Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Thực hiện chính sách xã hội đối với thương, bệnh binh ở huyện ba vì, thành phố hà nội hiện nay – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------------

TRẦN THỊ KIM ÁNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
ĐỐI VỚI THƢƠNG, BỆNH BINH Ở
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------------

TRẦN THỊ KIM ÁNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
ĐỐI VỚI THƢƠNG, BỆNH BINH Ở
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Ngƣời hƣớng dấn khoa học:



ThS. Chu Thị Diệp

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
“Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân,
em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất tới ThS. Chu Thị Diệp - ngƣời cô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
Chính trị cùng các thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã
giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng nhƣ bạn bè đã góp ý,
ủng hộ em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng
nhƣ kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô cũng nhƣ các bạn sinh viên.”.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Trần Thị Kim Ánh


LỜI CAM ĐOAN
“Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của
ThS. Chu Thị Diệp
Tôi xin cam đoan rằng:

Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và các số liệu trong khóa luận
là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm”.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Trần Thị Kim Ánh


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KHXH

Khoa học xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

LĐTBXH

Lao động thƣơng binh xã hội

MTTQ

Mặt trận Tổ Quốc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 5
6. Kết cấu .......................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƢƠNG BỆNH BINH .................................. 7
1.1. Khái niệm chính sách xã hội và vai trò của chính sách xã hội .................. 7
1.1.1. Khái niệm chính sách xã hội .................................................................. 7
1.1.2. Vai trò của chính sách xã hội ................................................................. 9
1.2. Chính sách xã hội đối với thƣơng bệnh binh ........................................... 10
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện chính sách ưu
đãi xã hội đối với thương bệnh binh ............................................................... 10
1.2.2. Nội dung chính sách xã hội dối với thương bệnh binh ở Việt Nam ...... 14
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 19
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI ĐỐI VỚI THƢƠNG BỆNH BINH Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................. 20
2.1. Những thành tựu đạt đƣợc trong quá trình thực hiện chính sách xã
hội đối với thƣơng, bệnh binh ở huyện Ba Vì và nguyên nhân của nó .......... 21
2.1.1. Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện chính sách xã
hội đối với thương bệnh binh ở huyện Ba Vì .................................................. 21


2.1.2. Nguyên nhân đạt được những thành tựu trong việc thực hiện chính
sách xã hội đối với thương bệnh binh trên địa bàn huyện Ba Vì ................... 30
2.2. Hạn chế khi thực hiện chính sách xã hội đối với thƣơng bệnh binh
trên địa bàn huyện Ba Vì và ngyên nhân của nó ............................................ 33
2.2.1. Một số hạn chế khi thực hiện chính sách xã hội đối với thương

bệnh binh trên địa bàn huyện Ba Vì ............................................................... 33
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện chính
sách xã hội đối với thương bệnh binh tại huyện Ba Vì ................................... 36
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 37
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƢƠNG
BỆNH BINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ ........................................... 38
3.1. Một số phƣơng hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
xã hội đối với thƣơng bệnh binh tại huyện Ba Vì .......................................... 38
3.1.1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các nghị quyết, quan
điểm, chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề
chính sách xã hội đối với thương bệnh binh tại huyện Ba Vì ......................... 38
3.1.2. Các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo phòng Lao động thương binh xã hội, thực hiện một cách có hiệu
quả chính sách xã hội đối với thương bệnh binh tại địa bàn huyện Ba Vì ..... 39
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xã
hội đối với thƣơng bệnh binh tại huyện Ba Vì ............................................... 40
3.2.1. Trước hết cần phải đẩy mạnh của công tác tuyên truyền, phổ biến
chủ trương, chính sách đến với người dân ..................................................... 40
3.2.2. Thực hiện tốt việc tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi
đối với người có công; xử lý, giải quyết những trường hợp còn tồn đọng,
sai sót .............................................................................................................. 42


3.2.3. Tiến hành kiểm tra, thanh tra thường xuyên, kịp thời uốn nắn,
chấn chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm; giải quyết kịp thời các đơn thư,
khiếu nại, tố cáo liên quan đến thực hiện chính sách..................................... 43
3.2.4. Tăng cường hoạt động xã hội hóa, đẩy mạnh phong trào chăm sóc
thương bệnh binh ............................................................................................ 43
3.2.5. Phát huy vai trò Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành

viên trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xã hội, cùng nhà
nước chăm lo tốt hơn đối với thương bệnh binh ............................................ 44
KẾT LUẬN .................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 47


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2. 1: Cơ cấu thƣơng, bệnh binh tại huyện Ba Vì theo độ tuổi ............... 21
Bảng 2. 2: Một số hình thức tuyên truyền về chính sách xã hội đối với
thƣơng, bệnh binh đã đƣợc thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì .. 34

Biểu đồ 2.1: Những hình thức ƣu đãi trong khám chữa bệnh cho thƣơng
bệnh binh trên địa bàn huyện Ba Vì ............................................. 24
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ thƣơng, bệnh binh đƣợc hƣởng chính sách....................... 26
Biểu đồ 2.3: Các hình thức ƣu đãi trong giáo dục đối với con thƣơng bệnh
binh trên địa bàn huyện Ba Vì ...................................................... 28


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhân dân Việt“Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh tàn
khốc”và ác liệt. Nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự đoàn kết của
toàn dân tộc chúng ta đã giải phóng,“thống nhất đất nƣớc, giữ gìn độc lập tự
do cho Tổ quốc. Để có đƣợc cuộc sống hạnh phúc, hòa bình nhƣ ngày hôm
nay biết bao ngƣời đã ngã xuống cùng với nỗi đau mất mát, những ngƣời trở
về mang trong mình thƣơng tật của chiến tranh. Tất cả lại tất bật với cuộc
sống đời thƣờng, họ gặp khó khăn, hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày. Với
mục đích ghi nhận và đền đáp công lao đóng góp hi sinh của”thƣơng, bệnh
binh, Đảng và Nhà nƣớc ta đã tạo mọi điều kiện để bù đắp phần nào về giá

trị“vật chất và tinh thần nhằm nâng cao đời sống cho họ. Thực hiện chính
sách đối với ngƣời có công còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của Đảng và
Nhà nƣớc nhằm xoa dịu và bù đắp phần nào những”công lao và mất mát to
lớn đối với những ngƣời đã có công lao đóng góp đối với đất nƣớc.
Việc thực hiện chính sách, chế độ ƣu đãi thƣơng binh, liệt sỹ, ngƣời có
công với cách mạng và thân nhân của họ luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc cùng
toàn xã hội quan tâm. Chủ tịch hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Thƣơng
binh, bệnh binh, gia đình thân nhân và gia đình liệt sỹ là những ngƣời có công
với Tổ quốc và nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta phải biết ơn, phải
thƣơng yêu giúp đỡ lấy họ…”. Phát huy truyền thống “Uống nƣớc nhớ
nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” việc thực hiện chính sách xã hội đối với
ngƣời có công không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, Nhà nƣớc mà
còn“là trách nhiệm của toàn xã hội. Từ quan điểm đó qua các thời kỳ chính
sách, chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng và thân nhân của họ”đã
từng bƣớc đƣợc bổ sung và hoàn thiện căn bản, phát huy tƣơng đối toàn diện
cả về vật chất và tinh thần, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, của
các ngành các cấp. Chính sách ƣu đãi, chăm sóc ngƣời có công góp phần
không nhỏ trong việc nâng cao đời sống của các thƣơng, bệnh binh và gia
đình của họ, từ đó góp phần ổn định kinh tế, chính trị cuả đất nƣớc.

1


Xã hội ngày càng phát triển, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có rất nhiều
những chủ trƣơng, chính sách ƣu đãi xã hội dành cho ngƣời có công và gia
đình của họ đƣợc áp dụng trên cả nƣớc, trong đó có huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội. Trong những năm qua Ba Vì đã thực hiện tốt những chính sách ƣu
đãi thƣơng bệnh binh do Đảng và Nhà nƣớc ban hành và tổ chức nhiều hoạt
động ý nghĩa,“không ngừng phấn đấu thực hiện tốt chƣơng trình chăm sóc
ngƣời có công và gia đình ngƣời có công. Bên cạnh những nỗ lực cố gắng

đáng ghi nhận đó, công tác chăm sóc thƣơng binh trên địa bàn huyện
còn”không ít những bất cập cần phải giải quyết. Với mong muốn đƣợc tìm
hiểu sâu hơn tình hình trong thực tế khi thực hiện chính sách dành cho ngƣời
có công, đặc biệt với thƣơng bệnh binh, từ đó đƣa ra một số các giải pháp
nhằm thực hiện tốt những chính sách xã hội đối với thƣơng bệnh binh và gia
đình của họ. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài “Thực hiện chính sách xã hội
đối với thương, bệnh binh ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay –
Thực trạng và giải pháp” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm nay, nhƣng vết thƣơng mà chiến
tranh để lại vẫn còn in hằn trong mỗi ngƣời dân nói chung và với những
thƣơng bệnh binh cùng thân nhân của họ nói riêng. Để bù đắp một phần nỗi
đau do chiến tranh“Đảng và Nhà nƣớc ta đã phát huy truyền thống, đạo lý
“Uống nƣớc nhớ nguồn” cùng chung tay chăm, giúp đỡ đời sống vật chất, tinh
thần cho đối tƣợng ngƣời có công”với cách mạng. Với mong muốn phần nào
đó đền đáp công lao và khắc phục một phần hậu quả chiến tranh mà họ phải
chịu đựng, vì vậy trong nhiều năm qua đã có những chính sách đặc biệt quan
tâm tới đời sống thƣơng, bệnh binh đã đƣợc thực hiện và ngày càng có những
giải pháp nhằm thực hiện tốt những chính sách đó.
Về vấn đề này, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, có thể điểm qua
một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Nguyễn Đình Liêu, “Hoàn thiện pháp luật ưu đã người có công ở Việt
Nam”, Luận án phó tiến sĩ Luật học, 1996. Luận án tập trung đƣa ra một số

2


vấn đề lý luận chung về ƣu đã xã hội ở Việt Nam, quy định pháp luật ƣu đãi
xã hội ở Việt nam và thực trạng áp dụng.
Phạm Hải Hƣng, “Nâng cao nâng lực của cơ quan hành chính nhà

nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở nước
ta hiện nay”,“Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, 2007. Luận văn đƣa
ra“cơ sở lý luận về nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nƣớc trong
thực hiện pháp luật ƣu đãi. Từ thực trạng năng lực của cơ quan hành chính
nhà nƣớc trong việc thực hiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng
đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà
nƣớc”trong việc thực hiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng ở
nƣớc ta hiện nay.
Nguyễn Thị Thu Hoài, “Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước
Việt Nam đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng từ năm
1991 đến năm 2010”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, 2013.“Luận văn nêu ra một
cách khái quát những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đối
với các đối tƣợng là ngƣời có công từ năm 1991 đến năm 1995; những đổi
mới về việc thực hiện những chủ trƣơng, chính sách ƣu đãi cho phù hợp với
tình hình mới của đất nƣớc”trong giai đoạn từ 1996 đến 2010.
Phùng Thị Thu Duyên, “Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh
tại huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội,
2015. Luận văn tập trung làm sáng tỏ lý luận chung về chính sách ƣu đãi, đƣa
ra thực trạng“việc thực hiện chính sách ƣu đãi cho đối tƣợng thƣơng binh,
bệnh binh tại huyện Thanh trì – Tp.Hà Nội. Sau đó tác giả đƣa ra một số biện
pháp về việc thực hiện chính sách ƣu đãi cho thƣơng binh, bệnh binh tại
huyện”Thanh Trì – Hà Nội.
Võ Bá Hiếu, “Tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình
thương binh, liệt sỹ trong giai đoạn hiện nay”, Khóa luận tốt nghiệp ngành
Xã hội học, 2012. Khóa luận nêu lên các cơ sở lý thuyết và thực tiễn về“việc
thực hiện chính sách đối với thƣơng binh, liệt sỹ của Đảng và nhà nƣớc, thực
trạng việc thực hiện chính sách ƣu đãi xã hội đối với gia đình thƣơng binh,

3



liệt sỹ tại huyện”Thanh Chƣơng. Nghiên cứu còn đƣa ra những mong muốn,
kỳ vọng của đối tƣợng thụ hƣởng với việc thực hiện chính sách ƣu đãi xã hội.
Phạm Thị Nhung, “Đánh giá công tác thực hiện chính sách ưu đãi xã
hội đối với người có công với cách mạng tại xã An Lâm – huyện Nam Sáchtỉnh Hải Dương”, Khóa luận tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, 2013. Nghiên
cứu đi tìm hiểu về tình hình thực hiện chính sách xã hội“đối với ngƣời có
công với cách mạng, từ đó đƣa ra thực trạng trong công tác thực hiện chính
sách với ngƣời có công, những thành tựu, hạn chế, nguồn lực thực hiện và ý
nghĩa của các chính sách ƣu đãi đối với ngƣời”có công.
Ngoài những công trình nghiên cứu thì việc thực hiện chính sách ƣu đãi
xã hội cho thƣơng binh, bệnh binh cũng đƣợc đề cập trên nhiều tạp chí, cuốn
sách:
PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, “Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng” đăng trên
Tạp chí Cộng Sản ngày 27/7/2015. Bài viết đƣa ra một số chính sách,
nghị“định của Đảng và Nhà nƣớc về việc ƣu đãi đối với ngƣời có công nói
chung và thƣơng binh, liệt sĩ nói riêng. Sau đó trình bày việc đƣa những chính
sách”xã hội vào thực tế và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách.
Phạm Thị Hải Chuyền, “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người
có công với nước hiện nay và định hướng đến năm 2020”, bài viết đƣợc đăng
trên Tạp chí Cộng sản ngày 23/7/2015. Bài viết đƣa ra con số thống kê về số
lƣợng ngƣời có công đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi xã hội trên cả nƣớc và
nguồn kinh phí thực hiện chính sách ƣu đãi rất cụ thể. Bên cạnh đó, bài viết
còn trình bày những nội dung trong chính sách ƣu đãi“đối với ngƣời có công
cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, sửa đồi cho phù hợp với điều kiện kinh tế,
hoàn cảnh đất nƣớc”hiện nay.
Nguyễn Duy Kiên, “Chính sách đối với người có công – Trách nhiệm
của toàn xã hội”, bài viết đƣợc đăng tải trên Tạp chí Tuyên giáo số 7, 2012.
Bài viết trình bày một số kết quả tiêu biểu trong việc thực hiện những chính
sách ƣu đãi xã hội với ngƣời có công và một số những điều chỉnh nhằm nâng

cao hiệu quả thực hiện chính sách.

4


Những công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu phong phú để tôi
thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chính sách xã hội tác giả khảo sát
thực trạng việc thực hiện chính sách xã hội đối với thƣơng, bệnh binh trên địa
bàn huyện Ba Vì, từ đó đƣa ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng
cao việc thực hiện các chính sách xã hội đối với thƣơng bệnh binh trên địa
bàn huyện Ba Vì.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích trên đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm chính sách xã hội và vai trò của chính sách
xã hội.
Thứ hai, làm rõ nội dung của chính sách xã hội đối với thƣơng, bệnh
binh ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, làm rõ thực trạng thực hiện chính sách xã hội cho thƣơng, bệnh
binh trên địa bàn huyện Ba Vì.
Thứ tƣ, đƣa ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách xã hội đối với thƣơng, bệnh binh trên địa bàn huyện
Ba Vì.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc thực hiện chính sách ƣu
đãi xã hội đối với thƣơng binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Ba Vì.
Thời gian: Từ năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ
nghĩa duy vật biện chứng.

5


Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: Phân tích tổng hợp, logic, lịch
sử, điều tra xã hội hóa.
6. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khóa luận gồm 3 chƣơng.

6


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI THƢƠNG BỆNH BINH
1.1. Khái niệm chính sách xã hội và vai trò của chính sách xã hội
1.1.1. Khái niệm chính sách xã hội
Chính sách xã hội là một “thuật ngữ đƣợc dùng rộng rãi trong đời sống
kinh tế - xã hội. Qua nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy khái niệm chính
sách”đƣợc thể hiện nhiều cách khác nhau:
Theo V.Z Ro-go-vin: “Chính sách xã hội là lĩnh vực tri thức xã hội học,
nghiên cứu hệ thông về các quá trình xã hội, quyết định hoạt động sống của
con ngƣời trong xã hội, xét theo khả năng tác động, quản lý đến các quá trình
đó. Có đầy đủ cơ sở để xem xét chính sách xã hội nhƣ là sự hoà quyện của
khoa học thực tiễn, nhƣ là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan hệ, các
quá trình xã hội và sự vận động thực tiễn những tri thức thu nhận đƣợc nhằm
mục đích quản lý các quá trình và quan hệ ấy” [25; Tr10 – 11].

Giáo sƣ G.Winkler, nguyên viện trƣởng Viện xã hội học và chính sách
xã hội (thuộc Cộng hoà dân chủ Đức cũ) cho rằng: “Chính sách xã hội là tổng
hoà các biện pháp và phƣơng pháp của Đảng, của giai cấp công nhân, của
Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, của các liên hợp công đoàn, của các đảng phải và
các tổ chức chính trị khác, nhằm tiếp tục xây dựng quan hệ xã hội… phục vụ
cho những yêu cầu và lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập
thể, tri thức và những ngƣời lao động khác”. [22; Tr1 - 21].
Theo giáo sƣ Anthoay Giddens nhà xã hội học Mỹ thì chính sách xã hội
là “sự nghiên cứu có hiệu quả về xã hội học, khoa học chính trị và khoa học
kinh tế, đƣợc chờ đợi nhằm biến đổi hoạch định chính sách trong chính phủ
và do đó dẫn đến tiến bộ xã hội và thịnh vƣợng kinh tế. Mối quan hệ giữa
nghiên cứu và chính sách đƣợc xem nhƣ một công cụ, một phƣơng tiện nhằm
mục đích thực tế kiểm soát tổ chức xã hội và biến đổi xã hội một cách có hiệu
quả”. [22; Tr1 - 21].
Trong “Lý thuyết xã hội và xã hội học hiện đại”, Nxb. KHXH, Hà Nội,
1980: “Nhƣ vậy có thể coi chính sách xã hội là sự tổng hợp các phƣơng thức,
7


các biện pháp của Nhà nƣớc, của các đảng phái và tổ chức chính trị khác
nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân phù hợp với trình
độ phát triển đất nƣớc về kinh tế, văn hoá, xã hội… Chính sách xã hội là sự
cụ thể hoá và thể chế hoá bằng pháp luật những chủ trƣơng, đƣờng lối của
Đảng và Nhà nƣớc”.
Nhƣ vậy có thể hiểu: “Chính sách xã hội là sự tác động của nhà nước
vào việc phân phối và ổn định các hoàn cảnh sống cho con người thuộc các
nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm, sức khoẻ, nhà ở và
giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đằng và cổng bằng xã hội trong một bổi
cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định”.
Chính sách xã hội của Nhà nƣớc đƣợc chia ra nhƣ sau:

Thứ nhất, lĩnh vực đời sống lao động gồm:“Chính sách“bảo vệ ngƣời
lao động; Chính sách bảo hiểm xã hội; Chính sách thị trƣờng lao động; Chính
sách khuyến khích”doanh”nghiệp.
Thứ hai, lĩnh vực định hướng cho từng nhóm người riêng biệt gồm:
Chính sách“xóa đói giảm nghèo; Chính sách đối với ngƣời có công với cách
mạng; Chính sách gia đình; Chính sách thanh niên; Chính sách trợ giúp ngƣời
già; Chính sách khuyến khích ngƣời lao động”trong khu vực nông nghiệp, lao
động thủ công, ngƣời tự hành nghề.
Lĩnh vực khác: Chính sách giáo dục; Chính sách nhà ở.
Một số chính sách xã hội khác, đặc biệt là lĩnh vực các chính sách
quan trọng:“Chính sách“thi đua, cạnh tranh; Chính sách bảo vệ tiêu dùng;
Chính sách môi trƣờng; Chính sách ổn định, đặc biệt là chính sách”bình ổn
giá cả.

8


1.1.2. Vai trò của chính sách xã hội
Có thể thấy chính sách xã hội là một yếu tố quan trọng của xã hội.
Những chính sách xã hội đảm bảo quá trình phát triển, giảm khoảng cách
chênh lệch, phân hóa giai cấp, tạo ra sự công bằng xã hội khi nó đi vào giải
quyết các vấn đề của xã hội trong quá trình phát triển. Những chính sách xã
hội lấy con ngƣời là trọng tâm, làm đối tƣợng giải quyết các vấn đề dựa trên
cơ sở“đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc hoặc các tổ chức chính trị
khác, đoàn thể. Chính sách xã hội giữ vai trò quan trọng”đối với xã hội, đảm
bảo cho một đất nƣớc phát triển ổn định.
Chính sách xã hội có vai trò trong việc định hướng sự phát triển xã hội:
Những chính sách xã hội bao gồm những giải pháp, quan điểm, đƣờng
lối của Đảng và Nhà nƣớc đối với đời sống của nhân dân. Chính sách xã
hội“nói chung có nhiệm vụ là giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo ổn”định

trật tự, góp phần giảm xung đột và bất công bằng trong xã hội. Những chính
sách xã hội khi ra đời cần đi theo đúng đƣờng lối, chủ trƣơng, quan điểm của
Đảng và Nhà nƣớc về sự phát triển, vấn đề quan tâm. Hay nói cách khác, các
chính sách xã hội giải quyết vấn đề xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Yếu tố định hƣớng đƣợc hiểu nhƣ là sự hƣớng dẫn, dẫn dắt, kiểm soát vấn đề
đi theo đúng quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, giải quyết các
vấn đề trên cơ sở phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Chính sách xã hội đóng vai trò là công cụ của Nhà nƣớc trong việc
phản ánh thực tại khách quan của đời sống xã hội, phù hợp với các đặc điểm,
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong giai đoạn lịch sử
nhất định, tạo sự phát triển bền vững cho xã hội. Bởi vậy, các chính sách xã
hội là cơ sở, tiền đề định hƣớng sự phát triển đời sống xã hội trong một thời
điểm, giai đoạn phát triển nhất định.
Các chính sách xã hội cùng những đặc trƣng cơ bản của nó, giúp mọi
ngƣời hiểu rõ hơn về những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc và
các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện, tổ chức nhằm phát triển toàn xã
hội. Do vậy, chính sách xã hội đóng vai trò định hƣớng cho các hoạt động của
đời sống xã hội.

9


Chính sách xã hội có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc
đẩy sự phát triển xã hội:
Chính sách xã hội đóng vai trò tạo tiền đề và điều kiện để phát triển xã
hội, nó hƣớng vào giải quyết những vấn đề tồn đọng, nảy sinh trên mọi lĩnh
vực nhằm tạo một môi trƣờng hoạt động lành mạnh. Có thể nhắc tới các chính
sách xã hội giảm nghèo, công bằng xã hội trong khu vực dân tộc thiểu số,
ngƣời khuyết tật, khu vực khó khăn, ngƣời nghèo, vấn đề về dân số, lao động
việc làm, kinh tế… đã tạo tiền đề, điều kiện để mọi hoạt động trong xã hội phát

triển hơn. Giảm tỷ lệ hộ nghèo, thất học, bình đẳng giới, việc làm,… Nhƣ vậy,
có thể thấy các chính sách xã hội đã tạo tiền đề nền tảng cho xã hội phát triển
bằng cách mở đƣờng, giải quyết vấn đề khó khăn trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
Các chính sách xã hội tạo tiền đề kinh tế cho phát triển xã hội. Các
chính sách xã hội về kinh tế đã phần nào giải quyết những khó khăn nảy sinh
trong các lĩnh vực đời sống xã hội nhƣ thiếu thốn cơ sở vật chất, kỹ thuật,
công nghệ thông tin, thiếu nguồn vốn đầu tƣ.
Chính sách xã hội có vai trò ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc
sống, đảm bảo công bằng xã hội:
Các chính sách xã hội là những tác động của Nhà nƣớc tới nhân dân,
thể hiện thông qua việc phân phối và ổn định các hoàn cảnh sống khác nhau
của nhiều đối tƣợng và các nhóm xã hội khác nhau trên tất cả các lĩnh vực
nhƣ việc làm, dân số, sức khỏe, giáo dục,… dựa“trên cơ sở mở rộng, công
bằng xã hội trong bối cảnh lịch sử”và xã hội nhất định.
1.2. Chính sách xã hội đối với thƣơng bệnh binh
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện chính sách ưu
đãi xã hội đối với thương bệnh binh
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn có một chủ trƣơng nhất quán về việc ƣu đãi
và chăm sóc ngƣời có công nói chung và thƣơng bệnh binh nói riêng. Hệ
thống pháp luật, chính sách đối với ngƣời có công đã, đang đƣợc hoàn thiện
và đƣợc thực hiện đồng bộ.

10


Ngày 16 tháng 2 năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số
20/SL, đây là văn bản pháp luật đầu tiên về ƣu đãi ngƣời có công với cách
mạng tại Việt Nam. Sau đó ngày 12 tháng 10 năm 1948 đã đƣợc bổ sung bằng
Sắc lệnh số 242/SL, qui định tiêu chuẩn xác nhận thƣơng binh, thực hiện chế

độ “lƣơng hƣu thƣơng tật” đối với thƣơng binh.
Các văn bản pháp luật nhằm“ƣu đãi thƣơng binh, gia đình liệt sĩ thời kỳ
kháng chiến chống Pháp còn đơn giản, nội dung còn mang tính hƣớng dẫn là
chủ yếu, tính pháp luật chƣa cao; trợ cấp chỉ mang tính chất tƣợng trƣng”do
khả năng kinh tế lúc bấy giờ và do hoàn cảnh kháng chiến còn nhiều khó khăn,
gian khổ.
Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã
khái quát về quan điểm và chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với vấn
đề có tầm chiến lƣợc này: “ Phải đối đãi với những ngƣời, những gia đình liệt
sĩ và thƣơng binh nhƣ là những ngƣời đã có cống hiến rất lớn, rất lớn đối với
sự nghiệp cách mạng, đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân..;
đó là một vấn đề rất quan trọng.., một vấn đề chính trị, một vấn đề tƣ tƣởng,
một vấn đề tình cảm, một vấn đề xã hội, một trong những vấn đề lớn của
nƣớc ta…, một vấn đề của tất cả chúng ta, một vấn đề lớn của Đảng ta, Nhà
nƣớc ta, của các tổ chức quần chúng, một vấn đề của các cơ quan có trách
nhiệm ở Trung ƣơng và của cơ quan có trách nhiệm ở địa phƣơng, của tỉnh,
của huyện, của xã. Một vấn đề mà không cho phép một ngƣời Việt Nam nào
không quan tâm, nếu ngƣời Việt Nam đã quan tâm đến sự nghiệp cách mạng
của nƣớc ta, của dân ta, quan tâm đến sự nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc của
chúng ta hiện nay”.
Trong giai đoạn này, pháp luật về“ƣu đãi ngƣời có công đã phát triển
tƣơng đối toàn diện về việc chăm sóc vật chất và tinh thần cho ngƣời có công;
chính sách đối với thƣơng binh, liệt sỹ đƣợc bổ sung, sửa đổi những điểm hết
sức cơ bản. Tuy nhiên ở thời kỳ này, pháp luật ƣu đãi ngƣời có công”vẫn còn
mang tính liệt kê, chƣa có chiều sâu về định lƣợng và chỉ phù hợp với nền
kinh tế kế hoạch, tập trung, bao cấp.

11



Chuyển sang thời kỳ xây dựng CNXH trên phạm vi cả nƣớc, Đảng và
Nhà nƣớc ta đã xác định công tác thƣơng binh liệt sỹ là một trong những vấn
đề lớn của nƣớc ta. Giai đoạn 1975 - 1985 có một số thay đổi to lớn trong các
lĩnh vực đời sống xã hội của nƣớc ta. Pháp luật ƣu đãi ngày càng có những bổ
sung“thay đổi để khắc phục một số hạn chế, giải quyết những công việc do
hậu quả của chiến tranh để lại, từ đó hình thành một hệ thống văn bản pháp
qui có hiệu lực thực hiện thống nhất”trong cả nƣớc, nhằm phục vụ cho yêu
cầu của giai đoạn mới. Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985
của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã qui định bổ sung, sửa đổi
về“đối tƣợng, điều kiện hƣởng trợ cấp ƣu đãi và qui định thống nhất thực hiện
chính sách ƣu đãi trong phạm vi cả nƣớc. Có thể thấy, đây là giai đoạn nền
kinh tế nƣớc ta có nhiều biến động”xấu, không những thế còn phải bƣớc vào
cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây nam và phía Bắc, đời sống
nhân dân”và các đối tƣợng có công gặp vô vàn khó khăn. Chính vì thế các
văn bản pháp luật về chính sách xã hội trong giai đoạn này còn tản mạn, chắp
vá, và chi li phức tạp, có những qui định chỉ đáp ứng đƣợc yêu cầu trƣớc mắt,
vẫn còn nhiều hạn chế đối với những vấn đề cơ bản lâu dài.
Khi đất nƣớc“bƣớc vào thời kỳ đổi mới năm 1986, đã chuyển cơ chế từ
tập trung bao cấp sang cơ chế thị trƣờng. Từ đầu những năm 90, nền kinh tế
thị trƣờng đã có bƣớc phát triển khá mạnh mẽ”dẫn đến việc nảy sinh nhiều
vấn đề xã hội hết sức bức xúc, trong đó có vấn đề về thƣơng, bệnh binh. Với
muc tiêu điều chỉnh các mâu thuẫn”trong xã hội, việc“ƣu đãi ngƣời và gia
đình có công với cách mạng”trở thành nguyên tắc Hiến định và đƣợc ghi nhận
trang trọng ở Hiến pháp năm 1992: “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ
được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều
kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và đời
sống ổn định. Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng,
chăm sóc”.
Pháp lệnh ƣu đãi“ngƣời có công với cách mạng đã qui định số ngƣời
hƣởng chính sách ƣu đãi đƣợc mở rộng (Đến nay đã có khoảng 9 triệu ngƣời có

công với cách mạng thuộc diện hƣởng chế độ ƣu đãi, trong đó có trên 1,4 triệu
ngƣời hƣởng trợ cấp hàng tháng), những nội dung ƣu đãi ngƣời có công với

12


cách mạng đƣợc luật pháp hoá, đã trở thành một hệ thống chính sách bao gồm
nhiều mặt của đời sống”(trợ cấp, phụ cấp, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở,
ƣu đãi về giáo dục - đào tạo, về việc làm, ruộng đất, tín dụng, thuế...).
Nhiều vấn đề tồn tại trong chính sách ƣu đãi trƣớc đây đã đƣợc điều
chỉnh phù hợp với tình hình mới khi ban hành Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có
công. Nhƣ“việc áp dụng thống nhất mức trợ cấp giữa thƣơng binh hƣởng
lƣơng và thƣơng binh hƣởng sinh hoạt phí khi bị thƣơng, giữa thƣơng binh
đang công tác hay nghỉ hƣu với thƣơng binh về địa phƣơng có cùng tỷ lệ
thƣơng tật; thực hiện công bằng trong chính sách giữa ngƣời có công thoát ly
và không thoát ly, căn bản tách chế độ ƣu đãi tồn tại từ mấy chục năm trong
chính sách bảo hiểm xã hội chuyển sang”chính sách ƣu đãi xã hội.
Để“đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, Hệ thống chính sách ƣu đãi
xã hội đối với ngƣời có công không ngừng đƣợc bổ sung, sửa đổi nhằm đảm
bảo tính khoa học”và thực tiễn, phù hợp với“tiến trình đổi mới của đất nƣớc,
cùng với việc đồng bộ với những văn bản pháp luật khác có liên quan”trong
hệ thống pháp luật.
Để tháo gỡ những bất cập“cũng nhƣ đảm bảo chính sách phù hợp với
thực tế, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng (Pháp lệnh số 04/2012/PLUBTVQH13). Từ đó điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận ngƣời có công đã từng
bƣớc đƣợc hoàn thiện, ngày càng phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tính
khách quan, công bằng xã hội, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, hài
hoà với hệ thống pháp luật Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới. Mỗi đối
tƣợng lại có điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận khác nhau. Về điều kiện xác nhận
và chế độ ƣu đãi đƣợc mở rộng hơn, bảo đảm kịp thời”và đúng đối tƣợng;

Trách nhiệm“về quản lý Nhà nƣớc và ƣu đãi“xã hội đã đƣợc qui định rõ ràng,
cụ thể hơn, phù hợp với tiến trình cải cách”hành Chính nhà nƣớc.
Để tiến hành triển khai Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13,“Bộ Lao
động - Thƣơng binh và Xã hội và các Bộ, ngành đã trình Chính phủ“ban
hành”05 Nghị định; Thủ tƣớng Chính phủ“đã ban hành”07 Quyết định, 02
Chỉ thị; các Bộ“đã ban hành”17 thông tƣ và”thông tƣ liên tịch.

13


Sau 5 năm triển khai Pháp lệnh số 04/2012, đa số“ngƣời có công đã
đƣợc xác nhận và hƣởng chế độ ƣu đãi đầy đủ và kịp thời. Hiện nay, cả nƣớc
có khoảng 9 triệu đối tƣợng ngƣời có công”(trong đó có hơn 2 triệu ngƣời là
thƣơng binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, hàng vạn ngƣời tham gia kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học...).
Hiện nay“có 4 Pháp lệnh, 4 Nghị định, 22 Thông tƣ và Thông tƣ liên
tịch, 13 Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ đang còn hiệu lực thi hành
nhằm giải quyết chế độ, chính sách”đối với ngƣời có công.
Hệ thống những văn bản Pháp luậtvề chính sách ƣu đãi ngƣời thƣơng,
bệnh binh hiện nay đã đáp ứng và cơ bản thể chế hóa đƣợc các chủ trƣơng,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Từ đó tạo ra“môi trƣờng pháp lý thuận lợi
để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia tích cực vào việc Đền ơn đáp
nghĩa, chăm lo, trợ giúp”thƣơng, bệnh binh và tạo điều kiện để họ có thể vƣợt
qua khó khăn, ổn địnhcuộc sống.
1.2.2. Nội dung chính sách xã hội dối với thương bệnh binh ở Việt Nam
Từ nhiều năm qua, việc chăm lo“đời sống về vật chất và tinh thần cho
thƣơng, bệnh binh luôn là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nƣớc ta, thể
hiện qua”những chủ trƣơng chính sách nhằm bù đắp phần nào những tổn
thƣơng mà chiến tranh gây ra cho những thƣơng bệnh binh, họ xứng đáng
đƣợc nhận những chính sách xã hội của Nhà nƣớc về mọi mặt cả về vật chất

lẫn tinh thần khi đất nƣớc đã bình yên. Với việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật, chính sách xã hội đối với thƣơng, bệnh binh đã và đang đƣợc thực hiện
và triển khai tốt trên toàn đất nƣớc. Cụ thể, một số chính sách ƣu đãi dành cho
thƣơng bệnh binh theo quy định của Nhà nƣớc:
Chính sách trợ cấp hàng tháng
Với tinh thần tiếp nối truyền thống “Uống nƣớc nhớ nguồn” của“dân
tộc Đảng và Nhà nƣớc ta trong suốt thời gian qua đã có những chính sách”xã
hội nhằm hƣớng tới đền đáp công lao cho những thƣơng, bệnh binh. Trong đó
có chính sách trợ cấp hàng tháng.
Theo Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Chính
phủ quy định mức trợ cấp hàng tháng đối với thương bệnh binh như sau:
14


Đối với thương binh
Thƣơng binh và“ngƣời đƣợc hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh (gọi
chung là thƣơng binh) sẽ đƣợc hƣởng mức trợ cấp từ 1.021.000 đồng đến
4.858.000 đồng tùy theo tỉ lệ suy giảm khả năng lao động”từ 21% đến 100%.
Thƣơng binh loại B“sẽ đƣợc hƣởng mức trợ cấp từ 843.000 đồng đến
4.019.000 đồng tùy theo tỉ lệ suy giảm khả năng lao động”từ 21% đến 100%.
Thƣơng binh, thƣơng binh loại B“bị suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên đƣợc hƣởng phụ cấp 760.000 đồng; thƣơng binh, thƣơng binh
loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thƣơng đặc biệt nặng
hƣởng phụ cấp”1.558.000 đồng.
Ngƣời phục vụ thƣơng binh, thƣơng binh loại B suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở“lên đƣợc hƣởng mức trợ cấp 1.515.000 đồng; ngƣời phục vụ
thƣơng binh, thƣơng binh loại B suy giảm khả năng lao động 81% trở lên có
vết thƣơng đặc biệt nặng đƣợc hƣởng mức trợ cấp”1.946.000 đồng.
Đối với bệnh binh
Bệnh binh“đƣợc hƣởng mức trợ cấp từ 1.581.000 đồng đến 3.859.000

đồng tùy theo tỉ lệ suy giảm khả năng lao động”từ 41% đến 100%.
Bệnh binh“suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hƣởng phụ cấp
760.000 đồng; Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh
tật đặc biệt nặng đƣợc hƣởng phụ cấp”1.515.000 đồng.
Ngƣời phục vụ bệnh binh suy giảm khả năng lao động“từ 81% trở lên
đƣợc hƣởng trợ cấp 1.515.000 đồng; ngƣời phục vụ bệnh binh suy giảm khả
năng lao động 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng”đƣợc hƣởng trợ cấp
1.946.000 đồng.
Chính sách ưu đãi về y tế, chăm sóc sức khỏe
Chiến tranh đã lùi xa nhƣng những hậu quả do nó để lại là vô cùng lớn,
các chiến sĩ tham gia chiến đấu“bảo vệ Tổ Quốc khi trở về đa số mang theo
những thƣơng tật của chiến tranh, nhiễm chất độc hóa học, đau yếu bệnh tật
khi về già. Tuổi tác ngày càng cao nên nhu cầu về chăm sóc sức khỏe”cho
thƣơng bệnh binh càng trở nên quan trọng. Nhận biết đƣợc điều này, Đảng và

15


Nhà nƣớc ta đã có những chính sách về chăm sóc sức khỏe dành cho thƣơng
bệnh nhƣ: Cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, kiểm tra và chăm sóc sức
khỏe định kỳ, điều dƣỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội
về sửa đổi, bổ sung một số điều pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách
mạng. Theo điều 19 và 24 của pháp lệnh này có quy định chế độ đãi ngộ dành
cho thƣơng binh, bệnh binh nhƣ sau: “Thƣơng, bệnh binh đều đƣợc cấp thẻ
bảo hiểm y tế, cấp phƣơng tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình
trạng bệnh tật của từng ngƣời và khả năng của Nhà nƣớc; Điều dƣỡng phục
hồi sức khỏe hai năm một lần; trƣờng hợp thƣơng binh, bệnh binh suy giảm
khả năng lao động từ 81% trở lên đƣợc điều dƣỡng phục hồi sức khỏe hàng
năm. Không những thế ngƣời phục vụ thƣơng binh, bệnh binh suy giảm khả

năng lao động từ 81% trở lên đƣợc nhà nƣớc mua Bảo hiểm y tế”. Điều này
thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc không chỉ với bản thân đối tƣợng
thƣơng binh, bệnh binh mà cả tới thân nhân của họ nữa.
Chính sách miễn, giảm thuế trong sử dụng đất nông nghiệp và đất phi
nông nghiệp
Theo quy định của Nghị định 74 – CP ban hành ngày 25/10/1993 đã
quy định chi tiết việc thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thì trong đó:
“Thƣơng binh hạng 1/4, 2/4 và bệnh binh hạng 1/3, 2/3 sẽ hoàn toàn đƣợc
miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, đất ở. Đối với các đối tƣợng còn lại sẽ
đƣợc giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất ở”.
Về việc miễn, giảm thuế trong sử dụng đất nông nghiệp cho thƣơng
bệnh binh đã đƣợc quy định cụ thể tại các khoản 3;6 Điều 16 Nghị định 74 –
CP ban hành ngày 25/10/1993 trong đó quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử
dụng đất nông nghiệp nhƣ sau: “Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho
thƣơng binh hạng 1/4 và 2/4; bệnh binh hạng 1/3 và 2/3 và giảm tối đa không
quá 50% số thuế ghi thu cho hộ gia đình thƣơng binh, bệnh binh ngoài đối
tƣợng quy định tại khoản 3 điều này mà đời sống có khó khăn”.
Căn cứ theo Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12
ban hành ngày 17/06/2010 thì tại khoản 5 điều 9 chƣơng III của luật có quy

16


×