạch Thị Kim Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Do tôi
thực hiện, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và

chưa được ai công bố.

Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 4 năm 2019
Người thực hiện

BẠCH THỊ KIM THẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BAP:

6-Benzyl amino purin

IAA:

β-Indole-acetíc acid

MS:

Murashige và Skoog

NAA:

α- Napthalene acelic acid

Nxb:

Nhà xuất bản


Tp.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung về họ Phong lan .............................................................. 3
1.1.1. Vài nét về họ Phong lan .......................................................................... 3
1.1.2. Nguồn gốc, phân bố và vị trí phân loại của lan Mokara ......................... 4
1.1.3. Đặc điểm hình thái .................................................................................. 6
1.1.4. Điều kiện sinh thái .................................................................................. 7
1.2. Giá trị lan Mokara ...................................................................................... 9
1.2.1. Giá trị kinh tế .......................................................................................... 9
1.2.2. Giá trị thẩm mỹ ..................................................................................... 11
1.2.3. Công dụng khác..................................................................................... 11
1.3. Tình hình nghiên cứu nhân giống họ Phong lan trong và ngoài nước..... 11
1.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 11
1.3.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 14
2.2. Phạm vi nghiên cứu, địa điểm và thời gian.............................................. 14
2.3. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ................................................................. 15
2.3.1. Dụng cụ ................................................................................................. 15

2.3.2. Thiết bị .................................................................................................. 15


2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15
2.4.1. Thí nghiệm 1: Khử trùng mẫu............................................................... 15
2.4.2. Thí nghiệm 2: Tái sinh chồi .................................................................. 16
2.4.3. Thí nghiệm 3: Nhân nhanh chồi in vitro ............................................... 16
2.4.4. Thí nghiệm 4: Ra rễ - tạo cây in vitro hoàn chỉnh. ............................... 17
2.4.5. Thí nghiệm 5: Rèn luyện cây in vitro thích nghi với điều kiện môi
trường. ............................................................................................................. 17
2.5. Phân tích thống kê số liệu ........................................................................ 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 18
3.1. Tạo vật liệu khởi đầu cho nuôi cấy in vitro. ............................................ 18
3.2. Tái sinh chồi in vitro ................................................................................ 20
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP kết hợp với NAA đến khả
năng nhân nhanh chồi...................................................................................... 22
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của IAA đến khả năng tạo rễ của cây in vitro. ... 24
3.5. Rèn luyện cây in vitro thích nghi với điều kiện môi trường. ................... 25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 29


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Công thức thí nghiệm tạo vật liệu khởi đầu ................................... 15
Bảng 2.2. Công thức ảnh hưởng của BAP lên sự tái sinh chồi in vitro .......... 16
Bảng 2.3. Công thức ảnh hưởng của NAA kết hợp với BAP đến khả năng
nhân nhanh chồi in vitro ................................................................. 16
Bảng 2.4. Công thức ảnh hưởng của IAA đến khả năng hình thành rễ .......... 17
Bảng 3.1. Hiệu quả của việc sử dụng javen để tạo vật liệu khởi đầu ............. 19
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng tái sinh chồi.............. 22

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của BAP kết hợp với NAA đến khả năng nhân nhanh
chồi in vitro ..................................................................................... 23
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của IAA đến khả năng ra rễ ......................................... 24


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Lan Arachnis, Ascoentrum và Vanda ............................................... 4
Hình 1.2. Một số loại lan Mokara ..................................................................... 6
Hình 2.1. Cây lan Mokara tại vườn thực nghiệm trường ĐHSPHN 2 ........... 14
Hình 2.2. Vườn lan Mokara tại vườn thực nghiệm trường ĐHSPHN 2......... 14
Hình 3.1. Mẫu cấy sạch sống sau 2 tuần quan sát........................................... 20
Hình 3.2. Mẫu cây in vitro được nuôi cấy trong môi trường B1 .................... 20
Hình 3.3. Cây in vitro được nuôi cấy trong môi trường có bổ sung MS +
BAP + than hoạt tính (0,5 mg/l) + nước dừa 10%.......................... 23
Hình 3.4. Ảnh hưởng của IAA đến khả năng tạo rễ in vito ............................ 25
Hình 3.5. Cây in vitro sau 2 tuần rèn luyện .................................................... 26


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Họ Phong lan là một họ lớn của thực vật có hoa với hơn 800 chi và 25.000
loài. Hoa lan được đánh giá cao bởi vẻ đẹp lôi cuốn, quyến rũ và sự đa dạng
về kích thước, hình dạng, màu sắc. Hiện nay, hoa lan chiếm 8% thị phần trong
ngành thương mại hoa thế giới và có tiềm năng thay đổi tình hình kinh tế của
một quốc gia [24].
Trong vòng 10 năm trở lại đây, thị trường kinh doanh hoa lan tại Việt
Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ do nhu cầu cây cảnh trong nước tăng
cao. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc sản xuất hoa lan tập trung chủ yếu ở
huyện Củ Chi (188,1 ha) và huyện Bình Chánh (31,1 ha) với sản lượng hàng

năm khoảng 6,7 triệu chậu, 68,9 triệu cành, giá trị khoảng 613,9 tỷ đồng.
Trong đó, giống lan Mokara là nhóm giống chủ lực trong việc phát triển diện
tích và cung cấp sản phẩm hoa lan cắt cành tại Thành phố Hồ Chí Minh do
hiệu quả cao, nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khẩu cũng rất lớn
[24].
Số lượng hoa lan giống Mokara cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh
chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan và hầu hết không được kiểm định, nên
đôi khi không đảm bảo về chất lượng. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cây giống
lan Mokara cao cũng gây khó khăn cho việc mở rộng diện tích sản xuất. Hiện
nay, đã có nhiều đơn vị nghiên cứu trong nước nhân giống và cung cấp giống
lan Mokara nuôi cấy mô, nhưng số lượng còn khiêm tốn và chưa đủ đáp ứng
cho nhu cầu của thị trường. Vì vậy việc đầu tư xây dựng phòng nuôi cấy mô
tế bào thực vật để phục vụ cho nhân giống in vitro và hướng đến lai tạo các
giống lan Mokara cũng như các giống lan khác là hết sức cần thiết trong giai
đoạn hiện nay và tương lai.

1


Áp dụng nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô là sự cần thiết vì có hệ số
nhân cao, có thể nhân nhanh được hàng loạt các cây con giống có năng suất
và phẩm chất tốt như bố mẹ chọn lọc. Từ một cây mẹ ban đầu ta có thể nhân
ra hàng ngàn cây con có kích thước và chất lượng đồng đều như nhau, giúp
việc nhân giống được nhanh hơn. Mặt khác, cây con ổn định về mặt di truyền,
đồng thời giảm tác hại cho cây giống và đem lại hiệu quả thiết thực trong việc
nâng cao chất lượng cây giống và giảm giá thành.
Từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Xây dựng quy trình nhân
giống hoa lan Mokara bằng kỹ thuật nuôi cấy mô”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng quy trình nhân giống lan Mokara bằng kỹ thuật nuôi cấy mô có
hiệu quả.
2.2. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
- Khử trùng mẫu, tạo vật liệu khởi đầu cho nuôi cấy in vitro.
- Nghiên cứu tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro.
- Nghiên cứu ra rễ - tạo cây in vitro hoàn chỉnh.
- Rèn luyện cây in vitro thích nghi với điều kiện môi trường.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả đề tài góp phần hoàn thiện quy trình nuôi cấy in vitro đối với
nhân giống hoa lan Mokara.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài có thể được sử dụng để nhân nhanh số lượng giống
cây trồng trong thời gian ngắn và góp phần cung cấp nguồn cây giống sạch
bệnh, đồng thời giúp giảm giá thành cây giống, tăng lợi nhuận cho người
trồng lan Mokara

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về họ Phong lan
1.1.1. Vài nét về họ Phong lan
Vườn thực vật hoàng gia Kew liệt kê 880 chi và gần 22.000 loài được chấp
nhận, nhưng số lượng chính xác vẫn không rõ (có thể nhiều tới 25.000 loài)
do các tranh chấp phân loại học. Số lượng loài lan cao gấp 4 lần số lượng
loài động vật có vú hay hơn 2 lần số lượng loài chim. Nó chiếm khoảng 6 11%

số


lượng

loài thực

là Bulbophyllum (khoảng

vật

2.000



hoa

loài),

[23].

Các

chi

lớn

Epidendrum (khoảng

nhất
1.500


loài), Dendrobium (khoảng 1.400 loài) và Pleurothallis (khoảng 1.000 loài).
Họ này cũng bao gồm chi Vanilla (chi chứa loài cây vani), Orchis (chi điển
hình) và nhiều loài được trồng phổ biến như Phalaenopsis hay Cattleya [6].
Ngoài ra, kể từ khi du nhập các loài từ khu vực nhiệt đới vào trong thế kỷ
XIX thì các nhà làm vườn châu Âu và Bắc Mỹ đã bổ sung thêm khoảng
100.000 loại cây lai ghép và giống cây trồng.
Hoa lan được người tiêu dùng ưa chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình
thức đa dạng của chúng. Cũng giống như cây lan, hoa lan hầu như có tất cả
các màu trong cầu vồng và những kết hợp của các màu đó. Hoa lan nhỏ nhất
chỉ bằng hạt gạo trong khi hoa lan lớn nhất có đường kính khoảng 1m.
Đa số các loại hoa lan được bán rộng rãi trên thị trường thường không có
hương thơm nhưng trong tự nhiên có rất nhiều loại hoa lan có mùi thơm đặc
trưng. Vanilla là một loại hoa lan có hương thơm được dùng trong các loại ẩm
thực của thế giới và có nguồn gốc từ Mêxico; trong khi đó có các loại hoa lan
tỏa ra mùi như thịt bị hỏng để hấp dẫn các côn trùng [24].
Tại Việt Nam, hoa lan cũng rất đa dạng. Theo giáo sư Phạm Hoàng Hộ,
riêng lan rừng ở các tỉnh Nam Bộ đã biết là khoảng 500 loài khác nhau. Một
số giống hoa có thể trồng được trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới của nước

3


ta như Dendrobium, Mokara, Cattleya, Vandaccous,… Trong đó lan Mokara
được trồng nhiều và có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh giá trị thẩm mỹ, lan
Mokara còn được sử dụng để tách chiết một số hợp chất phục vụ ngành công
nghiệp mỹ phẩm. Ngoài ra, đối với y học loài hoa này cũng có nhiều giá trị
nhất định.Với giá trị như vậy, lượng hoa tiêu thụ trong ước ngày càng lớn.
Hàng năm chúng ta phải nhập một số lượng lớn các giống hoa lan (kể cả
giống và cành hoa) từ Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc [24].
1.1.2. Nguồn gốc, phân bố và vị trí phân loại của lan Mokara

- Nguồn gốc của lan Mokara
Năm 1969, lan Mokara Wai Liang – là một loại lan lai lần đầu tiên trên thế
giới và được ra đời ở Singapore, dưới bàn tay tài hoa của C.Y.Mok. Đây là
loài lan lai giữa ba loài là Arachnis, Ascoentrum và Vanda [25].

Hình 1.1. Lan Arachnis, Ascoentrum và Vanda [24]
Mokara là giống lan lai từ ba giống Arachnis (lan bò cạp), Ascoentrum
và Vanda; vì vậy loài lan này mang các đặc tính nổi trội từ bố mẹ là: dạng hoa
và màu sắc đẹp từ Vanda, tăng trưởng nhanh từ Ascocenda (Ascocentrum x
Vanda). Lan Mokara là loài lan đơn thân, thân hình trụ dài, không có giả
hành. [24]
- Sự phân bố của lan Mokara

4


Phần lớn hoa lan trên thế giới đều mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới, nhất là ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh. Trên thế giới có từ 25.000
đến 30.000 loài hoa lan, gồm khoảng 800 chi.
Loài lan Mokara được nhập từ Bangkok và Singapore, phân bố trên các
vùng thuộc Châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á với điều
kiện sinh thái vô cùng đa dạng. Hiện nay lan Mokara được trồng với mục đích
thương mại ở nhiều nơi kéo dài từ Philippin đến Nam Á, Hawaii,…
Ở Việt Nam: thuộc vùng nhiệt đới của Thành phố Hồ Chí Minh cùng với
các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ có điều kiện khí hậu thích hợp cho loại
lan Mokara phát triển.
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng lan và sản lượng lớn nhất cả nước, là
nguồn cung cấp hoa lan chủ yếu cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Ở Củ Chi hiện nay mô hình trồng lan Mokara cũng được triển khai mạnh
mẽ. [24]

- Vị trí phân loại
Giới: Plantea
Ngành : Ngọc Lan (Magoliophyta)
Lớp: Loa Kèn (Liliopsida)
Bộ: Lan (Orchidales)
Họ: Lan hay Phong Lan (Orchidales)
Chi: Vandaceuos
Một số loài lan Mokara lai
Mokara Chark Kuan “Pink” pink with spot, Mokara Chark Kuan”
Orange” orange with spot, Mokara Dinahn Shore red, Mokara Khaw Paik
suan X Kultana Gold gold, MokaraWalter Oumea Pink pink, Mokara Mak
Chin On red, Mokara Sayan dark pink, Mokara Khaw Paik Suan yellow,
Mokara Chark Kuan Red red red, Mokara Yellow yellow, Mokara Orange

5


orange spot, Mokara Pink pink, Mokara Red red, Mokara New Nora Blue
blue. [24]
a

b

e

d

c

f


Hình 1.2. Một số loại lan Mokara
a. Chark Kuan Super Pink; b. Mokara Chark Kuan Pink; c. Mokara Chark
Kuan Blooming size; d. Mokara Chark Kuan Orange; e. Mokara Dinah
Shore; f. Mokara Chao Praya Sunrise.
1.1.3. Đặc điểm hình thái
Thân: lan Mokara là loài đơn thân, thân hình trụ dài, không có giả hành.
Sự mọc dài của thân không có giới hạn nên cây thân phát triển vô hạn theo
chiều thẳng đứng. Sự phát triển này chỉ ngừng khi đỉnh ngọn bị tổn thương,
khi đó chồi sẽ xẻ rách bẹ lá để mọc dài ra. Các chồi này cũng sẽ phát triển vô
hạn về phía đỉnh. Thân mang cả lá và rễ.

6


Lá: lan Mokara có lá dài hình lòng máng hay hình trụ, mọc cách ở hai
bên thân, lá dày và cứng.
Rễ: rễ cây trần mọc từ thân xen kẽ với lá, rễ xẻ bẹ lá chui ra ngoài dọc
theo chiều dài của cây.
Hoa: là loài hoa lưỡng tính có đối xứng hai bên. Phát hoa mọc từ nách lá
giữa thân. Hoa mẫu 3, bao hoa dạng cánh gồm 6 mảnh và có nhiều màu sắc:
vàng, tím, cam, hồng, đỏ …
1.1.4. Điều kiện sinh thái
Nhiệt độ
Nhiệt độ tác động ảnh hưởng đến cây lan qua con đường quang hợp.
Cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với sự tăng của nhiệt độ. Khi nhiệt độ
tăng cao, nhu cầu dinh dưỡng ở cây cũng tăng lên [24]. Vì vậy vào mùa nắng
ta nên tăng cường bón phân cho cây để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng này.
Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá cao và cây hấp thụ được ánh sáng trực tiếp
thì diệp lục sẽ bị tiêu hủy dẫn đến hiện tượng cây bị lá ngả vàng và phản ứng

quang hợp bị đình chỉ. Ngoài ra chất nguyên sinh trong tế bào cũng bị đặc
quánh lại do mất nước, hậu quả của việc này là cây ngừng hô hấp và chết đi.
Trường hợp ngược lại, khi nhiệt độ quá thấp sẽ làm gia tăng thể tích nước
trong tế bào, làm phá vỡ cấu trúc tế bào.
Nhiệt độ thích hợp cho lan Mokara phát triển là từ 20-300C. Ban ngày
cây cần nhiệt độ không dưới 210C, ban đêm không dưới 18,50C. Nhiệt độ là
yếu tố quan trọng quyết định sự ra hoa của lan Mokara.
Độ ẩm
Mưa là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ẩm độ, nhưng không
phải là mưa to hay nhỏ mà chính là sự phân bố lượng mưa trong năm, mưa rải
rác làm ẩm độ cao hơn mưa tập trung. Nước mưa, từ không khí ẩm vào rễ, di
chuyển qua thân và thoát hơi nước qua lá. Sự di chuyển ấy có ý nghĩa rất quan
trọng với lan vì nó giúp cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản

7


phẩm do tạo thành trong cây được dễ dàng. Lượng nước phải tưới cho lan là
rất lớn.
Cây thiếu nước vì hiện tượng thoát hơi nước qua lá. Sự thoát hơi nước
là hiện tượng bốc hơi nên nó tùy thuộc vào độ ẩm. Sự thiếu nước xảy ra vào
mùa khô, lúc ấy là khô héo rụng đi, cường độ quang hợp thấp. Tuy nhiên,
không phải tất cả nước của cây đều bị thải ra ngoài. Nước là yếu tố quan trọng
chiếm tỉ lệ 60 - 90% trọng lượng của cây lan. Phần lớn nước ở dạng tự do hòa
tan các chất (như nước ở nhựa cây), chính sự thoát hơi nước này làm cây héo
rụng đi.
Rễ của Mokara là loại rễ trần (rễ phơi ra ngoài không khí) nên đòi hỏi độ
ẩm của vườn rất cao. Cây lan Mokara không chịu úng nên cũng phải trồng
thật thoáng. Vì đặc điểm là loài lan đơn thân, không có giả hành nên dễ mất
nước. Bổ sung nước cho cây bằng cách tưới ngày 2 lần vào lúc sáng và chiều

mát. Tăng cường tưới nước vào mùa khô để tránh rụng lá và giảm cường độ
quang hợp làm cây sinh trưởng kém.
Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố thiết yếu cho sự sinh trưởng của lan. Ánh sáng đem
năng lượng cần thiết cho phản ứng quang hợp, nhờ đó cây tạo được chất dinh
dưỡng. Khi thiếu ánh sáng, cây không tạo đủ dưỡng chất để sống.
Vì cường độ quang hợp tỉ lệ với cường độ ánh sáng nên vào những ngày
nắng, cây cần nhiều nước và muối khoáng hơn là lúc trời âm u. Cho nên
chúng ta phải chú ý tăng lượng nước tưới và phân bón vào mùa nắng, giảm
lượng nước vào mùa mưa, không nên bón phân vào những ngày âm u, ít nắng.
lan Mokara là loài ưa sáng trung bình, cường độ ánh sáng từ 50 - 60% là phù
hợp. Trồng với quy mô lớn cần thiết kế giàn che bằng lưới để ánh sáng vừa
phải, thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.

8


Độ thông thoáng và giá thể
Nhóm lan Mokara cần độ thông thoáng rất nhiều, nhất là trường hợp cây
trồng trong chậu vì hệ rễ của cây rất phát triển mà giá thể (chất trồng) lại bí.
Vì vậy nên sử dụng chậu đất có nhiều lỗ thoát, bỏ một ít (rất nhỏ) chất trồng
vào chậu hoặc không cần bỏ nhưng phải cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và
thường xuyên cho cây.
Theo kinh nghiệm của anh Nguyễn Tấn Lập, một chủ vườn lan Mokara
ở Củ Chi, nên sử dụng giá thể là vỏ đậu phộng vì vỏ đậu phộng vừa giữa được
ẩm vừa tạo được độ thông thoáng cho cây lan [24].
Nhu cầu dinh dưỡng
Mokara cần dinh dưỡng khá cao và thường xuyên. Nên kết hợp sử dụng
phân chuồng, phân cá và phân hỗn hợp N-P-K:30-10-10 hoặc 20-20-20, tùy
theo tuổi cây và tình hình sinh trưởng. Do đặc điểm của Mokara là có hệ rễ

trần nên khi sử dụng phân bón nên sử dụng với liều lượng thấp và nồng độ
loãng.
Lưu ý vấn để vàng lá và tuột lá ở chân là do thiếu nước, thiếu dinh
dưỡng (nhất là đạm)
1.2. Giá trị lan Mokara [24]
1.2.1. Giá trị kinh tế
Hiện tại trồng lan Mokara có hiệu quả cao và chăm sóc tương đối dễ
dàng hơn, không khó khăn như Dendrobium. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì
với một giống cây cao cỡ 50-60cm, chỉ sau khoảng 2-3 tháng trồng đã có thể
cho một cành hoa và các tháng tiếp theo sau đó năng suất tăng dần, 12 cành
hoa/năm là điều có thể đạt được. Hơn thế nữa, khi cây lan cao cỡ 1m (khoảng
su 1,5 năm trồng từ hom cây) có thể cắt ngọn bán hoặc làm giống. Gốc cây
còn lại có thể cho 1 - 5 cây con từ nách lá. Các cây con này có thể tách để
trồng sau 4 - 6 tháng.

9


Nhìn chung khả năng tiêu thụ vẫn còn tốt so với sức sản xuất hoa lan
Mokara của thành phố hiện nay. Trong những năm gần đây cho thấy tiêu thụ
hoa tăng cao từ tháng 10 cho đến tháng 3, thị trường bắt đầu lắng dịu từ tháng
4 đến tháng 10. Nhu cầu tiêu thụ hoa lan Mokara có thời điểm tăng rất cao
chủ yếu vào dịp cuối năm như trong các ngày lễ động thổ xây dựng, khai
trương, khánh thành, cưới hỏi, hội nghị, tổng kết, ngày 8/3, ngày 20/10, ngày
20/11, Tết cổ truyền,…
Do nhập khẩu lan Mokara từ nước ngoài nên hiện nay giá của nó tăng
khá cao so với năm 2004, trên 45.000 đồng/cành hoa Mokara. Cho nên thời
điểm này trồng lan Mokara hiệu quả cao vì cành hoa cắt và giống cây trồng
đang có nhu cầu lớn, được giá. Bên cạnh đó, việc triển khai công tác nhân
giống hoa lan Việt Nam sẽ giảm được lan nhập khẩu, góp phần phát triển kinh

tế đất nước. Rất nhiều hộ dân ở nông thôn triển khai mô hình trồng lan
Mokara và đã thành công.
“Cắt cành và nhân giống hoa lan Mokara mang lại hiệu quả kinh tế gấp
1,5 lần so với việc chỉ thu hoạch cành hoa”. Đây là ý kiến của ông Nguyễn
Văn Lanh, nhà vườn tại Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) sau khi áp dụng
“mô hình sản xuất hoa cắt cành và nhân giống hoa lan Mokara” [24].
Đây cũng là dự án nghiên cứu do TS. Dương Hoa Xô – Giám đốc
Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Dự án đã
thực nghiệm tại 4 vườn hoa của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh với tổng diện tích hơn 14.000 m2. Các vườn nói trên đã cho năng suất
hoa cao hơn từ 10,8 - 32,4% so với vườn không áp dụng mô hình .
Hoa lan Mokara có nhiều hoa trên một cành, màu sắc rực rỡ, ra hoa
quanh năm. Giá hoa trên thị trường khoảng 10.000 đồng/cành và thị trường
xuất khẩu chính là Nhật Bản, Ý, Pháp, Đức và Mỹ.

10


Mô hình trồng lan không những tạo thêm việc làm cho hội viên nông
dân, mà còn tăng thu nhập cho gia đình, góp phần tạo mỹ quan đô thị và giảm
ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Giá trị thẩm mỹ
Hoa lan nói chung và Mokara nói riêng, được dùng để trang trí nhà
cửa, sân vườn, bàn giấy, phòng làm việc, các buổi dạ hội và tặng nhau trong
các dịp lễ Tết hoặc ngày cưới. Tuy không được sử dụng nhiều như lan
Dendrobium, nhưng lan Mokara cũng có được những vị trí quan trọng trong
thẩm mỹ [24].
1.2.3. Công dụng khác
Nhiều dân tộc Trung và Nam Mỹ dung các bộ phận của một số loài cây
hoa Lan làm thức ăn, nước uống thay trà, trị bệnh lở loét, táo bón, nhức đầu,

bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em, đan chiếu, đan rổ từ thân cây, làm kèn để
thổi trong các buổi đình đám hội hè. Cây hoa lan Mokara cũng có công dụng
như vậy.
Hương hoa lan có mùi thơm dịu nhẹ nên được sử dụng để làm nước hoa
hay ứng dụng hương liệu pháp trong các spa cao cấp.
1.3. Tình hình nghiên cứu nhân giống họ Phong lan trong và ngoài nước
1.3.1. Trên thế giới
Năm 1960, Morel đã thực hiện bước ngoặt cách mạng trong sử dụng kỹ
thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng trong nhân nhanh giống địa lan Cymbidium
mở đầu thành công trong sự nghiệp vi nhân giống thực vật [15]. Vào năm
1964 ông tiếp tục thí nghiệm cắt nhỏ thể protocorm và cấy lại môi trường, từ
một thể protocorm có thể sản xuất hơn 4.000 cây con/năm. Từ kết quả thí
nghiệm của Morel, rất nhiều giống lan đa thân đã được nhân vô tính thành
công như Cattleya (Scully, 1967) [21], Dendrobium (Sagawa, 1984) [17].
Maridass M. và cộng sự (2010) đã tiến hành nhân giống in vitro chồi rễ
của loài Dendrobium nanum. Các chồi rễ được cấy lên môi trường cơ bản có

11


bổ sung các chất KTST như KIN, BAP, NAA. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
sau 3 - 4 tuần các chồi rễ cảm ứng tạo thành callus cao nhất là tổ hợp môi
trường bổ sung 2,0µM NAA và 1,2µM KIN. Sau 12 tuần, các chồi được tạo
thành và môi trường tối ưu cho sự phát triển của chồi là môi trường bổ sung
0,5µM BAP, chồi đạt chiều cao tốt nhất là môi trường có bổ sung 0,5µM
BAP, chồi đạt chiều cao tốt nhất là 15,78 mm [11].
Trong đó lan Mokara cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm bởi đây
là một giống lan lai rất đa dạng với nhiều mầu sắc rực rỡ, dễ trồng, hoa nhiều
có giá trị thương mại về hoa cắt cành. Năm 2002, CR Li cùng cộng sự đã
nghiên cứu phản ứng của các enzyme carboxyl hóa, enzyme chuyển hóa

sucrose và hormone thực vật trong một phong lan CAM (Mokara Yellow)
biểu mô nhiệt đới để làm giàu CO2 [30]. Năm 2014, Dyah Widiastoety đã
nghiên cứu tác dụng của Auxin và Cytokinin đối với sự tăng trưởng của lan
Mokara. Kết quả cho thấy, việc xử lý VW + nước dừa 15% + đường 20 g / l +
chuối 75 g / l + than 2 g / l + BAP 1 ppm + NAA 1 ppm + 2,4-D 0,1 ppm cho
kết quả tốt nhất so với các phương pháp chăm sóc khác trong việc tăng sự
phát triển của chiều cao cây, số lượng lá, chiều dài lá và số lượng rễ [23].
1.3.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu với một số giống
hoa Lan như hoa Lan Thạch Hộc Thuyết Bì trong bài báo cáo nhân nhanh
invitro hoa Lan Thạch Hộc Thuyết Bì của Nguyễn Thị Sơn cùng cộng sự
(2014), và thu được kết quả cho thấy môi trường cho hạt giống in vitro nảy
mầm là VW + 10g sucrose + 6g agar + 100ml nước cốt dừa mỗi lít và phương
tiện tốt nhất để nhân giống nhanh của chồi là MS + 20g sucrose + 100ml nước
cốt dừa + 6g agar + 0,5 mg BA + 60g chuối chín mỗi lít. Các môi trường
thích hợp nhất để nhân giống các nốt sần in vitro là MS + 20g sucrose +
100ml nước cốt dừa + 0,5mg / l α-NAA + 6g agar mỗi lít. Môi trường tạo rễ
là RE + 10g sucrose + 6g agar + 0,3g than hoạt tính + 0,5mg / l α-NAA mỗi
12


lít. Cùng năm 2014 Nguyễn Quỳnh Trang cùng cộng sự đã nghiên về lan Phi
Điệp Tím trong bài báo nhân giống in vitro lan Phi Điệp Tím và thu được một
số kết quả như là quả lan được khử trùng bề mặt bằng HgCl2 0,1% trong 7
phút và khử trùng bằng NaOCl 5% trong 15 phút cho tỷ lệ mẫu sạch và mẫu
tái sinh là cao nhất, môi trường Knuds có bổ sung 0,3 mg/l NAA + 0,3 mg/l
Kinetin + 0,3 mg/l BAP cho hệ số nhân nhanh thể chồi, chất lượng thể chồi
tốt, sau 4 tuần có bổ sung 30g/l sucrose + 0,5 mg/l GA3 + 0,1 mg/l Kinetin
chồi tăng trưởng tốt nhất, chất lượng chồi tốt. Công thức bổ sung 0,5 mg/l
IBA và công thức 0,3 mg/l IBA + 0,1 mg/l cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 98%, số rễ

trung bình đạt trên 3 rễ/chồi, chất lượng rễ tốt.
Với lan Mokara thì Hồ Thị Nga cùng cộng sự cũng đã công bố quy
trình vi mô nhiệt đới của lan Mokara bằng kỹ thuật nuôi cấy hoa vào năm
2017, kết quả nghiên cứu cho biết môi trường tái sinh chồi thích hợp gồm MS
+ BA (1 mg/l) + nước dừa (10%) + PVP (50 mg/l) đã cho 2,68 chồi/chùm,
môi trường nhân nhanh chồi là môi trường có bổ sung MS + BAP (1,5 mg/l)
+ nước dừa (10%) đạt 67,66 chồi/chùm, môi trường để kéo đai chồi là môi
trường có bổ sung MS + BAP (0,75 mg/l) + nước dừa (10%) cho 103,33 chồi
/ cụm, để ra rễ - tạo cây in vitro hoàn chỉnh người ta sử dụng MS + IAA (0,5
mg/l) + nước dừa (10 %) + than hoạt tính (1 g/l) với 4,66 rễ/chồi, bên cạnh đó
bài báo còn cho biết ảnh hưởng của kiểu gen đối với tái sinh chồi rất có ý
nghĩa trong việc nhân giống và truyền nhiều chồi trong ống nghiệm [18].

13


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đoạn thân chứa mắt ngủ của cây lan Mokara được cung cấp bởi phòng
thí nghiệm Sinh lí học thực vật, khoa Sinh- KTNN, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2.

Hình 2.1. Cây lan Mokara tại vườn thực nghiệm trường ĐHSPHN 2
2.2. Phạm vi nghiên cứu, địa điểm và thời gian
Phạm vi nghiên cứu: xây dựng quy trình nhân giống lan Mokara bằng
kĩ thuật nuôi cây mô.

Hình 2.2. Vườn lan Mokara tại vườn thực nghiệm trường ĐHSPHN 2


14


- Địa điểm: Phòng thí nghiệm Sinh lí thực vật, khoa Sinh - KTNN, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2.
- Thời gian từ tháng 8/2018 đến tháng 5/2019.
2.3. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm
2.3.1. Dụng cụ
Dao cấy, khay cấy, kéo, túi nilon, bình tam giác, đèn cồn, bình xịt cồn,
hóa chất, bình thủy tinh, …
2.3.2. Thiết bị
Các thiết bị sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật: Cân kĩ thuật
(Sartorius, Đức), tủ lạnh sâu (FRIGO), máy đo pH (HM30G/TOA, Đức), nồi
hấp khử trùng ( HV- 110/HIRAYAMA, Nhật), tủ lạnh Hitachi (31AG5D),
buồng cấy vô trùng (AV – 110/TELSTAR), máy khuấy từ gia nhiệt
(ARE/VELP, Italia), cân phân tích (Sartorioú, Đức).
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thí nghiệm 1: Khử trùng mẫu
Để phục vụ cho việc nhân giống lan Mokara chúng tôi tiến hành thí
nghiệm khử trùng mẫu, tạo mẫu sạch theo các công thức thí nghiệm ở bảng
2.1.
Bảng 2.1. Công thức thí nghiệm tạo vật liệu khởi đầu
Công thức

Chất xử lí/ thời gian

CT1 (ĐC)

Xử lí sơ bộ


CT2

Xử lí sơ bộ + javen (5%)/ 6 phút

CT3

Xử lí sơ bộ + javen (10%)/ 5 phút

CT4

Xử lí sơ bộ + javen (15%)/ 6 phút

CT5

Xử lí sơ bộ + javen (20%)/ 5 phút

15


2.4.2. Thí nghiệm 2: Tái sinh chồi
Để tái sinh chồi để chồi sinh trưởng chúng tôi bố trí thí nghiệm gồm
các công thức ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Công thức ảnh hưởng của BAP lên sự tái sinh chồi in vitro
Công thức

Nồng độ BAP

CT1 (ĐC)

0


CT2

0,5

CT3

1

CT4

1,5

CT5

2

2.4.3. Thí nghiệm 3: Nhân nhanh chồi in vitro
Để nhân nhanh chồi in vitro để chồi sinh trưởng chúng tôi tiến hành bố
trí thí nghiệm gồm các công thức ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Công thức ảnh hưởng của NAA kết hợp với BAP đến khả năng
nhân nhanh chồi in vitro
Công thức

Nồng độ NAA

Nồng độ BAP

CT1 (ĐC)


0,0

0,0

CT2

0,2

0,5

CT3

0,2

1

CT4

0,2

1,5

CT5

0,2

2

16



×