Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Luận văn thạc sĩ Tín hiệu thẩm mĩ nhân vật dế mèn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 89 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TÍN HIỆU THẨM MĨ NHÂN VẬT DẾ MÈN
TRONG TÁC PHẨM “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ”- TÔ HOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Kim Anh

HẢI PHÒNG - 2016


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong
bất cứ công trình nào khác.
Hải Phòng, tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Phạm Thị
Kim Anh – người thầy đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn Thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lí khoa học và
Đạo tạo sau Đại học, Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Hải Phòng, Viện Ngôn
ngữ học cùng các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt khóa học.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
quan tâm, động viên, ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Hải Phòng, tháng 12 năm 2016
Tác giả



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
MỤC LỤC....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG....................................................................................... vi
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN .........8
1.1. Vài nét về truyện đồng thoại và nhân vật truyện đồng thoại ................... 8
1.1.1. Vài nét về truyện đồng thoại ................................................................. 8
1.1.2. Nhân vật truyện đồng thoại................................................................... 9
1.2. Một số vấn đề về tín hiệu thẩm mĩ........................................................... 14
1.2.1. Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ................................................................... 14
1.2.2. Đặc trưng của tín hiệu thẩm mĩ............................................................. 16
1.2.3. Cơ chế tạo nghĩa thẩm mĩ bằng phương thức ẩn dụ ............................. 23
1.3. Nhà văn Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”............................ 25
1.3.1. Tô Hoài với thể loại truyện đồng thoại ................................................. 25
1.3.2. Sơ lược về tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí“........................................ 26
1.4. Tiểu kết chương 1..................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC NGÔN NGỮ BIỂU ĐẠT TÍN HIỆU
THẨM MĨ NHÂN VẬT DẾ MÈN TRONG TÁC PHẨM “ DẾ MÈN PHIÊU
LƯU KÍ” CỦA TÔ HOÀI............................................................................... 30
2.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 30
2.2. Khảo sát các hình thức ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế
Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”................................................... 30
2.2.1. Biến thể miêu tả là tên gọi của nhân vật Dế Mèn ................................. 31
2.2.2. Biến thể miêu tả là từ ngữ biểu thị ngoại hình của nhân vật Dế Mèn......... 36



iv
2.2.3. Biến thể miêu tả là các diễn ngôn biểu thị một số sự kiện trong cuộc đời
nhân vật Dế Mèn ............................................................................................. 39
2.2.4. Biến thể miêu tả là các hành vi ngôn ngữ trong lời thoại của nhân vật
Dế Mèn ............................................................................................................ 45
2.3. Tiểu kết chương 2..................................................................................... 53
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ NHÂN
VẬT DẾ MÈN TRONG TÁC PHẨM PHẨM “ DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ”
CỦA TÔ HOÀI ............................................................................................... 55
3.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 55
3.2 Khảo sát các ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn
trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”........................................................... 56
3.2.1. Tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn- Bức chân dung ngoại hình.......... 56
3.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn - Bức chân dung tinh thần ........... 59
3.2.3. Tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn trong mối quan hệ với tác phẩm, tác
giả và độc giả................................................................................................... 71
3.3. Tiểu kết chương 3..................................................................................... 76
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Từ viết tắt

Giải thích

- BT

- Biến thể


- Cbh

- Cái biểu hiện

- Cđbh

- Cái được biểu hiện

- DMPLK

- “Dế Mèn phiêu lưu kí”

- HV

- Hành vi

- HVMR

- Hành vi mở rộng

- HVPT

- Hành vi phụ thuộc

- TH

- Tín hiệu

- THTM


- Tín hiệu thẩm mĩ

- THTMVC

- Tín hiệu thẩm mĩ văn chương

- TT

- Tham thể

- YNBT

- Ý nghĩa biểu trưng

- YNTM

- Ý nghĩa thẩm mĩ


vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng

2.1

Tên bảng

Trang


Danh từ/cụm danh từ làm tên gọi THTM nhân

31

vật Dế Mèn
2.2

Danh từ /cụm danh từ gần nghĩa biểu đạt tên

32

gọi THTM nhân vật Dế Mèn (Tên gọi khác của
Dế Mèn)
2.3

Từ ngữ miêu tả ngoại hình của nhân vật Dế

36

Mèn

2.4

Các sự kiện quan trọng trong hành trình của

39

nhân vật Dế Mèn
2.5


Hành vi có hiệu lực ở lời của nhân vật Dế
Mèn

46


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật là một loại ngôn ngữ đặc biệt được xây dựng
từ ngôn ngữ tự nhiên. Tín hiệu thẩm mĩ văn chương (THTMVC) chính là loại
ngôn ngữ nghệ thuật như vậy. THTM là phương tiện quan trọng nhất của hoạt
động sáng tạo nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng: “Phương tiện sơ cấp
của văn học là tín hiệu thẩm mĩ rồi cái tín hiệu thẩm mĩ đó còn được thể hiện
bằng các tín hiệu thẩm mĩ ngôn ngữ thông thường” (Đỗ Hữu Châu). Ngôn
ngữ chính là một hệ thống trung gian chuyển hoá các tín hiệu thẩm mĩ của
văn hoá chung vào văn học nghệ thuật. Văn học sử dụng tín hiệu thẩm mĩ
dưới hình thức âm thanh ngôn ngữ, tức là chuyển hoá các tín hiệu thẩm mĩ
vào hệ thống từ ngữ, cú pháp của văn bản nghệ thuật. Vì vậy, những hiểu biết
về THTM sẽ là cơ sở cần thiết để giải mã hình tượng văn học.
Tóm lại, tìm hiểu các THTM văn chương chính là phải tìm hiểu các yếu
tố ngôn ngữ giúp biểu hiện nó. Nghiên cứu THTM văn chương chính là chiếc
chìa khóa quan trọng để độc giả tiếp nhận, giải mã và khám phá những sáng tạo
nghệ thuật độc đáo của người nghệ sĩ trong văn chương. Nghiên cứu THTM
văn chương cũng chính là hoạt động khám phá thế giới tâm hồn của người
nghệ sĩ, tạo sự đồng điệu, hòa nhịp trái tim giữa tác giả và độc giả văn học.
1.2. Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920, mất ngày 6 tháng 7 năm 2014, một con
người từ lúc sinh ra đến khi từ giã cõi đời, cả tên tuổi và sự nghiệp đều gắn bó

sâu nặng với Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến. Văn chương Tô Hoài có
sức hấp dẫn lớn đối với với đông đảo nhiều thế hệ độc giả. Ông đặc biệt gặt
hái thành công ở những tác phẩm viết về đề tài loài vật. Tác phẩm mang ông
đến gần với độc giả nhất chính là tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” (DMPLK)
sáng tác năm 1941. Qua tác phẩm, Tô Hoài đã xây dựng nên một thế giới loài
vật phong phú, đẹp đẽ, ấn tượng nhất là nhân vật Dế Mèn với cách cảm, cách
nghĩ đặc biệt về cuộc sống. Có thể thấy vùng đất thẩm mĩ xanh tươi trong


2
sáng tác của Tô Hoài chính là tập truyện DMPLK – tác phẩm đã làm say sưa
bao thế hệ bạn đọc suốt hơn 70 năm qua.
1.3. Tác phẩm DMPLK được đưa vào giảng dạy và học tập chính khóa
trong chương trình Ngữ văn THCS từ đầu lớp 6 đã nhiều thập kỉ nay. Đây có
lẽ cũng là dụng ý của những người thực hiện chương trình khi mở ra thế giới
văn chương cho học sinh THCS ở năm học lớp 6 bằng một tác phẩm đồng
thoại đậm chất dân gian và giàu triết lí. Từ góc độ của người giáo viên THCS,
chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu nhân vật trung tâm
trong tác phẩm này dưới góc độ vận dụng lí thuyết THTM là cách làm rất cần
thiết trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ văn học cho học sinh, nâng cao
năng lực chuyên môn cho giáo viên.
1.4. Nghiên cứu về THTM trong những năm gần đây được đông đảo
các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm. Nhiều công trình khoa học đã vận
dụng lí thuyết này vào nghiên cứu, khảo sát THTM trong thơ ca, ca dao Việt
Nam. Tuy nhiên, sự vận dụng lí thuyết này trong văn xuôi thì hầu như còn rất
hạn chế. Đặc biệt, việc xem xét tìm hiểu một hình tượng nhân vật văn học như
một THTM trong tác phẩm văn xuôi, nhất là trong truyện đồng thoại Việt
Nam nói chung, truyện DMPLK của Tô Hoài nói riêng thì chưa có công trình
nghiên cứu nào thực hiện.
Trên đây là những lí do cơ bản để chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề

Tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu
kí” của Tô Hoài dưới góc nhìn của lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Tô Hoài là một nhà văn có bút lực rất khỏe. Có thể kể đến hàng loạt tác
phẩm được độc giả yêu mến của ông: Dế Mèn phiêu lưu ký (1941); Truyện
Tây Bắc (1953); Vợ chồng A Phủ (1960); Miền Tây (1968); Chuyện cũ Hà
Nội (1984); Cát bụi chân ai (1992); Chiều chiều (1994)... Tuy nhiên, tác
phẩm đưa Tô Hoài đến gần độc giả nhất chính là tập truyện DMPLK, được


3
dịch ra gần 40 thứ tiếng. Đây cũng là tác phẩm được nghiên cứu nhiều nhất
trong sự nghiệp sáng tác của ông.
2.1. Nghiên cứu tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” dưới góc độ văn
chương
DMPLK là một trong những tác phẩm rất nổi tiếng của Tô Hoài. Từ khi
ra đời đến nay, tác phẩm đặc sắc này luôn nhận được sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu, phê bình chủ yếu từ góc độ văn học. Có thể kể đến tác giả là:
Trần Đăng Suyền (1984), Nguyễn Lộc, Đỗ Quang Lưu (1990), Hà Minh Đức
(1998)... cùng nhiều Luận văn Th.sĩ, Luận án Tiến sĩ.
Các công trình nghiên cứu phần nhiều đề cập đến thế giới hình tượng
nhân vật trong tác phẩm, tiêu biểu là: Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu
lưu kí của tác giả Phạm Thị Tâm, Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế
Mèn phiêu lưu kí của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng... Ở đây, các tác giả đồng
thuận cho rằng DMPLK có thế giới nhân vật đông đảo, phong phú, là ẩn dụ
sinh động cho thế giới con người.
Nghiên cứu tác phẩm từ thể loại truyện đồng thoại có thể kể tới các
công trình như: Cốt truyện đồng thoại và kĩ thuật kể chuyện qua “Dế Mèn
phiêu lưu kí” của Tô Hoài” đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội, số 10/2012;
Thể loại truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam, tác giả Lê Nhật Ký, Luận

án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Đại học
quốc gia TP. Hồ Chí Minh,...
Dưới góc độ văn chương, các nhà nghiên cứu đều thống nhất đánh giá
DMPLK là tác phẩm nổi tiếng sớm nhất trong đời viết văn của Tô Hoài, thể
hiện tài quan sát tỉ mỉ thế giới sinh vật nhỏ bé, tài năng quan sát tinh tế, óc
nhận xét sắc sảo, hóm hỉnh và tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tha thiết
của tác giả...
2.2. Nghiên cứu tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” dưới góc độ ngôn ngữ
Dưới sự phát triển rất nhanh của ngôn ngữ học hiện đại, tác phẩm
DMPLK trong những năm gần đây đã được nghiên cứu từ góc nhìn ngôn ngữ


4
học, tiêu biểu phải kể đến một số công trình: Ngôn ngữ khẩu ngữ trong tác
phẩm của Tô Hoài của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga (2000). Tác giả đã tiến
hành khảo sát số lượng các từ thuộc khẩu ngữ, phân tích những nhân tố quy
định sự tồn tại của chúng, đồng thời phân loại và khẳng định vai trò tích cực
của việc sử dụng từ thuộc khẩu ngữ trong các tác phẩm của Tô Hoài. Với
Cách xưng gọi trong DMPLK (2001), tác giả Tạ Văn Thông đã chỉ ra sự khéo
léo, tài tình trong việc sử dụng hai hệ thống từ ngữ xưng gọi của các nhân vật
và của người kể chuyện trong DMPLK, và nhận xét: “Những cách xưng gọi
như vậy trong truyện đã góp phần tạo nên các hoạt cảnh sâu sắc, làm tôn lên
những nét cá tính trong những mối quan hệ giữa nhân vật với nhân vật, giữa
nhân vật với hoàn cảnh, đồng thời cả người kể và độc giả... để rồi cuối cùng
tạo nên sự cuốn hút đối với người đọc bằng giọng điệu riêng cùng sự biến hoá
muôn màu của cuộc sống được diễn đạt bằng lời”...Gần đây nhất là công trình
nghiên cứu: Hội thoại trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, Luận văn
Thạc sĩ của tác giả Giáp Thị Thủy, Trường ĐHSP, Đại học Thái Nguyên...
Chúng tôi nhận thấy, tác phẩm DMPLK phần nhiều được xem xét ở
góc độ văn chương, tiếp cận tập truyện ở góc độ ngôn ngữ học còn chưa

nhiều. Đặc biệt, nghiên cứu tác phẩm qua phương diện tín hiệu thầm mĩ thì
chưa có công trình nào đề cập tới. Đây chính là “vùng đất xanh tươi” còn rộng
mở để chúng tôi có thêm một góc độ tiếp cận tác phẩm này dưới ánh sáng
ngôn ngữ học hiện đại.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi khảo sát về ngữ liệu của đề tài là toàn bộ các biểu thức
ngôn ngữ về nhân vật Dế Mèn qua 9 chương của tập truyện “Dế Mèn phiêu
lưu kí”.
3.2. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế
Mèn - nơi gửi gắm những ước vọng, khát khao cùng triết lí nhân sinh sâu sắc
của tác giả.


5
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ đi vào tìm hiểu các hình thức ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu
thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”, từ đó chỉ ra
ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm.
Đây thực chất là nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ - hệ
thống với ngôn ngữ trong thực tiễn hành chức thuộc về một loại hình văn học
cụ thể gắn với phong cách nghệ thuật riêng của tác giả Tô Hoài.
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi mong muốn thể hiện sự trân trọng,
yêu thích của mình đối với DMPLK,một trong mười tác phẩm văn học thiếu
nhi kinh điển của Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi còn mong muốn đưa ra
một cách tiếp cận hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm văn xuôi nhìn từ
góc độ vận dụng lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ văn chương.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi triển khai các nhiệm
vụ nghiên cứu cần thiết qua 3 chương cụ thể của luận văn như sau:

4.2.1. Khảo sát các hình thức ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ nhân
vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”
4.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn trong
tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã sử dụng phối hợp những
phương pháp, thủ pháp nghiên cứu chính sau:
* Phương pháp nghiên cứu tổng kết những vấn đề lí luận của ngôn ngữ
học truyền thống và hiện đại có liên quan kết hợp với các thành tựu nghiên
cứu về lí luận văn học, thi pháp học…để tiếp cận và luận giải đối tượng
nghiên cứu.
* Phương pháp thống kê, phân loại: phương pháp này được chúng tôi
sử dụng để tìm ra đầy đủ số lượng các biểu thức ngôn ngữ miêu tả đối tượng


6
nghiên cứu trung tâm là THTM nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm. Từ các số
liệu cần thiết đã thu thập được, chúng tôi triển khai phương pháp phân loại
các số liệu theo tiêu chí đã xác định để tìm ra những hình thức biểu đạt khác
nhau của tín hiệu nghệ thuật nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm DMPLK.
* Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp phân tích diễn ngôn
là phương pháp phân tích ngữ nghĩa của các biểu thức ngôn ngữ gắn với ngữ
cảnh sử dụng. Phương pháp này được áp dụng khi khảo sát sự xuất hiện của
các từ ngữ chỉ nhân vật Dế Mèn cùng với các từ ngữ khác xuất hiện kèm theo
ở những ngữ cảnh khác nhau trong tác phẩm với tư cách là những tín hiệu
thẩm mĩ văn chương thuộc các cấp độ khác nhau, phân tích ý nghĩa của các
biểu thức đó trong từng hoàn cảnh sử dụng, đối tượng sử dụng.
* Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp quan trọng,
không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này giúp chúng tôi
tìm ra những điểm riêng, khác biệt trong việc sử dụng tín hiệu thẩm mĩ nhân

vật Dế Mèn trong tác phẩm DMPLK gắn với phong cách nghệ thuật cá
nhân, với sự cảm thụ của độc giả.
* Phương pháp xác lập ngữ cảnh trống: Chúng tôi sử dụng phương
pháp này để tìm sự khác biệt ngữ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa. Các từ ngữ
cùng chỉ về nhân vật Dế Mèn tuy là đồng nghĩa nhưng ở mỗi ngữ cảnh sử
dụng chúng lại có sự khác nhau về ý nghĩa, về sắc thái biểu cảm - đánh giá và
phạm vi sử dụng.
6. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu THTM nhân vật Dế Mèn trong truyện DMPLK chúng tôi
mong muốn đóng góp thêm một cách nhìn mới trong tiếp cận tác phẩm. Ở đây
là vận dụng những vấn đề cơ bản của lí thuyết THTM vào nghiên cứu hình
tượng nhân vật trung tâm trong một truyện dài thuộc thể loại đồng thoại, tác
phẩm bất hủ sáng tác cho thiếu nhi. Hướng nghiên cứu này từ trước đến nay
chưa được tác giả nào đề cập đến.


7
Những kết quả của luận văn còn là nguồn dữ liệu hữu ích cho việc nâng
cao chất lượng giảng dạy, học tập tác phẩm của Tô Hoài trong nhà trường ở
bậc học THCS, góp phần định hướng cho lĩnh vực nghiên cứu phong cách
nghệ thuật của tác giả ở các bậc học cao hơn.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn có cấu trúc 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết
luận. Phần nội dung được trình bày qua ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và một số vấn đề liên quan
Chương 2: Các hình thức ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ nhân vật
Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”
Chương 3: Ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn
trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”



8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Vài nét về truyện đồng thoại và nhân vật truyện đồng thoại
1.1.1. Vài nét về truyện đồng thoại
1.1.1.1. Khái niệm chung về truyện đồng thoại
Khái niệm truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại vốn
được vay mượn từ Trung Hoa. Ban đầu, đồng thoại được hiểu theo nghĩa
rộng, gồm tất cả mọi tác phẩm có tính kể chuyện cho trẻ em. Về sau, đến thời
Ngũ Tứ, người ta mới xem đồng thoại là văn học huyễn tưởng có tính đặc thù,
trở thành một thể loại độc lập, có địa vị quan trọng trong văn học nhi đồng.
Cách hiểu này được duy trì từ đó cho đến nay.
Đồng thoại là một thể loại có những đặc trưng riêng biệt về nội dung và
nghệ thuật. Hầu hết các tài liệu đều cho rằng đồng thoại tràn đầy viễn tưởng.
Từ mây gió tuyết sương, ngày tháng đến trời mây trăng sao, từ côn trùng,
chim, cá, thú dữ đến hoa lá, cỏ cây...đều có thể được nhân cách hóa trở thành
nhân vật có tư tưởng, có tính cách, có hành động và lời nói xuất hiện trong
đồng thoại.
Căn cứ vào những nội dung trên đây, có thể nhận thấy, truyện đồng thoại
(Tonghua) trong cách hiểu của người Trung Hoa thực chất là truyện cổ tích.
1.1.1.2. Một số nghiên cứu về truyện đồng thoại ở Việt Nam
Trong quá trình du nhập vào văn học Việt Nam, khái niệm truyện đồng
thoại đã được quy ước lại, thể hiện cách hiểu đầy sáng tạo, riêng biệt của
người Việt. Danh từ đồng thoại xuất hiện trong Việt ngữ được ghi nhận lần
đầu tiên bởi công trình Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh (Quan hải tùng
thư xuất bản, 1932). Về khái niệm truyện đồng thoại, cho đến nay ở Việt Nam
tồn tại một số nhóm ý kiến chính:
- Nhóm 1: Các bộ từ điển, gồm Từ điển Hán – Việt, Từ điển Tiếng
Việt, Từ điển thuật ngữ văn học... Các bộ Từ điển này đều thống nhất cho
rằng đồng thoại là thể truyện cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật vô tri



9
được nhân cách hóa, tạo nên một thế giới thần kì thích hợp với trí tưởng
tượng của các em.
- Nhóm 2: Ý kiến của các nhà nghiên cứu. Những ý kến này rất quan
trọng. Chúng tôi chú ý tới ý kiến của hai tác giả Cao Đức Tiến và Dương Thị
Hương trong giáo trình Văn học (biên soạn theo chương trình Dự án phát triển
giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Nhóm này đã xem truyện đồng
thoại là một thể loại văn học hiện đại, có đặc trưng nổi bật là hệ thống nhân vật
loài vật, sử dụng nghệ thuật nhân hóa để kể chuyện về con người.
- Nhóm 3: Ý kiến của người sáng tác. Chúng tôi quan tâm tới ý kiến
của Võ Quảng, Nguyễn Kiên, những cây bút có nhiều thành tựu trong lĩnh
vực truyện đồng thoại.
Nhà văn Võ Quảng trong bài viết trên Tạp chí Văn học, số 1/1982: Lại
nói về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi cho rằng, truyện đồng thoại thuộc
số những thể loại phản ánh cuộc sống không theo quy luật tả thực, giàu tưởng
tượng, gần gũi với truyện cổ tích và ngụ ngôn...Trên báo Văn nghệ số
14/1986 nhà văn Nguyễn Kiên có bài viết Về sức tưởng tượng của đồng thoại.
Tác giả cho rằng, đồng thoại là một thể tài hiện đại, nảy sinh trên cơ sở kế
thừa và phát triển trực tiếp từ một số thể loại văn học dân gian như truyện cổ
tích, ngụ ngôn, truyền thuyết, chuyện vui dân gian.
Tóm lại, theo cách hiểu của người Việt, đồng thoại là một thể loại
văn học hiện đại dành cho trẻ em, sử dụng loài vật, đồ vật và các vật vô tri
được nhân cách hóa làm nhân vật chính, có quan hệ gần gũi với nhiều thể
loại, nhất là cổ tích và ngụ ngôn...
1.1.2. Nhân vật truyện đồng thoại
1.1.2.1. Thế giới nhân vật truyện đồng thoại
Thế giới nhân vật trong truyện đồng thoại rất đa dạng, phong phú. Có
thể nói đó là một thế giới đa chủng, bao gồm con người, loài vật, thực vật,

hiện tượng tự nhiên… và cả những đồ vật vô tri, được khai thác từ nguồn
truyện kể truyền thống hoặc lấy nguyên mẫu có sẵn trong thực tế đời sống.


10
Trước hết, muông thú là nhân vật phổ biến nhất trong truyện đồng
thoại. Từ những loài sống dưới nước đến những loài bay trên trời; từ những
loài vật nuôi tới những loài thú hoang dã...tất cả đều có thể trở thành nhân vật
của truyện đồng thoại. Về thú, có: mèo, chó, trâu, ngựa, dê, voi...Về chim, có:
gà, vịt, bồ câu, quạ, chèo bẻo...Về côn trùng, có: dế, bọ ngựa, cào cào, ong,
ruồi...Về các loài lưỡng cư, có: cóc, ếch, nhái, chẫu chàng... Thế giới nhân
vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí là thế giới côn trùng, chim chóc, các loài lưỡng
cư như Dế Mèn, Dế Choắt, Cóc, Nhái, Chẫu Chàng, Bọ Ngựa, Ếch Cốm,
Châu Chấu Voi, Xiến Tóc, Cốc, Bói Cá…
Sau muông thú, đối tượng được tập trung khai thác là cỏ cây, hoa lá.
Các tác giả truyện đồng thoại đã đưa vào tác phẩm của mình những đối tượng
quen thuộc như: hồng nhung, râm bụt, phù dung, mướp, vạn tuế... bởi đó là
hiện thân của cái đẹp hiện hữu trong cuộc sống.
Các đồ vật được chọn làm nhân vật trong truyện đồng thoại cũng đều là
những đồ vật quen dùng, gắn bó trong đời sống sinh hoạt của các em như:
thước kẻ, bút chì, quyển vở, phấn, búp bê...
Ngoài ra, một số hiện tượng tự nhiên như: mây, gió, mặt trời; một số
kí tự , khái niệm như: chữ a, dấu huyền, nốt si, nốt la... cũng đã được xây
dựng thành nhân vật trong truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương, Xuân
Quỳnh, Phạm Đức... loại nhân vật này không nhiều nhưng sự xuất hiện của
chúng làm cho thế giới nhân vật truyện đồng thoại trở nên thật sự phong phú,
hấp dẫn.
Nhân vật con người cũng có mặt trong truyện đồng thoại Việt Nam
hiện đại.
Chẳng hạn như thằng Lớn, Thằng Bé, thằng Xược, Cai Vườn... trong

truyện của Tô Hoài; bác bảo vệ Viện bảo tàng trong truyện của Trần Hoài
Dương; chị Hồng trong truyện của Đào Vũ... Tuy nhiên, nhân vật là con
người xuất hiện không nhiều và nếu có, thì không giữ vai trò chính trong
truyện.


11
Truyện đồng thoại Việt Nam hầu như vắng bóng kiểu nhân vật thần
kì. Đây chính là một trong những ranh giới tạo ra sự khác biệt căn bản giữa
truyện cổ tích và truyện đồng thoại.
Hệ thống nhân vật truyện đồng thoại tuy đa dạng nhưng đối tượng được
quan tâm khai thác nhất chính là những loài vật nhỏ bé, quen thuộc trong đời
sống hàng ngày. Điều này có thể được lí giải bởi:
Một là, xuất phát từ không gian địa lí và không gian văn hóa đặc thù:
là một cộng đồng sống bằng nghề trồng lúa nước, người Việt gần gũi thiên
nhiên, thuận theo mùa màng, nương theo thời tiết, đất đai. Những muông thú
đã kể ở trên gần như cộng sinh với đời sống của người dân Việt từ ngàn đời.
Hai là, xuất phát từ trải nghiệm cá nhân của chủ thể sáng tạo đồng
thoại. Trường hợp này thì tác giả Tô Hoài và tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu
kí” là một ví dụ điển hình. Chính những trò chơi ấu thơ thời niên thiếu đã đem
đến cho nhà văn sự trải nghiệm phong phú. Vì vậy, khi cầm bút, những nhân
vật trong tác phẩm của ông cứ thế mà hiện ra trong sự say mê sáng tạo của
nhà văn.
Thứ ba, xuất phát từ chính chủ thể tiếp nhận. Trẻ em vốn yêu thích
loài vật. Những con vật bé nhỏ, gần gũi như: chó, mèo, dế, chim...đều là
những con vật hiền lành, đáng yêu và được coi là người bạn của trẻ thơ.
Thứ tư, xuất phát từ dụng ý nghệ thuật của chủ thể sáng tạo. Viết về
những con vật nhỏ bé, quen thuộc, các nhà văn muốn hướng các em vào việc
khám phá thế giới từ những điều gần gũi nhất.
1.1.2.2. Các biện pháp xây dựng nhân vật truyện đồng thoại

Một là, biện pháp đặt tên nhân vật. Nhân vật được gọi tên theo danh từ
chung, chẳng hạn, những những đồ dùng quen thuộc hàng ngày đã trở thành
nhân vật trong truyện đồng thoại: Thước Kẻ, Bút Mực, Bút Chì, Tẩy...trong câu
chuyện Vì sao Thước Kẻ chui ra khỏi cặp của tác giả Nguyễn Kiên. Ở đó, anh
chàng Thước Kẻ là bạn với anh Bút Mực, chị Bút Chì và cô Tẩy.


12
Cũng có thể gọi tên nhân vật dựa theo một đặc điểm nào đó của đối
tượng: gọi theo đặc điểm ngoại hình, như: Gà Nhép, Chuột Lé, Ếch Xanh,
Châu Chấu Voi, Dế Choắt...; gọi theo chức vụ, nghề nghiệp, như: Huyện
Chạch, Lục Lươn, Khán Mè, Ếch Cốm Đại Vương...; gọi theo thứ bậc, quan
hệ như: Thỏ mẹ, Thỏ anh, bác Gấu, chị Cào Cào, anh Gọng Vó...Tên nhân
vật, ngoài ý nghĩa định danh bao giờ cũng bao hàm một lượng thông tin nhất
định về thái độ và tình cảm của nhà văn với nhân vật.
Hai là, biện pháp miêu tả ngoại hình trong xây dựng nhân vật đồng
thoại. Truyện đồng thoại có sự chú trọng nhất định tới phương diện miêu tả
ngoại hình nhân vật, muốn qua ngoại hình để làm nổi bật thế giới nội tâm và
tính cách nhân vật. Do quy mô của tác phẩm và tâm lí tiếp nhận của đối tượng
trẻ em nên việc miêu tả ngoại hình chủ yếu được thực hiện theo lối chấm phá,
ngắn gọn. Theo đó, các tác giả chỉ tập trung vào một vài nét tiêu biểu của
nhân vật, rồi dùng các biện pháp, từ ngữ thích hợp để miêu tả, làm cho chúng
hiện ra như màu sắc vốn có và mang tính biểu cảm. Có thể dẫn ra những chi
tiết miêu tả nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô
Hoài: Hình ảnh một chàng Dế thanh niên cường tráng hiện ra sắc nét chỉ qua
vài nét chấm phá sắc sảo: đôi càng mẫm bóng; cái vuốt nhọn hoắt; đôi cánh
dài; đầu to; hai răng đen nhánh; sợi râu dài và uốn cong... So với truyện kể
truyền thống, việc miêu tả ngoại hình và nội tâm nhân vật là một bước tiến
lớn của nghệ thuật kể truyện hiện đại.
Ba là, xây dựng hệ thống hành động, thông qua hành động để làm

nổi rõ phẩm chất, tính cách nhân vật là một biện pháp nghệ thuật cơ bản
của truyện đồng thoại hiện đại Việt Nam. Nói cách khác, miêu tả hành động,
thông qua hành động để khắc họa phẩm chất, tính cách nhân vật là trung tâm
cảm hứng sáng tạo của các nhà văn viết truyện đồng thoại.
Hành động làm bộc lộ tính cách của nhân vật, đồng thời tạo mạch
truyện được triển khai thông suốt khiến cho câu chuyện được diễn ra một
cách trọn vẹn. Hệ thống hành động gắn liền với diễn biến cốt truyện, diễn


13
biến số phận nhân vật – điều mà độc giả trẻ em quan tâm và ghi nhớ lâu dài.
Trong việc miêu tả hành động của nhân vật, điều quan trọng không phải là số
lượng hành động mà là hiệu quả, ý nghĩa của những hành động đó trong việc
miêu tả tính cách, nội tâm nhân vật. Yếu tố hành động khiến cho nhân vật
truyện đồng thoại mang tính chất của loại nhân vật hành động, hướng ngoại,
thiếu đi màu sắc nội tâm.
Bốn là, nhân vật truyện đồng thoại còn được đặt vào các xung đột,
tình huống và sự kiện. Đặt nhân vật vào các xung đột, tình huống hay sự kiện
sẽ góp phần bộc lộ phần sâu kín nhất trong tâm hồn, tính cách nhân vật.
Trong “ Dế mèn phiêu lưu kí”, nhà văn Tô Hoài đã khéo léo sử dụng
rất nhiều tình huống hấp dẫn để làm nổi bật tính cách nhân vật. Một trong
những sự kiện đáng nhớ như vậy là hội võ mùa xuân ở vùng hoa cỏ may. Anh
em Mèn và Trũi trên đường phiêu lưu đã đi qua vùng đất này đúng vào mùa lễ
hội. Cả hai đã có cơ hội tham gia tranh hùng cùng võ sĩ Bọ Ngựa. Lễ hội mùa
xuân trở thành tâm điểm hội tụ của cư dân gần xa, là dịp để những chị Cào
Cào “áo đỏ áo xanh mớ ba mớ bảy” khoe sắc, các anh Châu Chấu đón đường
trêu ghẹo các chị Cào cào xinh đẹp..., và nhất là để các võ sĩ tranh tài. Chính
cuộc tranh tài ấy đã phơi bày cái hay, cái dở của từng nhân vật: Bọ Ngựa
ngông nghênh, tự phụ; Dế Mèn anh hùng mà khiêm nhường. Tình huống
không ngờ tới là anh em Mèn trở thành Chánh, Phó thủ lĩnh của vùng hoa cỏ

may lâu đời này. Tình huống này đi ngược với mục đích phiêu lưu của hai
anh em. Để giải thoát cho nhân vật của mình, tác giả buộc phải nghĩ ra tình
huống: Dế Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt đi đâu mất. Nhờ tình huống này mà
Mèn có thể đường hoàng rời khỏi vùng cỏ may, cũng từ đây tính cách nhân
vật, tình bạn cao đẹp của cặp đôi nhân vật này càng được bộc lộ rõ nét.
Năm là, hình tượng nhân vật trong truyện đồng thoại mang tính biểu
tượng về con người. Đó là kết quả của việc sử dụng biện pháp nhân hóa
vào việc miêu tả loài vật. Nhân cách hóa là một thủ pháp nghệ thuật truyền
thống, nảy sinh từ xa xưa và được vận dụng rộng rãi trong văn học nghệ thuật,


14
nhất là văn học cho thiếu nhi vì tính hấp dẫn của nó tạo ra sự thích ứng rất cao
phù hợp với tâm lí trẻ em. Văn hào Pháp Antole France từng nói: “Trẻ em và
những loài vật rất hiểu nhau. Hòn đá biết nói cho những người nào biết nghe”.
Với cái nhìn hồn nhiên của mình, nhi đồng rất giàu trí tưởng tượng, các em
thấy cái gì cũng có hồn người, từ con chó, con mèo, con chim, con cá đến cỏ
cây hoa lá và cả những đồ vật không sức sống như cái bàn, cái ghế, viên gạch,
hòn bi… Trên thế giới và ở Việt Nam đều đã có rất nhiều tác phẩm thành
công viết về loài vật. Chúng ta không khó để có thể kể ra câu chuyện rất tiêu
biểu về chú Ếch Ping của S.Agold, Dế Mèn của Tô Hoài, những trang truyện
như thế đã làm say mê biết bao thế hệ bạn đọc, làm nên sức sống của văn học
đồng thoại.
Hơn nữa, nghệ thuật nhân hóa buộc nhà văn phải xây dựng xã hội loài
vật theo “mô hình xã hội” con người. Mỗi nhân vật loài vật, theo đó là một
hình ảnh khách quan của thế giới con người... thể hiện quan niệm về cuộc
sống của tác giả. Các nhân vật - con vật Dế Mèn, Dế Chũi, Xiến Tóc, Bọ
Ngựa, Ếch Cốm… trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” đều mang cốt cách của từng
loại người trong xã hội Việt Nam. Ở mỗi con vật ấy, Tô Hoài đã lựa chọn
những đặc điểm tiêu biểu của giống loài rồi gán cho những đặc điểm điển

hình, tiêu biểu của mỗi loại người vào đó. Có thể nói, ở mỗi con vật - nhân
vật ấy của nhà văn đều có sự hòa kết tích hợp những đặc điểm song trùng của
vật mà lại là người, của người mà lại là vật.
1.2. Một số vấn đề về tín hiệu thẩm mĩ
1.2.1. Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ
Khái niệm THTM xuất hiện cùng với khuynh hướng cấu trúc trong
nghiên cứu mĩ học và nghệ thuật trên thế giới từ giữa thế kỉ XX và được giới
thiệu vào Việt Nam từ những năm 70 qua bản dịch các công trình khoa học,
trong các bài viết của GS. Hoàng Trinh, GS. Đỗ Hữu Châu. Chúng tôi đặc
biệt chú ý tới ý kiến của nhà nghiên cứu Yu.Lotman: “Văn học nói bằng một
thứ ngôn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ được xây chồng lên trên ngôn ngữ tự


15
nhiên với tư cách là một hệ thống cấp hai”. Nói cách khác, TH ngôn ngữ nghệ
thuật trong văn học được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ tự nhiên.
Tác giả Đỗ Hữu Châu đã giải thích cụ thể hơn về THTM ngôn ngữ như
sau: THTM là phương tiện sơ cấp (primaine) của văn học. Ngôn ngữ thực sự
của văn học là ngôn ngữ - THTM, cú pháp - THTM. TH ngôn ngữ tự nhiên
trong văn học chỉ là hình thức cbh của THTM. [14]. Từ đó có thể hiểu,
THTM chính là toàn bộ những yếu tố của hiện thực, những chi tiết, những
sự vật hiện tượng của đời sống được đưa vào tác phẩm vì mục đích thẩm
mĩ. [35, tr.26].
Từ những điều đã trình bày, để hiểu rõ mối quan hệ giữa TH ngôn ngữ
và THTM, có thể tham khảo ý kiến của L.Hjelmslev về ngôn ngữ liên hội
theo sơ đồ dưới đây (dẫn theo Phạm Thị Kim Anh, [7, tr.22]):
Cbh
Cbh (TH ngôn ngữ thông thường)
Cđbh
THTM


Cđbh (YNTM)

Từ sơ đồ trên có thể thấy, cả hợp thể cbh và cđbh tạo thành TH ngôn
ngữ thông thường trở thành cbh cho một cđbh mới là YNTM của THTM
trong tác phẩm văn chương. Bới vậy, trong văn chương không thể đồng nhất
phương tiện – THTM với TH ngôn ngữ thông thường được sử dụng làm chất
liệu của tác phẩm. Sự khác biệt này đúng như Ch.bally đã nói: “Giữa cách
dùng ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ của nhà văn có một vực thẳm không
vượt qua được” . Đáng chú ý hơn, nếu như mối quan hệ giữa cbh và cđbh
trong ngôn ngữ tự nhiên có thể là võ đoán thì mối quan hệ giữa cbh và cđbh
trong THTM lại luôn luôn có lí do và là lí do liên hội. TH ngôn ngữ tự nhiên
muốn trở thành THTM trong tác phẩm văn chương thì phải trải qua một quá
trình khái quát hóa nghệ thuật mang tính biểu trưng thì mới đạt được giá trị
thẩm mĩ nhất định.


16
Trong luận văn này, chúng tôi đồng thuận cách hiểu về THTM của tác
giả Phạm Thị Kim Anh: “THTM là TH thuộc hệ thống các phương tiện biểu
hiện của các ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực,
của tâm trạng (những chi tiết, những sự vật, hiện tượng, những cảm xúc thuộc
đời sống hiện thực và tâm trạng), những yếu tố của chất liệu (các yếu tố của
chất liệu ngôn ngữ với văn chương; các yếu tố của chất liệu màu sắc với hội
họa; âm thanh có nhịp điệu với âm nhạc...) được lựa chọn và sáng tạo trong
tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ” [7,tr.24]. Một THTM cần hội đủ
các điều kiện: 1.cbh: hình thức vật chất (chất liệu) nghệ thuật; 2.cđbh:
YNTM; 3.chủ thể sáng tạo bao gồm thế giới phát ngôn (tạo ngôn, tác giả), thế
giới tiếp nhận (thụ ngôn-công chúng bạn đọc); 4.thuộc về một hệ thống THTM
nhất định [35, tr.29].

1.2.2. Một số đặc trưng của tín hiệu thẩm mĩ
THTM là một vấn đề có tính đa ngành hết sức phức tạp, đòi hỏi sự nỗ
lực của nhiều nhà khoa học. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi
nhận diện vấn đề này theo những đặc trưng cơ bản dưới đây:
a. Tính đẳng cấu
Đẳng cấu là sự giống nhau về quan hệ, về nội dung nhưng khác nhau về
hình thức biểu hiện. Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đã khẳng định: “Rất nhiều
THTM được sử dụng trong văn học, trong hội họa, trong điện ảnh, trong âm
nhạc như những TH đồng nghĩa (có thể là đồng cảm xúc), chỉ khác nhau ở sự
thể hiện bằng các chất liệu riêng của từng ngành” . Chẳng hạn, danh từ Dế
Mèn là cái biểu hiện bằng ngôn ngữ của THTM Dế Mèn. THTM Dế Mèn còn
xuất hiện nhiều trong âm nhạc, sân khấu, hội họa... Chẳng hạn trong các bài
hát: Con Dế Mèn con – Trần Minh Phi, Con Dế tuổi thơ - Man Châu, Dế
Mèn- sáng tác và trình bày nhóm Bức tường..., trong các bức tranh, hội họa,
điêu khắc…Thậm chí trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện
nay người ta còn gọi điện thoại cầm tay của mình là dế yêu...


17
Tính đẳng cấu của THTM không chỉ biểu hiện qua các ngành nghệ
thuật khác nhau mà còn qua từng hệ thống, từng kết cấu, từng lần xuất hiện
khác nhau của các TH trong hệ thống. Theo tác giả Phạm thị Kim Anh:
“Nghĩa của từng TH là khác nhau, quan hệ giữa các TH trong từng cặp cũng
khác nhau, song nếu cùng đặt vào trong một hệ thống nào đó, chúng lại có
quan hệ, ý nghĩa, cảm xúc giống nhau”. Như vậy, đẳng cấu là đặc tính quan
trọng của THTM, nó giúp ta nhìn nhận TH trong nhiều quan hệ khác nhau
(quan hệ cấp độ, quan hệ đồng nhất và đối lập, quan hệ dọc, quan hệ ngang).
b. Tính cấp độ
Về tính cấp độ của THTM, chúng tôi kế thừa quan điểm của GS.Đỗ
Hữu Châu khi phân biệt THTM ở hai cấp độ cơ bản sau:

Một là, cấp cơ sở: THTM đơn ứng với một chi tiết, một nhân vật, hiện
tượng thuộc thế giới khách quan, ví dụ: mặt trời, con thuyền, nỗi nhớ...Đó là
những THTM vi mô hay THTM cơ sở có chức năng tham gia cấu tạo nên
những THTM ở cấp độ cao hơn trong tác phẩm. THTM đơn được tạo nên
bằng các từ hay cụm từ, có thể là những từ ngữ, thành ngữ, điển cố hay những
hình ảnh đơn lẻ mang YNTM. Tác giả Đỗ Hữu Châu viết: “Phương tiện sơ
cấp của văn học là các THTM. Rồi cái THTM đó mới được thể hiện bằng các
TH ngôn ngữ thông thường...” [dẫn theo 7, tr.24].
Hai là, cấp độ xây dựng: THTM phức. Là loại THTM vĩ mô ứng với
nhiều sự vật, hiện tượng...được xây dựng từ những TH đơn nhưng ý nghĩa
không phải là kết quả của phép cộng đơn giản những YNTM của các THTM
đơn. Loại TH phức hợp này được tạo ra để biểu biện những YNTM mới đa
dạng, phức tạp trong tác phẩm văn chương. Nói cách khác, THTM phức là tổ
hợp của nhiều THTM đơn, nhiều ý nghĩa thẩm mĩ phức tạp hơn ý nghĩa thẩm
mĩ của TT đơn. Đó có thể là những hình tượng văn học, hình tượng nhân vật
trong tác phẩm, kể cả một tác phẩm đồ sộ. Theo đó, hình tượng nhân vật Dế
Mèn trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” cũng được coi là một THTM và thuộc loại
THTM phức. THTM này được kiến tạo từ nhiều THTM đơn, THTM phức


18
hợp thuộc nhiều cấp độ lớn nhỏ khác nhau. Chẳng hạn, có THTM đơn như tên
gọi nhân vật: Mèn, Choắt, Chũi, Cốc, Châu Chấu…có THTM phức như cuộc
phiêu lưu bất ngờ, tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa để được làm Chánh phó thủ
lĩnh tổng Châu Chấu...
c. Tính tác động
Đặc tính này có cơ sở từ bản chất của tín hiệu như ý kiến của
P.Guiraud: “Một tín hiệu là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi
ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác” [dẫn theo 16, tr.48].
Hiệu quả tác động của THTM trước hết là hình thành nên những hình

tượng nghệ thuật. Như vậy, hình tượng nghệ thuật chính là sản phẩm của thế
giới tinh thần được THTM làm dấy lên trong thế giới chủ thể tiếp nhận.
Đặc tính tác động của THTM còn được thể hiện ở chức năng giao tiếp
nghệ thuật mang tính đối thoại đặc thù của nó. Khi đó THTM là TH đặc biệt
có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tư tưởng của chúng ta, do đó nó trở
thành yếu tố kích thích của sự điều chỉnh sống động những tâm trạng xã hội
khác nhau [32, tr.57]. Có thể thấy hiệu quả tác động của xung động TH mang
lại là gây nên một tình huống mới trong nhận thức và hành động của chủ thể
tiếp nhận theo hướng mà người phát mong muốn làm mới, làm phong phú,
làm thay đổi nhận thức thẩm mĩ và có thể điều chỉnh cả hành vi con người.
Nhờ có chủ thể tiếp nhận thì THTM mới có thể phát huy được hiệu quả
kích thích của nó và mới xác định được nội dung (hình tượng), tính tư tưởng,
tính cảm xúc của THTM trong tác phẩm. Khi đó tính hai mặt cbh và cđbh
không thể tách rời của TH cùng với hiệu lực thông báo của nó mới trở thành
hiện thực. Đó là lí do có thể giải thích vì sao ở từng thời đại khác nhau, ở từng
đối tượng tác động (tức chủ thể tiếp nhận) khác nhau mà ý kiến khen chê về
cùng một bài thơ, bài văn cũng rất khác nhau. Đọc “Dế Mèn phiêu lưu kí”,
mỗi độc giả đều được thỏa sức trải nghiệm, tưởng tượng ra các nhân vật cùng
những sự kiện, biến cố nhân vật trải qua trong đó; đều ít nhiều nhận ra mình
trong những cảnh huống tương tự để cùng vui cười hoan hỉ hay đau khổ, thất


×